5.2. Kiến nghị
Đề tài này nghiên cứu ở một lĩnh vực mới mẽ,các cơ sở lý luận còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm,thời gian nghiên cứu giám sát các hoạt động còn hạn
chế nên không đề cập được vấn đề một cách chi tiết cụ thể,các giải pháp đưa ra
chưa mang tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện.
Bảo vệ rừng có sự tham gia là hoạt động bước đầu thể hiện được bản chất
xã hội của nghề rừng,đây là một xu hướng mới đang được Nhà nước quan tâm
đầu tư nghiên cứu.Để xây dựng một mô hình hoàn chỉnh tôi đề nghị các cấp
chính quyền,các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu,đánh giá với phương
pháp nghiên cứu khoa học hơn tổng kinh nghiệm giửa các địa phương,đồng thời
kiến nghị với Nhà nước trong công việc xây dựng một khung chính sách thích
hợp nhằm thu hút sự tham gia tích cực hơn của các tổ chức xã hội,của người dân
và cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng.
55 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân tại xã Tân Trạch - Huyện Bố Trạch - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham gia phối hợp bảo vệ rừng để
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tại xã Tân Trạch 61 hộ tham gia bảo vệ
4.000 ha.
Tuy nhiên, nguồn kinh phí hỗ trợ cho đồng bào trồng rừng còn hạn hẹp,
định mức kinh phí cho trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng còn thấp, thời gian khai
25
thác rừng trồng lâu, trong khi đó đòi hỏi phải giải quyết đời sống hàng ngày của
đồng bào, cho nên đồng bào chưa thực sự chú trọng đến việc trồng rừng kinh tế,
đồng bào không chịu khó, lười nhác, tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào các chính
sách hỗ trợ của Nhà nước còn nặng nề nên chưa nghĩ đến các biện pháp để phát
triển kinh tế gia đình; ý thức bảo vệ rừng chưa cao còn để xảy ra tình trạng khai
thác rừng của mình quản lý.
d) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông đã được bê tông hoá về tận xã; hệ thống
trường lớp và hạ tầng phục vụ dạy học tại trung tâm xã cơ bản được đảm bảo;
các trạm y tế được quan tâm đầu tư kiên cố; hệ thống điện năng lượng mặt trời
đang được triển khai và đưa vào sử dụng cuối năm 2016.
Tuy nhiên nhiều bản giao thông đi lại còn khó khăn, nhất là vào mùa mưa
lũ, gây trở ngại cho đồng bào, giáo viên và học sinh đến trường; nhà ở cho giáo
viên còn thiếu, các điểm trường tiểu học tại các bản xuống cấp, hư hỏng nhưng
chưa có kinh phí để sửa chữa nâng cấp; một số phòng chức năng khám chữa
bệnh còn thiếu, trang thiết bị kỷ thuật và thuốc chữa bệnh chưa đảm bảo cho
việc chăm sóc sức khoẻ đồng bào.
4.1.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội
a) Giáo dục
Hệ thống trường lớp được đảm bảo đầy đủ với 1 trường tiểu học gồm 6
phòng học và 1 trường THCS với 5 phòng học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo
đầy đủ đạt chuẩn 100% với 26 giáo viên, nhân viên; tỷ lệ huy động học sinh tiểu
học và THCS đến trường khá cao đạt 90. Hiện tại có tổng số gần 180 học sinh.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh đến trường vẫn còn còn thấp; tỷ lệ học sinh chưa
đọc thông, viết thạo còn cao 10-15%; tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi còn thấp chỉ đạt
65,5%; trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu. Những hạn chế, khó
khăn trên nguyên nhân từ nhận thức của đồng bào về việc học cho con em chưa
đầy đủ; công tác phối hợp giữa nhà trường, chính quyền, các đoàn thể, đồn biên
phòng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào cho con em đi học chưa chặt
chẽ và chưa hiệu quả; trách nhiệm của đội ngũ giáo viên chưa cao; nhiều điểm
trường nằm rải rác, địa hình phức tạp, đi lại rất khó khăn nên rất khó quản lý
chất lượng dạy và học; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học còn thiếu nên ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục.
b) Công tác giảm nghèo và chính sách an sinh xã hội
26
Trong những năm qua, sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành từ
trung ương đến huyện, sự giúp đỡ của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sự
nỗ lực, quyết tâm của cấp uỷ, chính quyền xã Tân Trạch trong việc giảm nghèo,
cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nên tỷ lệ hộ nghèo có giảm,
đời sống nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; có ý thức hơn trong nếp sống,
sinh hoạt cộng đồng. Công tác hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng đảm bảo không
để đồng bào thiếu đói mùa giáp hạt; quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ
đời sống của đồng bào thông qua các chính sách như vay vốn sản xuất, hỗ trợ
bình tích trữ nước sạch...
Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ hộ nghèo chung hai xã còn quá cao so với mặt
bằng chung toàn huyện với 88,17% với 82 hộ nghèo; tỷ lệ hộ thiếu đói còn cao
chiếm trên 54%; tỷ lệ hộ đồng bào chưa có nhà ở, hoặc ở nhà tạm bợ còn nhiều
18 , bên cạnh đó nhiều ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng cần
sửa chữa; thu nhập của người dân không đáng kể, không ổn định, bấp bênh,
nguồn thu chủ yếu từ trồng lúa rẫy, chăn nuôi, tham gia nhận khoán bảo vệ rừng,
khai thác các sản phẩm từ rừng, trợ cấp của Nhà nước;
Những khó khăn, tồn tại trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng cơ
bản vẫn là tư tưởng trong chờ ỷ lại của đồng bào vào chính sách hỗ trợ của Nhà
nước, không chịu khó làm ăn, trình độ dân trí thấp, trong khi các nguồn kinh phí
hỗ trợ, trợ cấp, ngân sách của tỉnh, huyện có hạn.
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân
tại xã Tân Trạch
4.2.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi giao đất lâm nghiệp
+ Rừng thiêng: là loại rừng do ông cha quản lý từ lâu đời với mục đích
đầu tiên là giữ rừng cho con cháu có gỗ, có củi để sử dụng không vì mục đích
kinh doanh. Rừng thiêng trong giai đoạn đầu phần lớn là rừng tự nhiên, có tổ
thành phong phú đa dạng.
+ Việc bảo vệ rừng thiêng mang tính tự phát: do đặc tính là vùng sâu vùng
xa, thuộc vùng lỏi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nên dân cư ở đây
rất thưa thớt nên trên diện tích rừng ông cha gia đình thường xuyên phân công
người tuần tra, kiểm tra ngăn ngừa các hành vi xâm hại như chặt gổ trộm, lấy
củi, lấy măng, lấy mật ong... Đồng thời khẳng định thêm một bước chủ quyền
của mình bằng cách tạo ra ranh giới như đào hào, rãnh phân cách đồng thời ngăn
cản trân, bò vào phá hoại, hoặc trồng cây làm hàng rào.
27
+ Khi có hành vi xâm hại đến rừng thiêng thì cách xử lý chủ yếu là răn đe,
giáo dục ở mức độ nhẹ, như lấy củi, lấy măng thì cho sản phẩm và nhắc nhở
không tái phạm, ở mức độ cao hơn như chặt gổ thì lập biên bản, thu giử tang vật
và đề nghị cộng đồng phê bình trong các cuộc họp xóm.
