Bài giảng Chăn nuôi heo - Chương 1: Công tác giống

1.2.2. Nhiệt độ Thay đổi theo mùa và biến động trong 24 giờ. Sự thay đổi và biến động này có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy điều kiện địa lý, thời tiết và do cả kỹ thuật thiết kế xây dựng chuồng. Đối với heo khi nhiệt độ môi trường tăng lên vượt quá điều kiện sinh lý bình thường thì các hoạt động của heo bị ảnh hưởng, kể cả năng suất sinh trưởng, mức ăn, bệnh tật và năng suất sinh sản. Với điều kiện biến động trong ngày lớn, thì nguy cơ bệnh đường hô hấp tăng lên. Heo con theo mẹ: 28-34oC, heo cai sữa 24-26, heo nái nuôi con 25-27 oC

pdf12 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chăn nuôi heo - Chương 1: Công tác giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chương 1 CÔNG TÁC GIỐNG 1. Đặc điểm sinh học của các giống heo 1.1. Các giống heo nội địa 1.1.1. Heo Móng Cái Được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong những năm 60- 70 heo Móng Cái được nuôi phổ biến ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền trung. Heo Móng Cái có đầu đen, giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có một dải trắng trộng cắt ngang kéo dài đến bụng và bốn chân. Lưng và mông có mảng đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi trông giống hình yên ngựa. Đầu to miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài hơi võng, bụng xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân thẳng cao móng xòe. Heo Móng Cái có hai nòi là nòi xương to và nòi xương nhỏ. Nòi xương to: Dài mình, chân cao, xương ống to, móng chẻ nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140-170 kg, có con tới 200 kg. Heo cái xuất hiện động dục từ 7-8 tháng tuổi, đa số có 14 vú, một số ít có 12 vú, số con trung bình trong một lứa là 10-12 con/lứa. Nòi xương nhỏ: Mình ngắn chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, tai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé khối lượng đạt 85 kg tối đa. Đa số có 12 vú, số con trung bình trong lứa từ 8-9 con. Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động dục nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì heo cái đến 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và mang thai, tại thời điểm đó trong lượng heo đạt từ 40-50 kg hoặc lớn hơn. 1.1.2. Heo Ba Xuyên Có nguồn gốc từ tỉnh Ba Xuyên nay là tỉnh Sóc Trăng, đồng bằng sông Cửu Long. Heo Ba Xuyên là kết quả lai của nhiều con giống qua nhiều đời như: - Heo Tàu: từ thời người Hoa di cư sang Nam Bộ - Heo Craonnais: từ thời Pháp thuộc - Heo Tamworth: từ thời Pháp thuộc - Heo Berkshire: từ thời lệ thuộc Mỹ 2 Sơ đồ lai: Khi phối hợp nhóm giống kể trên, kết quả cho ra con bồ xụ, sắc lông đen có bông trắng, tầm vóc to hơn heo cỏ, mõm ngắn, mặt thẳng hoặc hơi cong, lưng cong bụng to, tai nhỏ xụ, nuôi đến 10 tháng tuổi có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, khi trưởng thành, nọc nái có thể đến 160 đến 180kg thể trọng. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,6 lứa trở lên, mỗi lứa trung bình 9 đến 11 con, trọng lượng sơ sinh 0,6-0,7kg. Trọng lượng 35-45 ngày tuổi từ 4-6 kg/con. Heo nái nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao, tốt sữa. Heo Ba Xuyên có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, thức ăn không đòi hỏi cầu kỳ như heo ngoại nhập. Tuy nhiên phẩm chất thịt không cao, nhiều mỡ, khó cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Heo Ba Xuyên cho lai với Yorkshire hoặc Landrace cho sắc lông trắng, có tỷ lệ nạc cao. 1.1.3. Heo Thuộc Nhiêu Thuộc Nhiêu là một huyện trọng điểm trồng lúa của tỉnh Tiền Giang (Mỹ Tho). Với chương trình cải tạo con giống, cung cấp nọc Yorkshire để sinh sản với heo nội địa, đã dần dần tạo ra giống heo Thuộc Nhiêu. Giống này được các nhà chăn nuôi trong nước phát triển mạnh ở những tỉnh phát triển nông nghiệp trù phú như: Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Sa Đéc và cả vùng ven biển miền Trung. Ở 10 tháng tuổi, heo Thuộc Nhiêu có thể đạt trọng lượng 88kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ 160 đến 180kg, cá biệt có những con 3 đạt đến 200kg. Heo Thuộc Nhiêu có sắc lông trắng, có lông đen nhỏ, lưng oằn bụng xệ, chân nhỏ, thường đi trên bàn chân, vòng ống nhỏ, lông ngắn thưa, đuôi nhỏ, mặt nhăn, nọng lớn, thịt chứa nhiều mỡ nên khó cạnh tranh trên thị trường hải ngoại. Heo có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, da hồng lông trắng nên nông dân thích nuôi. Heo nái đẻ tốt: trên 1,6 lứa/năm, mỗi lứa 10-12 con. Trọng lượng sơ sinh 0,7-0,85 kg/con. Trọng lượng 40-50 ngày tuổi đạt 7-8,5 kg/con. Hằng năm các nhà chăn nuôi cũng có kế hoạch đưa đực giống Landrace, Duroc, Yorkshire để cải tạo phẩm chất hai giống heo Ba Xuyên, Thuộc Nhiêu, giúp tăng tỉ lệ nạc và khả năng sinh sản, nuôi sống heo con. Một số giống heo nội địa khác: Ỉ (lợn Ỉ), heo Cỏ, heo Sóc, heo Mẹo, Lang Hồng, Phú Khánh, Mường Khương 1.2. Các giống heo ngoại nhập 1.2.1. Heo Yorkshire Nguồn gốc nuớc Anh, lúc đầu gồm 3 nhóm: - Heo Đại bạch (Large White Yorkshire) có tầm vóc lớn - Heo Trung bạch (Middle White Yorkshire) tầm vóc nhỏ - Heo Tiểu bạch (Small White Yorkshire) tầm vóc nhỏ Hai nhóm tiểu bạch và trung bạch có năng suất kém và ngoại hình xấu nên không được ưa chuộng, còn đại bạch có năng suất cao, ngoại hình đẹp nên rất được ưa chuộng. Heo Yorkshire có sắc lông trắng tuyền, ở giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, hoặc xám, hoặc một nhóm đốm đen nhỏ, lông đuôi dài, lông rìa tai cũng dài, lông trên thân thường mịn, nhưng cũng có nhóm lông xoắn dày. Đuôi heo dài khấu đuôi to, thường xoắn thành hai vòng cong. Heo Yorkshire có tai đứng hơi nghiên về trước, lưng thẳng, bụng thon khi nhìn ngang giống như hình chữ nhật. Bốn chân khoẻ, đi trên ngón, khung xương vững chắc. Heo Yorkshire thuộc nhóm Bacon (nhóm nạc mỡ) ở 6 tháng tuổi thường đạt thể trọng từ 90 đến 100kg, khi trưởng thành nọc nái có thể đạt trọng lượng từ 300 đến 400kg. 4 Heo nái Yorkshire mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 đến 9 con, trọng lượng sơ sinh của heo con đạt từ 1,0kg đến 1,8kg. Sản lượng sữa thường cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng bệnh cao nhất so với nhóm giống heo ngoại nhập, heo Yorkshire cũng dễ nuôi, thích nghi tốt với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhà chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Hiện nay giống heo Yorkshire đứng đầu trong tổng đàn heo ngoại nhập và chiếm tỷ lệ máu cao trong nhóm heo ngoại lai, rất được nông dân ưa chuộng. Heo Yorkshire nuôi ở Việt Nam đã nhiều năm, được các trại giống chọn