In recent years, the trend extended training and human resources to meet society's needs, many
universities have opened several training programs besides the key sectors of the university.
Therefore, the amount of annual student enrollment is increasing rapidly. Along with that is an
urgent need for some services (DV) as provided for student housing, food services, library
information, materials, . student satisfaction in the service school is very important to evaluate the
service quality in universities
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hoạt động dịch vụ cho sinh viên trong trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
207
NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CHO SINH VIÊN
TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Dương Thị Hoa*, Vũ Thị Hằng Nga
Đại học Nông nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, với xu thế mở rộng đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu
của xã hội, nhiều trường đại học đã mở thêm một số ngành đào tạo bên cạnh những ngành trọng
điểm của nhà trường. Chính vì vậy mà lượng sinh viên hằng năm được tuyển sinh tăng lên nhanh
chóng. Cùng với đó là nhu cầu cấp thiết về một số dịch vụ (DV) cung cấp cho sinh viên như chỗ ở,
dịch vụ ăn uống, thông tin thư viện, tài liệu, Sự hài lòng của sinh viên về dịch vụ trong nhà
trường là điều rất quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ trong các trường đại học.
Từ khóa: hoạt động dịch vụ, sinh viên, trường đại học nông nghiệp Hà Nội
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết về việc cung
cấp dịch vụ cho sinh viên trong giai đoạn hiện
nay, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
cũng như nhiều hộ gia đình ở các khu vực lân
cận đã chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh
mới là kinh doanh dịch vụ như: cho thuê
phòng trọ, ăn uống, internet, cho thuê giáo
trình tài liệu.... Đi đến bất kì một con đường
nào thuộc khu vực trong và ngoài trường ta
đều dễ dàng bắt gặp những loại hình dịch vụ
này. Vậy thực trạng kinh doanh dịch vụ cho
sinh viên ở đây như thế nào? Số lượng, chất
lượng, giá cả các dịch vụ ra sao? Có những
thuận lợi và nguy cơ tiềm ẩn nào qua các dịch
vụ đó?
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Gồm những tài liệu đã được công bố như
sách, báo, nghị quyết, các công trình nghiên
cứu, niêm giám thông kê,và các tài liệu liên
quan đến chất lượng dịch vụ và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ. Đây là
nhưng tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để xây
dựng phương pháp luận và thực tiễn của đề
tài, ngoài ra thông qua đó để biết thêm thông
tin về vấn đề đang nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp sinh viên đang học năm
thứ nhất, thứ 2, thứ 3 và thứ 4 đang sử dụng
các dịch vụ của trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội. Các sinh viên này được lựa chọn để
thu thập các thông tin cần thiết thông qua các
mẫu điều tra đã được chuẩn bị sẵn. Việc
phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về vấn đề
chất lượng của các hoạt động dịch vụ, đồng
thời muốn biết thêm về nhu cầu và mong
muốn của họ đối với các dịch vụ đang phát
triển tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Cụ thể số lượng mẫu điều tra phỏng vấn mỗi
đối tượng như bảng sau:
Bảng 1. Số lượng mẫu điều tra *
Đối tượng phỏng vấn Số phiếu
Sinh viên năm thứ nhất (K57) 15
Sinh viên năm thứ 2 (K56) 15
Sinh viên năm thứ 3 (K55) 15
Sinh viên năm thứ 4 (K54) 15
Tổng 60
* Tel:
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
208
Phương pháp tổng hợp số liệu
Sử dụng công cụ trợ giúp: thực hiện xử lý
toàn bộ số liệu điều tra bằng chương trình
excel và Stata.
Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
nghiên cứu hoạt động dịch vụ đối với sinh
viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số loại hình dịch vụ của Nhà trường
Dịch vụ nhà ở
Trường đã đầu tư xây dựng một hệ thống ký
túc xá (KTX) sạch sẽ, thoáng mát nằm trong
khuôn viên trường ngay từ những ngày đầu
thành lập trường. Hiện nay, KTX của trường
gồm 10 khu: A1, A2, A3, B2, B3, B4, C2, C3
và khu lưu học sinh (sinh viên nước ngoài),
khu sinh viên cao học. Trong đó, chỉ có A3 là
khu vệ sinh chung, còn lại các khu khác có
khu phụ khép kín. Ngoài khu C2 và khu lưu
học sinh có 5 tầng, khu C3 có 7 tầng, các khu
khác đều có 3 tầng.
