Một số PP sử dụng phương tiện dạy học địa lí lớp 8

Trong nội dung chương trình môn lịch sử, có một số bài chúng ta có thể thực hiện dạy toàn bài theo BĐTD, chủ yếu là những bài mà sách giáo khoa trình bày những khái niệm, những sự kiện có hệ thống, học sinh đọc sách giáo khoa có thể trình bày được những khái niệm. Chúng ta có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa, thầy giáo hướng dẫn vẽ BĐTD, sau đó phân tích khái niệm, học sinh vẽ BĐTD vào vở và học bài theo BĐTD. Ví dụ : Khi dạy Lịch sử 9, bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT, nội dung bài có 3 mục, chia làm 3 nhánh chính, học sinh đọc sách giáo khoa và tìm ra các ý là các cành nhỏ, chúng ta hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD, và đây cũng là nội dung cô đọng của toàn bài, khi học học sinh sẽ dễ nhớ kiến thức của bài học. d/ Bản đồ tư duy để tổng kết, củng cố Với thế mạnh của BĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng BĐTD trong tiết ôn tập, củng cố: - Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập BĐTD, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại BĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình.

doc85 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số PP sử dụng phương tiện dạy học địa lí lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 8                   Một số PP sử dụng phương tiện dạy học địa lí lớp 8. I.ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Yêu cầu của ngành :   Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. NQ TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”.    Định hướng đó đã được pháp chế trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” Cần chuyển từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Để thực hiện điều này đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và học. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá cần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề” Những con người tự tin có trách nhiệm, có những hành động phù hợp với giá trị nhân văn và công bằng xã hội. Cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.   Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục - đào tạo triển khai thực hiện mô hình xây dựng “Nhà trường thân thiện học, học sinh tích cực”.Đây là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giáo dục, phù hợp với nhu cầu và cuộc sống tại địa phương, tạo tâm lý cho người học được thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực cần thiết, phù hợp với học sinh. 2. Thực trạng :   Trong năm học vấn đề sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, các mẫu vật của bộ môn địa lí được thực hiện ở chương trình địa lí lớp 8 . Đây là một chương trình giúp các em hiểu sâu về địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội Việt Nam, và liên hệ các châu lục, các quốc gia trên thế giới. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp để khai thác kiến thức từ bản đồ giáo khoa, giúp các em hiểu rõ hơn về tự nhiên con người các quốc gia trên thế giới, càng có ý nghĩa hơn khi các em được học về tự nhiên kinh tế xã hội của Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng, đáp ứng yêu cầu khi đất nước mở cửa hội nhập.   Trước đây khi chưa thực hiện đồng bộ kết hợp nhiều phương pháp dạy trên lớp. Kết quả học tập chưa đạt hiệu quả tối ưu. Phần lớn giáo viên chưa chú trọng khâu chuẩn bị : Soạn bài, bản đồ, tranh ảnh, các mẫu vật, mô hình, sơ đồ nhất là các hình động trên máy tính. nên kết quả của một giờ lên lớp chưa cao. Qua những năm tháng giảng dạy tôi thấy : Nếu chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy đơn thuần giáo viên hướng dẫn các em quan sát mà không đi sâu vào phương pháp hướng dẫn các em cách quan sát sử dụng bản đồ, mẫu vật thật, mô hình, thì các em chỉ như cái máy nhớ rồi lại quên không khắc sâu được kiến thức cho các em . 3. Giải pháp đã sử dụng :   Trong một giờ học áp dụng nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất, cần phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp với nhau để học sinh nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bằng các kiến thức mình tự tìm tòi và cùng nhóm xây dựng lên, chứ không phải là kiến thức mà thầy cô truyền thụ cho mình. Trong đề tài này phương pháp chủ yếu tôi muốn cùng đồng nghiệp chúng ta quan tâm đến đó là : Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh, qua các dạng bản đồ, hình ảnh, mô hình, tranh ảnh, mẫu vật cụ thể để các em tự xác định được.   