Kinh tế học Vi mô - Chương III: Hệ số co giãn

Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp xác định được hàng hoá mà mình cung cấp và hàng hoá liên quan là hàng hoá bổ sung, thay thế hay độc lập. - Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp tính toán được mức thay đổi về lượng cầu của một hàng hoá khi đã biết mức thay đổi về giá của hàng hoá liên quan. - Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh với các hãng khác sản xuất các hàng hoá liên quan để từ đó có các chính sách phù hợp đối với từng loại đối thủ cạnh tranh.

pdf42 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học Vi mô - Chương III: Hệ số co giãn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 1. Khái niệm - Co giãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá cả của hàng hóa đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Hệ số co giãn của cầu theo giá là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi giá cả hàng hóa đó thay đổi 1%. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 2. Phƣơng pháp tính - Co giãn điểm là sự co giãn tại một điểm trên đường cầu. Áp dụng phương pháp tính co giãn điểm khi có sự thay đổi vô cùng nhỏ của lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 2. Phƣơng pháp tính - Co giãn khoảng là sự co giãn trên một khoảng hữu hạn của đường cầu. Thực chất là co dãn giữa hai mức giá khác nhau. Áp dụng phương pháp tính co giãn khoảng khi có sự thay đổi lớn và rời rạc của lượng cầu và các yếu tố ảnh hưởng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 2. Phƣơng pháp tính Chú ý: + Hệ số co giãn của cầu theo giá bao giờ cũng có giá trị âm. + Trên một đường cầu tuyến tính, các giá trị co giãn của cầu theo giá tại các điểm khác nhau là khác nhau. Điểm có tung độ càng cao thì có giá trị co giãn tính theo trị tuyệt đối càng lớn. + Phân biệt độ co giãn và độ dốc - Độ dốc: độ dốc là thước đo bằng số chính xác mức thay đổi của Y ứng với mức thay đổi của X. - Độ co giãn của đường cầu: bằng tích của độ dốc và tỉ số giá và sản lượng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại Hệ số co giãn của cầu theo giá có thể có 5 giá trị tương ứng như sau: Cầu ít co giãn. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi nhỏ hơn 1%. VD: Xăng, điện, nước - Người tiêu dùng ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá; - Đường cầu dốc; - Đây là những hàng hoá ít có khả năng thay thế, hàng thiết yếu. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại Cầu co giãn tương đối theo giá. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi lớn hơn 1%. VD: Thịt lợn và thịt bò, bún và phở, các mạng điện thoại di động - Người tiêu dùng rất nhạy cảm với sự thay đổi giá cả; - Đường cầu thoải; - Là những hàng hoá có nhiều khả năng thay thế. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại Cầu co giãn đơn vị. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cầu thay đổi 1%. Đây là trường hợp chỉ có trong lý thuyết. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại Cầu hoàn toàn không co giãn. Tức là khi giá thay đổi, lượng cầu vẫn giữ nguyên. VD: các loại thuốc chữa bệnh đặc trị, các loại dịch vụ làm hộ chiếu - Người tiêu dùng luôn mua tại một lượng Q1 cố định ở mọi mức giá; - Đường cầu là đường thẳng song song với trục tung; - Là những hàng hoá không có khả năng thay thế. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại Cầu co giãn hoàn toàn. Tức là khi giá không đổi, lượng cầu thay đổi ( P =0, Q rất lớn). Và khi giá thay đổi rất nhỏ, lượng cầu sẽ giảm tới 0. VD: các sản phẩm nông sản, vở học sinh Người tiêu dùng chỉ mua ở mức giá P1 duy nhất; Đường cầu là đường thẳng song song với trục hoành; Là những hàng hoá thuộc thị trường cạnh tranh hoàn hảo và có vô số khả năng thay thế. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 3. Phân loại CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá 4.1. Sự sẵn có của hàng hóa thay thế Một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại. VD: Dầu gội trên thị trường có nhiều loại có thể thay thế. Nếu giá dầu gội Clear tăng thì người tiêu dùng sẽ mua các loại dầu gội khác và làm cầu của dầu gội Clear giảm đi đáng kể, cầu sẽ co giãn tương đối. Gạo, xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, ít có khả năng thay thế nên khi giá gạo, xăng tăng thì vẫn không ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá 4.2. Khoảng thời gian giá thay đổi Thông thường trong dài hạn cầu co giãn nhiều hơn trong ngắn hạn. VD: Khi giá xăng dầu tăng, người tiêu dùng không thể ngay lập tức thay thế xe máy chạy xăng bằng phương tiện gì khác. Do đó, độ co giãn của cầu về xăng trong một thời gian ngắn là thấp. Tuy nhiên, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng có thể sử dụng xe đạp điện để thay thế xe máy. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá 4.3. Tính chất của hàng hóa Nhìn chung hàng hóa xa xỉ có hệ số co giãn cao, các hàng hóa thiết yếu ít co giãn hơn. VD: Khi tô tô, xe máy giảm giá một nửa thì người tiêu dùng sẽ mua ô tô, xe máy nhiều hơn. Ngược lại, khi giá của gạo, xăng giảm giá một nửa thì lượng cầu về gạo, xăng hầu như không thay đổi. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá 4.4. Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa càng lớn thì cầu về hàng hoá càng co giãn và ngược lại. VD: Một người hàng tuần sử dụng 50.000 VNĐ đi uống bia thì khi giá bia tăng 50% từ 4.000 VNĐ/cốc lên 6.000 VNĐ/cốc, người tiêu dùng này vẫn tiếp tục uống bia. Nhưng nếu người tiêu dùng này có ý định mua ô tô, khi giá ô tô tăng lên 50% thì dù có đủ tiền để mua ô tô, người tiêu dùng này vẫn sẽ cân nhắc xem có nên mua ô tô nữa không. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa -Mối quan hệ giữa giá, hệ số co giãn của cầu và doanh thu + Tổng doanh thu là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá, được tính bằng tích số của giá bán và lượng bán, ký hiệu TR (Total Revenue). + Công thức: TR = P x Q CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa * Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa P, EDP, TR: + Giúp người bán quyết định được nên tăng hay giảm giá để tăng tổng doanh thu nếu như biết được EDP của hàng hóa đó. + Một sản phẩm của doanh nghiệp có cầu co giãn đối với đối tượng khách hàng nhất định song lại có cầu không co giãn đối với đối tượng khách hàng khác thì doanh nghiệp nên có chính sách tăng giảm giá thích hợp nhằm tăng tổng doanh thu. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN I. Co giãn của cầu theo giá 5. Ý nghĩa * Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa P, EDP, TR: + Nhà nước muốn tăng doanh thu từ thuế thì nên đánh thuế vào những hàng hoá có cầu ít co giãn theo giá. VD: Nhà nước có thể đánh thuế vào xăng, điện, sách giáo khoa + Ước tính sự thay đổi của giá để loại bỏ sự dư thừa và thiếu hụt của thị trường. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN II. Co giãn của cầu theo thu nhập 1. Khái niệm - Co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1%. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN II. Co giãn của cầu theo thu nhập 2. Phƣơng pháp tính CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN II. Co giãn của cầu theo thu nhập 3. Phân loại Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập có thể có 3 giá trị tương ứng như sau: CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN II. Co giãn của cầu theo thu nhập 3. Phân loại CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN II. Co giãn của cầu theo thu nhập 4. Ý nghĩa - Nghiên cứu EDI giúp các nhà sản xuất dự đoán cầu của người tiêu dùng khi đã biết thu nhập của họ thay đổi như thế nào. - Nghiên cứu EDI giúp doanh nghiệp biết được hàng hoá mà mình cung cấp là hàng hoá thông thường hay hàng hoá thứ cấp đối với người tiêu dùng. - Nghiên cứu EDI giúp doanh nghiệp thay đổi chiến lược sản xuất phù hợp (như thay đổi thị trường, đổi mới sản phẩm, thay đổi loại sản phẩm sản xuất, thay đổi cơ cấu đầu tư....) khi có dự báo về sự thay đổi của nền kinh tế (phát triển hay suy thoái). CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN III. Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác (co giãn chéo) 1. Khái niệm - Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa đó trước sự thay đổi của giá cả hàng hóa khác trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Hệ số co giãn chéo của cầu đối với giá là phần trăm biến đổi của lượng cầu khi giá cả của hàng hóa liên quan thay đổi 1%. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN III. Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác (co giãn chéo) 2. Phƣơng pháp tính CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN III. Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác (co giãn chéo) 3. Phân loại CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN III. Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác (co giãn chéo) 4. Ý nghĩa - Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp xác định được hàng hoá mà mình cung cấp và hàng hoá liên quan là hàng hoá bổ sung, thay thế hay độc lập. - Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp tính toán được mức thay đổi về lượng cầu của một hàng hoá khi đã biết mức thay đổi về giá của hàng hoá liên quan. - Nghiên cứu EDX,Y giúp doanh nghiệp xác định được mức độ cạnh tranh với các hãng khác sản xuất các hàng hoá liên quan để từ đó có các chính sách phù hợp đối với từng loại đối thủ cạnh tranh. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 1. Khái niệm - Co giãn của cung theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cung đối với sự thay đổi của giá cả của hàng hóa đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. - Hệ số co giãn của cung theo giá là phần trăm biến đổi của lượng cung khi giá cả hàng hóa đó thay đổi 1%. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 2. Phƣơng pháp tính - Co giãn điểm: Là sự co giãn tại một điểm trên đường cung. Áp dụng phương pháp tính co giãn điểm khi có sự thay đổi vô cùng nhỏ của lượng cung và các yếu tố ảnh hưởng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 2. Phƣơng pháp tính - Co giãn khoảng: Là sự co dãn trên một khoảng hữu hạn của đường cung. Áp dụng phương pháp tính co giãn khoảng khi có sự thay đổi lớn và rời rạc của lượng cung và các yếu tố ảnh hưởng. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 3. Phân loại Hệ số co giãn của cung theo giá có thể có 5 giá trị tương ứng như sau: Cung ít co giãn. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi nhỏ hơn 1%. - Người sản xuất ít nhạy cảm với sự thay đổi của giá; - Đường cung dốc. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 3. Phân loại Cung co giãn tương đối theo giá. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi lớn hơn 1%. - Người sản xuất rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá; -Đường cung thoải. Cung co giãn đơn vị. Tức là khi giá thay đổi 1% sẽ làm lượng cung thay đổi đúng 1%. Trường hợp này chỉ có trên lý thuyết. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 3. Phân loại Cung hoàn toàn không co giãn. Tức là khi giá thay đổi, lượng cung vẫn giữ nguyên. - Người sản xuất luôn bán tại một lượng Q1 cố định ở mọi mức giá; - Đường cung là đường thẳng đứng song song với trục tung. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 3. Phân loại Cung co giãn hoàn toàn. Tức là khi giá không đổi, lượng cung vẫn thay đổi. Và khi giá thay đổi rất nhỏ thì lượng cung sẽ giảm tới 0. - Người tiêu dùng chỉ mua ở mức giá P1 duy nhất; - Đường cung là đường thẳng song song với trục hoành. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số co giãn của cung theo giá 4.1. Khả năng thay thế của các yếu tố sản xuất - Những hàng hoá dịch vụ được sản xuất bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất duy nhất hoặc hiếm thì có độ co giãn của cung thấp, thậm chí bằng 0. - Những hàng hoá được sản xuất bằng cách sử dụng các yếu tố sản xuất phổ biến, có độ co giãn của cung cao. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN IV. Co giãn của cung theo giá 4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ số co giãn của cung theo giá 4.2. Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn của cung càng lớn. Tức là trong ngắn hạn, đường cung thường ít co giãn theo giá, trong dài hạn, đường cung co giãn theo giá nhiều hơn. VD: Khi có quá nhiều người trồng vải thiều làm giá vải thiều giảm thì người nông dân vẫn phải thu hoạch vải thiều và phải bán với mức giá thấp. Nhưng trong dài hạn, người nông dân có thể trồng ít vải hơn và chuyển sang trồng nhãn, cam hay bưởi CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN V. Ý nghĩa của EDP và E S P trong việc xác định mức độ chịu thuế của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất Khi thuế đánh vào hàng hóa trên thị trường sẽ làm dịch chuyển đường cung sang trái và lên trên một đoạn đúng bằng mức thuế. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN V. Ý nghĩa của EDP và E S P trong việc xác định mức độ chịu thuế của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất Khi có thuế, đường cung dịch chuyển từ S sang St một đoạn bằng mức thuế T, và điểm cân bằng mới là Et. Khi đó giá thị trường tăng từ P* tới Pt, còn lượng giao dịch trên thị trường giảm từ Q* xuống Qt. - Người tiêu dùng sẽ chịu mức thuế là Pt – P*; - Người sản xuất chịu mức thuế là T – (Pt – P*); - Lợi ích ròng xã hội mất đi do chính sách thuế của Chính phủ là diện tích tam giác FEEt. CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN V. Ý nghĩa của EDP và E S P trong việc xác định mức độ chịu thuế của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất CHƢƠNG III. HỆ SỐ CO GIÃN V. Ý nghĩa của EDP và E S P trong việc xác định mức độ chịu thuế của ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất Mức độ tương quan giữa hệ số co giãn của cầu và cung theo giá sẽ cho biết ai sẽ phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn: - Nếu cầu co giãn ít hơn cung thì người tiêu dùng sẽ phải chịu phần thuế lớn hơn người sản xuất trong gánh nặng về thuế. - Nếu cầu co giãn hơn cung thì người tiêu dùng sẽ phải chịu phần thuế ít hơn người sản xuất trong gánh nặng về thuế. - Nếu cầu và cung co giãn đơn vị thì gánh nặng thuế được chia đều cho người sản xuất và người tiêu dùng. - Nếu cầu không co giãn thì người tiêu dùng chịu toàn bộ gánh nặng về thuế. - Nếu cầu co giãn hoàn toàn thì người sản xuất chịu toàn bộ gánh nặng về thuế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_hong_quan_chuong_iii_7885.pdf