Một sô biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên

Educational Management dealt with specific characteristics is managing the process of formation of the learners’ personalities. This requires regular inspection and testing activities for teaching and educational activities to make a good order, discipline and effectiveness of educational products without any defects. Education and training in the very variety and richness, complexity. To achieve the objectives of the school management, require regular inspection and supervising the implementation of the objectives, content, teaching programs and plans and education of teachers and learners, Inspection in general, inspection in exam sessions in particular, have an important role for schools and higher education establishments, is one of four key functions of education management, is the last stage to help school leaders, educational institutions can check , reconsider the effectiveness of training programs, to survey and provide measures to reform the operation of the inspection, the inspection in exam sessions will help school leaders adjust in management policy to provide the highest efficiency.

pdf7 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một sô biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 MỘT SÔ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA THI Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Lục Kim Thiều* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Quản lý giáo dục mang tính đặc thù là quản lý quá trình hình thành nhân cách người học. Do vậy phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra để hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thực hiện có nề nếp, kỷ cương và hiệu quả để sản phẩm giáo dục không có sản phẩm phế phẩm. Hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường rất đa dạng và phong phong phú, phức tạp. Để đạt được mục tiêu của quản lý nhà trường, đòi hỏi phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục của giáo viên và người học, Thanh tra, thanh tra thi có vai trò quan trọng đối với nhà trường, cơ sở giáo dục đại học, là 1 trong 4 chức năng của quản lý giáo dục, là khâu cuối cùng giúp lãnh đạo nhà trường, đơn vị có thể kiểm tra, xem xét tính hiệu quả của chương trình đào tạo, việc khảo sát và đưa ra các biện pháp nhằm đổi mới hoạt động công tác thanh tra, thanh tra thi sẽ giúp lãnh đạo nhà trường, đơn vị có những bước điều chỉnh trong công tác quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Từ khóa: Quản lý giáo dục, thanh tra, thanh tra thi... ĐẶT VẤN ĐỀ* Thanh tra là hoạt động điều tra, xem xét từ góc độ bên ngoài. Theo Từ điển Tiếng Việt “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp’’. Với nghĩa này thì thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái quy định. Quản lý giáo dục mang tính đặc thù là quản lý quá trình hình thành nhân cách người học, thực chất là quản lý quá trình dạy học và quản lý quá trình giáo dục mà sản phẩm của hai quá trình này là quá trình hình thành phát triển nhân cách người học. Do vậy phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra để hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục thực hiện có nề nếp, kỷ cương và hiệu quả để sản phẩm giáo dục không có sản phẩm phế phẩm. Hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường rất đa dạng và phong phong phú, phức tạp. Để đạt được mục tiêu của quản lý nhà trường, đòi hỏi phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch dạy học, giáo dục của giáo viên và người học, kiểm tra điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục, nề nếp dạy học nhằm kịp thời phát hiện và điều chỉnh để * Tel: 0917505453; Email: ThieuDHTN@gmail.com hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường đi đúng hướng. Thanh tra là hoạt động điều tra, xem xét sự việc từ góc độ bên ngoài để làm rõ bản chất của sự việc, nhờ có hoạt động thanh tra mà hoạt động đào tạo trong các nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo tính pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật, nhờ có hoạt động thanh tra mà đối tượng giáo dục và nhà quản lý giáo dục biết được những điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục, phòng ngừa những sai sót. Thanh tra giáo dục là biểu hiện đặc thù của kiểm tra trong quản lý giáo dục, chức năng cơ bản của thanh tra là kiểm tra, phát hiện những sai sót để giúp đỡ nhà trường, cơ sở giáo dục khắc phục yếu kém đang tồn tại, hoàn thiện quá trình quản lý nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động