5.1. Kết luận
- Vườn Quốc Gia Phonh Nha- Kẻ Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm
2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn
nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10. Mùa nước cạn vào
tháng 1 - 7. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với
88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức
thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6
đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt
độ trung bình 18 °C. Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng
gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này
khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ
rừng. Nếu có xảy ra cháy rừng thì tốc độ lây lan của đám cháy sẽ rất lớn. Mùa
khô dòng chảy thấp, nhiều nhánh sông chính bị cạn kiệt ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng nước cho chữa cháy rừng, cũng như sản xuất và đời sống.
- Xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng:
+ Mùa cháy rừng từ tháng 5 đến tháng 7. Đặc biệt là tháng 7, tháng có số
giờ năng nhiều và nhiệt độ cao,độ ẩm đạt cực tiểu vào tháng 7 là 71,3%.
+ Phân vùng trọng điểm cháy rừng dựa vào nguồn nước và vật liệu cháy,
những vùng có nguy cơ cháy cao là: Km 9 đường 20 (bãi tranh ngã 3 đi bản Rào
Con), khu vực cầu Cây siêu đến km 17 đường 20, thảm thực vật rừng dọc hai
bên đường 20 (Km 23 – km 27, km 30 – km 31, km 37 ), thảm thực vật rừng dọc
hai bên đường 20 từ Km 39 – km 44, khu vực xung quanh bản Arem Tân Trạch,
khu vực tuyến đường Bãi Đá ( hung rộng khoảng 8 ha cách đường mòn HCM
700 m), khu vực Hung Ba Trang (hung rộng khoảng 4 ha cách đường mòn HCM
700m), khu vực tuyến đường Hung Nha vào đến Cây Chu (rẫy ông Đào)
+ Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR rất tốt, đa số các chủ
rừng đều chú trọng quan tâm đến PCCCR, khi xảy ra cháy rừng có được sự hỗ
trợ rất cao của người dân.
+ Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt về các xã, thôn bản, các lớp tập
huấn diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng diễn ra thường xuyên cho các cán bộ
cũng như cho nhân dân
69 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Trổi và diện
tích sát khe Môn về phía
đỉnh Dông.
sông
Son và
khe môn
3km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật cây bụi
dây leo bị
chết khô
trên sườn
núi đá
Trung
bình
Km 9 đường 20 (bãi
tranh ngã 3 đi bản Rào
Con)
Suối 3
khe
2,5 km rừng tự
nhiên
Cỏ tranh,
lau sậy, vọt
Cao
Khu vực cầu Cây siêu
đến km 17 đường 20
Suối Trạ
Ang
2 km rừng tự
nhiên
Cỏ tranh,
lau sậy
Cao
Khu vực Cây Trường (
km 18 – 20 đường HCM
nhánh Tây)
không
có nguồn
nước
rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật cây bụi,
dây leo, lau
sậy bị chết
khô
Trung
bình
Thung lũng Sinh tồn
Khe
nước lặn
2 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật cây bụi,
dây leo, lau
sậy bị chết
khô
Trung
bình
2. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Thượng Trạch
Thảm thực vật rừng dọc
hai bên đường 20 (Km 23
– km 27, km 30 – km 31,
không
có nguồn
rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật cây bụi,
dây leo, lau
Cao
33
km 37 ) nước sậy bị chết
khô
Thảm thực vật rừng dọc
hai bên đường 20 từ Km
39 – km 44
Suối cà
roong
5 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật cây bụi,
dây leo, lau
sậy bị chết
khô
Cao
Khu vực xung quanh bản
Arem Tân Trạch,
không
có nguồn
nước
rừng tự
nhiên cây
gỗ hỗn
giao tre
nứa
tre nứa, lau
sậy, cỏ
tranh...
Cao
3. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Trộ Mợng
Khu vực tuyến đường
Bãi Đá ( hung rộng
khoảng 8 ha cách đường
mòn HCM 700 m)
Sông
trooc
1 km rừng tự
nhiên
Lau, tranh,
cây bụi nhỏ
Cao
Khu vực Hung Ba Trang
(hung rộng khoảng 4 ha
cách đường mòn HCM
700m)
Sông
Trooc
3 km rừng tự
nhiên
Lau, tranh,
cây bụi nhỏ
Cao
Khu vực tuyến đường
Hung Nha vào đến Cây
Chu (rẫy ông Đào)
Sông
Chày
5 km rừng tự
nhiên
Cây Đương Cao
Khu vực suối nước Moọc Sông
Chày
100 m rừng tự
nhiên
Lau lách
hai bên
đường
Trung
bình
4. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Km37
Thảm thực vật 2 bên
đường HCM từ km 28 -
khe ván
khe ván 5 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
34
5. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Km40
Thảm thực vật 2 bên
đường HCM từ km 37 -
km 46
khe 40 6 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
6. Địa bàn Trạm Kiểm lâm U Bò
Thảm thực vật 2 bên
đường HCM từ km 47 -
km 55
khe mưa 7 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
7. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Khe Gát
Khu vực Vực trô - Bằng
cây táu
khe cấy 2 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
Khu vực Rẫy lợ - Hung
Roi
khe cấy 2 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
Khu vực Phốc tre - Hung
buồi
khe cấy 2 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
8. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Chà Nòi
Khu vực đỉnh Đèo đá
đẻo - Cha nòi
khe Chà
Nòi
5 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
Trung
bình
35
khô do hạn
Khu vực Hung lầm
Khe Trạ 2 km rừng tự
nhiên
Thảm thực
vật dây leo,
cây bụi, lau
sậy chết
khô do hạn
Trung
bình
9. Địa bàn Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa
Khu vực Bãi Tranh,
hung Chuỗng, đường
Trường Hang Én; khu
vực Rục Làn, Đà Lạt
Không
có nguồn
nước
khu
vực
Rục
Làn
cách
0,5 km
tự nhiên
Lau lách,
câu bụi
Trung
bình
10. Địa bàn Trạm Kiểm Lâm Hóa Sơn
Khu vực từ Mõm dọc
theo ranh giới VQG về
mốc 25
Khe Ma
Rính
0,1 km
tự nhiên
và rừng
trồng
cây bụi, lau
lách và
rừng trồng
Trung
bình
4.3.3. Thành lập tổ xung kích và xây dựng phương án PCCCR
Các đơn vị trực thuộc Ban quản lý VQG (Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và
Phát triển Sinh vật, Trung tâm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng): Xây dựng
phương án, thành lập Ban chỉ huy PCCCR tại đơn vị mình và thành lập các Tổ
xung kích PCCCR tại các bộ phận trực thuộc và các điểm du lịch trong VQG
gửi về Ban chỉ huy VQG trước ngày 20/3/2016.
Các Trạm Kiểm lâm, Tổ Kiểm lâm Cơ động trực thuộc Hạt Kiểm lâm VQG
xây dựng phương án bảo vệ rừng và PCCCR riêng cho từng Trạm-Tổ Kiểm lâm
và thành lập các Tổ xung kích PCCCR ngay từ đầu mùa khô (tháng 4 hàng
năm).
