Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Thừa Thiên Huế

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của ngành công nghệ thông tin đã đem lại cho con người những tiến bộ vượt bậc trong đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới trong nhưng năm qua thì xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế khách quan. Việt Nam không nằm ngoài xu thế này với việc tham gia vào những tổ chức, diễn đàn kinh tế và thế giới, các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, tạo điều kiện cho Việt Nam không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ, về cơ chế quản lý của các nước phát triển. Tuy nhiên hội nhập kinh tế cũng đặt Việt Nam trước những thách thức lớn cần được giải quyết, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng vì đây là lĩnh vực có vai trò quyết định mức độ hội nhập kinh tế. Ngành Ngân hàng ngày nay được coi là ngành kinh tế huyết mạch, là hệ tuần hoàn của nền kinh tế. Có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm đó của Đảng và Nhà nước giao cho, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cho Ngành ngân hàng là phải xây dựng được hệ thống đủ mạnh trên tất cả các lĩnh vực: hoạch định, thực thi chính sách, năng lực điều hành, quản lý, kinh doanh, phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại thích ứng với cơ chế thị trường. Nên kinh tế hội nhập sẽ làm cho các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi sự luân chuyển vốn nhanh, các quan hệ thanh toán phải đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy đi đôi với việc đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý thì Ngành ngân hàng cần tập trung cải tiển hoạt động thanh toán, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động thanh toán KDTM, trong những năm qua hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – MCSB nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Quân đội Thừa Thiên Huế nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế, nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Mặc dù công tác thanh toán KDTM qua các ngân hàng tại MB - Huế đã đạt được những thành quả đáng kể, song còn nhiều điều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Điều này đặt ra cho MB - Huế phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn chỉnh dịch vụ này và tạo tiền đề để mau chóng hội nhập chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Quân đội - Chi nhánh Huế, nghiên cứu các hoạt động, nghiệp vụ, đặc biệt là công tác thanh toán KDTM tại Ngân hàng, kết hợp với phần lý thuyết đã được học tập tại Trường Đại học Kinh tế Huế em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Thừa Thiên Huế” để hiểu rõ hơn cách thức tổ chức và hạch toán thanh toán KDTM, đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu hai hình thức thanh toán là Uỷ nhiệm chi và thanh toán thẻ - hai hình thức sử dụng nhiều sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ hiện đại mang nhiều lợi ích cho người sử dụng. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.  Tập hợp cơ sở khoa học về hình thức Kế toán thanh toán KDTM, từ đó làm rõ có thể làm rõ cơ sở khoa học này hơn khi đi sâu vào tìm hiểu thực tế công tác hạch toán.  Đi sâu vào tìm hiểu các quy trình và nghiệp vụ kế toán của hai hình thức thanh toán: Uỷ nhiệm chi và thanh toán thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội Thừa Thiên Huế.  Đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác Kế toán thanh toán KDTM tại Ngân hàng, đồng thời nhận xét, đánh giá và đưa ra một số kiến nghị cá nhân về hai hình thức thanh toán nói trên tại Ngân hàng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán thanh toán KDTM tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội Thừa Thiên Huế. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy trình nghiệp vụ thanh toán KDTM tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội Thừa Thiên Huế, mà cụ thể đi sâu vào hai hình thức thanh toán uỷ nhiệm chi và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa trong 2 năm 2007 và 2008. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tham khảo các sách vở, báo chí, các quyết định của Nhà nước, các trang Web đáng tin cậy để tạo dựng cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.  Phương pháp quan sát, phỏng vấn: là phương pháp thực hiện trong quá trình thực tập tại đơn vị. Trong thời gian thực tập đã có những quan sát và hỏi những người liên quan trong đơn vị, từ đó ghi chép, tích luỹ kiến thức.  Phương pháp tổng hợp và phân tích: là phương pháp thu thập số liệu, sau đó phân tích các số liệu thu thập được, từ các số liệu đó thực hiện việc nhận xét, đánh giá.  Phương pháp kế toán: là phương pháp thu thập chứng từ, các số liệu kế toán để phân tích, hạch toán và tổng hợp

doc55 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải quyết mọi công việc trong Ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của Ngân hàng. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản…Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc, là người được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động của Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển Ngân hàng. Phòng Kinh doanh - QHKH: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các đối tượng, thường xuyên theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu nợ vốn vay. Thường xuyên phân tính tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn, phân tính kinh tế để lựa chon biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Phòng quản lý tín dụng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng; quản lý và xử lý nợ xấu. Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc, Phòng Kinh doanh trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng. Tập hợp, lập các báo cáo phục vụ cho công tác quản trị, điều hành, xây dựng chiến lược, cơ cấu, giới hạn tín dụng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng và giao kế hoạch kinh doanh cho các phòng ban Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ, sàn giao dịch và kho quỹ. Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu và phát tiền theo quy định của Giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Phòng Hành chính - Tổng hợp: Duới sự chỉ đạo của Giám đốc, quản lý công tác nhân sự, bố trí sắp xếp mạng lưới cán bộ hợp lý. Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp…Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho cán bộ nhân viên. Tư vấn pháp chế về giao kết hoặc tranh chấp liên quan đến cán bộ công nhân viên, tài sản của Ngân hàng. Phòng HC - TH còn gồm cả bộ phận IT (Information Technology) thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học và làm dịch vụ tin học. Các phòng giao dịch: Hoạt động như Chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ, chị sự quản lý và điều hành của Chi nhánh. 2.1.4. Một số chỉ tiêu về nguồn lực của MB - Huế 2.1.4.1. Tình hình sử dụng lao động Số lượng lao động không nói lên được hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực mà phải xem xét trên khía cạnh hợp lý của nó trong cả hệ thống làm việc của Ngân hàng, về quy mô dịch vụ, về máy móc trang thiết bị và cả về chất lượng của nguồn lao động đó. Sự tăng lên về lao động có thể phản ánh sự tăng trưởng về quy mô hoạt động những cũng có thể phản ánh sự dư thừa, dàn trải không cần thiết gây mất cân đối trong bộ máy tổ chức. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố có liên quan. Bảng 1: Tình hình sử dụng lao động tại MB - Huế trong năm 2007 và 2008 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Số lượng % Số lượng % +/_ % Tổng số lao động 34 100 41 100 7 20,58 Phân theo giới tính + Nam 15 44,12 17 41,46 2 5,88 + Nữ 19 55,88 24 58,54 5 14,70 Phân theo trình độ + Trên Đại học 0 0 1 2,43 1 2,94 + Đại học 34 100 40 97,57 6 17,65 ( Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế) Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế, MB - Huế rất quan tâm phát triển chất lượng đội ngũ lao động của mình. Trong những năm gần đây, chất lượng lao động của Ngân hàng ngày càng tăng: tỷ lệ lao động có trình độ Đại học và trên Đại học luôn tăng, không có người nào có trình độ Cao đẳng, trung cấp hay thấp hơn. Ngoài số lượng cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, đa phần đội ngũ lao động của Ngân hàng là những nhân viên trẻ, vừa mới ra trường rất năng động và ham học hỏi. Bên cạnh đó, MB - Huế còn tổ chức những khoá bồi dưỡng ngắn hạn cho nhân viên của mình, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Dựa vào thống kê, có thể thấy rằng tổng số lao động tại MB - Huế biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể: năm 2007 tổng số lao động của MB - Huế là 34 người, năm 2008 là 41 người tăng 7 người (tương ứng 20,58%) so với năm 2007. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng cường mạng luới hoạt động, mở rộng quy mô. Trong đó có thể thấy rằng tỷ lệ nữ ở MB - Huế luôn chiếm số lượng lớn so với tổng lao động. Một phần là do đặc thù của công việc tạo nên cơ cấu lao động ấy, bên cạnh đó còn thể hiện sự chỉ đạo hợp lý trong chính sách quản lý Ngân hàng. Xét về trình độ học vấn, tất cả nhân viên MB - Huế đều đạt trình độ Đại học và trên đại học. Năm 2008 đã có 1 người đạt trình độ trên Đại học và một số cán bộ khác đang theo học các lớp cao học tại các trường Đại học trong địa bàn TP Huế. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động của MB - Huế rất cao, do yêu cầu đòi hỏi của công viêc, đồng thời thể hiện sự chú trọng quan tâm đến chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên tại MB - Huế. Mặt khác, với tinh thần đoàn kết lẫn nhau đã giúp MB - Huế xây dựng được bầu không khí làm việc vui vẻ, nhiệt tình, kích thích tính thần sáng tạo trong công việc, mọi người trong Ngân hàng yêu thương quý mến lẫn nhau. Đây là điểm khác biệt đáng tự hào của MB so với các ngân hàng khác. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh yếu tố nhân lực thì vốn cũng được xem là một yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, nó thể hiện tiềm lực tài chính của Ngân hàng. Tình hình tài sản và nguồn vốn của MB - Huế được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại MB - Huế trong năm 2007 và 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 +/_ % 1. TÀI SẢN 192.693 395.547 202.854 105,27 a. Dự trữ và thanh toán 25.663 19.876 -5.787 -22,55 b. Đầu tư và cho vay 117.538 162.202 44.664 38,00 c. Thanh toán vốn 48.308 210.372 162.064 335.40 d. Tài sản có khác 1.184 3.097 1.913 161,57 2. NGUỒN VỐN 192.693 395.547 202.854 105,27 a. Vốn huy động 192.100 387.935 195.835 101,94 b. Các khoản vay 0 0 0 0 c. Thanh toán vốn 0 0 0 0 d. Tài sản nợ khác 593 7.612 7019 1.183,60 ( Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế) Qua bảng số liệu trên cho thấy, quy mô vốn và tài sản của MB - Huế tăng đều qua các năm: Năm 2007, tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng là 192.693 triệu đồng, đến năm 2008 do tăng cường vốn nên giá trị tài sản và nguồn vốn lại tiếp tục tăng lên 395.547 triệu đồng, tăng 202.854 triệu đồng so với năm 2007 (tương ứng tăng 105,27%. Sự tăng lên của tài sản và nguồn vốn trong những năm qua có thể được giải thích bởi những nguyên nhân sau: Về tài sản: Nhìn vào bảng tổng kết tài sản trong cả 2 năm có thể thấy: Khoản mục thanh toán vốn chiếm tỷ trọng lớn và có xu tăng cao nhất trong tổng tài sản. Tuy năm 2007 thanh toán vốn chỉ đạt 48.308 triệu đồng, nhưng qua năm 