Việc bảo vệ rừng trong giai đoạn chưa giao đất giao rừng tuy đạt được
một số kết quả nhất định song cũng còn bộc lộ nhiều bất cấp người dân chưa
thực sự yên tâm để đầu tư và bảo vệ phát triển rừng, việc bảo vệ rừng cũng
mang tính tự phát chưa phát huy được sức mạnh của cộng đồng, chưa lôi cuốn
được sự tham gia của các tổ chức xã hội trên địa bàn.
4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ rừng sau khi giao đất lâm nghiệp
Bảng 4.1. Diện tích đất đai xã Tân Trạch. ( đơn vị: ha )
TT Hạng mục Diện tích sản xuất Tỷ lệ %
I Tổng diện tích 36.281,04 100
1 Đất nông nghiệp 18,55 0.04
2 Đất lâm nghiệp 36.231,60 99,86
3 Đất phi nông nghiệp 30,89 0.10
4 Đất trống 0,00 0
( Nguồn: Số liệu kiểm kê các loại đất huyện Bố Trạch, 2016)
Tân Trạch là một xã có diện tích rộng lớn với tổn diện tích 36.281,04ha,
trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ khá lớn 99,86%, gần như toàn bộ
diện tích xã là đất lâm nghiệp. Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp chiếm
diện tích khá nhỏ, lần lượt là 0.04% và 0.10%
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp trên địa bàn xã Tân Trạch.
( đơn vị: ha )
TT Hạng mục Diện tích sản xuất Tỷ lệ %
I Tổng đất lâm nghiệp 36.231,60 100
1 Rừng sản xuất 745,00 2,06
2 Rừng phòng hộ 4.789,30 13,20
3 Rừng đặc dụng 30.697,30 84,74
( Nguồn: Số liệu kiểm kê các loại đất huyện Bố Trạch, 2016)
28
Là 1 trong 2 xã có diện tích đất rừng lớn nhất trong toàn huyện, nằm trong
vùi lỏi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng, diện tích đất lâm nghiệp trên
xã Tân Trạch lên tới 36.231,60ha, trong đó rừng đặc dụng chiếm tới 84,74%( trữ
lượng 30.697,30 ha ). Rừng phòng hộ chiếm 1 diện tích nhỏ hơn là 13.20%
(4.789,30ha), rừng sản xuất chỉ chiếm 2.06% ( 745,00 )
Là một trong hai xã có diện tích đất rừng lớn nhất toàn huyện gần 37.000
ha, có diện tích đất trống lớn, đất đai màu mỡ; nằm trong vùng lõi của Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có điều kiện tham gia phối hợp bảo vệ rừng để
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, tại xã Tân Trạch 61 hộ tham gia bảo vệ
4.000 ha.
- Do đặc tính rừng tại địa bàn xã là vùng lỏi của Vườn Quốc gia Phong
Nha – Kẻ Bàng nên việc chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước
quản lý bảo vệ rừng, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phải phù
hợp với pháp luật hiện hành.
+ Việc bảo vệ rừng sau giao đất, giao rừng từ chổ tự phát đã chuyển hóa
thành sự nghiệp chung với vai trò của chủ rừng, của chính quyền xã và các tổ
chức tham gia cùng lực lượng nồng cốt bảo vệ rừng là kiểm lâm địa bàn. Trong
đó UBND xã với vai trò thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn đã được tiến hành.
+ Phối hợp với các cán bộ kiểm lâm và lực lượng công an, quân đội, thanh
niên, Hội cựu chiến binh, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn
xã , phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại hủy hoại rừng.
+ Tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng cháy
chửa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy trên địa bàn xã
+ Hòa giải tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn
Bảng 4.3: Số liệu về công tác bảo vệ rừng 5 năm 2012-2016
Hành vi vi phạm Số vụ Cấp xử lý, cách xử lý
1. Tàng trử trái phép lâm sản 4 UBND xã xử phạt hành chính
2. Vấn chuyển lâm sản trái phép
qua địa bàn xã.
3 Tổ QLBVR xã giữ và chuyển
kiểm lâm xử lý
3. Vận chuyển củi và lâm sản phụ
khác
3 UBND xã xử phạt
4. Cháy rừng 0 Huy động lực lượng QLBVR,
PCCC rừng dập tắt.
29
5. Dịch sâu bệnh 1 Báo kiểm lâm và bảo vệ thực vật
huyện phối hợp diệt trừ
( Nguồn: số liệu điều tra, 2017 )
Những vụ việc trong công tác bảo vệ rừng phát sinh trên địa bàn phần lớn
do chính quyền xã tự chủ động giải quyết theo thẩm quyền được quy định tại
Nghị định 77/CP của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp vượt quá thẩm
quyền thì mới chuyển qua cho cơ quan kiểm lâm xử lý. Đã tạo ra sự chủ động
trong bảo vệ rừng trên địa bàn.
4.2.3. Vai trò của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Mỗi tổ chức xã hội trên địa bàn có chức năng, nhiệm vụ và tầm quan
trọng khác nhau, song các tổ chức đó luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và
với công tác bảo vệ rừng một nhiệm vụ đã được xác định là của các tổ chức xã
hội và của toàn dân. Công cụ phân tích các tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ
của các tổ chức nói lên tầm quan trọng khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức
đó đối với hoạt động bảo vệ rừng của xã. Qua phân tích giúp chủ rừng, người
dân nhận thức rõ thêm quá trình thực hiện việc bảo vệ rừng cần phải dựa trên tổ
chức nào, từ đó tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa người dân, chủ rừng với
các tổ chức bảo vệ rừng trên địa bàn.
Chúng tôi đã tiến hành hướng dẫn người dân liệt kê các đơn vị, tổ chức có
liên quan và mức độ ảnh hưởng đối với công tác bảo vệ rừng.
30
Bảng 4.4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan
vào công tác bảo vệ rừng:
TT Tên tổ chức Tầm quan trọng
1 Ủy ban nhân dân xã
Quan trọng
2 Ban LN xã Rất quan trọng
3 Tổ quản lý bảo vệ rừng
Rất quan trọng
4 Tổ tự quản Quan trọng
5 Kiểm lâm viên
Quan trọng
6 Tổ PCCC rừng
Quan trọng
7 Ban an ninh xã
Quan trọng
8 Địa chính xã
Ít quan trọng
9 Hội cựu chiến binh
Quan trọng
10 Chủ rừng Rất quan trọng
11 Đoàn thanh niên Ít quan trọng
12 Dân quân xã Quan trọng
13 Trường học Quan trọng
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)
Trên địa bàn xã Tân Trạch, chúng tôi thấy mạng lưới bảo vệ rừng trên địa
bàn xã với sự tham gia của các cấp chính quyền, các ban ngành xã, các tổ chức
quần chúng, của chủ rừng và kiểm lâm trên địa bàn đã và đang phát huy hiệu
quả trong việc bảo vệ rừng. Vai trò và chức năng nhiệm vụ của từng bên tham
gia bảo vệ rừng được thể hiện như sau:
- UBND xã: Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về vai trò quản lý Nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng
đất lâm nghiệp trên địa bàn xã. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức chuyên môn, đoàn
thể, chủ rừng trên đại bàn thực hiện việc bảo vệ rừng.