Hạt Kiểm lâm VQG chỉ đạo các Trạm Kiểm lâm phối hợp với chính quyền
địa phương thành lập các Tổ PCCCR tại các thôn, bản có diện tích giáp ranh lâm
phận VQG.
36
Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng đặc dụng Phong Nha – Kẻ
Bàng chỉ đạo các Tổ bảo vệ rừng chuyên, các Tổ bảo vệ rừng thôn, bản, Tổ bảo
vệ rừng Đồn Biên phòng Cồn Roàng thành lập các Tổ PCCCR, sẵn sàng phối
hợp tham gia chữa cháy khi có yêu cầu.
Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường, các đơn vị thi công công trình
trong phạm vi VQG, Công ty Oxalis tham gia hoạt động các tuyến du lịch trong
VQG xây dựng phương án PCCCR và thành lập các Tổ xung kích PCCCR.
Các tổ PCCCR phải được tập huấn về kỹ thuật, nghiệp vụ và các quy định
phòng cháy, chữa cháy rừng; được trang bị các dụng cụ cần thiết để chữa cháy
khi có cháy rừng xảy ra.
4.3.4.Công tác tuần tra, kiểm tra PCCCR
Hạt Kiểm lâm VQG chủ động xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, quản
lý bảo vệ rừng kết hợp canh gác lửa rừng 24/24h tại các địa bàn trọng điểm có
nguy cơ cao xẩy ra cháy rừng. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các hộ dân có diện
tích canh tác giáp ranh diện tích VQG trong việc phát, đốt thực bì. Xử lý nghiêm
các đối tượng sử dụng lửa trái phép trong lâm phận VQG.
Ban chỉ huy các vẫn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR
được quyền kiểm tra việc PCCCR tất cả các điểm nằm trong diện tích rừng
VQG bao gồm các đơn vị trực thuộc cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch, thi
công công trình xây dựng, sửa chữa cầu đường... Các đơn vị trên phải nghiêm
chỉnh chấp hành vô điều kiện việc giám sát kiểm tra, xử lý khi vi phạm các quy
định về PCCCR Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Hình 4.2:Các kiểm lâm viên đang đi tuần tra, kiểm tra PCCCR
37
4.3.5. Công tác tuyên truyền vận động
Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác BVR và PCCCR phối hợp
với các cơ quan thông tin như Báo Quảng Bình, Đài phát thanh truyền hình tỉnh
thường xuyên thông báo bản tin dự báo cháy rừng trong mùa khô của Chi cục
Kiểm lâm tỉnh trên địa bàn VQG PN-KB và vùng đệm, phổ biến các văn bản
pháp luật về bảo vệ rừng, các gương điển hình trong công tác PCCCR...
Hạt Kiểm lâm VQG, Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng và các
Phòng trực thuộc tổ chức tuyên truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về
công tác Bảo vệ rừng và PCCCR và trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong công
tác BVR và PCCCR đến toàn thể cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động trong
đơn vị và mọi tầng lớp người dân, khách du lịch. Phối hợp với các xã vùng đệm
tổ chức Hội nghị chuyên đề về bảo vệ rừng và PCCCR, tổ chức ký cam kết về
bảo vệ rừng đến từng thôn, bản, hộ gia đình trong các xã vùng đệm. Phối hợp
với các trường phổ thông trên địa bàn các xã vùng đệm phát động phong trào
bảo vệ rừng, PCCCR trong học sinh.
Ban quản lý Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng đặc dụng lồng ghép công tác
bảo vệ rừng và PCCCR trong các chuyên đề, hội nghị tuyên truyền các cấp đảm
bảo thường xuyên, sâu rộng và có hiệu quả cao.
Đoàn thanh niên VQG Phong Nha Kẻ bàng tổ chức phát động phong trào
“Bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta” trong đoàn viên,
thanh niên. Đồng thời có kế hoạch phối hợp với Đoàn thanh niên, Đoàn trường
phổ thông các xã vùng đệm tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR
thường xuyên sâu rộng.
Nội dung công tác tuyên truyền giáo dục phải được tập trung vào ý thức
của cộng đồng về các tác hại của cháy rừng. Nhằm nâng cao ý thức PCCCR cho
các cộng đồng dân cư sống trên địa bàn, trách nhiệm của công dân trong công
tác PCCCR được quy định trong các văn bản pháp luật của nhà nước, đưa
chương trình tuyên truyền giáo dục PCCCR vào trong trường học để mọi người
nhận thức sâu sắc việc PCCCR là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.
4.3.6. Công tác phối hợp
Đối với các thôn bản gần rừng và các đơn vị đang đóng trên địa bàn: Các
Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm chịu trách nhiệm chỉ đạo các Tổ PCCCR các thôn
bản và các đơn vị trên địa bàn phụ trách phải thường xuyên kiểm tra, canh gác
trong các vùng rừng giao bảo vệ. Các khu vực trọng điểm phải kết hợp với lực
38
lượng bảo vệ rừng của các Trạm Kiểm lâm. Trong quá trình tuần tra canh gác
lửa rừng khi phát hiện đám cháy phải huy động mọi lực lượng và phương tiện tại
chổ để dập tắt đám cháy kịp thời, đồng thời phải khẩn trương báo cáo ngay cho
Trưởng BCH để có biện pháp ứng cứu kịp thời trong tình huống xấu xảy ra.
Đối với các khu vực trong phạm vi Vườn quốc gia xa dân cư: Hạt Kiểm
lâm chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ xung kích trực thuộc phải tuần tra canh gác
lửa rừng thường xuyên. Đối với các vùng xung yếu như km5 - km9 đường 20,
khu vực Chà Nòi, km17 đường Hồ Chí Minh, km14 - km15 đường 20, vùng
Hung Nha, khu vực Hung Trẹ phải canh gác 24/24, các điểm xung yếu dọc
đường Hồ Chí Minh đi qua Vườn quốc gia. Trong trường hợp xảy ra cháy rừng
các tổ xung kích kiểm lâm chịu trách nhiệm chính và phải biết phối kết hợp với
các lực lượng PCCCR thôn bản, các đơn vị đóng quân gần kề. Thường xuyên
kiểm tra đôn đốc canh gác trên toàn bộ khu vực được giao quản lý bảo vệ.
Đối với khu vực rừng có chủ (Lâm trường Trường Sơn, Lâm trường Bồng
Lai, Lâm trường Bố Trạch, Minh Hóa, Rừng Phòng hộ Minh Hóa, rừng Cộng
đồng, rừng trồng của các hộ dân nhận dự án khu vực vùng đệm): Các tổ PCCCR
của Vườn quốc gia và các xã vùng đệm trực tiếp đến phối hợp với Chủ rừng,
chính quyền địa phương để triển khai phương án PCCCR để cùng nhau thực
hiện.
4.3.7. Công tác làm giảm vật liệu cháy
Căn cứ địa bàn được phân công, các Trạm Kiểm lâm, các tổ PCCCR chủ
động triển khai ngay từ đầu mùa khô một số nhiệm vụ sau:
- Làm giảm nguồn vật liệu cháy bằng biện pháp vận động nhân dân các
thôn bản có đất canh tác liền kề rừng VQG phát dọn thực bì ra khỏi nương rẫy,
đốt trước có điều khiển giám sát các khu vực lau lách, cây bụi.