KTX của trường rộng 14. 373 m2 với 3.450
sinh viên/ hơn 22.000 sinh viên toàn trường,
mở cửa từ 5h đến 23h. Hiện tại, ký túc có 430
phòng đang sử dụng. Theo như Ban quản lý,
trong thời gian tới khu A3 sẽ được tu sửa lại.
Khu lưu học sinh là tòa nhà 5 tầng, gồm sinh
viên các nước Lào, Campuchia, Mông Cổ,
Bangladess, trong đó chủ yếu là sinh viên Lào
Và Campuchia. Khu có 40 phòng, mỗi phòng
hai sinh viên. Điều đặc biệt là ở khu này sinh
viên có chỗ tự nấu ăn.
Dịch vụ ăn uống
Nhà ăn của KTX phục vụ sinh viên hai bữa
chính: trưa và tối. Giá một xuất ăn tại đây
cũng rất ưu đãi từ 10.000 - 20.000 đồng/ xuất,
với đa dạng các món, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sau mỗi lượt sinh viên ăn xong
đều có nhân viên phục vụ dọn dẹp bát đũa,
giấy ăn và lau bàn. Vì vậy, trong nhà ăn luôn
sạch sẽ.
Dịch vụ gửi xe
Để phục vụ cho nhu cầu gửi xe của cán bộ và
sinh viên trong toàn trường, trường đã xây
dựng 9 bãi để xe phục vụ nhu cầu đó. Trong
đó có 7 bãi gửi xe ở các giảng đường, phục vụ
việc trông xe buổi tối và 2 bãi gửi xe ở KTX,
phục vụ việc trông xe cho sinh viên qua đêm.
Chi phí gửi xe: 1000 đồng/ xe đạp và 2000
đồng/xe máy.
Dịch vụ phục vụ dạy và học
Trường đã trang bị hệ thống máy chiếu hiện
đại cho mỗi phòng học ở các giảng đường
giúp cho việc dạy và học của giảng viên và
sinh viên thuận lợi hơn. Với mỗi giảng
đường, mỗi ca làm việc đều có cán bộ trực
giảng đường thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Đun nước, vệ sinh ấm chén, pha trà; mở cửa,
đóng cửa phòng học; vệ sinh phòng chờ và
WC phòng chờ; vệ sinh bục giảng, bàn giáo
viên, phòng học (nhặt giấy, rác thường
xuyên); vệ sinh xunh quanh giảng đường; vệ
sinh WC công cộng, xối nước thường xuyên
WC; cho mượn - quản lý dụng cụ, trang thiết
bị phục vụ học tập, cấp phấn cho phòng học
có nhu cầu; bấm chuông vào/ra cho mỗi tiết
học. Bên cạnh cán bộ trực giảng đường,
Trung tâm bố trí các kĩ thuật viên trợ giúp về
mặt kĩ thuật, tin học cho cán bộ giảng viên và
sinh viên khi cần thiết. Nhờ sự trang bị cơ sở
vật chất đầy đủ, cán bộ phục vụ dạy và học
chuyên nghiệp đã nâng cao hiệu quả học tập
trong mỗi tiết học. Ngoài ra, để sinh viên có
một không gian học tập tốt, Ban quản lý của
Trung tâm dịch vụ trường học đã tổ chức đã
tổ chức tạo mỗi tầng KTX có một phòng tự
học. Sinh viên khi đến phòng tự học phải thực
hiện đúng quy định tại phòng, trong giờ tự
học sinh viên không được tiếp khách trong
phòng, có ý thức giữ trật tự chung để tạo
không gian yên tĩnh, nghiêm túc để học tập có
hiệu quả. Sinh viên trong KTX có thể dùng
mạng tìm kiếm tài liệu bằng Wifi hoặc có thể
đến thư viện Lương Định Của đặt ngay trong
ký túc để mượn tài liệu học tập.
Dịch vụ vui chơi giải trí
Sinh viên tham gia vào một số các hoạt động
vui chơi giải trí, thể dục thể thao do Đoàn
thanh niên, Hội sinh viên tổ chức hoặc tự tổ
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
209
chức thành các nhóm nhỏ để chơi bóng rổ,
bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, đá cầu,
chạy, Dịch vụ vui chơi giải trí cho sinh
viên chưa có nhiều hoạt động đa dạng đáp
ứng nhu cầu của các em.
