Khi nghiên cứu về nền tảng lý luận truyền thống của xã hội hài hòa, một số học giả Trung Quốc cho rằng Đạo gia chỉ bàn về hài hòa giữa con người và tự nhiên, còn Nho giáo chỉ bàn về hài hòa giữa con người với con người (l). Tuy nhiên không hẳn như vậy. Đúng là Đạo gia có những cống hiến rất lớn trong việc đưa ra những quan niệm về hài hòa giữa con người và tự nhiên. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên được các nhà tư tưởng sáng lập Đạo gia bàn đến với những sắc thái riêng biệt. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên này mở ra một không gian mới, hay cung cấp những ý tưởng mới cho sự hài hòa trong xã hội. Nhân vật đại diện của Đạo gia là Lão Tử đã có ý niệm về một xã hội hài hòa "Nước nhỏ dân ít, có nhiều khí cụ mà không dùng, khiến dân trọng sự chết mà không đi xa; tuy có xe cộ cũng không đi; tuy có áo giáp, giáo nhọn cũng không động đến; khiến người ta trở lại thắt nút dây mà dùng"(2). Ở đây, Lão Tử cho rằng tiền đề của xã hội hài hòa là loại trừ tất cả kỹ thuật, cởi bỏ mọi thứ mà văn minh đã trói buộc con người. Dưới cách nhìn này, xã hội hài hòa là sự thống nhất giữa con người với tự nhiên, con người phải quy thuận tự nhiên, quay trở về với tự nhiên.
Song thực ra, quan niệm hài hòa giữa con người và tự nhiên là một đặc trưng chủ yếu trong lịch sử triết học Trung Quốc. Chú trọng vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (Thiên nhân quan hệ) là một trong những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Trung Quốc truyền thống. Nhìn từ góc độ lịch sử triết học Trung Quốc, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là hầu như nhà tư tưởng nào của Trung Quốc từ thời Tiên Tần cho đến cuối nhà Thanh đều có quan niệm trời - người của riêng mình. Các quan niệm trời - người này có thể quy về ba hệ thống lớn: một là, học thuyết thuận theo tự nhiên, quay về tự nhiên của Lão Tử; hai là, học thuyết khắc chế tự nhiên của Tuân Tử(2); ba là, học thuyết hài hòa giữa con người và tự nhiên của Kinh Dịch.
Kinh Dịch được các nhà nho xếp vào loại kinh điển quan trọng nhất của Nho giáo, “lục kinh chi thủ”. "Dịch truyện" hay còn gọi là “Thập dực” (mười chiếc cánh nâng đỡ Dịch Kinh) là sản phẩm chung của vô số thế hệ học giả Trung Quốc từ Khổng Tử cho đến trước Tần Thủy Hoàng, thể hiện tương đối hệ thống quan điểm của tiên nho về mối quan hệ giữa trời và người, cụ thể là:
6 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa
Khi nghiên cứu về nền tảng lý luận truyền thống của xã hội hài hòa, một số học giả Trung Quốc cho rằng Đạo gia chỉ bàn về hài hòa giữa con người và tự nhiên, còn Nho giáo chỉ bàn về hài hòa giữa con người với con người (l). Tuy nhiên không hẳn như vậy. Đúng là Đạo gia có những cống hiến rất lớn trong việc đưa ra những quan niệm về hài hòa giữa con người và tự nhiên. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên được các nhà tư tưởng sáng lập Đạo gia bàn đến với những sắc thái riêng biệt. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên này mở ra một không gian mới, hay cung cấp những ý tưởng mới cho sự hài hòa trong xã hội. Nhân vật đại diện của Đạo gia là Lão Tử đã có ý niệm về một xã hội hài hòa "Nước nhỏ dân ít, có nhiều khí cụ mà không dùng, khiến dân trọng sự chết mà không đi xa; tuy có xe cộ cũng không đi; tuy có áo giáp, giáo nhọn cũng không động đến; khiến người ta trở lại thắt nút dây mà dùng"(2). Ở đây, Lão Tử cho rằng tiền đề của xã hội hài hòa là loại trừ tất cả kỹ thuật, cởi bỏ mọi thứ mà văn minh đã trói buộc con người. Dưới cách nhìn này, xã hội hài hòa là sự thống nhất giữa con người với tự nhiên, con người phải quy thuận tự nhiên, quay trở về với tự nhiên. Song thực ra, quan niệm hài hòa giữa