Nhận thức của học sinh lớp 12 thành phố Huế về khuynh hướng nghề của bản thân - Hồ Văn Dũng

3.2. Kiến nghị - Các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội phải thấy được tầm quan trọng của việc định hướng NN cho thanh niên, xem đó như là một yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, các lực lượng xã hội, đặc biệt là nhà trường cần có những hoạt động để định hướng nghề cho các em. Công tác giáo dục hướng nghiệp nên bắt đầu từ trung học cơ sở, giáo viên cần quan tâm, tìm hiểu hứng thú, sở thích và năng lực của HS để giúp các em có KHN phù hợp với bản thân. - Phải tiến hành định hướng NN cho HS ngay trong những giờ dạy ở tất cả các môn học trong nhà trường với nhiều mức độ khác nhau: giới thiệu thế giới NN, giới thiệu đặc trưng của nghề, giới thiệu các yêu cầu của nghề đối với người lao động, giới thiệu giá trị của nghề. Để công tác này có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, vừa đảm nhiệm tốt chuyên môn của mình vừa phải tìm hiểu nội dung, tính chất, đặc điểm, điều kiện của nhiều nghề trong xã hội. Khi đó người thầy mới gắn được bài giảng của mình với thực tế lao động của nhiều nghề. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ HS NT đúng khả năng hiện có của bản thân, từ đó kết hợp với nhu cầu xã hội để lựa chọn nghề cho phù hợp. - Giáo dục cho HS các điều kiện cơ bản khi NT KHN của bản thân như: NT được các điều kiện liên quan với chính nghề mà các em định chọn, NT được các yêu cầu về sinh lý, NT được các đặc điểm tâm lý

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận thức của học sinh lớp 12 thành phố Huế về khuynh hướng nghề của bản thân - Hồ Văn Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 130-137 NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ CỦA BẢN THÂN HỒ VĂN DŨNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Nghề nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Nghề nghiệp mang đến cho con người "nguồn sống" cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Cũng từ nghề nghiệp mà con người có điều kiện phục vụ và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có rất nhiều vấn đề xung quanh nghề nghiệp, nhưng nhận thức về khuynh hướng nghề của bản thân vẫn là bước khởi đầu rất quan trọng đối với học sinh trung học phổ thông. Việc nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta biết được thực trạng về nhận thức nghề và khuynh hướng nghề của bản thân học sinh. Từ đó có biện pháp giúp học sinh nhận thức tốt hơn về nghề nghiệp trong xã hội cũng như lựa chọn nghề phù hợp với mình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ sự chuyển mình nhanh chóng của đất nước ta trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật - công nghệ trong những năm qua đòi hỏi người lao động phải có năng lực, sức khoẻ, đặc điểm tâm - sinh lý phù hợp với nghề mình đảm nhiệm. Thế nên, việc lựa chọn nghề đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của học sinh (HS) phổ thông trước khi rời ghế nhà trường. Nhưng chỉ khi nào các em có được những hiểu biết nhất định về nghề nghiệp (NN), về bản thân... thì mới có thể xác định cho mình một nghề phù hợp, vì nhận thức (NT) đúng là cơ sở cho hành động đúng. Chính vì vậy, công tác hướng nghiệp cho HS trước hết cần giúp các em NT được nghề, trên cơ sở đó lựa chọn cho bản thân một nghề phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng, đặc điểm tâm - sinh lý... Để nghiên cứu NT của HS về khuynh hướng nghề (KHN), chúng tôi tập trung khảo sát 400 HS của khối 12 ở bốn trường nội, ngoại thành thành phố Huế; Phương pháp (PP) nghiên cứu bao gồm: PP nghiên cứu tài liệu lý luận, nhóm các PP nghiên cứu thực tiễn (PP điều tra bằng phiếu hỏi; PP quan sát; PP trò chuyện; PP thực nghiệm), PP thống kê toán học. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Nhận thức của học sinh về các nghề trong xã hội Để đánh giá khái quát sự hiểu biết của HS về các nghề trong xã hội, chúng tôi chia thành 3 loại: Loại 1 gồm các HS biết được từ 10 nghề trở lên; Loại 2 gồm các HS biết được từ 5-9 nghề; Loại 3 gồm các HS biết được từ 1-4 nghề. Kết quả cho thấy, HS biết đến các nghề trong xã hội chưa nhiều và hầu như chỉ biết đến những nghề gần gũi với cuộc sống thường nhật. Số HS kể được 10 nghề trở lên chiếm NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ 131 60,2%, trong đó có một số em kể được trên 17 nghề. Số HS kể được từ 5-9 nghề chiếm 33,5%, số các em biết được từ 1-4 nghề chiếm 6,3%. Nhìn chung, HS bước đầu đã quan tâm, tìm hiểu các nghề trong xã hội, nhưng sự nhận biết của các em vẫn còn hạn chế. 2.2. Nhận thức của HS về nghề phù hợp với bản thân 2.2.1. Các nghề HS cho là phù hợp với bản thân Kết quả cho thấy nghề sư phạm được khá đông HS cho rằng phù hợp với mình (25,61%), tiếp đến là nghề công an (10,9%), nghề y (7,36%), nghề cơ khí (7,08%), nghề báo chí và bưu chính viễn thông có số lượng HS như nhau (5,45%). Ngoài ra, các nghề khác cũng được một số HS xem phù hợp với bản thân nhưng chiếm tỉ lệ thấp. Nhìn chung, các nghề được HS cho phù hợp với mình chủ yếu là những nghề các em thường tiếp xúc và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. 2.2.2. Nhận thức của HS về đặc trưng của nghề phù hợp với bản thân Đa số HS lớp 12 được khảo sát có NT đúng công việc của nghề mà các em cho là hợp với mình, với 335 ý kiến (91,28%). HS nam hiểu đúng về nghề phù hợp với bản thân cao hơn nữ nhưng không nhiều (91,98% HS nam so với 90,56% HS nữ) Từ số liệu trên cho thấy, các em đã NT tương đối đúng về những công việc của nghề các em hợp. Tuy nhiên, vẫn còn 32 em (8,72%) NT chưa đúng về công việc của nghề. Nói tóm lại, HS lớp 12 thành phố Huế đã NT về công việc đặc trưng của nghề tương đối chính xác, điều đó góp phần quan trọng trong việc NT về KHN của bản thân các em. 2.2.3. Lý do khiến HS xác định nghề hợp nhất với bản thân Từ kết quả nghiên cứu, có thể chia lý do khiến HS xác định nghề phù hợp với bản thân mình thành 2 loại: lý do chủ quan và lý do khách quan. * Lý do chủ quan: Lý do quan trọng nhất khiến các em thấy mình hợp với nghề đó là “nghề hợp với sở thích, mong muốn của bản thân” (55,77%), sau đó là “phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân” (35,15%), “phù hợp với sức khoẻ” (8,72%), “phù hợp với tính cách” (6,27%)... * Lý do khách quan: Trong các lý do khách quan có ảnh hưởng tới việc NT về KHN của HS thì lý do “nghề cao quý” có số ý kiến cao nhất (4,63%), tiếp đến là “hoàn thiện mình và trưởng thành” (3,54%), hai lý do được các em đánh giá bằng nhau đó là “ra trường dễ xin việc làm”, “giúp tiến thân sau này” (3,27%). Ngoài những lý do mang tính hàng đầu kể trên, việc NT nghề của HS còn chịu ảnh hưởng của các lý do như “nghề của gia đình” (2,45%), “bố mẹ khuyên bảo” (2,18%). 