Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Khẩu nậm xít tại Lào Cai

- Mật độ cấy là biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của giống lúa Khẩu nậm xít. Mật độ cấy 25 và 30 khóm/m2, giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng chống đổ tốt nhất (đánh giá điểm 2). - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng nhất ở mật độ cấy dày 45 khóm/ m2, mật độ cấy 25-30 khóm/ m2 nhiễm bệnh đạo ôn thấp (điểm 2). - Mật độ cấy 30 khóm/m2 là hợp lý nhất đối với giống lúa Khẩu nậm xít, năng suất thực thu đạt 35,46 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 43,47 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Khẩu nậm xít tại Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 89 - 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÚA KHẨU NẬM XÍT TẠI LÀO CAI Phan Thị Vân* Trường ĐH Nông Lâm - Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên giống lúa Khẩu nậm xít với 5 mật độ cấy vụ mùa 2009-2010. Đối chứng là mật độ cấy 40 khóm/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở mật độ cấy 45 khóm/m2 chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 174,97 cm cao hơn chắc chắn so với mật độ đối chứng (P<0,05). Mật độ cấy để giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng đẻ nhánh tốt nhất là 25 và 30 khóm/m 2 đạt 7,2 và 6,1 dảnh (vụ Mùa 2009); 8,2 và 7,2 dảnh (vụ Mùa 2010), nhiều hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống lúa Khẩu nậm xít bị bệnh đạo ôn nặng nhất ở mật độ cấy 45 khóm/m2 đánh giá điểm 7 (vụ Mùa 2009) và điểm 5 (vụ Mùa 2010). Mật độ cấy 25 và 30 khóm/m 2, tỷ lệ đổ của giống lúa Khẩu nậm xít thấp nhất đánh giá điểm 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cấy 30 khóm/m2 là tối ƣu nhất cho giống Khẩu nậm xít, năng suất thực thu đạt 35,46-43,47 tạ/ha, cao hơn mật độ đối chứng (P<0,05) ở cả hai vụ nghiên cứu. Từ khóa: Mật độ, sinh trưởng, phát triển, Khẩu nậm xít, Lào Cai. ĐẶT VẤN ĐỀ* Trong sản xuất lúa mật độ cấy là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình thành số bông, quyết định đến năng suất. Mật độ cấy liên quan chặt chẽ đến quá trình đẻ nhánh và khả năng chống đổ (Nguyễn Đình Giao, 2011)[1]. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã khẳng định: khi các biện pháp kỹ thuật khác đƣợc duy trì thì chọn mật độ cấy hợp lý là phƣơng án tối ƣu để đạt đƣợc số hạt nhiều nhất trên một đơn vị diện tích gieo cấy (Yuan Long Ping, 1995) [5], (Nguyễn Văn Hoan, 1995) [2]. Khẩu nậm xít là giống lúa đặc sản của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đây là giống lúa chất lƣợng tốt nhƣng năng suất thấp và khả năng chống đổ kém vì chiều cao cây khá cao. Vì vậy xác định mật độ cấy hợp lý là biện pháp rất cần thiết khắc phục các hạn chế trên của giống lúa Khẩu nậm xít. Mục tiêu: Xác định đƣợc mật độ cấy phù hợp với giống Khẩu nậm xít tại Bắc Hà, Lào Cai. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm là 5m x 4m = 20 m2. CT 1: 25 khóm/m 2 (khoảng cách 20 x 20 cm). CT 2: 30 khóm/m 2 (khoảng cách 20 x 16,5 cm). CT 3: 35 khóm/m 2 (khoảng cách 20 x 14,2 cm). CT 4: 40 khóm/m 2 (Đối chứng) (khoảng cách 20 x 12,5 cm). CT 5: 45 khóm/m 2 (khoảng cách 20 x 11cm). * Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com - Thời gian cấy: ngày 1/6 năm 2009-2010. - Tuổi mạ: 21 ngày. - Phân bón: 4 tấn phân chuồng + 40 kg N +80 kg P2O5 +40 K2O. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi tiến hành theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của IRRI (1996) [3]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Thời kỳ đẻ nhánh chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít ở các mật độ cấy biến động từ 60,24-67,54 cm (vụ Mùa 2009) và 61,57-68,2 cm (vụ Mùa 2010). Tất cả các mật độ thí nghiệm đều có chiều cao cây tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Ở thời kỳ làm đòng mật độ cấy 25 khóm/m2 chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 95,42cm (vụ Mùa 2009) và 98,09cm (vụ Mùa 2010), thấp hơn mật độ đối chứng. Mật độ cấy 30; 35 và 45 khóm/m2, chiều cao cây đạt 102,92-110,95 cm (vụ Mùa 2009) và 102,92- 110,28 cm (vụ Mùa 2010), tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Thời kỳ chín, chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 162,87-174,97 cm (vụ Mùa 2009) và 164,53-174,97 cm (vụ Mùa 2010). Mật độ cấy 45 khóm/m 2 chiều cao cây đạt 174,97cm cao hơn chắc chắn so với mật độ đối chứng (P<0,05). Các mật độ cấy còn lại chiều cao cây tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khẩu nậm xít Phan Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 89 - 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 Cây lúa có khả năng tự điều tiết quá trình đẻ nhánh trong các điều kiện khác nhau. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc rất nhiều vào mật độ cấy. Mật độ cấy lớn khả năng đẻ nhánh kém hơn do có sự cạnh tranh về dinh dƣỡng, ánh sáng (Đinh Văn Lữ, 1978)[4]. Cùng số dảnh cơ bản là 2, đến hết thời kỳ đẻ nhánh, số dảnh tối đa của giống lúa Khẩu nậm xít trong vụ Mùa 2009 đạt 7,27-9,80 dảnh, vụ Mùa 2010 đạt 8,33-10,97 dảnh. Mật độ cấy 25 khóm/m 2 có dảnh tối đa là 9,8 -10,97 dảnh, nhiều hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các mật độ cấy còn lại số dảnh tối đa tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Trong điều kiện cấy thƣa, sự phát triển bông trên khóm cũng thuận lợi hơn so với cấy dày, vì vậy số dảnh hữu hiệu cũng có sự khác nhau giữa các mật độ cấy. Ở mật độ cấy 25 và 30 khóm/m2, số dảnh hữu hiệu của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 7,2 và 6,1 dảnh (vụ Mùa 2009), 8,2 và 7,2 dảnh (vụ Mùa 2010), nhiều hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các mật độ cấy còn lại có số dảnh hữu hiệu tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Các kết nghiên cứu trên cho thấy, Khẩu nậm xít là giống lúa có khả năng đẻ nhánh khỏe, vì vậy cần cấy với mật độ hợp lý để khai thác khả năng đẻ nhánh của giống. Mật độ cấy để giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng đẻ nhánh tốt nhất là 25 và 30 khóm/m 2 . Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống lúa Khẩu nậm xít Bắc Hà là huyện có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mƣa nắng xen kẽ nhau trong ngày, vì vậy Bảng 1. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến chiều cao cây của giống lúa Khẩu nậm xít Đơn vị tính: cm Mật độ (khóm/ m 2 ) Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 25 60,24 95,42 156,80 162,87 61,57 98,09 159,80 164,53 30 62,71 102,92 159,16 164,85 64,71 102,92 162,50 166,18 35 64,87 104,18 162,17 166,30 66,54 104,19 163,16 167,30 45 67,54 110,95 165,86 174,97 68,20 110,28 166,86 174,97 40(đ/c) 64,33 104,69 163,3 164,59 65,33 105,36 163,53 166,25 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 3,4 4,5 1,9 2,5 3,2 3,5 1,1 1,8 LSD05 4,10 8,77 7,92 5,89 3,93 6,86 5,77 3,51 Bảng 2. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa Khẩu nậm xít Mật độ Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ nhánh HH (%) Dảnh CB Dảnh TĐ Dảnh HH Tỷ lệ nhánh HH (%) 25 2 9,80 7,20 73,47 2 10,97 8,20 74,75 30 2 8,70 6,10 70,11 2 9,87 7,20 72,95 35 2 8,63 5,46 63,49 2 9,20 5,97 64,89 45 2 7,27 4,46 51,26 2 8,33 4,80 57,62 40(đ/c) 2 7,80 4,80 58,54 2 8,70 5,20 59,77 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% 8,6 10,0 7,6 8,9 LSD05 1,36 1,09 1,35 1,05 rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá. Sâu cuốn lá xuất hiện ở cả hai vụ nghiên cứu nhƣng tỷ lệ thấp. Vụ mùa 2009, mật độ cấy 45 khóm/m 2 giống lúa Khẩu nậm xít bị sâu cuốn lá nhiều nhất đánh giá điểm 3, các công thức còn