lọc, bình tuyển cẩn thận, nhân giống rộng trong nhân dân, năng suất thịt cao, tiêu tốn ít thức ăn, lớp mỡ lưng mỏng so với thập niên trước đây. Hằng năm các nhà chăn nuôi thường chọn nhiều nọc tốt để làm công tác lai cải thiện con giống ở Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các trại giống lớn thường nhập heo giống hoặc tinh dịch Yorkshire từ nhiều nước tiên tiến để làm tươi máu Yorkshire Việt Nam. 1.2.2. Heo Landrace Heo Đan Mạch: Danots: Danish Landrace Đây là giống heo cho nhiều nạc, nổi tiếng khắp thế giới. Heo xuất xứ từ Đan Mạch, được nhà chăn nuôi khắp nơi ưa chuộng du nhập để làm giống nuôi thuần hoặc để lai tạo với heo bản xứ tạo dòng cho nạc. Heo Landrace sắc lông trắng tuyền, không có đốm đen nào trên thân, đầu nhỏ, mông đùi to (phần nhiều nạc) hai tai xụ bít mắt, chân nhỏ, đi trên ngón, nhìn ngang thân hình giống như một tam giác. Ơ 6 tháng tuổi, heo Landrace có thể đạt thể trọng từ 80 đến 90kg, nọc nái trưởng thành có trọng lượng từ 320 đến 420kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt 2,5 lứa. Mỗi lứa đẻ nái sinh từ 8 đến 10 con. Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao. Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức ăn hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lượng và chủng loại axit amin thiết yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng cao hơn 5 các nhóm heo ngoại nhập khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc dưỡng chất không cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace nhanh chóng giảm sút năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công. Vì lý do này nên heo Landrace khó phát triển ở những vùng nông thôn hẻo lánh, chỉ được nuôi ở những trại hay những hộ chăn nuôi giỏi, nắm vững kiến thức về dinh dưỡng heo, phòng trị bệnh chu đáo. Trong tổng đàn heo ngoại, giống heo Landrace đứng thứ hai sau giống Yorkshire và hiện được các nhà chăn nuôi quan tâm sử dụng làm chất liệu để “nạc hoá” đàn heo thịt ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Hằng năm nhiều trại heo giống du nhập tinh dịch hoặc heo đực Landrace từ nhiều nước khác nhau để làm tươi máu giống heo Landrace trong nước. Các công thức lai 2 máu hay 3 máu thường có máu Landrace với tỷ lệ khác nhau, đều được nhân dân nhiều tỉnh ưa chuộng. Heo có tỷ lệ máu Landrace cao tuy khó nuôi nhưng được các nhà chăn nuôi sớm dùng Landrace để “nạc hóa” đàn heo. 1.2.3. Heo Duroc Heo xuất xứ từ Mỹ, có nhiều đặc điểm về màu lông rất dễ phân biệt là màu lông đỏ nâu (nông dân thường gọi là heo bò). Heo thuần chủng có màu đỏ nâu rất đậm, nhưng nếu là heo lai, màu đỏ thường nhạt hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm bông đen. Cũng có nhiều trường hợp heo lai Duroc có một phần thân sau (đùi mông) lông có ánh vàng và nhiều đốm đen tròn, bầu dục trên mông. Heo Duroc thuần mỗi chân có bốn móng màu đen nâu, không có móng trắng. Hai tai Duroc thường nhỏ xụ, nhưng gốc tai đứng, đặc biệt lưng Duroc bị còng, ngắn đò. Đực hậu bị Duroc cũng bị nhược điểm chân sau thấp, thường không phối đến đúng bộ phận sinh dục những nái giống khác có phần chân sau cao hơn. Nhiều ca đực Duroc tơ bị té ngửa khi phối giống với nái rạ cao chân. Vì vậy khi ghép đôi giao phối nhóm heo Duroc phải chú ý tầm vóc tương đương giữa đực và cái. Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, ở 6 tháng tuổi heo có thể đạt thể trọng từ 80 đến 85kg, nọc nái trưởng thành từ 300 đến 450kg. Heo nái mỗi năm đẻ từ 1,8 đến 2 lứa. Mỗi lứa trung bình khoảng 8 con. Đây là giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Landrace và Yorkshire. Vì sản xuất nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Duroc cũng phải thỏa mãn đầy đủ, cân đối về các dưỡng chất, nhất là protein, phải cung cấp đủ số lượng và chủng loại axit amin thiết yếu. Nếu dinh dưỡng heo nhanh chóng giảm năng suất tăng trưởng, cho thịt và sinh sản. Heo Duroc đứng thứ ba trong tổng đàn heo ngoại nhập, thường được nuôi thuần chủng ở một số trại lớn để làm quỹ gen lai 3 máu tạo con lai có nhiều nạc. Hao lai 3 máu Yorkshire + Landrace + Duroc thường được các nhà chăn nuôi Việt Nam ưa chuộng, nhưng các hộ gia đình thường không thích nuôi nái Duroc thuần chủng vì sinh sản kém, khó nuôi, dễ bị suy dinh dưỡng, dễ bệnh. 6 Hiện nay chương trình nạc hoá đàn heo của nhiều tỉnh đều chú trong nhóm heo lai 3 máu (Yorkshire + Landrace + Duroc) với tỷ lệ máu Duroc khá cao, con lai có hai nhóm máu cũng nhiều nạc là Landrace + Duroc rất được các nhà giết mổ bán thịt ưa thích. Một số giống heo ngoại khác: Hampshire, Chester White, Berkshire, Đại Bạch, Pietrain, Edel, Cornwall, Meishan 2. Các phương pháp nhân giống heo 2.1. Nhân giống thuần chủng Là phương pháp chọn con heo đực và cái trong cùng một giống cho giao phối với nhau tạo ra đàn con có mang hoàn toàn các đặc điểm giống như cha mẹ. Một số hình thức nhân giống thuần: Cha đực x con gái cái Con trai đực x mẹ cái Anh trai đực x em gái cái Anh chị em họ ruột Ví dụ : Đực Yorkshire x cái Yorkshire tạo ra đàn con Yorkshire thuần... Với cách này, người chăn nuôi có thể nhập các giống heo ngoại tốt và tạo ra đàn con thuần chủng ở nước ta. Cũng thông qua phương pháp này chúng ta có thể chọn các đực và cái của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẽ được thế hệ con tốt hơn bố mẹ. Ví dụ : Kết quả tạo heo Đại Bạch (Nga) năm 1937 khi chọn ra 37 con Yorkshire đực và 42 Yorkshire cái, nước Liên Xô (cũ) đã tạo ra giống heo Đại Bạch có năng suất rất cao, thích hợp với khí hậu nước Liên Xô. Để tăng về số lượng cá thể của một giống ta chỉ có một cách duy nhất là cho các cá thể trong cùng một giống giao phối với nhau. Phương pháp này được gọi là nhân giống thuần chủng. Tùy loại giống mà nó có thể là: Nhân giống thuần chủng địa phương Nhân giống thuần chủng nhập ngoại Nhân giống thuần chủng mới tạo thành Khuyết điểm: Nói chung nhân giống thuần chủng là phương pháp giao phối cận thân hay giao phối đồng huyết. Phương pháp giao phối này sẽ gây nên một hậu quả là thế hệ sau có thể bị đồng huyết dân tới suy hoá cận huyết. Suy thoái cận huyết là hiện tương các con sinh ra có thể bị dị tật, bị sụt giảm về năng suất, về khả năng chống đỡ bệnh tật, v.v. (ngược lại với ưu thế lai). Cách khắc phục: Làm thế nào việc nhân giống thuần chủng vân được tiến hành mà hạn chế được hiện tượng suy hoá cận huyết do đồng huyết gây nên. Điều quan trọng nhất và trước hết phải làm là chọn lọc các cá thể tốt và có kế hoạch ghép đôi giao phối cụ thể, khi các thế hệ con được sinh ra thì kiểm tra theo dõi kỹ và chọn lọc loại thải ngay các cá thể có biểu hiện suy hoá cận huyết. Điều quan trọng thứ hai là phải chú ý nuôi dưỡng thật tốt - theo đúng nhu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác nhằm làm cho tiềm năng di truyền của các cá thể có thể được bộc lộ ở mức cao nhất. Trong quá trình tạo giống người ta thường chú ý tách giống ra thành các nhóm có những đặc điểm khác nhau nhất định, mỗi nhóm như vậy được gọi là một dòng của giống. 