Lựa chọn phương pháp dạy học để rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho sinh viên trong giảng dạy học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên - Nguyễn Thị Diệu Phương

Giai đoạn 2. Nghiên cứu tình huống mẫu Khi thực hiện bước này GV có thể xen kẻ với từng nội dung ở giai đoạn 1 hoặc tiến hành sau khi hoàn thành các nội dụng của giai đoạn 1. GV tổ chức SV nghiên cứu một vài tình huống sư phạm theo các kênh thông tin khác nhau (phim hình động, tranh ảnh mô tả tình huống, tài liệu kênh chữ, GV mô tả tình huống qua lời nói). Cần lưu ý là các tình huống mẫu được lựa chọn phải đáp ứng đúng nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của một tình huống sư phạm. Tiếp đến GV kết hợp với tổ chức thảo luận để SV tập phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm và bắt chước cách xử lý các theo tình huống mẫu. Giai đoạn 3. Thực hành luyện tập ứng xử tình huống sư phạm GV vận dung phương pháp thực hành luyện tập cho SV ứng xử các tình huống sư phạm theo nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả và tạo hứng thú cho SV. Một số hình thức tổ chức thực hành: - Tập phân tích, nhận xét, đánh giá các phương án khác nhau của một tình huống. - Tập xử lý tình huống theo nhóm, cá nhân. - Thi xử lý tình huống giữa các nhóm. 3. KẾT LUẬN Trong thực tế, các PPDH được sử dụng để rèn luyện KN NVSP luôn quyện vào nhau vô cùng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào năng lực mỗi GV. Khi rèn luyện KN NVSP cho SV, GV cần phải tự lựa chọn và thiết kế hệ thống PPDH riêng cho từng KN cụ thể. Vấn đề là GV cần phải biết lựa chọn, phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH trên cơ sở tính đến các yếu tố ảnh hưởng để hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập đã đặt ra.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lựa chọn phương pháp dạy học để rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho sinh viên trong giảng dạy học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên - Nguyễn Thị Diệu Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 138-143 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO SINH VIÊN TRONG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng rèn luyện các kỹ năng (KN) nghiệp vụ cơ bản cho sinh viên (SV) sư phạm cần có nhiều yếu tố đồng bộ, song một trong những vấn đề cần quan tâm là phải xác định và lựa chọn được phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp, hiệu quả. Mỗi giảng viên (GV) trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ này cần căn cứ vào những cơ sở sau: Phân tích ưu, nhược điểm của các PPDH để định hướng lựa chọn PPDH phù hợp với từng KN NVSP; Phân tích khả năng của các PPDH theo nhiệm vụ, nhịp độ và kết quả dạy học; Biết được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn PPDH phù hợp; Phân tích con đường hình thành KN là cơ sở quan trọng để xác định các PPDH cho việc rèn luyện KN nghiệp vụ sư phạm (NVSP) có hiệu quả. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề dạy học không chỉ cần có kiến thức chuyên môn tốt mà phải vững về các KN NVSP. Rèn luyện NVSP vừa là hoạt động rất đặc thù vừa là yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo của trường Đại học sư phạm (ĐHSP). Trong đó hoạt động rèn luyện NVSP thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo tay nghề cho SV sư phạm. Có nhiều hình thức hoạt động khác nhau để rèn luyện NVSP thường xuyên, việc dạy và học theo học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên là một