Thực trạng kiến thức -thái độ -thực hành trong phõng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái

- Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông có kiến thức tốt trong phòng chống BRM chiếm 38,10%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. - Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông có thái độ tốt trong phòng chống BRM chiếm 52,48%, trung bình chiếm 34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. - Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông thực hành tốt trong phòng chống BRM chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, thực hành yếu chiếm 33,50%. KHUYẾN NGHỊ Ngành Y tế Yên Bái cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại nhà trƣờng và tại cộng đồng về phòng chống bệnh răng miệng cho các em học sinh trong độ tuổi đến trƣờng. Bên cạnh đó cần phải tăng cƣờng hƣớng dẫn, giảng dậy các bài học trên lớp về bệnh răng miệng cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày để giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh tiểu học ngƣời Mông nói riêng và học sinh các dân tộc vùng cao nói chung.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiến thức -thái độ -thực hành trong phõng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 163 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC -THÁI ĐỘ -THỰC HÀNH TRONG PHÕNG BỆNH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC NGƢỜI MÔNG TỈNH YÊN BÁI Nguyễn Ngọc Nghĩa1, Trịnh Đình Hải2 và CS 1Sở Y tế Yên Bái, 2 Bệnh viện Răng -Hàm - Mặt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh tiểu học ngƣời Mông trong phòng bệnh răng miệng (BRM) tại tỉnh Yên Bái năm 2011. Đối tƣợng và phƣơng pháp: Theo phƣơng pháp mô tả cắt ngang bằng phỏng vấn trực tiếp 1370 em học sinh tiểu học ngƣời Mông từ 7-11 tuổi tại 4 trƣờng: Nậm Có, Púng Luông (huyện Mù Căng Chải) , Bản Công, Xà hồ (huyện Trạm Tấu) tỉnh Yên Bái năm 2011. Kết quả: Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông có kiến thức tốt trong phòng BRM chiếm 38,10%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. Tỷ lệ học sinh có thái độ tốt trong phòng BRM chiếm 52,48%, trung bình chiếm 34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. Tỷ lệ học sinh thực hành tốt trong phòng BRM chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, thực hành yếu chiếm 33,50%. Kết luận: Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh răng miệng của học sinh tiểu học ngƣời Mông còn thấp. Các em học sinh ở nơi đây không thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, hỗ trợ giáo dục, truyền thông, hƣớng dẫn phƣơng pháp thực hành vệ sinh răng miệng nên đã phần nào ảnh hƣởng sức khỏe của học sinh. Cần tăng cƣờng các chƣơng trình phối hợp y tế và giáo dục về sức khỏe răng miệng để nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng cho học sinh. Từ khóa: Bệnh răng miệng, kiến thức, thái độ, thực hành. ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh răng miệng (BRM) là bệnh phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi bắt đầu đến trƣờng. Trên thế giới, bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học chiếm khoảng 60-75%[6], Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng khoảng 85% [1]. Hiện nay công tác điều trị và phòng BRM ở cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó là sự hiểu biết của ngƣời dân về y tế còn hạn chế. Đặc biệt là các vấn đề về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày của học sinh còn thấp nên đã ảnh hƣởng đến kết quả phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh[3]. Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc bộ. Những năm qua Ngành Y tế Yên Bái đã có sự quan tâm đến công tác phòng BRM cho học sinh tiểu học, nhƣng tỷ lệ BRM vẫn còn cao, đặc biệt học sinh ngƣời Mông ở các trƣờng tiểu học vùng cao chiếm hơn 70% [4],[5]. Nguyên nhân chủ yếu là do * Tel: học sinh ngƣời Mông chƣa có kiến thức cơ bản về vệ sinh răng miệng, thái độ và thực hành phòng chống BRM còn nhiều hạn chế, sự quan tâm của phụ huynh, giáo viên đến bệnh răng miệng của các em chƣa cao. Việc tuyên truyền, giáo dục sức khỏe bệnh răng miệng tại nhà trƣờng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, cán bộ y tế chƣa phối hợp tốt với nhà trƣờng để khám sức khỏe định kỳ[2]Để từng bƣớc giải quyết vấn đề này và trả lời câu hỏi thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống BRM của các em học sinh tiểu học ngƣời Mông tại Yên Bái hiện nay nhƣ thế nào, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: Xác định kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh răng miệng của học tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái năm 2011. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu - Học sinh tiểu học là ngƣời Mông của 4 trƣờng tiểu học: Nậm Có, Púng Luông thuộc huyện Mù Cang Chải và Bản Công, Xà Hồ Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 164 thuộc huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái trong độ tuổi từ 7-11 tuổi đang học từ lớp 1 đến lớp 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang: n = 330, cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi trƣờng là 330 học sinh, 04 trƣờng là 1320. - Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích 02 huyện ( Trạm Tấu và Mù Cang Chải) là 2 huyện có trên 95% ngƣời Mông sinh sống. Lập danh sách các trƣờng tiểu học có 100% học sinh ngƣời Mông đang học, bốc thăm ngẫu nhiên đƣợc 4 trƣờng tiểu học: Bản Công, Xà Hồ (huyện Trạm Tấu), trƣờng Nậm Có, Púng Luông (huyện Mù Căng Chải), hiện tại mỗi trƣờng có số học sinh đông hơn so với cỡ mẫu tính đƣợc nên số học sinh đã đƣợc đƣa vào điều tra hết là 1370. - Các chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ và mức độ kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) phòng BRM của học sinh. - Phƣơng pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn trực tiếp học sinh theo bộ câu hỏi và bảng kiểm đã lập sẵn về KAP. Học sinh trả lời đƣợc từ 70% trở lên số câu hỏi trong bảng hỏi xác định đạt loại tốt, từ 50-69% xếp loại trung bình và dƣới 50% xếp loại yếu. - Xử lý số liệu: Bằng phần mền Epi Info 6.04 Biểu đồ 1: Phân loại mức độ kiến thức về phòng chống BRM của học sinh KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Tỷ lệ về kiến thức phòng chống BRM của học sinh (n=1370) Nội dung Kết quả trả lời đúng Số lƣợng Tỷ lệ % Các biểu hiện của răng khi mắc bệnh sâu răng 529 38.61 Các dấu hiệu để phát hiện bệnh răng miệng 625 45.62 Nguyên nhân của bệnh sâu răng 489 35.69 Lứa tuổi hay mắc bệnh răng miệng 537 39.20 Cần làm gì khi mắc bệnh răng miệng 616 44.96 Cách phòng bệnh răng miệng 591 43.14 Những ảnh hƣởng của bệnh răng miệng đến sức khỏe 474 34.60 Nhận xét: Tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức phòng chống BRM của học sinh còn thấp, trả lời đúng về nguyên nhân của bệnh đạt 35,69%, về các dấu hiệu phát hiện BRM chiếm 45,62%, cách phòng BRM chiếm 43,14%. Học sinh có kiến thức tốt trong phòng chống BRM chiếm 38,10%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. Bảng 2. Tỷ lệ về thái độ phòng BRM của học sinh (n=1370) Nội dung Kết quả trả lời đúng Số lƣợng Tỷ lệ % Bệnh răng miệng ảnh hƣởng đến sức khỏe 684 49.93 Sự cần thiết phải khám chữa bệnh định kỳ 742 54.16 Sự cần thiết phải phòng bệnh sâu răng 652 47.59 Sự cần thiết phải chải răng hàng ngày 671 48.98 Cần tuyên truyền phòng chống bệnh răng miệng 765 55.84 Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời 687 50.15 Cần phải hƣớng dẫn vệ sinh răng miệng trên lớp 715 52.19 38.10% 42.26% 19.64% Tốt Trung bình Yếu Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 165 Nhận xét: Học sinh trả lời đúng về thái độ phòng chống BRM chiếm tỷ lệ trung bình, sự cần thiết phải khám chữa BRM định kỳ chiếm 54,16, chải răng hàng ngày chiếm 48,98%, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chiếm 50,15%. Bảng 3. Tỷ lệ về thực hành phòng BRM của học sinh (n=1370) Nội dung Kết quả trả lời đúng Số lƣợng Tỷ lệ % Chải răng hàng ngày 352 25.69 Xúc miệng hàng ngày 638 46.57 Nơi khám chữa bệnh răng miệng 543 39.64 Thời điểm chải răng trong ngày 419 30.58 Số lần chải răng trong ngày 527 38.47 Ăn vặt hàng ngày và ảnh hƣởng đến răng miệng 495 36.13 Chải răng đúng cách 329 24.01 Nhận xét: Học sinh trả lời đúng về thực hành phòng BRM chiếm tỷ lệ thấp, thực hành chải răng hàng ngày chiếm 25,69%, thời điểm chải răng chiếm 30,58%, chải răng đúng cách chiếm 24,01% Biểu đồ 2: Phân loại mức độ thái độ về phòng BRM của học sinh Học sinh có thái độ tốt trong phòng chống BRM chiếm 52,48%, trung bình chiếm 34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. Biểu đồ 3: Phân loại mức độ thực hành về phòng BRM của học sinh Học sinh có thực hành tốt trong phòng BRM chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, thái độ yếu chiếm 33,50%. 52.48% 34.08% 13.44% Tốt Trung bình Yếu 28.62% 37.88% 33.50% Tốt Trung bình Yếu Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 166 BÀN LUẬN Thực trạng kiến thức phòng chống BRM của học sinh tiểu học người Mông. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng về kiến thức, thái độ và thực hành bệnh răng miệng của 1370 học sinh tiểu học Ngƣời Mông tại 4 trƣờng của 02 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái đã cho thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng còn thấp, trả lời đúng về nguyên nhân của bệnh đạt 35,69%, về các dấu hiệu phát hiện BRM chiếm 45,62%, cách phòng BRM chiếm 43,14%. Học sinh ở đây 100% là ngƣời Mông lại ở vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, tuy cũng có nhiều chƣơng trình y tế đƣợc triển khai nhƣng học sinh ít đƣợc tiếp cận với kiến thức phòng chống bệnh răng miệng. Giáo viên ở các trƣờng đa số là ngƣời địa phƣơng sự hiểu biết về chăm sóc sức khỏe cũng còn nhiều hạn chế Kết quả nghiên cứu này tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) khi nghiên cứu về thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái ( kiến thức phòng chống bệnh răng miệng của học sinh ngƣời Mông là 44,81%)[4]. Trong nghiên cứu này học sinh có mức độ kiến thức tốt trong phòng BRM chiếm 38,10%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. Kết quả này tƣơng đƣơng với đánh giá của Nguyễn Thái Hồng trong nghiên cứu về thực trạng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Cạn năm 2011, kiến thức tốt chiếm 38,72%[2]. Ở Yên Bái kiến thức phòng chống bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học ngƣời Mông cũng tƣơng đƣơng với các dân tộc khác nhƣ Dao, Nùng, Tày ( theo nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan)[4] Thực trạng thái độ phòng BRM của học sinh tiểu học người Mông. So với kiến thức thì thái độ phòng chống BRM của các em học sinh có tỷ lệ cao hơn: sự cần thiết phải khám chữa BRM định kỳ chiếm 54,16, chải răng hàng ngày chiếm 48,98%, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chiếm 50,15%. Theo phân loại mức độ học sinh có thái độ tốt trong phòng chống BRM chiếm 52,48%, trung bình chiếm 34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. Điều này đúng với thực tế là các em học sinh có sự suy nghĩ và hiểu biết hơn đặc biệt là các em học sinh ở lớp 3 đến lớp 5. Kết quả này còn cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) về Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, tỷ lệ học sinh có thái độ tốt trong phòng chống BRM chiếm 48,03%, trung bình chiếm 31,15%, thái độ yếu chiếm 20,82%[5]. Tỷ lệ về thái độ phòng bệnh của các em học sinh trong nghiên cứu này tƣơng đƣơng với đánh giá trong báo cáo của Sở Y tế Yên Bái năm 2011[7]. Thực trạng thực hành phòng BRM của học sinh tiểu học người Mông. Học sinh trả lời đúng về thực hành phòng BRM chiếm tỷ lệ thấp, thực hành chải răng hàng ngày chiếm 25,69%, thời điểm chải răng chiếm 30,58%, chải răng đúng cách chiếm 24,01%. Trong phân loại mức độ thực hành thì học sinh có thực hành tốt trong phòng BRM chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, thái độ yếu chiếm 33,50%. Mức độ tỷ lệ về thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh thấp hơn so với thái độ. Chúng ta có thể thấy rằng tuy thái độ tốt chiếm tỷ lệ cao nhƣng thực hành tốt chiếm tỷ lệ rất thấp đặc biệt là thực hành chải răng hàng ngày. Ngƣời Mông có phong tục, tập quán không chải răng hàng ngày, trẻ em từ khi sinh ra cho đến khi đi học tiểu học cũng không đƣợc chải răng chính vì thế tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở học sinh ngƣời Mông còn khá cao ( 69,64%)[5]. Thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh là một trong những yếu tố quan trọng và có liên quan trực tiếp đến bệnh răng miệng. Tƣơng đƣơng với báo cáo thống kê về y tế trƣờng học của Sở Y tế Yên Bái (2011)[7], tỷ lệ học sinh thực hành tốt chiếm 43%[7], thấp hơn Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 167 với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009) là 53,5%[5]. Thấp hơn với kết quả báo cáo của Trịnh Đình Hải bệnh viện Răng hàm mặt trung ƣơng tại Hội nghị Nha khoa Châu Á lần thứ VI (2011) đánh giá về thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh tại các trƣờng tiểu học là 51,5%[1], tỷ lệ thực hành tốt của học sinh thành thị mới chỉ đạt 54,3%[1]... Nhƣ vậy, tỷ lệ học sinh tiểu học có thực hành tốt về phòng bệnh răng miệng còn rất thấp nhƣng điều này hiện nay tƣơng đối phù hợp đối với học sinh ở các trƣờng tiểu học đặc biệt các trƣờng ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Do sự can thiệp của các chƣơng trình y tế, sự quan tâm của cấp