Nhắc lại: chính sách tự do hóa thương
mại yêu cầu từng quốc gia phải mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế.
Cách thức hội nhập:
Theo không gian hội nhập: từ hẹp đến
rộng dần.
Theo các quan hệ ràng buộc: từ đơn
giản đến phức tạp.
31 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế quốc tế - Chương 6: Các định chế kinh tế thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/8/2012
1
CÁC ĐỊNH CHẾ KTTG
VÀ SỰ HỘI NHẬP KTQT
CỦA VIỆT NAM
CHƢƠNG 6
Giảng viên Nguyễn Xuân Đạo
2
Nắm được nội dung cơ bản của các định
chế hợp tác kinh tế quốc tế phổ biến và
một số tổ chức kinh tế quốc tế tiêu biểu.
Từ đó, tìm hiểu tình hình thực tiễn hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam để
điều chỉnh các hành vi ứng xử cho phù
hợp.
MỤC TIÊU
3
Những nội dung chính
1. Vấn đề mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Các định chế hợp tác kinh tế phổ biến
trên thế giới.
3. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
4. Cơ hội và thách thức trong quá trình đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam.
10/8/2012
2
4
1. Vấn đề mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế
Nhắc lại: chính sách tự do hóa thương
mại yêu cầu từng quốc gia phải mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế.
Cách thức hội nhập:
Theo không gian hội nhập: từ hẹp đến
rộng dần.
Theo các quan hệ ràng buộc: từ đơn
giản đến phức tạp.
5
2. Các định chế hợp tác kinh
tế phổ biến trên thế giới
2.1. Hiệp định thương mại song phương.
2.2. Hiệp định thương mại khu vực.
2.3. Liên minh khu vực.
2.4. Hiệp định thương mại đa phương
(cấp độ thế giới).
6
2.1. Hiệp định thương mại
song phương
Nội dung chủ yếu là giảm rào cản thương
mại, thông qua các chế độ ưu đãi dành
cho nhau:
Qui định về miễn, giảm thuế quan; và
Thuận lợi hóa các thủ tục quản lý
thương mại.
10/8/2012
3
7
2.1. Hiệp định thương mại
song phương
Trong nhiều trường hợp, nội dung hợp tác
song phương còn được mở rộng hơn, bằng
cách:
Ký thêm hiệp định hợp tác đầu tư song phương;
hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; hoặc
Ký chung trong một hiệp định hợp tác kinh tế…
8
Hiệp định thương mại Việt Mỹ
Ký ngày 13/7/2000
Một số khía cạnh đáng chú ý:
Cơ sở đàm phán dựa trên tiêu chuẩn
WTO
Đề cập đến thương mại dịch vụ, phát triển
quan hệ đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ
9
Lộ trình thực hiện cụ thể có tính đến điều kiện
và trình độ phát triển của VN
Thành lập cơ quan giám sát thực hiện
Gồm 7 chương với 9 phụ lục: quan hệ kinh tế
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng
độc lập chủ quyền của nhau
Hiệp định thương mại Việt Mỹ
10/8/2012
4
10
Nội dung của 7 chương:
Hiệp định thương mại Việt Mỹ
C1: thương mại hoá hàng hoá
C2: quyền sở hữu trí tuệ
C3: thương mại dịch vụ
C4: phát triển quan hệ đầu tư
C5: Tạo thuận lợi cho kinh doanh
C6: qui định liên quan đến tính minh
bạch, công khai và quyền khiếu kiện
C7:Điều khoản chung
11
Mở rộng kinh doanh
Tiền đề gia nhập WTO
Hiệp định thương mại Việt Mỹ
12
2.2. Hiệp định thương mại
khu vực
Nội dung: giảm rào cản
thương mại khu vực và
hợp tác trong một số
quan hệ kinh tế khác có
liên quan để thuận lợi
hóa môi trường thương
mại.
10/8/2012
5
13
Các hình thức RTA:
Liên minh thuế quan (Customs Union): giảm
hàng rào thương mại khu vực; thống nhất
biểu thuế quan của khu vực dành cho phần
còn lại của thế giới.
Khu MDTD (Free Trade Area – FTA): giảm
rất thấp hàng rào thương mại khu vực; bao
gồm một số quan hệ khác (tài chính, đầu tư,
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…); nhưng mỗi
thành viên giữ độc lập chính sách thương
mại với bên ngoài khu vực (hình thức này
đang rất phổ biến trên thế giới).
2.2. Hiệp định thương mại
khu vực
14
Hiệp định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (North
America Free Trade Agreement – NAFTA)
Ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ 01/01/1994.
Thành viên: Mỹ, Canada, Mexico.