thanh tra đã có từ lâu trên thế giới và ở Việt Nam, nhưng thanh tra giáo dục được thực hiện 1 cách hệ thống trong các trường đại học, cao đẳng, TCCN ở Việt Nam vẫn còn là điều mới mẻ. Đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề thanh tra nhưng chủ yếu tập chung vào chức năng quản lý nhà nước hoặc thanh tra chuyên môn của giáo viên trong lĩnh vực giáo dục ở phạm vi một huyện, thị xã trực thuộc tỉnh cho nên cũng chưa nêu bật được những ưu điểm, nhược điểm về công tác thanh tra liên quan đến các kỳ thi đang Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 diễn ra trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay; có một số bài báo đã đề cập vấn đề này nhưng chỉ mang tính chất đưa tin một cách khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu vào một vấn đề lĩnh vực của công tác thanh tra thi. Thanh tra thi trong hoạt động giáo dục và đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các trường đại học và các cơ sở giáo dục góp phần đảm bảo sự công bằng, chính xác trong hoạt động thi cử, kịp thời đề ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, xử lý các tình huống bất thường có thể xẩy ra trong hoạt động giáo dục. Hoạt động thanh tra thi sẽ góp phần đảm bảo tính dân chủ, kịp thời; đúng nội dung, đối tượng ghi trong quyết định thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia kỳ thi, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Thanh tra thi giúp cho việc đánh giá năng lực học tập của sinh viên được thực hiện một cách khách quan chính xác, công bằng, tạo động lực cho hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên và hoạt động giảng dạy của giảng viên phát triển. Đồng thời giúp chủ thể quản lý hoàn thiện quá trình quản lý nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của thanh tra thi, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu và khảo sát một cách toàn diện để có cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra thi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHTN, khẳng định vị trí, vai trò của ĐHTN là 1 trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ vùng trung du miền núi phía bắc. NỘI DUNG CỦA THANH TRA THI Từ trước đến nay, có nhiều người thường hay đồng nhất thanh tra tra thi với thanh tra coi thi nên công việc chủ yếu tập trung vào công tác thanh tra coi thi, trên thực tế công tác thanh tra thi gồm rất nhiều vấn đề, mỗi giai đoạn của công tác thi lại rất nhiều khâu, mảng công việc cần thanh tra, cụ thể: 1. Thanh tra công tác chuẩn bị thi Nhiệm vụ trọng tâm là thanh tra phương án tổ chức kỳ thi, các văn bản chỉ đạo thi, hồ sơ thi; việc chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí; việc bảo đảm bí mật, an toàn của đề thi; việc bố trí lực lượng tham gia kỳ thi và các công tác khác có liên quan như: công tác tổ chức, chỉ đạo kỳ thi, phương án tổ chức kỳ thi, các văn bản chỉ đạo kỳ thi, hồ sơ thi, việc phối hợp với các cơ quan để bảo vệ, phục vụ kỳ thi, việc chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí 2. Thanh tra công tác coi thi Thanh tra hoạt động của hội đồng coi thi như: các quyết định về hội đồng coi thi; phương án phân công cán bộ coi thi hoặc giám thị (sau đây gọi chung là cán bộ coi thi), cán bộ giám sát phòng thi hoặc giám thi hành lang (sau đây gọi chung là cán bộ giám sát phòng thi), công an và nhân viên bản vệ, phục vụ theo yêu cầu bảo đảm tính khách quan, bí mật, đúng quy định, kiểm tra việc chuẩn bị sẵn các mẫu biên bản có liên quan, kiểm tra danh sách thí sinh của mỗi phòng thi và phương án đánh số báo danh trong từng buổi thi theo quy địn, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên hội đồng (ban coi thi), nhân viên bảo vệ, phục vụ kỳ thi; việc bảo đảm an toàn cho kỳ thi 3. Thanh tra công tác chấm thi Thanh tra chấm thi cần tập trung xem xét quy trình làm phách của hội đồng chấm thi hoặc ban chấm thi, việc bảo mật số phách của bài thi, việc xử lý các biên bản do hội đồng coi thi hoặc ban coi thi đã lập; trực tiếp chấm thanh tra một số bài thi để đánh giá chất lượng chấm thi, kiểm tra việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ chấm thi, các quy định về ký hợp đồng chấm thi (nếu có), việc xử lý kết quả bài thi của thí sinh vi phạm quy chế qua các biên bản đã lập khi coi th, kiểm tra việc tổ chức thảo luận đáp án, thang điểm, chấm tập thể một số bài thi và quy trình giao nhận bài thi. Trước khi kết thúc công công việc như thanh tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, thấm thi, đoàn thanh tra (cán bộ thanh tra) phải dự