Kinh tế học vĩ mô - Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Với mức lãi suất r1 thì cần phải có mức thu nhập Y1’ cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất r1, mức thu nhập Y1 là quá thấp đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nhu cầu về tiền trở nên thấp hơn lượng cung ứng tiền sẵn có. Khi lượng cung ứng tiến quá cao, lãi suất sẽ giảm. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới lúc lãi suất giảm xuống tới r0. Ngược lại, với mức lãi suất r2, mức thu nhập Y2’ cần thiết cho thị trường hàng hoá cân bằng là lớn hơn mức thu nhập Y2 cần thiết để thị trường tiền tệ cân bằng. Khi thu nhập quá cao đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ, nhu cầu về tiền sẽ quá cao và đẩy lãi suất lên. Tiến trình này tiếp diễn đến khi đạt mức lãi suất r0 và mức thu nhập Y0 thì cả hai thị trường đều cân bằng

pdf20 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học vĩ mô - Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 105 Nội dung  Phân tích và xây dựng đường IS  Phân tích và xây dựng đường LM  Đánh giá cơ chế tác động của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Mục tiêu Hướng dẫn học  Giúp học viên hiểu bản chất và đánh giá được cơ chế tác động của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế đóng Thời lượng học  8 tiết học  Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất cho mình  Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập BÀI 5: MÔ HÌNH IS – LM VÀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 106 ECO102_Bai5_v2.0013107216 Mô hình IS – LM nắm bắt được nhiều tư tưởng của Keynes hơn mô hình số nhân chi tiêu vì nó đưa thêm thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa hay thị trường sản phẩm vào và coi đầu tư là biến nội sinh. Thuật ngữ IS – LM được phổ thông hóa bởi Hansen (1949), nhưng kỹ thuật mà chúng ta sử dụng hiện nay xuất phát từ một bài báo do Hicks (1937) xuất bản vài tháng sau khi xuất bản cuốn “Lý thuyết tổng quát” và ngày nay đã trở thành một bản tóm tắt chuẩn của nó. Dĩ nhiên, chính Keynes đã viết cho Hicks rằng ông “cảm thấy nó rất thú vị và thực sự không có gì đáng phê phán cả”. Để hiểu hết vai trò của mô hình IS – LM trước hết chúng ta hãy xem xét thị trường hàng hóa, hay bộ phận IS của mô hình, sau đó sẽ xem xét thị trường tiền tệ hay bộ phận LM và cuối cùng ghép hai bộ phận lại với nhau để hoàn chỉnh mô hình. 5.1. Đường IS và các yếu tố tác động đến đường IS 5.1.1. Thiết lập đường IS và độ dốc của đường IS Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy, nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hoá sẽ được một đường gọi là đường IS. Trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa có nghĩa là, nếu một mức sản lượng nhất định, ví dụ Y1, được sản xuất ra, thì khi đó lãi suất cũng cần phải được duy trì ở một mức nhất định, ví dụ mức lãi suất là r1. Như vậy, khái niệm cân bằng của thị trường hàng hóa không hoàn toàn giống khái niệm thông thường của kinh tế vi mô về sự cắt nhau của đường cung và cầu. Trong điều kiện có giả định đơn giản hóa là chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu về thuế độc lập với mức thu nhập, chúng ta dễ dàng chỉ ra rằng, vị trí của đường IS tùy thuộc vào mức chi tiêu của chính phủ và thuế. Sự tăng lên (hay giảm xuống) của G đẩy đường IS về phía phải so với đường gốc (hay phía trái, hướng tới điểm gốc), vì nó làm tăng (hay giảm) các khoản dự kiến chuyển thành nhu cầu tại bất kỳ mức lãi suất nào và do đó, đòi hỏi mức thu nhập cao hơn (hay thấp hơn) để duy trì sự cân bằng giữa các khoản rút ra dự kiến chuyển thành nhu cầu. Cách dựng đường IS: Ở mức lãi suất r1 tổng chi tiêu là AE1 sản lượng cân bằng là Y1, điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa là E1. Từ đó ta xác định được điểm E1’ có toạ độ (r1,Y1). Lãi suất là r1 ta xác định được điểm E1’ có toạ độ (r1, Y1); lãi suất giảm xuống r2 ta xác định được điểm E2’. Đường đi qua hai điểm E1’ và E2’ là đường IS. Giả sử lãi suất giảm xuống mức r2 khi đó đầu tư tăng thêm một lượng là I, tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y1 đến Y2. Từ đó ta xác định được E2’ có toạ độ (r2,Y2). Đường đi qua hai điểm E1’ và Lãi suất Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 107 E2’ chính là đường IS. Mức lãi suất Sản lượng Sản lượng IS r1 r2 Y1 Y1 Y2 Y2 E ’1 E1 E ’2 E2 Tổng chi tiêu AE =C+I(r )+G2 2 AE =C+I(r )+G1 1 ΔI Hình 5.1. Xây dựng đường IS Đường IS có độ dốc xuống. Đối với sự cân bằng của thị trường hàng hoá, lãi suất cao hơn sẽ kéo theo mức thu nhập thấp hơn do đường cầu phải thấp hơn. Độ dốc của đường IS sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định đối với lãi suất. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định càng bị giảm xuống do lãi suất tăng, khi lãi suất tăng sẽ càng làm giảm mức thu nhập cân bằng và độ dốc của đường IS càng thoải. Ngược lại, nếu những thay đổi trong lãi suất chỉ đưa đến những dịch chuyển nhỏ của đường tổng cầu, mức thu nhập cân bằng sẽ hầu như không bị ảnh hưởng gì, và đường IS sẽ rất dốc. Hàm số của đường IS: A 1r Y d d.m '    Trong đó: A C I G   là khoản chi tiêu tự định, không phụ thuộc vào thu nhập. 1m' 1 MPC(1 t)    là số nhân chi tiêu. d là hệ số phản ánh mức độ nhạy cảm của đầu tư so với lãi suất i. Nếu d tăng thì đường IS thoải hơn. Nhìn vào phương trình của đường IS chúng ta thấy rằng, 1 d.m'  chính là độ dốc của đường IS. Nếu giá trị của d hoặc m’ càng lớn thì đường IS càng thoải và nếu chúng càng nhỏ thì đường IS càng dốc. Như vậy, nếu tỷ suất thuế tăng lên hoặc MPC giảm xuống đều làm cho giá trị của m’ giảm xuống và đường IS trở nên dốc hơn và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Như vậy, đường IS là quỹ tích của các kết hợp giữa mức sản lượng Y và mức lãi suất r, và bất kỳ điểm nào trên đó cũng làm cho thị trường hàng hóa cân bằng, nhưng nó không chỉ ra điểm nào trong những kết hợp trên tạo ra trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế. Để tìm được mức sản lượng và lãi suất cho trạng thái cân bằng chung, chúng ta còn phải xem xét thị trường tiền tệ. Khác với mô hình cổ điển thuần túy, ở đây không có sự phân đôi giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Trong mô hình IS – LM của Keynes, giá trị của các biến số thực tế, ví dụ thu nhập, phụ thuộc vào cung ứng tiền tệ. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 108 ECO102_Bai5_v2.0013107216 5.1.2. Các điểm nằm ngoài đường IS Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được tại sao biện pháp cắt giảm (hay tăng) thuế đẩy đường IS sang phải (hay sang trái) và rằng các điểm nằm ngoài đường IS về bên phải là điểm biểu thị tình trạng dư cung về hàng hóa (các khoản rút ra dự kiến vượt quá các khoản dự kiến chuyển thành nhu cầu), còn các điểm nằm ngoài đường IS về phía trái biểu thị tình trạng dư cầu về hàng hóa (các khoản dự kiến chuyển thành nhu cầu vượt quá các khoản rút ra dự kiến). Khi hiểu được điều này, chúng ta cũng dễ dàng hiểu được những ảnh hưởng của mức thuế thu nhập đối với đường IS. Sản lượng Sản lượng Mức lãi suất Tổng chi tiêu 45o r2 r1 E1 E1 E2 E2 E4 E4 E3 E3 AE2 AE1 Y1 Y1 Y2 Y2 Hình 5.2. Các điểm nằm ngoài đường IS Dựa vào đồ thị chúng ta nhận thấy, điểm E3 trên thị trường hàng hóa biểu thị chi tiêu vượt quá thu nhập. Đối với thị trường hàng hóa, đây là hiện tượng thiếu hàng. Như vậy, các điểm nằm dưới đường IS biểu thị tình trạng thiếu hàng (dư cầu), các điểm nằm phía trên (bên ngoài) đường IS biểu thị tình trạng thừa hàng (dư cung). 5.1.3. Sự trượt dọc và dịch chuyển đường IS Đường IS là quỹ tích của tất cả các kết hợp giá trị thu nhập và lãi suất mà tại đó, tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Chúng ta xuất phát từ trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế, thị trường các khoản vay cân bằng (đầu tư bằng tiết kiệm), xác định mức lãi suất cân bằng là r1 và mức thu nhập của nền kinh tế là Y1. Nếu tiết kiệm dự kiến giảm xuống cùng với thu nhập, chắc chắn lãi suất sẽ tăng lên và làm mức đầu tư dự kiến nhỏ hơn, nhằm duy trì trạng thái cân bằng, tại đó tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Mức lãi suất cân bằng mới là r2 và mức thu nhập cân bằng mới là Y2, xảy ra hiện tượng di chuyển từ điểm E1 đến điểm E2 trên đường IS. Ngược lại, nếu lãi suất là r2 và mức thu nhập là Y2, thì khi đó đầu tư dự kiến sẽ bằng tiết kiệm dự kiến; lãi suất giảm xuống r1 thì mức thu nhập sẽ tăng lên Y1, xảy ra hiện tượng di chuyển các điểm trên đường IS (hay còn gọi là trượt dọc theo đường IS) từ E2 xuống E1. Thuế suất Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 109 Mức lãi suất Mức lãi suất Mức đầu tư Sản lượng r2 r2 r1 r1 S1S2 I2 I1 I(r) E1 E2 IS 0 0 Y1Y2 Hình 5.3. Sự di chuyển các điểm trên đường IS Đường IS là quỹ tích của tất cả các kết hợp giá trị thu nhập và lãi suất mà tại đó, tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Sự dịch chuyển của đường IS: Mục đích của đường IS là để minh hoạ tác động của chỉ riêng lãi suất trong việc dịch chuyển đường tổng cầu và thay đổi mức thu nhập cân bằng. Bất cứ một nhân tố nào làm đường tổng cầu dịch chuyển cũng sẽ làm dịch chuyển đường IS. Với một mức lãi suất nhất định, sự gia tăng niềm lạc quan của các hãng về những khoản lợi nhuận trong tương lai sẽ dịch chuyển đường nhu cầu đầu tư đi lên, làm tăng nhu cầu đầu tư tự định; sự gia tăng trong ước tính của các hộ gia đình về thu nhập trong tương lai sẽ dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên, làm tăng nhu cầu tự định; hay sự gia tăng trong chi tiêu của Chính phủ có thể trực tiếp làm tăng cấu phần của Chính phủ trong nhu cầu tự định. Bất kỳ sự gia tăng nào như thế này cũng sẽ dịch chuyển đường tổng cầu lên trên tại một mức lãi suất nhất định. Do đó khoản thu nhập cân bằng sẽ tăng thêm