Bàn về chương trình đào tạo ngành Khoa học Hàng hải của trường Đại học Nha Trang

Chiến lược của quốc gia về phát triển ngành Vận tải biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải được kèm theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Không còn con đường nào khác, một quốc gia biển hùng mạnh phải có ngành Vận tải biển phát triển với đội ngũ thuyền viên giỏi, nhiều kinh nghiệm song hành với phát triển đội ngũ quản lý, khai thác và dịch vụ hàng hải trên bờ tương xứng. Vì vậy, việc điều chỉnh mục tiêu và chương trình đào tạo ngành KHHH của Trường Đại học Nha Trang cũng vì thế là công việc hết sức bức bách và vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về chương trình đào tạo ngành Khoa học Hàng hải của trường Đại học Nha Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 170 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI BÀN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG DISCUSSIONS ON THE CURRICULUM FOR THE BACHELOR DEGREE IN NAUTICAL SCIENCE AT NHA TRANG UNIVERSITY Hồ Đức Tuấn1, Phùng Minh Lộc2 Ngày nhận bài: 04/5/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/6/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã nêu: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Nhiệm vụ này là không chỉ của ngành hàng hải, mà còn cần phải có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực hàng hải của các cơ sở đào tạo. Việc đánh giá và xây dựng lại chương trình ngành Khoa học hàng hải của Trường Đại học Nha Trang cho phù hợp với yêu cầu thực tế và năng lực cơ sở đào tạo là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, chương trình được điều chỉnh và mở rộng để đáp ứng cả các hoạt động quản lý, dịch vụ hàng hải trên bờ. Từ khóa: Khoa học hàng hải, chương trình đào tạo đại học, Trường Đại học Nha Trang, dịch vụ hàng hải ABSTRACT Resolution of the Party Central Committee 10th about Vietnam Marine Strategy 2020 stated that: Striving to make Vietnamese country a powerful nation in the sea, enrichment from the sea, firmly secured national sovereignty on sea and islands, which significantly contribute to the cause of industrialization and modernization of the country. This task is not only for the nautical sector, but also the training institutions which should have strategic solutions for developing maritime human resources. The evaluation and reconstruction of programs in the curriculum for the Bachelor degree of Nautical Science to meet the actual requirements and training capacity of Nha Trang University is the essential tasks in the current context. Accordingly, the curriculum is adjusted and expanded to meet both operational management and marine services on shore. Key words: Nautical Science, curriculum for the Bachelor degree, Nha Trang University, marine services 1 ThS. Hồ Đức Tuấn, 2 TS. Phùng Minh Lộc: Khoa Kỹ thuật giao thông – Trường Đại học Nha Trang I. MỞ ĐẦU Với hơn 3.260 km bờ biển – Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các ngành dịch vụ liên quan đến biển. Từ các cảng biển Việt Nam có thể thông qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi, qua eo biển Ba Si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ Theo dự đoán của các chuyên gia sẽ có 2/3 số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của thế giới phải đi qua vùng biển Đông trong 3-10 năm tới [4]. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đóng container trong khu vực Châu Á có thể tăng lên đáng kể. Biển Đông cũng sẽ thu hút số lượng lớn các nhà kinh doanh và khách du lịch di chuyển bằng tàu biển. Đó là cơ hội rất lớn để Việt Nam phát triển vận tải biển đem lại nguồn thu đáng kể để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và Quyết định 1601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu đến năm 2020 kinh tế vận tải biển đứng vị trí thứ hai trong năm Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 171 ngành kinh tế biển, với tầm nhìn vươn lên hàng thứ nhất sau năm 2030, lĩnh vực kinh tế biển đóng góp 55-60% GDP cả nước. Để thực hiện mục tiêu mang tính chiến lược đưa nước ta trở thành một quốc gia biển hùng mạnh, ngành vận tải biển đang đứng trước những thách thức to lớn về nguồn nhân lực, đó là làm thế nào giáo dục - đào tạo được nguồn nhân lực không những có khả năng đáp ứng