Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nhằm thực hiện trật tự kỷ luật, kỷ cương trường học

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và kỷ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những nmgười thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời mong muốn của Bác Hồ.

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nhằm thực hiện trật tự kỷ luật, kỷ cương trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG-GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS NHẰM THỰC HIỆN TRẬT TỰ KỶ LUẬT-KỶ CƯƠNG TRƯỜNG HỌC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức và khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và kỷ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những nmgười thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời mong muốn của Bác Hồ. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất. Từ trước đến nay, giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề cơ bản, trung tâm số một của nhà trường, là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho học sinh những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc, hành vi thể hiện trong thái độ đối với mọi người, đối với xã hội. Đạo đức không chỉ là thành phần cơ bản của giáo dục mà còn là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ. Trong giáo dục của nhà trường không những chỉ có kiến thức mà phải có đạo đức. Đạo đức là gốc của nhân cách. Học để có đạo đức, để yêu đạo đức, để hành động có đạo đức. Đó là tư tưởng lớn, một định hướng đúng đắn và quan trọng của nên giáo dục hiện đại và tương lai. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh và nhanh. Con người nắm trong tay lực lượng khoa học có sức sáng tạo cực kỳ to lớn nhưng cũng có sức hủy diệt kinh khủng. Điều đó đòi hỏi mỗi con người phải có lương tâm và trách nhiệm cao. Phải có tâm hồn và đạo đức trong sáng của lòng nhân ái. Việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong trường THCS nói riêng lại là một nội dung cấp thiết, cụ thể, có kế hoạch, có biện pháp được tổ chức toàn diện, được phối hợp đồng bộ chặt chẽ. Có thể nói hoàn thành được các yêu cầu mà mục tiêu cấp học đặt ra. PHẦN THỨ 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 1/ Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, cùng với triết học, chính trị, pháp luật, tôn giáo... đạo đức là một mặt hoạt động của con người, là lĩnh vực ý thức xã hội có chức năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu xã hội: Điều hoà và thống nhất giữa lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, xã hội và lơịi ích riêng của cá nhân nhằm đảm bảo trật tự xã hội và khả năng phát triển của cá nhân. Quan hệ đạo đức tồn tại đan xen trong mọi lĩnh vực ý thức xã hội và mọi quan hệ xã hội. Đạo đức tồn tại trong dạng ý thức, hoạt động và giao lưu, trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Mọi hình thức ý thức, hoạt động và giao lưu nếu được ý thức đầy đủ và định hướng rõ rệt về tính chất, nội dung đều có tác động đến sự hình thành đạo đức, một thành tố cơ bản của nhân cách. 2/ Việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện công tác giáo dục đạo đức ở trường PTCS không vượt ra khỏi định hướng của công tác giáo dục tư tưởng chính trị và phải căn cứ vào đường lối quan đIểm giáo dục của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đây không chỉ là vấn đề thuộc về quan điểm mà còn là một trong những luận điểm thuộc về phương pháp luận khoa học. Báo cáo chính trị ở Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiên nay, đồng thời chỉ rõ nhiệm vụ công tác giáo dục đạo dức, tư tưởng chính trị phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. 