Các mục tiêu chính (có tính chất hướng nội):
Tiến đến bãi bỏ thuế quan vào năm 2010; và từng
bước loại bỏ NTBs khu vực.
Nới lỏng qui chế đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho
dòng chảy đầu tư từ Mỹ và Canada đổ vào Mexico.
Điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
(nhằm chống vi phạm bản quyền từ phía Mexico).
15
Diễn đàn HTKT Châu Á – Thái Bình Dƣơng
(Asia Pacific Economic Cooperation – APEC)
Thành lập vào tháng 11/1989. Đến tháng
11/1998 có 21 thành viên.
Tính chất là diễn đàn kinh tế mở theo các
nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận, các bên
cùng có lợi (phù hợp với các nguyên tắc của hệ
thống GATT/WTO).
10/8/2012
6
16
Diễn đàn HTKT Châu Á – Thái Bình Dƣơng
(Asia Pacific Economic Cooperation)
Mục tiêu chính: thực hiện tự do hóa
thương mại và đầu tư khu vực (lộ trình
của các nước phát triển đến năm 2010 và
các nước đang phát triển đến năm 2020).
Hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính:
Tự do hóa thương mại và đầu tư.
Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong
khu vực.
Hợp tác kinh tế – kỹ thuật.
17
Khó khăn và ích lợi của VN tham gia
APEC
Khó khăn:
Trình độ phát triển và cạnh tranh thấp
Cơ chế thị trường còn non yếu, pháp luật
chưa đồng bộ
Hàng hoá chưa cạnh tranh
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Thuận lợi:
Vị trí địa lý
Quan hệ chặt chẽ
Chấp nhận các mục tiêu của diễn đàn
Thúc đẩy nhanh hội nhập
18
Xâm nhập vào một thị trường rộng lớn
Tiếp nhận công nghệ hiện đại cùng kinh
nghiệm quản lý
Tăng năng lực cạnh tranh của các DN
trong nước
Tăng cường sự hợp tác với các quốc
gia
Khó khăn và ích lợi của VN tham gia
APEC
Ích lợi:
10/8/2012
7
19
2.3. Liên minh khu vực
Nội dung hợp tác chặt
chẽ trên nhiều lĩnh vực:
kinh tế; an ninh chính
trị, văn hóa, xã hội, giáo
dục, khoa học – kỹ
thuật…
20
2.3. Liên minh khu vực
Đặc điểm hợp tác kinh tế của liên minh
khu vực:
Hình thành thị trường chung, loại bỏ
hầu hết hàng rào thương mại khu vực.
Có trường hợp sử dụng đồng tiền
chung của khu vực.
Phối hợp chính sách kinh tế chặt chẽ
để nâng cao khả năng cạnh tranh của
cả khối với bên ngoài khu vực.
21
Liên minh Châu Âu
(European Union – EU)
Quá trình hình thành và mở rộng:
Cộng đồng Châu Âu (European Community – EC) ra
đời năm 1967 (trên căn bản hợp nhất một số RTAs
trước đó).
Hiệp định Maastricht ký ngày 01/01/1994 chuyển EC
thành EU.
EU được chính thức thành lập ngày 01/01/1994 với
12 thành viên; năm 1995 có 15 thành viên và năm
2004 mở rộng đến 25 thành viên.
10/8/2012
8
22
Liên minh Châu Âu
(European Union – EU)
Hợp tác toàn diện về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật…
Mục tiêu:
Tạo lập một khu vực tự do thống nhất
về chính trị.
Thành lập thị trường chung, sử dụng
một đồng tiền chung (EURO đã lưu
hành từ ngày 01/01/1999).
Phối hợp chính sách phát triển chặt
chẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh
của từng thành viên và toàn khối EU.
23
3 quyền hạn quan trọng:
Liên minh Châu Âu
(European Union – EU)
Ban hành luật lệ châu Âu
Một ngân sách dùng tài trợ
Ký các Hiệp ước quốc tế quan trọng
24
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
Thành lập vào ngày 08/8/1967 với 5 sáng
lập viên (In,Ma,Phi,Sing,Thai), đến 1999
hoàn tất ASEAN–10.
Hợp tác toàn diện về kinh tế, an ninh
chính trị, hành chính, văn hóa, giáo dục,
đào tạo, khoa học, kỹ thuật, môi trường…
10/8/2012
9
25
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
Hợp tác kinh tế là vấn đề ưu tiên hàng
đầu hiện nay, trong đó:
3 nguyên tắc cơ bản: hướng ngoại, linh
hoạt và cùng có lợi.
5 lĩnh vực hợp tác: (1) Thương mại; (2)
Công nghiệp, năng lượng và khoáng
sản; (3) Nông, lâm, ngư nghiệp; (4) Tài
chính, ngân hàng; (5) Giao thông vận
tải, thông tin liên lạc và du lịch.
