Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

Chỉ tiêu 3.3.3 Khối lượng củi khai thác Củi là sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp được sử dụng chủ yếu làm chất đốt, đun nấu, sưởi ấm cho các hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt đối với các hộ thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa Số liệu củi khai thác hàng năm do Tổng cục Thống kê thu thập và cung cấp, được tính toán trên cơ sở điều tra mẫu suy rộng kết quả khai thác các sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp. Số liệu về khối lượng củi khai thác được tính bằng đơn vị: Ste (1 ste tương đương 700 kg). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 ngàn ste củi, trong đó các địa phương miền Bắc khai thác 19.256,7 ngàn ste, chiếm 73,4% tổng sản lượng củi khai thác của cả nước. Sản lượng củi được khai thác nhiều nhất tại các vùng miền núi Đông Bắc chiếm 35,6% tổng sản lượng khai thác của cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ với 19,9%, vùng Tây Bắc 15,9%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 11,7%. Đáng lưu ý là vùng Tây Nguyên thuộc địa bàn miền núi, nhiều rừng nhưng sản lượng củi khai thác chỉ chiếm 6,7% tổng sản lượng củi khai thác của cả nước.

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 121 Khối lượng củi khai thác Chỉ tiêu 3.3.3 Củi là sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp được sử dụng chủ yếu làm chất đốt, đun nấu, sưởi ấm cho các hộ gia đình ở nông thôn, đặc biệt đối với các hộ thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa.. Số liệu củi khai thác hàng năm do Tổng cục Thống kê thu thập và cung cấp, được tính toán trên cơ sở điều tra mẫu suy rộng kết quả khai thác các sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp. Số liệu về khối lượng củi khai thác được tính bằng đơn vị: Ste (1 ste tương đương 700 kg). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 cả nước khai thác 26.240,5 ngàn ste củi, trong đó các địa phương miền Bắc khai thác 19.256,7 ngàn ste, chiếm 73,4% tổng sản lượng củi khai thác của cả nước. Sản lượng củi được khai thác nhiều nhất tại các vùng miền núi Đông Bắc chiếm 35,6% tổng sản lượng khai thác của cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ với 19,9%, vùng Tây Bắc 15,9%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long 11,7%. Đáng lưu ý là vùng Tây Nguyên thuộc địa bàn miền núi, nhiều rừng nhưng sản lượng củi khai thác chỉ chiếm 6,7% tổng sản lượng củi khai thác của cả nước. Lượng gỗ củi khai thác khoảng 28 triệu m3/ năm được một nghiên cứu của UNDP1 coi là nhu cầu củi cho cả khu vực thành thị (5 triệu m3/ năm) và khu vực nông thôn (23 triệu m3/ năm) của Việt nam. Tuy nhiên nhu cầu củi ở trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng đang giảm dần cả ở khu vực thành thị và nông thôn do có nhiều loại nhiên liệu thay thế ( gas, điện ở thành thị và các sản phẩm nông nghiệp và vườn nhà. Ngoài ra, giá củi cao và khả năng thu lượm củi ngày càng khó khăn cũng buộc người dân phải tiết kiệm tiêu dùng. Số liệu khối lượng củi khai thác tính bình quân đầu người cho 83 triệu dân Việt nam (2005) là 0,3 ste / người và cho 60,77 triệu dân khu vực nông thôn là 0,43 ste / người là hợp lý. Tuy nhiên số liệu của các vùng có sự khác biệt lớn từ 0,04 ste/ người / năm cho vùng Đồng bằng sông Hồng đến 1,89 ste/ người / năm cho vùng Tây Bắc. Lượng gỗ củi trên đầu người ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc cao do thói quen sử dụng nhiều củi để đun nấu hàng ngày và sưởi ấm trong mùa đông dẫn đến lượng củi cho tiêu dùng rất lớn. Nhu cầu gỗ củi quá thấp cuả các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là do phương pháp thống kê mẫu không đủ chính xác, chỉ nghe khai báo mà không có các nghiên cứu chuyên đề về năng lượng củi ở các vùng. Bảng 42: Tình hình khai thác và sử dụng củi Địa bàn Tổng số (1000 Ste) Củi đầu người NT (ste) Cả nước 26.240,5 0,43 Miền Bắc 19.256,7 Đồng bằng sông Hồng 521,9 0,04 Đông Bắc 9.330,7 1,24 Tây Bắc 4.172,1 1,89 Bắc Trung Bộ 5.232 0,57 Miền Nam 6.983,8 Duyên Hải Trung Bộ 1.576,6 0,32 Tây Nguyên 1.771,1 0,16 Đông Nam Bộ 562 0,09 Đồng bằng sông Cửu Long 3.074,1 0,22 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1 UNDP/ESMAP, Việt nam- Các vấn đề và giải pháp về năng lượng hộ gia đình và nông thôn, Tháng 9/1993 Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 122 Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến gỗ Chỉ tiêu 3.3.4 Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biên lâm sản là giá trị sản xuất được tính theo phương pháp công xưởng bao gồm: (i) doanh thu công nghiệp(doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu, phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển); (ii) chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang. Bảng 43 dưới đây cho thấy tổng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản của cả nước đã tăng từ 13.500 tỷ đồng năm 2000 lên 60.060 tỷ đồng năm 2005 theo giá thực tế và 7.529 tỷ đồng năm 2000 lên 21.532 tỷ đồng năm 2005 theo giá so sánh 1994. Bảng 43: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản năm 2000- 2005 Đơn vị: tỷ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản các năm Hoạt động 2000 2002 2003 2004 2005 a) Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản - Giá thực tế 6059,3 8587,0 11.249,0 14.786,8 19.539,3 - Giá so sánh 1994 3598,0 4488,0 5485,4 6570,3 8120,4 b) Sản xuất giường, tủ,bàn ghế - Giá thực tế 7435,5 12.971,6 20.719,7 30.356,7 40.519,9 - Giá so sánh 1994 3930,9 6057,3 7846,3 10179,0 13411,1 Tổng GTSX giá thực tế 13.494,8 21.558,6 31.968,7 45.143,5 60.059,2 Tổng GTSX giá so sánh 1994 7528,9 10.545,3 13.331,7 16.749,3 21531,5 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006 của TCTK Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 123 Biểu đồ 29: giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến gỗ năm 2000 – 2005 Đơn vị: tỷ đồng - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2000 2002 2003 2004 2005 Tổng GTSX giá thực tế Tổng GTSX giá so sánh 1994 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006 Như vậy giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến gỗ đã tăng 4,5 lần trong thời kỳ 2000-2005 đạt giá trị gần 4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005 (giá thực tế). Đây là kết quả to lớn của ngành chế biến đồ gỗ. Tuy nhiên, biến động về giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn đã có ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu và ngành lâm nghiệp cần phải tập trung các nguồn lực để tăng tốc độ trồng rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ cao sản phục vụ cho chiến lược xuất khẩu bền vững của ngành trong thập kỷ tới để đến 2020 có thể đáp ứng 80% nhu cầu gỗ cho xuất khẩu, sản xuất 12 triệu m3 gỗ lớn và 8 triệu m3 gỗ nhỏ chủ yếu từ rừng trồng và xuất khẩu 7 tỷ USD đồ gỗ và 0,8 tỷ USD hàng từ LSNG (Chiến lược PTLNQG 2006-2020). Tạo mặt ván ép tại một nhà máy chế biến gỗ ở Tây Nguyên Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 124 Giá trị xuất khẩu hàng hoá của ngành Lâm nghiệp Chỉ tiêu 3.3.5 Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động xuất khẩu của ngành lâm nghiệp trong một thời gian nhất định. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của ngành lâm nghiệp bao gồm giá trị tất cả các mặt hàng, từ nguyên liệu đến thành phẩm có xuất xứ từ rừng được bán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả phần giá trị hàng hóa lâm sản được sử dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê Hải quan, năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản của Việt Nam đạt gần 1,79 tỷ USD, trong đó giá trị mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,56 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng giá trị xuất khẩu, phần giá trị còn lại (230 triệu USD) thuộc về các mặt hàng làm từ mây, tre ( khoảng 10%), quế, hồi và các sản phẩm khác (khoảng 2,6%). Giá trị xuất khẩu của ngành lâm nghiệp tăng mạnh trong các năm gần đây. Nếu lấy năm 2005 so với năm 2003 thì tổng giá trị xuất khẩu lâm sản nói chung và giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đều tăng gần 3 lần. Đáng chú ý là giá trị xuất khẩu của gỗ và sản phẩm gỗ qua các năm đều chiếm một tỷ trọng rất cao (bình quân trên 90%) trong tổng giá trị xuất khẩu chung của ngành lâm nghiệp trong những năm gần đây. Biểu đồ 30: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng lâm sản Gỗ và SP gỗ 88% Sản phẩm từ mây tre 10% Khác 2% Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005 Biểu đồ 31: Giá trị xuất khẩu lâm sản 2003-2005 633 1.207 1.787 567 1.139 1.563 2003 2004 2005 Giá trị XK gỗ và SP gỗ (triệu USD) Tổng giá trị XK lâm sản (triệu USD) Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2005 Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 125 Thị trường xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm 2005 của Việt Nam tập trung vào một số thị trường truyền thống, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là các nước Nhật Bản, Anh,... Thị phần của 3 thị trường quan trọng nói trên (Mỹ, Nhật, Anh) thu hút gần 60% tổng giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tổng giá trị 10 nước đứng đầu về nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm 84% tổng thị phần của mặt hàng này. Đáng chú ý là thị trường Mỹ đang chiếm một thị phần rất lớn và có tốc độ tăng nhanh nhất, nếu như trong năm 2004 thị trường Mỹ chiếm 28% tổng thị phần mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam thì năm 2005 con số này đã lên tới 36,3%. Bảng 44: 10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam, 2005 Đơn vị: 1000 USD Thị phần (%) Tên nước Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) 2004 2005 Tổng giá trị xuất khẩu 1.139.090 1.562.533 137,2 100 100 Trong đó: MỸ 318.856 566.968 177,8 28,0 36,3 NHẬT BẢN 180.016 240.873 133,8 15,8 15,4 ANH 107.319 114.929 107,1 9,4 7,4 CHLB ĐỨC 60.088 75.311 125,3 5,3 4,8 PHÁP 60.026 74.202 123,6 5,3 4,7 TRUNG QUỐC 35.077 60.341 172,0 3,1 3,9 HÀN QUỐC 32.005 49.678 155,2 2,8 3,2 HÀ LAN 35.019 45.443 129,8 3,1 2,9 Ô X TRÂY LIA 38.001 41.865 110,2 3,3 2,7 ĐÀI LOAN 56.631 40.627 71,7 5,0 2,6 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2006 Các mặt hàng xuất khẩu làm từ mây, tre, tuy đem lại giá trị xuất khẩu không lớn so với các sản phẩm từ gỗ, nhưng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống đáng kể cho khu vực nông thôn, đặc biệt đối với địa bàn miền núi. Năm 2005, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đạt hơn 180 triệu USD và các thị trường thu hút các sản phẩm này của Việt Nam cũng chủ yếu từ Mỹ (15,2%), Đức (15%), Nhật Bản (12,3%), Đài Loan (8,5%),... Sản phẩm mây, tre đan Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 126 Giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu Chỉ tiêu 3.3.6 Giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu là chỉ tiêu thống kê quan trọng phán ánh mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ và nguyên liệu gỗ cho sản xuất và tiêu dùng của xã hội trong bối cảnh rừng tự nhiên bị đóng cửa, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng chưa nhiều. Gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu về Việt Nam rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, hiện chưa cơ quan thống kê nào thống kê được đầy đủ, chi tiết về lượng. Thống kê ngành Hải Quan cũng chỉ mới thu thập được số liệu về giá trị nhập khẩu theo các tháng trong năm và theo thị trường nhập khẩu chính. Bảng 45: 10 thị trường nhập khẩu gỗ và nguyên liệu chính của Việt Nam, 2005 Đơn vị: 1000 USD Thị phần (%) Tên nước Năm 2004 Năm 2005 05/04 (%) 2004 2005 Tổng giá trị nhập khẩu 538.545 650.714 120,8 100,0 100,0 Malaysia 150.583 135.088 89,7 28,0 20,8 Lào 59.042 69.515 117,7 11,0 10,7 Campuchia 43.678 57.680 132,1 8,1 8,9 Trung quốc 24.989 54.808 219,3 4,6 8,4 Mỹ 30.765 39.339 127,9 5,7 6,0 Thái Lan 21.994 36.481 165,9 4,1 5,6 Đài Loan 29.089 31.069 106,8 5,4 4,8 Mianma 7.985 30.073 376,6 1,5 4,6 Niuzilân 19.035 27.157 142,7 3,5 4,2 Braxin 17.812 24.303 136,4 3,3 3,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2006 Năm 2005, tổng giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập nhập khẩu cả nước đạt hơn 650,7 triệu USD, tăng 20,8% so với tổng giá trị nhập khẩu của năm trước. Trong khối lượng gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu một khối lượng không nhỏ được chế biến thành các sản phẩm thành phẩm và được xuất khẩu trở lại thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường nhập khẩu gỗ và nguyên liệu gỗ không giống với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ. Gỗ nhập khẩu Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 127 Cũng theo số liệu thống kê năm 2005, thị trường nhập khẩu gỗ và nguyên liệu gỗ chính vào Việt Nam đứng đầu là Malaysia với 20,8% tổng thị phần, tiếp theo là thị trường Lào cung cấp gần 11% tổng nhu cầu nhập khẩu gỗ của Việt Nam, sau Lào là Campuchia, Trung Quốc, Mỹ,… Thị trường Thái Lan chỉ đứng vị trí thứ 6, nhưng thị phần tăng đáng kể so với năm trước từ 4,1% lên 5,6%. Cũng trong năm 2005, theo nguồn số liệu thống kê của Tổng cục Hải Quan, ngoài các thị trường chính kể trên, một khối lượng lớn gỗ cây được nhập khẩu trực tiếp từ Myanma vào Việt Nam với tổng giá trị lên tới 28,5 triệu USD, tăng gần 4 lần so với năm trước. Số gỗ này chủ yếu được sử dụng cho các nhu cầu xây dựng dân dụng. Trồng rừng và khai thác gỗ hiệu quả sẽ góp phần giảm lượng gỗ nhập khẩu. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 128 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản chính Chỉ tiêu 3.3.7 Ngoài các hoạt động lâm sinh (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng), khai thác (gỗ và lâm sản ngoài gỗ), công nghiệp chế biến lâm sản cũng góp phần quan trọng làm tăng giá trị các sản phẩm của ngành. Sản phẩm chế biến trong lâm nghiệp rất đa dạng bao gồm nhiều chủng loại, từ chế biến thô như: xẻ gỗ, gỗ ván sàn, gỗ dán, ván ép,… đến chế biến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trực tiếp như: giường, tủ, bàn ghế, salong, sập gụ, tủ chè,…hoặc lâm sản ngoài gỗ qua tinh chế, như các loại dầu (quế, hồi,…). Tổng cục Thống kê thông qua hệ thống báo cáo hành chính của ngành hiện mới chỉ thống kê được sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến chính phân theo thành phần kinh tế là nhà nước và tư nhân. Bảng 46: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản chính năm 2005 Trong đó Loại sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng Nhà nước Tư nhân Gỗ xẻ các loại 1000 m3 3.111 85,5 3.025,0 Gỗ ván sàn m2 85.905 1.765 84.140 Gỗ dán m2 42.640 7.720 34.920 Ván ép m2 286.745 72.135 214.610 Bàn làm việc, học tập bằng gỗ 1000 cái 6.140 275,3 5.864,5 Sa lông gỗ có khảm Bộ 35.420 0 35.420 Gường bằng gỗ các loại 1000 cái 1.387 58,2 1.328,6 Sập gụ Cái 5.720 0 5.720 Tủ chè Cái 64.775 0 64.775 Tủ đựng tài liệu bằng gỗ các loại 1000 cái 9.918 8,4 9.909,9 Tủ đựng đồ đạc bằng gỗ các loại 1000 cái 580 0,0 580,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Trong năm 2005, cả nước đã chế biến được hơn 3,1 triệu m3 gỗ xẻ các loại, bao gồm cả gỗ khai thác trong nước và gỗ nhập khẩu; gần 86 triệu m2 gỗ ván sàn; 42,6 triệu m2 gỗ dán, 286,7 triệu m2 ván ép và hàng triệu bàn làm việc, giường, tủ; hàng chục triệu bộ salong, sập gụ, tủ chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội và xuất khẩu. Theo số liệu thống kê thì phần lớn các hoạt động chế biến lâm sản hiện nay ở nước ta do thành phần kinh tế tư nhân thực hiện. Khu vực tư nhân đã sản xuất 100% khối lượng các mặt hàng gia dụng từ gỗ như: Salong gỗ có khảm, sập gụ, tủ chè, các loại tủ đựng tài liệu và tủ đựng đồ đạc. Ngoài ra, đối với các sản phẩm, như: gỗ xẻ, gỗ ván sàn, gỗ dán và ván ép, khối tư nhân chiếm tỷ lệ từ 75-98% khối lượng sản xuất, trong khi thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, như: ván ép là sản phẩm có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ chiếm 25,2%, tiếp đến là gỗ dán chỉ 18,1% trong tổng sản lượng sản phẩm chế biến. Chương 9. Các chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản 129 Khu vực tư nhân đóng vai trò chủ đạo trong các trong hoạt động chế biến lâm sản và được thể hiện khá rõ trong cơ cấu tỷ lệ % sản lượng sản phẩm công nghiệp chế biến các mặt hàng lâm sản chính năm 2005 và xu hướng này còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Do các sản phẩm chế biến lâm sản rất đa dạng bao gồm rất nhiều chủng loại, nên việc thống kê chi tiết theo từng chủng loại sản phẩm được sản xuất là rất cần thiết để làm cơ sở xác định giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành một cách đầy đủ và khoa học hơn. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm B 10 Chương Các chỉ tiêu Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp. Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển ngành, gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho những người dân làm nghề rừng. áo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 130 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 131 Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp Chỉ tiêu 3.4.1 Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp là số cán bộ khoa học các cấp có trình độ từ kỹ sư hoặc tương đương trở lên của các viện, trường, doanh nghiệp ...