3/ Khi nghiên cứu chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức phải xác định rõ được các nguyên lý đạo đức và các phạm trù cơ bản của dạo đức với phương pháp luận khoa học chân chính. Các vấn đề tiêu chuẩn đạo đức, sự phát sinh phát triển đạo đức, các tiêu chuẩn của đạo đức, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội chính là các phạm trù cơ bản của đạo đức học Mac-Lenin. Trong sự phát triển cả đạo đức cũng như sự phát triển các hình thái ý thức khác có sự độc lập tương đối. Nghĩa là cùng với sự phát triển xã hội đạo đức cũng có sự vận động và phát triển. Chúng ta chọn lọc thừa kế các quan niệm đạo đức của cha ông, cải biến nó, loại bỏ những yếu tố cũ lỗi thời, gìn giữ và phát triển những gì là phù hợp với quan niệm mới, phù hợp với sự phát triển, tiến bộ mới. 4/ Bản chất con người là toàn bộ những quan hệ xã hội. Vì thế trong mọi hành vi cá nhân luôn bị chi phối và quyết định bởi các quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ chằng chịt đó, cá nhân có thể tự lựa chọn hành động hoặc không hành động sao cho phù hợp với những nhu cầu chín muồi của xã hội và khi đó có thể đứng về các lực lượng tiến bộ hoặc đứng về phía các lực lượng lạc hậu.. Con người tuy được lựa chọn tự do nhưng sự lựa chọn đó chỉ đạt tới tự do khi nó dựa vào nhận thức về sự tất yếu khánh quan để hành động như thế này hoặc như thế khác. Sự thừa nhận tính tất yếu khách quan, tính quy luật trong lịch sử đem lại khả năng giải quyết vấn đề tiêu chuẩn khách quan của đạo đức. PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực chi phối hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, giữa con người với con người và với chính bản thân. Để thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS chúng ta thực hiện các nhiệm vụ sau: 1/Làm cho học sinh hiểu và nhận thức rõ các hành vi ứng xữ của bản thân phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp cho các em lĩnh hội các lý tưởng, đạo đức, các nguyên tắc đạo đức và các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và vững bền (Lương tâm, vinh dự, trách nhiệm, phẩm giá) và những phẩm chất ý chí (Thật thà, dũng cảm, kỷ luật). Đảm bảo hành vi đạo đức, hành vi pháp luật luôn luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức, quy định pháp luật. 2/Rèn luyên thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của bản thân và duy trì lâu bền thói quen đó để ứng xữ đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Giáo dục văn hoá ứng xữ thể hiện sự tôn trọng quý trọng lẫn nhau của con người và đảm bảo tính nhân đạo, trìn độ thẩm mỹ cao của quan hệ cá nhân trong cuộc sống. Nói cách khác, giáo dục cuộc sống của học sinh theo đúng các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật. Tập trung vào các chủ đề lớn sau: Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học, giáo dục lý tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường giáo dục ý thức lao động, ý thức học tập, tăng cường giáo dục pháp luật kỷ luật, lòng yêu thương con người và ứng xữ có văn hoá. 2/Những con đường giáo dục đạo đức cho học sinh thường dùng có hiệu quả: Chỉ đạo nâng cao hiệu quả giáo dục các môn học, đặc biệt là môn giáo dục công dân. Trong các môn học thì môn giáo dục công dân cần hết sức đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện. Lớp 6 học các phẩm chất đạo đức rèn luyện và ứng xữ. Lớp 7 học các bổ phận đạo đức trong mối quan hệ cá nhân, cá nhân với gia đình và xã hội. Những phẩm chất đạo đức đó là sự kết hợp hài hoà giữa nguyên tắc đạo đức với những giá trị truyền thống đạo đức của dân tộc và tinh hoa đạo đức của nhân loại. Lớp 8, lớp 9 học sinh học các chuẩn mực pháp luật nhằm bồi dưỡng cho học sinh ý thức về nghĩa vụ và quyền hạn của công dân. Hình thành ở các em hành vi và thói quen sống và học tập, lao động một cách có đạo đức và theo đúng pháp luật. Đồng thời giáo dục các em có bản lĩnh bảo vệ cái tốt, cái đúng, đấu tranh chống lại cái xấu, cái sai. Trong quá trình chỉ đạo cũng như giảng dạy, bản thân luôn nắm vững tư tưởng cơ bản đó, tổ chức thực hiện chương trình, tổ chức theo dõi học sinh rèn luyện, tổ chức đánh giá xếp loại có tác dụng có hiệu quả trong quá trình hình thành đạo đức từng học sinh. 4/ Chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. -Chỉ đạo hoạt động giáo dục theo các chủ điểm: Dựa trên các ngày kỷ niệm lịch sử lớn trong năm học nhằm góp phần giáo dục cho học sinh xu hướng chính trị truyền thống dân tộc, đặc biệt là truyền thống cách mạng tạo ra tính tích cực, hứng thú thói quen tốt trong học tập, lao động và hoạt động xã hội, qua đó rèn luyên học sinh kỹ năng hoạt động thực tiễn. -Chỉ đạo các hoạt động tập thể văn nghệ thể dục, thể thao: Nhân ngày 20-11, 22-12, 26-3 hàng năm tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao thi vui chơi qua đó giáo dục tính tập thể, ý thức tổ chức, tự quản, kỷ luật trật tự. -Chỉ đạo hạot động chào cờ đầu tuần với nội dung tôn vinh người tốt, việc tốt. Tổ chức trực tuần, trực sao đỏ, bình xếp thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tạo ra nỗ lực thi đua từng cá nhân, từng tổ nhóm, từng lớp học. 5/ Chỉ đạo các hoạt động xây dựng cơ chế phối hợp và phát huy sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài trường. Xây dựng hoạt động tự quản trên địa bàn dân cư góp phần khép kín quá trình giáo dục trên cơ sở tự quản của học sinh và sự liên kết các lực lượng. -Nhà trường lên danh sách giáo viên phụ trách địa bàn, danh sách học sinh sinh hoạt trong từng địa bàn nhằm quản lý học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia công tác địa bàn. -Phối hợp chặt chẽ nhà trường với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các địa bàn phối hợp giáo dục. -Làm tốt thông tin 2 chiều: nhà trường với địa bàn và địa bàn với nhà trường trong theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh. PHẦN THỨ 4: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC. I/ Kết quả Qua nhiều năm thực hiện, đặc biệt là 2 năm học 2000-2001, 2001-2002 nhà trường THCS số 1 Bắc Lý mà trực tiếp là bản thân tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy học nói chung, hoạt động giáo dục đạo đức nói riêng bước đầu thu lại một số kết quả đáng ghi nhận. 1/Về nhận thức vấn đề: Cán bộ giáo viên trong trường, các lực lượng trên địa bàn, phụ huynh học sinh nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động đạo đức. Đảng uỷ, UBND, các tổ chức chính trị xã hội trong phường đã phối hợp chặt chẽ đã có đề án về công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên, đề án tiểu khu văn hoá. Mọi người tham gia công tác giáo dục thế hệ trẻ, không còn phó mặc cho giáo viên như trớc đây. Các bí thư chi bộ Đảng, cán bộ tiểu khu đã có chương trình cụ thể trong từng địa bàn, tạo ra một mặt trận rộng lớn, đầy đủ, khép kín. 2/Về kết quả trật tự kỷ cương kỷ luật tại trường và các địa bàn. -Hạn chế rất nhiều việc lôn xộn trong trường học, kỷ luật, kỷ cương được dần dần lập lại, các biểu hiện càn quấy hạn chế nhiêu. Đại đa số học sinh có ý thức học tập rèn luyện theo chuẩn mực mà môn giáo dục công dân đã cung cấp. Có ý thức tu dưỡng phấn đáu vươn lên học khá, học giỏi. Nhiều em trở thành đoàn viên, con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. -Địa bàn trường gần chợ là tụ điểm phức tạp nhưng dần dần được khắc phục. Biểu hiện vi phạm đạo đức trầm trọng hạn chế, đẩy lùi biểu hiện tiêu cực. -Công tác phối hợp và tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường chặt chẽ, hạn chế kẻ xấu lợi dụng, tạo được quá trình giáo dục liên tục thống nhất, tạo ra sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả giáo dục. 3/ Về chất lượng giáo dục toàn diện: Chất lượng toàn diện của nhà trường từng bước đi lên, tỷ lệ huy động đến trường trên 98%, chất lượng đào tạo nâng lên rõ rệt. Các hoạt động có chất lượng thu hút sự tham gia của cả xã hội, tạo được không khí nhà trường ngày một phấn khởi, phụ huynh tin tưởng. Học sinh yêu trường, mên lớp, kính trọng thầy cô, vâng lời bố mẹ, thương yêu bạn bè. II/ Bài học rút ra: -Phải phối hợp thật chặt chẽ từ công tác người giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy bộ môn với từng lớp, từng tập thể và từng học sinh. Phải coi trọng công tác giáo dục đạo đức trong nội dung giáo dục toàn diện. -Biết tham mưu, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh là cả một quá trình lâu dài, sâu rộng, liên tục. Cần tăng cường làm tốt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, đầy đủ hơn nữa là góp phần thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thực hiện mục tiêu đào tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockết thúc khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước- Một số biện pháp quản lý hoạt động - giáo .doc
Tài liệu liên quan