26
Cùng tôn trọng độc lập chủ quyền,
bình đẳng tòan vẹn lãnh thổ
Được lãnh đạo họat động của dân tộc
mình, không có can thiệp, lật đổ
cưỡng ép từ bên ngòai
Không can thiệp vào công việc nội bộ
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp
hòa bình
Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực
Hợp tác hiệu quả
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
Các nguyên tắc nền tảng:
27
Nguyên tắc điều phối:
Nguyên tắc nhất trí: quyết định được mọi
thành viên nhất trí
Nguyên tắc bình đẳng: trong nghĩa vụ
đóng góp và chia sẻ quyền lợi, luân phiên
chủ tọa các cuộc họp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
10/8/2012
10
28
Nguyên tắc 6X: hai hay một số quốc gia
có thể xúc tiến dự án không cần phải đợi
tất cả các thành viên
Nguyên tắc khác: có đi có lại, không đối
đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo
lẫn nhau.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
29
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
Hợp tác kinh tế là vấn đề ưu tiên hàng
đầu hiện nay, trong đó:
Hợp tác tự do hóa thương mại giữ vai
trò hạt nhân với 5 chương trình sau:
(1) Xây dựng AFTA; (2) Hợp tác trong
lĩnh vực hàng hóa; (3) Hội chợ thương
mại ASEAN; (4) Phối hợp đẩy mạnh
phát triển khu vực tư nhân; (5) Phối
hợp lập trường trong các vấn đề
thương mại quốc tế có tác động đến
ASEAN.
30
Hội nghị thượng đỉnh: 3 năm/lần
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN: hàng
năm
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN:
hàng năm
Hội nghị Bộ trưởng các ngành khác
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of South-East Nations)
Cơ quan hoạch định chính sách:
10/8/2012
11
31
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
Công cụ thực hiện: CEPT – Common
Effective Preferential Tariff.
Mục tiêu: giảm rất thấp hàng rào thuế
quan (NTR = 0 – 5%) và loại bỏ hết
NTBs trong lộ trình 10 năm.
32
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
Đối tượng: chi phối tất cả sản phẩm,
phân theo 4 danh mục:
GEL (General Exclusion List).
TEL (Temporary Exclusion List).
SL (Sensitve List) – HSL (Highly
Sensitive List).
IL (Immediate List – Normal Track,
Fast Track).
33
Kênh giảm thuế nhanh:áp dụng cho 15
nhóm hàng, lịch trình: 2 giai đoạn: >20%
giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000,
<20% giảm xuống 0-5% vào 1/1/98
Kênh giảm thuế thường: >20% giảm
xuống còn 20% vào 1998, xuống 0-5%
vào 2003
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
10/8/2012
12
34
<20% giảm xuống 0-5%trong vòng 7 năm và
kết thúc vào 2000
Kênh loại trừ hòan tòan: GEL: gồm sản phẩm
không tham gia hiệp định CEPT
Tạm thời chưa tham gia giảm thuế:không được
hưởng nhượng bộ từ các quốc gia thành viên
và sau 5 năm đưa sang danh mục giảm thuế
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
35
Để hưởng ưu đãi thuế theo CEPT phải:
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
Nằm trong danh mục giảm thuế, mức
thuế tối đa 20%
Phải có chương trình giảm thuế được hội
đồng AFTA thông qua
Xuất xứ từ ASEAN ít nhất là 40%
Hàng năm “tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT”
36
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
Các điều kiện để một mặt hàng được ưu
đãi theo CEPT:
Có trong IL của 2 bên; NTR ≤ 20%;
xuất xứ ASEAN 40% (C/O Form D).
Khi đó, loại bỏ ngay NTBs giới hạn số
lượng; và loại bỏ hết NTBs trong vòng
5 năm tiếp theo nhưng không muộn
hơn thời điểm hoàn thành AFTA của
quốc gia liên hệ.
10/8/2012
13
37
Khu mậu dịch tự do ASEAN
(ASEAN Free Trade Area – AFTA)
Gần đây ASEAN.6 còn áp dụng Hệ thống
ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP – ASEAN
Intergration System of Preferences) cho 4
thành viên mới:
Nội dung chủ yếu là áp dụng mức thuế
thấp hơn so với qui định của CEPT trên
một số mặt hàng cụ thể.
Đây là ưu đãi một chiều (Việt Nam nhận
được AISP của Malaysia 170 mặt hàng,
của Indonesia 50 mặt hàng, của Thái lan
34 mặt hàng).
38
2.4. Hiệp định TM đa phương
(Multilateral Trade Agreement)
Nội dung hợp tác chủ yếu là khai thông
môi trường thương mại toàn cầu (có đề
cập đến quan hệ đầu tư và bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại).