thảo Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 biên bản, thông qua hội đồng thi hoặc cơ sở liên kết để xem xét và thông quan biên bản. 4. Thanh tra việc chấm lại (phúc khảo) và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi: Thanh tra việc chấm lại, xét trúng tuyển và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi, kiểm tra việc bố trí người chấm lại và điều hành chấm lại, kiểm tra việc thực hiện quy định về chấm lại thể hiện trên từng bài thi, độ chính xác của chấm lại, việc lập biên bản đối thoại giữa các cập chấm (nếu có) và danh sách thí sinh trúng tuyển, tốt nghiệp do chấm lại, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại và tố cáo liên quan đến kỳ thi (Trích Công văn số 405/BDG&ĐT ngày 16/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra thi). THỰC TRẠNG THANH TRA THI Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Mỗi loại hình đào tạo có một chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo khác nhau, nhưng lựa chọn được một hình thức đào tạo phù hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, hiện nay tại các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN có rất nhiều hình thức đào tạo, điều này đòi hỏi các phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng của các trường phải lựa chọn các khâu mấu chốt để tập trung cán bộ làm tốt công tác thanh tra thi, qua khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên trong các đơn vị thuộc ĐHTN thì về thực trạng thanh tra thi theo các loại hình đang đào tạo như sau: - Thanh tra các kỳ thi kết thúc học phần của hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị. - Thanh tra các thi tốt nghiệp hệ chính quy, bảo vệ khoá luận tốt nghiệp trong nhà trường, đơn vị. - Thanh tra các kỳ thi kết thúc học phần hệ VLVH ngoài nhà trường, đơn vị. - Thanh tra các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp hệ VLVH bên ngoài nhà trường, đơn vị. Qua số liệu trên chúng tôi thấy: - Hình thức thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất ở các kỳ thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp trong nhà trường, đơn vị đào tạo thuộc Đại học Thái Nguyên được diễn ra tương đối nghiêm túc, đúng quy chế ( có 61,5 % ý kiến đánh giá là tốt, chỉ có 1 % ý kiến đánh giá là kém), để đạt được kết quả này là do sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường, khoa; sự nghiêm túc trong thi cử được quán triệt đến từng cán bộ, giảng viên, sinh viên, các hình thức kỷ luật được áp dụng đối với các sinh viên, học viên vi phạm quy chế thi, tại các kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy tại các nhà trường đơn vị vẫn có 4,5% ý kiến đánh giá không đạt yêu cầu là do tâm lý nể nang, lơi lỏng đối với các sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường, vấn đề xử lý cán bộ vi phạm quy chế vẫn còn bất cập, chỉ có một số ít đơn vị là có các hình thức kỷ luật cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ khi coi thi, chấm thi (Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm), phần lớn các trường khác cũng chỉ nhắc nhở tại điểm thi chứ chưa có các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ vi phạm. Bộ phận thanh tra của phòng Thanh tra khảo thí và Đảm bảo chất lượng cũng thường xuyên đi kiểm tra, xử lý một số trường hợp sinh viên, học viên vi phạm quy chế thi (Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông lâm). Bảng 1. Các hình thức thanh tra thi ở Đại học Thái Nguyên Hình thức thanh tra theo các loại hình ĐT Ý kiến đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % - Các kỳ thi kết thúc học phần của hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị 123 61,5 64 32 11 5,5 2 1 - Các kỳ thi tốt nghiệp hệ chính quy trong nhà trường, đơn vị 96 48 75 37,5 20 10 9 4,5 - Các kỳ thi kết thúc học phần hệ VLVH ngoài nhà trường, đơn vị 19 9,5 51 25,5 73 36,5 57 28,5 - Các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp hệ 36 18 58 29 77 38,5 29 14,5 Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 VLVH bên ngoài nhà trường, đơn vị (Nguốn số liệu: Do tác giả khảo sát tại các đơn vị trong ĐHTN) Riêng đối với các hình thức thanh tra áp dụng đối với các kỳ thi kết thúc học phần bên ngoài nhà trường, thi tốt nghiệp ngoài trường, bộ phận thanh tra các trường đang có tâm lý chỉ làm tốt thi học phần trong trường còn thi ngoài trường còn nhiều hạn chế, do tâm lý buông lỏng hệ vừa học vừa làm. Với hình thức đào tạp theo tín chỉ hiện nay có thi giữa kỳ nhưng hoạt động thanh tra này chưa được tiến hành do đó việc đánh giá giữa kỳ còn được xem nhẹ và lỏng tay