7 Khi một giống mới được hình thành và tạo ra thì cần tách ra được ít nhất là 3-5 dòng khác nhau. Vì vậy khi cho các cá thể trong cùng một dòng giao phối với nhau để tăng nhanh về số lượng cá thể thì gọi là nhân giống thuần chung theo dòng. Nhân giống thuần chủng theo dòng cũng sẽ xẩy ra các hiện tượng và hậu quả tương tự như nhân giống thuần chủng, nhiều khi còn ở mức độ cao hơn, vì vậy mọi công việc tiếp theo sau khi các thế hệ sau ra đời thì phải thực hiện giống như nhân giống thuần chủng và ở mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn. Mục tiêu quan trọng của công tác nhân giống thuần chủng là để giữ các giống thuần và để bảo tồn vốn gen của các giống vật nuôi. 2.2. Nhân giống tạp giao (hai giống trở lên) Đây là phương pháp lai tạo, trong chăn nuôi heo chúng ta có thế sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau: 2.2.1. Lai kinh tế (tạo F1) Cho hai giống khác nhau kết hợp với nhau, các con sinh ra được đem nuôi thương phẩm, không giữ lại làm giống. Đây là phép lai đơn giản nhất, phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất. Công thức phổ biến nhất là cho một giống nội (thường là con cái) lai với một giống ngoại (thường là con đực) như (Landrace x Móng Cái), thế hệ con sinh ra (F1) có ưu thế lai cao để nuôi lấy thịt. Người ta cũng có thể tổ chức lai kinh tế phức tạp nhiều giống (thường là 4 giống). Người ta đồng thời chia 4 giống thành 2 cặp lai để tạo ra con lai F1 (PiDu x LY), sau đó cho hai nhóm con lai F1 lai với nhau tạo ra con lai F2 và các con lai F2 này cũng chỉ được đem nuôi thương phẩm. 8 2.2.2. Lai cải tiến Khi chúng ta có một giống heo đã khá hoàn chỉnh đã có được nhiều đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần phải cải tiến để giống heo trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của con người. Trong trường hợp này người ta chọn một giống có các đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống ta đang có (giống bị cải tiến). Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1), sau đó người ta cho con lai F1 lai trở lại với giống bị cải tiến một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra đánh giá các tính trạng đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tiến đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tiến thì tỷ lệ máu của giống đi cải tiến thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) giống bị cải tiến là 3/4 – 7/8. 