lại tỷ lệ sâu cuốn lá thấp nên đều đánh giá điểm 1 và 2. Vụ Mùa 2010, tỷ lệ sâu cuốn lá ít hơn vụ Mùa 2009, mật độ 25 và 30 khóm/m 2 bị sâu cuốn lá ít nhất, đánh giá điểm 1. Phan Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 89 - 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn khá nặng ở tất cả các mật độ cấy. Mật độ cấy 45 khóm/m2 bị nhiễm đạo ôn nặng nhất đánh giá điểm 7 (vụ Mùa 2009) và điểm 5 (vụ Mùa 2010). Mật độ 25 và 30 khóm/m2 tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất đánh giá điểm 2, mật độ 35 khóm/m 2, đánh giá điểm 3, bằng với mật độ đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống lúa Khẩu nậm xít có đặc điểm là chiều cao cây rất cao, vì vậy khi cấy ở các mật độ khác nhau khả năng chống đổ có sự thay đổi lớn. Tất cả các mật độ cấy, cây đều bị đổ. Mật độ cấy 45 khóm/m2, tỷ lệ đổ lớn nhất, đánh giá điểm 5, bằng mật độ đối chứng. Mật độ cấy 25 và 30 khóm/m 2, tỷ lệ đổ ít nhất đánh giá điểm 2. Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Khẩu nậm xít Mật độ cấy là cơ sở hình thành số bông/m2. Cấy thƣa, cây lúa có khả năng đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, nhƣng do số khóm/m 2 thấp nên dẫn đến giảm số bông/m2. Số bông/m2 của các mật độ cấy đạt 180,0- 200,7 bông/m 2 (Vụ Mùa 2009) và 205,0-216,0 bông/m 2 (vụ Mùa 2010). Tất cả các mật độ cấy đều có số bông/m2 tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng (40 khóm/m2) ở cả hai vụ nghiên cứu. Hạt chắc đƣợc quyết định trực tiếp ở thời kỳ giảm nhiễm, trỗ bông và chín. Số hạt chắc/bông của giống lúa Khẩu nậm xít ở vụ Mùa 2009 đạt 77,0-84,18 hạt. Mật độ 25 và 30 khóm/m2 số hạt chắc/bông đạt 84,18 và 84,16 hạt, cao hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Vụ Mùa 2010, số hạt chắc/bông của giống lúa Khẩu nậm xít ở các mật độ cấy biến động từ 79,91-87,94 hạt. Tất cả các mật độ cấy đều có số hạt chắc/bông tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Khối lƣợng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố cấu thành năng suất khác thì khối lƣợng 1000 hạt của giống lúa Khẩu nậm xít ở các mật độ thí nghiệm biến động tƣơng đối ít. Bảng 3. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống lúa Khẩu nậm xít Công thức Vụ mùa 2009 Vụ mùa 2010 Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Chống đổ (điểm) 25 1 2 2 1 2 2 30 1 2 2 1 2 2 35 1 3 5 2 3 3 45 3 7 5 2 5 5 40(đ/c) 2 3 5 2 3 5 Bảng 4. Ảnh hƣởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Khẩu nậm xít vụ mùa 2009-2010 Công thức Vụ Mùa 2009 Vụ Mùa 2010 B/m 2 (bông) HC/B (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) B/m 2 (bông) HC/B (hạt) M1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) 25 180,00 84,18 28,56 29,20 205,00 87,94 28,01 32,60 30 183,00 84,16 28,56 35,46 216,00 87,46 29,28 43,47 35 191,10 82,84 27,09 33,72 208,95 87,35 29,15 38,77 45 200,70 77,00 26,40 27,13 216,00 79,91 27,62 34,10 40(đ/c) 192,00 78,44 26,78 28,36 208,00 84,77 27,50 34,37 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 <0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 <0,05 CV% 3,8 3,5 3,2 5,0 2,1 3,4 2,6 8,1 LSD05 13,40 5,41 1,67 2,88 8,18 5,49 1,40 5,60 Khối lƣợng 1000 hạt của giống Khẩu nậm xít ở các mật độ cấy biến động từ 26,4-28,56 g (vụ Mùa 2009) và 27,5-29,28 g (vụ Mùa 2010). Vụ Mùa 2009, mật độ cấy 25 và 30 khóm/m2, khối lƣợng 1000 hạt của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 28,56 g, cao hơn so với mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại Phan Thị Vân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 89 - 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 khối lƣợng 1000 hạt tƣơng đƣơng với đối chứng. Vụ Mùa 2010, khối lƣợng 1000 hạt sai khác có ý nghĩa giữa các mật độ cấy. Mật độ cấy 25 và 45 khóm/m 2, khối lƣợng 1000 hạt