- Ban lâm nghiệp xã: Tham mưu giúp UBND xã trong các nội dungvề
bảo vệ rừng như sau:
31
+ Chỉ đạo các thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ
xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp pháp luật hiện hành.
+ Phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các lực lượng: Công an, quân đội trên
địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm hủy hoại rừng.
+ Tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp
phòng cháy chửa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chửa cháy
rừng trên địa bàn xã.
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực quản lý bảo vệ rừng theo
thẩm quyền.
+ Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất rừng.
- Tổ quản lý bảo vệ rừng: Thực hiện kiểm tra quá trình quản lý bảo vệ
rừng, phòng chống cháy rừng. Tổ thực hiện việc tuần tra, kiểm tra việc bảo vệ
rừng trên địa bàn của các chủ rừng, hướng dẫn chủ rừng và nhân dân tham gia
quản lý, sử dụng rừng theo quy định.
+ Khi xảy ra cháy rừng tổ phải huy động mọi người, mọi đơn vị đóng trên
địa bàn tham gia dập tắt đám cháy.
+ Trên bản có 2 tổ, mỗi tổ có 8 người.
- Tổ tự quản: Trên địa bàn xã đa thành lập tổ tự quản của xóm mình. Về
nhiệm vụ trong bảo vệ rừng giống với nhiệm vụ của Tổ QLBVR, về địa bàn tổ
tự hoạt động trên địa bàn được giao.
- Tổ quần chúng tham gia PCCCR: Bao gồm 40 người tự nguyên tham
gia chữa cháy rừng trên địa bàn xã khi xảy ra cháy rừng, hoạt động dưới sự chỉ
đạo của trưởng ban lâm nghiệp xã, được tập huấn về kỹ thuật PCCCR.
- Chủ rừng: Trực tiếp quản lý bảo vệ diện tích rừng của hộ gia đình mình
đồng thời tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ rừng,
kịp thời phát hiện các hành vi xâm hại đến rừng để xử lý hoặc báo cáo cho các
cấp có thẩm quyền xử lý, ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp PCCCR ,
phòng từ sâu bệnh hại rừng, chịu sự trách nhiệm về việc gây ra cháy rừng.
- Kiểm lâm địa bàn: Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ của Nhà nước
về QLBVR trên địa bàn được phân công, các nhiệm vụ cụ thể là:
+ Theo dõi quản lý chặt chẽ tận gốc các nguồn tài nguyên rừng, đất rừng,
nắm chắc tình hình diên biến về rừng và đất rừng.
+ Cùng với cán bộ QLBVR xã tham mưu giúp UBND xã tổ chức thực
hiện pháp luật về bảo vệ rừng, có kế hoác QLBVR, tuyên truyền người dân bảo
vệ phát triển rừng, xây dựng nội dung quy ước bảo vệ rừng tới từng thôn bản.
Tổng kết công tác bảo vệ rừng hàng năm trên địa bàn.
32
+ Tuần tra rừng, kiểm tra việc sử dụng rừng, đất rừng của chủ rừng, kiểm
tra việc ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác
vận chuyển, tàng trử, sử dụng trái phép lâm sản. Lập biên bản để sử lý hoặc báo
cáo để xử lý các vi phạm đó.
+ Tổ chức và hướng dẫn quần chúng bảo vệ rừng, thường xuyên phối hợp
với các đơn vị an ninh, quân sự ở địa phương thực hiện tốt việc giữ gìn an ninh
trong khu vực mình phụ trách.
- Các tổ chức phối hợp tham gia bảo vệ rừng:
Ban an ninh xã, Địa chính xã, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên, Dân quân xã, Trường học.
- Với chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức tuy có khác nhau nhưng vai
trò chung nhất là góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện các chủ
trương của Nhà nước, các chương trình kinh tế xã hội của Chính phủ. Vì vậy bắt
đầu từ năm 2001 các tổ chức đoàn thể trên địa bàn bắt đầu tham gia tích cực vào
công tác quản lý bảo vệ rừng với quy chế phối hợp phân định rõ trách nhiệm của
các bên tham gia, các hoạt động cụ thể là:
+ Tuyên truyền cho các thành viên của tổ chức mình về các văn bản pháp
luật của Nhà nước quy định về công tác bảo vệ rừng, qua đó phối hợp với các tổ
chức đoàn thể khác để tuyên truyền rộng rải tới quần chúng nhân dân trên địa
bàn cùng tham gia thực hiện.
+ Bố trí lực lượng của tổ chức mình sẵn sàng phối kết hợp với Ban quản
lý bảo vệ rừng, tổ quản lý bảo vệ rừng tuần tra kiểm soát rừng ngăn chặn kịp
thời các hành vi xâm hại rừng cũng như khai thác, tàng trử, vận chuyển, sử dụng
trái phép lâm sản trên địa bàn.
+ Tham gia xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng trên địa bàn khi có yêu cầu.
+ Tuyên truyền vận động các thành viên trong tổ chức mình cam kết
không vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
4.2.4. Cơ chế chia sẽ lợi ích của người dân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Hầu hết cộng đồng dân cư hiện nay đều có đời sống khó khăn, diện tích
đất canh tác bị thu hẹp, khả năng tiếp cận, khai thác và sử dụng lâm sản bị
nghiêm cấm, họ không được tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng đặc dụng, điều này tạo ra không ít mâu thuẫn về lợi ích giữa cộng đồng địa
phương và Ban quản lý rừng cũng như các cán bộ làm công tác bảo vệ rừng.
Điều đáng quan ngại hơn là chính những cộng đồng ấy rất hiếm khi quan tâm tới
việc bảo vệ rừng, thậm chí một số còn trở thành đối tượng khai thác lâm sản trái
phép hoặc tiếp tay cho lâm tặc. Do đó, việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng là rất cần thiết.
33
4.2.4.1. Quyền hưởng lợi từ rừng của người dân
1) Cơ chế hưởng sản phẩm: Cơ chế hưởng sản phẩm về lâm sản áp dụng
quy định tại Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt đề án giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá
nhân cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Cụ thể là:
Cộng đồng được hưởng toàn bộ số gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trên diện
tích rừng được Nhà nước giao.
2) Các dịch vụ khác: Được tổ chức hoặc hợp tác tổ chức các hoạt động
khác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng, cụ thể là:
(a) Được sử dụng một phần diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp.
(b) Được tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch trên diện tích rừng Nhà
nước giao.
3) Tham gia dự án: Trong trường hợp khu rừng của cộng đồng được tham
gia vào các chương trình, dự án về lâm nghiệp thì cộng đồng được nhận tiền,
lương thực, vật tư theo quy định của các chương trình, dự án đó. Cụ thể là:
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được hỗ trợ tiền theo quy định như sau:
Tiền công bảo vệ rừng phòng hộ 50.000đ/ha/năm; trồng rừng phòng hộ: 4 triệu
đồng/ha; trồng 204 rừng sản xuất là các loài cây quý hiếm có chu kỳ kinh doanh
trên 30 năm: 2 triệu đồng/ha, và những nơi thí điểm trồng rừng nguyên liệu tập
trung được hỗ trợ từ 1,0 triệu đến 1,5 triệu đồng/ha. Quyết định số
304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng với
cộng đồng thôn bản là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được hỗ trợ giống cây
lâm nghiệp để trồng rừng.