2.2.3. Lai luân chuyển Trong phép lai này người ta sử dùng nhiều hơn hai giống cho lai tạo với nhau (có thể là 3, 4 giống hay nhiều giống hơn nữa). Người ta lần lượt cho các giống tham gia vào tổ hợp lai, mỗi giống có thể được tham gia một, hai hay nhiều lần trong quá trình lai. Trong quá trình lai người ta theo dõi kiểm tra các sản phẩm tạo ra để chọn lọc lấy những cá thể đạt yêu cầu để tiếp tục lai cho đến khi có được một tổ hợp lai như ý muốn. Đến đây người ta ngừng công việc lai, tiến hành chọn lấy các cá thể tốt cho chúng tự giao với nhau để cố định các đặc điểm tính trạng và hình thành giống mới. 9 3. Chọn giống heo và chọn heo giống Đây là hai lĩnh vực khác nhau: chọn giống heo là chọn giống heo nào để phát triển ở một trại hay một địa phương, còn chọn heo giống là trong một đàn heo chọn ra những con để sinh sản. 3.1. Chọn giống heo Khi thành lập trại heo ở một địa phương, việc chọn giống heo nào để phát triển là một biện pháp có tính chiến lược lâu dài: nên chọn giống nạc nhiều, hay bacon, giống thuần chủng hay lai kinh tế, lai nhiều nhóm máu Để việc chọn lựa được tốt cần căn cứ trên các yếu tố sau 3.1.1. Dựa vào cơ cấu thức ăn Nếu ở điạ phương có nguồn thức ăn tinh bột, béo dồi dào thì nên chọn giống heo bacon, heo mỡ để phát triển, nếu nguồn protein động vật thực vật không khan hiếm thì có thể phát triển giống heo lai kinh tế. 3.1.2. Dựa vào thị hiếu của người nuôi heo Nếu thị trường không ưa chuộng giống cho nhiều mỡ thì chỉ nên phát triển heo bacon hoặc heo nhóm nạc. 3.1.3. Dựa vào trình độ kỹ thuật của nhà chăn nuôi Nuôi heo nhóm nạc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, nắm vững những quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống bệnh và phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới. Nuôi heo nhóm mỡ có tính cách như bỏ ống, tiết kiệm, không đòi hỏi trình độ kiến thức về việc chăm sóc nuôi dưỡng, thường chỉ cần kinh nghiệm, quen tay mà thôi 3.1.4. Dựa vào cơ sở vật chất ngành chăn nuôi thú y Các giống heo cho nhiều nạc, cao sản thường đòi hỏi thức ăn phải có phẩm chất tốt, quy trình tiêm chủng điều trị bệnh thật đúng, vì vậy cần có nhà máy pha trộn chế biến thức ăn gia súc, có dịch vụ thú y chẩn đoán, tiêm ngừa, điều trị chính xác kịp thời thì mới phát triển tốt. Các giống heo cho mỡ, giống nội thường có sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi nên không đòi hỏi các cơ sở vật chất cao. 10 3.2. Chọn heo giống Là việc lựa chọn trong một đàn heo ra những con để cho sinh sản. Việc lựa chọn này căn cứ trên những yếu tố sau đây: 3.2.1. Dựa vào gia phả Dựa vào thành tích sinh sản, sinh trưởng của những con tiền sinh (bố mẹ, ông bà), những con tiền sinh có năng suất cao sẽ di truyền các tính trạng tốt cho các thế hệ sau. 3.2.2. Dựa vào sức sinh trưởng Thường người ta nuôi từng con riêng biệt để kiểm tra năng suất: tăng trọng và tiêu tốn thức ăn, sức kháng bệnh trong suốt thời kỳ 4 – 6 tháng sau khi cai sữa. Những con tăng trọng nhanh, ít bệnh, ít tốn thức ăn thường được ưa tiên chọn lựa. 3.2.3. Dựa vào ngoại hình Nên chọn những con dài đòn, đùi to, vai nở, mông nở, khung xương vững chắc, khấu đuôi to, đuôi dài và luôn luôn ve vẩy hoặc vấn thành 1-2 vòng cong (heo thỏng đuôi thường là heo bệnh). Không chọn những con có bụng to, mông lép, đuôi ngắn, lồi xương. Nên chọn những con có da lông bóng mượt, tránh những con có da lông xù xì lở ngứa, gầy guộc, da đóng vảy, loét, bọc mủ. Không chọn những con có tật như đuôi vẹo, tai vẹo, hernia rốn hoặc dịch hoàn, dịch hoàn ẩn, không có hậu môn (heo cái không có hậu môn vẫn đi phân qua âm hộ), năm ngón, móng dài, đau móng, hai móng chấm đất không đều nhau. Nên chọn những con lanh lẹ, năng động, mắt đều nhau không đổ ghèn, không bị đỏ. Nên chọn những con có trên 12 vú, vú đều