- Thu dọn vật liệu cháy (cành, lá khô, dầu nhờn, giấy, vỏ bao xi măng ...)
tập trung ở dọc các tuyến đường nơi người dân và du khách thường qua lại.
- Đối tượng rừng dễ cháy cần bảo vệ hết sức nghiêm ngặt là rừng phục hồi
sinh thái thuần loài có độ tuổi từ 3 năm đến 12 năm (thực bì chủ yếu lau lách,
Tre nứa, cây bụi, dây leo).
- Hàng năm vào các tháng 11, 12 và tháng 1, 2, 3 năm sau (trước mùa khô)
các Tổ xung kích Trạm Kiểm lâm triển khai giám sát việc phát đốt nương rẫy
của người dân các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn
Trạch và việc phát đốt trên các diện tích rừng liền kề với Vườn quốc gia.
39
- Hạt Kiểm lâm phối hợp với UBND các xã vùng đệm ban hành các quy
ước, hương ước về PCCCR và đặc biệt cấm tuyệt đối người dân vùng đệm phát
đốt nương rẫy theo kiểu truyền thống thiếu sự kiểm soát, khuyến khích bà con
canh tác nương rẩy theo phương pháp mới.
- Kiểm tra các nguồn nước dự phòng khi có yêu cầu cần thiết để chữa cháy.
4.3.8. Xử lý tình huống khi có cháy rừng
Nguyên tắc: Khi phát hiện đám cháy phải báo cáo ngay Trưởng ban chỉ huy
CVĐ CB của VQG.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong rừng, khi phát hiện cháy rừng cần
phải tập trung dập lửa, đồng thời cử người đến Trạm Kiểm lâm gần nhất để báo
cho họ biết nơi xảy ra cháy rừng. Với phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ,
phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ), Kiểm lâm và Chính
quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện nhanh chóng dập lửa. Đồng
thời bằng phương tiện thông tin liên lạc báo về Ban chỉ huy cấp trên biết để theo
dõi và chuẩn bị lực lượng chi viện khi đám cháy vượt quá tầm kiểm soát của lực
lượng tại chỗ.
Trường hợp cháy lớn vượt tầm kiểm soát của lực lượng tại chỗ, cần có sự
chi viện của cấp trên, các Trạm Kiểm lâm phải cử người dẫn đường (bằng cách
cử người đón ở các ngã đường hoặc dùng các biển chỉ đường hướng dẫn) để lực
lượng và phương tiện chữa cháy tập kết tại hiện trường một cách nhanh nhất.
Tránh tình trạng phải tìm đường hoặc lạc đường ảnh hưởng công tác chữa cháy.
Trường hợp cháy rừng xảy ra tại các vùng trọng điểm vượt tầm kiểm soát
của lực lượng tại chỗ, Ban chỉ huy PCCCR VQG báo cáo ngay Giám đốc VQG
(bằng điện thoại) Ban chỉ huy cấp tỉnh biết để huy động lực lượng cơ động của
tỉnh tham gia chữa cháy.
Trường hợp tại các vùng trọng điểm xảy ra nhiều đám cháy cùng một lúc
và vượt tầm kiểm soát của lực lượng tại chỗ thì Ban chỉ huy căn cứ vào đặc
điểm địa hình từng vụ cháy để bố trí lực lượng hoặc đề nghị điều động các lực
lượng chữa cháy của tỉnh, các xã thuộc các huyện lân cận để ứng cứu chữa cháy
kịp thời.
4.3.9. Bản đồ phục vụ chữa cháy và hệ thống biển báo
Khi có đám cháy xảy ra việc dựa vào bản đồ để xây dựng sơ đồ tác chiến
chữa cháy, phán đoán được địa hình để biết được những đặc điểm cơ bản như
hướng gió, khe suối gần nhất, hiện trạng khu vực rừng bị cháy, hướng phơi địa
40
hình, phân công các mũi dập lửa cho các lực lượng... Để tiến hành chữa cháy
một cách khoa học và hiệu quả. Đồng thời thông qua đó để xác định vị trí đám
cháy chính xác nhằm phục vụ cho công tác báo cháy và đưa vào phương án
những mùa cháy tiếp theo. Bản đồ được sử dụng trong PCCCR tại Vườn quốc
gia đó là:
1. Bản đồ phân chia địa bàn quản lý của các Trạm Kiểm lâm thuộc Hạt
Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Hình 4.3: Bản đồ phân vùng quản lý bảo vệ rừng VQG PN- KB
2. Bản đồ các vị trí có nguy cơ cháy rừng cao tại VQG Phong Nha – Kẻ
Bàng năm 2015 (giao Hat kiểm lâm rà soát lại để bổ sung, hoàn chỉnh cho năm
2016).
41
Hình 4.4: Bản đồ kiểm soát cháy rừng Vườn Quốc Gia PN- KB
Trong năm 2015, Hạt Kiểm lâm đã rà soát, thống kê bổ sung thêm 108 biển
báo nguy hiểm cháy rừng và 12 bảng dự báo cấp cháy rừng. Các biển báo được
thực hiện tại các vị trí xung yếu có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao và dễ nhìn
thấy, tập trung những nơi có lượng người dân địa phương và du khách hay qua
lại trong khu vực.
4.4. Tình hình và các vụ cháy rừng trong 5 năm vừa qua tại Ban quản lý
Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng
4.4.1. Tình hình cháy rừng
Mặc dù công tác phòng cháy chữa cháy rừng đã được quan tâm nhưng
trong những năm qua trên địa bàn Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha Kẻ
Bàng vẫn còn có các vụ cháy rừng xảy ra. Số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị
thiệt hại do cháy tử năm 2012 đến năm 2017 như sau
42
Bảng 4.7: Thống kê số vụ cháy rừng từ năm 2012 đến năm 2017
Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số vụ 0 0 0 2 0 0
Diện tích
thiệt hại
(ha)
Xuất hiện
3 điểm
phát lửa
xuất hiện
2 điểm
phát lửa
xuất hiện
2 điểm
phát lửa
945m
2
xuất hiện
1 điểm
phát lửa
không có
điểm
phát lửa
nào
(Nguồn: Hạt kiểm lâm VQG PN_ KB năm 2016)
Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng nhưng
trong năm 2015 đã để xảy ra 02 đám cháy trong lâm phận VQG, song nhờ thực
hiện tốt công tác PCCCR nên tất cả các đám cháy được phát hiện sớm và dập tắt
kịp thời, không gây thiết hại lớn: Đám cháy tại Km14 đường Hồ Chí Minh
nhánh Tây, thuộc Phân khu Dịch vụ - Hành chính VQG thiệt hại diện tích rừng
khoảng 900m2; đám cháy trên tuyến du lịch Hang Én (gần bản Đoòng), thuộc
Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt gây thiệt hại diện tích khoảng 45m2.
