Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên

4. KHUYẾN NGHỊ Để những biện pháp nêu trên sớm đi vào thực tiễn quản lý đào tạo của ĐHTN, chúng tôi có đề xuất một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý như sau: Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Cần sớm có văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thanh tra giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học để làm cơ sở cho các trường cụ thể hóa thành các nội dung thanh tra cho phù hợp. 2. Bộ GD&ĐT tổ chức ít nhất mỗi năm một lần tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác TTGD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các cuộc tham quan, học hỏi kinh nghiệm công tác TTGD sau đợt tập huấn tới những địa chỉ có mô hình thực hiện công tác thanh tra tốt, điển hình và hiệu quả trong và ngoài nước. 3. Căn cứ vào chỉ tiêu, biên chế của các trường, có thể cho tăng thêm biên chế cho đội ngũ CBTT vì hiện nay ở một số trường lực lượng này còn quá mỏng. Đối với Đại học Thái Nguyên 1. Tổ chức tập huấn về TT chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu văn bản hướng dẫn của Bộ về TT chuyên môn. 2. Sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động TT. 3. Với mức chi bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác TT hiện nay là 20.000đ/1 người/1 ngày theo Công văn số 1243/ĐHTN-TTr ngày 19/12/2007 của Giám đốc ĐHTN so với giá cả hiện nay là quá thấp. Đề nghị ĐHTN qui định lại cho phù hợp. Đối với Hiệu trưởng các trường ĐH thành viên 1. Hiệu trưởng các trường phải có nhận thức đúng về TTGD, thực sự gương mẫu trong công tác quản lý, khách quan trong kiểm tra, đánh giá. 2. Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBTT theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của nhà trường. 3. Tạo điều kiện để CBTT nâng cao năng lực thông qua các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tại chỗ, thường xuyên. 5. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác TT hoạt động giảng dạy của GV ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN là một điều mới mẻ, có tính cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của các trường thành viên nói riêng và của ĐHTN nói chung. Để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý trong ĐH, sự nỗ lực cố gắng của tổ chức TTGD trong các nhà trường còn cần phải có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của đội ngũ GV và các lực lượng khác trong nhà trường.

pdf9 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Lê Thị Soan* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên là một nội dung cơ bản và quan trọng trong công tác quản lý chuyên môn ở các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Bài báo này tác giả đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thành viên từ năm 2006 đến nay, qua đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra giáo dục ở Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Từ khoá: Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên. *1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm thanh tra (TT) có gốc từ chữ la tinh, có nghĩa là “nhìn vào bên trong” và là “kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định”; Là sự kiểm soát đối với đối tượng TT, trên cơ sở thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định. Trong các văn bản về pháp luật cũng như trên thực tế ở nước ta, khái niệm TT chỉ nhiều loại cơ quan, nhiều loại hoạt động khác nhau như: TT nhà nước, TT chuyên ngành, TT nhân dân, TT của thủ trưởng Thanh tra giáo dục (TTGD) là một nội dung của thanh tra chuyên ngành về giáo dục, là hoạt động kiểm tra có tính chất nhà nước của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên với cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp dưới do một tổ chức chuyên biệt (tổ chức thanh tra) tiến hành nhằm đánh giá, phát hiện, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng thanh tra đảm bảo pháp chế, giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong thời đại ngày nay, cùng với việc tăng nhanh về qui mô và phát triển nhiều loại hình đào tạo, một vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với các trường đại học là * Lê Thị Soan, Tel: 01686419774 Email: phải giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong các biện pháp hỗ trợ cho yêu cầu quan trọng đó là tăng cường hoạt động của công tác TTGD. Từ năm 2006, theo văn bản hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, các trường đại học (ĐH) đã xây dựng bộ máy TTGD để thực hiện nhiệm vụ TTGD của đơn vị mình. Tổ chức TTGD trong các ĐH quốc gia, ĐH vùng gọi là Ban TTGD, tại các trường thành viên tổ chức này được gọi là Phòng TT. Công tác TTGD trong các trường ĐH chủ yếu hướng vào TT chuyên môn, bao gồm TT hoạt động giảng dạy của giảng viên (GV) và TT hoạt động học tập của sinh viên, trong đó TT hoạt động giảng dạy của GV là một hoạt động quan trọng và cơ bản nhằm đưa hoạt động giảng dạy đi vào nề nếp, tạo ra việc thực hiện qui chế chuyên môn ổn định và nghiêm túc, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho GV. Mục đích của TT hoạt động giảng dạy của GV chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của nhà trường. Đã có một số bài viết về TTGD trong các trường ĐH nhưng mới chỉ nêu một cách khái quát, chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào, ở Đại học Thái Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Nguyên (ĐHTN) cũng chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức về tầm quan trọng của công tác TTGD, xuất phát từ thực tiễn của công tác TT hoạt động giảng dạy của GV ở ĐHTN, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu vấn đề này nhằm khảo sát một cách kỹ lưỡng thực trạng công tác TT hoạt động giảng dạy của giảng viên để có cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác TTGD, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHTN, khẳng định thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của ĐH trong khu vực và trên toàn quốc. - Mục đích khảo sát: Qua khảo sát thực tế công tác TT hoạt động giảng dạy của giảng viên thấy được những hạn chế, bất cập để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả công tác TT hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. - Đối tượng khảo sát: Gồm cán bộ quản lý (CBQL), cán bộ thanh tra (CBTT) và GV ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN (số lượng 180 người). - Nội dung khảo sát: Nhận thức của CBQL, CBTT và GV về công tác TT hoạt động giảng dạy, chất lượng đội ngũ CBTT, mức độ thực hiện các nội dung TT hoạt động giảng dạy và các hình thức TT. 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 2.1. Về nhận thức của CBQL, CBTT và GV về công tác thanh tra hoạt động giảng dạy Hoạt động TT giảng dạy ở các trường ĐH thành viên từ năm 2006 đến nay đã được coi là một chức năng quan trọng của quản lý chuyên môn, là công việc tất yếu giúp lãnh đạo các nhà trường thu hồi thông tin ngược trong quản lý GV để có những quyết định quản lý phù hợp. Tuy nhiên, một số CBQL, CBTT và GV chưa có nhận thức đúng về công tác TT. Kết quả khảo sát cho thấy: Về thẩm quyền TT: có 63,1% người xác định đúng thẩm quyền TT hoạt động giảng dạy thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng và Giám đốc ĐHTN. Còn nhiều CBQL và GV chưa nắm chắc cơ cấu bộ máy TTGD, trong đó một số GV cho rằng thẩm quyền TT giảng dạy là của ĐHTN và Bộ GD&ĐT (24,2%). Một số ít người cho rằng thẩm quyền TT giảng dạy là của TT Nhà nước. Về mục đích TT: có 60,8% xác định đúng mục đích TT hoạt động giảng dạy là nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và ngăn chặn các sai phạm, cung cấp thông tin cho các cấp quản lý. Một số lượng không nhỏ xác định sai: 23,4% cho rằng mục đích nhằm đánh giá, xếp loại chuyên môn của giảng viên theo định kỳ năm học; một số ít chiếm 15,8% xác định rất sai cho rằng mục đích TT là nhằm phát hiện sai sót để xử lý. Về đối tượng TT: Có 82% người xác định đúng đối tượng của TT hoạt động giảng dạy là hoạt động giảng dạy của GV ở tất cả các trường, khoa trực thuộc ĐHTN. Một số ít: 2,7% cho rằng đối tượng TT là những đơn vị, cá nhân trong ĐH giảng dạy có chất lượng thấp; 10,6% xác định là những giáo viên có dấu hiệu vi phạm qui chế chuyên môn. Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy: nhận thức của một số CBQL, CBTT và GV còn chưa đạt yêu cầu. Điều đó chứng tỏ việc tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về công tác TT chuyên môn phải được quán triệt và nâng cao hơn nữa ở ĐHTN và các trường ĐH thành viên. 2.2. Về đội ngũ cán bộ làm công tác TTGD Đội ngũ cán bộ làm công tác TT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác TT nhưng hiện nay đội ngũ này còn nhiều vấn đề bất cập. Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 - Về số lượng: Đội ngũ CBTT ở các trường còn rất mỏng so với một khối lượng công việc rất lớn mà họ đảm nhận (ĐH Sư phạm: 06 người; ĐHY - Dược: 04 người; ĐH Nông Lâm: 08 người; ĐH Kỹ thuật công nghiệp: 06 người; ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh: 04 người). Có trường CBTT vừa làm công tác TT, vừa làm công tác khảo thí cho nên còn gặp nhiều khó khăn và có sự chồng chéo trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ. - Về chất lượng: Nói chung đội ngũ CBTT ở ĐHTN và các trường ĐH thành viên đều có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, nhiệt tình trong công việc nhưng trong hoạt động TT còn bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ và các kỹ năng giao tiếp trong TT do đội ngũ này chưa được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ TT. Bảng 1. Chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Phẩm chất đạo đức 92 51,2 88 48,8 0 0 2 Trình độ chuyên môn 54 30,0 98 54,4 28 15,6 3 Nghiệp vụ thanh tra (kỹ năng xem xét, kết luận, đánh giá vấn đề) 23 12,8 79 43,9 78 43,3 4 Kỹ năng giao tiếp trong thanh tra 11 6,1 114 63,3 55 30,6 Bảng 2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung thanh tra hoạt động giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học thành viên TT Nội dung Thường xuyên Ít khi Không SL % SL % SL % 1 Việc thực hiện qui chế chuyên môn 150 83,3 30 16,7 0 0 2 Việc thực hiện nội qui giờ giấc, trang phục lên lớp 162 90,0 18 10,0 0 0 3 Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy 168 93,3 12 6,7 0 0 4 Đề cương, bài giảng, giáo trình 114 63,3 66 36,7 0 0 5 Hồ sơ chuyên môn 24 13,3 144 80,0 12 6,7 6 Thực hiện giờ dạy trên lớp 162 90,0 18 10,0 0 0 7 Công tác đổi mới phương pháp giảng dạy 102 56,7 72 40,0 6 3,3 8 Việc hướng dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu khoa học 48 26,7 114 63,3 18 10,0 9 Kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên 54 30,0 120 66,7 6 3,3 10 Hoạt động của tổ chuyên môn 78 43,3 48 26,7 54 30,0 Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác TT chuyên môn nói chung, TT hoạt động giảng dạy của GV nói riêng cần phải tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TT. Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 2.3. Về thực hiện các nội dung TT Từ năm 2006 đến nay, việc TT, kiểm tra hoạt động giảng dạy ở các trường đã lập lại kỷ cương, nề nếp trong hoạt động giảng dạy, khắc phục đáng kể các hiện tượng bỏ giờ, vào muộn ra sớm, giảng dạy kém chất lượng, xin điểm. Song từ số liệu khảo sát các nội dung TT hoạt động giảng dạy cho thấy: Vẫn còn nhiều nội dung chưa được TT thường xuyên do lực lượng CBTT số lượng còn mỏng. Các nội dung TT chủ yếu theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, qui chế của nhà trường và kinh nghiệm của bản thân CBTT. Bên cạnh đó, ĐHTN chưa xây dựng được văn bản hướng dẫn cụ thể công tác TT hoạt động này, chưa có những tiêu chí cụ thể làm công cụ đánh giá trong TT sử dụng thống nhất trong toàn ĐH. Vì vậy, kết quả TT nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa chính xác. Để nâng cao hiệu quả công tác TT hoạt động giảng dạy của GV thì các nội dung TT phái được thực hiện thường xuyên và đồng bộ trên cơ sở có văn bản hướng dẫn cụ thể, có hệ thống tiêu chí phù hợp làm công cụ đánh giá thì kết luận TT mới thực sự khách quan và chính xác. 2.4. Về hình thức thanh tra Hiện nay ở các trường ĐH thành viên thực hiện TT theo 2 hình thức: thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất, trong đó: - Hình thức TT thường xuyên theo kế hoạch giúp cho GV có ý thức duy trì thường xuyên và nề nếp chuyên môn, chất lượng giảng dạy, cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhà trường làm cơ sở điều chỉnh các quyết định quản lý. Song đối tượng TT biết trước sẽ nảy sinh hình thức đối phó, cho nên kết quả TT đôi lúc chưa thật sự chính xác, chưa sát thực tế. - Hình thức TT đột xuất: Có nhiều ý kiến đánh giá rất tốt vì đối tượng TT không có sự chuẩn bị trước, kết quả TT sẽ chính xác và khách quan. Tuy nhiên hình thức này không thực hiện được ở phạm vi rộng và chỉ giới hạn ở một lĩnh vực nào đó. Bảng 3. Đánh giá hiệu quả hình thức thanh tra giảng dạy hiện nay đang thực hiện ở các trường Đại học thành viên. Hình thức thanh tra Ý kiến đánh giá Rất tốt Tốt Tương đối tốt Không tốt SL % SL % SL % SL % Theo kế hoạch 66 36,7 72 40,0 42 23,3 0 0 Đột xuất 120 66,7 60 33,3 0 0 0 0 Từ kết quả trên cho thấy, các nhà trường đã duy trì thường xuyên cả hai hình thức thanh tra: thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất. Để hiệu quả TT chính xác khách quan phải lấy TT theo kế hoạch là nền tảng bên cạnh việc tăng cường TT đột xuất. Như vậy mới có cơ sở đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên. 