4.2.4.2. Nghĩa vụ của người dân
1) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 23
trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện quy ước đó.
2) Sử dụng rừng đúng mục đích ghi trong quyết định giao rừng, định kỳ
báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động có liên quan đến khu rừng
theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã.
3) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của
pháp luật.
4) Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
5) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng;
không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
34
6) Các nghĩa vụ khác theo quy định cụ thể của các chương trình, dự án về
lâm nghiệp.
Bảng 4.5. Lịch tuần tra của các tổ bảo vệ rừng tại xã Tân Trạch.
Tổ
Số lần tuần
tra
Thành phần
tham gia
Phân công tuần tra
Lực lương phối
hợp
1 1 lần/1 tuần
8 người của
tổ QLBVR
Ban QLBVR thôn kết
hợp cùng người dân
trong bản
Người dân trong
bản
2 1 lần/1 tuần
8 người của
tổ QLBVR
Ban QLBVR thôn
Người dân trong
thôn cùng ban
quản lý xã
( Nguồn: số liệu điều tra, 2017 )
4.2.5.Giới thiệu các hình thức tổ chức tham gia bảo vệ rừng tại xã Tân Trạch.
4.2.5.1. Xây dựng quy ước, hướng ước mơ bảo vệ rừng bản.
Người dân địa phương giử một vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ
rừng do vậy xây dựng quy ước bảo vệ rừng với sự tham gia của người dân địa
phương. Để thông qua đó người dân không những sẽ được tăng cường về ý thức
và trách nhiệm trong bảo vệ rừng mà còn nâng cao khả năng quản lý và sử dụng
rừng của họ các bước để xây dựng quy ước bảo vệ rừng có sự tham gia của
người dân,chúng tôi đề cập thực hiện là:
+ Bước 1: Chuẩn bị:
- Các trưởng ban cần tham dự vào một cuộc họp cấp xã. Trong cuộc họp
này họ được thông báo về nội dung chính của hướng dẫn và cách xã hội quy chế
tại thôn, bản. Cán bộ cần xác định một cách rõ ràng thời gian tổ chức cuộc họp
để thiệt lập quy ước của các văn bản.Việc tham dự của tất cả các hộ gia đình là
bắt buộc.
- Trước khi tham dự vào cuộc họp bản, cán bộ cần chuẩn bị một số tài liệu
mang theo chẳng hạn: Bản đồ rừng của bản, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, một
số văn bản pháp luật.
+ Bước 2: Họp thôn, xóm.
- Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình vì các quy ước
đều được xây dựng trong bước này.Trưởng ban hay một thành viên trong ban
quản lý thôn bản sẽ chủ trì cuộc họp, thành viên tham dự cuộc họp bao gồm ban
quản lý thôn bản và mỗi hộ gia đình một đại diện. Mọi lứa tuổi đều nên tham dự
35
cuộc họp, từ người già, trung tuổi đến thanh niên.Đặc biệt sự tham gia của phụ
nữ là rất quan trọng vì họ là những người khai thác củi và lâm sản cũng như đốt
phá nương chủ yếu ở bản.
- Nếu có nhiều người tham dự của cuộc họp thì nên chia thành các nhóm
để thảo luận, việc chia nhóm thảo luận để tăng cường được hiệu quả của các
cuộc thảo luận và giảm được không khí im lặng đồng thời cũng giúp phụ nữ
không quá e ngại. Thảo luận nhóm cũng tránh được trường hợp trưởng bản đưa
ra ý kiến riêng của mình và dân bản không dám phản đối một cách công khai.
- Cán bộ đóng vai trò người hỗ trợ để giúp đỡ dân bản thảo luận một cách
hiệu quả và phải trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến pháp luật và quy chế của
nhà nước.
- Trong suốt cuộc họp, dân bản có thể quyết định về những quy ước nào
thích hợp cho việc khai thác lâm sản, phòng cháy chữa cháy, chăn thả gia súc,
các vấn đề liên quan đến động vật hoang dã và các thủ tục thưởng, bồi dưỡng,
phạt.
+ Bước 3: Hoàn thành quy ước bảo vệ rừng cấp thôn bản để phê duyệt.
- Sau khi dân bản thảo luận và thống nhất, quy chế cần được viết thành
văn bản và sau đó trình duyệt lên cấp xã và huyện để phê duyệt.Cán bộ cần hỗ
trợ ban quản lý thôn bản đễ hoàn thành văn bản này.
+ Bước 4: Phê duyệt quy ước.
Văn bản được trình lên cấp xã và huyện sau đó được chính quyền phê duyệt.
+ Bước 5: Phổ biến quy ước:
Việc phổ biến quy ước đã được phê duyệt rất quan trọng vì người dân bản
không chỉ thảo luận xây dựng nên quy ước mà còn cần phải hiểu và thực hiện
quy ước. Việc phổ biến cho người dân có thể bằng tuyên truyền thông qua lời
nói hay các công cụ minh họa như dùng giấy khổ lớn, bảng có ghi quy ước đặt ở
nơi công cộng để tất cả dân bản đều có thể biết về quy ước.
+ Bước 6: Theo dõi và thực thi pháp luật
Người dân phải tuân theo quy ước mà họ đã thiết lập nên.Nhưng vẫn cần
giao trách nhiệm theo dõi và thực thi pháp luật cho một số người cụ thể.
+ Bước 7: Xem xét định kỳ lại quy ước.
Quy ước cần được xem xét lại để có những sửa đổi khi tình hình bản có
những thay đổi.
36
4.2.5.2.Triển khai ký cam kết không vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng
1. Sử dụng có hiệu quả, đúng ranh giới diện tích rừng đất lâm nghiệp
được giao không xâm lấn rừng, đất lâm nghiệp của các hộ, tổ chức khác và của
Nhà nước.
2. Không đốt phá rừng làm nương rẫy trái phép
3. Không mang lửa vào rừng, ven rừng để gây cháy rừng, thực hiện các
biện pháp phòng chống chữa cháy
4. Không khai thác, buôn bán, tàng trữ vận chuyển trái phép lâm sản.
Không chứa chấp, bao che những người vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
5. Chấp hành các chính sách, quy định về lâm nghiệp, về quản lý bảo vệ
rừng do Nhà nước và địa phương ban hành theo sự hướng dẫn của cán bộ kiểm
lâm, khuyến lâm, chính quyền địa phương.
- Vận động mọi người trong thôn bản không vi phạm các điều trên.
- Nếu tôi cùng gia đình làm trái với cam kết trên đây thì hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
4.2.5.3. Xây dựng nội dung quy chế phối hợp cho các tổ chức tham gia bảo vệ
rừng trên địa bàn.