2.3. Nhận thức của HS về yêu cầu của nghề đối với người lao động * Những yêu cầu về tính cách đối với người lao động Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều HS cho rằng những yêu cầu về tính cách đòi hỏi người lao động phải có là tính kiên trì (27,25%), lòng yêu nghề (21,53%), nhanh nhẹn (19,35%), hòa nhã (15,53%), ham học hỏi (14,44%). Ngoài ra, một số đặc điểm tính HỒ VĂN DŨNG 132 cách khác như: bình tĩnh, vui vẻ, nghiêm khắc, dịu dàng, trung thực, dũng cảm, cẩn thận, linh hoạt, nhân ái, nhiệt tình, khéo léo đối xử, khiêm tốn cũng được các em đề cập đến nhưng không nhiều. Ngoài các tính cách chung ra các em còn đề cập đến những đặc điểm cá nhân đặc trưng cho từng nghề mà các em chọn. * Những yêu cầu về năng lực đối với người lao động HS đã NT được những yêu cầu về năng lực đối với người lao động. Trong đó yêu cầu về trình độ được các em đánh giá cao (học tập giỏi 28,61%, học tập khá 21,53%) tiếp đến là yêu cầu thông minh (7,63%), có khả năng tiếp thu (6,81%), sáng tạo (5,18%), trình độ học tập trung bình (4,09%), tư duy tốt (3%), khả năng giao tiếp tốt (1,9%). * Những yêu cầu sức khoẻ đối với người lao động HS đều NT được rằng nghề nào cũng đòi hỏi con người phải có sức khoẻ từ mức trung bình trở lên để có thể tham gia hoạt động học tập và lao động trong nghề (sức khoẻ tốt: 71,66%; sức khỏe bình thường: 6,81%). Tóm lại, bước đầu HS đã NT được những yêu cầu của nghề đối với người lao động. Tuy nhiên, NT của các em về yêu cầu của nghề đối với người lao động chưa sâu. 2.4. Khuynh hướng nghề thực tế của HS qua thực nghiệm của A. E. Gôlômstốc Theo thực nghiệm của A. E. Gôlômstốc, chúng tôi tính điểm từng HS ở 13 lĩnh vực khác nhau... Lĩnh vực hoạt động có điểm cao nhất cho thấy khuynh hướng (KH) hoạt động của cá nhân. Còn ở HS nào có 2 hoặc 3 lĩnh vực điểm bằng nhau thì xếp vào loại KH chưa ổn định. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số HS lớp 12 thành phố Huế đã có KHN tương đối rõ (với 276 HS trên tổng số 367 HS, chiếm 75,2%). Tuy vậy, vẫn còn 91 HS (24,8%) chưa có KHN ổn định. Đây là một biểu hiện khá tốt, khi ở lứa tuổi này các em đã xác định được hướng đi cho cả cuộc đời mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với HS, vì trên cơ sở đó nó sẽ thúc đẩy các em học tập và rèn luyện tốt hơn trong lĩnh vực NN mà các em hướng tới. KHN của HS lớp 12 thành phố Huế khá đa dạng và phong phú. Các em có các KH khác nhau như: Toán - Lý, Kỹ thuật điện tử (4,09%), Hoá học (3%), Kỹ thuật (3,54%), Địa lí (4,36%), Sinh học và nông nghiệp (3,81%), Sư phạm (5,45%), Y học (3,27%) và Nội trợ (4,9%). Đặc biệt nổi trội hơn cả là 4 KH: Ngôn ngữ và báo chí (7,9%), Sử học và hoạt động xã hội (9,26%), Nghệ thuật (10,63%) và Bộ đội chuyên nghiệp (10,9%). 2.5. Kiểm chứng kết quả Để có nhận xét khách quan về kết quả thu được chúng tôi kiểm chứng các kết quả thu được bằng cách đối chiếu NT của HS về nghề phù hợp nhất với KHN thực tế của các em và đối chiếu NT của mỗi HS về nghề mà họ ưa thích với NT của em đó về nghề mà họ cho là phù hợp. NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ 133 2.5.1. Đối chiếu NT của HS về nghề phù hợp nhất với KHN thực tế của các em (qua thực nghiệm Gôlômstốc) Chúng tôi không có điều kiện đối chiếu trên tất cả 13 lĩnh vực NN mà chỉ trình bày 3 lĩnh vực có số HS phù hợp nhiều nhất, đó là Sư phạm, Bộ đội chuyên nghiệp và Y học. Bảng 1. Đối chiếu giữa nghề HS cho là hợp nhất với KHN thực tế của HS (qua thực nghiệm A. E. Gôlômstốc) Các nghề Nghề HS hợp nhất KHN thực tế của HS SL % SL % 1. Sư phạm 94 25,61 20 5,45 2. Bộ đội chuyên nghiệp 54 14,71 40 10,90 3. Y học 27 7,36 12 3,27 Kết quả bảng 1 cho thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa KHN của HS lớp 12 thành phố Huế được đo qua trắc nghiệm với nghề HS cho là phù hợp nhất với mình. Cụ thể: đối với nghề sư phạm, số HS NT nghề hợp nhất là 25,61% nhưng trong KH sư phạm thì chỉ có 5,45%. KH bộ đội chuyên