Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề mây tre đan tại tỉnh Thái Nguyên

- Sản xuất của các làng nghề vẫn là sản xuất nhỏ, thụ động. Sản phẩm mẫu mã chưa đa dạng, độ tinh xảo kém. - Phần lớn hàng hóa của địa phương tiêu thụ phải qua các trung gian, nên thường bị ép cấp, ép giá. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chưa được đầu tư và chú ý nhiều, nên khả năng t ìm ki ếm những hợp đồng sản xuất hàng với số lượng lớn rất khó khăn. - Trước thực trạng khó khăn của các làng nghề MTĐ, tỉnh Thái Nguyên cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ kịp thời cho việc xây dựng và phát triển các làng nghề trên địa bàn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét văn hoá của các làng nghề.

pdf10 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề mây tre đan tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Đỗ Hoàng Sơn* Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 03/2007 tới tháng 02/2009 ở các làng nghề thủ công mây tre đan tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngành mây tre đan là một trong những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống của tỉnh Thái Nguyên. Thời gian qua, ngành mây tre đan đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nhiều người lao động nông thôn nhờ đó đã có việc làm, tranh thủ tận dụng được những thời gian rảnh rỗi sau mùa vụ, tăng thêm thu nhập, bình quân thu nhập của người lao động làm ngành này là gần 1 triệu đồng/tháng. Đa số các cơ sở sản xuất mây tre đan tại Thái Nguyên đều là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, hầu hết đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất, nhất là thiếu vốn lưu động ở những hợp đồng với giá trị lớn. Do vậy, việc ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề mây tre đan tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làng nghề, điểm công nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề. Từ khóa: Nghề thủ công, làng nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, mây, tre, nghề đan lát. ∗ Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề mây tre đan phát triển bậc nhất trên thế giới. Nhiều làng nghề mây tre đan có lịch sử tới hàng trăm năm. Cả nước có 322 làng nghề làm hàng mây tre đan trong tổng số 1.451 làng nghề truyền thống. Mỗi làng nghề mây tre đan lại chứa đựng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ∗ Đỗ Hoàng Sơn, Tel: 0912253571; CQ 02803851427 Khoa Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm – ĐH TN nét tài hoa, tinh tế riêng, mang bản sắc riêng [9]. Nghề mây tre đan là nghề truyền thống gắn liền với hoạt động sản xuất v à đời sống của người nông dân từ nhiều đời nay [7]. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu cụ thể chi tiết về nghề này vẫn còn rất ít. Nghiên cứu của Hà Thị Nự (2004) chỉ tập trung tìm hiểu về yếu tố văn hoá của từng cộng đồng dân tộc gắn liền với nghề mây tre đan[7]. Tác giả Hương Phúc Đăng (1997) có đề cập về lịch sử hình thành nghề mây tre đ an trong bài “Quê Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hương những làng nghề” [9]. Quá trình hình thành và vai trò của nghề mây tre đan ở Hà Tây trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được tác giả Nguyễn Xuân Ba (2000) đề cập [5], tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất thông tin trao đổi. Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về nghề mây tre đan, đặc biệt nghề mây tre đan ở vùng miền núi. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về nghề mây tre đan ở Thái Nguyên có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc có diện tích 3.562,82 km² với dân số khoảng 1,2 triệu người. Trong những năm qua, tỉnh đã xác định việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh các khu công nghiệp được xây dựng thì làng nghề là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập. Hiện nay, Thái Nguyên có trên 30 làng nghề đã đư ợc công nhận, các địa phương trong tỉnh vẫn đang tập trung củng cố xây dựng và phát triển thêm nhiều làng nghề mới. Trong bước đường xây dựng và phát triển làng nghề, nhiều địa phương gặp không ít những khó khăn [2]. Trước bối cảnh trên, việc tổ chức nghiên cứu thực trạng và từ đó tìm kiếm những giải pháp cho phát triển các làng nghề tại tỉnh Thái Nguyên là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đặt ra hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề mây tre đan tại tỉnh Thái Nguyên". Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của tỉnh Thái Nguyên. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu vai trò của nghề mây tre đan đối với kinh tế - xã hội của các làng nghề - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh ở các làng nghề mây tre đan (MTĐ). - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho phát triển các làng nghề MTĐ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu: - Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan. - Tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi câu trúc đối với 180 hộ sản xuất nghề MTĐ tại các làng nghề Ôn Lương, Tân Đức, Tiên Phong và Đồng Tiến. - Phương pháp q u an sát: Cơ sở vật chất, thực tế hoạt động của các làng nghề. - Phương pháp tham vấn: Tham khảo ý kiến của các cán bộ, các nghệ nhân, các nhà kinh tế, các thương gia có am hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh mây tre đan. * Xử lý số liệu: Số liệu điều tra được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 7.0 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vai trò của nghề thủ công MTĐ - Về mặt kinh tế: Theo kết quả nghiên cứu, thu nhập từ nghề đối với thợ kỹ thuật bậc cao khoảng 25.000 - 35.000đ/ngày, lao động phổ thông đạt 15.000 - 20.000đ/ngày. So với các nghề khác thì nguồn thu này không cao, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn đối với các vùng thuần nông. Đây là nguồn tiền mặt để các hộ trang trải cho những chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày. Phân tích về cơ cấu thu nhập của các hộ tại 4 làng nghề (180 hộ) cho thấy, thu nhập từ nghề MTĐ vẫn chiếm một tỉ trọng lớn từ 59,88% đến 66,41% trong tổng thu nhập của hộ. - Về mặt xã hội: Nghiên cứu cho thấy, nghề MTĐ đã tạo việc làm cho khoảng gần 22% lao động tại làng nghề Ôn Lương; tại Tân Đức là 20,13%; tại Tiên Phong 34,57%; tại Đồng Tiến 27,32%. Ngoài ra, những lợi ích khác về xã hội mà làng nghề đem lại không thể tính hết như đẩy lùi các tệ nạn xã hội, những người tàn tật có việc làm phù hợp, trẻ em ngoài việc Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học hành còn tham gia giúp gia đình làm thêm việc đan lát. 3.2. Đánh giá các điều kiện nguồn lực làm cơ sở cho phát triển nghề MTĐ 3.2.1. Điều kiện nguyên liệu cho sản xuất MTĐ Các làng nghề mây tre đan tại Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa, giang, phấn, mây, lá cọ, tế (guột)... là những sản phẩm sẵn có tại rừng của địa phương. Bảng 1. Tình hình sử dụng các loại nguyên liệu tại các làng nghề STT Chủng loại Số hộ sử dụng Khối lượng (kg/hộ/năm) Tổng khối lượng (kg/năm) Mùa khai thác 1 Tre 78 576,92 45.000 Quanh năm 2 Giang 180 373,54 67.238 Quanh năm 3 Phấn 45 458,22 20.620 Quanh năm 4 Nứa 108 113,74 12.284 Quanh năm 5 Mây 135 190,59 25.730 Quanh năm 6 Ruột tế 66 546,66 36.080 Tháng 3, 4, 8 7 Vỏ tế 75 478,00 35.850 Tháng 3, 4, 8 8 Tế cây 180 245,67 44.220 Quanh năm 9 Cói 36 97,22 3.500 Tháng 5, 6 10 Các loại khác 4.500-6.000 Quanh năm (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) Nguồn tre trúc, mai, vầu, song, mây đang cạn dần do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng mới. Để đảm bảo cho sản xuất lâu dài, sản xuất lớn cần tập trung tìm các giải pháp để vừa phát triển nguồn nguyên liệu chất lượng cao vừa tránh nạn khai thác bừa bãi. 3.2.2. Điều kiện về nguồn lao động, kỹ thuật tại các làng nghề Nghề mây tre đan là một nghề đòi hỏi