Để bảo vệ tốt được vốn rừng, ngoài việc phát huy vai trò của các tổ chức
lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng như Ban quản lý bảo vệ rừng, Ban
PCCCR, tổ tự quản, kiểm lâm viên, chủ rừng... thì việc phối kết hợp trách nhiệm
với các tổ chức liên quan khác trên địa bàn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng,
nó có tác dụng huy động được mọi nguồn lực trên địa bàn, xây dựng thế trận
toàn dân tham gia bảo vệ rừng, từng bước hình thành xã hội hóa công tác bảo vệ
rừng. Để thực hiện được điều đó cần phải có quy chế hoạt động quy định cụ thể
các nội dung phối hợp của các bên tham gia
Qua tìm hiểu tại địa bàn nghiên cứu thì phần lớn các tổ chức chưa xây
dựng được quy chế phối hợp hoạt động. Để giải quyết vấn đề này tôi đã tham
mưu cho Ban quản lý bảo vệ rừng xã, kiểm lâm viện địa bàn, cùng ban lãnh đạo
của các tổ chức tham gia bảo vệ rừng (Công an xã, Hội cựu chiến binh xã, Đoàn
thanh niên, Trường học, Dân quân ) xậy dựng nội dung cụ thể của quy chế phối
hợp giữa các tổ chức đó với chính quyền địa phương trong công tác bảo về rừng.
* Nội dung phối hợp tham gia bảo vệ rừng của Hội cựu chiến binh
37
- Tuyên truyền cho hội viên nắm vững những quy định pháp luật của Nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Lồng ghép nội dung bảo vệ rừng và hoạt dộng của hội đặc biệt là ở các
chi hội có tụ điểm tàng trữ kinh doanh, vận chuyển lâm sản trái phép, kịp thời
phát hiện ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng.
- Hội viên hội CCB là người đàu tàu trong nhận đất, nhận rừng để bảo vệ
và kinh doanh có hiệu quả.
- Giám sát ngăn chặn những hành vi tác dộng xấu đến tài nguyên rừng,
kịp thời báo cho chính quyền địa phương, kiểm lâm viên địa bàn xử lý, không để
xảy ra hậu quả xấu.
- Các cấp hội thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hội viên
là chủ rừng tham gia đóng góp vào chính sách của Nhà nước nhằm đảm bảo
quyền lợi chính đáng cho những người làm nghề rừng.
- Cử thành viên của hội tham gia vào tổ quần chúng chúng bảo vệ rừng, tổ
phòng cháy chửa cháy để chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ rừng ở địa bàn
- Theo dõi, giúp đỡ hỗ trợ cán bộ kiểm lâm hoạt động trên địa bàn xã
trong các hoạt động bảo vệ rừng.
* Nội dung phối hợp của An ninh – Dân quân xã bảo vệ rừng trên địa bàn
- Những quy định pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ
phát triển rừng.
- Gắn công tác bảo vệ rừng vào hoạt động của đợn vị một cách phong
phú, sinh động.
- Tích cực tham gia các phong trào và thực hiện các chủ trương chích sách
của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm địa bàn trong phát hiện, ngăn ngừa, Xử
lý các vụ việc liên quan đến tài nguyên rừng và lâm sản trên địa bàn.
- Cử cán bộ tham gia vào Đoàn thanh tra liên nghành của địa phương khi
có yêu cầu.
- Tham gia phòng chống chửa cháy rừng huy động lực lượng của mình
cùng phối hợp dập tắt đám cháy khi có cháy rừng xảy ra.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với kiểm lâm địa bàn trong truy quyét các
tổ chức, cá nhân phá hoại rừng.
38
- Hàng năm trong chương trình huấn luyện quân sự của dân quân, an
ninh xã chủ động phối hợp với kiểm lâm viên trên địa bàn để lồng ghép tuyên
truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng đến các thành viên, tập huấn kỹ thuật
phòng chống chửa cháy rừng, phòng trừ sâu hại để chủ động trong công tác
bảo vệ rừng.
- Theo dõi, giúp đỡ hỗ trợ cán bộ kiểm lâm hoạt động trên địa bàn.
* Nội dung phối hợp trong bảo vệ rừng của Đoàn thanh niên, Trường học
trên địa bàn xã.
- Chủ động tổ chức bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nhận thức về luật
bảo vệ và phát triển rừng trong đội ngũ cán bộ, đoàn viên, học sinh thông qua các
hoạt động nội khóa, ngoại khóa ở tất cả các lớp, đặc biệt là thông qua việc tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ và phát triển rừng vào một số môn học có nội dung
liên quan như đạo đức, giáo dục sức khỏe, tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học.
- Ban chấp hành đoàn xã cùng lãnh đạo các trường học trên địa bàn
thường xuyên giáo dục, nhắc nhở về ý thức bảo vệ rừng cho đoàn viên và các
em học sinh, cụ thể là:
+ Không phá rừng, đốt rừng lấn chiếm đất trồng rừng, khai thác vận
chuyển, săn bắt động vật, chăn thả gia súc vào rừng trái với quy định pháp luật.
+ Tích cực hưởng ứng tết trồng cây hàng năm và phong trào trồng cây gây
rừng tập trung cũng như phân tán một cách thường xuyên, liên tục.
+ Ở nơi có điều kiện cần vận động gia đình hoặc từng đơn vị,trường học
nhận đất, nhận rừng để trồng, chăm sóc, sản xuất kinh doanh phù hợp với quy
hoạch lâm nghiệp.
+ Gương mẫu thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng, tích cực đấu tranh
phát hiện và thông báo kịp thời đến các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương
hoặc kiểm lâm những cá nhân vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đoàn thanh niên phối hợp với trường học nhận đỡ đầu tham gia trực
tiếp quản lý,bảo vệ một khu rừng nào đó với địa phương hoặc hộ gia đình.
+ Ban chấp hành đoàn xã hàng năm phối hợp với Hạt kiểm lâm, Ban quản
lý bảo vệ rừng xã phát động và làm nòng cốt trong phòng chống chửa cháy rừng,
phòng trừ sâu bệnh hại.
- Cử đoàn thanh niên tham gia vào tổ chức quần chúng bảo vệ rừng ở cơ
sở, chỉ đạo mọi đoàn viên thanh niên tham gia phối hợp với tổ chức quần chúng
39
bảo vệ rừng hoặc kiểm lâm truy đuổi, bắt giử những đối tượng vi phạm pháp
luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Các nội dung kế hoạch của các tổ chức tham gia phối hợp bảo vệ rừng
đã được đưa ra thảo luận và được các thành viên của từng tổ chức góp ý kiến đi
đến thống nhất, lãnh đạo của từng tổ chức trên cơ sở nội dung này có trách
nhiệm xây dựng một cam kết hoàn chỉnh, cam kết với UBND xã coi các nội
dung về bảo vệ rừng đã cam kết là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức mình
tham gia góp phần vào sự nghiệp bảo vệ rừng ở địa phương.
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo vệ rừng trên địa bàn.
4.3.1. Các yếu tố bên trong.
- Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu: Như đã trình bày ở trên về điều kiện
tự nhiên, khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm
có 4 mùa tương đối rỏ.
+ Mùa xuân: Thời tiết ấm áp, độ ẩm không khí cao, mưa dầm kéo dài dễ
làm phát sinh các loại nấm và sâu bệnh phá hoại cây trồng nói cung và cây lâm
nghiệp nói riêng.
+ Mùa hạ: Thời tiết nóng bức, lượng mưa ít, ẩm độ không khí thấp, khô
hanh dễ gây ra cháy rừng, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 trong năm cấp dự báo
cháy rừng từ cấp III đến IV. Vào các tháng 4 và tháng dự báo cấp cháy rừng từ
cấp II đến cấp III.
+ Mùa thu: Thời tiết mát mẽ độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn gây nên
sạt lở, úng, do lụt bảo. Gây nên điều kiện khó khăn trong việc đi lại, thông tin
ảnh hưởng không tốt đến bảo vệ rừng.