Diện hợp tác hẹp hơn hình thức liên minh
khu vực, nhưng không gian hợp tác rất
rộng lớn nên tính chất phức tạp cao hơn
hẳn.
Hệ thống hợp tác thương mại đa phương
tiêu biểu trong hơn nửa thế kỷ qua là
GATT/WTO.
39
Tìm hiểu hệ thống GATT/WTO
Lịch sử hình thành.
Cơ cấu tổ chức.
Chức năng hoạt động.
Nguyên tắc cơ bản.
Qui chế thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Những thành tựu và hạn chế.
Điều kiện và thủ tục gia nhập WTO.
10/8/2012
14
40
Lịch sử hình thành GATT/WTO
GATT (General Agreement on Tariffs and
Trade):
GATT được 23 nước ký kết vào tháng
11/1947 tại Havana để trù bị cho việc thành
lập ITO (International Trade Organization).
Nhưng ITO không được một số nước phê
chuẩn, nên GATT đã tồn tại kéo dài 47 năm kể
từ khi có hiệu lực vào tháng 01/1948.
GATT đã tổ chức 8 vòng đàm phán đa
phương. Khi kết thúc vòng thứ 8 các thành
viên đã ký kết hiệp định thành lập WTO
(4/1994 tại Marrakesh, Morocco).
41
WTO (World Trade Organization):
Được chính thức thành lập vào ngày
01/01/1995 với 78 thành viên.
Đến cuối năm 1995 có 112 thành viên
(đều là thành viên của GATT chuyển
qua).
Hiện nay có 148 thành viên và 28 quan
sát viên.
Lịch sử hình thành GATT/WTO
42
8 Vòng đàm phán đa phương
của GATT
Year Place (name) Subjects covered Countries
1947 Geneva Tariffs 23
1949 Annecy Tariffs 13
1951 Torquay Tariffs 38
1956 Geneva Tariffs 26
1960–1961 Geneva
(Dillon Round)
Tariffs 26
1964–1967 Geneva (Kennedy
Round)
Tariffs and anti-dumping measures 62
1973–1979 Geneva
(Tokyo Round)
Tariffs, non-tariff measures,
“framework” agreements
102
1986–1994 Geneva
(Uruguay Round)
Tariffs, non-tariff measures, rules,
services, intellectual property,
dispute settlement, textiles,
agriculture, creation of WTO, etc
123
(Nguồn: Understanding the WTO, 3rd Edition, WTO 9/2003)
10/8/2012
15
43
Cơ cấu tổ chức WTO
44
6 Chức năng hoạt động của WTO
(1) Thực hiện các thỏa thuận thương mại
của WTO.
(2) Diễn đàn đàm phán thương mại.
(3) Giải quyết tranh chấp thương mại.
(4) Rà soát chính sách thương mại các quốc
gia.
(5) Trợ giúp và huấn luyện kỹ thuật cho các
quốc gia đang phát triển.
(6) Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
45
5 Nguyên tắc cơ bản của WTO
(1) Không phân biệt đối xử (áp dụng MFN và
NT).
(2) Thương mại tự do hơn (giảm hàng rào mậu
dịch thông qua thương lượng).
(3) Dễ dự đoán (chính sách thương mại minh
bạch, không tăng tùy tiện các rào cản
thương mại).
(4) Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn.
(5) Dành nhiều ưu đãi hơn cho các quốc gia
kém phát triển nhất (LDCs).
10/8/2012
16
46
Các qui chế không phân biệt đối
xử
Qui chế tối huệ quốc.
Qui chế đối xử quốc gia.
Một phái sinh: Hệ thống ưu
đãi phổ cập.
47
Qui chế tối huệ quốc
(Most Favoured Nation – MFN)
Yêu cầu: một nước phải dành cho hàng
hóa nhập khẩu từ một nước khác những
điều kiện đối xử thuận lợi không kém so
với hàng nhập từ các nước thứ ba.
Các điều kiện ưu đãi:
Thuế nhập khẩu (giảm mạnh
so với thuế suất phổ thông).
Thuận lợi hóa các thủ tục quản
lý và xúc tiến thương mại.
48
Qui chế tối huệ quốc
(Most Favoured Nation – MFN)
Đây là quan hệ tương hỗ (Reciprocity).
MFN đa phương vô điều kiện (theo qui
định của hệ thống GATT/WTO).
Ý nghĩa: MFN cho phép hàng xuất khẩu
nâng cao được khả năng cạnh tranh về
giá trên thị trường nước nhập khẩu so với
đối thủ cạnh tranh từ các nước thứ ba.