Làm thế nào để các em tiếp thu bài ngay trên lớp, hiểu sâu về kiến thức đòi hỏi người GV phải có nhiều phương pháp giảng dạy để giúp các em học tập năng động thoải mái sáng tạo, phát huy trí thông minh của các em. Đó là lý do tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm :“ phương pháp dạy tốt môn địa lí lớp 8” I.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Cơ sở lý luận :   Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội. Thì việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế là điều thầy cô mong muốn.   Với nội dung học tập của môn Địa lí 8 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động và phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập của học sinh. Địa lí là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức địa lí chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương... Muốn thực hiện các bài học trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong giờ học. Qua thực tế hiện nay để đạt một giờ dạy tốt là cả một vấn đề mà mỗi thầy cô chúng ta cần quan tâm : Có những giờ dạy rất thành công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi giáo viên đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để các giờ dạy địa lí đạt kết quả cao nhất. 2. Giả thuyết :   Trong chương trình SGK lớp 8 có 2 nội dung chính đó là phần tự nhiên - kinh tế Châu Á và Tự nhiên Việt Nam. Dù là dạy địa lí các châu hay địa lí Việt Nam chúng ta cũng cần hình thành cho các em học sinh những nội dung cơ bản sau : -Về kiến thức : Cần nắm những kiến thức cơ bản nào? -Về kỹ năng : Cần rèn luyện kỹ năng gì ? -Về thái độ : GD học sinh về thái độ -> tìm ra biện pháp thực hiện.   Trong các giờ lên lớp những bài dạy nào có bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật thật là tốt nhất vì học sinh không thể đi đến tận nơi, thấy tận mắt tất cả những nơi trên bề mặt của trái đất, hay ở Việt Nam để quan sát thực tế địa phương.... Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” . Giáo viên sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam bản đồ khoáng sản Việt Nam, mẫu vật khoáng sản Việt Nam, bản đồ trống Việt Nam. Học sinh quan sát. Tài nguyên khoáng sản : - Việt Nam có khoảng 5000 điểm tụ và quặng khoáng sản với 60 loại khác nhau. - Các khoáng sản có trữ lượng lớn như: + Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc, bô xít.... Với những bài dạy không có bản đồ, mẫu vật để quan sát . Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, bảng số liệu có đủ thời gian để quan sát. Có thể đưa ra yêu cầu trước hoặc cho học sinh quan sát xong mới đưa yêu cầu. Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” . Yêu cầu cho học sinh quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam treo tường và sách giáo khoa, để nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản, sự phân bố, trữ lượng các loại khoáng sản của nước ta.   Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài ta thấy cần áp dụng những phương pháp nào cho phù hợp. Tuỳ theo mỗi bài dạy có những phương pháp khác nhau áp dụng ở mỗi lớp khác nhau. Tuy vậy nhưng ở chương trình lớp 8 những phương pháp tôi cho là phù hợp có thể áp dụng được để giảng dạy đạt hiệu qủa, đó là : + Quan sát lược đồ, mẫu vật, mô hình, băng hình, tranh ảnh. + Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Phương pháp hoạt động nhóm : Phát huy tính chủ động tìm tòi, tìm ra những kiến thức mới của học sinh. + Phương pháp kiểm tra đánh giá. a.Hướng dẫn học sinh quan sát : Bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,mẫu vật, hình ảnh động trên màn hình, tranh ảnh, thí nghiệm. - Bản đồ vùa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng là cuốn sách giáo khoa thứ hai của bộ môn địa lí. - Từ bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. có thể bồi dưỡng cho học sinh thế giới duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học, tự nghiên cứu. Do đặc điểm của các đối tượng sự vật địa lí được trãi rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến tận nơi được. Vì vậy dạy học không thể thiếu bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. Trong giảng dạy địa lí mở đầu bằng bản đồ kết thúc bằng bản đồ. Đây là đặc trưng của bộ môn khoa học địa lí mà không một môn khoa học nào có thể so sánh được. Cho nên khi lên lớp giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu của bài học để đưa ra một hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ một cách có hiệu quả.   