con người và tự nhiên là một đặc trưng chủ yếu trong lịch sử triết học Trung Quốc. Chú trọng vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (Thiên nhân quan hệ) là một trong những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Trung Quốc truyền thống. Nhìn từ góc độ lịch sử triết học Trung Quốc, chúng ta có thể thấy một hiện tượng là hầu như nhà tư tưởng nào của Trung Quốc từ thời Tiên Tần cho đến cuối nhà Thanh đều có quan niệm trời - người của riêng mình. Các quan niệm trời - người này có thể quy về ba hệ thống lớn: một là, học thuyết thuận theo tự nhiên, quay về tự nhiên của Lão Tử; hai là, học thuyết khắc chế tự nhiên của Tuân Tử(2); ba là, học thuyết hài hòa giữa con người và tự nhiên của Kinh Dịch.Kinh Dịch được các nhà nho xếp vào loại kinh điển quan trọng nhất của Nho giáo, “lục kinh chi thủ”. "Dịch truyện" hay còn gọi là “Thập dực” (mười chiếc cánh nâng đỡ Dịch Kinh) là sản phẩm chung của vô số thế hệ học giả Trung Quốc từ Khổng Tử cho đến trước Tần Thủy Hoàng, thể hiện tương đối hệ thống quan điểm của tiên nho về mối quan hệ giữa trời và người, cụ thể là: 1.Con người là một bộ phận của tự nhiên"Dịch truyện" cho rằng con người và vạn vật giống nhau ở một điểm cơ bản - đều là sản phẩm của thiên địa, tự nhiên; xã hội loài người là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên: "Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam nữ, có nam nữ rồi mới có vợ chồng, có vợ chồng rồi mới có cha con, có cha con rồi mới có vua tôi, có vua tôi rồi mới có trên dưới"(4). Như vậy, có nghĩa trời đất là căn nguyên của vạn vật, có vạn vật thì mới có các quan hệ xã hội nam nữ, vợ chồng, cha con, vua tôi, trên dưới, nghĩa là mới hình thành xã hội. Con người là một sản phẩm của tự nhiên, là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên.Tự nhiên có quy luật chung mà con người phải tuân theoTheo quan niệm của Dịch học, trời có đạo của trời, đất có đạo của đất, con người có đạo của con người: “Để thành đạo trời thì có âm và dương, để thành đạo đất thì có nhu và cương; còn thành đạo người, thì có nhân và nghĩa” (Lập thiên chi đạo viết âm dữ dương, lập địa chi đạo viết nhu dữ cương, lập nhân chi đạo viết nhân dữ nghĩa(5)). Đạo của trời đất ở đây có thể được hiểu là quy tắc, quy luật âm dương, cương nhu của giới tự nhiên, còn đạo người chính là quy phạm đạo đức và nguyên tắc trị quốc. Đạo người cần và phải thuận theo đạo trời, nói một cách khác, con người phải tuân thủ các quy luật chung. "Hệ từ thượng truyện" có viết: "Trời sinh ra thần vật (Hà đồ, Lạc thư) thì thánh nhân áp dụng theo; trời đất biến hoá thì thánh nhân bắt chước theo." (Thị cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi; thiên địa biến hoá, thánh nhân hiệu chi).Một trong những lý tưởng của nhân sinh là sự hài hòa giữa con người và tự nhiênQuan niệm hài hòa giữa trời và người được nhắc đến nhiều lần trong "Dịch truyện". Muốn đạt đến sự hài hòa giữa trời và người thì vấn đề phải giải quyết đầu tiên là "Nghiên cứu đến cùng thần diệu của sự vật để nhận rõ sự biến hóa của sự vật" (Cùng thần tri hóa(6)). "Hệ từ thương truyện" viết: "Thánh nhân nhờ Dịch mà nhận thức sâu sắc và xét được sự việc từ khi mới manh nha. Nhờ nhận thức sâu sắc nên mới thông hiểu được cái chí của thiên hạ, nhờ xét được sự việc từ khi mới manh nha nên mới hoàn thành được mọi việc trong thiên hạ." (Phù Dịch thánh nhân chi sở dĩ cực thâm nhi nghiên cơ dã. Duy thâm dã cố năng thông thiên hạ chi chí, duy cơ dã cố năng thành thiên hạ chi vụ). Cái gọi là sâu sắc (“thâm”) ở đây là chỉ sự thần diệu trong biến hóa của vạn vật, cái gọi là manh nha của sự việc ("cơ") là chỉ cái mầm mống hay tiềm năng của sự vận động biến hóa đó. Nhận thức sâu