trong những hình thức phổ biến. Về mặt nội dung, học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên ở các trường sư phạm đều hình thành cho SV các nhóm KN cơ bản sau: - Nhóm KN có tính chất công cụ cho người giáo viên phổ thông: Viết, vẽ, trình bày bảng và trang trí; diễn đạt bằng lời nói; xây dựng và sử dụng sổ tay NVSP. - Nhóm KN phục vụ cho công tác giảng dạy: Nghiên cứu chương trình, kế hoạch dạy học; xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Nhóm KN phục vụ cho công tác giáo dục học sinh: Xử lý tình huống sư phạm; tổ chức sinh hoạt và hoạt động ngoại khóa cho học sinh, xâm nhập thực tế phổ thông, công tác chủ nhiệm lớp. Để thực hiện tốt các nội dung của học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên, một trong những giải pháp mà mỗi GV quan tâm đó là việc lựa chọn sử dụng PPDH nhằm hình thành các KN NVSP cơ bản cho SV một cách hiệu quả nhất. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN... 139 2. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN Trong thực tế dạy học nói chung và rèn luyện NVSP nói riêng, tùy theo năng lực sáng tạo của người dạy mà các PPDH được vận dụng một cách linh hoạt, đa dạng và phát huy những ưu điểm của nó. Tuy nhiên, sự lựa chọn phương pháp một cách mò mẫm, cảm tính thường không đem lại kết quả chắc chắn. Cần giải quyết vấn đề này dựa trên cơ sở khoa học. Vì vậy, việc lựa chọn PPDH để rèn luyện NVSP cho SV có cơ sở cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau. 2.1. Phân tích ưu, nhược điểm của các PPDH để định hướng lựa chọn PPDH phù hợp với từng KN NVSP Chúng ta đều biết rằng trong dạy học không có phương pháp nào được coi là vạn năng, phù hợp với mọi nội dung cũng như mọi KN cần rèn luyện. Vấn đề là người dạy cần phải biết lựa chọn, phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH trên cơ sở hiểu rõ những ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp. Ngoài ra, khi phân tích ưu, nhược điểm của PPDH còn giúp GV khắc phục những hạn chế và chuẩn bị tốt hơn khi lựa chọn phương pháp đó để rèn luyện KN NVSP cho sinh viên. Ví dụ: Những ưu, nhược điểm nổi bật của một số phương pháp có thể vận dụng để rèn luyện KN NVSP. Bảng 1. Đặc điểm của một số phương pháp có thể vận dụng để rèn luyện KN NVSP Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Định hướng vận dụng 1. Dùng lời Truyền lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn. Phát triển tư duy trừu tượng. Không phát triển được kinh nghiệm của học sinh. Lĩnh hội khó. Giai đoạn hình thành kiến thức lý thuyết của KN. 2. Trực quan Nâng cao hiệu quả dạy học nhờ có biểu tượng rõ ràng. Phát triển tư duy trực quan hình tượng. GV cần nhiều thời gian để chuẩn bị Giai đoạn quan sát mẫu, bắt chước. 3. Thực hành Hình thành tốt các KN, kỹ xảo. Củng cố mối liên hệ lý thuyết và thực tiễn Cần có điều kiện về cơ sở vật chất, mất nhiều thời gian chuẩn bị và lên lớp. Giai đoạn thực hành, luyện tập KN 4. Phương pháp làm việc độc lập Hình thành năng lực làm việc độc lập. Rèn KN, kỹ xảo thực hành Cần có GV hướng dẫn trước những vấn đề phức tạp. Tốc độ dạy học chậm. Giai đoạn thực hành, luyện tập KN 2.2. Phân tích khả năng của các PPDH theo nhiệm vụ, nhịp độ và kết quả dạy học Mỗi PPDH có một thế mạnh riêng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ dạy học. Vì vậy, người dạy cần nắm được khả năng của mỗi phương pháp khi quyết định lựa chọn phương pháp nào trước những nhiệm vụ cụ thể. NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG 140 Bảng 2. Khả năng của các