Kinh tế Môi trường - Bài giảng 13: Phương pháp chi phí du hành

Sử dụng ZCTM ước lượng một hàm cầu bằng cách sử dụng dữ liệu từ mỗi vùng. Đường cầu này được giả định là nhưnhau cho mỗi vùng. Sau đó tính mức chi phí du hành tại đó không có du khách nào tham quan thắng cảnh nữa (choke point). Thặng dưtiêu dùng của mỗi du khách theo vùng được tính theo cách thông thường, đó là tính tích phân phần đường cong giữa choke point và chi phí du hành (giá) của mỗi người dân ở vùng đó.

pdf36 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế Môi trường - Bài giảng 13: Phương pháp chi phí du hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế Môi trường Bài giảng 13 Phương pháp chi phí du hành Đề cương đề nghị A. Mô hình căn bản B. Phương pháp luận C. Phương pháp Chi phí du hành theo vùng D. Phương pháp chi phí du hành cá nhân E. Nhận xét về phương pháp Sử dụng kỹ thuật điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn khách du lịch tại điểm vui chơi giải trí. TCM dựa trên giả định rằng chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đĩ phản ánh giá sẵn lịng trả cho hoạt động giải trí ở nơi đĩ. A. Mô hình căn bản Được sử dụng để:  Đo lường giá trị sử dụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm lịch sử  Ước lượng những gia tăng trong giá trị sử dụng nếu địa điểm đó được cải tạo Hai dạng chính: ITCM & SICC A. Mô hình căn bản Chi phí du hành bao gồm: · Thu nhập mất đi do đi du lịch (chi phí cơ hội của thời gian) · Chi phí đi lại (xăng dầu, sửa chữa xe cộ, vé tàu, xe...) · Thức ăn · Chỗ ở · Các chi phí tại địa điểm, bao gồm: phí vào cửa, phí dịch vụ hướng dẫn, phí tham gia các hoạt động vui chơi giải trí tại địa điểm A. Mô hình căn bản Khi chi phí du hành thay đổi, lượng khách tham quan điểm du lịch đó cũng thay đổi (hàm cầu khách du lịch). Tổng giá trị giải trí là phần diện tích nằm dưới đường cầu. Lợi ích ròng từ việc giải trí là phần thặng dư tiêu dùng nằm dưới đường cầu. A. Mô hình căn bản Nhu cầu giải trí (V) Chi phí du hành (TC) 0 Vi = (TCi, Yi, TCS, Si) Khi nhu cầu giải trí là: Số lần đến của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định  phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM). Số người đến từ một vùng trong một khoảng thơi gian nhất định  phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM). Tổng giá trị giải trí (TWTP) A. Mô hình căn bản b. Phương pháp luận C. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH VÙNG Ví dụ minh họa - phụ lục 11a1 • Bài tập này là kết quả của một sự mô phỏng với sự tham giam của những thực tập sinh tại một hội thảo được tổ chức ở Ngân hàng thế giới. Những người tham gia được giả định là đi du lịch đến Washington, DC để thăm viện Smithsonite. Một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được tiến hành giữa những người tham gia để thu thập thông tin cần thiết cho một nghiên cứu dùng phương pháp ZTCM. Thông tin đã được điều chỉnh cho mục đích minh họa. Sử dụng ZCTM ước lượng một hàm cầu bằng cách sử dụng dữ liệu từ mỗi vùng. Đường cầu này được giả định là như nhau cho mỗi vùng. Sau đó tính mức chi phí du hành tại đó không có du khách nào tham quan thắng cảnh nữa (choke point). Thặng dư tiêu dùng của mỗi du khách theo vùng được tính theo cách thông thường, đó là tính tích phân phần đường cong giữa choke point và chi phí du hành (giá) của mỗi người dân ở vùng đó. D. Phương pháp chi phí du hành cá nhân • Bài tập này rút ra từ một nghiên cứu thực tế nhằm ước lượng tổng giá trị sử dụng của các khu rừng ở vùng Liguria, Ý (Bellù và Cistulli năm 1997). • Mục đích của bài tập là để minh họa phương pháp luận được sử dụng cho việc đánh giá giá trị giải trí của các khu rừng và đưa ra gợi ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu được. Ví dụ minh họa - phụ lục 11a2 • Vùng Liguria là một nơi sản xuất gỗ và hạt dẻ quan trọng trong quá khứ. Qua nhiều năm, tầm quan trọng tương đối của các hoạt động này đã giảm sút nhanh chóng, vì thế dẫn đến việc cấm phá rừng và di dân lên các thành thị ở vùng bờ biển. Kết quả là, các vùng ven biển đang phải chịu