sắc và xét đoán từ lúc manh nha chính là "Nghiên cứu đến cùng thần diệu của sự vật để nhận rõ sự biến hóa của sự vật" (Cùng thần tri hóa). Quan điểm “cùng thần tri hóa” này đã khẳng định năng lực nhận thức của con người, xác nhận lại khả năng của con người trong quá trình nhận thức tự nhiên, nhận thức bản thân, mở ra hướng lý giải sự ảo diệu của thiên nhiên. Điều này cũng thể hiện một lần nữa không chỉ triết học phương Tây mới chú trọng đến lĩnh vực nhận thức luận, mà triết học Nho giáo, đặc biệt là Dịch học (mà sau này là Lý học, Tâm học đời Tống và đời Minh) cũng rất chú trọng đến vấn đề này(7).Tư tưởng trời người hài hòa trong Nho giáo truyền thống một mặt nhấn mạnh đến sự thống nhất và tương tác giữa trời, đất và người, mặt khác lại nhấn mạnh đến tính đặc thù của con người, xác lập quan hệ giữa con người với tự nhiên là một loại quan hệ tích cực và hài hòa chứ không chủ trương con người chinh phục tự nhiên. Nho giáo khẳng định sức sáng tạo của đạo trời đầy rẫy trong vũ trụ, và con người "cố gắng theo đức của trời đất, phấn đấu theo sự sáng suốt của nhật nguyệt, tuân theo trật tự của bốn mùa" (Dữ thiên địa hợp kỳ đức, dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh, dữ tứ thời hợp kỳ tự(8)), trên cơ sở đó đẩy mạnh, mở rộng tinh thần của đạo “nhân” ra cả xã hội, thậm chí ra toàn bộ giới sinh vật “thảo mộc cầm thú”, tạo ra một cảnh giới, một thể duy nhất bao gồm cả trời đất vạn vật và con người mà Nho giáo thường gọi là "thiên địa nhân hợp nhất" hay "thiên địa nhân hợp đức". Các học giả Trung Quốc khi nghiên cứu theo hướng này thường muốn khẳng định giá trị tích cực của quan niệm trời người hài hòa trong Nho giáo, để từ đó tạo ra một động lực cho quá trình xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, trên sự gợi mở của triết học Nho giáo, con người và tự nhiên vốn là cùng một gốc, con người không được phép làm hại tự nhiên, mà phải tôn trọng tự nhiên, và hơn nữa, là phải thật sự yêu thương tự nhiên, dùng lý trí để khống chế và điều chỉnh hành vi bản thân, khôi phục lại mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên. Trong việc giải quyết mối quan hệ với tự nhiên, con người trải qua ba giai đoạn: sùng bái tự nhiên, chinh phục tự nhiên và hài hòa với tự nhiên. Đặc trưng của mỗi một giai đoạn thể hiện trình độ văn minh của con người trong giai đoạn đó, và cũng chính vì vậy sự phát triển của các giai đoạn chứng minh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại, sự nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn đối với giới tự nhiên. Con người có coi tự nhiên là một phần thân thể của mình thì mới có thể đạt tới mục tiêu hài hòa giữa con người và tự nhiên. Chính vì vậy, việc kế thừa quan niệm trời người hài hòa trong Nho giáo truyền thống sẽ có tác dụng tích cực đối với quá trình xây dựng xã hội hài hòa, đặc biệt là trong mô hình phát triển kinh tế cũng như cách thức xử lý vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.2. Quan niệm hài hòa giữa người với người trong Nho giáoCon người không thể sống đơn độc trên thế giới mà bắt buộc phải cùng sống, cùng sinh tồn với những người khác. Hơn nữa, khi trình độ văn minh ngày càng phát triển thì sự phụ thuộc của cá nhân vào xã hội ngày càng lớn, chính vì vậy mà mối quan hệ giữa người với người phải như thế nào, chúng ta phải đối xử với người khác như thế nào, làm cách nào để sống hòa hợp được với những người xung quanh… là những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Nho giáo cho rằng, con người có cuộc sống xã hội, con người có nhân luân, con người có quy phạm đạo đức. Đây cũng chính là những thế mạnh của Nho giáo, nói cách khác những giá trị và đặc trưng nổi bật nhất của Nho giáo được thể hiện trên các lĩnh vực này.