Ví dụ : Quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam cho biết nước ta có những loại khoáng sản nào ? + Học sinh quan sát và trả lời: Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc, bô xít....dựa vào các kí hiệu của bản đồ mà không cần sử dụng sách giáo khoa. Các em đã thấy các loại khoáng sản này chưa ?   Sau khi học sinh trả lời giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu vật khoáng sản Việt Nam, để các em nhận biết các loại khoáng sản một cách hiệu quả nhất. b.Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của học sinh. Sau khi học sinh đã quan sát cụ thể một mẫu vật, sơ đồ, bảng số liệu thống kê, hình ảnh nào đó hoặc các kiến thức đã qua thực tế - Giáo viên cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh bằng các tình huống để các em dự đoán nên giả thuyết tranh luận giữa những ý kiến trái ngược Ví dụ : Quan sát tranh khai thác than, dầu khí em có nhận xét gì?: + Em dự đoán xem, hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên, tại sao con người lại khai thác quá mức nguồn tài nguyên, có ảnh hưởng gì tới tương lai? + Em thử đoán xem khai thác hợp lí nguồn tài nguyên là biện pháp tích cực hay tiêu cực? + Để bảo vệ nguồn tài nguyên chúng ta cần phải làm gì ? c.Phương pháp hoạt động nhóm :   Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa giải quyết, cá nhân các em có thể đưa ra ý kiến thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến.   Thảo luận nhóm là phương pháp thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Hoạt động nhóm là hoạt động đòi hỏi tính tự giác của học sinh rất cao, em nào cũng được đưa ra ý kiến của mình. Nhưng hoạt động này đôi khi không hiệu quả vì giáo viên chưa đi sâu đi sát đến từng nhóm và hướng dẫn các nhóm hoạt động chưa cụ thể. Đây là một hoạt động mà người giáo viên thực hiện chưa tốt. Có giáo viên để các nhóm hoạt động, ít để ý đến các em, có nhóm các em gây ồn ào mất trật tự, có nhóm chỉ có một vài em làm việc còn lại một số các em khác không chú ý .   Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề có phân tích lý lẽ, giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh. Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức, phát triển được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp tranh luận... Thảo luận có nhiều hình thức : Thảo luận cá nhân(hay cả lớp..), thảo luận theo cặp, nhóm, theo tổ...   Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải đưa ra những yêu cầu rõ ràng cần thảo luận những câu hỏi nào ? (Chú ý những câu hỏi khó mới cần đưa ra thảo luận). Thời gian qui định là bao lâu? Mỗi nhóm báo cáo xong cần có nhận xét đánh giá (khen, nhắc nhở) Một điều giáo viên cần chú ý đó là theo dõi sự hoạt động của các nhóm - Mỗi nhóm sẽ cử một nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trong nhóm hoạt động và một thư ký ghi ý kiến của các bạn trong nhóm. d.Phương pháp kiểm tra đánh giá : Đây là một hoạt động nhằm đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, của cá nhân thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (Đúng, sai – lựa chọn câu đúng). Bài tập điền từ phù hợp vào chỗ trống bằng các phiếu học tập, trò chơi, nhận biết mô hình, tư duy kiến thức từ bản đồ 3/ Quá trình thể nghiệm (Thực nghiệm ) : Để thực hiện tốt một giờ dạy đạt kết quả thì việc đầu tiên là khâu thiết kế một bài dạy (Các bước lên lớp) Tôi đã áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để giảng dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” Với bài dạy này : Về mục tiêu cần xác định : 1.Kiến thức : - Hiểu và trình bày được. + Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là một nguồn lực quan trọng để công nghiệp hóa đất nước. + Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. + Các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta. + Bảo vệ và khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn khoáng sản quý giá của nước ta. 2.Kỹ năng : - Biết xác định các đối tượng bản đồ, kí hiệu của các loại khoáng sản, tên các loại khoáng sản chính. - Chỉ được các vùng mỏ khoáng sản chính của nước ta. - Xác định được các loại khoáng sản và vùng phân bố trên bản đồ trống Việt Nam. - Các vùng khai thác khoáng sản, các cơ sở luyện kim và suất khẩu. - Vận dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ địa phương. 