đựng mật độ dân số cao và không bền vững lại càng trầm trọng hơn trong suốt mùa hè, thời điểm mà các dòng khách du lịch đáng đổ về đó. Trong khi đó những vùng sâu trong đất liền dân số giảm nhanh chóng và những khu rừng thì đang suy giảm giá trị do thiếu sự quản lý và giữ gìn. Hơn nữa, những di tích lịch sử trong lòng những khu vực rừng bị bỏ mặc dẫn đến giảm sút trong giá trị di sản văn hóa. • Theo quan điểm tài chính, doanh thu từ những khu rừng ở các vùng này khá thấp so với doanh thu từ các mục đích sử dụng khác cũa khu đất. Tuy nhiên, những khu rừng cung cấp những dịch vụ không có giá thị trường quan trọng khác như giữ độ ẩm cho đất, giải trí và săn bắn tự do tiếp cận, cũng như những sản phẩm phụ từ rừng có giá trị như trái cây và nấm. Vì thế chính quyền địa phương đã thực hiện nghiên cứu để thẩm định lợi ích xã hội ròng các khu rừng mang lại, với quan điểm phân phối nguồn lực tài chính cho việc phục hồi và phát triển của những khu vực này. • Bài tập này nhằm ước lượng các lợi ích từ việc giải trí của những khu rừng này. Trong vùng Liguria giải trí là một hàng hóa công không có giá, vì thế giá trị của nó không thể được đánh giá bằng cách sử dụng các kỹ thuật thị trường thông thường. Những kỹ thuật đánh giá được sử dụng là phương pháp chi phí du hành cá nhân và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. • Vì mục đích giáo khoa nên bài tập tình huống nguyên bản căn bản đã được đơn giản hóa. Số quan sát đã được giảm xuống để thuận tiện trong việc quản lý dữ liệu. Chỉ một trong số bảy vùng khảo sát được phân tích, và chỉ sử dụng một trong số bốn dạng hàm được kiểm định trong trong bài nghiên cứu thật. • Ưu điểm: o Tính toán dựa trên tiêu dùng thực (quan sát được hành vi) o Giá trị giải trí được người tiêu dùng trải nghiệm (không phải là giá trị giả thuyết) o Có lịch sử phát triển lâu dài E. Nhận xét và Phương pháp • Khó khăn gặp phải: o Giôùi haïn trong lónh vöïc giaûi trí o Trường hợp đi du lịch nhiều địa điểm (multi-site) hoặc có nhiều mục đích (multi-purpose) o Thời gian đi đến và về từ địa điểm có giá trị hay không? E. Nhận xét và Phương pháp • Khó khăn gặp phải (tt): o Tính toán chi phí đến địa điểm thay thế. o Trường hợp địa điểm có ít khách du lịch. o Döïa vaøo giaû ñònh: du khaùch töø caùc vuøng khaùc nhau phaûn öùng nhö nhau ñoái vôùi söï thay ñoåi cuûa chi phí du haønh (ZTCM). E. Nhận xét và Phương pháp • Lợi ích của các dịch vụ giải trí của công viên quốc gia có thể được sử dụng trong CBA để đánh giá lợi ích bị bỏ qua của một dự án phát triển thay thế. Những người ra quyết định sẽ có nhiều thông tin sẵn có hơn để quyết định liệu có nên bảo vệ hoặc phát triển cảnh quan hay không. E. Nhận xét và Phương pháp Trong thực tế phương pháp ITCM thường là được chuộng hơn vì những lý do sau đây: 1) Biến phụ thuộc của ZTCM không tính đến những biến giải thích cá nhân mà có thể rất quan trọng quyết định sự lựa chọn của du khách có đến tham quan một địa điểm cụ thể nào đó hay không. Nói cách khác, phương pháp này giả định rằng tất cả những người trong cùng một vùng có cùng một hành vi mà không quan tâm đến các đặc điểm xã hội của họ. E. Nhận xét và Phương pháp 2) Việc lựa chọn các vùng là đặc biệt khó khăn bởi vì sinh sống trong cùng một vùng không nhất thiết tương ứng cùng một chi phí thời gian và chi phí du hành. Một số biến chẳng hạn như chất lượng các con đường, hình dạng đường, v.v, có thể ảnh hưởng đến cả chi phí đi lại và thời gian. Cũng có thể là một điểm trong một vùng nhất định có những cảnh quan thay thế sẽ ảnh hưởng đến số lượt tham quan đến địa điểm đang nghiên cứu. E. Nhận xét và Phương pháp 3) Các vùng được chọn phản ánh các chi phí du hành tương tự. Nếu việc xác định không được làm một cách thích hợp có thể dẫn đến những khác biệt đáng kể trong thặng dư tiêu dùng. 4) Theo nhận xét của Bateman (1993), ZTCM luôn luôn cho ra R2 bị chệch cao hơn và điều này ngụ ý rằng mức độ phù hợp có thể bị ước lượng cao quá mức. E. Nhận xét và Phương pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_13_phuong_phap_chi_phi_du_hanh_1362.pdf