Từ đó cho thấy từ năm 2012 đến nay tình hình phòng cháy chữa cháy rừng
của Ban quản lý Vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng có tiến triển tốt, cụ thể là
số vụ cháy và diện tích bị thiệt hại do cháy rừng qua các năm giảm . Chỉ riên
năm 2015 đã xãy ra 2 vụ cháy làm thiệt hại 945m2 , đặc biệt vụ cháy thứ 2 làm
cháy 45m
2
thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.
Từ đó cho thấy công tác phòng cháy chữa cháy của Vườn Quốc Gia Phong
Nha Kẻ Bàng đã được thược hiện rất tốt và hạn chế tối đa được các vụ cháy
rừng và diện tích thiệt hại.
4.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng
- Đốt nương làm rẫy và canh tác nông nghiệp ở các xã tiếp giáp: Tân Trạch,
Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch;
- Dùng lửa đốt Ong trái phép, sử dụng lửa trong rừng của các đối tượng
xâm nhập, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép;
- Sử dụng lửa sinh hoạt của các Trạm Kiểm lâm, các chốt, các điểm đóng
lán tuần tra;
- Hút thuốc lá của người dân qua lại, du khách;
- Hoạt động của các đơn vị thi công công trình trong VQG, các đơn vị bảo
trì, bảo dưỡng sữa chữa đường bộ;
43
- Đốt hương, vàng mã ở các điểm tâm linh trong lâm phận VQG;
- Nấu nướng tại các điểm dịch vụ trong các du lịch;
- Chập điện ở các tuyến đường 20 vào khu Di tích bảo tàng đường Hồ Chí
Minh, vào khu du lịch động Thiên đường;
- Chất nổ còn sót lại sau chiến tranh dọc theo các tuyến đường 20, đường
Hồ Chí Minh nhánh Tây;
- Nguy cơ bắt lửa cháy lan từ những lâm phận của những lâm phần của các
chủ rừng tiếp giáp như Lâm trường Bồng Lai ở phía Đông, Lâm Trường Trường
Sơn ở phía Nam và Lâm Trường Minh Hóa, Lâm trường Bố Trạch ở phía Bắc ;
- Cố ý đốt rừng do mâu thuẩn, trả thù, phá hoại (ít xảy ra nhưng không loại
trừ do một số đối tượng bị pháp luật xử lý).
Người dân sinh sống tại các khu vực rừng núi ( đặc biệt là dân tộc ít người)
có tập quán canh tác theo phương pháp truyền thống, ngoài ra đại đa số người
dân sống gần rừng, ven rừng thường dùng lửa để đốt ong, dùng lửa để xử lý thực
bì trước khi trồng rừng, đốt dọn cành lá cây sau khai thác rừng trồng, làm nương
rẫy, thắp hương, đốt vàng mã trong rừng vv
Ý thức trong việc sử dụng lửa của người dân vào mùa khô còn hạn chế. Kết
quả theo dõi qua nhiều năm việc phát nương, đốt rẫy trong mùa khô; đốt ong lấy
mật; đốt lửa trái phép; đốt hương, hóa vàng mã trong rừng là những nguyên
nhân chính dẫn đến cháy rừng trên địa bàn.
Vì vậy tăng cường công tác tuyên truyền, đi đôi với việc quy hoạch nương
rẫy, hoàn thiện các quy định về PCCCR trong canh tác nương rẫy, áp dụng các
biện pháp hạn chế dùng lửa trong canh tác, kết hợp với thường xuyên kiểm tra,
giám sát hoạt động này sẽ góp làm giảm đáng kể nguy cơ cháy rừng.
4.4.3. Khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy
Tài nguyên rừng chủ yếu phân bố tại vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, có
địa hình rất đa dạng và phức tạp: Phần lớn khu vực đầu nguồn và vùng trung du
bị chia cắt mạnh bởi sông suối và địa hình dốc, nhiều nơi dốc đứng xen lẫn
nhiều núi đá. Vùng ven biển địa hình có nhiều cồn cát lớn và thiếu đường giao
thông.
Từ đặc điểm trên của địa hình nên công tác PCCCR gặp nhiều khó khăn vì
thông tin liên lạc hạn chế, khó cơ động lực lượng, triển khai các trang thiết bị và
44
hậu cần để tiếp cận hiện trường dập tắt đám cháy kịp thời. Điều kiện kinh tế của
địa phương còn nhiều hạn chế nên nguồn lực dành cho công tác PCCCR rất
thiếu, các công trình, trang thiết bị PCCCR chủ yếu dựa vào ngân sách Trung
ương hỗ trợ; một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng đời sống còn
gặp nhiều khó khăn nên vẫn phải vào rừng khai thác lâm sản, dùng lửa trong
hoạt động sản xuất hàng ngày làm tăng nguy cơ cháy rừng.
4.4.4. Biến đổi khí hậu và diễn biến bất thường của thời tiết
Biến đổi khí hậu toàn cầu có tác động làm thay đổi quy luật thông thường
của khí hậu, thời tiết. Trong những năm qua đã xảy ra tình trạng mưa, nắng thất
thường, các biểu hiện cực đoan của thời tiết như quá nóng và khô hạn kéo dài
diễn ra bất thường làm tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là các vụ cháy lớn. Việc
dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác
PCCCR do vậy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với tình hình xấu
nhất có thể xảy ra. Trong khi đó nhu cầu nguồn lực (các trang thiết bị, cơ sở vật
chất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhân lực và kiến thức PCCCR) ngày càng
cao trong khi khả năng đáp ứng các nguồn lực của Nhà nước và xã hội còn hạn
chế.
4.5. Đề xuất giải pháp phong cháy chữa cháy rừng
* Các kiến nghị của người dân cũng như các cán bộ về công tác phòng
cháy chữa cháy rừng qua điều tra:
- Người dân:
+ Tăng cường dự báo cháy cho người dân
+ Cung cấp các thiệt bị dụng cụ chữa cháy rừng đầy đủ cho người dân
+ Tăng cường diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cho tổ phòng cháy thôn
xã
+ Có chính sách hỗ trợ cho người dân
+ Tạo công ăn việc làm cho người dân
+ Phổ biến kĩ năng và cách thức chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra cho
người dân
- Cán bộ:
+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị chữa cháy rừng
+ Hỗ trợ kinh phí cho Ban phòng cháy để hoạt động
45
+ Hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ tuần tra canh gác lửa rừng
+ Tăng cường các buỗi diễn tập chữa cháy
Căn cứ vào số liệu điều tra về phương pháp tổ chức thực hiện công tác
phòng cháy chữa cháy rừng của Vườn Quốc Gia PN-KB trong 5 năm từ 2012 -
2017. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của dịa phương và những
thành công, hạn chế của công tác phòng cháy chữa cháy rừng cùng ý kiến đóng
góp của cán bộ, người dân, để góp phần thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa
cháy và bảo vệ rừng tôi đưa ra một số giải pháp sau:
4.5.1. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư, các cơ
quan, các đơn vị và trường học bằng nhiều hình thức để mọi người nhận thức rõ
việc quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là phòng cháy chữa cháy rừng.
- Thường xuyên thống báo nguy cơ và cảnh báo cháy rừng trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Phổ biến nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng tói người dân thật sâu
rộng, giúp người dân và cộng đồng dân cư nhận thức được trách nhiệm của mình
đối vời rừng và cam kết đưa việc bảo vệ rừng, an toàn trong việc sử dụng lửa.