10/8/2012
17
49
Qui chế đối xử quốc gia
(National Treatment – NT)
Yêu cầu: một nước phải dành cho hàng
nhập khẩu từ một nước khác (đã có trao
đổi MFN) những điều kiện đối xử thuận lợi
không kém so với hàng nội địa cùng loại.
Các điều kiện ưu đãi:
Thuế hàng hóa (VAT, thuế tiêu thụ đặc
biệt…).
Thuận lợi hóa các điều kiện xúc tiến
thương mại.
50
Qui chế đối xử quốc gia
(National Treatment – NT)
Đây cũng là quan hệ tương hỗ.
Ý nghĩa: NT cho phép hàng nhập khẩu
nâng cao khả năng cạnh tranh về giá so
với hàng nội địa cùng loại.
Điều đó cũng có nghĩa là, hàng nội sẽ
phải thường xuyên đối mặt với sức ép
cạnh tranh quốc tế ngay trên “sân nhà”.
51
Cặp qui chế không phân biệt đối xử
chưa mang lại bình đẳng thực sự
Tình huống:
Tương ớt của Việt Nam và Thái
Lan xuất khẩu vào thị trường Mỹ
được hưởng MFN như nhau. Giá
bán ngang nhau.
Nhưng hàng Việt Nam không
cạnh tranh nổi do chất lượng
kém hơn.
Trong khi đó, Việt Nam phải mở
cửa thị trường cho hàng của Mỹ
(theo qui chế NT và quan hệ
tương hỗ) cũng gặp nhiều khó
khăn về cạnh tranh trên sân nhà.
MỸ
VIỆT NAM THÁI LAN
Hàng chế biến
(Ví dụ, tương ớt)
TMFN = 5%
NT
TMFN = 5%
10/8/2012
18
52
Trong tình huống trên Việt Nam chịu nhiều
thiệt hại, chứng tỏ cặp qui chế MFN – NT chưa
mang lại bình đẳng thực sự trong giao thương
quốc tế.
Điểm nút của vấn đề là cặp qui chế MFN – NT
được vận dụng như nhau cho 2 quốc gia chưa
ngang nhau về trình độ công nghiệp hóa và
trình độ cạnh tranh.
Cách giải quyết hợp lý là giảm thuế nhập khẩu
hơn nữa cho hàng Việt Nam (vốn có sức cạnh
tranh kém hơn) để tạo ra tương quan “tiền nào
– của đó”.
Cặp qui chế không phân biệt đối xử
chưa mang lại bình đẳng thực sự
53
Hệ thống ưu đãi phổ cập
(Generalized System of Preference )
GSP do G7 đề xuất lần đầu tiên tại hội nghị
UNCTAD–1 (1964, Geneva); và trở nên phổ
biến từ đầu những năm 1970s.
Đây là quan hệ một chiều (DCs cấp ưu đãi
cho LDCs), nên chế độ ưu đãi (GSP
Schemes) khá đa dạng.
Nội dung chính: giảm TGSP nhiều hơn so với
TMFN.
54
Mặt hàng được ưu đãi GSP:
Sản phẩm thô và sơ chế.
Sản phẩm chế tạo mà hàm lượng kỹ thuật
thấp.
Hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng
không nhạy cảm khác.
Một số điều kiện bắt buộc:
Điều kiện xuất xứ.
Điều kiện gửi hàng.
Điều kiện chứng từ.
Hệ thống ưu đãi phổ cập
(Generalized System of Preference )
10/8/2012
19
55
Những thành tựu và hạn chế
của hệ thống GATT/WTO
Thành tựu nổi bật:
Giảm hàng rào thuế quan (thuế hóa đối
với nông sản, ràng buộc thuế trần, và
cắt giảm thuế quan hơn nữa).
Giảm NTBs, rà soát chính sách thương
mại, xử lý tranh chấp hiệu quả hơn.
56
Những thành tựu và hạn chế
của hệ thống GATT/WTO
Thành tựu nổi bật:
ATC (Agreement on Textiles and
Clothing).
TRIMs (Trade-related Investment
Measures).
GATS (General Agreement on Trade in
Services).
TRIPS (Trade-related Aspects of
Intellectual Property Rights).
57
Những thành tựu và hạn chế
của hệ thống GATT/WTO
Hạn chế:
Vẫn còn tranh cải về
trợ giá nông sản của
các nước phát triển.
Chưa xử lý được
những tiêu cực bên
mặt trái của toàn cầu
hóa.
10/8/2012
20
58
Điều kiện và thủ tục gia nhập
WTO
Các điều kiện:
Đối tượng: quốc gia hay vùng
lãnh thổ có đầy đủ quyền thực
hiện chính sách thương mại đều
có thể xin gia nhập WTO.