+ Mùa đông: Thời tiết lạnh giá, lượng mưa thấp, độ ẩm không khí thấp do
ảnh hưởng của khí hậu gió mùa Đông Bắc, ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng.
- Ảnh hưởng của địa hình: Khu vực nghiên cứu có những dãy núi cao độ
dộc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng
không nhỏ đến bảo vệ rừng.
- Ảnh hưởng của cộng đồng: Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước,
tính cộng đồng và những quan hệ cộng đồng là yếu tố rất cơ bản tạo nên cơ sở
của những thành quả đạt được trong công cuộc bảo vệ nền độc lập tự do và sự
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước nói chung và làng bản nói riêng vẫn giữ một vai
trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam và với
40
người dân đặc biệt là người dân vùng núi. Vai trò của cộng đồng đối với nông
thôn thể hiện ở:
+ Là cầu nối để tiếp nhận mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng.
+ Là nhân tố để góp phần ổn định chính trị tăng cường an ninh quốc
phòng ở vùng nôn thôn.
+ Thể hiện sự công bằng, tương ái hổ trợ lẫn nhau của các thành viên, từ
đó tạo ra động lực cho sự phát triển.
+ Thể hiện quá trình dân chủ hóa, trong đó vai trò của người dân trong
việc tạo ra quyết định là nhân tố quan trọng.
+ Trong lĩnh vực bảo vệ rừng thực tế đã chứng minh ngoài sự chủ động
tham gia của chủ rừng và lực lượng chuyên trách nồng cốt cua Nhà nước thì vai
trò của các tổ chức xã hội như: Hội cựu chiến binh, Ban lâm nghiệp xã, Ban an
ninh xã, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... Các tổ chức cộng đồng có vai trò vô
cùng quan trọng và ngày càng trở nên là một nhân tố không thể thiếu được khi
vai trò của cộng đồng càng được phát huy lợi dụng thì kinh tế xã hội của khu
vực được phát triển, vấn đề bảo vệ rừng cũng từ đó mà được thể hiện nghiêm túc
và triệt để hơn.
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán: Qua tìm hiểu các phong tục tập
quán tại địa bàn nghiên cứu và tác động của nó tới cộng đồng bảo vệ rừng trên
địa bàn, chúng tôi thấy rằng phần lớn các phong tục tập quán của người dân nơi
đây đều ít nhiều tác động đến công tác bảo vệ rừng.
+ Chăn thả gia súc: Hiện tại tập quán chăn thả gia súc tự do đã được xóa
bỏ được chăm sóc theo phương pháp chăn dắt, sử dụng nhân lực là trẻ em và
người già. Vì vậy về mùa đông hay đốt lửa để sưởi ấm gây ra cháy ừng.
+ Các tấp quán như đốt rạ ở ngoài đồng, vệ sinh vườn tược, đốt rác ở
vườn nhà dễ gây ra cháy lan vào rừng ảnh hưởng tới việc bảo vệ rừng.
+ Tập quán về ma chay: Thường làm các nhà mồ trong rừng hoặc gần
rừng bằng vật liệu tre nứa, là vật liệu dễ cháy, ngày 3 tháng 3 hàng năn có phong
tục tảo mộ dọn dẹp vệ sinh cỏ lá, thắp hương, đốt tiền vàng cũng là một nguyên
nhân dễ gây ra cháy rừng.
+ Đời sống kinh tế phần đông là nghèo, thu nhập thấp, không có nghề phụ
khi có nhu cầu về tiền mặt cho các nhu cầu như thuốc men chữa bệnh, mua sách
vở cho nhiều con em thì thường vào rừng khai thác trái phép lâm sản, lấy dược
liệu, săn bắt động vật rừng ảnh hưởng lớn đến công tác bảo vệ rừng.
41
4.3.2. Các yếu tố bên ngoài.
- Ảnh hưởng của chính sách: Trong những năm qua Nhà nước đã ban
hành rất nhiều chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng. Các chính sách này đã
từng bước có những tác động tích cực trong hệ tư tưởng cũng như ý thức bảo vệ
rừng của người dân vùng núi nói chung và người dân trên địa bàn xã nói riêng.
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
+ Luật đất đai.
+ Chỉ thị 286-287/TTg của Thủ tướng Chính phủ về truy quét các tổ chức,
các nhân phá hoại rừng.
+ Quyết định 245/QĐ-TTg của Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản
lý Nhà nước các cấp về rừng và đất rừng.
+ Nghị định 77/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
+ Chương trình quốc gia về 5 triệu ha rừng.
- Các chủ trương và chính sách pháp luật đó tạo ra một cơ sở quan trọng
trong việc thiết lập một hành lang pháp lý bảo vệ rừng trên địa bàn nghiên cứu.
Những chính sách ấy đã và đang đáp ứng dần được nguyện vọng của người dân
trong việc bảo vệ và phát triển rừng của họ.
- Các chính sách xã hội khác như xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm, tạo công bằng xã hội, vấn đề về bình đẳng giới... chưa được quan tâm đúng
mức ở địa phương cũng là một yếu tố tạo ra áp lực lớn ảnh hưởng tới công tác
bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của thị trường: Qua nghiên cứu thị trường trên địa bàn xã
Tân Trạch chúng tôi nhận thấy, giá của các loại nông sản như lúa, ngô, khoai,
sắn tương đối thấp. Còn đối với những sản phầm từ rừng tương đối cao. Gần
dây, nạn buôn bán gổ Hương giáng đang tăng cao do thị trường bên ngoài tung
giá cao nhằm để người dân vào rừng khai thác gổ. Vì vậy dẫn tới một số người
dân bất chấp luật pháp đã tiến hành khai thác, chặt phá, săn bắt bừa bãi để mang
bán thu lợi nhuận, điều đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với công tác
bảo vệ rừng ở đây.
42
4.4. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác bảo vệ
rừng có sự tham gia của người dân.
4.4.1. Thuận lợi.
- Dân cư khu vực nhiên cứu chủ yếu sống bằng lao động nông, lâm
nghiệp, họ gắn bó với nghề rừng, có kinh nghiệm trong quản lý bảo vệ, có tính
cộng đồng cao trong cuộc sống thôn bản.
- Các tổ chức xã hội trên địa bàn thường xuyên nhận được sự chỉ đạo
thống nhất của các cấp ủy Đảng và chính quyền về sự phối hợp trong bảo vệ
rừng theo quan điểm bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân.
- Đa dạng hóa trong các hoạt động bảo vệ rừng đã thực sự thu hút đông
đảo các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng trên địa bàn cùng tham gia vào
bảo vệ rừng.
- Sự phối hợp liên ngành trong lĩnh vực bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ và
có hiệu quả, do có được nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác bảo vệ rừng.
- Kiểm lâm viên địa bàn ngày càng phát huy được vai trò là lực lượng
nồng cốt trong tổ chức thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Chính sách giao đất rừng được sự thực thi đã xóa bỏ được tâm lý thụ
động của người dân, nhân dân ngày càng có ý thức chủ động tham gia vào bảo
vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của mình và cộng đồng.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng cùng các chủ trương chính sách khác của
Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết tại Đại hội Đảng VIII đã xác định “ Sự nghiệp
bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân...” Có tác dụng lôi kéo thu hút
người dân và mọi tổ chức cùng tham gia bảo vệ rừng.