Thực trạng sử dụng dịch vụ của các đối
tượng điều tra
Đối tượng điều tra
Nhóm nghiên cứu lựa chọn 60 mẫu điều tra,
với đối tượng là sinh viên trường đại học
Nông nghiệp Hà Nội, tập trung chủ yếu vào
sinh viên nội trú (70%) và sinh viên ngoại trú
(30%) là những sinh viên đã và đang trực tiếp
sử dụng dịch vụ của trung tâm dịch vụ trường
học để từ đó tìm hiểu sự hài lòng của sinh
viên trong việc sử dụng dịch vụ của trường.
Sinh viên sử dụng các dịch vụ của nhà trường
- Một số loại hình dịch vụ sinh viên sử dụng
Thông qua bảng thống kê 2 ta thấy được số
lượng sinh viên sử dụng dịch vụ học tập,
nghiên cứu là cao nhất, 57 sinh viên (95%)
trong tổng số sinh viên điều tra và dịch vụ vui
chơi giải trí là dịch vụ có số lượng sinh viên sử
dụng ít, chỉ có 23 sinh viên (38,33%); có nhiều
lý do để lý giải cho vấn đề này như: dịch vụ vui
chơi giải trí còn ít các hoạt động, chưa phát
triển, chưa gắn kết được sinh viên,
Trong thời gian trở lại đây nhà trường đã liên
tục có các hoạt động dịch vụ để nâng cao chất
lượng học tập cho sinh viên như: tổ chức các
hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao
chất lượng dịch vụ của thư viện nhằm đáp
ứng nhu cầu đọc sách cho sinh viên,.. điều đó
khiến cho sinh viên ngày càng tiếp cận được
với các dịch vụ học tập nghiên cứu có chất
lượng, vì thế số lượng sinh viên sử dụng dịch
vụ này ngày càng gia tăng.
Bảng 2: Số lượng sinh viên tham gia phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn Số lượng
Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 60
Trong đó: - Sinh viên chính quy 60
+ Ngoại trú 18
+ Nội trú 42
- Sinh viên tại chức 0
- Sinh viên, học viên khác 0
( Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)
Bảng 3: Một số loại hình dịch vụ sinh viên sử dụng
Đối tượng Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số SV điều tra 60 100,00
SL SV sử dụng dịch vụ nhà ở
SL SV ở ngoại trú
SL SV ở nội trú
60
18
42
100,00
30,00
70,00
2. SL SV sử dụng dịch vụ điện nước, vệ sinh 60 100,00
3. SL SV sử dụng internet 60 100,00
4. SL SV sử dụng dịch vụ ăn uống 39 65,00
5. SL SV sử dụng dịch vụ học tập, nghiên cứu 57 95,00
6. SL SV sử dụng dịch vụ gửi xe 46 76,67
7. SL SV sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí 23 38,33
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
210
100% sinh viên được điều tra đều sử dụng
dịch vụ điện nước, vệ sinh của Nhà trường.
Đây là các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu của sinh viên. Dịch vụ Internet của Nhà
trường cũng được rất nhiều sinh viên sử dụng
trong việc học tập, tìm kiếm tài liệu cũng như
thông tin liên lạc. Số lượng sinh viên sử dụng
dịch vụ ăn uống là 39 sinh viên chiếm 65%
trong tổng số sinh viên điều tra, so sánh với
con số 42 sinh viên ở nội trú chiếm 70% trong
tổng số sinh viên điều tra thì con số này vẫn
thấp hơn 5%; thêm vào đó, một phần số sinh
viên ngoại trú vẫn sử dụng dịch vụ này của
nhà trường. Từ đó có thể thấy 1 thực trạng
vẫn còn một số sinh viên nội trú sử dụng các
dịch vụ ăn uống bên ngoài hoặc tự động nấu
ăn trong KTX, việc này dễ gây ra cháy nổ
trong kí túc xá. Vì vậy, Ban quản lý KTX cần
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối
với sinh viên trong KTX.
- Mức độ sử dụng các dịch vụ của sinh viên
Bảng thống kê 4 cho ta thấy dịch vụ điện
nước, vệ sinh, Internet được sinh viên sử
dụng rất thường xuyên hoặc thường xuyên vì
đây là loại dịch vụ thiết yếu, có 55 sinh viên
trong tổng số sinh viên điều tra chiếm 92% rất
thường xuyên sử dụng dịch vụ điện nước, vệ
sinh và 50 sinh viên chiếm 83% rất thường
xuyên sử dụng dịch vụ internet. Dịch vụ gửi
xe, dịch vụ học tập nghiên cứu được cả sinh
viên nội trú và cả sinh viên ngoại trú sử dụng
rất thường xuyên, vì thế nhà trường cần đặc
biệt chú trọng vào việc nâng cao chất lượng
của hai dịch vụ này.
- Mức độ hài lòng của sinh viên khi sử dụng
các dịch vụ
Sử dụng mô hình hồi quy để đo mức độ hài
lòng của sinh viên về dịch vụ trường học. Mô
hình sử dụng 7 biến:
1. Sự thuận tiện của cấp dịch vụ
2. Sự đảm bảo của dịch vụ
3. Yếu tố tạo sự chú ý của dịch vụ (Sự khác
biệt của DV)
4. Giá của dịch vụ
5. Thời gian chờ đợi để sử dụng dịch vụ
6. Thái độ phục vụ
7. Trang thiết bị phục vụ dịch vụ
Bảng 4: Mức độ sinh viên sử dụng dịch vụ của nhà trường
Mức độ
Dịch vụ
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Bình
thường
Không
thường
xuyên
Không
sử dụng
1. Dịch vụ nhà ở (nội trú) 25 16 1 0 18
2. Dịch vụ điện nước, vệ sinh 55 5 0 0 0
3. Dịch vụ Internet 50 5 5 0 0
4. Dịch vụ ăn uống 12 9 10 8 21
5. Dịch vụ học tập, nghiên cứu 18 17 10 8 7
6. Dịch vụ gửi xe 15 14 14 2 15
7. Dịch vụ vui chơi, giải trí 4 4 17 13 22
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2012)
Kết quả chạy mô hình
_cons -1.310576 .340771 -3.85 0.000 -1.994383 -.626769
tangibility .1677995 .0787795 2.13 0.038 .0097169 .325882
attitude .3513941 .0624861 5.62 0.000 .2260065 .4767817
time .1412186 .0747744 1.89 0.065 -.0088272 .2912644
price .0416314 .0900788 0.46 0.646 -.139125 .2223877
difference -.2120272 .1242215 -1.71 0.094 -.4612959 .0372414
assurance .1990866 .0752086 2.65 0.011 .0481694 .3500037
convenience .0642724 .0847674 0.76 0.452 -.1058258 .2343706
satisfaction Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
211
Kết quả chạy tương quan giữa các biến
Kết quả trên cho thấy sự thuận tiện và sự đảm
bảo có sự tương quan tới 57,27%; sự khác
biệt và sự đảm bảo tương quan là 50,63%....
Điều đó giải thích cho mô hình hồi quy ở trên,
chỉ có 4 biến ảnh hưởng nhiều đến sự hài lòng
của sinh viên, 3 biến còn lại có mức độ ảnh
hưởng ít hoặc rất ít.
Giải pháp nâng cao hoạt động dịch vụ
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở trang thiết bị của một đơn vị là một
trong những điều kiện để thực hiện dịch vụ.
Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đòi hỏi phải có một
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng,
các dịch vụ của trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội cũng nằm trong quy luật đó. Hệ thống
cơ sở vật chất cần phải đảm bảo: tiện nghi,
thẩm mỹ, an toàn và vệ sinh.
Nhà trường cần đảm bảo đủ về số lượng cung
cấp cũng như chất lượng phòng KTX cho sinh
viên, đặc biệt vào thời điểm đầu năm học. Về
cơ bản, các phòng hiện nay khá khang trang,
đẹp đẽ; cần tiến hành tu bổ thường xuyên để
đảm bảo cơ sở vật chất cho sinh viên khi sử
dụng, đặc biệt là khu vực KTX A3, đây là
KTX có từ rất lâu và đã xuống cấp từ nhiều
năm nay. Nhà trường cần có các biện pháp để
cải thiện tình hình này
Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Mỗi năm nhà trường cần tăng cường, tạo điều
kiện cho từng bộ phận được đi học các lớp về
chuyên môn nghiệp vụ. Đơn vị có thể hỗ trợ
toàn bộ kinh phí hoặc một phần kinh phí cho
người học và yêu cầu người lao động phải
quay về phục vụ sau khi hoàn thành khóa học.