3.Thái độ : - Tham gia và có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường. - Sau khi xác định rõ mục tiêu của bài thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương pháp dạy cho phù hợp với từng phần của bài học. Ví dụ : Phần 1 :Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản : + Cho học sinh quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam. ? Cho biết Việt Nam có những loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn ? - Các khoáng sản có trữ lượng lớn như : Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc ? Em hãy xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ. - Sau khi học sinh trả lời Giáo viên : Cho học sinh quan sát mẫu khoáng sản. ? Nơi phân bố ? Giáo viên cho học sinh tự dán kí hiệu cắt rời lên bản đồ trống Việt Nam. Ví dụ : Phần 2/ Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta. Hoạt động nhóm : Nhóm 1 : Giai đoạn tiền Cambri. Nhóm 2 : Giai đoạn cổ kiến tạo. Nhóm 3 : Giai đoạn tân kiến tạo. * Đại diện nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ khoáng sản Việt Nam. + Quan sát thảo luận nhóm. Rút ra kết luận Bằng sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp quan sát – Thảo luận – Kiểm tra đánh giá giờ học đã thật sự thu hút học sinh. 4. Hiệu quả mới : Các tiết dạy có sự chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học như : Tranh ảnh, bảng số liệu, mẫu vật, bản đồ, thao tác chính xác, kết hợp đồng bộ nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Giáo viên đã giúp các em nắm các kiến thức cơ bản một cách chính xác, do chính các em tìm ra từ các phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình thi và kiển tra. III .BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 1. Kinh nghiệm cụ thể : Qua những giờ dạy được chuẩn bị đầy đủ, thao tác chính xác, giúp các em nắm các bài lý thuyết sâu hơn áp dụng trong đời sống hằng ngày, những kiến thức địa lí trong chương trình lớp 8 để giải thích mối quan hệ nhân quả của tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, áp dụng những hiểu biết của mình vào thực tế hiện nay là điều hết sức cần thiết, sau khi học song chương trình THCS các em có thể bước vào cuộc sống với sự tự tin và lòng dũng cảm, để đối mặt với cuộc sống xã hội đầy khó khăn và gian khổ, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng. 2. Kết luận chung và kiến nghị : Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ của tôi về một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học, để dạy tốt chương trình địa lí lớp 8 đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta cùng xây dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao nhất của bộ môn địa lí. Kiến nghị : - Mở lớp tập huấn về việc sử dụng công nghệ thông tin. - Hình ảnh khai thác khoáng sản tại các vùng mỏ Việt Nam. - Mẫu vật từ ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam. - Hình ảnh nhà máy sán xuất. Tài liệu tham khảo : + Sách giáo khoa địa lí lớp 8. + Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng địa lí lớp 8. + Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn địa. + Át lát địa lí Việt Nam - Thế giới. + Tài liệu bộ giáo dục đào tạo “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Vận dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường THCS I.      ĐẶT VẤN ĐỀ      1. Lý do chọn đề tài: Bản đồ tư duy ( mind map) còn gọi là Sơ đồ tư duy, là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, từ khóa, hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức...Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể "thể hiện" nó dưới dạng Bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó, việc lập Bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.  