các việc làm của sỹ quan và thuyền viên trên tàu như điều khiển tàu biển và vận hành máy tàu mà còn có khả năng tham gia các công việc về hàng hải trên bờ như: Chính quyền cảng; quản lý khai thác cảng biển; quản lý khai thác đội tàu; dịch vụ hàng hải; bảo hiểm, giám định hàng hải hoặc các cơ sở nghiên cứu về khoa học hàng hải... II. NỘI DUNG 1. Bức tranh đào tạo nhân lực cho ngành hàng hải của thế giới và Việt Nam Để bảo vệ an toàn cho con người và môi trường biển, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua rất nhiều công ước, đưa ra các quy chuẩn thống nhất cho tất cả hoạt động vận tải biển trên toàn thế giới. Trong các công ước mà IMO công bố có Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca cho thuyền viên (International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers - STCW, sau đây gọi tắt là Công ước). IMO lần đầu tiên thông qua STCW năm 1978, Công ước có hiệu lực vào tháng 4 năm 1984. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước và trở thành quốc gia thành viên của Công ước từ ngày 18/3/1991, việc đào tạo sỹ quan và thuyền viên phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của Công ước này [4]. Trong bức tranh ảm đạm hiện nay của ngành hàng hải, nổi lên những nét khắc họa bất thường về sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên nghiệp chất lượng cao. Các công ty xuất khẩu thuyền viên đang gặp phải những khó khăn trong việc tuyển chọn đội ngũ sỹ quan, thuyền viên giỏi về chuyên môn tinh thông về ngoại ngữ. Theo bảng đánh giá chất lượng thuyền viên một số quốc gia của Trung tâm nghiên cứu thuyền viên thế giới (Seafarers International Research Center) thì số thuyền viên Việt Nam xuất khẩu là hết sức khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực do khả năng ngoại ngữ là yếu (chỉ gần bằng 10% so với thuyền viên Philippine) [7]. Ngoài ra, nhân lực về quản lý, khai thác, dịch vụ hay các công việc ở trên bờ cho ngành hàng hải được dự đoán không những thiếu về số lượng mà còn bất cập trong việc cập nhật kiến thức chuyên môn. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Xuất khẩu lao động thuyền viên là cơ hội để giải quyết việc làm cho thanh niên, tăng thu nhập cho các gia đình nghèo, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ. Mặt khác, để đưa vận tải biển có thu nhập vào hàng thứ hai của kinh tế biển năm 2020 và hàng thứ nhất vào năm 2030 [3], thì ngoài nguồn thu từ cước vận tải và dịch vụ, còn phải tăng số lượng thuyền viên xuất khẩu để tăng nguồn thu nhập của ngành Vận tải biển để tăng GDP. Vì vậy, phải xây dựng mục tiêu xuất khẩu thuyền viên năm 2020 và định hướng 2030 ngang bằng với số lượng thuyền viên cho đội tàu nội địa. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh [5], nhu cầu thuyền viên đến năm 2020 cho đội tàu trong nước khoảng 33.000 và cho xuất khẩu khoảng 33.000 người; nhu cầu thuyền viên đến năm 2030 tăng gấp đôi, là: 132.000 người. Một thực tế đáng lưu ý: Thuyền viên ra trường nhưng không hoặc chỉ chọn nghề đi tàu trong thời gian ngắn thì số lượng cần đào tạo phải cao hơn khoảng 30 - 40% [4], đây chính là đội ngũ cần được trang bị mở rộng kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng các vị trí việc làm về hàng hải trên bờ. 2. Hiện trạng về Chương trình đào tạo ngành Khoa học hàng hải (KHHH) của Trường Đại học Nha Trang Chương trình đào tạo ngành khoa học Hàng hải ra đời bởi sự cộng tác của Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản và Khoa Kỹ thuật Giao thông, với hai chuyên ngành là ngành Điều khiển tàu biển và ngành Vận hành máy tàu. Ngành này trước đây được quản lý bởi Viện KH & CN khai tác thủy sản, tuy nhiên trong quá trình triển khai với khóa 55 KHHH, Viện và Trường thấy chưa đủ điều kiện đào tạo về Điều khiển tàu biển nên đã chuyển ngành này về Khoa Kỹ thuật Giao thông và giao cho Bộ môn Động lực tiếp quản. Theo đó, kể từ khóa 55 ngành KHHH sẽ chỉ đào tạo chuyên ngành Vận hành máy tàu, qua quá trình tiếp quản và rà soát lại mục tiêu và chương trình đào tạo của ngành này, Bộ môn Động lực nhận thấy, nếu với chuyên môn hẹp như vậy rất khó để sinh viên có thể xin được việc làm sau khi ra trường. Nội dung của chương trình hiện chưa đề cập đến lĩnh vực quản lý, dịch vụ hàng hải trên bờ, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 172 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG một lĩnh vực tạo nên chỉnh thể cho ngành Khoa học hàng hải. 3. Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp cải tiến, điều chỉnh Chương trình đào tạo ngành KHHH của Trường Đại học Nha Trang Trước thực trạng trên, lãnh đạo Khoa Kỹ thuật giao thông đã đề xuất với Trường cho xây dựng lại chương trình cho phù hợp hơn với yêu cầu thực tế. Ngày 05/01/2015 Hiệu Trưởng Trường Đại học Nha Trang đã ký quyết định thành lập Hội đồng xây dựng lại ngành KHHH trình độ đại học với các thành viên có sự liên kết của 03 đơn vị tham gia giảng dạy là Khoa Kỹ thuật Giao thông, Viện KH & CN khai thác thủy sản, Khoa Kinh tế và đặc biệt có sự tham gia của đại diện Cảng vụ Nha Trang. Qua phiên họp hội đồng đầu tiên với định hướng là xác định lại mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế, xác định lại các vị trí công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận với chuyên môn của mình được đào tạo, trong đó hết sức lưu ý đến mảng quản lý, dịch vụ hàng hải trên bờ. Với định hướng như vậy, Hội đồng đã quyết định trước khi điều chỉnh mục tiêu và chương trình đào tạo, cử 03 đoàn đi tìm hiểu thực tế về cơ hội vị trí việc làm, các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các địa chỉ khảo sát gồm: Cảng và Cảng Vụ Nha Trang, Công ty Bảo hiểm hàng hải, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung Bộ, Cảng Sài Gòn và các công ty Vận tải biển; Công ty cổ phần đầu tư, xây dựng và Nạo vét đường thủy; Đăng kiểm Na Uy-Việt Nam và Trường Đại học Giao thông vận tải HCM. Hội đồng xây dựng lại ngành KHHH đã thống nhất sửa đổi về mục tiêu đào tạo, kiến thức và kỹ năng từ đó điều chỉnh các học phần cho phù hợp, cụ thể như sau [2]: HIỆN TẠI ĐIỀU CHỈNH 1. Giới thiệu 1.1. Tên ngành đào tạo: Khoa học hàng hải (Navigation) 1.2. Trình độ đào tạo: Đại học 1.3. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học Hàng hải, gồm hai chuyên ngành chính là Điều khiển tàu biển và Vận hành khai thác máy tàu thủy, trang bị cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1. Giới thiệu 1.1. Tên ngành đào tạo: Khoa học hàng hải (Marine Engineering) 1.2. Trình độ đào tạo: Đại học 1.3. Mục tiêu chung: Chương trình giáo dục đại học ngành Khoa học Hàng hải, với chuyên môn chính là vận hành, khai thác tàu thủy và quản lý các hoạt động hàng hải, trang bị cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Nội dung chuẩn đầu ra B. Kiến thức B5. Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn sau: B5.1. Bảo vệ môi trường biển B5.2. Thông tin liên lạc và cấp cứu trên biển B5.3. Đặc tính của vật liệu kỹ thuật nói chung và vật liệu liên quan đến máy và thiết bị tàu thủy nói riêng. B5.4. Hệ thống và thiết bị điện, điện tử và điều khiển tự động thông dụng phục vụ việc vận hành hệ thống điện trên tàu thủy. B5.5. Kỹ thuật chế tạo cơ bản phục vụ việc sửa chữa máy và thiết bị tàu thủy. B5.6. Cấu tạo và tính toán các tính năng hàng hải của tàu thủy. B5.7. Lắp ráp, sửa chữa Thiết bị năng lượng tàu thủy B5.8. Vận hành, khai thác Thiết bị năng lượng tàu thủy B5.9. Kỹ thuật kiểm tra, thử nghiệm máy và thiết bị tàu thủy. B5.10. Luật và An toàn buồng máy 2. Nội dung chuẩn đầu ra B. Kiến thức B5. Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn sau: B5.1. Bảo vệ môi trường biển B5.2. Thông tin liên lạc và cấp cứu trên biển B5.3. Điều động tàu biển B5.4. Dẫn tàu bằng phương pháp địa văn, thiên văn và bằng máy móc hàng hải và thiết bị vô tuyến B5.5. Hệ thống và thiết bị điện, điện tử và điều khiển tự động thông dụng trên tàu thủy. B5.6. Cấu tạo và tính toán các tính năng hàng hải của tàu thủy. B5.7. Xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong vận tải biển. B5.8. Bảo dưỡng, sửa chữa, cung ứng máy và thiết bị tàu thủy B5.9. Vận hành, khai thác máy và thiết bị tàu thủy B5.10. Cảng vụ, pháp chế, an toàn hàng hải B5.11. Quản lý kinh tế vận tải biển và cảng biển. B5.12. Đăng kiểm, bảo hiểm tàu biển Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 173 C. Kỹ năng C1. Kỹ năng nghề nghiệp C1.1. Đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực của thợ máy và sĩ quan vận hành máy theo quy định của Bộ luật STCW-95 (Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện cấp bằng và trực ca cho thuyền viên). C1.2. Sử dụng được các máy móc, thiết bị thông dụng phục vụ việc kiểm tra, sửa chữa máy và thiết bị tàu thủy. C1.3. Thực hiện gia công cơ khí cơ bản, tương đương thợ cơ khí bậc 2 C1.4. Sửa chữa, khai thác và thử nghiệm máy và thiết bị tàu thủy. C1.5. Có năng lực tối thiểu về kỹ thuật cứu người bị nạn. C1.6. Có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến Đăng kiểm máy và thiết bị tàu thủy. C2. Kỹ năng mềm C2.1. Làm việc độc lập. C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng. C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn. C2.4. Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn. C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý. C2.6. Quản lý và lãnh đạo nhóm C. Kỹ năng C1. Kỹ năng nghề nghiệp C1.1. Bảo dưỡng, vận hành máy móc, thiết bị tàu thủy C1.2. Nghiệp vụ xử lý các tình huống nguy hiểm trong quá trình vận hành, khai thác tàu thủy. C1.3. Tổ chức quản lý, khai thác cảng biển và vận tải biển. C1.4. Nghiệp vụ về dịch vụ hàng hải C1.5. Đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng của thợ máy, thủy thủ và sĩ quan vận hành máy, điều khiển tàu biển theo quy định của Bộ luật STCW-95. C1.6. Kỹ năng gia công cơ khí cơ bản (hàn, tiện, phay, nguội, rèn) và sửa chữa máy tàu thủy tương đương thợ bậc 2 C2. Kỹ năng mềm C2.1. Làm việc độc lập. C2.2. Làm việc theo nhóm và với cộng đồng. C2.3. Giao tiếp và truyền đạt thông tin trong lĩnh vực chuyên môn. C2.4. Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực chuyên môn. C2.5. Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn và quản lý. C2.6. Quản lý và lãnh đạo nhóm 3. Nơi làm việc 3.1. Trên tàu biển, tàu công vụ; 3.2. Công ty vận tải biển; 3.3. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải; 3.4. Cơ quan quản lý ngành hàng hải và vận tải biển; 3.5. Công ty đóng, sửa chữa tàu biển 3.6. Công ty dịch vụ hàng hải và vận tải biển; 3.7. Cơ quan tìm kiếm cứu nạn hàng hải; 3.8. Cảng biển; 3.9. Cơ quan đại lý tàu biển; 3.10. Cơ quan bảo hiểm hàng hải và Đăng kiểm tàu biển 3. Nơi làm việc 3.1. Cơ quan quản lý nhà nước: cảng vụ, trục vớt cứu hộ, cơ quan tìm kiếm cứu nạn và an toàn hàng hải 3.2. Doanh nghiệp: 3.2.1. Các công ty vận tải biển; 3.2.2. Dịch vụ hàng hải: dịch vụ giao nhận, đại lý tàu biển; dịch vụ sửa chữa tàu biển; bảo hiểm, giám định hàng hải 3.2.3. Khai thác cảng biển; 3.3. Thuyền viên trên các tàu vận tải biển, tàu công vụ 3.4. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học hàng hải. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 174 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), 2007. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ tư về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Hà Nội. 2. Kết luận của Hội đồng xây dựng lại ngành KHHH ngày 23/4/2015. Trường Đại học Nha Trang. 3. Trung tâm nghiên cứu biển đảo. Ngành vận tải biển Việt Nam – Cơ hội và thách thức. Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Phòng Tổng hợp, văn phòng Bộ Tư pháp. Một số vấn đề cơ bản của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. vn/ct/tintuc/lists/thongtinkhac/view_detail.aspx?ItemID=4208. 5. Cao Ngọc Thân. Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030. Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM. 6. Văn phòng Chính phủ. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030. Hà Nội. 7. Makoto Washizu. Analysis of world future demand/supply of seafares & potential countermeasures. Seminar on the Problem of the Global Shortage of Seafarers and the role of the Shipping Industry through CSR activities, 11th May 2010. Japan International Transport Institute (JITI). III. KẾT LUẬN Chiến lược của quốc gia về phát triển ngành Vận tải biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải được kèm theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Không còn con đường nào khác, một quốc gia biển hùng mạnh phải có ngành Vận tải biển phát triển với đội ngũ thuyền viên giỏi, nhiều kinh nghiệm song hành với phát triển đội ngũ quản lý, khai thác và dịch vụ hàng hải trên bờ tương xứng. Vì vậy, việc điều chỉnh mục tiêu và chương trình đào tạo ngành KHHH của Trường Đại học Nha Trang cũng vì thế là công việc hết sức bức bách và vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_3_2015_30_ho_duc_tuan_9257_2024468.pdf
Tài liệu liên quan