tƣơng đƣơng với đối chứng. Năng suất thực thu của giống lúa Khẩu nậm xít ở các mật độ thí nghiệm biến động từ 27,13-35,46 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 32,6-43,47 tạ/ha (vụ Mùa 2010). Vụ Mùa 2009, mật độ cấy 30 và 35 khóm/m2 năng suất của giống lúa Khẩu nậm xít đạt 35,46 và 33,72 tạ/ha, cao hơn mật độ đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các mật độ cấy còn lại năng suất thực thu tƣơng đƣơng với đối chứng. Vụ Mùa 2010, mật độ cấy 30 khóm/m2 đạt năng suất 43,47 tạ/ha, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các mật độ cấy còn lại năng suất đạt 32,6-38,77 tạ/ha, tƣơng đƣơng với mật độ đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ cấy 30 khóm/m 2 là tối ƣu nhất đối với giống lúa Khẩu nậm xít, năng suất thực thu cao hơn mật độ đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Mật độ cấy là biện pháp kỹ thuật ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của giống lúa Khẩu nậm xít. Mật độ cấy 25 và 30 khóm/m2, giống lúa Khẩu nậm xít có khả năng chống đổ tốt nhất (đánh giá điểm 2). - Giống lúa Khẩu nậm xít bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng nhất ở mật độ cấy dày 45 khóm/ m2, mật độ cấy 25-30 khóm/ m2 nhiễm bệnh đạo ôn thấp (điểm 2). - Mật độ cấy 30 khóm/m2 là hợp lý nhất đối với giống lúa Khẩu nậm xít, năng suất thực thu đạt 35,46 tạ/ha (vụ Mùa 2009) và 43,47 tạ/ha (vụ Mùa 2010), cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đề nghị - Để có kết luận chính xác cần tiến hành thử nghiệm mật độ cấy 30 khóm/m2 trong các mô hình trình diễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Đình Giao (2001), Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Nguyễn Văn Hoan (1995), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. IRRI (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế, Philipppine. [4]. Đinh Văn Lữ (1978), Giáo trình cây lúa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [5]. Yuan Long Ping (1995), Technology of Hybrid Rice Production, FAO – Rome. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 SUMMARY STUDYING THE EFFECTS OF PLANTING DENSITY ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF KHAU NAM XIT RICE VARIETY IN LAO CAI Phan Thi Van* College of Agruculture and Forestry - TNU The trial was carried out on Khau Nam Xit rice variety with 5 different planting densities in the 2009-2010 summer crop. The control plot was planted with the density of 40 hills/m 2 . The results of the trial show that at the density of 45 hills/m 2 , the height of Khau Nam Xit rice is 174.97 cm which is higher significantly to that in the control plot at 95% level of significance (P<0,05). The density at which the Khau Nam Xit rice variety shows the highest plant multiplication was 25 and 30 hills/m 2 which obtained 7.2 and 6.1 plants (in 2009 Summer crop); 8.2 and 7.2 plants (in 2010 Summer crop) repectively. The number of rice seedlings/hills was higher significantly at 95% level of significance. Khau Nam Xit rice variety was suffered blast disease the most serverely at the density of 45 hills/m 2 with the score of 7 (in 2009 Summer crop) and score of 5 (in 2010 Summer crop). At the densities of 25 and 30 hiils/m 2 , the Khau nam xit variety showed the best for falling tolerance (score of 2). The results of the trial show that the density of 30 hills/m 2 is the most appropriate for Khau Nam Xit variety with the real harvested yield of 35.46-43.47 quintals/ha that is higher significantly as compared to that in the control at 95% level of significance (P<0,05) in both testing seasons. Key words: Density, growth, development, Khau Nam Xit, Lao Cai. * Tel: 0912735126; Email: phanvan65@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_cay_den_sinh_truong_phat_tri.pdf
Tài liệu liên quan