2008, khoản mục này đã tăng lên 210.372, (đã được bù trừ với bên Nợ). tăng 162.064 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 335,4% so với năm 2007. Đứng thứ hai về tỷ trọng là các khoản đầu tư và cho vay, nhưng lại có xu hướng tăng trưởng chậm qua các năm. Cụ thể năm 2007 đạt 117.538 triệu đồng và 162.202 triệu đồng năm 2008, tăng 44.664 triệu đồng so với năm 2007, Tương ứng tăng 38%. Trong đó, tỷ lệ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục này, và đây cũng chính là hoạt động chính của Ngân hàng. Khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản là khoản dự trữ và thanh toán, cũng là khoản mục có xu hướng giảm đi qua hai các năm. Cụ thể năm 2007 dự trữ và thanh toán đạt 25.663 triệu đồng nhưng qua năm 2008 thi đã giảm xuống còn 19.876 triệu đồng, giảm 5.787 triệu đồng tức -22,55%. Để có thể chủ động trong thanh toán và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng thì Ngân hàng cần tăng cao khoản mục này lên. Về nguồn vốn: Sự tăng lên của các khoản mục này được giải thích: Khoản mục luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng về lượng tuyêt đối qua các năm là khoản mục vốn huy động. Năm 2007, Ngân hàng huy động được 192.100 triệu đồng, qua năm 2008, con số này đã tăng lên 387.935 triệu đồng, tăng 195.835 triệu đồng, tức tăng 101,94% so với năm 2007. Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn, ta có thể thấy rằng nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là từ việc huy động vốn, chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân trong dân chúng. Ngân hàng không vay hay có vốn và quỹ của các tổ chức tín dụng khác. Qua đó có thể thấy Ngân hàng hoạt động khá hiệu quả trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân chúng và cho các cá nhân và tổ chức vay lại để đầu tư và tiêu dùng. Sự gia tăng này chính là cơ sở cho việc mở rộng quy mô tín dụng cũng như gia tăng các khoản đầu tư cho Ngân hàng. Như vậy, nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Nhưng nếu xét sự tương quan giữa nguồn vốn huy động được và các khoản cho vay thì có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa phát huy hết khả năng vốn có của nó.Vì vậy, trong những năm tới, MB - Huế cần mở rộng quy mô cho vay đồng thời cũng nên tham gia các hoạt động đầu tư khác để có thể phân tán rủi ro, đem lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho Ngân hàng. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Tuy rằng MB - Huế chỉ mới được thành lập cách đây hơn 2 năm nên gặp nhiều khó khăn, những với phương châm hoạt động "Vững vàng - Tin cậy", MB - Huế đã chú trọng nâng cao chất lượng của tất cả các mặt hoạt động thông qua chính sách đào tạo nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, ứng dụng khoa học và đầu tư cơ sở vật chất. Do vậy, đến giờ MB - Huế đã đạt được những kết quả đáng kể: Bảng 3: Kết quả kinh doanh của MB - Huế trong năm 2007 và 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 +/_ % 1. THU NHẬP 9.702 59.663 49.961 514,95 a. Thu lãi cho vay 5.622 28.758 23.136 411.52 b. Thu lãi điều hoà vốn 3.904 29.797 25.893 663,24 c. Thu phí dịch vụ NH 149 1.073 924 620,10 d. Thu khác 27 35 8 29,63 2. CHI PHÍ 13.148 57.779 44.631 339,45 a. Chi trả lãi tiền gửi 7.248 25.375 18.127 250,10 b. Chi nhân viên 780 3.137 2.357 302,18 c. Chi dự phòng 4 121 117 2.925 d. Chi khác 5.116 29.146 24.030 469,70 3. LN TRƯỚC THUẾ (3.446) 1.884 5.330 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của MB - Huế trên ta có thể thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng cao qua các năm, đặc biệt là các chỉ tiêu của thu nhập. Cụ thể, năm 2007, thu nhập mà MB - Huế có được là 9.702 triệu đồng. Trong đó thu từ lãi cho vay và lãi điều hoà vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu, với thu từ lãi cho vay là 5.622 triệu