theo đánh giá của từng giảng viên dẫn tới mất công bằng trong sinh viên, đánh giá không đúng với năng lực thực của sinh viên, đặc biệt các kỳ thi kết thúc học phần ở bên ngoài nhà trường thường do cán bộ của khoa, phòng đào tạo thực hiện chứ không có cán bộ thanh tra, giám sát nên đã gây ra sự dễ dãi, không công bằng giữa các học viên, có 28,5% ý kiến đánh giá là hoạt động thanh tra ở mức độ yếu kém, còn kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp ở bên ngoài nhà trường có 14,5% ý kiến đánh giá yếu kém, qua số liệu khảo sát này đã cho thấy lỗ hổng về công tác thanh tra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học.. - Hình thức thanh tra tại các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp bên ngoài nhà trường được thực hiện đầy đủ nhưng kết quả đánh giá lại chưa cao (chỉ có 18% ý kiến đánh giá tốt, 38,5 % ý kiến đánh giá trung bình và 14,5 % ý kiến đánh giá là kém), do đặc thù của loại hình đào tạo này là chủ yếu tuyển sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường TCCN các tỉnh, kế hoạch học tập lại không tập trung nên rất khó khăn cho công tác tổ chức thi tuyển và thanh tra, kiểm tra thi; qua tìm hiểu thực tế thì chúng tôi được biết còn rất nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên chưa đạt yêu cầu về cơ sở vật chất để phục vụ công tác đào tạo, nhưng đây là nguồn thu nhập chính cho các trường nên các cán bộ, giảng viên khi được phân công làm nhiệm vụ hay làm tắt các quy trình, quy định về thi; sức học của thí sinh rất yếu, tình trạng quay cóp diễn ra rất nhiều, hiện tượng giải bài hộ vẫn còn diễn ra nhưng cán bộ coi thi đã nương nhẹ, không xử lý; bên cạnh đó cán bộ thanh tra của nhà trường chỉ tham gia ở các chừng mực nhất định, thiếu tính độc lập nên cũng không hoàn thành nhiệm vụ, tất cả các lý do trên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của các hệ vừa làm vừa học trong những năm gần đây, các ý kiến đánh giá về các kỳ thi này là tương đối chính xác, khách quan. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA THI TẠI ĐHTN Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thanh tra thi, qua các bảng số liệu đã khảo sát ở trên, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp nhằm đổi mới hoạt động thanh tra thi của hiệu trưởng trong các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN như sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi. Biện pháp 3: Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi, xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên. Biện pháp 4: Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất (đặc biệt là công tác thanh tra coi thi). Biện pháp 5: Tăng cường thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học Giữa các biện pháp đề xuất có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ kết quả cho nhau. Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, trong 5 biện pháp đề xuất nói trên thì biện pháp 1, 2 có tầm quan trọng và tính khả thi cao nhất, dễ thực hiện trong điều kiện tự chủ về tài chính và trình độ nhận thức của đội ngũ tri thức trong các trường thành viên, đơn vị Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 trực thuộc ở ĐHTN trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có cơ sở khoa học và được dựa trên cơ sở pháp lý và hoạt động thức tiễn thanh tra đem lại. Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp này có thể áp dụng được trong thực tiễn và có tính khả thi tương đối cao. Để các biện pháp này có khả năng đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã lập bảng khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất, khả năng ứng dụng và hiệu quả khi thực hiện các biện pháp này, kết quả như bảng 2. Nhìn chung, cả 5 biện pháp đều có tính khả thi cao, trong đó biện pháp 1 có 71,5% đánh giá là khả thi; biện pháp 2 có đến 54% ý kiến đánh giá là rất khả thi, biện pháp 3 có 45,5% đánh giá là khả thi, biện pháp 4 có 68% ý kiến đánh giá là khả thi; biện pháp 5 có 63,5% ý kiến đánh giá là khả thi điều đó chính tổ các ý kiến được học đều nhất trí về vấn đề nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác thanh tra, xác định các khâu đột phát trong thanh tra thi và tăng cường hơn nữa công tác thanh tra thi hệ vừa làm vừa học tại các trường thành viên, các khoa trực thuộc ĐHTN. Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp, cũng có những ý kiến đánh giá chưa cao về mức độ khả thi của các biện pháp đã đưa ra, biện pháp 4 xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra thi để đạt hiệu quả cao nhất có 9,5% ý kiến đánh giá là không khả thi, vì tâm lý chung là nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến uy tín, công việc của một số ít cán bộ viên chức, học viên; biện pháp 5 còn 17 % ý kiến được hỏi đánh giá là không khả thi vì nếu làm tốt biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh và tài chính hệ vừa làm vừa học của các trường thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHTN. Đây cũng là công việc rất khó khăn và tạo nhiều áp lực cho công tác thanh tra nói chung và thanh tra thi nói riêng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Thanh tra thi là hoạt động thường xuyên, được thực hiện liên tục ở các nhà trường, đơn vị trong ĐHTN. Qua thanh tra sẽ giúp các cấp quản lý điều tra, xem xét sự việc từ góc độ bên ngoài để làm rõ bản chất của sự việc, nhờ có hoạt động thanh tra mà hoạt động đào tạo trong các nhà trường, cơ sở giáo dục đảm bảo tính pháp chế, tính kỷ cương, kỷ luật, nhờ có hoạt động thanh tra mà đối tượng giáo dục và nhà quản lý giáo dục biết được những điểm yếu của mình để tìm cách khắc phục, phòng ngừa những sai sót. Bảng 2. Mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất Mức độ khả thi TT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên, học viên, sinh viên và các cán bộ làm công tác thanh tra thi ở các trường, đơn vị trong Đại học Thái Nguyên 57 28,5 143 71,5 0 0 2 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra tra thi 108 54 92 46 0 0 3 Ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thanh tra thanh tra tra thi: xây dựng thành các tiêu chí đánh giá để bình xét thi đua đối với giảng viên, xét kết quả học tập của sinh viên, học viên. 72 36 91 45,5 37 18,5 4 Xác định những khâu đột phá trong công tác thanh tra 45 22,5 136 68 19 9,5 Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 thi để đạt hiệu quả cao nhất. 5 Tăng cường thanh tra thi đối các kỳ thi hệ vừa làm vừa học 39 19,5 127 63,5 34 17 (Nguốn số liệu: Do tác giả khảo sát tại các đơn vị trong ĐHTN) Thanh tra thi là 1 trong 4 chức năng quan trọng trong công tác quản lý giáo dục. Nó góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giúp đỡ, điều chỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy chế thi đang diễn ra phổ biến ở các cơ sở giáo dục. Để thực hiện tốt các chức năng về quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì công tác thanh tra thi đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ, cộng tác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, sự tuân thủ, thực hiện đúng quy chế thi của học viên, sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên. Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đổi mới hoạt động công tác thanh tra ở các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN là một vấn đề rất mới, nhưng đang cấp thiết, có tính thời sự nên phải có sự cố gắng, quyết tâm thực hiện của của tất cả những cán bộ được phân công làm công tác này. Họ là những người trực tiếp thực hiện và góp phần nâng cao chất lượng của công tác thanh tra trong phạm vi toàn ĐHTN. Những biện pháp này có ý nghĩa quan trọng đối với việc đổi mới hoạt động của thanh tra thi của ĐHTN trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng công tác thanh tra thi ở ĐHTN đã có nhiều cố gắng song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót. Kết quả thanh tra thi chưa đạt được như mong muốn đã đề ra, để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục nói chung trong giai đoạn 2011- 2020 được ghi tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, xuất phát từ thực tiễn hoạt động thanh tra thi ở các trường thành viên, đơn vị trực thuộc ĐHTN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý trên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục nói chung và của ĐHTN nói riêng. Kiến nghị Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Hàng năm cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan đến thanh tra, thanh tra thi; phân cấp cho các Đại học vùng trực tiếp thực hiện công tác thanh tra kỳ thi tuyển sinh sau đại học, vừa làm vừa học theo đề chung của ĐHTN để các trường còn có kế hoạch xây dựng kế hoạch thanh tra từ đầu năm học. 2. Hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức các hội nghị tổng kết về công tác thanh tra trong phạm vi toàn quốc, trong báo cáo cần thể hiện rõ những số liệu liên quan đến công tác thanh tra thi ở các trường ĐH, CĐ, THCN. Đối với Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên 1. Ban Thanh tra giáo dục phải tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đại học TH ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác thanh tra, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ khi các trường thành viên, đơn vị trực thuộc trong ĐHTN có yêu cầu. 2. Phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn về thanh tra trong phạm vi toàn Đại học, chú trọng đến nhiệm vụ năm học để triển khai công tác thanh tra thi đạt kết quả tốt nhất. 3. Xác định rõ các khâu đột phá trong thanh tra thi để chỉ đạo các trường thành viên thực hiện có hiệu quả, tăng cường công tác thanh tra thi các kỳ thi tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, hệ đào tạo sau đại học ở các nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN. 4. Yêu cầu các nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ để tăng mức chi bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra thi. Đối với các nhà trường, đơn vị trong Đại học 1. Hiệu trưởng các trường thành viên, đơn vị trực thuộc phải quan tâm và nhận thức đúng về vị trí vai trò của thanh tra thi, lãnh đạo công tác thanh tra, thanh tra thi đạt hiệu quả cao. Lục Kim Thiều Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 111 - 117 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 2. Tăng cường tính kế hoạch trong hoạt động thanh tra, có chế tài xử phạt nghiêm minh với những trường hợp vi phạm quy chế của cán bộ, sinh viên. Đồng thời có những biện pháp giáo dục, giác ngộ để hạn chế tình trạng vi phạm quy chế thi. 3. Có kế hoạch xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thi theo hướng chuyên nghiệp hoá, có năng lực, phẩm chất, đáp ứng tốt về chuyên môn nghiệp vụ. 4. Bố trí phương tiện đi lại, kinh phí cho cán bộ đi thanh tra tại các cơ sở liên kết đào tạo, nhất là đối với các kỳ thi kết thúc học phần, tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí để cán bộ thanh tra thi được đi học các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn để nâng cao nghiệp vụ. Đối với các giảng viên, sinh viên hiện đang công tác và học tập tại các trường, đơn vị của Đại học Thái Nguyên. 1. Cần nhận thức đúng về công tác thanh tra, thanh tra thi trong nội bộ nhà trường, đơn vị thuộc ĐHTN 2. Phải hiểu và tuân thủ, thực hiện đúng các yêu cầu trong quy chế thi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, không được làm thừa, làm tắt, làm trái những quy định trong quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp. 3. Tăng cường ý thức tự học của học viên, sinh viên. Phát huy vai trò của sinh viên và học viên trong hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo tính công bằng trong Giáo dục - Đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Giáo dục (năm 2005). [2]. Nghị định 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thanh tra. [3]. Quyết định số 14/2006/QĐBGD& ĐTngày 24/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. [4]. Công văn số 405/BDG&ĐT ngày 16/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra thi. [5]. Quyết định số 339/QĐ-TTr ngày 15/5/2006 về việc ban hành qui định tổ chức và hoạt động công tác thanh tra giáo dục của Đại học Thái Nguyên. SUMMARY SOME MEASURES TO IMPROVE MANAGEMENT EFFICIENCY INSPECTION TEST IN THAI NGUYEN UNIVERSITY Luc Kim Thieu * Thai Nguyen University Educational Management dealt with specific characteristics is managing the process of formation of the learners’ personalities. This requires regular inspection and testing activities for teaching and educational activities to make a good order, discipline and effectiveness of educational products without any defects. Education and training in the very variety and richness, complexity. To achieve the objectives of the school management, require regular inspection and supervising the implementation of the objectives, content, teaching programs and plans and education of teachers and learners, Inspection in general, inspection in exam sessions in particular, have an important role for schools and higher education establishments, is one of four key functions of education management, is the last stage to help school leaders, educational institutions can check , reconsider the effectiveness of training programs, to survey and provide measures to reform the operation of the inspection, the inspection in exam sessions will help school leaders adjust in management policy to provide the highest efficiency. Keywords: Management education, inspection, inspection in exam sessions * Tel: 0917505453; Email: ThieuDHTN@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32427_35887_78201292052motsobienphapquanly_9071_2052795.pdf
Tài liệu liên quan