Đạo "Nhân" của Nho giáo“Nhân” là quan niệm chủ chốt của Nho giáo. Nhân không chỉ là một đức tính mà còn là nền tảng cho các đức tính khác. Hàm nghĩa của khái niệm "nhân" này gồm hai điểm: thứ nhất, ý thức về cái chung và tâm vì mọi người (“đại công chi tâm”). Bởi vì, con người có tấm lòng vì mọi người nên mới có thể thoát khỏi hạn chế của bản năng động vật để lừ đó truy cầu sự hợp lý. Đây chính là nền tảng của mọi đức tính khác. Thứ hai, nhân cũng là để chỉ ý chí mong muốn làm cho mọi vật được thành tựu.Nếu con người có thể thực sự làm cho tất cả mọi vật đều đạt được thành tựu của nó thì con người có thể trở thành động lực cho mọi hoạt động xây dựng hay phát triển, tức là có thể sáng tạo ra văn hóa. Có một số học giả dùng khái niệm “bác ái” để dịch chữ “nhân” trong Nho giáo, chính là dịch nghĩa thứ hai của khái niệm này. Tống nho và Minh nho đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh “công”, lấy chữ “công” để dịch chữ “nhân”, khôi phục lại nghĩa thứ nhất của khái niệm “nhân”. Nghĩa thứ hai gần gũi với cách dùng từ của ngôn ngữ cuộc sống thường ngày, do đó mọi người thường hiểu nhân với bình diện nhân đức. Nghĩa thứ nhất lại là quan niệm mang tính triết học, tương đối xa lạ với các nhận thức thông thường. Tuy nhiên trong "Luận ngữ", Khổng Tử đã dùng hai câu để giải thích đạo nhân: "Mình muốn đứng vững thì làm cho người đứng vững, mình muốn thông suốt thì làm cho người thông suốt" (Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân(9)), tức là đã xác định coi người khác như bản thân mình", thể hiện ý thức về cái chung và tâm vì mọi người, khẳng định hàm nghĩa công tâm" chủ yếu của khái niệm nhân", cũng chính là nghĩa thứ nhất của khái niệm này, và nghĩa thứ hai dựa trên nghĩa thứ nhất mà có(10).Trong "Luận ngữ", khái niệm "nhân" (仁) được nhắc tới 104 lần, đủ chứng tỏ tầm quan trọng và vị trí của "nhân". Trong Nho giáo nói riêng và trong văn hóa Trung Quốc nói chung, đức hạnh “nhân” và khái niệm “nhân” với nghĩa là người nhiều lúc được đồng nhất với nhau. “Thuyết văn giải tự” giải thích chữ “nhân” nghĩa là "hai người", mang hàm nghĩa thân thích, yêu thương (Nhân, thân dã, tòng nhân, nhị). Với nghĩa nguyên sơ này, nhân nghĩa là sống với người khác, đối xử với người khác một cách lương thiện và tốt đẹp, vì vậy nhân không chỉ là sản phẩm giữa hai người hay nhiều người với nhau, mà còn là đặc tính căn bản của đạo làm người. Tư tưởng này được khẳng định lại trong nhiều kinh điển Nho giáo khác: "Đạo nhân chính là con người" (Nhân dã giả, nhân dã(11)). “Nhân” là người, ngược lại, con người cũng chính là đại diện của nhân nghĩa. Nho giáo khẳng định quan điểm này: "nhân tắc nhân nghĩa", coi nó là nền tảng của giá trị đời sống. Nhân nghĩa không chỉ là tiêu chuẩn giá trị của nền tảng đạo làm người mà còn là tiêu chuẩn giá trị của các hành vi hiện thực của các cá thể trong xã hội chính vì vậy, nó có thể đóng vai trò lý luận định hướng cho việc xây dựng sự hài hòa trong xã hội ở Trung Quốc hiện nay.Một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhân nghĩa Nho giáo là quan điểm yêu người. “Nhân” tức là “yêu người” (ái nhân(l2)) “nghĩa” là "hòa hợp, chính đáng" (nghĩa giả nghi dã(13)). Yêu người nghĩa là "khắc chế bản thân, quay trở về với lễ", (khắc kỷ phục lễ(14) ), "tu dưỡng bản thân để làm yên trăm họ" (tu kỷ dĩ yên bách tính(15)). Tuy nhiên, yêu người cũng mang nghĩa phải lấy việc yêu thương người thân của mình làm điểm xuất phát: "đạo nhân, nghĩa là người, trước hết phải yêu thương người thân của mình" (Nhân giả nhân dã, thân thân vi đại (16)), v.v.. Nhân là yêu người, còn hòa hợp, chính đáng ("nghi") tức là thích ứng với nhân để thương yêu