Khi đã gia nhập, thành viên phải
thực hiện cam kết cả gói tất cả
các hiệp định của WTO (hiện
nay có cả thảy 16 hiệp định).
59
Điều kiện và thủ tục gia nhập
WTO
Thủ tục gia nhập (4 bước):
Bước 1: nước xin gia nhập giới thiệu
chính sách kinh tế thương mại của mình;
WTO lập Ban công tác xét duyệt.
Bước 2: đàm phán đa phương và song
phương.
Bước 3: Ban công tác xét duyệt hoàn tất
hồ sơ trình lên Đại hội đồng WTO hoặc
Hội nghị Bộ trưởng Thương mại WTO.
Bước 4: thông qua việc kết nạp (với đa
số 2/3).
60
16 Hiệp định điều tiết hoạt động
của WTO
(1) Hiệp định chung về thương mại và thuế
quan (GATT 1947, tu chỉnh 1994).
(2) Hiệp định về hàng nông nghiệp.
(3) Hiệp định về thương mại hàng dệt may
(ATC).
(4) Hiệp định thực hiện điều VII về định giá
tính thuế hải quan.
10/8/2012
21
61
16 Hiệp định điều tiết hoạt động
của WTO
(5) Hiệp định về qui tắc xuất xứ.
(6) Hiệp định thực hiện điều VI về chống
phá giá và thuế đối kháng.
(7) Hiệp định về trợ cấp, các biện pháp đối
kháng và điều XVI của GATT.
(8) Hiệp định về các biện pháp tự vệ và điều
XIX của GATT.
62
16 Hiệp định điều tiết hoạt động
của WTO
(9) Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên
quan đến thương mại (TRIMs).
(10) Hiệp định về áp dụng các biện pháp
kiểm dịch động, thực vật.
(11) Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại.
(12) Hiệp định về giám định hàng hóa trước
khi xếp hàng.
63
16 Hiệp định điều tiết hoạt động
của WTO
(13) Hiệp định về cấp phép nhập khẩu và
điều VIII của GATT.
(14) Hiệp định về mua sắm của chính phủ.
(15) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
(GATS).
(16) Hiệp định về các khía cạnh của quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(TRIPS).
10/8/2012
22
64
3. Tình hình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam
Không ngừng mở rộng hợp tác kinh tế
song phương.
Tích cực tham gia các tổ chức kinh tế
khu vực.
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam.
65
Không ngừng mở rộng hợp tác
kinh tế song phương
Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới vào giữa
thập niên 1980s đến nay Việt Nam đã ký
bổ sung (hoặc sửa đổi) hơn 50 hiệp định
song phương về thương mại, hoặc hợp tác
kinh tế – thương mại – kỹ thuật với các
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đã thiết lập quan hệ MFN và NT với hơn
70 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đã được hưởng GSP của các thị trường
mục tiêu quan trọng như Nhật Bản, EU…
66
Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ
Được ký kết ngày 13/7/2000; có hiệu lực
kể từ ngày 10/12/2001;
Thời hiệu 3 năm và được mặc nhiên gia
hạn từng 3 năm một.
Hiệp định có 7 chương (72 điều khoản)
và 9 phụ lục (từ A đến I).
10/8/2012
23
67
Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ
Nội dung có những điểm cơ bản như sau:
Phía Mỹ mở cửa thị trường
ngay, độ mở rộng, ngoại trừ
một số lĩnh vực dịch vụ lộ
trình mở cửa từ 3 – 5 năm.
68
Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ
Nội dung có những điểm cơ bản như sau:
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn, độ mở
hẹp hơn:
Thương mại hàng hóa: giảm thuế nhập khẩu từ 30
– 50% đối với hơn 300 mặt hàng trong vòng 3 năm;
loại bỏ hạn chế định lượng và một số NTBs khác
sau 2 – 10 năm.
69
Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ
Nội dung có những điểm cơ bản như sau:
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn,
độ mở hẹp hơn:
Thương mại dịch vụ (theo các qui định của
GATS): mở cửa thị trường sau 3 – 8 năm.
Ngoại trừ các dịch vụ pháp lý, kế toán, công
nghệ, máy tính và xây dựng phải mở cửa
ngay.
10/8/2012
24
70
Hiệp định thương mại song
phương Việt – Mỹ
Nội dung có những điểm cơ bản như sau:
Lộ trình mở cửa phía Việt Nam dài hơn,
độ mở hẹp hơn:
Bãi bỏ các hạn chế theo qui định của TRIMs
trong 5 năm.
Áp dụng các qui định của TRIPS sau 12 – 30
tháng …
71
Tích cực tham gia các tổ chức
kinh tế khu vực
Gia nhập ASEAN 7/1995; thực hiện AFTA
từ ngày 01/01/1996, theo đúng lộ trình thì
sẽ hoàn thành AFTA vào năm 2006,
nhưng có khả năng sẽ được hoàn thành
sớm vào năm 2005.