đồng, từ lãi điều hoà vốn là 3.904 triệu đồng, còn lại là thu từ phí các dịch vụ ngân hàng và các khoản thu khác. Những đồng thời Ngân hàng cũng phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc huy động vốn khá lớn là 7.248 triệu đồng, thể hiện năm 2007 MB - Huế thựuc hiện chưa tốt việc xoay vòng vốn huy động. Cộng vào đó là các khoản chi cho nhân viên chiếm 780 triệu, chi dự phòng và các khoản chi phí khác. Do mới thành lâp trong năm nến việc thực hiện tiết kiệm trong doanh nghiệp chưa được tốt, thêm vào đó là các khoản chi đầu tư tảng thiết bị, quảng cáo, in ấn, tổng kết, liên hoan, tổ chức các chương trình giao lưu khác… nên khoản mục chi phí khác chiếm tỷ trọng khá cao với 5.116 triệu đồng. Điều đó giải thích vì sao năm 2007 MB - Huế đã lỗ 3.446 triệu đồng Bước sang năm 2008, chỉ tiêu thu nhập của MB - Huế đã tăng lên đáng kể và đạt được 59.663 triệu đồng, tương ứng về số tuyệt đối tăng 49.961 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng gần 515%. Sở dĩ có được điều này là do năm 2008, MB - Huế đã đẩy mạnh công tác giải ngân vốn và thực hiện tốt việc thu hồi nợ, thực hiện tốt việc lập chi phí dự phòng và tiết kiệm các khoản chi phí văn phòng, điện nước… Bên cạnh đó Ngân hàng đưa ra nhiều dịch vụ ngân hàng khác và công tác phục vụ khách hàng tại quầy giao dịch được chú trọng hàng đầu. Năm 2008 MB - Huế có thực hiện tăng lương 2 lần cho nhân viên, nhưng điều đó cũng không làm cho lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng giảm xuống, mà vẫn tăng lên 1.884 triệu đồng tương ứng tăng 5.330 triệu đồng so với năm 2007. Qua phân tích, có thể thấy được rằng hoạt động kinh doanh của MB - Huế khá hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận khá cao. Vì vậy, Ngân hàng cần phát huy và phát triển hơn nữa những thế mạnh sẵn có của mình để có thể giữ vững được tốc độ tăng trưởng như hiện nay. 2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI MB - HUẾ 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại MB - Huế Sơ đồ 5: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại MB - Huế Kế toán trưởng BP Giao dịch KT Nội bộ BP Kho quỹ Chú thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Bộ phận giao dịch: Hưỡng dẫn, giới thiệu và tư vấn sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng tới khách hàng. Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm (mở mã khách hàng, mở tài khoản…). Thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm dân cư, thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế. Đảm nhận nghiệp vụ thẻ MB, quản lý các tài khoản tiền gửi,... của khách hàng.Chi trả kiều hối (Western Union,…), thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận kho quỹ: Thực hiện kiểm đếm, đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp thời. Tiếp quỹ cho các GDV và quỹ các PGD trực thuốc theo quy định. Thực hiện kiểm kê tồn quỹ định kỳ và đột xuất theo quy định, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ. Bộ phận kế toán nội bộ: Tiếp nhận, kiểm tra số liệu phát sinh hàng ngày của các đơn vị trực thuộc. Kiểm soát hoạt động thanh toán của toàn Chi nhánh đối với các đơn vị trong nội bộ Ngân hàng và bên ngoài. Hưỡng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán do các đơn vị trực thuộc chi nhanh thực hiện, đề xuất các biện pháp xử lý các trường hợp sai sót. Quản lý thanh khoản toàn Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc để đảm bảo an toàn chi trả và chấp hành định mức thanh khoản. Hạch toán, kiểm soát các khoản thu nhập, chi phí của toàn Chi nhánh và các PGD trực thuộc, xây dựng kế hoạch thu nhập, chi phí của toàn Chi nhánh. Lập các báo cáo thuộc bộ phận quản lý theo sự phân công của BGĐ cho các cơ quan hữu quan và HO. 2.