người khác. Điều này cũng gọi là "Kẻ sĩ và người có lòng nhân, không vì sự sống của mình mà làm hại người khác mà chỉ tự hy sinh bản thân để hoàn thành đạo nhân" (Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân (17) ). Đối với việc xây dựng xã hội hài hòa, tố chất tốt xấu nền tảng của con người tạo ra những tác động cơ bản đối với việc cấu thành các yếu tố nền tảng của xã hội hài hòa. Tư tưởng yêu người của Nho giáo một mặt đã nêu lên một trong những yếu tố giá trị nền tảng nhất, một mặt khác, nó cũng biểu hiện một tinh thần thực tiễn có thể ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng xã hội hài hòa, đó chính là việc đặt toàn bộ tâm trí vào "thi hành ơn huệ rộng rãi cho nhân dân và cứu vớt nâng đỡ mọi người" (bác thi ư dân nhi năng tề chi(18)), vui với niềm vui của nhân dân, lo âu nỗi lo của nhân dân, cũng chính như điều Mạnh Tử đã từng nói(19). Quan niệm "thi hành ơn huệ rộng rãi cho nhân dân và cứu vớt nâng đỡ mọi người" chính là chú trọng vào cái chung chứ không tập trung vào cá nhân, đồng thời thể hiện ý thức về cái chung và tâm vì mọi người. Nho giáo chú trọng đến cái chung không phải là để loại bỏ cá nhân, nhưng là đề cao cá nhân, làm cho cá nhân hoàn thiện hơn, nâng cao nhân cách và giá trị con người. Chính vì vậy, Nho giáo nhấn mạnh đến việc quên cái riêng tư ("vong tư") cũng chính là để phát triển cái riêng ("hữu tư" ). Khắc kỷ là để thi hành nhân nghĩa, đó là một tiền đề của sự hài hòa trong xã hội.Hòa nhi bất đồngMột trong những giá trị tinh thần chúng ta có thể tìm thấy trong văn hóa Trung Quốc là sự tìm kiếm hài hòa phổ quát giữa con người với chính bản thân mình, giữa cá nhân với người khác, giữa con người và tự nhiên cũng như giữa con người với vũ trụ thiên địa mang tính siêu nhiên. Khái niệm "hòa" trong Nho giáo thể hiện rất rõ quan điểm này.Ngay từ thời cổ đại, khái niệm "hòa" đã xuất hiện trong "Kinh Thư", kinh Thi" và "Kinh Dịch". Trong Cố Cung tại Trung Quốc, cả ba điện lớn nhất đều được đặt tên có chữ "hòa" để khẳng định tầm quan trọng của sự hài hòa: "Bảo hòa", "Trung hòa" và "Thái hòa" (20). Khổng Tử đã từng đưa ra một câu nói nổi tiếng: "Hòa hợp nhưng không hòa tan" (hòa nhi bất đồng), ông nói: "Người quân tử hòa hợp nhưng không hòa tan, kẻ tiểu nhân hòa tan nhưng không hòa hợp" (Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa (21)). Khái niệm "hòa" trong "hòa nhi bất đồng" một mặt chủ trương sự đa dạng, một mặt chủ trương sự cân bằng, trong bất cứ điều kiện nào, đối với những ý kiến khác nhau, sự vật sự việc khác nhau đều phải giữ thái độ khoan dung, rộng lượng, vị tha. Đây cũng chính là quan niệm "lấy đức lớn để bao chứa muôn vật" (hậu đức tải vật) của Dịch học, bởi vì, "Thiên hạ dù đường đi tuy khác nhau nhưng đều quy về một mối, tính toán trăm lối nhưng đạo lý chỉ tóm vào một lẽ" (Đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự (22) ). "Hòa" không chỉ là một loại đức hạnh, một tiêu chuẩn cho hành vi con người trong mối quan hệ xã hội mà còn là một căn cứ xác đáng để hoạch định chiến lược cũng như đưa ra các chính sách lớn của đất nước.Một nội dung khác của xã hội hài hòa là xác định chủ thể của xã hội hài hòa chính là các chủ thể lợi ích khác nhau. Chúng ta có thể xuất phát từ quan niệm hài hòa trong mối quan hệ giữa người với người của Nho giáo để xem xét vấn đề này. Con người là chủ thể của xã hội, nếu không có mối quan hệ giữa người với người thì vấn đề xã hội hài hòa sẽ chỉ là một vấn đề hư không. Điểm xuất phát của sự hài hòa trong quan hệ giữa người vớ người mà Nho giáo nói đến chính là sự đảm bảo của chế độ lễ nhạc. Khổng Tử nói: "Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử(23)) trong trật tự đẳng cấp này, mỗi