nghiệp (10,9%) cũng thấp hơn so với nghề HS hợp nhất (14,71%). Ở KH y học (3,27%) cũng thấp hơn so với nghề y (7,36%) - nghề được coi là phù hợp với bản thân HS. Nhìn chung, NT của HS lớp 12 về nghề được coi là phù hợp nhất với bản thân chưa hoàn toàn phù hợp với KHN thực tế của chính các em. Đa số các em chỉ mới cảm nhận về “nghề được coi là hợp nhất với bản thân” chứ chưa có sự đối chiếu, so sánh giữa nguyện vọng, hứng thú, đặc điểm cá nhân với những đặc điểm, yêu cầu của nghề nên nhiều em NT về nghề còn mang tính chất cảm tính. 2.5.2. So sánh giữa nghề được HS ưa thích và nghề được HS cho là phù hợp với bản thân Để xem xét mối quan hệ giữa các nghề được HS ưa thích và các nghề được HS coi là phù hợp với bản thân, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman. Số liệu của hai đại lượng được cụ thể hoá ở Bảng 2. Bảng 2. So sánh giữa các nghề “được yêu thích” và các nghề “được HS coi là hợp nhất với bản thân” TT Các nghề Nghề thích Nghề hợp % Thứ bậc % Thứ bậc 1 Địa chính 2,18 18 0,54 20 2 Báo chí 17,44 4 5,45 5,5 3 Bộ đội chuyên nghiệp 16,35 5 3,81 12 4 Bưu chính viễn thông 5,45 14 5,45 5,5 5 Cơ khí 13,62 6,5 7,08 4 6 Cảnh sát 35,42 2 10,90 2 7 Chăn nuôi thú y 1,63 19,5 0,82 18,5 HỒ VĂN DŨNG 134 8 Du lịch 13,62 6,5 4,36 9,5 9 Giao thông 9,54 12 4,36 9,5 10 Kế toán- thương mại 10,35 11 4,09 11 11 Lâm nghiệp 1,63 19,5 1,09 16 12 Lưu trữ văn phòng 2,72 17 1,09 16 13 Luật sư 11,99 8 3,27 13 14 Mỏ địa chất 4,36 15 1,09 16 15 Nông nghiệp 6,54 13 2,72 14 16 Nghệ thuật 3,27 16 0,82 18,5 17 Sư phạm 47,14 1 25,61 1 18 Tài chính- Ngân hàng 10,90 10 4,90 8 19 Xây dựng 11,44 9 5,18 7 20 Y 18,80 3 7,36 3 Hệ số tương quan giữa thứ bậc các “nghề được HS ưa thích” và thứ bậc các “nghề được HS cho là phù hợp nhất với bản thân” là r = 0,85, thể hiện mối tương quan thuận, chặt chẽ. Kết quả này cho thấy rằng nghề được HS yêu thích hơn cũng là nghề được các em xem là hợp với bản thân của HS hơn. Tuy nhiên, xét theo từng nghề ta thấy tỉ lệ phần trăm HS chọn là “Nghề yêu thích” cao hơn hẳn tỉ lệ phần trăm HS xem là “Nghề hợp với mình”. Chẳng hạn, nghề sư phạm được xếp là nghề HS yêu thích nhất, với 47.14%, cũng được xếp thứ bậc đầu tiên là nghề HS xem là hợp với mình, nhưng chỉ với 25,61%. Tóm lại, giữa nghề được HS ưa thích và nghề được coi là phù hợp với bản thân có mối tương quan chặt chẽ. Nhưng thực tế cho thấy hứng thú NN của các em còn bó hẹp, chủ yếu tập trung vào những nghề quen thuộc hoặc dư luận xã hội đánh giá cao, có những nghề hiện nay xã hội đang rất cần thì hầu như các em ít hướng tới. 2.6. Các hoạt động ảnh hưởng đến NT của HS về KHN của bản thân * Những hoạt động của HS để giúp cá nhân NT KHN bản thân Các em cho rằng xem ti vi (81,74%) giúp các em có tri thức về NN nhiều nhất, sau đó đến học văn hoá (77,66%), đọc sách báo (74,66%), hỏi người thân (55,86%) và thấp nhất là qua lao động sản xuất (16,89%), hỏi những chuyên gia về nghề (12,53%)... Có thể nói rằng các em chủ yếu đi từ hứng thú với nghề đến định hướng nghề thông qua lý thuyết, còn tìm hiểu qua thực tế rất ít. * Hoạt động của nhà trường để giúp HS NT KHN bản thân Nhà trường đã tổ chức các hoạt động về nghề (97,28%) để giúp các em có những tri thức ban đầu về NN trong xã hội. Nhưng theo tìm hiểu mức độ đào tạo của HS, đa số các em đều hướng đến mức độ đào tạo ĐH và CĐ (86,92%), chỉ có 13,08% HS hướng NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ 135 tới mức độ đào tạo THCN. Vì vậy, hoạt động này được HS đánh giá cao nhưng nó chưa có ảnh hưởng nhiều đến NT KHN của các em. Hoạt động “giảng