72
Tích cực tham gia các tổ chức
kinh tế khu vực
Đến cuối năm 2003 Việt Nam đã hội nhập
AFTA đầy đủ với biểu thuế quan thực hiện
AFTA gồm 10.689 dòng thuế, cơ cấu như sau:
GEL : 415 dòng thuế (3,9%).
SL : 89 dòng thuế (0,8%).
IL : 10.185 dòng thuế (95,3%).
(Việt Nam không có HSL và đã chuyển hết GEL
xuống IL từ tháng 7/2003).
10/8/2012
25
73
Tích cực tham gia các tổ chức
kinh tế khu vực
Gia nhập APEC từ tháng 11/1998. Việt Nam
đã công bố Chương trình hành động quốc gia
với mục tiêu giảm NTR bình quân còn không
quá 10% và loại bỏ hầu hết NTBs vào năm
2020.
Ngoài ra, Việt Nam còn tham gia một số quan
hệ khu vực khác như: ASEM (Asia – Europe
Meeting); ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc); ASEAN – Trung Quốc; ASEAN –
Nhật Bản; ASEAN – Ấn Độ…
74
Quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
Bƣớc 1: chuẩn bị.
01/1995: Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO,
trở thành quan sát viên.
01/1995: WTO Thành lập Ban công tác xét
duyệt đơn xin gia nhập của Việt Nam.
08/1996: Việt Nam gửi Bị vong lục về chế độ
thương mại.
75
Quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
Giai đoạn đầu bƣớc 2: đàm phán về minh
bạch hóa chính sách thương mại.
Đã trải qua 4 phiên họp đa phương với Ban
công tác WTO: phiên thứ 1 (07/1998); phiên
thứ 2 (12/1998); phiên thứ 3 (07/1999);
phiên thứ 4 (11/2000).
Đã kết thúc giai đoạn này và Việt Nam đã trả
lời các thành viên Ban công tác của WTO
khoảng 1.700 câu hỏi.
10/8/2012
26
76
Quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
Giai đoạn cuối bƣớc 2: đàm phán về mở cửa
thị trường.
Kể từ tháng 11/2001 đến cuối năm 2004 Việt
Nam đã gửi 6 bản chào (Offers) về hàng hóa
và dịch vụ.
Đã tiến hành tiếp 5 phiên họp đa phương với
Ban công tác WTO: phiên thứ 5 (04/2002),
phiên thứ 6 (05/2003), phiên thứ 7 (12/2003),
phiên thứ 8 (06/2004); phiên thứ 9 (12/2004).
Và, đã tiến hành hàng trăm cuộc họp song
phương theo yêu cầu của 27 nước thành viên
WTO.
77
Quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
Giai đoạn cuối bƣớc 2: đàm phán về mở cửa
thị trường.
Kết quả, Việt Nam đã cam kết thuế trần đến 10.000
dòng thuế (99,7% số dòng thuế của biểu thuế nhập
khẩu); NTR bình quân đã giảm xuống còn 18% (và
có thể phải giảm tiếp còn khoảng 15%);
Việt Nam cũng đã cam kết hoàn toàn bỏ trợ cấp
xuất khẩu, bỏ cấm nhập khẩu thuốc lá, bỏ trợ cấp
xuất khẩu nông sản dưới mọi hình thức, đặc biệt là
sẽ bãi bỏ chế độ 2 giá kể từ 31/12/2005.
78
Quá trình gia nhập WTO của
Việt Nam
Theo kế hoạch, phải tiếp tục 2 – 3 phiên
họp đa phương và trên dưới 100 cuộc
họp song phương trong năm 2005 (cố
gắng kết thúc đàm phán song phương
trước tháng 9/2005).
Mục tiêu sẽ hoàn thành bước 3 và bước
4 trong quí IV-2005 để Việt Nam có thể
chính thức gia nhập WTO vào cuối năm
2005.
10/8/2012
27
79
4.Cơ hội, thách thức trong quá
trình đẩy mạnh HNKTQT của VN
Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Những thách thức trong quá trình đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới.
80
Bối cảnh kinh tế Việt Nam
hiện nay
Thực trạng kinh tế năm 2004:
GDP tăng 7,7%, đạt 41 tỷ USD; GDP
capita 500 USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 57,5 tỷ
USD; riêng xuất khẩu đạt 26 tỷ USD (chiếm
thị phần hơn 0,3% và đứng thứ 35 trên thế
giới).
Nhịp độ tăng xuất khẩu 29%, nhanh gấp
3,8 lần nhịp độ tăng GDP.