4.5.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng
- Tổ chức các bộ máy chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng từ cấp
tỉnh đến huyện xuống xã và thôn, bản phải đồng bộ chặt chẽ và thống nhất.
- Thường xuyên kiểm tra các ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng ở các
cấp xã và cấp thôn, bản.
- Hằng năm vào đầu mùa khô phải tăng cường tập huấn việc triển khai và
phối kết hợp chữa cháy rừng cho lực lượng phòng cháy chữa cháy và người dân
trong lâm phần Ban quản lý Vườn Quốc Gia PN- KB.
- Tổ chức tuần tra canh gác lửa rừng thường xuyên, đặc biệt vào mùa khô
khi nguy cơ cháy rừng cao thì phải trực và tuần tra cảnh giác 24/24h trong ngày.
Kiểm soát chạt chẽ các đối tượng ra vào rừng, giao trách nhiệm cho người được
giao rừng, đảo bảo công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong khu vực cho cụ
thể đúng quy định hướng dẫn.
- Mọi lực lượng, phương tiện phải chuẩn bị chu đáo, săn sàng, phối hợp
cứu chữa ngay khi phát sinh cháy rừng.
46
- Các cơ quan chức năng phải tìm ra thủ phạm, quy trách nhiệm và xử lý
đúng quy định các trường hợp vi phạm.
- Xây dựng cán bộ làm công tác phòng cháy chữa cháy rừng cũng như công
tác quản lý bảo vệ rừng đầy đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, có đầy đủ
phẩm chất và nhiệt tình trong công việc.
- Tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng
cháy chữa cháy rừng của các cấp chính quyền đặc biệt là cấp thôn, bản.
4.5.3. Giải pháp về cơ chế chính sách và tài chính
- Hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí và nhận
tức cho người dân bằng việc ưu tiên đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới đến vùng đặc biệt khó khăn của Ban quản lý VQG PN- KB.
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia cũng như
mạng lưới điện vừa và nhỏ, mạng lưới điện thông tin liên lạc đến những nơi có
thể phát triển được để phục vụ vào sản xuất và các nhu cầu khác của người dân.
- Tiến hành giao khoán đất rừng còn lại cho người dân và các nhóm hộ
quản lý bảo vệ và sử dụng.
- Đẩy mạnh công tác định canh định cư cho đồng bào miền núi và quy
hoạch đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp để ổn định sản xuất nông- lâm nghiệp
cho từng hộ gia đình.
- Tăng cường nguồn kinh phí, đầu tư đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa
cháy rừng tại chỗ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy như máy bơm nước,
bình xịt khí, bình bơm nước đeo vai, quần áo và những trang thiết bị cần thiết
như bàn dập lửa, dao, cuốc, xẻng...
- Cần có những chính sách đải ngộ thỏa đáng với những người làm nhiệm
vụ phòng cháy chữa cháy rừng, có chính sách khen thưởng xứng đáng cho
những người có hành động tích cực trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng
để khuyến khích mọi người dân nhiệt tình tham gia phòng cháy chữa cháy rừng.
4.5.4. Giải pháp kỹ thuật
- Tăng cường công tác trồng rừng hỗn giao các loài câu rựng lá theo mùa
và các loại cây xanh quanh năm để hạn chế vật liệu cháy.
- Tăng cường trồng các băng xanh ở các khu rừng trồng để hạn chế cháy
lan khi xảy ra cháy rừng.
47
- Xây dựng các đường băng trắng ở tất cả các khu rừng trồng để hạn chế tối
đa cháy lan và thuận tiện cho công tác tần tra canh gác lửa rừng.
- Chủ động đót vật liệu cháy triệt để trước mùa khô khoảng từ trung tuần
tháng 2 đến đầu tháng 3 hằng năm ở những khu vực có nguy cơ cháy cao.
- Xây dựng hệ thống chòi canh và các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy cần
chuẩn bị sẵn sàng trước mùa khô hanh hàng năm, xây dựng thêm trạm dự báo
cháy rừng và các bảng tuyên truyền.
- Thường xuyên kiểm tra sửa chửa thay thế các thiết bị phòng cháy chữa
cháy rừng, các cọc mốc biển báo cháy ở các vùng rừng dễ cháy.
4.5.5. Giải pháp về công tác chỉ đạo
- Chỉ đạo: Với phương châm phòng cháy là chính, chữa cháy phải khẩn
trương kịp thời và hiệu quả, khi xảy ra cháy phải phát hiện và báo cáo kịp thời,
huy động tối đa nhân lực, vật lực để tham gia chữa cháy.
- Tăng cường hoạt động của ban chỉ đạo, lục lượng cơ động và tổ đội xung
kích.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc các trạm, tổ đội xung
kích, thực hiện tốt công tác tuần tra, canh gác lửa để kịp thời ngăn chặn.
+ Các trạm bảo vệ rừng chủ động xây dựng kế hoạch, thường xuyên kiểm
tra phát hiện, xử lý các vụ cháy rừng, các trường hợp xử lý thực bì để cháy lây
lan.
+ Phối hợp với chính quyền cấp xã để tổ chứ lực lượng bảo vệ, PCCCR kịp
thời.
4.5.6. Những biện pháp tác động vào từng loại hình vật liệu cháy thuộc
phạm vi rừng trồng trên địa bàn.
- Đối với các loại hình Keo (Acacia sp.), Bạch đàn (Eucaliptus sp.),
Với các loại cây này chủ yếu quan tâm đến đối với các đối tượng chưa
khép tán. Những biện pháp cụ thể là: Chăm sóc, phát dọn thực bì, tu sửa các
đường ranh cản lửa. Đối với các khu vực trồng thuần loài cần chú ý đến các cấp
tuổi để có các biện pháp tác động vào từng thời kỳ sao cho phù hợp. Đối với các
48
rừng hỗn giao thì giai đoạn khép tán là quan trọng bởi khả năng cháy tán và lan
truyền ngọn lửa rất nhanh.
- Đối với các loại hình trảng cỏ, cây bụi, lau lách
Với các loại hình thực bì này chủ yếu làm gián đoạn vật liệu cháy theo
chiều nằm ngang bằng cách xây dựng các đường băng cản lửa (băng trắng hoặc
băng xanh), đặc biệt chú ý các khu vực tiếp giáp với các khu rừng trồng. Thông
thường các khu rừng trồng thì thường trồng các vành đai cây xanh để ngăn chặn
lửa khi có cháy rừng xảy ra.
4.5.6.1. Các biện pháp thực tiễn
- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng về PCCCR
Qua biểu thống kê trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, các vụ cháy chủ yếu là
do người dân sống lân cận rừng gây nên, do đó công tác tuyên truyền giáo dục
quần chúng nhân dân trông công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và công tác
PCCCR nói riêng là một khâu quan trọng trong chiến lược QLBVR trên địa bàn
huyện. Nhằm nâng cao sự hiểu biết, tinh thần tự giác, cảnh giác với lửa rừng của
người dân công tác tuyên truyền đã và đang đem lại hiệu quả tích cực. Nội dung
tuyên truyền là các nguyên nhân, tác hại của cháy rừng cũng như tầm quan trọng
của việc phòng và chữa cháy rừng. Các chủ trương chính sách về PCCCR, các
kỹ thuật đơn giản và dễ áp dụng để phòng cháy và chữa cháy. Thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, biển hiệu,.. hoặc thông qua các
buổi họp thôn, xóm, ban tự quản... Các khu vực cao điểm, nguy cơ cháy rừng
xảy ra cao thì cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền.