PPDH theo nhiệm vụ, nhịp độ và kết quả dạy học [3] Loại PP PPDH Nhiệm vụ của dạy học Nhịp độ dạy học Kiến thức lý thuyết Kiến thức thực hành Kỹ năng trí tuệ, thực hành Tư duy trừu tượng Tư duy trực quan hình tượng Phương tiện thông tin Dùng lời x x - x - Nhanh Trực quan - + x - x TB Thực hành - + x - + TB PP nhận thức Tái hiện + x x + x Nhanh Tìm kiếm có vấn đề x + - x - Chậm PP logic Quy nạp + x x + x Nhanh Suy diễn x + - x + Chậm Làm việc độc lập + x x + + TB x: Tốt +: Khá - : Kém Bảng 2 nêu lên khả năng đặc thù của mỗi phương pháp. Có thể thấy với nhiệm vụ hình thành KN trí tuệ và KN thực hành trong dạy học nói chung gần như tương đương với nhiệm vụ hình thành các KN NVSP nói riêng. Do đó, khả năng lựa chọn các PPDH như: trực quan, thực hành, tái hiện, quy nạp, làm việc độc lập của người học là rất phù hợp. Ngoài ra, để hình thành các KN NVSP cũng cần phải thực hiện các nhiệm vụ dạy học như hình thành kiến thức lý thuyết, hay phải có hoạt động tư duy trực quan hình tượng, nên cũng không thể thiếu nhóm phương pháp dùng lời hay nhóm phương pháp sử dụng phương tiện trực quan. 2.3. Biết được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn PPDH phù hợp Để lựa chọn PPDH không chỉ cần biết khả năng của chúng mà còn nắm được đặc điểm người học, năng lực người dạy, tình hình thiết bị của trường và quan trọng hơn cả là mục đích, nhiệm vụ và nội dung cần học. Cần xem xét tất cả các yếu tố đó trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vì một PPDH có thể đem lại hiệu quả cao khi thực hiện một nhiệm vụ dạy học nào đó. Nhưng nếu người dạy và người học đều không có khả năng thực hiện phương pháp đó, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đủ thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu thì vẫn không thể thực hiện được. Ví dụ: Để vận dụng phương pháp thực hành luyện tập nhằm hình thành, phát triển các KN NVSP cho SV cần đảm bảo các yếu tố sau. Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn PPDH thực hành luyện tập KN NVSP Các yếu tố ảnh hưởng Phương pháp thực hành luyện tập KN NVSP 1. Nhiệm vụ Để hình thành và phát triển KN, kỹ xảo cụ thể. 2. Nội dung Có nội dung thực hành cụ thể: thực hiện các bài tập, nhiệm vụ được giao 3. Đặc điểm người học Đã được chuẩn bị những kiến thức lý thuyết liên quan đến KN cần đạt được. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN... 141 4. Năng lực người dạy Nắm được PPDH thực hành luyện tập KN, có năng lực tổ chức thực hành. 5. Điều kiện cơ sở vật chất Có đủ cơ sở vật chất và thời gian cần thiết Do đó, rèn luyện các KN NVSP là đào tạo tay nghề cho SV sư phạm - những người trực tiếp tham gia vào công tác dạy học sau này, càng phải hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nói trên để tác động, điều khiển các yếu tố đó theo hướng khả thi nhất. 2.4. Phân tích con đường hình thành KN là cơ sở quan trọng để xác định các PPDH cho việc rèn luyện KN NVSP có hiệu quả KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn. Như vậy, KN bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức lý thuyết, chỉ biểu hiện thông qua một nội dung và đạt được dần trong quá trình học tập, rèn luyện [2]. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra các quy trình rèn luyện KN NVSP nói chung và KN dạy học nói riêng, nhưng nhìn chung đều có ba giai đoạn chính. Từ đó tương ứng với mỗi giai đoạn GV có thể lựa chọn các PPDH phù hợp nhiệm vụ của từng giai đoạn cũng như đặc điểm mỗi KN NVSP. Giai đoạn 1: Hình thành những kiến thức lý thuyết liên quan đến KN NVSP SV được lĩnh hội những kiến thức về KN, trên cơ sở đó hình thành những biểu tượng vận động bao gồm những nhận thức về mục đích, nhiệm vụ, trình tự các động tác cần thực hiện [1]. Tương ứng giai đoạn này, GV phải định hướng, tạo động cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết lý thuyết cần thiết cho SV. Do đó, PPDH chủ đạo sử dụng ở giai đoạn này thường là các nhóm phương pháp dùng lời (thuyết trình, vấn đáp tìm tòi, diễn giảng nêu vấn đề) kết hợp với một số phương pháp khác như thảo luận nhóm, sử dụng tình huống dạy học, sử dụng phương tiện trực quan, làm việc độc lập với tài liệu tham khảo Ví dụ: khi hình thành kiến thức lý thuyết của nhóm KN viết, vẽ, trình bày bảng GV có thể sử dụng các PPDH thuyết trình, diễn giảng nêu vấn đề kết hợp với sử dụng phương tiện trực quan minh họa. Như vậy, nội dung và nhiệm vụ ở giai đoạn này là hình thành những kiến thức lý thuyết tương ứng với mỗi KN NVSP nên việc lựa chọn PPDH khá đa dạng, linh hoạt tùy vào năng lực của mỗi GV. Giai đoạn 2: Quan sát và nghiên cứu mẫu Hình thành những kiến thức lý thuyết liên quan đến KN NVSP Quan sát và nghiên cứu mẫu Thực hành luyện tập KN NVSP Hình 1. Các giai đoạn rèn luyện KN NVSP NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG 142 SV chuyển từ biểu tượng vận động (giai đoạn1) thành các vận động vật chất nhờ sự quan sát, tái hiện và bắt chước một cách có ý thức [1]. Tương ứng với giai đoạn này GV cần trình diễn (biểu diễn, trình chiếu) mẫu các động tác để người học quan sát. Hoặc GV tổ chức cho SV quan sát có định hướng các phương tiện trực quan mẫu (tranh, ảnh, phim, mẫu vật, sản phẩm mẫu), đồng thời có thể kết hợp với một số phương pháp hỗ trợ như thảo luận nhóm, dạy học giải quyết vấn đề Ví dụ: Khi rèn luyện KN trình bày bằng bằng lời, GV có thể trực tiếp biểu diễn mẫu KN này với một nội dung cụ thể hoặc GV tổ chức cho SV quan sát mẫu một số đoạn phim về cách trình bày bằng lời một nội dung bài học của 2 hoặc 3 giáo viên phổ thông khác nhau. Từ đó tổ chức thảo luận để nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm. Giai đoạn 3: Thực hành luyện tập KN NVSP KN được hình thành dần dần nhờ sự tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các hoạt động luyện tập kết hợp với việc phân tích, tự đánh giá và điều chỉnh. Trong giai đoạn này GV cần tổ chức thực hành luyện tập cho SV. Để quá trình luyện tập có hiệu quả cần cho SV hiểu rõ mục đích, cách thức tiến hành mỗi hoạt động, tạo hứng thú để SV biến nhiệm vụ thành nhu cầu và tự giác tập luyện. GV tăng cường công tác kiểm tra, trao đổi uốn nắn thường xuyên. SV tự kiểm tra, điều chỉnh để KN hoàn thiện dần. Sự hình thành KN là một quá trình phức tạp, một quá trình chuyển hóa liên tục, biện chứng. Trên thực tế các giai đoạn trên không thể tách bạch, phân chia có ranh giới rõ ràng. Trong khi giai đoạn này biểu hiện rõ thì đã có mầm mống của giai đoạn sau và vẫn còn các dấu ấn của giai đoạn trước. Tuy vây, GV cần nắm một cách tương đối các giai đoạn để tác động PPDH phù hợp vào từng giai đoạn trong quá trình hình thành KN NVSP cho SV. 2.5. Ví dụ minh họa về lựa chọn PPDH để hình thành KN xử lý tình huống sư phạm trong chương trình học phần Rèn luyện NVSP thường xuyên Giai đoạn 1. Hình thành kiến thức lý thuyết về KN xử lý tình huống sư phạm Những nội dung kiến thức cơ bản về KN xử lý tình huống sư phạm bao gồm: khái niệm và bản chất tình huống – tình huống sư phạm; nguyên tắc chung, yêu cầu và các bước cụ thể trong xử lý tình huống sư phạm; các mối quan