Kết cấu trần thuật trong Du kí phương đông lướt ngoài cửa sổ - Lê Trần Thoại Ngân

Theo Paul Theroux,“sự khác biệt giữa đi và viết với tiểu thuyết là sự khác biệt giữa ghi lại những gì mắt thấy với khám phá những gì trí tưởng tượng biết” [9, tr. 515]. Nhân vật du kí lên đường và viết về những chặng hành trình mình đã trải qua. Người trần thuật trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không được phép ẩn danh mà xuất hiện với tư cách là cái tôi chủ thể. Điều này tạo nên tính chân thực trong lối viết du kí đồng thời mang lại sự tin tưởng đối với người đọc về nội dung tác phẩm. Kể về chuyến đi của chính mình, ghi lại những điều mình trông thấy, người trần thuật với tư cách cái tôi chủ thể tạo nên sự gần gũi trong lối kể chuyện:“Họ nằm duỗi dài trên vỉa hè, bên cạnh nhau; một số nằm trên những tấm bìa cứng nhưng hầu hết đều nằm ngủ trực tiếp lên nền xi măng, không giường, một ít quần áo, tay gối đầu. Lũ trẻ ngủ bên cạnh họ, những đứa khác ngủ phía sau lưng. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ có tài sản” [9, tr. 187]. Thần chết phả bóng lên hình hài con người Ấn Độ. Không nhà ở, không miếng ăn, những phận người khắc khoải cứ vùng vẫy trong bế tắc. Điều người kể chuyện hướng đến trong tác phẩm du kí là sự trải nghiệm cuộc sống thông qua những thông tin về cuộc hành trình. Du kí khám phá bức tranh hiện thực qua những sự kiện mà nhân vật chứng kiến, sức nặng của tác phẩm nằm ở chính những trải nghiệm trên từng cuộc hành trình. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc miêu tả con người và hiện thực cuộc sống. 4. KẾT LUẬN Phương Đông lướt ngoài cửa sổ có kết cấu hành trình theo nguyên tắc thời gian, trần thuật sự kiện gắn với trình tự quan sát. Kết cấu trần thuật trong du kí xuôi dòng theo mạch truyện, lấy trục thời gian, hành trình đến phương Đông làm điểm tựa thúc đẩy toàn bộ sự kiện, sự việc vận động. Đồng thời, tác phẩm mang tính đơn phương của một phương thức trần thuật duy nhất. Người kể chuyện trong tác phẩm vừa là nhân vật trải nghiệm, cũng chính là tác giả. Paul Theroux bộc lộ quan niệm của chính bản thân mình về các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình, những nhận định về đất nước mà ông đi qua. Không có sự dịch chuyển hay hòa phối điểm nhìn, phát ngôn, trần thuật, lời nhân vật trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đồng nhịp và xảy ra từ một phía. Với sự vận dụng linh hoạt các yếu tố trong kết cấu trần thuật cùng lối viết chân thực, văn phong nhẹ nhàng Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đã tái hiện một chuyến hành trình đầy thú vị và bức tranh toàn cảnh vềchâu Á cuối thế kỉ XX.

pdf9 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cấu trần thuật trong Du kí phương đông lướt ngoài cửa sổ - Lê Trần Thoại Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 54-62 KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG DU KÍ PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ LÊ TRẦN THOẠI NGÂN - THÁI PHAN VÀNG ANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại du kí. Tác phẩm kể về chặng hành trình xuyên Châu Á của Paul Theroux vào năm 1973.Bài viết hướng đến mục tiêu làm rõ hơn vấn đề kết cấu trần thuật trong tác phẩm du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ: kết cấu hành trình và tính đơn phương trong trần thuật. Nếu kết cấu theo trật tự thời gian tái hiện cụ thể thời – không gian rộng lớn trong chuyến đi thì tính đơn phương trong trần thuật tăng sự khách quan, chân thực, sinh động trong lối kể chuyện. Từ khóa: du kí, kết cấu trần thuật, kết cấu hành trình, tính đơn phương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. “Thế giới là một cuốn sách và người không đi chỉ đọc được một trang” (St. Augustine). Thế giới bên ngoài là nơi con người luôn khao khát khám phá, chinh phục. Đi và ghi lại những điều được thấy trở thành một xu hướng sáng tác mới trong văn học. Dòng văn học du kí ra đời như một tất yếu đáp ứng nhu cầu của độc giả về sự trải nghiệm không gian bên ngoài qua những trang sách. Du kí là thể loại đã, đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu với những tranh luận, quan điểm về đặc điểm và biên độ mở rộng của thể loại. Du kí là “một loại hình văn học thuộc loại hình kí mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ xở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến” [1, tr. 108]. Có thể thấy yếu tố cốt lõi của thể loại du kí là đi, xem và ghi chép. Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là cảm hứng phiêu lưu cùng với câu chuyện được phát triển theo lộ trình của tác giả. Như vậy, du kí là những sáng tác văn học được tham chiếu bởi hoạt động du lịch. Đây là thể loại bút kí ghi lại cảm xúc của lữ khách khi khám phá những vùng đất lạ, hình ảnh, chân dung con người và bức tranh hiện thực cuộc sống. Nhân vật trung tâm của du kí vừa là chủ thể, vừa là khách thể, đồng thời là người kể chuyện. Du kí tồn tại trong một kết cấu bị chi phối bởi cuộc hành trình. Những yếu tố như thời gian, không gian, nhân vật trong du kí luôn đảm bảo tính khách quan. 1.2. “Nhà văn khi sáng tác tác phẩm bao giờ cũng sáng tác theo mô hình loại thể xác định. Thể loại tác phẩm văn học, thường được hiểu là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm trong đó tương ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể” [10, tr. 12]. Tùy vào cách thức phản ánh hiện thực của mỗi thể loại mà có sự tổ chức, xây dựng kết cấu tác phẩm khác nhau. KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG DU KÍ PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ 55 “Kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm mang tính độc đáo, sinh động, gợi cảm” và“liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành một hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ” [1, tr. 296]. Kết cấu trần thuật là một phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm. Trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc lựa chọn đề tài, nhà văn phải chú ý đến việc tìm cho tác phẩm một kết cấu trần thuật thích hợp để làm nổi bật tư tưởng thẩm mĩ một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt với thể loại du kí, kết cấu tác phẩm bao giờ cũng tồn tại trong một cấu trúc bị chi phối bởi lộ trình của nhân vật trải nghiệm. Hành trình là “xương sống” của tác phẩm, quyết định đến cách xây dựng kết cấu cùng những yếu tố như thời gian, không gian, nhân vật trong du kí. Tác phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một hành trình sâu thẳm vào trong lòng phương Đông để khám phá cuộc sống. Một Phương Đông lộng lẫy và rực rỡ hiện ra trên trang sách với nhiều khía cạnh của cuộc sống. Hơn ý nghĩa một chuyến đi, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là con đường mở ra một cách nhìn, một cách cảm nhận, một cách hiểu mới, đa chiều về phương Đông trong những năm 70 của thế kỉ XX. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại du kí với những dấu ấn đặc điểm thể loại. Bài viết hướng đến mục tiêu làm rõ hơn vấn đề kết cấu trần thuật trong tác phẩm du kí - kết cấu hành trình và tính đơn phương trong trần thuật. 2. KẾT CẤU HÀNH TRÌNH THEO NGUYÊN TẮC TRẬT TỰ THỜI GIAN Trong tác phẩm văn học, ở cấp độ trần thuật, vai trò của kết cấu thể hiện rõ ở bố cục và thành phần trần thuật, cũng như cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của truyện kể. Trần thuật là cách trình bày liên tục, sinh động và cụ thể các sự kiện, sự việc được đề cập trong tác phẩm, đặt dưới sự kiểm soát của tác giả thông qua cách nhìn từ chủ thể trần thuật đã được chỉ định từ trước. Ứng với mỗi câu chuyện kể, bên cạnh việc lựa chọn dạng thức chủ thể trần thuật thích hợp, mỗi nhà văn có cách sắp xếp, tổ chức và hệ thống các thành phần trần thuật để tạo thành bố cục tương ứng. Du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ được xây dựng bởi kết cấu hành trình theo nguyên tắc trật tự thời gian. Do đặc thù thể loại ghi lại trải nghiệm về chuyến đi đến vùng đất mới, tác phẩm du kí mang đặc trưng kết cấu hành trình nhằm chuyển tải nội dung chân thực, sinh động. Từ những tác phẩm đầu tiên trong văn học, đã có sự xuất hiện tương ứng giữa kết cấu và nội dung du hành. Kết cấu một chiều theo nguyên tắc trật tự thời gian là vỏ bọc thể hiện nội dung cùng với những biểu hiện đa dạng của nó. Trong văn học, có nhiều tác phẩm viết về hành trình, lấy nó làm yếu tố chủ chốt cho kết cấu và nội dung văn bản. Có thể kể đến một số tác phẩm: Don Quixote – nhà quí tộc tài ba xứ Mantra (Cervantes), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hành trình từ Petersburg đến Moskwa (Radyshchev), Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin (Mark Twaine) Kết cấu hành trình tạo ra không gian, thời gian rộng lớn nhằm mô tả trọn vẹn những hình ảnh, sự kiện trong chuyến đi của nhân vật. Du hành mang ý nghĩa phong phú và đa dạng nhưng tựu trung lại là đi tìm chân lí, ý nghĩa cuộc sống. Nếu như ở thời cổ đại, con người khao khát chinh phục những không gian bên ngoài, mở mang bờ cõi thì đến thời hiện đại, họ lại lên đường để tìm kiếm lời giải đáp cho sự tồn tại của chính bản thân. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ 56 LÊ TRẦN THOẠI NGÂN – THÁI PHAN VÀNG ANH là con đường đến phương Đông của một người luôn khao khát đi và khám phá. Nhân vật đi để thấy, trải nghiệm, nghĩ suy và tái hiện bức tranh phương Đông. Tác phẩm là sự nối ghép những nét vẽ về hiện thực châu Á với những mảng màu đối lập. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại du kí. Đó là chuyến đi kéo dài bốn tháng rưỡi khám phá phương Đông. Một khoảng thời gian dài gắn với không gian rộng lớn, những sự kiện đầy ắp đòi hỏi tác giả phải xem xét, lựa chọn kết cấu thích hợp. Gắn với hành trình, kết cấu theo nguyên tắc thời gian là sự lựa chọn tối ưu để tái hiện sự kiện. Với kết cấu một chiều, độc giả như đang đọc một cuốn nhật kí hành trình, đồng hành cùng nhân vật, cùng trải nghiệm, gặp gỡ với từng người, từng nơi chốn khác nhau trên chuyến đi. Do đặc thù thể loại du kí, kết cấu bị chi phối từ lộ trình, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là chuỗi những mảnh ghép liên tiếp, nối đuôi nhau theo trình tự thời gian. Tác phẩm được chia thành nhiều chương theo sự phân bố về hành động và sự kiện của cốt truyện gắn với lộ trình nhất định. Mỗi chương gắn liền với một giai đoạn tương ứng không gian và thời gian của hành trình. Tác phẩm xuôi theo lộ trình của nhân vật trải nghiệm để xây dựng kết cấu tương ứng. Paul Theroux bắt đầu từ châu Âu, qua Trung Đông, vượt tiểu lục địa Ấn, đến Đông Nam Á rồi trở về bằng tàu Trans – Siberia. Tác phẩm có 30 chương, mỗi chương được đặt bởi tên những chuyến tàu tốc hành phương Đông ứng với mốc thời gian tuyến tính. Chương 1, Chuyến từ 15h30 – từ Luân Đôn đi Paris Chương 16, Tàu thư vận Howrah Chương 2, Đoàn tàu tốc hành Phương Đông trực tuyến Chương 17, Tàu tốc hành Mandalay Chương 3, Chuyến tàu tốc hành Hồ Van Chương 18, Tàu chợ đi Maymyo Chương 4, Tàu tốc hành Teheran Chương 19, Tàu thư vận Lashio Chương 5, Chuyến tàu thư vận ban đêm đến Meshed Chương 20, Tàu đêm tốc hành từ Nong Khai Chương 6, Chuyến tàu qua đèo Khyber Chương 21, Tàu tốc hành quốc tế di Butterworth Chương 7, Tàu thư vận Khyber đến ga trung chuyển Lahore Chương 22, Tàu mũi tên vàng đi Kuala Lumpur Chương 8, Tàu thư vận biên giới Chương 23, Chuyến tàu đêm tốc hành Ngôi sao phương Bắc đi Singapore Chương 9, Tàu thư vận từ Kalka đi Simla Chương 24, Tàu khách Sài gòn - Biên Hòa Chương 10,Tàu tốc hành Rajdhani tới Bombay Chương 25, Tàu khách Huế - Đà Nẳng Chương 11, Tàu thư vận Delhi đi từ Jaipur Chương 26, Chuyến tàu nhanh Hatsukari đến Aomori Chương 12,Tàu tốc hành Grad Trunk Chương 27,Chuyến tàu nhanh Ozora tới Sapporo Chương 13, Tàu địa phương đi Rameswaram Chương 28, Chuyến tàu siêu tốc Hikari tới Kyoto Chương 14, Tàu thư vận Talaimannar Chương 29, Chuyến tàu Kodama đến Osaka Chương 15, Tàu 16 giờ 25 từ Galle Chương 30, Chuyến tàu tốc hành xuyên Siberia Ba mươi chương gắn liền hành trình những chuyến tàu đến châu Á, Phương Đông “lướt ngoài cửa sổ” với cảnh quan thiên nhiên đa dạng và hình bóng