Bản đồ tư duy (mind map) phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Hiện nay, kỹ thuật này đang được hơn 200 triệu người trên thế giới sử dụng (công ty, tổ chức giáo dục, trường học, cá nhân, diễn giả, HS-SV) Bản đồ tư duy mang lại hiệu quả tốt cho quá trình Dạy – Học, giáo viên tiết kiệm thời gian, tăng tính linh hoạt; Học sinh tăng tính chủ động sáng tạo, phát triển tư duy... Ở nước ta tuy mới được áp dụng từ đầu năm học 2010 - 2011 nhưng dạy học bằng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học khác đã giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, hiểu vấn đề sâu sắc, có hệ thống, học sinh yêu thích đi học hơn.            Nhằm mục đích phát huy tính tích cực tự giác của học sinh trong quá trình dạy và học, ngành Giáo dục đã vận dụng Bản đồ tư duy vào dạy và học. Tuy nhiên, thời gian vận dụng còn quá ngắn chưa vận dụng tốt vào giảng dạy. Đối với bộ môn Lịch sử, việc lập Bản đồ tư duy còn gặp nhiều khó khăn, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi thông qua giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Bình Tân- TX. La Gi, thông qua các tiết dự giờ, các tiết thao giảng , hội giảng  của đồng nghiệp... chúng tôi viết sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.         2. Khảo sát và thực trạng: Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn Lịch sử là vấn đề bức xúc của xã hội. Việc dạy và học bộ môn Lịch sử chưa phát huy được tinh tích cực, tự giác của học sinh, chất lượng  bộ môn thường không đạt yêu cầu. Đối với học sinh trường THCS Bình Tân, là học sinh vùng biển, chất lượng học tập các bộ văn hóa chưa cao, đặc biệt với môn Lịch sử, rất ít học sinh có hứng thú với bộ môn.         Khó khăn nhất của môn lịch sử và phát huy tính tích cực và lòng say mê của học sinh đối với  lịch sử Dân tộc.         Trong những lớp học chúng tôi đã dạy, học sinh chỉ trả lời được câu hỏi phát hiện, chủ yếu xem sách giáo khoa để trả lời, không trả lời được câu hỏi tái hiện và câu hỏi phát huy trí lực.         Muốn học sinh tiếp thu tốt, chúng ta đồng thời phải huy động nhiều phương pháp tích cực, trong đó phát huy trí lực thông qua bản đồ tư duy cũng là một phương pháp thích hợp đối với môn Lịch sử. II.   NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP.         Việc đưa Bản đồ tư duy hay Sơ đồ tư duy vào nội dung phương pháp dạy và học là một vấn đề tương đối mới mẽ đối với thầy và trò. Khi thực hiện BĐTD chúng tôi thường xác định bài nào sử dụng được BĐTD, bài nào không sử dụng được? Dùng loại bản đồ nào để cung cấp kiến thức ? Đối với môn Lịch sử, khi kết hợp sử dụng Bản đồ tư duy với các phương pháp đặc trưng bộ môn khác thực sự đã tạo ra một luồng gió mới, tạo sự kích thích và hứng thú  học tập đối với học sinh. Đối với thầy giáo dạy Lịch sử cũng rất cần hiểu biết và có kỹ năng thực hiện bản đồ tư duy, khi dạy học bằng BĐTD kiến thức lịch sử được kết nối liền mạch, trình bày bài có hệ thống hơn . Vì vậy thông qua giảng dạy chúng tôi đề ra một số nội dung và giải pháp  để đưa BĐTD vào việc dạy và học Lịch sử.        2.1. Tổ chức dạy học bằng bản đồ tư duy.           Việc tổ chức dạy học bằng BĐTD khi cả thầy và trò có sự chuẩn bị, học sinh cần phải được rèn kỹ năng vẽ BĐTD ( Bản đồ tư duy ) thường xuyên, có dụng cụ giấy, bút, màu để vẽ. Đặc biệt phải có hứng thú khi vẽ thì mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy việc trước tiên là chúng ta phải tìm cách tạo hứng thú và sau đó hướng dẫn học sinh theo các bước để vẽ.           Đối với thầy giáo nên hướng dẫn cho học sinh nhiều cách vẽ BĐTD, biết cách sử dụng chữ viết, màu sắc và ký hiệu khi vẽ, từ đó các em có hứng thú khi vẽ một BĐTD. Thực hiện dạy học bằng cách lập BĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau:            - Bước 1: Học sinh lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.            - Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.            - Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.            - Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.            