Bên cạnh công tác tuyên truyền thì công tác kiểm tra, xử lý những đối tượng
vi phạm, khen thưởng những người tích cực trong công tác phòng và chữa cháy
cũng cần được đẩy mạnh, bởi đó là một biện pháp mang tính khích lệ và giáo dục
cao.
- Thực hiện đốt trước vật liệu cháy dưới tán
Vào mùa cháy rừng hằng năm, tùy vào tình hình thời tiết mà ta xử lý đốt
trước một số vật liệu cháy để làm giảm số lượng của chúng xuống tới mức khó
xảy ra cháy rừng và nếu có xảy ra cháy rừng thì nguy quy mô và tốc độ cháy
không đến mức gây nguy hiểm nghiêm trọng. Qua đó có thể khống chế được lửa
và tổ chức chữa cháy hiệu quả hơn.Với tổng diện tích cần đốt trước chiếm
khoảng 10 - 15% tổng diện tích cần bảo vệ. Trên diện tích cần đốt chỉ đốt từ 50 -
49
70% tổng vật liệu cháy là đảm bảo yêu cầu. Khi đốt thì cự ly đám cháy khoảng
từ 110 - 20m là tốt nhất. Khoảng thời gian đốt tốt nhất là buổi sáng, nên tiến
hành đốt các cành khô, dây leo trước rồi mới đốt các vật liệu dưới mặt đất sau.
Phương tiện dùng để đốt có thể dùng làm từ tre nứa ngâm hoặc quần áo
rách được tẩm dầu buộc vào một đầu của sào hoặc gậy dài.
Công tác tiến hành đốt trước vật liệu cháy dưới tán rừng cần đốt trước thử
vài chục mét vuông vào buổi sáng. Sau đó căn cứ vào kết quả, độ ẩm của vật
liệu cháy, địa hình, hướng gió để xây dựng kế hoạch đốt trước cho cụ thể và sát
với điều kiện thực tế.
Sau khi đốt cần tiến hành đúc rút kinh nghiệm cho tất cả các khâu, từ tổ
chức hiện trường, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm, kết quả và những điều
cần tránh cho các lần đốt sau.
Ngoài ra cần căn cứ vào diện tích, khối lượng vật liệu cháy và mức độ thiệt
hại cho phép để điều động lực lượng và phương tiện phòng cháy cần thiết. Mặt
khác khi đốt cần phải đảm bảo nguồn nhân lực để đủ khả năng khống chế được
ngọn lửa khi sự cố xảy ra.
Ưu điểm của phương pháp đốt trước là đỡ tốn kém, đảm bảo an toàn cho
người chữa cháy, nhưng bên cạnh đó lại có nhược điểm làm cho một số cây bị
héo rồi chết và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Để hạn chế tồn tại đó cần chú ý nơi nào có chiều cao vật liệu cháy trên 1m
thì phải hạ thấp vật liệu cháy xuống trước khi đốt bằng cách (phát dọn dây leo,
luổng cành thấp, phát thực bì cây bụi, lau lách... ).
Chiều cao vút ngọn của cây ở rừng trồng phù hợp cho việc đốt trước là từ 8
- 9m trở lên, mật độ cây không ít hơn 1100 cây/ha đối với rừng tự nhiên và từ
650 - 700 cây/ha đối với rừng trồng.
Đáng lưu ý một điều đó là cần được đốt trước vật liệu cháy phải nằm trong
vùng trọng điểm cháy rừng đã được khoanh vùng, còn nếu không tiến hành đốt
trước thì chắc chắn đến mùa khô sẽ có nhiều khả năng xảy ra cháy rừng và có
nguy cơ cháy lớn. Đối tượng được áp dụng biện pháp đốt trước có điều khiển
trên địa bàn chủ yếu là Thông nhựa, tuy nhiên cần chú ý đến ảnh hưởng của biện
pháp đối với sản lượng và chất lượng nhựa thông.
- Thực hiện xây dựng đường băng cản lửa mới và tu sửa các băng cản lửa
đã có
50
Đường băng cản lửa có thể là đường băng trắng hoặc đường băng xanh có
tác dụng chia cắt ngọn lửa đang cháy lan mặt đất, cháy trên ngọn cây, tán cây
rừng trồng. Đây là một trong những biện pháp phòng chống cháy rừng của
ngành Lâm nghiệp ngay từ đầu khi thiết kế trồng rừng hoặc rừng đã trồng hay
rừng tự nhiên phải tiến hành phân chia những rừng thành những lô, khoảnh riêng
biệt bởi những đường băng cản lửa. Những năm qua trên địa bàn đã xây dựng
được một hệ thống đường băng cản lửa tương đối lớn. Tuy nhiên vấn đề này đòi
hỏi kinh nghiệm cũng như những nguồn lực tương đối lớn, là vấn đề khó khăn
và đòi hỏi của các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn.
Đường băng có hai loại đó là đường băng trắng và đường băng xanh.
Đường băng trắng là những dải trống đã được chặt trắng thu dọn sạch cỏ cây
cành nhánh, thảm mục và được cuốc xới hay cày lật đất nhằm ngăn chạn lửa
cháy lan trên mặt đất rừng.Đường băng xanh là những đường băng được trồng
cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng đặc biệt chọn những loài cây có khả
năng chịu lửa tốt và khó cháy. Đường băng xanh có tác dụng ngăn chặn 2 dạng
cháy đó là: Cháy lan trên mặt đất và cháy lan trên tán cây rừng trồng.
Đường băng dùng để ngăn chặn nguy cơ cháy lớn trên mặt đất và cháy trên
tán cây ở những khu rừng dễ cháy, đồng thời cũng là nơi để vận chuyển các
phương tiện cứu chữa cháy, vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh
doanh lâm nghiệp như cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu và các phục vụ các
mục đích khác. Ngoài ra đường băng cản lửa còn là nơi để tuần tra canh gác
phát hiện lửa rừng và phục vụ quá trình vận xuất lâm sản, nhựa cây trong mùa
khai thác.
Hướng của đường băng cản lửa là:
+ Đối với địa hình phúc tạp có độ dốc trên 150 đường băng bố trí cùng với
đường đồng mức.
+ Đối với địa hình tương đối bằng phẳng hoặc có độ dốc dưới 150 thì
đường băng phải bố trí vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy rừng.