Thu hút FDI và ODA 4,5 tỷ USD, đáp ứng
35% nhu cầu đầu tư toàn xã hội.
81
Bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện
nay
Nhận định cơ bản:
Việt Nam đã áp dụng chiến lược công nghiệp hóa
hướng về xuất khẩu và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế từ cuối thập niên 1980s.
Gần 2 thập niên qua nhịp độ tăng trưởng kinh tế
nhanh thứ nhì Châu Á và thứ tư thế giới. Chứng tỏ
Việt Nam đã và đang đi đúng hướng, hợp qui luật.
Để trở thành NIC vào năm 2020, Việt Nam đang tiếp
tục đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng phát triển
bền vững.
10/8/2012
28
82
Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Cơ hội mở rộng thị trường rất lớn. Khi gia
nhập WTO xong vào cuối năm 2005 hàng
Việt Nam sẽ được đối xử công bằng hơn,
khả năng cạnh tranh sẽ được nâng lên
đáng kể.
Hàng Việt Nam đã thâm nhập khá vững
chắc vào các thị trường mục tiêu lớn
(Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ). Trong đó,
Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất của
Việt Nam kể từ năm 2003.
83
Cơ hội từ quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Thu hút đầu tư nước ngoài cũng có nhiều
triển vọng. Việt Nam đang là một địa chỉ
đầu tư hấp dẫn và ổn định hàng đầu
trong khu vực.
Qui mô lợi thế bên trong,bên ngoài của
các doanh nghiệp và các ngành kinh tế
Việt Nam đang được cải thiện tốt.
84
Những thách thức trong quá trình đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới
Đối với nhà nước: nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Cần đặc biệt chú
trọng:
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất – kỹ
thuật; phát triển khoa học – công nghệ;
phát triển nguồn nhân lực.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp và
thể chế kinh tế thị trường, đồng bộ hóa
các bộ phận thị trường.
10/8/2012
29
85
Những thách thức trong quá trình đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới
Đối với nhà nước: nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Cần đặc biệt chú
trọng:
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế.
Cải cách hành chánh, chống tham nhũng,
giảm đói nghèo.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường, kiểm soát
các tác động ngoại lai.
86
Những thách thức trong quá trình đẩy mạnh
hội nhập kinh tế quốc tế sắp tới
Đối với các doanh nghiệp: nâng cao sức
cạnh tranh của đơn vị và của ngành. Cần
lưu ý:
Đầu tư nâng cao qui mô lợi suất kinh
tế.
Cải tiến quản lý thích ứng linh hoạt với
môi trường kinh doanh mới.
Mạnh dạn vạch chiến lược toàn cầu
hóa hoạt động của doanh nghiệp.
87
Kết luận chƣơng 8
Các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đã và
đang phát triển hết sức sâu rộng. Môi trường
thương mại và kinh tế thế giới được cải thiện
mạnh mẽ hơn, mở ra nhiều cơ hội và khả năng
phát triển cho từng quốc gia.
Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam đang có triển vọng tốt, đã và sẽ hỗ trợ
mạnh mẽ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế.
10/8/2012
30
88
Kết luận chƣơng 8
Điểm nhấn mạnh cuối cùng: cần nhận
thức rõ, vấn đề cơ bản không phải là có
chấp nhận toàn cầu hóa hay không, mà
là tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc độ nào
cho hợp lý để có thể khai thác được tối
đa lợi ích do toàn cầu hóa mang lại và
hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải
trả cho sự phát triển.
89
Câu hỏi thảo luận
1. Nội dung cơ bản của hiệp định thương mại
song phương là gì ? Trình bày minh họa bằng
Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ.
2. Nội dung cơ bản của hiệp định thương mại
khu vực là gì ? Trình bày các hình thức hiệp
định thương mại khu vực phổ biến hiện nay và
minh họa bằng Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ (NAFTA).
90
Câu hỏi thảo luận
3. Nội dung kinh tế của các tổ chức liên minh khu
vực giải quyết những vấn đề gì ? Trình bày
minh họa với trường hợp Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và Khu mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA).
4. Trình bày nội dung hợp tác cơ bản và tính chất
phức tạp của hệ thống GATT/WTO.
5. Trình bày các chức năng và nguyên tắc cơ
bản của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
10/8/2012
31
91
Câu hỏi thảo luận
6. Phân tích các qui chế thúc đẩy tự do hóa
thương mại của hệ thống GATT/WTO.
7. Phân tích một số nét cơ bản tình hình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian
qua và đánh giá kết quả của quá trình đó.
8. Trình bày những cơ hội và thách thức trong
quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
sắp tới của Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_cac_dinh_che_kttg_va_su_hoi_nhap_ktqt_cua_viet_nam_4251.pdf