Việc thuyết minh, trình bày nội dung bằng BĐTD hiện nay là vấn đề khó, nhất là học trường THCS Bình Tân chúng tôi, năng lực diễn đạt của học sinh nhiều hạn chế, chúng ta từng bước rèn kỹ năng trình bày BĐTD cho các em, giáo viên dạy Sử nên coi việc rèn kỹ năng thuyết minh BĐTD là rèn kỹ năng sống cho học sinh. Khi củng cố kiến thức từng mục hoặc củng cố kiến thức toàn bài giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng bản đồ tư  duy. Vi dụ: Khi dạy Lịch sử 8,  bài : KHỞI NGHĨA YÊN THẾ , phần củng cố, chúng tôi vẽ BĐTD theo từng bước như trên, ta có BĐTD như sau :         Nếu là tiết dạy bằng giáo án điện tử, BĐTD xuất hiện theo trình tự rất rõ ràng và màu sắc rất đẹp mắt thu hút học sinh tiếp thu kiến thức dẽ dàng. Chúng ta nên cho BĐTD xuất hiện lần thứ hai để rèn thêm kỹ năng trình bày nếu có thời gian.      2.2. Sử dụng Bản đồ tư duy trong 1 tiết học Lịch sử. Lịch sử là một một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ. Vì vậy, khi sử dụng BĐTD để trình bày những sự kiện lịch sử chúng ta dễ dàng liên kết sự kiện với nhau tạo thành những chuổi kiến thức làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức. Khi liên kết các sự kiện lịch sử trên một BĐTD thầy giáo trình bày kiến thức sẽ có hệ thống  và hấp dẫn học sinh hơn, học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Tất cả mọi tiến trình của bài dạy đều có thể vận dụng BĐTD để dạy. a/ Bản đồ tư duy để giới thiệu nội dung bài: Khi giới thiệu nội dung bài mới, người thầy có nhiều cách để giới thiệu, giới thiệu bằng BĐTD là một cách tương đối đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao, BĐTD tác động đến học sinh những kiến thức cơ bản nhất từ những đường nét  đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu.           Ví dụ : khi dạy Lịch sử 9, bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT. Nếu sử dụng giáo án điện tử để dạy thì vấn đề đơn giản, còn nếu không sử dụng giáo án điện tử chúng ta có thể vẽ nhanh trên bảng đen BĐTD để giới thiệu nội dung bài cho học sinh.  Bước giới thiệu bài chính là bước tạo bộ khung ban đầu của BĐTD, hình dáng của BĐTD xuất hiện, bao nhiêu nhánh, bao nhiêu cành xuất hiện, thầy và trò định hướng về hình dáng của BĐTD mà chúng ta sẽ vẽ. b/  Bản đồ tư duy để trình bày nội dung tùng phần Khi dạy nội dung kiến thức từng phần, chúng ta có nhiều cách để cung cấp kiến thức cho học sinh, nhưng khi dạy với BĐTD chúng tôi thường sử dụng một số phương pháp sau:           - Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa để tìm ra các sự kiện, sau đó giáo viên phân tích đào sâu....Giáo viên liệt kê các sự kiện lên BĐTD để học sinh trình bày hoàn chỉnh sự kiện. Vì dụ :  Khi dạy Lịch sử 9, bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, mục 2 và 3 là diễn biến của Tổng khởi nghĩa ta có thể vẽ sơ đồ sau:           Sau khi vẽ BĐTD chúng ta cho học sinh trình bày diễn biến theo bản đồ, qua đó, các em nắm được trình tự và liên kết các sự kiện với nhau.          - Bản đồ tư duy trong bộ môn Lịch sử cũng chính là sơ đồ thời gian, cho nên khi giảng dạy nội dung có sự kiện tiến triển theo thời gian chúng ta sử dụng BĐTD để dạy. Sau khi đọc đoạn sách giáo khoa, giáo viên gợi ý để học sinh xác định các cột mốc thời gian, giáo viên vẽ lên sơ đồ, sau đó phân tích nội dung. Ví dụ: khi Lịch sử 9, dạy bài 16: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1917-1923, học sinh đọc sách giáo khoa mục I : Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, học sinh tìm các sự kiện: - 1919, 7/1920, 12/1920, 1921...giáo viên thể hiện sự kiện lên BĐTD và sau đó phân tích sự kiện.           Khi dạy phần diễn biến trên BĐTD, chúng ta liên kết được trình tự  diễn biến như một sơ đồ thời gian, còn nội dung diễn biến chúng ta phải sử dụng những biện pháp sư phạm khác dể  mở rộng, đào sâu kiến thức. c/ Bản đồ tư duy dạy toàn bài.  Trong nội dung chương trình môn lịch sử, có một số bài chúng ta có thể thực hiện dạy toàn bài theo BĐTD, chủ yếu là những bài mà sách giáo khoa trình bày những khái niệm, những sự kiện có hệ thống, học sinh đọc sách giáo khoa có thể trình bày được những khái niệm. Chúng ta có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa, thầy giáo hướng dẫn vẽ BĐTD, sau đó phân tích khái niệm, học sinh vẽ BĐTD vào vở và học bài theo BĐTD. Ví dụ : Khi dạy Lịch sử 9, bài 14: VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT, nội dung bài có 3 mục, chia làm 3 nhánh chính,  học sinh đọc sách giáo khoa và tìm ra các ý là các cành nhỏ, chúng ta hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD, và đây cũng là nội dung cô đọng của toàn bài, khi học học sinh sẽ dễ nhớ kiến thức của bài học. d/ Bản đồ tư duy để tổng kết, củng cố      Với thế mạnh của BĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng BĐTD trong tiết ôn tập, củng cố:     - Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập BĐTD, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại BĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình.     - Cách khác: Giáo viên lập BĐTD mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, giáo viên chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu, hoặc thừa thông tin trong tiết học đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một BĐTD ôn tập, củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lý. Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh ( suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giờ ôn tập, tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn. Trong bộ môn lịch sử, loại bài tổng kết thường được viết thành từng bài, các tác giả sách giáo khoa đã một lần cô đọng kiến thức, chúng ta vận dụng vào BĐTD tương đối dễ vì những đơn vị kiến thức đã được khái quát, rút gọn, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn học sinh vẽ BĐTD .  Thông qua tiết tổng kết, với BĐTD chúng ta có thể củng cố kiến thức từng chương, từng phần.        Ví dụ: khi dạy Lịch sử 6, tiết 29, bài: 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III. Nội dung ôn tập giai đoạn “nghìn năm Bắc thuộc” chủ yếu nằm trong 3 nội dung: Chính sách cai trị, những lần thay đổi tên của nước ta và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, 3 nội dung nằm trong 3 nhánh của BĐTD rất dẽ dàng khai thác, khi dạy học sinh rất thú vị. ,           Tóm lại : Dạy học bằng bản đồ tư duy rất phù hợp với phương pháp dạy học tích cực mà ngành giáo dục đã và đang triển khai, đối với môn Lịch sử , sử dụng BĐTD trong tất cả các tiến trình của bài dạy, từ giới thiệu bài, dạy bài mới, tổng kết, củng cố, ôn tập và cả những bài tập đều có thể vận dụng BĐTD để giảng dạy . III.           KẾT  QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG. 1.     Kết quả Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học lịch sử là phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Khi thực hiện dạy và học theo Bản đồ tư duy chúng ta đạt được những kết quả sau: 1.     Trình bày ý tưởng một cách rõ ràng 2.     Tóm tắt thông tin của một bài học 3.     Hệ thống kiến thức đã học 4.     Tăng cường khả năng ghi nhớ 5.     Suy nghĩ sáng tạo 6.     Học tập thông qua biểu đồ 7.     Đưa ra ý tưởng mới Nói chung, sử dụng dạy và học với BĐTD rất cần cho cả người dạy lẫn người học, thầy giáo sẽ giảng bài hệ thống hơn, hay hơn, học sinh tiếp thu kiến thức tích cực hơn, hứng thú hơn. Dưới đây là bảng thống kê kết quả chất lượng học tập của học sinh trước và sau khi vận dụng BĐTD vào dạy và học:                       Chất lượng  làm bài của  học sinh : Đối tượng thăm dò Trước khi thực hiện SKKN Sau khi thực hiện SKKN Chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ Chất lượng bài thi Học Ký 1 Dưới trung bình Trên trung bình Dưới trung bình Trên trung bình 35 HS lớp 61 38 % 62 % 18 % 82 % 36 HS lớp 83 39 % 61 % 19 % 81 % 38  HS  94 36 % 64 % 8 % 92 % Tổng cộng Bình quân 37,6 % 62,3 % 15 % 85 % 2.     Khả năng ứng dụng: Việc đưa Bản đồ tư duy vào phương pháp dạy và học, mặc dù mới chỉ thực hiện được 2 năm học nhưng nhìn chung hiệu quả dạy và học được nâng cao, đặc biệt đối với bộ môn Lịch sử đã có những biểu hiện tích cực, học sinh hứng thú khi chúng ta sử dụng BĐTD để dạy học.           Thông qua các tiết đã dạy học bằng BĐTD, chúng tôi nhận thấy rằng: có thể thực hiện trong tất cả các tiết lịch sử ở nhà trường Trung học cơ sở. Tuy nhiên, không nhất thiết tiết dạy nào cũng phải sử dụng BĐTD, vì một số phương pháp khác cũng có hiệu quả không kém, chúng ta chỉ làm phong phú thêm hình thức dạy và học  để gây hứng thú học tập cho học sinh. IV.           KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT  Việc dạy học với BĐTD rất thuận tiện với các tiết dạy giáo án điện tử, nhà trường cần xây dựng các phòng  máy cho giáo viên dạy.  Giáo viên cần được rèn luyện kỹ năng  MINDMAPPING ( lập bản đồ tư duy ), nên có các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên, nên mua bản quyền các phần mềm iMind Map v.4, v.5, v.6 cho giáo viên sử dụng. Nhà trường nên cho học sinh tham gia các hoạt động có sử dụng BĐTD, ví dụ trong sinh hoạt Đội TNTP, hội thi vẽ BĐTD toàn trường, toàn ngành...   