ở bất kỳ lãi suất nào. Mức lãi suất Sản lượng Sản lượng IS1 IS2 r1 Y1 Y1 Y2 Y2 Tổng chi tiêu AE =C+I(r )+G2 2 2 AE =C+I(r )+G1 1 1 AE=Y 0 0 Y Hình 5.4. Sự dịch chuyển đường IS khi chi tiêu của Chính phủ tăng lên Sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất không đổi r1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, thu nhập của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2. Đồ thị 5.4 chỉ rõ sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất không đổi r1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, thu nhập của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2. Chúng ta có thể phân tích sự dịch chuyển của đường IS qua phương trình đường IS. Hàm tổng chi tiêu của nền kinh tế là:  4AE C I G X MPC.T MPC.(1 t) MPM .Y        - d.r = Y. Rút gọn hàm số dưới dạng lãi suất phụ thuộc vào thu nhập, ta có: Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 110 ECO102_Bai5_v2.0013107216 A 1r .Y d d.m '   (*) Phương trình (*) chính là phương trình đường IS. Khi giá trị các khoản chi tiêu tự định (không phụ thuộc vào thu nhập) A d thay đổi sẽ làm cho đường IS dịch chuyển sang vị trí mới. 5.2. Đường LM và các yếu tố tác động đến đường LM 5.2.1. Thiết lập đường LM và độ dốc của đường LM Khái niệm: Đường LM là đường bao gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Cách xây dựng đường LM: Giả sử rằng mức cung tiền cố định tại MMS P  , với mức thu nhập ở Y1, đường cầu tiền là MD(r,Y1) và điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là E1 với lãi suất cân bằng là r1, từ đó có thể xác định điểm E1’ của tổ hợp (r1, Y1). Mức lãi suất Mức lãi suất Mức cung tiền Sản lượng r2 r2 r1 r1 E1 E ’1 E ’2 E2 0 0 Y1 Y2 (a) Thị trường tiền tệ cân bằng (b) Đường LM LM MS MD(r,Y )2 MD(r,Y )1 1 M P Hình 5.5. Cách xây dựng đường LM Khi thu nhập tăng đến Y2, đường cầu tiền dịch chuyển lên MD(r, Y2) với điểm cân bằng E2 có lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định điểm E2’ của tổ hợp (r2, Y2). Đường đi qua hai điểm E1’, E2’ trên đồ thị là đường LM. Khi thu nhập tăng đến Y2, đường cầu tiền dịch chuyển lên MD(r, Y2) với điểm cân bằng E2 có lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định điểm E2’ của tổ hợp (r2, Y2). Đường đi qua hai điểm E1’, E2’ trên đồ thị là đường LM. Đường LM có độ dốc dương, điều đó chứng tỏ khi thu nhập Y tăng thì lãi suất r tăng và ngược lại. Đường LM phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và lãi suất. Hàm số của đường LM: Đường LM là đường bao gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Khi đó cung tiền thực tế bằng cầu tiền thực tế: MD = MS Thu nhập Tiền tệ Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 111 = k.Y - h.r = M P ; rút gọn với lãi suất phụ thuộc vào thu nhập ta được phương trình của đường LM như sau: 1 Mr .(k.Y ) h P   Trong đó: MMS P  là cung tiền thực tế h là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất k là độ nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập Giá trị độ dốc của đường LM là k h . Do đó, khi k h tăng lên đường LM sẽ trở nên dốc hơn và ngược lại. Điều này có nghĩa là, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h) càng lớn thì đường LM càng thoải và ngược lại; nếu độ nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập (k) càng lớn thì đường LM càng dốc và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường LM cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. 5.2.2. Các điểm nằm ngoài đường LM Thị trường tiền tệ ban đầu cân bằng tại điểm E1, khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng từ r1 đến r2, chúng ta xây dựng được đường LM. Đường LM là một tập hợp các điểm biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất khi thị trường tiền tệ cân bằng. Các điểm nằm phía trên đường LM, ví dụ như điểm E3, biểu thị trạng thái dư cung tiền. Các điểm nằm phía dưới đường LM, ví dụ như điểm E4, biểu thị trạng thái dư cầu tiền. Mức lãi suất Mức lãi suất Mức cung tiền Sản lượng r2 r2 r1 r1 E1 E4E4 E3E3 E1 E2 E2 0 0 MS M /P1 1 MD (Y )2 MD (Y )1 Hình 5.6. Các điểm nằm ngoài đường LM Các điểm nằm phía trên đường LM, ví dụ như điểm E3, biểu thị trạng thái dư cung tiền. Các điểm nằm phía dưới đường LM, ví dụ như điểm E4, biểu thị trạng thái dư cầu tiền tệ. 5.2.3. Sự trượt dọc và dịch chuyển đường LM Sự di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM: Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng thêm dẫn đến tăng lãi suất do cung tiền không đổi. Như vậy, khi thu nhập thay đổi, xảy ra hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM. Khi thu nhập tăng lên từ Y1 đến Y2, cầu tiền tăng, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng từ r1 đến r2, đường LM không thay đổi vị trí, xảy ra hiện tượng di chuyển từ điểm E1 đến E2 trên đường LM. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 112 ECO102_Bai5_v2.0013107216 r2 r1 Y1 Y2 LM E1 E2 0 Sản lượng Mức lãi suất Hình 5.7. Sự di chuyển các điểm trên đường LM Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi. Sự dịch chuyển đường LM: Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền giảm xuống, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái. Mức lãi suất Mức lãi suất Mức cung tiền Sản lượng r2 r2 r1 r1 0 0 Y1 (a) Cân bằng thị trường tiền tệ (b) Đường LM LM1 LM2MS1MS2 L(r,Y )1 1M P 2M P MS Hình 5.8. Sự dịch chuyển đường LM khi cung tiền thay đổi Hình 5.8 minh họa trường hợp cung tiền giảm (do NHTƯtăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), đường cung tiền dịch chuyển từ MS1  MS2, ứng với mức thu nhập không đổi Y1. Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng lên từ r1 đến r2, đường LM dịch chuyển sang trái từ LM1 đến LM2. 5.3. Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 5.3.1. Cân bằng đồng thời hai thị trường hàng hoá và tiền tệ Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng của những tổ hợp này. Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường tại (r0, Y0). Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 113 r0 Y0 LM E0 0 Sản lượng Mức lãi suất IS Hình 5.9. Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và tiền tệ Tại điểm cân bằng E0 ta xác định được mức lãi suất cân bằng r0 và thu nhập cân bằng Y0. Nhìn vào hình 5.10, giả sử mức lãi suất tại r1, ta có mức thu nhập Y1 trên đường IS. Tổ hợp (r1, Y1) đưa đến sự cân bằng của thị trường hàng hoá. Song, với mức lãi suất r1 thì cần phải có mức thu nhập Y1’ cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất r1, mức thu nhập Y1 là quá thấp đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nhu cầu về tiền trở nên thấp hơn lượng cung ứng tiền sẵn có. Khi lượng cung ứng tiến quá cao, lãi suất sẽ giảm. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới lúc lãi suất giảm xuống tới r0. Tại mức này, tổng cầu và tổng thu nhập đã tăng lên đủ mức làm cho nhu cầu về tiền tăng đủ để dẫn tới sự cân bằng trên cả hai thị trường. r0 r2 r1 Y0 LM E 0 Sản lượng Mức lãi suất IS A B C D Y1 Y2 Y’2 Y’1 Hình 5.10. Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và tiền tệ Với mức lãi suất r1 thì cần phải có mức thu nhập Y1’ cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất r1, mức thu nhập Y1 là quá thấp đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nhu cầu về tiền trở nên thấp hơn lượng cung ứng tiền sẵn có. Khi lượng cung ứng tiến quá cao, lãi suất sẽ giảm. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới lúc lãi suất giảm xuống tới r0. Ngược lại, với mức lãi suất r2, mức thu nhập Y2’ cần thiết cho thị trường hàng hoá cân bằng là lớn hơn mức thu nhập Y2 cần thiết để thị trường tiền tệ cân bằng. Khi thu nhập quá cao đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ, nhu cầu về tiền sẽ quá cao và đẩy lãi suất lên. Tiến trình này tiếp diễn đến khi đạt mức lãi suất r0 và mức thu nhập Y0 thì cả hai thị trường đều cân bằng. 5.3.2. Tác động của chính sách tài khóa Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ thêm một lượng là G, khi đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng, tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải từ IS1 đến IS2 do tổng cầu tăng thêm một lượng là 1 G 1 MPC(1 t)   , cầu tiền tăng, đẩy lãi suất tăng lên từ r1 đến r2. Lãi suất tăng là nguyên nhân làm giảm đầu tư (đây chính là hiện tượng tháo lui đầu tư). Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 114 ECO102_Bai5_v2.0013107216 LM 0 Sản lượng Mức lãi suất Y1 Y2 r1 r2 IS1 IS2 E1 E2 Hình 5.11. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình IS – LM Trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E1, bây giờ là E2. Đầu tư giảm kéo theo sản lượng của nền kinh tế chỉ tăng từ Y1 đến Y2. Trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E1, bây giờ là E2. Đầu tư giảm kéo theo sản lượng của nền kinh tế chỉ tăng từ Y1 đến Y2. Mức sản lượng tăng Y = Y2 – Y1 này nhỏ hơn mức tăng của tổng cầu 1 G 1 MPC(1 t)   . 5.3.3. Tác động của chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, bằng việc hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc giảm lãi suất chiết khấu, hoặc mua trái phiếu trên thị trường mở, khi đó cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới), lãi suất cân bằng giảm từ r1 xuống r2, đầu tư tăng lên làm cho thu nhập cân bằng trong nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2. r1 r2 Y1 Y2 LM1 LM2 E0 0 Sản lượng Mức lãi suất IS M Hình 5.12. Chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải Cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới), lãi suất cân bằng giảm từ r1 xuống r2, đầu tư tăng lên làm cho thu nhập cân bằng trong nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2. Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng làm tăng đầu tư, tăng thu nhập của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 5.3.4. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế đóng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tùy thuộc vào các công cụ mà Chính phủ đưa ra, phụ thuộc vào độ dốc của đường IS và đường LM, đồng thời phụ thuộc vào mức độ phản ứng, mức độ tác động của hai chính sách này. Chúng ta có thể xem xét một số trường hợp sau: Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 115 5.3.4.1. Sự phối hợp chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá lỏng (tăng chi tiêu, giảm thuế) thì tổng cầu sẽ tăng lên, đường IS sẽ dịch chuyển sang phải từ IS1  IS2 (xem hình 5.13), nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E1. Kết quả là lãi suất tăng từ r0  r1, mức sản lượng cân bằng tăng từ Y0  Y1. Do lãi suất tăng, đầu tư giảm, xảy ra hiện tượng tháo lui đầu tư. Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá mở rộng (tăng chi tiêu, giảm thuế) và chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền), đường IS sẽ dịch chuyển đến IS2, đường LM dịch chuyển đến LM2. LM1 LM2 0 Sản lượng Mức lãi suất Y0 Y1 Y2 r1 r0 IS1 IS2 E1 E2 E0 Hình 5.13. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng Để tránh được hiện tượng tháo lui đầu tư, Chính phủ phải kết hợp chính sách tiền tệ lỏng và chính sách tiền tệ lỏng. Đó là việc Chính phủ tăng mức cung tiền và duy trì mức lãi suất r0, đường LM dịch chuyển sang phải từ LM1  LM2 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E2, lúc này lãi suất giảm từ r1 về mức lãi suất ban đầu r0, sản lượng cân bằng tăng lên từ Y1  Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là: Thu nhập tăng nhanh từ Y0  Y2 và ổn định được lãi suất. 5.3.4.2. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt Chính sách tài khoá chặt (chính sách tài khoá thắt chặt) là chính sách sử dụng nhằm tăng thuế T, giảm chi tiêu G để giảm tổng cầu AD và thu hẹp phạm vi phát triển của nền kinh tế. Hình 5.14 dưới đây miêu tả Chính phủ sử dụng chính sách tài khoá thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm sản lượng cân bằng của nền kinh tế từ Y0  Y1, lãi suất cân bằng không đổi. Chính sách tiền tệ chặt (chính sách tiền tệ thắt chặt) sử dụng nhằm giảm mức cung tiền MS, tăng lãi suất r để giảm tổng cầu AD nhằm giảm sản lượng cân bằng Y. LM2 LM1 0 Sản lượng Mức lãi suất Y0Y1Y2 r1 r0 IS1 Is2 E1 E2 E0 Hình 5.14. Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt Tác động của chính sách tài khóa thắt hặt Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 116 ECO102_Bai5_v2.0013107216 Khi Nhà nước sử dụng chính sách tài khoá chặt đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, IS giảm từ IS1  IS2 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới, sản lượng cân bằng giảm từ Y0  Y1, lãi suất giảm từ r0  r1. Để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tránh nền kinh tế rơi vào tình trạng quá nóng, Nhà nước có thể phối hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhà nước giảm mức cung tiền, tăng lãi suất i, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái LM giảm từ LM1  LM2. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới là E2, lãi suất tăng từ r1  r0, sản lượng giảm từ Y1  Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách đã làm cho sản lượng giảm nhanh, lãi suất r không thay đổi, tránh được nền kinh tế rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng. 5.3.4.3. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá lỏng và chính sách tiền tệ chặt Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng sản lượng cân bằng Y của nền kinh tế, Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khoá lỏng (tăng G, giảm T), hình 5.15 cho thấy, đường IS dịch chuyển từ IS0  IS1, điểm cân bằng mới là E1, lãi suất tăng, sản lượng cân bằng tăng nhanh từ Y0  Y1. r1 r0 r2 Y1Y2Y0 LM1 LM0 E0 E1 E2 0 Sản lượng Mức lãi suất IS IS0 IS1 Hình 5.15. Chính sách tài khóa lỏng và chính sách tiền tệ chặt Kết quả của chính sách tài khoá lỏng và chính sách tiền tệ chặt là làm cho sản lượng tăng lên ở mức độ hợp lý từ Y0  Y2; lãi suất tăng từ r0  r2; không gây lạm phát cao. Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, lạm phát cao. Nhà nước cần sử dụng chính sách tiền tệ chặt, để hỗ trợ cho chính sách tài khoá lỏng. Nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại điểm E1. Khi sử dụng chính sách tiền tệ chặt, mức cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm, nền kinh tế chuyển sang trạng thái cân bằng mới tại E2, lãi suất tăng từ r1  r2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1  Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là làm cho sản lượng tăng lên ở mức độ hợp lý, đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn, không gây lạm phát cao: Sản lượng cân bằng tăng từ Y0  Y2, lãi suất tăng từ r0  r2. Nền kinh tế phát triển nóng Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 117 Nghiên