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác TT hoạt động giảng dạy của GV, góp phần đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới ở ĐHTN, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý như sau: 3.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, CBTT và đội ngũ GV về TTGD Đây là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cho toàn thể CBQL, CBTT và GV trong các trường ĐH thành viên Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 thống nhất về mặt tư tưởng, chính trị trên cơ sở hiểu rõ về mục đích, thẩm quyền, nội dung TT, cơ cấu bộ máy TTGD để từ đó CBQL có sự chỉ đạo đúng đắn, CBTT thực hiện nhiệm vụ theo đúng chức năng, thẩm quyền và GV tạo điều kiện, giúp đỡ, phối hợp với cán bộ TT trong thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện biện pháp này, các trường phải phổ biến các văn bản pháp luật về TTGD: Luật Giáo dục năm 2005, Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định 85/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của TTGD; Quyết định số 14/2006QĐ/BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT Ban hành qui định tổ chức và hoạt động TT trong các cơ sở giáo dục ĐH, trường trung cấp chuyên nghiệp; các văn bản hướng dẫn công tác TT của ĐHTN và Hiệu trưởng các trường về phân cấp quản lý TT, hướng dẫn công tác TT. Điều kiện thực hiện: Đổi mới TTGD phải được coi là một chức năng thiết yếu của QLGD, phải được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp trong ĐH và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong QLGD. 3.2. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TT Biện pháp này nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo TT và CBTT các trường ĐH thành viên giúp họ thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng chức năng, thẩm quyền với hiệu quả cao; Nâng cao vị thế, uy tín của người CBTT đối với đội ngũ GV, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan, và được sự tin tưởng, sự phối hợp của đội ngũ giảng viên; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 14 của Chính phủ. Ngoài việc cử cán bộ đi dự các lớp bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT tổ chức, hàng năm ĐHTN phải tổ chức các lớp tập huấn, các cuộc Hội thảo về TTGD, là đầu mối xây dựng nội dung chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTGD. Nội dung bồi dưỡng phải cụ thể, phong phú bao gồm: Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chỉ đạo TT cho cán bộ lãnh đạo TT các trường để giúp Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo công tác TT trong nhà trường, có đủ năng lực xem xét, xử lý các kết luận TT, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Bồi dưỡng nghiệp vụ TT cho đội ngũ CBTT sự hiểu biết về pháp luật, thực hiện thuần thục các thao tác, qui trình TT, kỹ thuật ghi biên bản, trình bày, báo cáo kết quả TT, xử lý tốt các tình huống nảy sinh trên cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn và thúc đẩy đối với hoạt động giảng dạy của GV. Điều kiện thực hiện: Các trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho CBQL và CBTT dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do cấp trên tổ chức. Các lớp bồi dưỡng do ĐHTN tổ chức phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, nội dung phong phú giúp CBTT có thể giải quyết được nhiều tình huống khác nhau trong những điều kiện cụ thể. 3.3. Tham mưu với ĐHTN để ra những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với TT hoạt động giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường; Xây dựng bộ phiếu đánh giá GV làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động TT. Việc xây dựng văn bản hướng dẫn về TT hoạt động giảng dạy là sự cụ thể hoá các văn bản của nhà nước, của Bộ GD&ĐT về công tác TT chuyên môn đối với hoạt động giảng dạy của GV nhằm tạo hành lang pháp lý để CBQL, CBTT thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình với hiệu quả cao. Bên cạnh đó, muốn kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên, người kiểm tra phải có chuẩn để theo đó mà đối chiếu, Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 đo lường, đánh giá hoạt động giảng dạy với 2 yếu tố: định lượng và định tính. Nhờ có các tiêu chí đánh giá mà hoạt động TT sẽ có hiệu quả cao hơn, đó là những kết luận chính xác, những kiến nghị có giá trị giúp đối tượng thấy đựơc thiếu sót, tránh được sai phạm, giữ vững kỷ luật; CBQL có thể điều chỉnh các quyết định quản lý của mình cho phù hợp. Điếu kiện thực hiện: CBQL và CBTT phải nắm chắc các văn bản pháp qui về TTGD; Có sự phối hợp chặt chẽ giữa TTGD các cấp trong ĐH với các phòng chức năng, khoa chuyên môn của các trường để xây dựng các tiêu chí đánh giá cho phù hợp. 3.4. Đảm bảo công tác thống kê, thông tin về TT hoạt động giảng dạy, trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ tốt công tác TT. Biện pháp này giúp các cấp QLGD, đoàn TT, CBTT có được những thông tin kịp thời, chính xác từ nhiều kênh khác nhau về TT hoạt động giảng dạy của GV làm cơ sở cho việc điều chỉnh các quyết định quản lý. Để làm tốt điều đó, các trường phải làm tốt công tác thống kê về TTGD với đầu mối là bộ phận TT các nhà trường. Các kết quả TT phải được định lượng trên cơ sở những kết luận chính xác, khách quan; Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên những công việc theo kế hoạch và những thông tin mang tính thời sự để các cấp quản lý có cơ sở đưa ra những quyết định quản lý phù hợp; Trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật như máy vi tính cá nhân, máy ghi âm, ghi hình trong các cuộc TT, đặc biệt là trong đánh giá giờ dạy trên lớp của giảng viên, với hệ thống camêra đặt tại các phòng học giúp CBTT chủ động, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và có cơ sở đánh giá khách quan, trung thực giờ giảng của giảng viên; Sử dụng thông tin về TT trên mạng một cách có hiệu quả để trao đổi thông tin thường xuyên với CBQL, CBTT và giảng viên; Tuyên truyền, phổ biến về chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả của TTGD cho tất cả mọi người cùng biết. Điều kiện thực hiện: Các trường thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, lưu trữ hồ sơ và đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại và có qui định chặt chẽ trong sử dụng. 3.5. Đại học Thái Nguyên thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác TT hoạt động giảng dạy của GV đối với các trường ĐH thành viên Với sự phân cấp trong hoạt động TTGD ở ĐHTN, theo Quyết định số 3647/QĐ- BGDĐT, ban hành qui chế tổ chức và hoạt động của ĐHTN qui định: “Đại học Thái Nguyên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các đơn vị thành viên”, “Các đơn vị thành viên và bộ phận thanh tra các đơn vị thực hiện sự chỉ đạo của công tác thanh tra Đại học Thái Nguyên, Ban Thanh tra Giáo dục Đại học Thái Nguyên”. Để đảm bảo nguyên tắc đó, TT hoạt động giảng dạy ở các trường phải đạt được 2 mục tiêu: Đảm bảo sự chỉ đạo, kiểm tra của TTGD cấp ĐHTN và tăng cường vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường thành viên trong việc thực hiện TT, kiểm tra của đơn vị mình. Việc kiểm tra, giám sát của ĐHTN thông qua việc yêu cầu các nhà trường báo cáo định kỳ đầy đủ các nội dung, kế hoạch và kết quả TT của đơn vị mình, đồng thời ĐHTN phải thường xuyên kiểm tra theo kế hoạch (hoặc đột xuất) hoạt động TT giảng dạy của các trường nhằm: - Đánh giá đúng sự chỉ đạo công tác TT của Hiệu trưởng các trường ĐH thành viên cũng như năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác TT và hiệu quả đạt được. - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được các mục tiêu của TT hoạt động giảng dạy của các nhà trường, trên cơ sở đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu để phát huy và khắc phục. Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Kiến nghị với cấp trên những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động TT giảng dạy. Điều kiên thực hiện: CBTT ở ĐHTN phải nắm chắc các văn bản pháp qui về TTGD và có đủ năng lực để đánh giá hoạt động TT giảng dạy ở các trường trên cơ sở tuân theo pháp luật làm nền tảng. 4. KHUYẾN NGHỊ Để những biện pháp nêu trên sớm đi vào thực tiễn quản lý đào tạo của ĐHTN, chúng tôi có đề xuất một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý như sau: Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Cần sớm có văn bản hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thanh tra giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học để làm cơ sở cho các trường cụ thể hóa thành các nội dung thanh tra cho phù hợp. 2. Bộ GD&ĐT tổ chức ít nhất mỗi năm một lần tập huấn về công tác thanh tra, kiểm tra cho cán bộ làm công tác TTGD để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các cuộc tham quan, học hỏi kinh nghiệm công tác TTGD sau đợt tập huấn tới những địa chỉ có mô hình thực hiện công tác thanh tra tốt, điển hình và hiệu quả trong và ngoài nước. 3. Căn cứ vào chỉ tiêu, biên chế của các trường, có thể cho tăng thêm biên chế cho đội ngũ CBTT vì hiện nay ở một số trường lực lượng này còn quá mỏng. Đối với Đại học Thái Nguyên 1. Tổ chức tập huấn về TT chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm theo yêu cầu văn bản hướng dẫn của Bộ về TT chuyên môn. 2. Sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động TT. 3. Với mức chi bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác TT hiện nay là 20.000đ/1 người/1 ngày theo Công văn số 1243/ĐHTN-TTr ngày 19/12/2007 của Giám đốc ĐHTN so với giá cả hiện nay là quá thấp. Đề nghị ĐHTN qui định lại cho phù hợp. Đối với Hiệu trưởng các trường ĐH thành viên 1. Hiệu trưởng các trường phải có nhận thức đúng về TTGD, thực sự gương mẫu trong công tác quản lý, khách quan trong kiểm tra, đánh giá. 2. Có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ CBTT theo hướng chuẩn hoá, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của nhà trường. 3. Tạo điều kiện để CBTT nâng cao năng lực thông qua các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tại chỗ, thường xuyên. 5. KẾT LUẬN Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác TT hoạt động giảng dạy của GV ở các trường ĐH thành viên thuộc ĐHTN là một điều mới mẻ, có tính cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của các trường thành viên nói riêng và của ĐHTN nói chung. Để các biện pháp trên thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý trong ĐH, sự nỗ lực cố gắng của tổ chức TTGD trong các nhà trường còn cần phải có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của đội ngũ GV và các lực lượng khác trong nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 14/2006/QBGDĐT ngày 24/5/2006, ban hành qui định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. [2]. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Quyết định số 3647/QĐBGD ĐT ngày 10/7/2007về việc phê duyệt qui chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên [3. Chính phủ, Quyết định số 14/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020. Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 [4]. Hồ sơ thanh tra chuyên môn của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên năm học 2006-2007 và 2007-2008. Lê Thị Soan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 3 - 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 SUMMARY SOLUTIONS TO INCREASING EFFECTIVENESS OF INVESTIGATION WORK IN TEACHING ACTIVITY AT THAI NGUYEN’S MEMBER COLLEGES Le Thi Soan (Thai Nguyen University) * In order to increase the quality of education and training, inspecting the teaching quality has been generally accepted as one of the primarily important issues in the professional management in Thai Nguyen University. This article was made with an attempt to study the actual situation of the teaching inspection in all member colleges of Thai Nguyen University from the year of 2006 up to now and then some suggested solutions was also drawn out to improve the quality as well as the effectiveness of educational inspection in Thai Nguyen University in recent times. Key words: Measures to improve the effectiveness of teaching inspection. * Le Thi Soan Department of Investigation, Thai Nguyen University Tel: 01686419774

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_1711_9612_1soppnangcaohieuquathanhtrale_thi_soan_5098_2052948.pdf
Tài liệu liên quan