ủy đảng chính quyền địa phƣơng và cộng đồng vào phòng BRM cho học sinh còn nhiều hạn chế. KẾT LUẬN - Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông có kiến thức tốt trong phòng chống BRM chiếm 38,10%, trung bình chiếm 42,26%, yếu chiếm 19,64%. - Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông có thái độ tốt trong phòng chống BRM chiếm 52,48%, trung bình chiếm 34,08%, thái độ yếu chiếm 13,44%. - Tỷ lệ học sinh tiểu học ngƣời Mông thực hành tốt trong phòng chống BRM chiếm 28,62%, trung bình chiếm 37,88%, thực hành yếu chiếm 33,50%. KHUYẾN NGHỊ Ngành Y tế Yên Bái cần đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại nhà trƣờng và tại cộng đồng về phòng chống bệnh răng miệng cho các em học sinh trong độ tuổi đến trƣờng. Bên cạnh đó cần phải tăng cƣờng hƣớng dẫn, giảng dậy các bài học trên lớp về bệnh răng miệng cho học sinh nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày để giảm tỷ lệ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh tiểu học ngƣời Mông nói riêng và học sinh các dân tộc vùng cao nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Đình Hải (2011)― Báo cáo tóm tắt kết quả điều tra chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng ở học sinh tiểu học tại Việt Nam năm 2011‖ Hội nghị Châu Á –Thái Bình Dƣơng lần thứ 6 về sức khỏe răng miệng cho học sinh các trƣờng phổ thông năm 2011 tại Việt Nam, tr 96 2. Nguyễn Thái Hồng (2011) ― Nghiên cứu thực trạng và áp dụng các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học tỉnh Bắc Cạn năm 2011” Đề tài cấp tỉnh năm 2011. 3. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2003), Nghiên cứu kiến thức- thái độ-thực hành về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, trƣờng Đại học Y khoa Thái Nguyên. 4. Đào Thị Ngọc Lan (2002)―Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học Đại học y Hà Nội năm 2002. 5. Nguyên Ngọc Nghĩa (2009): ―Kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh tiểu học trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại huyện Văn Chấn –tỉnh Yên Bái, năm 2009”: Luận văn thạc sỹ Y học, trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên. 6. Cynthia Pine (2010). " School programmes as effective vehicles for changing oral hygiene behaviour" the 6 th Asian Conference of Oral health Promotion for school children 2011, University of Salford, England, p109 7. Sở Y tế Yên Bái (2011): ―Báo cáo công tác y tế trường học năm 2011” báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2011. Nguyễn Ngọc Nghĩa và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 163 - 168 168 SUMMARY STATUS ON KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE FOR ORAL HEALTH CARE OF MONG PRIMARY SCHOOL CHILDREN IN YEN BAI PROVINCE 2011 Nguyen Ngoc Nghia 1* , Trinh Dinh Hai 2 et al 1Yen Bai Health Care Department, 2National Hospital of Odonto - Stomatology Objectives: To determine the level of knowledge, attitude, practice for dental and oral health care of Mong primary schools children in Yen Bai provice. Methods: Cross-sectional study with interview 1370 Mong school children in 04 primary schools: Ban Cong, Xa Ho (Tram Tau district).Nam Co, Pung Luong (Mu Cang Chai district),. Results: The level of good knowledge in preventing dental and oral diseases of Mong school children is 38,10%, medium is 42,26%, poor is 19,64%. The level of good attitude in preventing dental and oral diseases of Mong school children is 52,48%, medium is 34,08%, poor is 13,44%. The level of good practice in preventing dental and oral diseases of Mong school children is 28,62%, medium is 37,88%, poor is 33,50%. Conclusions: The level of knowledge, attitude, practice of preventing dental and oral diseases in Mong primary school children is low. The Mong school children in here is not interested in, education supporting, communication on practice dental and oral hygiene therefore it was affected to their health. We have some health and educaton programs in oral health to enhance the knowledge, attitude and practice on prevention dental and oral disease for primary school children. Key word: dental and oral disease, knowledge, attitude, practice Ngày nhận bài:31/12/2013; Ngày phản biện:12/01/2014; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 Phản biện khoa học: TS. Lê Thị Thu Hằng – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN * Tel:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_42039_45886_46201415112024_9657_2048624.pdf
Tài liệu liên quan