cứu trường hợp Việt Nam Chính sách tài khoá “cãi” chính sách tiền tệ? (VietNamNet) – Chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt trong khi chính sách tài khoá lại nới lỏng khiến áp lực lạm phát và lãi suất dâng cao. Đó là lý do chính khiến các chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính lệch pha nhau trong việc điều hành chính sách tài chính – tiền tệ. Tại cuộc hội thảo khoa học về Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến đã cho rằng, hai chính sách quan trọng này của Việt Nam vẫn chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng, trong tình hình nguy cơ lạm phát như hiện nay, hai chính sách này cũng không đồng nhất trong mục tiêu hướng tới. Chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt trong khi chính sách tài khoá lại nới lỏng khiến áp lực lạm phát vẫn cao và lãi suất cũng cao. Người thắt – kẻ nới Tuy nhiên, chính sách tiền tệ lại được thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát như tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tái chiết khấu, tăng các lãi suất chỉ đạo khác,... Việc sử dụng chính sách tiền tệ thận trọng đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức một con số. Nhưng theo ông Nghĩa, cái giá nền kinh tế phải trả là lãi suất cao và lạm phát cao trong điều kiện cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như dự kiến. Cũng theo ông Nghĩa, sự phối hợp chưa đồng điệu giữa hai chính sách này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng khác. Chẳng hạn, để đạt được mục tiêu huy động vốn phục vụ cho các mục đích của Chính phủ (trong đó có bù đắp thâm hụt ngân sách), thông thường lãi suất trái phiếu thường cao hơn lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại. Điều này đã làm cho luồng tiền vốn dịch chuyển từ khu vực dân cư và doanh nghiệp vào trái phiếu để hưởng lợi và đương nhiên đầu tư phát triển kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân sẽ giảm xuống. Thêm vào đó, hàng năm Ngân hàng Trung ương vẫn phải cung ứng lượng tiền không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước mà theo quy định "khoản tạm ứng này phải hoàn trả trong năm ngân sách". Nhưng thực tế, nó đã không được hoàn trả đúng hạn và việc cho vay như vậy đã dẫn tới lượng tiền cơ sở tăng và kết quả gây áp lực tăng lạm phát. Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ – thì băn khoăn là hai cơ quan này chưa phối hợp tốt trong việc trao đổi thông tin điều hành. Việc phối hợp về lãi suất cũng chưa hợp lý. Lãi suất tín phiếu kho bạc lẽ ra phải thấp nhất trên thị trường, nhưng trên thực tế nó lại mang tính chỉ đạo của Bộ Tài chính, cao hơn hoặc bằng lãi suất huy động của các ngân hàng, chưa thành lãi suất chuẩn cho thị trường tiền tệ,... Ngân hàng Nhà nước không kiểm soát được các dòng luân chuyển tiền. Trong bài tham luận của mình, TS Nguyễn Đại Lai – Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước – cũng nhận định rằng công nghệ thanh toán nói chung và hệ thống thanh toán liên ngành giữa Ngân hàng và Tài chính nói riêng còn quá rời rạc. Ông Lai chứng minh rằng, tại khoản 3 (Điều 34 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997) ghi: "Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước. Ở huyện, thị xã không phải là tỉnh lỵ, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại Nhà nước". Đây là một ràng buộc pháp lý ở cấp Luật, nhưng Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 118 ECO102_Bai5_v2.0013107216 cách diễn đạt như vậy đã không phản ánh được tính chất nghiêm ngặt của luật pháp mà chỉ làm cho các bên thực hiện hiểu đây là một qui định phản ánh trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương hơn là buộc Kho bạc Nhà nước phải mở tài khoản và thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, trên thực tế các dòng luân chuyển tiền và qui chế mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước qua hệ thống ngân hàng còn mang nặng tính chia cắt và tuỳ tiện. Việc mở tài khoản hiện tại của kho bạc chỉ để thanh toán chuyển khoản những món nợ nần giữa kho bạc, hoặc giữa các quĩ của Nhà nước với các bên liên quan hơn là để Ngân hàng Nhà nước kiểm soát việc luân chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến nay vẫn chưa thành lập được trung tâm thanh toán quốc gia nên Kho bạc Nhà nước vẫn phải xây "kho" chứa tiền theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này. Chính “Tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" của Kho bạc Nhà nước đối với một khối lượng tiền khổng lồ của quốc gia luôn tương đương với tổng thu ngân sách hàng năm cộng với các nguồn vay trong và ngoài nước của Chính phủ đạt tới doanh số trên dưới 33% GDP trên hệ số quay vòng tiền tệ quân bình của kho bạc, đã làm biến đổi môi trường lưu thông tiền tệ theo hướng phi thị trường hoá", ông Lai nhận xét. Riêng thị phần tín dụng cho đầu tư phát triển từ khu vực ngân