Tạo sự đa dạng, phong phú đối với các loại
hình dịch vụ
Đối tượng phục vụ của nhà trường là sinh
viên, vì vậy các hình thức dịch vụ ở đây cần
tạo sự đa dạng về nội dung, đảm bảo chất
lượng để phù hợp với sinh viên. Một điểm
khác biệt của trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đó là trường nằm cách khá xa trung tâm
thành phố, vì vậy cần chú ý tăng thêm các
dịch vụ về thể thao, văn hóa vừa tạo sân chơi
bổ ích, vừa rèn luyện sức khỏe cho sinh viên
nhà trường.
KẾT LUẬN
Dịch vụ trong giáo dục chính là dịch vụ đào
tạo và dịch vụ hỗ trợ sinh viên; trong đó dịch
vụ đào tạo thường được các Trường rất chú
trọng còn dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên đôi khi
chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, việc
nghiên cứu sự thỏa mãn của sinh viên đối với
các dịch vụ hỗ trợ trong nhà trường là rất cần
thiết, giúp cho việc nắm bắt nguyện vọng của
sinh viên và hạn chế những khó khăn khi
cung cấp các dịch vụ này, nhằm nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho sinh viên.
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ
trong các trường đại học cần phải có các biện
pháp đối với đơn vị cung cấp dịch vụ và
người sử dụng dịch vụ sao cho thật hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Hoa (2004), Tìm hiểu thực trạng và
đề ra một số định hướng chủ yếu giải quyết vấn đề
việc làm thêm cho sinh viên trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
tangibility 0.5048 0.5883 0.5072 0.3622 0.1136 0.1136 0.0462
attitude 0.0486 -0.0612 0.3323 0.1143 0.4722 0.4722 1.0000
time -0.0607 -0.1528 0.2593 0.4264 1.0000 1.0000
time -0.0607 -0.1528 0.2593 0.4264 1.0000
price 0.1216 0.1147 0.2076 1.0000
difference 0.3660 0.5063 1.0000
assurance 0.5727 1.0000
convenience 1.0000
>
> tangib~y
conven~e assura~e differ~e price time time attitude
Dương Thị Hoa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 207 - 212
212
2. Quỳnh Như, Thương mại – dịch vụ ở Mỹ Phước
(Bến Cát): chuyển mình theo phát triển công
nghiệp,
3. Trí Quang, “Dịch vụ đời sống” ở làng Đại học,
4. Nguyễn Hữu Tiến, Dịch vụ nông nghiệp vùng
đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp,
Nxb Nông nghiệp.
5. Nguyễn Trung Thành, diễn đàn sinh viên làm
thêm nên hay không,
6. Bài giảng điện tử, Vai trò và các nhân tố ảnh
hưởng đến đặc điểm ngành dịch vụ,
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế
chính trị, Trường TH quản lý và công nghệ.
8. Giáo trình kinh tế phát triển (1999) tập I,
Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê,
Hà Nội.
9. Học viện ngân hàng, Giáo trình marketing dịch
vụ, Nxb Thống kê.
10. Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ về việc
quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại – dịch
vụ giai đoạn 1998 – 2010 trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ,
11. Tin địa phương, Kinh tế thương mại dịch vụ
Hải Phòng,
12. Tin địa phương, Hoà Nam: phát triển kinh tế
thương mại dịch vụ,
SUMMARY
ENHANCING SERVICE ACTIVITIES FOR STUDENTS
IN HANOI UNIVERSITY OF AGRICULTURE
Duong Thi Hoa*, Vu Thi Hang Nga
Hanoi University of Agriculture
In recent years, the trend extended training and human resources to meet society's needs, many
universities have opened several training programs besides the key sectors of the university.
Therefore, the amount of annual student enrollment is increasing rapidly. Along with that is an
urgent need for some services (DV) as provided for student housing, food services, library
information, materials, ... student satisfaction in the service school is very important to evaluate the
service quality in universities.
Từ khóa: service activities, students, Hanoi University of Agriculture
Ngày nhận bài:13/4/2014; Ngày phản biện:23/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014
Phản biện khoa học: TS. Đoàn Đức Hải – Đại học Thái Nguyên
* Tel:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48421_52336_99201510583933_3443_2046536.pdf