Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập và lãnh đạo Đảng ta. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi đã dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta, tư tưởng của Người là ánh sáng chân lý soi rọi đường đi cho con thuyền cách mạng của toàn Đảng, toàn dân tộc vượt qua mọi thử thách, gian khổ, đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại cuối cùng. Và cuối cùng tôi xin mượn một câu nói của một vị danh nhân để kết thúc bài viết của mình: “Sống có lý tưởng xứng đáng, sống có ích trước hết với cộng đồng nhân dân, với chính cuộc sống quanh mình. Cái quý nhất trên đời là cuộc sống. Phải sống làm sao cho thật hạnh phúc để cuộc đời them ý nghĩa”.

doc10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 39395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. CUỘC ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: 1. Tiểu sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thân phụ Người là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan sinh năm 1868, là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. 2. Cuộc đời hoạt động cách mạng: Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, Người rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) Pháp bằng cách phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Người đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường Cứu nước. Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xây (Versailles) Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927). Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ). Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn. Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Người về nước, chọn Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn A'i Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Bác Hồ chọn làm chỗ ở và làm việc của mình. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Người gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết lại đánh đuổi đế quốc ,Việt gian cứu nước. Tháng 8 nǎm 1942, Người sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù", cho đến nay đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng. Tháng 9 nǎm 1943 Người được trả tự do. Tháng 3 nǎm 1944 tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc). Tháng 9 nǎm 1944, Người trở lại Cao Bằng, gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội. Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệt Nam.544 Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn. Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.      Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Sáng ngày 20 tháng 12nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch Hổ Chí Minh nói: "Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi". Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên chống Mỹ cứu nước. Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!". Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 nǎm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. II. Cảm nghĩ của bản thân: Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng, cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi, đã hiến dâng cả cuộc đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, ví lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập tự do của dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Tôi còn nhớ một bài báo Gơ-Ran ma của Cu-ba đã viết: “Vĩ đại trong số những người vĩ đại, lãnh tụ phi thường của một dân tộc phi thường, cuộc đời 79 năm hoàn toàn dành cho cuộc giải phóng dân tộc đã khiến cho Người trở thành một trong những động lực hiếm có không thể thiếu được của lịch sử. Ít người đã đi qua lịch sử cận đại một cách sáng chói như đồng chí Hồ Chí Minh. Người trước hết là một trong những lãnh tụ kiệt xuất từ xưa đến nay trên thế giới. Đấu tranh là lẽ sống của Người, là trung tâm của cuộc đời Người. Lẽ sống của Người là nền độc lập và thống nhất của đất nước Việt Nam và do đó Người được hang triệu nhân dân Việt Nam và thế giới yêu mến”.Cả cuộc đời 79 năm của mình, Người chưa từng một ngày sống cho lợi ích riêng bản thân, đến phút cuối cùng Người vẫn nặng tình cảm với non sông đất nước, với miền Nam thương nhớ. Nếu cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương vĩ đại cho mỗi chúng ta noi theo thì có lẽ tư tưởng của Người là sự kết tinh cô đọng nhất, đầy đủ nhất sự uyên thâm, cao thượng, thong minh và trí tuệ. Trải qua nhiều năm với những thăng trầm lịch sử, lớp bụi thời gian vẫn không làm mờ đi bất kì một khía cạnh nào trong tư tưởng của Người mà ngược lại “ngọc càng mài càng sáng”, thời gian chỉ càng làm cho chúng ta thấy rõ công lao to lớn của Người trong sự nghiệp bảo vệ dân tộc. Tôi còn nhớ mãi câu thơ của Tố Hữu cất lên trong ngày đau thương ấy: “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa” Lớp trẻ hiện nay như tôi, như bạn chưa một lần được gặp Bác và mãi mãi không bao giờ nghe được giọng nói của Người. Thế nhưng, qua lời kể của cha, của mẹ, của các bậc đi trước và của cả lịch sử dân tộc Việt Nam, ta hiểu được một chân lý: Nếu không có Bác Hồ kính yêu sẽ không có một dân tộc Việt Nam độc lập, không có một Việt Nam đang từng ngày hội nhập và phát triển cùng nhân loại. Những câu chuyện, những bài viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người sẽ mãi được truyền tụng, sẽ mãi khắc sâu vào trong tâm trí con người Việt Nam để mỗi khi chúng ta được nghe lại thì hơn bao giờ hết chúng ta thấy yêu, thấy kính và thương vô ngần vị chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi. Một nhà thơ đã viết: “Mặt trời lặn, mặt trời mang theo ánh sáng Bác ra đi để ánh sáng cho đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã sáng lập và lãnh đạo Đảng ta. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi đã dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân ta, tư tưởng của Người là ánh sáng chân lý soi rọi đường đi cho con thuyền cách mạng của toàn Đảng, toàn dân tộc vượt qua mọi thử thách, gian khổ, đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại cuối cùng. Và cuối cùng tôi xin mượn một câu nói của một vị danh nhân để kết thúc bài viết của mình: “Sống có lý tưởng xứng đáng, sống có ích trước hết với cộng đồng nhân dân, với chính cuộc sống quanh mình. Cái quý nhất trên đời là cuộc sống. Phải sống làm sao cho thật hạnh phúc để cuộc đời them ý nghĩa”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.doc
Tài liệu liên quan