người thợ phải có đôi tay khéo léo thực sự. Từ kỹ thuật chọn và sử dụng nguyên liệu cũng tương đ ối phức tạp, người thợ phải có kinh nghiệm như: Nứa già làm cạp, nứa vừa làm nan, nứa non phải chuốt nan rất mỏng để tết hoa, tết các hoạ tiết trang trí. Kỹ thuật chẻ nan yêu cầu phải biết lách con d ao sao cho độ dày mỏng thật đều, thật phẳng thì sau đan m ới đẹp, phải biết chọn từng cái cật, dẻo cùng dẻo, cứng cùng cứng. Kỹ thuật nhuộm nan cũng là cả một kỳ công để sao cho nan không bị phai, tạo nên một thế giới màu sắc phong phú trên những giỏ hoa, bình hoa, rổ đựng hoa quả, hộp đựng quần áo, giỏ trồng cây, khay đựng đồ[7]. Tại các Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên làng nghề ở Thái Nguyên, nguồn lao động biết đan tương đối lớn, nhưng tay nghề của phần lớn lao động vẫn hạn chế. Bảng 2. Đánh giá nguồn nhân lực của các làng nghề Làng nghề Người biết đan Người đan chắc tay Người đan giỏi Ôn Lương 2200 500 18 Tiên Phong 2500 1200 34 Đồng Tiến 1800 750 16 Tân Đức 1200 450 17 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) 3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức tại các làng nghề Điều kiện về cơ sở vật chất và cách thức tổ chức các làng nghề giữ vai trò then chốt để các làng nghề tồn tại và phát triển. Khảo sát các làng nghề cho thấy, chỉ có 2 làng nghề là Ôn Lương huyện Phú Lương và Tiên Phong huyện Phổ Yên có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo cho sản xuất do được các dự án trong và ngoài nước đầu tư. Tuy nhiên về tổ chức của 2 làng nghề này còn nhiều hạn chế, năng lực quản lý, hoạch toán kinh doanh của ban lãnh đ ạo làng nghề yếu nên hoạt động kém hiệu quả, người dân làm nghề thiếu việc làm, thu nhập thấp. Tổ chức chặt chẽ và sản xuất kinh doanh có hiệu quả chỉ có làng nghề Tân Đức huyện Phú Bình. Ban chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) làng nghề được lựa chọn là những người năng động, có chuyên môn. HTX làng nghề có định hướng chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể. Hàng năm HTX hỗ trợ kinh phí và cử người đi học hỏi kỹ thuật mới, cách tổ chức, quản lý ở nhiều nơi như Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hoá,... Hạn chế của Tân Đức và một số làng nghề khác là không có mặt bằng sản xuất, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh thiếu thốn. Bản thân các làng nghề hiện nay không đủ vốn, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà xưởng, nơi trưng bày giới thiệu, văn phòng, và vốn lưu động. Thiếu vốn sản xuất, các làng nghề không dám mạnh dạn ký các hợp đồng lớn. 3.2.4. Điều kiện thị trường và khả năng liên doanh liên kết Các làng nghề ở Thái Nguyên hiện nay đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Cùng với những hạn chế về tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất thì kinh nghiệm thị trường, khả năng thích ứng trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động hạn chế. Ngoài những sản phẩm truyền thống tiêu thụ ở thị trường địa phương, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu làm gia công cho các địa phương khác. Khả năng tìm kiến thị trường và cạnh tranh của các làng nghề ở Thái Nguyên yếu. Do quy mô sản xuất nhỏ, chưa có thương hiệu riêng, các làng nghề không có sự liên doanh liên kết với nhau, khả năng nắm bắt thông tin và tiếp cận thị trường hạn chế. 3.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm MTĐ tại các làng nghề Hiện nay ở Thái Nguyên, mô hình sản xuất mây tre đan theo hộ gia đình là chính. Việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu phải thông qua một số người thu gom, hợp tác xã làng nghề. Những tác nhân trung gian này có vốn, nắm bắt được thông tin thị trường nên họ đứng ra đặt hàng rồi thu gom hàng từ các hộ gia đình. Các hộ làm nghề, kể cả các hộ là xã viên HTX làng nghề tham gia sản xuất tự Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phát thiếu sự ràng buộc rõ ràng với HTX làng nghề. Trên