hệ trong ứng xử sư phạm như học sinh – học sinh, học sinh – giáo viên, giáo viên - giáo viên, giáo viên - phụ huynh; đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Với những nội dung lý thuyết này, trong khoảng thời gian lên lớp giới hạn GV có thể sử dụng PPDH dùng lời như thuyết trình, giảng giải nêu vấn đề, vấn đáp hoặc làm việc độc lập với tài liệu học tập và kết hợp với thảo luận. Giai đoạn 2. Nghiên cứu tình huống mẫu Khi thực hiện bước này GV có thể xen kẻ với từng nội dung ở giai đoạn 1 hoặc tiến hành sau khi hoàn thành các nội dụng của giai đoạn 1. GV tổ chức SV nghiên cứu một vài tình huống sư phạm theo các kênh thông tin khác nhau (phim hình động, tranh ảnh mô tả tình huống, tài liệu kênh chữ, GV mô tả tình huống qua lời nói). Cần lưu ý là các tình huống mẫu được lựa chọn phải đáp ứng đúng nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN... 143 một tình huống sư phạm. Tiếp đến GV kết hợp với tổ chức thảo luận để SV tập phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm và bắt chước cách xử lý các theo tình huống mẫu. Giai đoạn 3. Thực hành luyện tập ứng xử tình huống sư phạm GV vận dung phương pháp thực hành luyện tập cho SV ứng xử các tình huống sư phạm theo nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường hiệu quả và tạo hứng thú cho SV. Một số hình thức tổ chức thực hành: - Tập phân tích, nhận xét, đánh giá các phương án khác nhau của một tình huống. - Tập xử lý tình huống theo nhóm, cá nhân. - Thi xử lý tình huống giữa các nhóm. 3. KẾT LUẬN Trong thực tế, các PPDH được sử dụng để rèn luyện KN NVSP luôn quyện vào nhau vô cùng linh hoạt, đa dạng, tùy thuộc vào năng lực mỗi GV. Khi rèn luyện KN NVSP cho SV, GV cần phải tự lựa chọn và thiết kế hệ thống PPDH riêng cho từng KN cụ thể. Vấn đề là GV cần phải biết lựa chọn, phối hợp nhuần nhuyễn các PPDH trên cơ sở tính đến các yếu tố ảnh hưởng để hướng tới mục tiêu cuối cùng là hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập đã đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Khôi (2011). Giải pháp nâng cao năng lực NVSP cho giáo sinh. Tạp chí Giáo dục, số 253, tr. 2-4 và 12. [2] Nguyễn Thị Diệu Phương (2002). Một số biện pháp hình thành kỹ năng dạy học KTTT lớp 11 THPT cho sinh viên khoa Sinh-KTNN ĐHSP. Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHSP Hà Nội. [3] Thái Duy Tuyên (2008). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục. Title: SELECTION OF TEACHING METHOD FOR TRAINING BASIC SKILLS TO STUDENTS IN THE COURSE OF “REGULAR TRAINING OF PEDAGOGICAL PROFESSIONAL SKILLS” Abstract: In order to improve the quality of basic skill training for pedagogical students, it needs many synchronous factors. One of the important concerns is to identify and select appropriate and effective teaching method. A lecturer who directly participates in this task should implement the task based on the following bases: Analyzing strengths and weaknesses of the teaching methods for choosing one suitable to each pedagogical professional skill; Analyzing capability of teaching methods following the teaching task, rate and result; Knowing the factors that directly influence the selection of appropriate teaching methods; Analyzing the path of skill development as an important basis for determination of the teaching methods for effectively training pedagogical professional skill. ThS. NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_210_nguyenthidieuphuong_20_nguyen_thi_dieu_phuong_spkt_8701_2020993.pdf
Tài liệu liên quan