Đối với môn Lịch sử 6, nên đưa nội dung dạy học sinh cách lập BĐTD vào tiết bài tập lịch sử, chương trình lớp 6 có 2 tiết bài tập lịch sử. Hiện nay chúng ta đang dạy các loại hình bài tập, theo chúng tôi, có thể giảm bớt 1 tiết bài tập để dạy nội dung lập BĐTD cho học sinh đầu cấp.   Trên đây là Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ  của nhóm chúng tôi. Rất mong được sự góp ý của cấp trên .                                                            TX. La Gi,  ngày  1/4/2013                                                                           Nhóm người viết                                                                      NGUYỄN THỊ NHIÊN                                                                            ĐOÀN LUYẾN    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1.Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy, TS.Trần Đình Châu – Dự án Phát triển GD THCS II- Bộ GD & ĐT và TS. Đặng Thị Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục VN. 2. Sử dụng Bản đồ tư duy ( Mind map ) trong dạy và học - Thân Thị Diệp Nga. 3. Bản đồ tư duy trong dạy và học 4. Biên bản Góp ý Hội giảng chuyên đề Cụm TX La Gi – Năm học : 2012-2013 – Môn ; Lịch sử. 5. Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy và học môn lịch sử 9 -  Nguyễn Thị   Thu Thủy. !!! Được đăng bởi Đoàn Luyến vào lúc 10.7.13 Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Facebook Không có nhận xét nào: Đăng nhận xét Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom) Nội dung Blog: - Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam và Văn hoá Việt Nam. - Lịch sử địa phương tỉnh Bình Thuận. - Ghi lại những hình ảnh sinh hoạt của gia đình, nhà trường và bạn bè thân thiết - Những sinh hoạt giải trí và liên kết bạn bè Đăng nhập MỤC LỤC DALAT 2011 Lưu trữ Blog ►  2011 (16) ►  2012 (1) ▼  2013 (1) ▼  07 (1) Vận dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn L... NỘI DUNG Nước Việt Nam thời "Quan liêu, bao cấp"(1976-1986) Tem phiếu thời bao cấp            Khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: "Tìm... Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam I.    Mở đầu           Dân tộc Việt Nam là một dân tộc đa tộc người, đã trãi qua những bước thăng trầm trong lịch sử, là nước chịu nhiều t... Lịch sử khai phá vùng đất Đồng Nai   I. Mở đầu II. Người Việt cổ trên đất Đồng Nai III.Công cuộc khẩn hoang của người Việt từ  cuối thế kỷ XVI – XVII. 3.1. Tiến trình nhập c... Quan hệ giao lưu văn hoá Pháp - Việt I.    Mở đầu         Tiến trình  văn hoá Việt Nam, cho  đến nay, đã trải qua nhiều biến động, nhưng do những hoàn cảnh  địa lí – khí hậu  v... Tầm quan trọng của việc Phân kỳ trong lịch sử     I.    MỞ ĐẦU :            Trong việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử, việc phân kỳ lịch sử là vấn đề rất quan trọng. Bất kỳ lịch sử củ... Suy nghỉ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay Chuyên đề : Lý luận dạy học Đại học Đề tài tiểu luận:               Có một số ý kiến cho rằng : Nên  chấn hưng  lại   nền  Giáo dục   Việt... Tôn giáo ở Việt Nam I.Mở đầu:           Tôn giáo là một thực thể khách quan của xã hội, luôn gắn liền với đời sống chính trị, văn hoá, xã hội  của một nước l... Vận dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy và học môn Lịch sử ở nhà trường THCS I.       ĐẶT VẤN ĐỀ      1.   Lý do chọn đề tài: Bản đồ tư duy ( mind map) còn gọi là Sơ đồ tư duy, là hình thức ghi chép sử dụng màu ... Luận văn : Vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ- P5 KẾT LUẬN Muốn đánh đổ kẻ thù, muốn thực hiện những nguyện vọng cơ bản của đông đảo nhân dân thì con đường duy nhất phải là con đường đấu tr... Luận văn : Vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ- P1 Hình ảnh bảo vệ Luận văn Thạc sĩ ngày 13/12/2007                                          1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc kháng chi... Năm học: 2010 - 2011 Năm học : 2009 - 2010 Năm học: 2008 - 2009 Tìm kiếm Blog Top of Form Bottom of Form LIÊN KẾT Vietgle.vn Hội Sử học Thành Cổ Loa Vietnamwebsite Bảo tàng lịch sử VN Lịch sử quân sự VN Lichsuvn.info Đông Tác Giao lưu Lichsu,vn Lý học Đông phương Sugia.vn An Việt Toàn Cầu History Forums Vietsuca Lichsuvietnam.info Lichsuvietnam.vn sỐ Khách 41122 Thanh Video được cung cấp bởi DANH SÁCH TRANG DALAT 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dia_li_8ppday_hoc_tich_cuc_0291.doc
Tài liệu liên quan