thành viên trong xã hội đều làm đúng bổn phận và trách nhiệm của mình, tạo ra sự hài hòa thường được gọi là "hòa nhi bất đồng".Các học giả Trung Quốc cho rằng "hòa" có thể áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội. Trong quan hệ giữa người với người, "hòa" dùng để xác lập thái độ khoan dung hòa hợp với người khác, trong lĩnh vực chính trị, "hòa" có thể thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, tạo ra sự đa dạng văn hóa, trong lĩnh vực kinh tế, "hòa" có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định nền kinh tế, trong lĩnh vực học thuật, "hòa" có thể tạo ra sự đa dạng về tư tưởng, là động lực của sự sáng tạo, v.v.Các quan niệm về hài hòa và xã hội hài hòa vẫn được thể hiện thường xuyên trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc, từ các quan niệm thời cổ đại như đã trình bày ở trên đến tư tưởng "xã hội đại đồng" của Khang Hữu Vi, đến tư tưởng "thiên hạ vi công" của Tôn Trung Sơn(24), đến "dân chủ chủ nghĩa xã hội", "xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa" của người cộng sản Trung Quốc hiện nay.Có thể kể ra thêm những tinh thần cơ bản của văn hóa Trung Hoa làm nền tảng cho tư tưởng xã hội hài hòa: "ý chí tiến thủ liên tục người tự cường cố gắng không mệt mỏi, giống như trời hoạt động không ngừng" (Thiên hành kiện, quân tử do tự cường bất tức (25)), tinh thần yêu nước "Mọi công dân đều phải có trách nhiệm với sự tồn vong của dân tộc" (Thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách (26)), tinh thần phụng sự và cống hiến "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ" (Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc (27)), tinh thần đoàn kết "Thời cơ và thời tiết thuận lợi không bằng địa thế thuận lợi, địa thế thuận lợi không bằng mọi người đồng tâm hiệp lực" (Thiên thời bất như địa lợi, địa lợi bất như nhân hòa(28)), chí khí hào hùng "Giàu sang không phóng túng, nghèo khổ không đổi chí, oai vũ không khuất phục" (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất (29)), v.v.. Đây không chỉ là những di sản mang tính biểu tượng, mà còn là tinh thần chỉ đạo của dân tộc Trung Hoa trong quá trình phát triển hiện nay. Các học giả Trung Quốc hiện đại rất chú trọng việc phát huy những tinh thần này để thúc đẩy quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tiên tiến mang đặc sắc Trung Quốc.Tuy nhiên, cần xác định lại một điểm, việc nhấn mạnh các giá trị của Nho giáo không có nghĩa là đồng nhất tư tưởng xã hội hài hòa hiện đại với tư tưởng hài hòa của Nho giáo. Việc đánh đồng xã hội hài hòa với các quan điểm "xã hội đại đồng", "thái bình thịnh thế" trong quá khứ "là bỏ quên sự khác biệt mang tính thời đại giữa "xã hội hài hoà" mà Trung Quốc hiện đang xây dựng với "xã hội hài hoà" của Trung Quốc thời cổ, không thấy Trung Quốc đương đại xây dựng xã hội hài hoà trên nền móng các hoạt động lịch sử mang tính hiện đại; đồng thời, không thấy rằng, lôgíc tư bản đã sớm nghiền nát "chủ nghĩa bình quân" nguyên thuỷ và "hài hoà" trong "ảo tưởng đạo đức" được đặt nền móng trên chủ nghĩa đạo đức, tạo nên một loạt chênh lệch lợi ích, đối kháng lợi ích không thể điều hoà, những mâu thuẫn nghiêm trọng trong thế giới hiện thực mà sức mạnh đạo đức khó có thể hoá giải” (30). Tìm ra và khẳng định tư tưởng xã hội hài hòa có nền tảng lý luận từ kho tàng triết học truyền thống là đã tiếp sức sống cho tư tưởng này, vấn đề còn lại là, phát triển các kênh đối thoại đa dạng hơn nữa giữa truyền thống và hiện đại mà ở đặc biệt là giữa chủ nghĩa Mác và Nho giáo để tìm ra nhiều lời giải đáp hữu hiệu cho hiện thực xã hội hài hòa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nền tảng Nho giáo của tư tưởng xã hội hài hòa.docx