con người bình dị xuất KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG DU KÍ PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ 57 hiện bên hai đường ray. Du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ ghi lại những trải nghiệm của nhân vật trên chặng đường đến châu Á, nội dung mang tính khách quan, chính xác. Bởi vậy, yếu tố thời gian trong tác phẩm được tác giả chú ý. Đó là thời gian thực, thời gian được xác định. Việc ghi lại chính xác thời gian diễn ra các câu chuyện khiến cho nội dung tác phẩm trở nên đáng tin cậy hơn. Thời gian trong tác phẩm không chỉ mang tính chất thông báo đơn thuần, mà nó còn là yếu tố xâu chuỗi các sự kiện, thúc đẩy diễn biến của cốt truyện. Đồng thời, không gian trong du kí là không gian địa lí có thực. Đó là những nơi chốn, địa danh cụ thể trên hành trình. Việc xác định rõ địa điểm làm tăng sự chân thực cho tác phẩm du kí. Kết cấu của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ mang tính ghi chép nối tiếp, không có sự quay ngược hay đảo vị trí không - thời gian. Kết cấu men theo lộ trình của nhân vật, thể hiện ở trình tự quan sát và tái hiện sự kiện. Mọi yếu tố đều chịu sự chi phối của thời gian tuyến tính và không gian xác định. Tưởng chừng cách xây dựng kết cấu vô cùng đơn giản, nhưng với một tác phẩm du kí có biên độ và số lượng sự kiện quá lớn, lối kết cấu này là sự lựa chọn tối ưu để truyền tải sự kiện. Cốt truyện của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là toàn bộ hành trình và những biến cố, sự kiện được sắp xếp trên lộ trình. Đến Việt Nam, nhân vật trải nghiệm kể lại: “ở Huế tôi tận mắt thấy và ngửi được mùi của cuộc chiến: đó là con đường lầy bùn hằn vết xe tải quân sự, những người mang bị chạy qua những cơn mưa, những bình sĩ băng bó lê bước giữa cơn gió mùa nhớt nhát trong thành phố đổ nát, hoặc nhìn ngó xung quanh qua nòng súng trường từ trên những thùng xe tải chật kín” [9, tr. 383]. Thành phố chìm ngập trong chiến tranh với những hình ảnh đau thương đầy ám ảnh. Đến phương Đông bằng xe lửa, trải qua từng chặng đường khác nhau, nhân vật ghi lại những hình ảnh chân thực, bình dị nhất về cuộc sống con người bản địa. Đó là hình ảnh sống động miêu tả buổi sáng châu Á ở nhiều quốc gia: “Châu Á chào buổi sáng bằng việc giặt giũ hăng say như đánh nhau. Chuyến tàu sớm đưa bạn đi qua những người dân và thấy họ giặt cứ như thể đang luyện tập chuẩn bị cho một tội ác nào đó- người Pakistan giũ đống áo quần ướt sũng bằng gậy, người Ấn Độ quật đống dhoti vào đá như thể đang đập đá, trong khi người Ceylon thì mắm môi mắm lợi vắt kiệt khăn lungi” [9, tr. 284]. Không tô vẽ hiện thực, cuộc sống phương Đông hiện lên với những đường nét vốn có giản dị, đời thường. Kết cấu văn bản nghệ thuật của tác phẩm văn học là sự tổ chức ở bình diện trần thuật. Đó là sự phân bố thế giới hình tượng qua văn bản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ. Theo I.M. Lotman, khung của văn bản nghệ thuật được tạo thành bởi mở đầu và kết thúc, hai yếu tố nàythể hiện hình thức quy luật tác phẩm văn học chính là “mô hình hữu hạn” của thế giới hiện thực bên ngoài. Chuỗi ngôn từ mở đầu đến kết thúc trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một trật tự cố định không thể thay đổi. Hình thức tổ chức sự kiện trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là liên kết các sự kiện thành truyện. Tác phẩm tổ chức mạch phát triển của câu chuyện theo trật tự từ trước đến sau. Cách tổ chức sự kiện này hướng đến thể hiện ý nghĩa của chuỗi sự kiện trong mối liên hệ với thời gian, không gian hành trình của nhân vật. Nhân tố mở đầu có chức năng thay thế phạm trù nguyên nhân, giải thích lí do nhân vật khởi hành chuyến đi đến châu Á. Trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, tác giả bắt đầu truyện với niềm đam mê tàu lửa và khao khát về 58 LÊ TRẦN THOẠI NGÂN – THÁI PHAN VÀNG ANH chuyến đi đến phương Đông: “Mãi hồi còn nhỏ, hồi còn sống gần nơi có đường sắt của hãng The Boston and Maine chạy qua, hiếm khi tôi nghe thấy tiếng tàu hỏa và cũng