4.4.2. Khó khăn.
- Trình độ dân trí thấp, người dân còn thiếu hiểu biết về kỷ thuật trong bảo
vệ rừng như kỹ thuật PCCCR, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Thiếu vốn đầu tư trong thực hiện bảo vệ rừng, thiếu các dịch vụ phục vụ
tại chỗ.
- Thiếu một tổ chức thống nhất , đủ mạnh để chỉ đạo các hoạt động mang
tính liên ngành, chưa xây dựng được kế hoạch hoạt dộng liên ngành, chưa cụ thể
hóa trách nhiệm của từng bên tham gia trong bảo vệ rừng nên hoạt động phối
hợp còn thiếu hiệu quả.
43
- Thiếu kinh phí cho các hoạt động bảo vệ rừng.
4.4.3. Cơ hội.
- Nhà nước đang quan tâm nhiều đến vấn đề giao rừng cho cộng đồng, các
chính sách, văn bản pháp luật đang ngày càng được sửa đổi, tạo cơ sở pháp lý
cho việc QLRCĐ.
- Chương trình dự án về QLRCĐ đang ngày một nhiều.
4.4.4. Thách thức.
- Diện tích rừng tự nhiên thường rộng, rừng nằm những vị trí hiểm trở, xa
khu dân cư nên cộng đồng khó QLBV.
- Các khu rừng được giao thường là rừng nghèo, rừng phục hồi, trữ lượng
thấp nên hưởng lợi trực tiếp từ rừng ít.
- Nhà nước thường ít đầu tư kinh phí, các dự án chỉ hỗ trợ trong quá trình
giao rừng và vài năm sau đó, nên cộng đồng thường phải tự tổ chức quản lý
trong khi nguồn kinh phí eo hẹp.
4.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng có sự
tham gia của người dân.
Để bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao cần tiến hành thực hiện một cách đồng
bộ các giải pháp trong đó phát huy được cao nhất chủ động sáng tạo của các cấp
chính quyền địa phương, của các tổ chức cộng đồng, và của người dân trên địa
bàn. Qua thực hiện các biện pháp đó mà từng bước xóa bỏ tâm lý thụ động, ỉ lại,
trông chờ vào Nhà nước ở nhiều người dân, đồng thời phát huy được sự phối
hợp liên nghành trong lĩnh vực bảo vệ rừng ngày một chặt chẽ liên tục và có
hiệu quả.
4.5.1. Giải pháp về chính sách
Việc thực hiện chính sách quản lý bảo vệ rừng có đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn và điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,
nguyện vọng của người dân trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, một chính sách quản lý không phù hợp sẽ là một tác động rất lớn phá vỡ di
những giá trị trên làm cho đất đai bị thoái hoá, tài nguyên rừng bị suy kiệt,...Vì
vậy các giải pháp chính sách cần tập trung vào các vấn đề chính sau đây:
- Phát triển du lịch tại địa bàn, từ đó người dân có thêm công ăn việc làm,
có thêm thu nhập cải thiện đời sống
44
- Kiện toàn, đổi mới bộ máy quản lý về lâm nghiệp cấp xã, thực hiện tốt
mục tiêu xã hội hoá nghề rừng.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn bản, các
tổ chức đoàn thể và hộ gia đình, lưu ý cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn,
thiếu vốn đầu tư sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.
-Thực hiện tốt luật quản lý bảo vệ rừng 2004, Quyết định số
178/2001/TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 và Thông tư liên tịch giữa Bộ NN &
PTNT với Bộ Tài chính số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 3/9/2003 về việc
hướng dẫn thực hiện QĐ 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền
hưởng lợi nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp.
- Làm mới nội dung giao đất theo hình thức tự nguyện, có nhu cầu thật sự
gắn với phong tục, tập quán văn hóa của từng đối tượng được giao
- Việc rà soát phải có sự tham gia của người dân. Thu hồi các diện tích đất
rừng của các lâm trường gần các khu dân cư để giao lại cho cộng đồng quản lý
và sử dụng. Đảm bảo các tiêu chí phù hợp, đảm bảo diện tích đủ rộng để người
dân đầu tư sản xuất, đất phải có chất lượng để sản xuất. Một số diện tích đất
rừng có khả năng phòng hộ, đầu nguồn nước, gần khu dân cư cần giao cho cộng
đồng quản lý, sử dụng theo mô hình cộng đồng.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác GĐGR trên những diện tích đất chưa giao.
Trong thời gian tới UBND huyện, xã cùng với các phòng chức năng cần tiến
hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người dân
yên tâm sản xuất. Cần xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng
rừng, đối với những diện tích đã được giao phải có cơ chế quản lý, phù hợp từ
cấp huyện, xã, thô/bản.
- Hoàn chỉnh quy chế phối hợp của các tổ chức tham gia bảo vệ rừng.
- Phát huy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chính quyên xã
trong công tác bảo vệ rừng để việc xử lý các vi phạm được kịp thời và có tính
giáo dục cao.
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng chính thức cho
cộng đồng.
- Do hầu hết các địa phương đã tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia
đình vì vậy khi tiến hành giao đất giao rừng cho cộng đồng cần bảo đảm hài hoà
lơị ích giữa hộ gia đình và cộng đồng, tránh gây mâu thuẫn, mất đoàn kết.
45
4.5.2. Giải pháp về nguồn vốn
Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến chính
sách đầu tư nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực trong đó có
ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
vẫn còn nhiều bất cập. Để chính sách đầu tư vốn thực sự trở thành động lực thúc
đẩy sản xuất phát triển cần thực hiện tốt những biện pháp sau:
- Mở rộng mức tín dụng, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn để đáp ứng
yêu cầu vốn cho phát triển sản xuất.
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn và phù hợp với đặc điểm sản xuất
lâm nghiệp. Dự án 661 quy định dùng vốn ngân sách để trả công khoán bảo vệ
rừng không quá 5 năm, sau 5 năm người nhận khoán được hưởng lợi từ rừng theo
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg nhưng cho đến nay người dân vẫn chưa tiếp cận
được chính sách này.
- Đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với những hộ nông dân vay vốn
đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, đồng thời kéo dài thời gian hoàn vốn để đảm
bảo cho người dân có điều kiện sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp đồng thời khai thác triệt
để các nguồn vốn tự có, vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phát triển sản xuất.
4.5.3. Giải pháp về kỹ thuật
Xuất phát từ điều kiện cụ thể của địa bàn nghiên cứu, từ các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác bảo vệ rừng, và từ thực trạng của công tác bảo vệ rừng
- Xây dựng nội dung phòng cháy rừng và tập huấn kỹ thuật chống cháy
rừng. Mọi người dân sống trên địa bàn đều phải được phổ biến về nội quy phòng
cháy rừng để họ hiểu và thực hiện
- Xây dựng quy trình chữa cháy rừng. Trong công tác phòng cháy chữa
cháy rừng qua tìm hiểu trên địa bàn người dân nơi đây chưa được tập huấn về
các kỹ thuật chữa cháy cũng như các tổ chức lực lượng để chữa cháy.
- Tập huấn kỹ năng về phòng trừ sâu bệnh rừng cho người dân địa
phương.