Thông thường có hai loại đuờng băng cản lửa đó là: Đường băng chính được
xây dựng ở những khu rừng có những diện tích rộng lớn và chia ra nhiều vùng
có diện tích từ khoảng 5.000 - 8.000 ha, thường kết hợp với việc xây dựng các
đường vận xuất vận chuyển. Đối với các khu rừng tự nhiên các đường băng
chính chia ra nhiều khoảng có cự ly cách nhau từ 2 - 3 km. Đường băng phụ
thường được xây dựng ở những vùng dễ cháy có cường độ kinh doanh cao. Như
vậy các đường băng sẽ chia diện tích khu rừng ra các khoảnh nhỏ với diện tích
51
từ 400 - 1.000 ha. Các loài cây được lựa chọn cho việc thành lập các đai phòng
cháy như: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo dậu
(Leucaena leucocephala)... Ngoài ra ở các mô hình nông lâm kết hợp có thể có các loài như chè,
thanh mai, cam, quýt...
- Xây mới và tu bổ các chòi canh cản lửa
Chòi canh là để giúp cho việc phát hiện lửa rừng trên các khu vực, nhanh
chóng tổ chức lực lượng chữa cháy, hạn chế mức độ thiệt hại do cháy rừng gây
ra. Việc xây dựng các chòi canh là rất cần thiết.
Chòi canh phải có tầm nhìn rộng, cao hơn tán cây rừng, tối thiểu chòi có
chiều cao từ 15 - 20m, chòi nên đặt vị trí đỉnh đồi nơi có vị trí cao và không bị
che lấp tầm nhìn. Chòi đuợc làm bằng nguyên liệu bền chắc như bê tông, sắt
thép, gỗ tốt sẵn có ở địa phương. Chòi canh phải được lắp các thiết bị chống sét,
có mái che mưa, nắng và các dụng cụ như bản đồ khu vực, ống nhìn, máy bộ
đàm, kẻng báo động và các vật dụng càn thiết khác. Vào mùa cao điểm về cháy
rừng thì lực lượng bảo vệ rừng cần túc trực thường xuyên để theo dỏi các hoạt
động có thể diễn ra và kịp thời thông báo tình hình.
4.5.6.2.Thực hiện vệ sinh rừng
Vệ sinh rừng là làm giảm vật liệu cháy vào mùa khô hằng năm. Vào trước
mùa khô ở những khu rừng dễ cháy, đặc biệt là những khu rừng quanh dân cư,
các khu du lịch... cần kết hợp chặt nuôi dưỡng, tỉa cành nhánh các loại cây với
việc thu dọn các vật liệu cháy rơi rụng ở các đường băng cản lửa.
Các khu rừng trồng sau khai thác, cần kết hợp việc chặt tu bổ với việc thu
dọn cành nhánh, loại bỏ cây già cỗi, cong queo, sâu bệnh, cây chết đứng để xử
lý trước khi mùa khô đến.
4.5.6.3.Quản lý chăn thả gia súc
Mục đích của việc chăn thả gia súc nhằm hạn chế mùa sinh trưởng của cỏ
làm giảm khối lượng vật liệu cháy ở các khu rừng trồng và các vùng cỏ tranh lau
lách. Đặc biệt là những khu rừng lau lách, trảng cỏ, trảng cây bụi người ta
thường chăn thả các gia súc như trâu bò, dê. Tuy nhiên các khu rừng mới trồng
hoặc các khu rừng đang thời kỳ khai thác thì không nên chăn thả gia súc.
4.5.6.4. Xây mới, cải tạo các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo
Nước là một nguyên liệu hết sức quan trọng trong công tác chữa cháy rừng.
Tuy nhiên tuỳ vào đặc điểm của các khu vực mà nguồn nước có thể sẵn có tự
nhiên hoặc phải xây dựng các hồ chứa nhân tạo. Có thể lợi dụng các ao hồ tự
52
nhiên, chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và lợi dụng các ao hồ khe
suối tự nhiên trên địa bàn huyện để ta xây dựng các nơi để lấy nước phục vụ cho
việc chữa cháy rừng được thuận tiện trong quá trình đia lại và vận chuyển.
Có thể nói trên đây là những giải pháp cần thiết để tác động vào từng loại
hình thực bì, vật liệu cháy khác nhau. Mặc dù chưa cụ thể và sát với từng loại
hình cũng như vào các đặc điểm riêng của từng khu vực như địa hình, thời tiết...
Nhưng có thể đó là phương hướng cũng như biện pháp chung đồng thời có thể
áp dụng cho toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn huyện trong công tác cũng như
trong chiến lược PCCCR hằng năm của ngành lâm nghiệp trên địa bàn.
53
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
- Vườn Quốc Gia Phonh Nha- Kẻ Bàng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc, phía Nam và được chia làm
2 mùa rõ rệt. Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11 trùng vào những tháng mưa lớn
nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng 9 và tháng 10. Mùa nước cạn vào
tháng 1 - 7. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được là 2.000–2.500 mm, với
88% lượng mưa trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 23-25°C, với nhiệt độ cao nhât là 41 °C vào mùa hè và mức
thấp nhất có thể xuống 6 °C vào mùa đông. Thời kỳ nóng nhất là vào tháng 6
đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 28 °C, còn từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt
độ trung bình 18 °C. Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng
gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8. Gió này
khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ
rừng. Nếu có xảy ra cháy rừng thì tốc độ lây lan của đám cháy sẽ rất lớn. Mùa
khô dòng chảy thấp, nhiều nhánh sông chính bị cạn kiệt ảnh hưởng đến nhu cầu
sử dụng nước cho chữa cháy rừng, cũng như sản xuất và đời sống.
- Xác định mùa cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng:
+ Mùa cháy rừng từ tháng 5 đến tháng 7. Đặc biệt là tháng 7, tháng có số
giờ năng nhiều và nhiệt độ cao,độ ẩm đạt cực tiểu vào tháng 7 là 71,3%.
+ Phân vùng trọng điểm cháy rừng dựa vào nguồn nước và vật liệu cháy,
những vùng có nguy cơ cháy cao là: Km 9 đường 20 (bãi tranh ngã 3 đi bản Rào
Con), khu vực cầu Cây siêu đến km 17 đường 20, thảm thực vật rừng dọc hai
bên đường 20 (Km 23 – km 27, km 30 – km 31, km 37 ), thảm thực vật rừng dọc
hai bên đường 20 từ Km 39 – km 44, khu vực xung quanh bản Arem Tân Trạch,
khu vực tuyến đường Bãi Đá ( hung rộng khoảng 8 ha cách đường mòn HCM
700 m), khu vực Hung Ba Trang (hung rộng khoảng 4 ha cách đường mòn HCM
700m), khu vực tuyến đường Hung Nha vào đến Cây Chu (rẫy ông Đào)
+ Sự tham gia của người dân trong công tác PCCCR rất tốt, đa số các chủ
rừng đều chú trọng quan tâm đến PCCCR, khi xảy ra cháy rừng có được sự hỗ
trợ rất cao của người dân.
