Kinh tế Môi trường - Bài giảng 14: Phương pháp đánh giá hưởng thụ
Bài tập này giới thiệu một ứng dụng của HPM cho việc
đánh giá giá trị lợi ích từ việc cải thiện tỷ lệ che phủ cây
xanh trong thành phố. Chính quyền thành phố quyết định
cải thiện chất lượng các công viên khu đô thị và những
không gian xanh gần khu vực dân cư. Trước khi thực hiện
dự án, một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá lợi
ích ròng của hoạt động xanh hóa đô thị này. Dự án bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau. Nghiên cứu này chỉ tập trung
vào việc đánh giá một trong số những hoạt động đó, cụ thể
là tăng tỉ lệ phủ cây lá rộng. Để tìm ra giá trị được ấn định
cho một sự thay đổi trong việc phủ cây lá rộng, người ta
quan sát giá của những ngôi nhà trong khu vực với các tỉ lệ
phủ cây lá rộng khác nhau. Sự tăng lên trong giá cả do tài
sản môi trường được tách riêng bằng cách sử dụng những
kỹ thuật kinh tế lượng.
24 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế Môi trường - Bài giảng 14: Phương pháp đánh giá hưởng thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế Môi trường
Bài giảng 14
Phương pháp đánh giá hưởng thụ
Đề cương đề nghị
A. Mô hình căn bản
B. Phương pháp luaän
C. Nhận xét
A. Mô hình căn bản
Phương pháp đánh giá hưởng thụ đo lường
các ảnh hưởng phúc lợi của thay đổi trong
các tài sản và dịch vụ môi trường bằng cách
ước lượng ảnh hưởng của các thuộc tính
môi trường lên giá trị của các hàng hóa thị
trường nào đó.
Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến
để xem xét ảnh hưởng của các thuộc tính
môi trường lên giá trị tài sản, thường là nhà
ở.
Để có một thước đo của thuộc tính môi
trường ảnh hưởng như thế nào lên phúc lợi
của các cá nhân, phương pháp HPM sẽ:
Xác định sự chênh lệch giá trị tài sản là bao
nhiêu do có sự khác biệt về môi trường giữa
các tài sản; và
Suy ra giá người ta sẵn lòng trả cho một sự
cải thiện trong chất lượng môi trường là bao
nhiêu và giá trị xã hội của sự cải thiện này là
gì.
A. Mô hình căn bản
Ta có hàm đánh giá hưởng thụ như sau:
Ph = fh(Sh1, …, Shj; Nh1,…,Nhk; Eh1, …, Ehm)
Ph: giá nhà; Sh1, …, Shj: đặc điểm cấu trúc căn nhà; Nh1,
…, Nhk: đặc điểm hàng xóm; và Eh1, …, Ehm: đặc điểm
môi trường.
Dạng hàm thường được sử dụng cho hàm
đánh giá hưởng thụ là dạng hàm log-log.
LnPh = alnSh + blnNh + clnEh
A. Mô hình căn bản
Quy trình hai bước ước lượng các hàm
WTP (hàm cầu (ngược) ẩn):
Sử dụng kết quả ước lượng hàm đánh
giá hưởng thụ được mô tả ở trên.
Lấy đạo hàm riêng phần hàm đánh giá
hưởng thụ theo E:
Pimpl.E = Ph/E.
A. Mô hình căn bản
B. Phương pháp luận
Ví dụ minh họa – Phụ lục 11A3
• Bài tập này giới thiệu một ứng dụng của HPM cho việc
đánh giá giá trị lợi ích từ việc cải thiện tỷ lệ che phủ cây
xanh trong thành phố. Chính quyền thành phố quyết định
cải thiện chất lượng các công viên khu đô thị và những
không gian xanh gần khu vực dân cư. Trước khi thực hiện
dự án, một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá lợi
ích ròng của hoạt động xanh hóa đô thị này. Dự án bao gồm
nhiều hoạt động khác nhau. Nghiên cứu này chỉ tập trung
vào việc đánh giá một trong số những hoạt động đó, cụ thể
là tăng tỉ lệ phủ cây lá rộng. Để tìm ra giá trị được ấn định
cho một sự thay đổi trong việc phủ cây lá rộng, người ta
quan sát giá của những ngôi nhà trong khu vực với các tỉ lệ
phủ cây lá rộng khác nhau. Sự tăng lên trong giá cả do tài
sản môi trường được tách riêng bằng cách sử dụng những
kỹ thuật kinh tế lượng.
Người ta thu thập dữ liệu về giá và các đặc điểm của
những ngôi nhà, bằng cách sử dụng qui trình sau đây:
o Những hộ dân cư được chọn một cách ngẫu nhiên từ
sổ đăng ký hộ khẩu của thành phố.
o Tính tỷ lệ che phủ cây lá rộng trong phạm vi 300m
xung quanh mỗi căn nhà.
o Xác định giá nhà bằng cách xem bản tin của công ty
địa ốc và những giao dịch mua bán thời gian gần đây.
Cũng cần phải có ý kiến của các chuyên gia về giá cả
của một số tài sản.
o Thu thập thông tin và những đặc điểm kinh tế xã hội
của hộ bằng cách xem xét dữ liệu thống kê gần đây.
• Mục đích: cung cấp các thông tin dưới đây cho
những người làm chính sách, để họ có thể ra
quyết định dựa trên tính khả thi của dự án:
o Lợi ích trung bình mà các hộ gia đình nhận
được từ việc tăng tỷ lệ che phủ cây lá rộng lên
10%.
o Mối quan hệ giữa giá nhà và tỷ lệ che phủ cây
lá rộng.
o Các gợi ý chính sách từ kết quả thu được.
BROADL
PRICE
IMPLIP
*1687.0
C. Nhận xét phương pháp HPM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_14_phuong_phap_danh_gia_huong_thu_8953.pdf