đang có các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ hoặc quản lý KHCN trong ngành lâm nghiệp tại thời điểm thống kê. Hiện nay đã có một mạng lưới các đơn vị nghiên cứu khoa học lâm nghiệp bao gồm các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo về lâm nghiệp, các cơ sở sản xuất, các đơn vị ở địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là Viện nghiên cứu duy nhất của ngành lâm nghiệp được thành lập từ năm 1961 với chức năng và nhiệm vụ chính là nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của lâm nghiệp phục vụ cho phát triển của ngành. Hiện nay, Viện có 6 phòng nghiên cứu về các lĩnh vực: lâm sinh, kinh tế lâm nghiệp, chế biến lâm sản, bảo quản lâm sản, tài nguyên thực vật rừng, bảo vệ rừng; 4 trung tâm nghiên cứu chuyên đề về Giống cây rừng, sinh thái và môi trường rừng, lâm đặc sản và công nghệ sinh học lâm nghiệp; 8 Trung tâm vùng đóng tại các tỉnh: Sơn La, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Trị, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, Cà Mau và 1 phân viện đóng tại TP Hồ Chí Minh. Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai là đơn vị thực hiện chức năng đào tạo và nghiên cứu về lâm nghiệp, được thành lập từ năm 1964. Hiện nay, với đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu đông đảo, trường Đại học Lâm nghiệp cũng là một đơn vị nghiên cứu khoa học lớn của ngành. Ngoài ra, các trường có đào tạo về lâm nghiệp khác như: Đại học Nông lâm Thủ Đức, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông lâm Thái Nguyên và Đại học Nông Lâm Huế, Trường Trung học Lâm nghiệp Quảng Ninh cũng là những đơn vị tham gia nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Nhiều đơn vị sản xuất cũng thành lập các trung tâm nghiên hoặc tham gia nghiên cứu như Công ty Giống lâm nghiệp Trung ương, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam; các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Các Trung tâm bảo vệ rừng do Cục Kiểm lâm quản lý,…cũng tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu về giống và xây dựng các vườn giống, rừng giống, sản xuất và cung cấp giống cho các địa phương; nghiên cứu các loài cây cung cấp nguyên liệu giấy, nghiên cứu bảo tồn nguồn gien và một số vấn đề khác. Tập huấn trồng rừng ngập mặn Các Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm, Lâm trường thực nghiệm ở các tỉnh,…cũng tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, chuyển giao công nghệ hay phổ cập,… như: Nông lâm trường thực nghiệm Yên Lập, Quảng Ninh; Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Bình Thanh, Hoà Bình,…Các Hội Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 132 Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; Viện kinh tế sinh thái,… cũng tham gia ngày càng nhiều hơn vào nghiên cứu lâm nghiệp.Viện Điều tra quy hoạch rừng với chức năng và nhiệm vụ chính là điều tra, quy hoạch rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhưng cũng đã thực hiện một số công trình nghiên cứu về phân cấp phòng hộ đầu nguồn, cấu trúc và tăng trưởng rừng, lâm sản ngoài gỗ,… Bảng 47: Số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt nam Chức danh 2005 2006 GS, PGS 5 4 Tiến sỹ 25 26 Thạc sỹ 76 91 Đại học 195 204 Tổng số 301 325 Nguồn: Viện Khoa học Lâm nghiệp, 2006 Số cán bộ nghiên cứu đầu đàn (giáo sư, phó giáo sư) giảm do đến tuổi về hưu, nhưng chưa được bổ sung. Cán bộ có trình độ tiến sĩ và kỹ sư ít thay đổi trong khi số thạc sĩ vẫn tiếp tục tăng. Việc thiếu các số liệu thống kê về số cán bộ nghiên cứu ngay trong các Cục, vụ của Bộ cũng như các Viện, trường chứng tỏ công tác thống kê của Bộ NN&PTNT còn nhiều bất cập và cần có các giải pháp để cải thiện công tác thống kê của ngành. Tập huấn trồng Tràm trên cát Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 133 Số lượng giống cây lâm nghiệp được cấp chứng chỉ Chỉ tiêu 3.4.2 Số lượng giống cây lâm nghiệp được cấp chứng chỉ là số giống từ các rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng được công nhận, giống của các loài được phép sản xuất kinh doanh nhưng có nguồn gốc là rừng chuyển hoá hoặc từ các cây mẹ được công nhận., có nguồn gốc từ các lâm phần tuyển chọn họăc được phép nhập khẩu. Theo số liệu điều tra, hiện có 163 nguồn giống với tổng diện tích 5.967 ha tại 35/64 tỉnh, thành phố, trong đó: Lâm phần tuyển chọn: 813,7 ha (chiếm 13,6%), rừng giống chuyển hóa: 4.768 ha (chiếm 79,9% về diện tích) rừng giống: 215,2 ha (chiếm 3,6%), vườn giống: 169,7 ha (chiếm 2,9%), bảo đảm cung cấp chủ yếu lượng hạt giống phục vụ trồng rừng. Tuy nhiên những nguồn giống có chất lượng di truyền cao (rừng giống, vườn giống) còn quá ít cả về số loài cũng như về quy mô diện tích (trừ các loài Thông), nguồn giống của các loài cây gỗ lớn, cây đặc sản còn chưa được chú ý; Các lâm phần tuyển chọn có chất lượng di truyền kém. Diện tích rừng giống chuyển hóa chiếm tỷ trọng cao nhất, đây là nguồn giống quan trọng trong cung ứng giống hiện nay. Chất lượng di truyền đã được nâng lên một bước do có sự chọn lọc lâm phần và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tuy nhiên, đối với một số loài cây, đây chỉ là bước trung gian trong khi chưa thiết lập được các khu rừng giống, vườn giống có chất lượng cao hơn để thay thế. Trong số các rừng giống chuyển hoá được công nhận có nhiều khu đã bị chặt phá và nhiều khu không bảo đảm chất lượng do không được đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng thích đáng. Giống Tràm ở Quảng Bình Thành phần loài cây tương đối phong phú, với 52 loài (bản địa 37, nhập nội 15). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loài trong cơ cấu các loài cây trồng rừng chưa có nguồn giống (Mấm, Xoan ta, Sồi phảng, Bạch đàn trắng, Bời lời, Đước, Giổi, Huỷnh, các loài Keo, Trám, Dó trầm,…). Một số loài có diện tích nguồn giống khá lớn, sản lượng giống cao nhưng nhu cầu trồng rừng lại ít (Thông ba lá, thông nhựa, Tếch, Phi lao…). Trong khi đó, có nhiều loài có nhu cầu sử dụng giống nhiều nhưng nguồn giống lại quá ít (Giổi, Keo lá tràm, Trám…), chất lượng không cao, chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu cho xuất khẩu cũng như cho tiêu dùng nội địa. Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 134 Bảng 48: Hiện trạng cơ cấu các loại nguồn giống trong toàn quốc Số lượng nguồn giống Diện tích nguồn giống STT Loại nguồn giống Số lượng Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Lâm phần tuyển chọn 27 16,6 813,7 13,6 2 Rừng giống chuyển hóa 84 51,5 4.768,35 79,9 3 Rừng giống 25 15,3 215,2 3,6 4 Vườn giống 27 16,6 169,7 2,9 4.1 Vườn giống vô tính 18 11,1 123,7 2,1 4.2 Vườn giống hữu tính 3 1,8 38,0 0,7 4.3 Vườn cây đầu dòng 6 3,7 8,0 0,1 Tổng cộng 163 100,0 5.966,95 100,0 Nguồn: Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp, tháng 8/2006 Ngành lâm nghiệp đã tập trung vào khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn lọc cây trội, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính; lai tạo giống mới; nhân giống sinh dưỡng (giâm hom và nuôi cấy mô); ứng dụng di truyền phân tử vào chọn giống và bảo tồn nguồn gen cây rừng; chế biến và bảo quản hạt giống. Kết quả là: 30 xuất xứ ( thuộc các nhóm loài thông, keo, bạch đàn, tràm, phi lao, lát hoa) được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật; 3 giống Keo lai được công nhận là giống quốc gia, 8 dòng keo lai, 7 dòng bạch đàn và 31 dòng thuộc 8 tổ hợp Keo và Bạch đàn có ưu thế lai cao được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất làm tăng đáng kể năng suất và hiệu quả của trồng rừng. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành “Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh”, bao gồm 5 loại sau: 1) Các giống được công nhận và giống từ các rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng được công nhận. 2) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh nhưng tối thiểu phải có nguồn giống là rừng chuyển hoá hoặc có các cây mẹ được công nhận. 3) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh nhưng phải có nguồn giống từ các lâm phần tuyển chọn. 4) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh không cần có nguồn giống được công nhận. 5) Các giống được phép kinh doanh qua nhập khẩu. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 135 Số đề tài khoa học lâm nghiệp được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng Chỉ tiêu 3.4.3 Số đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng là số các đề tài thuộc các lĩnh vực lâm sinh, bảo vệ & bảo tồn rừng, công nghiệp rừng, kinh tế và chính sách lâm nghiệp được nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong quản lý, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp tại thời điểm thống kê. Ngành lâm nghiệp đã có các nghiên cứu cơ bản về hệ thực vật rừng ở Việt nam như phân loại, cấu trúc, sinh trưởng và tăng trưởng rừng ... Nhiều kiểu rừng chủ yếu đã được nghiên cứu như rừng cây họ Dầu, rừng khộp, rừng ngập mặn, rừng tre nứa, rừng thông, bạch đàn, keo vv... Các nghiên cứu về phân loại đất rừng, lập địa, đánh giá tiềm năng sử dụng đất, nông lâm kết hợp đã có giá trị khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quy hoạch đất lâm nghiệp và các chương trình trồng rừng quốc gia như PAM, 327 và 661... Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cũng đã cung cấp các số liệu cơ bản quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển ngành. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học đã phát hiện và tổ chức bảo tồn nhiều loài động thực vật rừng mới và quý hiếm. Ngành lâm nghiệp cũng đã tuyển chọn, khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn cây trội, khảo sát hậu thế, lai tạo và khảo nghiệm giống mới và giống nhập nội, xây dựng vườn giống, rừng giống có chất lượng, phát triển công nghệ nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô cho các giống cây trồng như keo, bạch đàn, phi lao... phục vụ có hiệu quả cho các chương trình trồng rừng; ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý giống cây trồng. Đối với rừng tự nhiên đã có các giải pháp khoanh nuôi phục hồi, làm giầu rừng và cải tạo rừng tự nhiên và xây dựng phân loại rừng phòng hộ và các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, trồng mây nếp dưới tán rừng tự nhiên, trồng thành công giổi, lim xanh và một số cây bản địa khác. Đối với rừng trồng, đã xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho nhiều loài cây trồng nguyên liệu như bồ đề, mỡ, thông, keo tai tượng, keo lá tràm, tếch, bạch đàn urophylla, bạch đàn lai... Trong bảo vệ rừng đã xác định được các nguyên nhân và cách phòng trừ các loại sâu, bệnh hại chủ yếu và ứng dụng các biện pháp sinh học để phòng chống sâu bệnh hại rừng và đã xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng sử dụng ảnh vệ tinh. Trong công nghiệp chế biến lâm sản đã có những cải tiến công cụ và thiết bị khai thác, chế tạo và chuyển giao các máy băm dăm gỗ, tre, cưa đĩa, máy bào, máy bóc, máy xẻ gỗ cỡ nhỏ, áp dụng công nghệ sấy gỗ, sản xuất ván nhân tạo, chất phủ tổng hợp, sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên, áp dụng các quy trình bảo quản gỗ sau khai thác và sấy gỗ tiên tiến Ngành lâm nghiệp cũng đã xây dựng nhiều mô hình lâm nghiệp cộng đồng, nông lâm ngư kết hợp để góp phần tăng thu nhập cho người dân miền núi và và tiếp tục xây dựng hoàn thiện các chính sách lâm nghiệp đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường của ngành. Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 136 Bảng 49: Phân bổ đề tài theo các chuyên môn lâm sinh và đơn vị được đầu tư giai đoạn 1996-2005 Đơn vị Chuyên môn Đề tài/% Viện KHLN ĐHLN Cty Giống TT BVR VQG Trường THLN 1 Cộng Đề tài 7 2 0 1 5 0 15 Đặc dụng, phòng hộ % 10,7 15,4 0 7,7 62,5 0 13,6 Đề tài 7 2 0 0 2 3 14 Rừng tự nhiên % 10,7 15,4 0 0 25,0 50,0 12,7 Đề tài 30 0 2 2 0 3 37 Trồng rừng % 44,1 0 28,6 15,4 0 50,0 33,6 Đề tài 7 0 5 2 0 0 14 Giống % 10,7 0 71,4 15,4 0 0 12,7 Đề tài 3 1 0 0 0 0 4 Đất % 4,6 7,7 0 0 0 0 3,6 Đề tài 2 5 0 0 0 0 7 Nuôi dưỡng rừng % 3,1 8,5 0 0 0 0 6,3 Đề tài 4 1 0 5 0 0 10 Bảo vệ rừng % 6,1 7,7 0 38,5 0 0 9,1 Đề tài 5 2 0 3 1 0 11 Khác % 7,7 15,4 0 23,0 12,5 0 10,0 Đề tài 65 13 7 13 8 6 112 Tổng số % 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học lâm nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 1996-2005, tháng 3/2007, Bộ NN&PTNT và Tổ chức Tropenbos International Vietnam Nhìn chung, các nghiên cứu đã đóng góp những kết quả nhất định trong sự nghiệp phát triển ngành. Số công trình nghiên cứu được áp dụng vào sản xuất ngày càng tăng. Bảng 49 cho thấy trong các nghiên cứu về lâm sinh, các đề tài nghiên cứu về trồng rừng chiếm tỷ lệ cao nhất 33,6% (37/122 đề tài), nghiên cứu về giống 12,7%; nghiên cứu về rừng tự nhiên 12,7%, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 13,6%. Tỷ lệ đề tài ít nhất là nghiên cứu về đất với 3 đề tài (3,6%), nuôi dưỡng rừng 6,3%. Phân bổ đề tài nghiên cứu tập trung cho rừng trồng là hợp lý, nhưng mất cân đối giữa các công đoạn trồng rừng, chưa tập trung cho nghiên cứu đất trồng rừng và các giải pháp lâm sinh. Các bảng cũng cho thấy Viện Khoa học lâm nghiệp và Trường Đại học lâm nghiệp là các đơn vị có nhiều đề tài nghiên cứu nhất. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 137 Bảng 50 cho thấy có 60 đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến lâm sản trong đó công nghệ chế biến 43,3%, máy và thiết bị 26,7% và khai thác 6,6 %. Bảng 50: Phân bổ đề tài theo các chuyên môn công nghiệp rừng và đơn vị được đầu tư ( 1996-2005) Đơn vị Chuyên môn Đề tài/% Viện KHLN ĐHLN Cty Giống Đề tài 2 4 6 Nghiên cứu cơ bản % 12,50 9,09 10,00 Đề tài 0 4 4 Công nghệ khai thác % 0 9,09 6,67 Đề tài 4 22 26 Công nghệ chế biến % 25,00 50,00 43,33 Đề tài 4 12 16 Máy và thiết bị % 25,00 27,27 26,67 Đề tài 6 2 8 Bảo quản lâm sản % 37,50 4,54 13,34 Đề tài 16 44 60 Tổng số % 100 100 100 Tiêu chuẩn Đề tài 37 25 62 Nguồn: Đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học lâm nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 1996-2005, tháng 3/2007, Bộ NN&PTNT và Tổ chức Tropenbos International Vietnam Có 17 đề tài nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp cấp bộ do Viện KHLN và Trường đại học lâm nghiệp tiến hành, nhưng đều ở quy mô nhỏ ( từ 45 đến 450 triệu đồng / đề tài). Các nghiên cứu về thương mại và thị trường còn chưa được quan tâm. Bảng 51: Phân bổ đề tài kinh tế theo các chủ đề và đơn vị được đầu tư giai đoạn 1996 - 2005 Trong đó STT Chủ đề Tổng số đề tài cấp Bộ Viện KHLN Trường ĐHLN 1 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất 2 2 0 2 Kinh tế trang trại lâm nghiệp 2 1 1 3 Loại hình chủ rừng 1 1 0 4 Quản lý rừng cộng đồng 3 1 2 5 Thị trường lâm sản 2 1 1 6 Phân chia lợi ích từ rừng 1 0 1 7 Những vấn đề xã hội trong LN 4 2 2 8 Vấn đề kinh tế khác 2 1 1 Nguồn: Đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học lâm nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước giai đoạn 1996-2005, tháng 3/2007, Bộ NN&PTNT và Tổ chức Tropenbos International Vietnam Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 138 Biểu đồ 32: Số đề tài được áp dụng vào sản xuất ( 1996-2006) Đơn vị: Số đề tài 31 26 32 72 74 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1976-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2004 2005-2006 Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007 Bảng 52: Số đề tài đã thực hiện và được áp dụng vào sản xuất ( 1996-2006) Lĩnh vực 1976-1990 1991-1995 1996-2000 2001-2004 2005 2006 Tổng số 31/119 26/63 32/60 72/129 40 34 Điều tra cơ bản 2/7 2/3 3/14 - - Lâm sinh 13/27 15/35 53/84 26 12 Lâm sản ngoài gỗ 3/14 5/12 5/10 - - Công nghiệp rừng 3/6 4/5 8/16 13 22 Kinh tế, chính sách 5/9 4/6 2/5 1 0 Nguồn: Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2007 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 139 Số cán bộ khuyến nông/lâm Chỉ tiêu 3.4.4 Số lượng cán bộ khuyến nông, khuyến lâm là chỉ tiêu thống kê số cán bộ làm việc trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm thuộc hệ thống khuyến nông quốc gia do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Số lượng cán bộ thuộc hệ thống khuyến nông quốc gia, trên thực tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành như: khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công… nhưng số liệu hiện có của Trung tâm Khuyến nông quốc gia chưa chia tách được cụ thể số lượng cán bộ hoạt động theo các chuyên ngành trên, mà chỉ có số liệu thống kê số lượng cán bộ khuyến nông nói chung theo địa bàn tỉnh/thành phố và phân cấp theo 3 nhóm: Nhóm là việc tại Văn phòng Trung tâm Khuyến nông tỉnh; nhóm làm việc tại các Trạm Khuyến nông huyện và nhóm làm việc tại cấp xã hoặc thôn/bản. Số cán bộ khuyến nông ở từng cấp khác nhau được thống kê theo các trình độ được đào tạo như: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp,…Ngoài ra, lực lượng cán bộ khuyến nông còn được chia theo giới tính và dân tộc. Bảng 53: Tổng số cán bộ khuyến nông, trình độ đào tạo, giới và dân tộc, 2005 Đơn vị: người Trình độ đào tạo Cả nước, miền, vùng Tổng số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Phụ nữ Dân tộc Cả nước 25.033 5 72 4.136 805 5.370 14.645 4.813 4.974 Miền Bắc 20.112 2 29 2.769 791 4.138 12.383 3.962 4.135 Trung du miền núi 9.195 1 9 1.293 331 1.606 5.955 2.029 2.995 Đồng bằng sông Hồng 3.027 1 14 929 313 1.177 593 1.129 2 Bắc Trung Bộ 7.890 - 6 547 147 1.355 5.835 804 1.138 Miền Nam 4.921 3 43 1.367 14 1.232 2.262 851 839 Duyên hải Nam Trung Bộ 814 - 6 333 3 280 192 97 28 Tây Nguyên 1.592 - 1 247 3 143 1.198 340 752 Đông Nam Bộ 847 1 8 266 4 120 448 121 5 Đồng bằng sông Cửu Long 1.668 2 28 521 4 689 424 293 54 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Bộ NN&PTNT, 2006 Tại thời điểm cuối năm 2005, lực lượng cán bộ khuyến nông trên toàn quốc đã có trên 25 ngàn người, trong đó các tỉnh miền Bắc có 20.112 người chiếm 80,3% tổng số cán bộ khuyến nông trong cả nước. Trong tổng số cán bộ khuyến nông trong cả nước có 5 tiến sĩ, 72 thạc sĩ, 4.136 có trình độ đại học, 5.370 có trình độ trung cấp; có 4.813 cán bộ là nữ và 4.974 cán bộ thuộc nhóm các dân tộc ít người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác chỉ tiêu về Chương trình chế biến và thương mại lâm sản.pdf
Tài liệu liên quan