dạy môn học kết hợp với định hướng nghề” được HS xếp thứ 2 trong các hoạt động (74,93%). Đây là hoạt động thiết thực nếu giáo viên bộ môn phát huy được tác dụng của môn học đó trong sự kết hợp hướng nghiệp. Trong quá trình giảng dạy từng môn học cụ thể, thầy cô giáo là người chỉ ra các mối quan hệ giữa tích luỹ tri thức khoa học cơ bản với việc chuẩn bị cho NN tương lai. Từ đó, các em sẽ có được quan niệm đúng về nghề, tức là có biểu tượng về công việc của nghề mà các em đang hướng đến. Ngoài 2 hoạt động trên được HS đánh giá cao, các hoạt động khác không có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể: “gửi HS vào sinh hoạt ở các trung tâm hướng nghiệp” (59,13%), “mời chuyên gia đến nói chuyện” (48,23%), “tổ chức hội thảo về nghề” (16,89%) và “tổ chức các cuộc tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất” (13,35%). * Các hoạt động của gia đình đối với HS trong NT KHN bản thân Hoạt động “trao đổi, hướng dẫn em hiểu nghề mình chọn” của các bậc cha mẹ, anh chị được lựa chọn với 67,57%. Cùng với sự trao đổi bàn bạc với con em mình trong lựa chọn NN phù hợp với bản thân thì việc để HS “tự tìm hiểu lấy nghề của chúng” (42,78%) đã nói lên sự tôn trọng nhân cách trong mỗi gia đình. Số bố mẹ không quan tâm, không giúp đỡ các em hiểu biết về nghề mà bắt các em chọn ngành nghề theo ý bố mẹ chiếm tỉ lệ thấp. Tuy nhiên, vai trò của bố mẹ chưa thật sự tích cực trong việc tìm sách báo tài liệu nói về nghề cho con em mình (27,52%). Ngoài ra cũng có một số gia đình bắt con em chọn nghề có thu nhập cao (4,36%)... 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận - Nhìn chung, đa số HS đã biết được các nghề phổ biến trong xã hội ở mức độ tương đối rộng, các em biết từ 10 nghề trở lên chiếm khoảng 2/3 tổng số HS được khảo sát (cụ thể: 60.2%). Tuy nhiên, các em mới chỉ biết được, kể tên được những nghề quen thuộc như: Giáo viên, cảnh sát, bộ đội, bác sỹ... chứ chưa biết hết các nghề khác nhau trong hệ thống ngành nghề rất đa dạng phong phú đang có trong xã hội. - Bước đầu các em đã NT tương đối đúng về đặc trưng của nghề, về yêu cầu của nghề đối với người lao động, đồng thời tự đánh giá được những phẩm chất cần thiết đối với nghề phù hợp với mình. Song các em chưa NT được đầy đủ và sâu sắc về các yêu cầu của nghề đối với người lao động, cũng như sự tự đánh giá của các em còn chung chung chưa đánh giá được những phẩm chất đặc trưng của từng nghề. - Đa số các em có KHN tương đối ổn định, rõ rệt và đã NT được KHN của bản thân. Điều đó được biểu hiện qua tương quan chặt giữa nghề HS yêu thích và nghề mà HS cho là phù hợp nhất. Song KHN của các em còn khá hẹp, chỉ tập trung vào những nghề quen thuộc và được dư luận xã hội đánh giá cao. NT của HỒ VĂN DŨNG 136 HS về nghề phù hợp với bản thân cũng có sự phân hoá giữa nam và nữ, các em nam thiên về các nghề thuộc ngành công an, cơ khí, quân đội, giao thông, xây dựng... còn các em nữ thiên về lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế... - Có nhiều lý do dẫn đến KHN của bản thân HS. Trong đó lý do quan trọng nhất là hợp với sở thích, mong muốn của bản thân, sau đó là đến các lý do khác như: hợp với khả năng, hợp với sức khoẻ, hợp với tính cách... Đa số các em khi NT về KHN của bản thân đã biết tính đến khả năng và hứng thú của cá nhân, song các em ít chú ý đến nhu cầu xã hội của nghề, nghề có được phát triển ở địa phương không. Đó là một hạn chế của các em khi NT về KHN của bản thân. - Một trong những nguyên nhân khiến các em NT chưa được đầy đủ, sâu sắc về KHN của bản thân là công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được thường xuyên, liên tục. Các em ít có các buổi trao đổi, hướng dẫn của thầy cô, của nhà trường mà phần lớn các em NT được nghề là do tự tìm tòi, trao đổi với gia đình và bạn bè. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thầy cô - những nhà giáo dục cần có trách nhiệm, quan tâm hơn đến việc định hướng NN cho các em, giúp các em NT về KHN của bản thân có cơ sở khoa học, phù hợp với hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội. 3.2. Kiến nghị - Các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội phải thấy được tầm quan trọng của việc định hướng NN cho thanh niên, xem đó như là một yếu tố đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, các lực lượng xã hội, đặc biệt là nhà trường cần có những hoạt động để định hướng nghề cho các em. Công tác giáo dục hướng nghiệp nên bắt đầu từ trung học cơ sở, giáo viên cần quan tâm, tìm hiểu hứng thú, sở thích và năng lực của HS để giúp các em có KHN phù hợp với bản thân. - Phải tiến hành định hướng NN cho HS ngay trong những giờ dạy ở tất cả các môn học trong nhà trường với nhiều mức độ khác nhau: giới thiệu thế giới NN, giới thiệu đặc trưng của nghề, giới thiệu các yêu cầu của nghề đối với người lao động, giới thiệu giá trị của nghề... Để công tác này có hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, vừa đảm nhiệm tốt chuyên môn của mình vừa phải tìm hiểu nội dung, tính chất, đặc điểm, điều kiện của nhiều nghề trong xã hội. Khi đó người thầy mới gắn được bài giảng của mình với thực tế lao động của nhiều nghề. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ HS NT đúng khả năng hiện có của bản thân, từ đó kết hợp với nhu cầu xã hội để lựa chọn nghề cho phù hợp... - Giáo dục cho HS các điều kiện cơ bản khi NT KHN của bản thân như: NT được các điều kiện liên quan với chính nghề mà các em định chọn, NT được các yêu cầu về sinh lý, NT được các đặc điểm tâm lý của bản thân... NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 12 THÀNH PHỐ HUẾ VỀ KHUYNH HƯỚNG NGHỀ 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Văn Liêu, Nguyễn Văn Sự, Lê Đức Phúc (1993). Sinh hoạt hướng nghiệp 10. NXB Giáo dục. [2] Lê Đức Phúc, Đặng Thành Hưng, Nghiên cứu nghề và sự phù hợp nghề của nhân cách làm cơ sở cho công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề (Bản thảo). [3] Mạc Văn Trang (1995). Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. Hà Nội. [4] Trần Trọng Thủy (1990). Bài tập thực hành - Tâm lý học. NXB Giáo dục, Hà Nội. [5] Nhiều tác giả (1985). Tuổi trẻ và nghề nghiệp, Tập 1. NXB Công nhân kỹ thuật. Title: PERCEPTION OF INDIVIDUAL CAREER TENDENCY OF STUDENTS OF GRADE 12 AT HUE CITY Abstract: Career plays a very important part in one’s life. It brings us the “source of life”, both mentally and physically. Through his career, one has an opportunity to contribute to the development of society. There exist many issues around job field, but to upper secondary school students, perception of individual career tendency is the most essential initiation. This study aimed to provide an insight into the career perception and career tendency of upper secondary school students. Based on this, a system of solutions was proposed to help students enhance their career perception and select the most suitable job for their qualifications. ThS. HỒ VĂN DŨNG Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Email: dunghv72@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_302_hovandung_21_ho_van_dung_4729_2021149.pdf
Tài liệu liên quan