nhau, khoảng cách giữa các vú và hai hàng vú đều nhau, núm vú lộ rõ không bị thụt, vú so le hay song song, vú chẵn hay vú lẻ đều tốt. Thường hai vú áp chót (bụng) và hai vú ở mông rất ít sữa hoặc không có sữa nên chọn nái nhiều vú càng tốt. Heo nọc tuy không cho con bú nhưng nó di truyền tính trạng nhiều vú cho con cái nên cũng phải chọn trên 12 vú, các vú đều nhau để thế hệ hậu bị cái về sau nuôi được nhiều con hơn. Heo nọc phải có hai dịch hoàn đều nhau, cân bằng không bị xệ hoặc thụt vào kinh háng, không quá nhỏ bé, phó dịch hoàn lộ rõ. Heo cái phải có âm môn đều, không bị lép một bên, phát triển cân đối, khoảng hội âm dài. Phải chọn những con có bước đi vững chắc trên ngón, không đi bàn, yếu chân sau, đi cà nhắc, xiêu vẹo, viêm khớp. 3.2.4. Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản Heo đực phải có tính năng biểu lộ qua sự chồm nhảy trên lưng những con chung chuồng lúc 4-5 tháng tuổi và biết phản xạ giao phối, cương dương vật. Đến 7 tháng tuổi có thể tập phối giống, nhảy giá lấy tinh để kiểm tra chất lượng, thể tích tinh dịch. Với heo nái tơ kiểm tra sự lên giống lần đầu, cường độ động dục lần đầu mạnh hay yếu, hoặc âm thầm không lộ rõ, thời gian động dục dài hay ngắn. 11 Heo nọc được phối kiểm tra với 10 nái tốt để ghi nhận thành tích sinh sản, còn heo cái cho sinh sản với đực tốt để ghi kết quả lứa đẻ thứ nhất hoặc thêm lứa đẻ thứ hai. Cái giống, nọc giống đều được giám định ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản để xếp cấp, để thải loại hoặc có chế độ nuôi dưỡng chăm sóc đặc biệt thành đàn giống sinh sản hoặc đàn giống hạt nhân. 12 CHƯƠNG 2 CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO 1. Thiết bị cơ bản về xây dựng chuồng heo 1.1. Lợi ích của nuôi heo trong chuồng Mục đích của xây dựng chuồng trại nhằm khắc phục điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tạo ra một vùng tiểu khí hậu phù hợp cho đối tượng chăn nuôi tùy theo giống và lứa tuổi, cũng như giai đoạn sản xuất của từng loại heo trên cơ sở trình độ chăn nuôi kỹ thuật nuôi và quy mô đầu tư. Có thể chia ra làm 2 nhóm xây dựng: (1) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi thủ công, quy mô nhỏ, đầu tư ít. (2) chuồng trại theo kiểu chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn, quy trình cơ giới hóa chặt chẽ, tự động hóa. 1.2. Điều kiện tiêu chuẩn cho thiết kế 1.2.1. Điều kiện môi trường Môi trường được chia thành 2 khu vực Khu vực bên trong chuồng trại: gọi là tiểu khí hậu Khu vực bên ngoài chuồng trại: điều kiện ngoại cảnh Hai khu vực này tạo ra điều kiện có mối quan hệ chặt chẽ tác động đến heo về mặt có lợi và bất lợi. 1.2.2. Nhiệt độ Thay đổi theo mùa và biến động trong 24 giờ. Sự thay đổi và biến động này có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy điều kiện địa lý, thời tiết và do cả kỹ thuật thiết kế xây dựng chuồng. Đối với heo khi nhiệt độ môi trường tăng lên vượt quá điều kiện sinh lý bình thường thì các hoạt động của heo bị ảnh hưởng, kể cả năng suất sinh trưởng, mức ăn, bệnh tật và năng suất sinh sản. Với điều kiện biến động trong ngày lớn, thì nguy cơ bệnh đường hô hấp tăng lên. Heo con theo mẹ: 28-34oC, heo cai sữa 24-26, heo nái nuôi con 25-27 oC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_chan_nuoi_heo_chuong_12.pdf
Tài liệu liên quan