+ Công tác tuyên truyền được thực hiện tốt về các xã, thôn bản, các lớp tập
huấn diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng diễn ra thường xuyên cho các cán bộ
cũng như cho nhân dân
54
- Nguyên nhân chính gây ra cháy rừng trong nhiều năm trở lại đây chủ yếu
là do yếu tố con người, Đốt nương làm rẫy và canh tác nông nghiệp ở các xã tiếp
giáp: Tân Trạch, Thượng Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, dùng lửa
đốt Ong trái phép, sử dụng lửa trong rừng của các đối tượng xâm nhập, phá
rừng, khai thác lâm sản trái phép, sử dụng lửa sinh hoạt của các Trạm Kiểm lâm,
các chốt, các điểm đóng lán tuần tra, hút thuốc lá của người dân qua lại, du
khách, nấu nướng tại các điểm dịch vụ trong các du lịch, chất nổ còn sót lại sau
chiến tranh dọc theo các tuyến đường 20, đường Hồ Chí Minh nhánh Tây
- Đề xuất được các giải pháp để công tác phòng cháy chữa cháy rừng có
hiệu quả: Giải pháp tuyên truyền giáo dục, giải pháp về tổ chức thực hiện phòng
cháy chữa cháy rừng, giải pháp về cơ chế chính sách và tài chính, giải pháp kỹ
thuật, giải phá về công tác chỉ đạo và các giải phaspkhacs áp dụng cho rừng
trồng trên địa bàn như xử lý thực bì, vật liệu cháy, xây dựng đường băng xanh,
đường băng trắng...
- Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng
nhưng trong năm 2015 đã để xảy ra 02 đám cháy trong lâm phận VQG, song
nhờ thực hiện tốt công tác PCCCR nên tất cả các đám cháy được phát hiện sớm
và dập tắt kịp thời, không gây thiết hại lớn: Đám cháy tại Km14 đường Hồ Chí
Minh nhánh Tây, thuộc Phân khu Dịch vụ - Hành chính VQG thiệt hại diện tích
rừng khoảng 900m2; đám cháy trên tuyến du lịch Hang Én (gần bản Đoòng),
thuộc Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt gây thiệt hại diện tích khoảng 45m2.
5.2. Tồn tại
- Do thời gian có hạn, địa bàn nghiên cứu rộng, đề tài chủ yếu dùng phương
pháp kế thừa có chọn lọc và phương pháp điều tra nhanh. Đối tượng phỏng vấn
còn hạn chế, nên có phần ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
- Kỹ năng và kinh nghiệm điều tra phỏng vấn còn hạn chế, do vậy thu thập
thông tin đôi khi còn mang tính chủ quan, không đầy đủ.
- Mặt khác đề tài chưa đi sâu nghiên cứu được đặc tính sinh vật học, sinh
thái học của tập đoàn các loài cây trồng làm băng cản lửa ở khu vực nghiên cứu .
Kết quả nghiên cứu còn mang tính chất định tính dựa trên số liệu thực tế thu
thập được và các tài liệu tham khảo.
55
5.3. Kiến nghị
- Mở rộng sự tham gia của cộng đồng góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công
tác bảo vệ rừng, PCCCR, đưa sự nghiệp bảo vệ rừng, PCCCR thành sự nghiệp
của toàn dân.
- Có chính sách kinh tế tạo công ăn việc làm cho người dân để họ không
phụ thuộc vào rừng. Bên cạnh đó trên một số thôn , xã miền nui , công tác quản
lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng còn hạn chế do đó cần được chú trọng và
có những biện pháp , giải pháp làm tăng hiệu quả trong công tác bảo vệ và
phòng cháy chữa cháy rừng.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn. Quyết định số 4110QĐ/
BNN - KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2007). Bộ tài liệu tập huấn
công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2014). Hiện trạng rừng toàn
quốc năm 2013.
4. Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Trang Web
về phát hiện sớm điểm cháy . và cảnh báo cháy rừng.
5. Cục thống kê, 2006, Niên giám thống kê huyện Bố Trạch 2006, NXB
Thống kê, 200 tr.
6. Giáo trình phòng cháy chữa cháy rừng Đại học Quảng Bình.
7. Ngô Quang Đê, Lê Đăng Giảng, Phạm Ngọc Hưng, (1983). Phòng cháy
chữa cháy rừng. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Phạm Ngọc Hưng, (2001). Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp
phòng cháy chữa cháy rừng ở Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Ngọc Hưng, (2004). Quản lý cháy rừng ở Việt Nam. Nhà Xuất bản
Nghệ An.
57
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người phỏng vấn:
2. Ngày phỏng vấn :
3. Địa điểm phỏng vấn :
II. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN
1. Họ tên:................................................2. Tuổi:................3. Giới tính.................
4. Dân tộc:..........5. Trình độ chuyên môn:...........................6. Chức vụ:...............
7. Địa chỉ:................................................................................................................
III. CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1. Anh (chị) cho biết , tại Ban quản lý thành lập ban phòng cháy chữa cháy
không?.....................................................................................................................
...............................................................................................................................2
. Cơ cấu tổ chức gồm mấy người?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
3. Chức năng nhiệm vụ ban phòng cháy chữa cháy là gì?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
4. Các hoạt động mà ban phòng cháy chữa cháy triển khai là gì?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
5. Kết quả cụ thể của các hoạt động đó là gì?
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Trông quá trình triển khai thục hiện các hoạt động phòng cháy chữa cháy trên
, có sự phối kết hợp và hỗ trợ của các tổ chức khác không?
58
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
7. Sự phối kết hợp đó có mang lại hiệu quả không?
.................................................................................................................................
..............................................................................................................................
8. Trong quá trình triển khai thực hiện có những thuận lợi và điểm mạnh gì ?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
9. Trong quá trình triển khai thực hiện có những khó khăn và hạn chế gì?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
10. Anh (chị) có những kiến nghị và đề xuất gì để cong tác phòng cháy chữa
cháy có hiệu quả hơn?
.................................................................................................................................
...............................................................................................................................
Xin cảm ơn anh (chị) Người phỏng vấn
59
Phụ lục 2
PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Người phỏng vấn:...............................................................................................
2. Ngày phỏng vấn :................................................................................................
3. Địa điểm phỏng vấn :.........................................................................................
II. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN
1. Họ tên:................................................2. Tuổi:................3. Giới tính.................
4. Dân tộc:..........5. Trình độ học vấn:...........................6. Nghề nghiệp:...............
7. Địa chỉ:................................................................................................................
III. CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1. Xin anh (chị) cho biết xã ta có thành lập tổ phòng cháy chữa cháy rừng
không?
................................................................................................................................
2. Tổ phòng cháy chữa cháy rừng đã triển khai những biện pháp gì để hạn chế
cháy rừng?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Tổ phòng cháy được trang bị những thiết bị và dụng cụ gì để phục vụ công tác
phòng cháy chữa cháy rừng ?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Khi có cháy rừng xảy ra tổ phòng cháy chữa cháy rừng những biện pháp gì
để chữa cháy?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
5. Theo anh ( chị) công tác phòng cháy chữa cháy ở xã ta có những thuận lợi và
khó khăn zỳ?
.................................................................................................................................
60
6. Theo anh (chị) để làm tốt hơn công tác phòng cháy chữa cháy rừng cần có
những biện pháp gì?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7. Từ năm 2012 đến nay tại xã ta có xảy ra vụ cháy rừng nào không, nguyên
nhân cháy là gì?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn anh(chị)! Người phỏng vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_phong_cha.pdf