- Xây dựng hướng dẫn về giao đất giao rừng, trong đó bao gồm các nội dung:
+ Những điều kiện để cộng đồng dân cư thôn bản được giao đất giao rừng
(Điều kiện khách quan, điêù kiện chủ quan)
46
+ Đối tượng rừng và đất rừng ưu tiên được giao cho cộng đồng dân cư
thôn, bản.
+ Cơ cấu diện tích rừng và đất rừng cộng đồng thôn, bản.
+ Phương pháp và các bước tiến hành.
+ Tổ chức thực hiện.
- Ưu tiên giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản các loại rừng và đất rừng sau:
+ Các khu rừng thiêng gắn liền với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu
số, như rừng thờ thổ thần, rừng thiêng, rừng ma.
+ Các khu rừng mó nước (cốc bó), rừng đầu ngọn suối cung cấp nước
sinh, họat sản xuất cho cộng đồng thôn bản, những khu rừng phòng hộ các khu
dân cư, sản xuất;
+ Các khu rừng cung cấp lâm sản gia dụng đã được xác lập theo tập quán,
những khu rừng già, những chòm cây cổ thụ còn sót lại trong thôn, bản không
thể giao đều cho các hộ thành viên một cách công bằng
+ Các khu rừng ở xa khu dân cư, địa hình hiểm trở, hộ gia đình không có
đủ điều kiện để bảo vệ hoặc có nguy cơ cao khai thác lâm sản trái phép, phá
rừng làm rãy (những khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện). Thông
thường các khu rừng và đất rừng này được thống kê là loại đất chưa sử dụng,
chưa giao cho chủ sử dụng, do UBND xã quản lý theo phân cấp về quản lý rừng
của Chính phủ.
47
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Qua quá trình tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng có sự tham gia trên địa
bàn xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình.Chúng tôi thấy người dân cùng
các tổ chưc quân chúng ở đây đã tuyên truyền và hiểu biết tương đối sâu về Luật
bảo vệ và phát triển rừng cũng như các chủ trương chính sách khác của Đảng và
Nhà nước về bảo vệ rừng và trong những năm gần đây với sự chỉ đạo tích cực
của chính quyền xã,hoạt động hiệu quả của kiểm lâm viên địa bàn,sự phối hợp
của các tổ chưc quần chúng trong bảo vệ rừng,rừng nơi đây được bảo vệ một
cách an toàn bởi một phương thức bảo vệ rừng mới với hình thức hoạt động đa
dạng phong phú đã thu hút được nhiều tổ chức quần chúng,nhiều tập thể về cá
nhân cũng như cộng đồng cùng tham gia.
Thực trạng của việc quản lý rừng cộng đồng sau khi được giao: Cấu trúc
quản lý, sự tham gia QLBVR của các cộng đồng dân cư thôn hợp lý và hiệu quả.
Cơ chế hưởng lợi từ rừng của cộng đồng đã có tác dụng khuyến khích người dân
tham gia, thủ tục khai thác sắp tới sẽ triển khai căn cứ vào nhu cầu của cộng
đồng để thực hiện. Sự phối hợp giữa các bên liên quan với cộng đồng trong quá
trình quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ.
Hiệu quả của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý bảo vệ: Chất lượng
rừng do cộng đồng dân cư thôn QLBV ngày càng được nâng cao, cơ cấu thu
nhập của người dân thay đổi so với trước khi giao rừng. Nhận thức của người
dân về vai trò của rừng cộng đồng cũng có sự thay đổi có lợi cho việc quản lý
bảo vệ. Nhờ đó mà rừng cộng đồng hạn chế được hiện tượng xói mòn, lở núi;
bảo đảm được nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất ở trong bản.
Để giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn tôi đã phối hợp với chính
quyền xã, Ban quản lý bảo vệ rừng, kiểm lâm viên địa bàn,các tổ chức quần
chúng tham gia bảo vệ rừng, và người dân thảo luận, phân tích làm rõ vấn đề để
xác định nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong bảo vệ rừng,
từ đó đề cập đến các quy chế,kế hoạch phối hợp bảo vệ rừng để việc bảo vệ rừng
có sự tham gia được cụ thể và có tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện.
Đồng thời kiến nghị các bước thực hiện xây dựng quy ước bảo vệ rừng
có sự tham gia của người dân cũng như các kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng
để địa phương chủ động trong phổ biến và tổ chức thực hiện
48
5.2. Kiến nghị
Đề tài này nghiên cứu ở một lĩnh vực mới mẽ,các cơ sở lý luận còn đang
trong giai đoạn thử nghiệm,thời gian nghiên cứu giám sát các hoạt động còn hạn
chế nên không đề cập được vấn đề một cách chi tiết cụ thể,các giải pháp đưa ra
chưa mang tính khả thi cao trong tổ chức thực hiện.
Bảo vệ rừng có sự tham gia là hoạt động bước đầu thể hiện được bản chất
xã hội của nghề rừng,đây là một xu hướng mới đang được Nhà nước quan tâm
đầu tư nghiên cứu.Để xây dựng một mô hình hoàn chỉnh tôi đề nghị các cấp
chính quyền,các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu,đánh giá với phương
pháp nghiên cứu khoa học hơn tổng kinh nghiệm giửa các địa phương,đồng thời
kiến nghị với Nhà nước trong công việc xây dựng một khung chính sách thích
hợp nhằm thu hút sự tham gia tích cực hơn của các tổ chức xã hội,của người dân
và cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng.
49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1]. Diễn đàn Khu vực về Con người và Rừng tại Châu Á lần thứ 3 - 2013
[2]. Giáo trình lâm nghiệp xã hội trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam – 1997.
[3]. Bảo Huy. Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng – 2010.
[4]. Phạm Thanh Lâm: Báo cáo kết quả và thực trạng giao rừng cho người dân tại
các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. 2012
[5]. Vũ Hoài Minh và Dr. Hans Warfving. Nghiên cứu “giảm nghèo và rừng ở
Việt Nam.“ ( 2002 )
[6]Nguyễn Bá Ngãi. (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng
vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quảng lý rừng cộng đồng ở
Việt Nam, chính sách và thực tiễn, dự án FGLG,[5, 4-20). Hà Nội.
[7]. Phạm Xuân Phương. Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong công tác
bảo vệ rừng tại Sơn la, ( 2003 )
[8]. Nguyen Hai Thanh, Jean-Christophe Castellaa, Stanislas Boissaua và Paul
Novosad. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc giao đất giao rừng ở một số tỉnh miền
núi Việt Nam
[9].Lê Thị Thưa. Dự án Lâm nghiệp cộng đồng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.( 2009 )
[10]. Khổng Trung, Sở NN và PTNT tỉnh Quảng Trị về công tác giao rừng tự
nhiên đến hộ gia đình và cộng đồng tại Quảng Trị
[11]. Võ Đình Tuyên, Cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt
Nam, Hội thảo Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Trung tâm
Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E)
[12]. Đỗ Đình Sâm, Hoàng Liên Sơn và Lê Quang Sơn. Dự án “ Forest
governance in VietNam “
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[13]. Roberts và Gautam. Nghiên cứu những kinh nghiệm trong QLRCĐ
của các nước trên thế giới. (2003).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tim_hieu_cong_tac_quan_ly_bao_ve_rung_co_su_tham_g.pdf