chẳng dám mơ ước được ngồi trên tàu. Tiếng còi tàu khiến người ta mê mẩn: tuyến xe lửa là một phiên chợ hấp dẫn khó cưỡng, lượn đi ngoằn ngoèo trên muôn nẻo đường” [9, tr. 9];“tôi tìm kiếm những chuyến tàu, tôi gặp những hành khách” [9, tr. 10]. Cuộc hành trình bắt đầu bằng sự yêu thích những chuyến tàu cùng tình yêu với cuộc du hành. Nhân vật du kí bắt đầu cuộc hành trình khám phá cuộc sống phương Đông. Khác với những tác phẩm thuộc thể loại tự sự khác, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không xây dựng trên những biến cố liên quan đến nhiều nhân vật mà được tạo bởi những sự kiện xoay quanh một nhân vật duy nhất – nhân vật trải nghiệm. Kết cấu của tác phẩm không dựa vào xung đột tính cách mà phụ thuộc vào lộ trình. Cốt truyện của du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là kiểu cốt truyện đơn tuyến vừa mang sắc thái truyện kể theo lối tự thuật, vừa bị chi phối bởi nhật kí hành trình nên các sự kiện đều xoay quanh cấu trúc thời gian – không gian, diễn biến trong tác phẩm đều mang tính khách quan, nằm ngoài ý muốn của tác giả. Kết thúc tác phẩm, không có cao trào, thắt nút hay mở nút, chỉ là khi đã trở về điểm ban đầu: “Chuyến đi đã kết thúc và quyển sách cũng vậy, trong một thời khắc nào đó, tôi sẽ giở trang đầu tiên ra để tự tiêu khiển trên đường về London, tôi sẽ đọc với chút tâm đắc về chuyến đi” [9, tr. 516]. Nếu yếu tố mở đầu của tác phẩm giúp người đọc hiểu rõ nguyên nhân khởi hành thì kết thúc thể hiện mục đích của chuyến đi đến phương Đông. Điểm mở đầu và kết thúc của mạch tự sự trùng với điểm mở đầu và kết thúc của thời gian cốt truyện. Trình tự diễn biến thời gian trong cốt truyện được giữ nguyên, mạch tự sự xuôi theo dòng thời gian. Du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ có dạng kết cấu khép kín. Việc tổ chức trần thuật trình tự liên tiếp từ trước đến sau của các sự kiện tuy không tạo được sự mới lạ nhưng tái hiện cuộc sống rõ nét, sống động nhất. Kết cấu hành trình trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là sự liên tục và liên kết của các sự kiện trong cuộc hành trình tạo cảm giác câu chuyện đang diễn ra, người đọc như trực tiếp chứng kiến những sự việc trên chuyến đi đến châu Á. Nó giản đơn hóa sự sắp đặt các sự kiện, tạo ra sự liên hệ thống nhất giữa các yếu tố trong hiện thực và tạo hiệu quả trong việc tái hiện cuộc du hành một cách chân thực. Trong du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, các sự kiện, sự việc thường được trần thuật liền mạch gắn với mối quan hệ trong hiện thực. Mạch trần thuật vì thế cũng được lập trình theo một đường thẳng, thời gian trần thuật và thời gian cốt truyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được sắp xếp trật tự trước sau nghiêm ngặt, việc trước kể trước, việc sau kể sau và cứ tuần tự như thế cho đến hết câu chuyện kể. Đến Ấn Độ, nhân vật kể lại: “Tôi ở lại Calcutta bốn ngày, đi giảng bài, ngắm cảnh và rồi tiêu hết thù lao giảng bài tại Câu lạc bộ Đua ngựa Hoàng gia Calcutta vào thứ 7, ngày mà tôi quyết định sẽ rời đi. Ngày đầu tiên, thành phố như một xác chết mà người Ấn Độ là những đàn ruồi vo ve kiếm ăn trên đó. Sau đó tôi thấy những đường nét của nó rõ ràng hơn, những cây cột cao và những kim tự tháp ở nghĩa địa phố Park, những ngôi biệt thự mục nát trang trí đường diềm và cột trụ” [9, tr. 267]. Ấn Độ mang gương mặt của người chết, thành phố không còn sức sống, nơi con người kiệt quệ trong nghèo đói. Thế mạnh của du kí là cung cấp các tư liệu về người thật, việc thật dưới hình thức nghệ thuật văn chương nhưng không KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG DU KÍ PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ 59 hư cấu. Một Phương Đông kì bí và rực rỡ hiện ra trên trang sách với nhiều khía cạnh của cuộc sống: Bangkok náo nhiệt, Calcutta ảm đạm, bế tắc, Bombay với sự ám ảnh của tiền bạc, Teheran ngập trong kho báu dầu mỏ, Singapore an toàn và nhàm chán. Không có sự xáo trộn, phân chia không gian trần thuật, tác giả hầu như không làm gì khác ngoài việc để cho các sự kiện tự do trôi chảy trên trục thời gian tuyến tính. Nội dung tác phẩm được khơi gợi từ sự liền mạch theo mối quan hệ của các sự kiện, sự việc được trần thuật. Chịu sự chi phối của lộ trình, kết cấu trần thuật Phương Đông lướt ngoài cửa sổ gắn với trục không – thời gian tuyến tính. Các hình ảnh, chi tiết và sự kiện được sắp xếp và mô tả theo trình tự quan sát. Song, các yếu tố truyện kể trong tác phẩm bị ảnh hưởng bởi sự khúc đoạn của thời gian. Đó có thể là những cuộc gặp gỡ, trò chuyện với những nhân vật đồng hành trên tàu hoặc những sự kiện xảy đến bất ngờ trên chuyến đi đến phương Đông. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không đơn thuần kể lại trình tự những sự kiện nảy sinh trên hành trình mà dựa vào mức độ ấn tượng của chủ thể trần thuật để quyết định sự có mặt của sự kiện trong truyện kể. Đi chắc hẳn không thể tách rời với những cuộc gặp gỡ. Đồng hành cùng Paul Theroux trên chuyến tàu kéo dài nửa vòng trái đất là hàng trăm nhân vật thuộc nhiều thế hệ, tầng lớp khác nhau. Họ có một tiếng nói riêng, một gương mặt riêng, một cuộc sống khác biệt. Đó là câu chuyện của anh chàng hip-pi: “Anh ta khoảng ba lăm tuổi, tóc rối bời, mặc một chiếc áo phông có dòng chữ “Moto – Guzzi”, đeo một khuyên vàng nhỏ ở thùy tai... Anh ta trả lời câu hỏi của tôi bằng một giọng nhỏ nhẹ: - Pondicherry - Đền thờ - Tôi muốn ở đó càng lâu càng tốt - Bao lâu? - Nhiều năm” [9, tr. 80] Với một cuộc hội thoại ngắn kết hợp hình ảnh được miêu tả, nhân vật đồng hành hiện lên với những dự cảm bất thường về cuộc hành hương. Đó là cuộc chạy trốn khỏi cuộc sống thực tại, tìm về niềm an ủi cuối cùng nơi Đức tin. Nhân vật đã từ bỏ chính cuộc đời mình để kiếm tìm một lối rẽ mới. Kết cấu hành trình theo trật tự thời gian được vận dụng linh hoạt, tối ưu trong du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. Với kết cấu này, tác giả đã tái hiện một cuộc hành trình đầy thú vị và khắc họa rõ nét chân dung của những con người phương Đông. 3. TÍNH ĐƠN PHƯƠNG TRONG TRẦN THUẬT CỦA TÁC PHẨM PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ Với du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ,việc chỉ định điểm nhìn trần thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức kết cấu trần thuật. Tác giả xuất phát từ điểm nhìn hướng ngoại, trần thuật sự việc theo sự quan sát và hiểu biết của nhân vật trải nghiệm, tạo cảm giác khách quan cho câu chuyện được kể. Với điểm nhìn bên ngoài và ứng với 60 LÊ TRẦN THOẠI NGÂN – THÁI PHAN VÀNG ANH trường nhìn của tác giả, kết cấu trần thuật thường có xu hướng đuổi theo mạch truyện, sự việc, sự kiện được thuật kể. Việc chọn điểm nhìn trần thuật, vai kể bao giờ cũng nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Mỗi thể loại có đặc trưng riêng trong việc lựa chọn, điểm nhìn trần thuật, ngôi kể. Điểm nhìn nghệ thuật là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” [1, tr. 112]. Điểm nhìn là vấn đề của chính nghệ thuật kể chuyện. Việc tổ chức kết cấu tác phẩm văn học phụ thuộc vào yếu tố quan trọng này. Tác phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa sổ được kể bởi ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Tự sự ngôi thứ nhất là “một hình thức tự truyện tường thuật lại các sự biến đã từng trải, được đặt trong mối liên hệ với một người trần thuật xưng tôi” [2, tr. 421]. Đứng ở vị trí người kể chuyện, “tôi” là người quan sát các nhân vật khác và kể lại những điều mắt thấy tai nghe. Điểm nhìn của tác phẩm bị giới hạn bởi điểm nhìn nhân vật “tôi”. Bản thân “tôi” vừa là người kể chuyện về các nhân vật khác, đồng thời là đối tượng nhận thức trở lại của chính mình. Nhân vật “tôi” không đóng vai trò người quan sát thuần túy mà có thể bộc lộ nội tâm, tính cách của chính mình thông qua quá trình hướng nội hoặc trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ thuộc thể loại du kí nên vai kể thuộc về nhân vật lữ hành, đó là nhân vật chứng kiến, trải nghiệm những sự kiện trên chuyến hành trình. Cái “tôi” trong tác phẩm là một chủ thể phát ngôn đích thực, “một kẻ tiếm vị về cấu trúc” [2, tr. 422]. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với tư cách là lời phát ngôn giả vờ về hiện thực, “tôi” kể về những nhân vật đồng hành trên chuyến đi như các đối tượng. Với điểm nhìn ngoại quan, nhân vật “tôi” dẫn dắt người đọc qua những chặng đường phiêu lưu, bộc lộ những trải nghiệm trong cuộc sống, thể hiện thái độ tình cảm của mình trước những diễn biến sự việc. Người trần thuật xưng “tôi” tự kể về cuộc hành trình của mình. Đây là truyện kể về bản thân tôi một cách trực tiếp, phơi bày trước mắt người đọc những gì tôi đã chứng kiến trong chuyến đi đến châu Á. Đối với du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, nhân vật có khả năng chi phối cả về nội dung và hình thức tác phẩm. Với tư cách nhân vật kép: nhân vật và chủ thể trong tác phẩm du kí đã tạo ra điểm nhìn đối diện với hiện thực vượt ra ngoài sự ghi chép du lịch, nhật kí hành trình thông thường để trở thành đối tượng nghệ thuật. Điểm nhìn trần thuật trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không hoàn toàn hướng đến nhân vật để tái tạo những tính cách tiềm ẩn mà đó là điểm nhìn ngoại quan, nơi chủ thể lựa chọn nó để phản ánh. Người trần thuật không đơn thuần tái hiện thế giới theo cảm quan cá nhân mà miêu tả hiện thực như nó vốn có “một thực tế độc lập với cái tôi” [2, tr. 477]. Vì người trần thuật đồng thời là tác giả, nhân vật của tác phẩm nên tác phẩm mang yếu tố tự thuật. Trong mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật với nhân vật, điểm nhìn trần thuật là phương thức phát ngôn, cách trình bày, mô tả phù hợp với cách cảm, cách nghĩ đối với hiện thực mà nhân vật chứng kiến, trải nghiệm trên chuyến đi. Người kể chuyện không sáng tạo nội dung hành trình mà kể về chuyến đi như một “phương thức của mọi lời nói về phát ngôn về hiện thực” [2, tr. 430]. Nhân vật không chỉ là người thuật truyện mà đứng ở nhiều góc độ của xã hội để phản ánh hiện thực theo cách riêng của thể loại du kí. Bức tranh xã hội Thổ Nhĩ Kì dần được hé lộ qua những nét miêu tả của người kể chuyện: “người Thổ ăn mặc y thời năm 1938, áo len lông màu nâu, tất có hoa văn, quần KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG DU KÍ PHƯƠNG ĐÔNG LƯỚT NGOÀI CỬA SỔ 61 thụng kẻ sọc, áo vải xẹc màu xanh có cầu vai bay phấp phới như có cánh và một chiếc khăn tay nhô ra ở túi áo ngực. Tóc họ hơi gợn sóng, có vuốt sáp, ria mép thì được nhổ sạch” [9, tr. 62]. Thổ Nhĩ Kì vùi mình vào quá khứ oanh liệt, con người ngụp lặn dưới hào quang lịch sử một thời. Sự kiện, hình ảnh, tư tưởng trong tác phẩm được phát biểu thông qua chủ thể trần thuật, dù dưới hình thức nào cũng đều in đậm dấu vết của hình tượng người kể chuyện với sự nếm trải, chiêm nghiệm. Trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ nhân vật không chỉ khởi hành một chuyến du lịch thông thường mà đó chính là sự dấn thân vào cuộc sống rộng lớn. Ông luôn trăn trở về số phận con người từng gặp, đất nước đã đi qua trên chặng đường đến phương Đông. Tâm điểm của du kí là thế giới bên ngoài, cuộc sống và con người trong một thời kì lịch sử gắn với một nền văn hóa nhất định, cái “tôi” chủ thể đóng vai trò nhân chứng, trải nghiệm. Đó là cái “tôi” tương đối tĩnh, trạng thái của người quan sát và ghi lại một cách khách quan những sự kiện, hiện tượng trong hành trình. Theo Paul Theroux,“sự khác biệt giữa đi và viết với tiểu thuyết là sự khác biệt giữa ghi lại những gì mắt thấy với khám phá những gì trí tưởng tượng biết” [9, tr. 515]. Nhân vật du kí lên đường và viết về những chặng hành trình mình đã trải qua. Người trần thuật trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không được phép ẩn danh mà xuất hiện với tư cách là cái tôi chủ thể. Điều này tạo nên tính chân thực trong lối viết du kí đồng thời mang lại sự tin tưởng đối với người đọc về nội dung tác phẩm. Kể về chuyến đi của chính mình, ghi lại những điều mình trông thấy, người trần thuật với tư cách cái tôi chủ thể tạo nên sự gần gũi trong lối kể chuyện:“Họ nằm duỗi dài trên vỉa hè, bên cạnh nhau; một số nằm trên những tấm bìa cứng nhưng hầu hết đều nằm ngủ trực tiếp lên nền xi măng, không giường, một ít quần áo, tay gối đầu. Lũ trẻ ngủ bên cạnh họ, những đứa khác ngủ phía sau lưng. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ có tài sản” [9, tr. 187]. Thần chết phả bóng lên hình hài con người Ấn Độ. Không nhà ở, không miếng ăn, những phận người khắc khoải cứ vùng vẫy trong bế tắc. Điều người kể chuyện hướng đến trong tác phẩm du kí là sự trải nghiệm cuộc sống thông qua những thông tin về cuộc hành trình. Du kí khám phá bức tranh hiện thực qua những sự kiện mà nhân vật chứng kiến, sức nặng của tác phẩm nằm ở chính những trải nghiệm trên từng cuộc hành trình. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc miêu tả con người và hiện thực cuộc sống. 4. KẾT LUẬN Phương Đông lướt ngoài cửa sổ có kết cấu hành trình theo nguyên tắc thời gian, trần thuật sự kiện gắn với trình tự quan sát. Kết cấu trần thuật trong du kí xuôi dòng theo mạch truyện, lấy trục thời gian, hành trình đến phương Đông làm điểm tựa thúc đẩy toàn bộ sự kiện, sự việc vận động. Đồng thời, tác phẩm mang tính đơn phương của một phương thức trần thuật duy nhất. Người kể chuyện trong tác phẩm vừa là nhân vật trải nghiệm, cũng chính là tác giả. Paul Theroux bộc lộ quan niệm của chính bản thân mình về các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình, những nhận định về đất nước mà ông đi qua. Không có sự dịch chuyển hay hòa phối điểm nhìn, phát ngôn, trần thuật, lời nhân vật trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đồng nhịp và xảy ra từ một phía. Với sự vận 62 LÊ TRẦN THOẠI NGÂN – THÁI PHAN VÀNG ANH dụng linh hoạt các yếu tố trong kết cấu trần thuật cùng lối viết chân thực, văn phong nhẹ nhàng Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đã tái hiện một chuyến hành trình đầy thú vị và bức tranh toàn cảnh vềchâu Á cuối thế kỉ XX. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. [2] Hamburger Kate(2004). Logic học về các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [3] Cao Kim Lan (2005). Mấy vấn đề thi pháp cốt truyện, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6, tr. 66. [4] Linh Lê (2007). Du kí như một thể tài, Thể thao và Văn hóa, số 50, tr. 43. [5] Nguyễn Hữu Lễ (2014). Một số vấn đề thi pháp thể loại du kí, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 7, tr. 159. [6] Nguyễn Hữu Lễ (2014). Một số vấn đề về phong cách thể loại du kí, Ngôn ngữ và đời sống, số 6, tr. 58. [7] Lotman I.M. (2004). Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. [8] Phương Lựu (2003). Lý luận văn học, NXB Giáo dục. [9] Paul Theroux (2012). Phương Đông lướt ngoài cửa sổ, (Trần Xuân Thủy dịch), NXB Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam. [10] Nguyễn Thành Thi (2010). Văn học – Thế giới mở, NXB Trẻ Title: THE STRUCTURAL NARRATIVE IN THE GREAT RAILWAY BAZAAR: BY TRAIN THROUGH ASIA Abstract: The great railway bazaar: by train through Asia is a typical work for the travel diary whose achievements are remarkable. The work tells about the trans-Asia of the journey of Paul Theroux in 1973. Article aims to clarify the structural narrative in The great railway bazaar: by train through Asia-textured journey and unilateralist in narrative. If structure in order to reproduce specifically space- time during the trip, the vast properties in the narrative, unilaterally increase the objectivity, authenticity, vivid in storytelling Keywords: travel writing, the textures, the textured journey, unilateralist in narrative LÊ TRẦN THOẠI NGÂN Học viên Cao học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0122 552 0002, Email: letranthoaingan91@gmail.com TS. THÁI PHAN VÀNG ANH Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (Ngày nhận bài: 21/01/2016; Hoàn thành phản biện: 30/5/2016; Ngày nhận đăng: 30/6/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_529_letranthoaingan_thaiphanvanganh_10_le_tran_thoai_ngan_thai_phan_vang_anh_1_1_3047_2020337.pdf
Tài liệu liên quan