sách Nhà nước và các "Quỹ" tài chính nhà nước ngoài ngân sách đã chiếm tới hơn 30% tổng đầu tư toàn xã hội trong những năm vừa qua. Đó là chưa kể, phần tín dụng chính sách, phần vốn nhà nước ở khu vực các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng quốc doanh và phần bù lãi suất cho tín dụng chính sách ưu đãi hàng năm cũng ngày càng gia tăng. Luật pháp điều chỉnh không thống nhất đã làm chia cắt và rối loạn thị trường tài chính. Ngoài ra, với qui mô luân chuyển và sử dụng khối lượng tiền lớn như vậy, nếu không đi qua một trung tâm thanh toán thống nhất "một cửa" của hệ thống thanh toán quốc gia do Ngân hàng Trung ương quản lý thì tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có và gây ảnh hưởng rất lớn đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Ông Lai cho rằng, chính sách cung ứng, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất do đó không thể tránh được sự ảnh hưởng xấu trực tiếp đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và đến khả năng kiểm soát lạm phát. Nghiên cứu trường hợp nền kinh tế Mỹ Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ năm 2001 Trong năm 2001, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái ở mức báo động. Dự kiến có khoảng 2,1 triệu người mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,9% đến 5,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá thấp, chỉ 0,8%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1994–2000 là 3,9%. Có 3 nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng suy thoái kinh tế này: Thị trường chứng khoán giảm dẫn đến tiêu dùng của các hộ gia đình giảm. Vụ khủng bố ngày 11/9 làm tăng tính bất ổn định về chính trị và kinh tế, làm giảm niềm tin trong kinh doanh và tiêu dùng. Các vụ việc liên quan đến hợp nhất của các tập đoàn: Enron, WorldCom, v.v Từ các nguyên nhân đó đã gây ra sự sụt giảm của giá chứng khoán, không khuyến khích Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 119 đầu tư, chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư giảm, đường IS dịch chuyển sang trái. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó, chính phủ Mỹ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như: Đối với chính sách tài khóa: Chính phủ Mỹ đã cắt giảm thuế trong giai đoạn 2001–2003 và tăng chi tiêu của Chính phủ như: Đầu tư vào lĩnh vực hàng không, xây dựng lại NYC, và tăng chi tiêu cho chiến tranh ở Afghanistan war. Kết quả là đường IS dịch chuyển sang phải. Đối với chính sách tiền tệ: Chính phủ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mua trái phiếu để tăng cung tiền, kết quả là đường LM dịch chuyển sang phải. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng đã làm tăng thu nhập của nền kinh tế Mỹ, đưa nền kinh tế Mỹ dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong các năm tiếp theo. Nguồn: Tác giả tổng hợp Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 120 ECO102_Bai5_v2.0013107216 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Sau khi nghiên cứu xong bài 5, chúng ta có thể tóm lược một số nội dung nổi bật như sau:  Thị trường hàng hoá cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy, nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hoá sẽ được một đường gọi là đường IS.  Đường IS có độ dốc âm. Độ dốc của đường IS sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định đối với lãi suất. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định càng bị giảm xuống do lãi suất tăng, khi lãi suất tăng sẽ càng làm giảm mức thu nhập cân bằng và độ dốc của đường IS càng thoải. Phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường IS xảy ra là do lãi suất thay đổi. Bất kỳ các yếu tố tự định (các yếu tố của tổng cầu không phụ thuộc vào thu nhập thay đổi) đều làm cho đường IS dịch chuyển song song sang vị trí mới.  Các điểm nằm dưới đường IS biểu thị tình trạng thiếu hàng (dư cầu), các điểm nằm bên ngoài đường IS biểu thị tình trạng thừa hàng (dư cung).  Đường LM là đường bao gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Đường LM có độ dốc dương. Nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h) càng lớn thì đường LM càng thoải; nếu độ nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập (k) càng lớn thì đường LM càng dốc và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường LM cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng thêm dẫn đến tăng lãi suất do cung tiền không đổi. Như vậy, khi thu nhập thay đổi, xảy ra hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM. Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền giảm xuống, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái.  Các điểm nằm phía trên đường LM biểu thị trạng thái dư cung tiền. Các điểm nằm phía dưới đường LM biểu thị trạng thái dư cầu tiền tệ.  Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hoá với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng của những tổ hợp này. Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường tại một điểm (r0, Y0).  Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ thêm một lượng là G, khi đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng, tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải, do tổng cầu tăng thêm một lượng là 1 G 1 MPC(1 t)   , cầu tiền tăng, đẩy lãi suất tăng. Lãi suất tăng là nguyên nhân làm giảm đầu tư (đây chính là hiện tượng tháo lui đầu tư).  Trong nền kinh tế đóng, giả sử Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, bằng việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới), lãi suất cân bằng giảm xuống, đầu tư tăng lên làm cho mức thu nhập cân bằng trong nền kinh tế tăng lên. Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng làm tăng đầu tư, tăng thu nhập của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tùy thuộc vào các công cụ mà Chính phủ đưa ra, phụ thuộc vào độ dốc của đường IS và đường LM, đồng thời phụ thuộc vào mức độ phản ứng, mức độ tác động của hai chính sách này. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 121 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích cách xây dựng đường IS. 2. Phân tích độ dốc của đường IS và chỉ rõ vai trò của việc phân tích độ dốc của đường IS. 3. Phân tích cách thiết lập đường LM. 4. Phân tích độ dốc của đường LM. 5. Phân tích sự phối hợp giữa chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng trong mô hình IS – LM trong nền kinh tế đóng. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 122 ECO102_Bai5_v2.0013107216 CÂU HỎI ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO? 1. Nếu MPC tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải. 2. Nếu cầu tiền rất nhạy cảm với thu nhập thì đường LM sẽ dịch chuyển song song sang trái. 3. Nếu cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ dịch chuyển song song sang phải. 4. Khi chi tiêu tự định của chính phủ tăng lên thì đường IS sẽ dịch chuyển song song sang phải. 5. Chính phủ tăng tỷ suất thuế ròng (t) là nguyên nhân làm cho đường IS sẽ dịch chuyển song song sang trái. 6. Khi tiêu dùng tự định tăng lên thì đường IS sẽ thay đổi độ dốc. 7. Khi cung tiền thực tế thay đổi thì đường LM sẽ thay đổi độ dốc. 8. Khi đầu tư tự định thay đổi thì đường LM sẽ dịch chuyển song song so với vị trí ban đầu. 9. Khi thu nhập quốc dân tăng lên đường LM sẽ dịch chuyển song song so với vị trí ban đầu. 10. Độ dốc của đường IS và đường LM có thể chỉ ra được mức độ tác động của các chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. 11. Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì Chính phủ có thể điều chỉnh nền kinh tế bằng việc sử dụng chính sách tài khóa nới lỏng phối hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng. 12. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì Chính phủ có thể điều chỉnh nền kinh tế bằng việc áp dụng phối hợp chính sách tài khóa chặt với chính sách tiền tệ chặt. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ECO102_Bai5_v2.0013107216 123 BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Trong nền kinh tế mở, giả định tỷ giá hối đoái là cố định không tác động đến các biến số kinh tế khác, có số liệu sau: (đơn vị tỷ USD) C = 50 + 0,75YD T = 0,2Y MD = 0,2 Y – 10r I = 140 – 8r IM = 40 + 0,1Y MS = 137,5 G = 200 X = 200 a. Hãy viết phương trình của đường IS và đường LM. b. Xác định lãi suất cân bằng và mức thu nhâp cân bằng đồng thời của nền kinh tế. Tình trạng của NS Chính phủ tại mức thu nhập cân bằng. c. Để thực hiện tăng chi tiêu của Chính phủ về hàng hoá và dịch vụ thêm 100 tỷ USD, thì mức thu nhập cân bằng và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Cho biết tác động của chính sách tài khoá trong trường hợp này và minh hoạ bằng đồ thị. 2. Giả sử trong nền kinh tế đóng có số liệu như sau: Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75YD Hàm đầu tư: I = 200 – 25r Với r là lãi suất danh nghĩa; chi tiêu của Chính phủ cho hàng hoá và dịch vụ G = 100, thuế T = 100, hàm cầu tiền MD =Y – 100r. Cung tiền MS = 500. a. Xây dựng phương trình đường IS và phương trình đường LM. b. Mức thu nhập và lãi suất cân bằng là bao nhiêu? c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng từ 100 lên 150. Viết lại phương trình đường IS và tính lãi suất và thu nhập cân bằng mới là bao nhiêu? d. Giả sử cung ứng tiền tệ tăng từ 500 lên 600, hãy viết lại phương trình đường LM và tính thu nhập và lãi suất cân bằng mới. Bài 5: Mô hình IS – LM và sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 124 ECO102_Bai5_v2.0013107216 BÀI TẬP LỚN 1. Sử dụng mô hình IS – LM để phân tích tác động của các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam (với các yếu tố khác như luồng vốn, tỷ giá hối đoái, v.v... được coi là không đổi).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_5_mo_hinh_is_lm_3277.pdf