bình diện chung, chất lượng hàng MTĐ Thái Nguyên chưa thật cao; đa phần cơ sở làm hàng còn phân tán, khó sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Ngoài các sản phẩm truyền thống tiêu thụ nội địa, các mặt hàng xuất khẩu khác các làng nghề hiện đang sản xuất gia công cho các công ty, doanh nghiệp tại Hà Tây. Do sản xuất gia công với số lượng nhỏ nên giá thành thường cao, lợi nhuận thấp, công việc không ổn định nên các hộ tham gia sản xuất thiếu tin tưởng ở các HTX làng nghề. Bảng 3. Một số chủng loại sản phẩm MTĐ được sản xuất tại Ôn Lương S T T Tên sản phẩm Giá bán (đồng/sp) Chi phí (đồng/sp) Thời gian hoàn thành Ngày công (đồng/ngày) 1 Dưa gang 3.200 1.500 60 (phút/sp) 17.000 2 Dưa dài 3.200 1.500 60 (phút/sp) 17.000 3 Lẵng hoa vuông 1.600 600 20-30 (phút/sp) 16.000 4 Quả tim 3.600 1.700 60 (phút/sp) 18.000 5 Hàng tám cạnh 3.800 1.900 60-80 (phút/sp) 21.000 6 Giỏ quà 5.600 2.200 50-80 (phút/sp) 18.000 7 Đĩa trái tim 1.500 500 15-20 (phút/sp) 20.000 8 Khay chữ nhật 4.500 1.500 60-90 (phút/sp) 22.000 9 Hàng ôvan, bầu dục 2.800 1.500 45-60 (phút/sp) 17.000 1 0 Giỏ rác 15.000 7.500 90-120 (phút/sp) 25.000 1 1 Chậu cây cảnh 12.000 7.000 90-120 (phút/sp) 25.000 1 2 Quả xoài 18.000 8.000 1/3 ngày 24.000 1 3 Vỏ dưa 3.500 1.200 90-120 (phút/sp) 16.000 1 4 Gà (15x25 cm) 6.000 2.200 50-60 (phút/sp) 28.000 1 5 Gà (20x30 cm) 9.000 3.000 60-90 (phút/sp) 30.000 Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 6 Chim bồ câu 8.000 2.500 80-100 (phút/sp) 28.000 1 7 Hến 3.000 1.000 30-40 (phút/sp) 27.000 1 8 Đĩa tròn dán keo 18.000 5.000 ½ ngày 23.000 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bảng 4. Một số chủng loại sản phẩm MTĐ được sản xuất tại Tân Đức STT Tên sản phẩm Giá bán (đồng/sp) Chi phí (đồng/sp) Thời gian hoàn thành Ngày công (đồng/ngày) 1 Ấm tích (ấm nước) 153.000 33.000 3 ngày 30.000 2 Hộp tròn (bộ ba) 38.000 19.000 1 ngày 19.000 3 Lọ bát giác 3.800 1.900 60-80 (phút/sp) 21.000 4 Dế lót cốc 1.600 700 10-15 (phút/sp) 18.000 5 Giỏ rác mây 55.000 20.000 1 ngày 35.000 6 Làn mây (20x40 cm) 70.000 37.000 1 ngày 33.000 7 Làn mây (15x30 cm) 64.000 32.000 1 ngày 32.000 8 Khay mây 19.000 14.000 90 (phút/sp) 20.000 9 Đĩa mây trái tim 15.500 7.500 90 (phút/sp) 23.000 10 Đĩa mây bầu dục 14.500 7.000 60-80 (phút/sp) 22.000 11 Lọ hoa mây 81.000 21.000 3 ngày 20.000 12 Ống hình trụ rỗng 14.000 6.000 120 (phút/sp) 36.000 13 Hộp vuông 66.000 26.000 1 ngày 30.000 14 Quả tròn 12.500 7.500 60-80 (phút/sp) 30.000 15 Lộc bình 194.000 74.000 3 ngày 36.000 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2007) Bảng 5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất MTĐ Tiêu chí Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Các mối đe doạ 1.Thị trường sản phẩm - Sản phẩm có giá rẻ, chủng loại đa dạng. - Nhiều người/ khâu trung gian. - Thiếu thông tin thị trường. - Mẫu mã SP thường rập khuôn, ít đổi mới. - Cơ hội kinh doanh trên thị trường trong và ngoài nước đã được mở rộng. - Thị trường không ổn định, phải cạnh tranh với sản phẩm của các tỉnh khác, nước khác. 2. Sản xuất - Lao động sẵn có, khéo tay, có kinh nghiệm, năng động. - Sản xuất thủ công, năng suất lao động thấp. - Thiếu kiến thức tổ chức, quản lý, hoạch - Nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất được các dự án, tổ chức mở hàng năm. - Các loại máy móc giúp tăng - Nguồn nguyên liệu ngày một cạn kiệt. Một số loại nguyên liệu chất lượng thấp, Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên toán sản xuất. - Kỹ thuật sản xuất hạn chế. năng suất lao động ngày càng có nhiều. thiếu. Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.4. Một số giải pháp định hướng cho phát triển các làng nghề + Về kiện toàn tổ chức: Mô hình làng nghề tại Thái Nguyên cần xây dựng theo hình thức công ty cổ phần. Ban quản lý làng nghề phải là những người có tâm huyết với nghề, có năng lực lãnh đ ạo và có khả năng kinh doanh. + Về đầu tư cơ sở vật chất, vốn sản xuất: Tỉnh Thái Nguyên cần ban hành các chính sách ưu đãi về đầu tư, vốn tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làng nghề, điểm công nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm. + Về liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, làng nghề khác: Trong giai đoạn trước mắt, do quy mô nhỏ, tổ chức chưa vững vàng, sức cạnh tranh trên thị trường yếu, các làng nghề tại Thái Nguyên cần phải đẩy mạnh việc liên doanh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp và làng nghề MTĐ ngoài tỉnh. + Nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm: Liên kết Nghệ nhân, Nhà mỹ thuật, Nhà sản xuất, Nhà kinh doanh, tìm tòi mẫu mã mới và nhanh chóng đưa vào sản xuất.... Phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ tinh thông trong sản xuất kinh doanh, khả năng tạo mẫu cừ khôi. + Về phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất: Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong tương lai, địa phương cần phải có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho sản xuất. + Về thị trường cho sản phẩm đầu ra: HTX làng nghề phải đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia vào hội chợ, lập Website để giới thiệu các sản phẩm trên Internet. Tìm kiếm thăm dò nh ững thị trường mới. 4. KẾT LUẬN - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các làng nghề tại các vùng nông thôn của tỉnh Thái Nguyên là một hướng đi đúng đắn nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, hạn chế các tệ nạn xã hội và phát huy được thế mạnh kinh tế đồi rừng. - Các làng nghề hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn: Năng lực quản lý, hoạch toán kinh doanh của các làng nghề hạn chế. Đầu tư cho phát triển các làng nghề thiếu tính đồng bộ. - Sản xuất của các làng nghề vẫn là sản xuất nhỏ, thụ động. Sản phẩm mẫu mã chưa đa dạng, độ tinh xảo kém. - Phần lớn hàng hóa của địa phương tiêu thụ phải qua các trung gian, nên thường bị ép cấp, ép giá. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại chưa được đầu tư và chú ý nhiều, nên khả năng tìm ki ếm những hợp đồng sản xuất hàng với số lượng lớn rất khó khăn. - Trước thực trạng khó khăn của các làng nghề MTĐ, tỉnh Thái Nguyên cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ kịp thời cho việc xây dựng và phát triển các làng nghề trên địa bàn, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét văn hoá của các làng nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban kinh tế Trung ương (T5/2002), Báo cáo tổng hợp đề tài: “Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng”. [2]. Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2007 và phương Đỗ Hoàng Sơn và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 57(9): 15 – 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hướng nhiệm vụ năm 2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên. [3]. Quyết định 132/2000/Q-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 24/11/2000 về “Một số chính sách khuyến khích ngành nghề nông thôn”. [4]. Đinh Hữu Hoàng “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức hình thành vùng chuyên canh nguyên liệu mây, tre phục vụ tiểu thủ công nghiệp, thủ công, mỹ nghệ”. Đề tài khoa học cấp Bộ của Ban kinh tế Trung ương. [5]. Nguyễn Xuân Ba (2000), Làng nghề ở Hà Tây, Tạp chí Lao động Xã hội - Số 6 [6]. K.S Nguyễn Duy Hồ (1994), Tổng luận “Khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”. [7]. Hà Thị Nự (2004), Giá trị văn hóa trong nghề thủ công đan lát của các dân tộc người Việt Nam. Nxb Văn hóa Dân tộc. [8]. Dương Bá Phượng (2001), Công trình Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa. [9]. Một số trang web: www.vovnews.vn (báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam), Báo ảnh Việt Nam, Báo nhân dân,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_phat_trien_lang_nghe_may_tre_dan_tai_t.pdf
Tài liệu liên quan