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ - tài khoản Tất cả các chứng từ thanh toán của chủ thể đều được lập trên mẫu in sẵn của Ngân hàng in và nhượng bán. Các chứng từ đó phải được lập đầy đủ các liên, viết hoặc in rõ ràng, không được tẩy xóa và nộp vào Ngân hàng theo đúng quy định. Ngân hàng được từ chối thanh toán khi chủ thể vi phạm những quy định về thanh toán hiện hành. Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng tuân thủ theo các Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, 1146/2004/QĐ-NHNN ngày 10/9/2004, 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005…/2006/QĐ-NHNN ngày 00/6/2006 của thống đốc NHNN Việt Nam 2.2.3. Tổ chức vận dụng hình thức ghi sổ kế toán Hiện nay Ngân hàng Quân đội đang sử dụng hình thức kế toán máy, ứng dụng phần mềm T24, lập trình theo hình thức Nhât ký chứng từ. T24 là phần mềm dành riêng cho hệ thống Ngân hàng do tập đoàn Temenos Thủy Sĩ cung cấp. Sơ đồ 6: sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy Chứng từ kế toán PHẦN MỀM KẾ TOÁN SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết (1b) (3a) (1a) (2) - BC tài chính - BC quản trị Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (3b) (4) MÁY VI TÍNH Chú thích: : Nhập số liệu hàng ngày :In sổ, báo cáo cuối ngày, cuối tháng… : Đối chiếu, kiểm tra T24 là một phần mềm có hệ thống hiện đại, linh hoạt và tích hợp, có thể đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng ở mức chi nhánh cũng như mức trụ sở chính, đáp ứng các yêu cầu trực tuyến và môi trường xử lý tức thời. Mức độ tích hợp cao trong một hệ thống có thiết kế nhấn mạnh vào xử lý thông suốt, và tính linh hoạt của các thông số sẽ giúp cho hệ thống hoạt động chính xác và theo sát các thông lệ và các yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng. Hiện nay ở Việt Nam đã có 4 Ngân hàng sử dụng phần mềm T24 của Temenos là Sacombank, Techcombank, SeABank và MB 2.2.4. Các chế độ sổ sách kế toán đang được áp dụng tại Ngân hàng Đơn vị ghi sổ: Ngoài đơn vị VND, Ngân hàng Quân đội còn thực hiện việc ghi sổ hầu hết tất cả các loại tiền thông dụng trên thế giới bao gồm USD, EUR… Năm tài chính: bắt đầu từ ngày 01/01/X và kết thúc vào ngày 31/12/X Chế độ báo cáo: Hệ thống báo cáo tài chính tại Ngân hàng tuân thủ theo Quyết định số 16/2007QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Hiện nay Ngân hàng đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Phương pháp dự thu/ chi lãi: 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI T.T HUẾ. 2.3.1. Tình hình thanh toán KDTM tại MB - Huế Xuất phát từ đặc điểm của đặc điểm của Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực đi vay để cho vay, phục vu nền kinh tế để nhằm mục đích làm cho vốn tiền tệ sinh sôi. Một trong những nguồn vốn có khả năng sinh lời nhiều nhất cho hoạt động của Ngân hàng là nguồn vốn thanh toán. Để huy động được nguồn vốn này, ngoài việc mở rộng quy mô hoạt động, Ngân hàng còn chú trọng tới việc vận động khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng mình để thanh toán qua Ngân hàng với thủ tục đơn giản, áp dụng nhiều biện pháp thanh toán mới, hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường. Để hiểu rõ thực trạng công tác thanh toán KDTM tại Ngân hàng, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về những kết quả đạt được của đơn vị trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán KDTM qua hai năm 2007 và 2008. Bảng 4: Doanh số thanh toán chung của MB - Huế trong năm 2007 và 2008 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 Doanh số % Doanh số % +/_ % 1. Thanh toán tiền mặt 2.289.578 87,65 3.052.770 87,11 763.192 33,34 2. Thanh toán KDTM 322.470 12,35 451.560 12,89 129.090 40,03 a. Uỷ nhiệm chi 311.670 11.93 415.560 11,86 103.890 33,33 b. Thanh toán thẻ 10.800 0,42 36.000 1,03 25.200 233,33 Tổng 2.612.048 3.504.330 892282 34,16 (Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Quân đội - Huế) 2.3.2. Kế toán các phương tiện thanh toán KDTM tại MB - Huế 2.3.2.1. Tài khoản và chứng từ dùng trong kế toán thanh toán KDTM a, Tài khoản dùng trong kế toán thanh toán KDTM Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VND/ ngoại tệ (TK 4211/4221) Dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam/ ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi không kỳ hạn (chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán qua ngân hàng). Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào để tạo nguồn vốn thanh toán. Bên Nợ: Số tiền khách hàng rút ra để thanh toán. Dư có: Số tiền khách hàng đang gửi tại Ngân hàng Tài khoản này có thể có số dư Nợ trong điều kiện khách hàng được Ngân hàng cho phép thấu chi, mức dư Nợ cao nhất bằng Hạn mức thấu chi. Tài khoản tiền ký quỹ bằng đồng Viêt Nam/ ngoại tệ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc: TK 4271 TK tiền gửi để mở thư tín dụng: TK 4272 TK tiền gửi để đảm bảo thanh toán thẻ: TK 4273 Dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam/ ngoại tệ mà Ngân hàng nhận ký quỹ, ký cước của khách hàng để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo hợp đồng đã ký Bên Có: Số tiền khách hàng gửi để đảm bảo thanh toán Bên Nợ: Số tiền ký gửi đã sử dụng để thanh toán cho người hưởng Dư Có: Số tiền khách hàng đang ký gửi tại Ngân hàng để đảm bảo thanh toán Tài khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam/ ngoại tệ (TK 2111/2141) Dùng trong các trường hợp khách hàng được Ngân hàng cho vay để thực hiện nghiệp vụ thanh toán với đối tác. Bên Nợ: Số tiền Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay Bên Có: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước trả nợ Số tiền chuyển sang nợ quá hạn Dư Nợ: Số tiền các tổ chức, cá nhân trong nước đang nợ trong hạn Các tài khoản liên quan khác: Chuyển tiền phải trả: TK 454/455 Thu phí dịch vụ thanh toán: TK 711 Thuế GTGT phải nộp: TK 453 Thuế GTGT đầu vào: TK 353 Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng: TK 501 Tiền mặt bằng đồng Việt Nam: TK 101 Thiếu mất tiền chờ xử lý: TK 3614 Thừa Quỹ chờ xử lý: TK 461 ……… b, Chứng từ dùng trong kế toán thanh toán KDTM Chứng từ dùng trong nghiệp vụ thanh toán có thể là chứng từ bằng giấy như giấy uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, phiếu nộp tiền, phiếu chuyển khoản, bảng kê…hoặc chứng từ điện tử như lệnh chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng…Thích ứng với mỗi hình thức thanh toán có các chứng từ thích hợp. 2.3.2.2. Phương pháp hạch toán các phương tiện thanh toán KDTM 2.3.2.2.1. Thanh toán Uỷ nhiệm chi Đây là hình thức thanh toán hiện đang được áp dụng nhiều nhất vì hình thức này có phạm vi thanh toán rộng rãi và thuận tiện cho khách hàng Quy trình nghiệp vụ thanh toán uỷ nhiệm chi tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội Thừa Thiên Huế được thực hiện như sau: Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ uỷ nhiệm chi. Khách hàng cầm phiếu uỷ nhiệm chi đã điền theo mẫu lập sẵn của Ngân hàng Quân đội đến quần giao dịch tại MB - Huế yêu cầu Ngân hàng trích từ tài khoản của mình trả cho người thụ hưởng có tên trong phiếu uỷ nhiệm chi đã lập. Bước 1: Giao dịch viên (GDV) nhận lệnh thanh toán chuyển khoản uỷ nhiệm chi của khách hàng, kiểm tra nội dung của các lệnh này Bước 2: Nếu các yếu tố hợp lệ qua kiểm tra, GDV ghi ngày, tháng, năm và ký vào phần quy định, nhập dữ liệu vào hệ thống và lựa chọn phương thức phù hợp với nội dung. Nếu thanh toán trong cùng hệ thống MB: Lúc này GDV sử dụng phân hệ Fund Transfer Module của phần mềm T24 để thực hiện nhập giao dịch cho khách hàng. GDV in các chứng từ liên quan nếu có và chuyển chứng từ cho cán bộ phụ trách/ kiểm soát để ký và phê duyệt giao dịch và tạo bút toán. Ví dụ: Ngày 24/12/2008, nhân viên của công ty TNHH 1 TV Tín Phương mang giấy ủy nhiệm chi đã ký và đóng đấu của Giám đốc tới PGD Bắc Trường Tiền_ MB - Huế để giao dịch chuyển khoản 680 triệu đồng cho Xí nghiệp TOYOTA Đà Nẵng có tài khoản tại MB - Đã Nẵng. (Mẫu uỷ nhiệm chi ở trang kế). Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của ủy nhiệm chi, GDV hạch toán giao dịch như sau: Nợ TK 4211 "Tín Phương": 680.000.000 VND Có TK 4211 "TOYOTA Đà Nẵng": 680.000.000 VND (Kỳ thực Ngân hàng Quân đội thực hiện mã hóa tài khoản khách hàng trong tất cả các giao dịch và hạch toán, theo cấu trúc sau: xxx.yy.zzzzz.ttt Trong đó: xxx: Là mã Chi nhánh: VD MB - Huế là 503 yy: Là mã tài khoản: VD TK thanh toán cá nhân là 01, tổ chức là 11 zzzzz: Là số thứ tự của tài khoản ttt: Là mã số kế toán do hệ thống mã hóa Ví dụ: Mã tài khoản thanh toán của Công ty TNHH Tín Phương là 5031100016002) Sau đó GDV in các chứng từ liên quan chuyển qua cho cán bộ kiểm soát ký và phê duyệt). 01 liên chính làm chứng từ gốc để lưu chứng từ kế toán 01 liên điệp báo Nợ cho đơn vị trả tiền 01 liên điệp báo Có cho đơn vị hưởng Nếu thanh toán cho đơn vị hưởng ngoài hệ thống MB: Căn cứ vào Ngân hàng phục vụ đơn vị hưởng để lựa chọn hình thức thanh toán chuyển tiền phù hợp nhất và xử lý hạch toán như sau: Thanh toán bù trừ: (Hiện nay MB - Huế thực hiện thanh toán bù trừ với hầu hết các ngân hàng đóng trên địa bàn T.T Huế và các NHTM lớn khác ngoài địa bàn như VIETCOMBANK, VIETINBANK, BIDV, AGRIBANK..). Căn cứ vào liên chứng từ gốc để nhập liêu. GDV sử dụng phân hệ chuyển tiền trong T24 để nhập liệu, hệ thống sẽ tự động tạo các bút toán. Do Ngân hàng Quân đội thực hiện thu phí chuyển tiền đối với những giao dịch chuyển khoản không cùng hệ thống MB. Ví dụ: Ngày 07/01/2009, Bà Tôn Nữ Quỳnh Nga - Chủ DNTN Nga Hiền có số tài khoản tại MB - Huế là 5031100008007 mang giấy ủy nhiệm chi tới PGD Bắc Trường Tiền_MB - Huế, yêu cầu Ngân hàng trích từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản của Công ty CP ViNaCafe Biên hòa tại Ngân hàng Công thương Biên hòa số tiền là 250 triệu đồng. (Mẫu uỷ nhiệm chi ở trang kế) GDV thực hiện nhập liệu và hệ thống tự tạo bút toán: a, Nợ TK 4211 Tiền gửi thanh toán "Nga Hiền": 250.068.750 VND Có TK 454 chuyển tiền phải trả: 250.000.000 VND Có TK 711 phí dịch vụ thanh toán: 62.500 VND Có TK 4531 VAT phải nộp: 6.250 VND b, Nợ TK 454 chuyển tiền phải trả: 250.000.000 VND Có TK 5012 thanh toán bù trừ của NHTV 250.000.000 VND Sau khi nhập liệu, GDV in các chứng từ mà hệ thống tự hạch toán, chuyển chứng từ sang cán bộ kiểm soát để ký và phê duyệt. Sau khi hoàn thành thực hiện lưu: 01 liên điệp làm giấy báo Nợ đơn vị trả tiền Liên gốc và 02 liên điệp còn lại chuyển sang bộ phận thanh toán bù trừ để lập bảng kê thanh toán bù trừ (hoặc không lập bảng kê tùy theo quy định của từng địa bàn) chuyển cho đơn vị hưởng qua trung tâm thanh toán bù trừ Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN cùng địa bàn: (Một số các ngân hàng nhỏ lẻ, hoặc mới khai trương MB chưa kịp liện hệ và hợp tác nên sẽ nhờ NHNN T.T Huế chuyển hộ) Căn cứ vào chứng từ gốc, GDV nhập liệu vào T24, hệ thống sẽ tự động tạo các bút toán. Ví dụ: Ngày 26/12/2008, Công ty TNHH Hiệp Thành có số tại khoản tại MB - Huế là 5031100072003 mang giấy ủy nhiệm chi tới PGD Bắc Trường Tiền, yêu cầu Ngân hàng trích từ tài khoản TGTT của mình chuyển cho Công ty TNHH ICIVN tại CITYBANK - TP Hồ Chí Minh với số tiền là 70 triệu đồng ( bao gồm cả phí dịch vụ chuyển tiền) Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của giấy ủy nhiệm chi, GDV thực hiện nhập liệu vào phần mềm T24, hệ thống sẽ tự động tạo bút toán: a, Nợ TK 4211 TGTT "Hiệp Thành": 70.000.000 VND Có TK 454 Chuyển tiền phải trả: 69.972.500 VND Có TK 711 Phí dịch vụ thanh toán: 25.000 VND Có TK 4531 VAT phải nộp: 2.500 VND b, Nợ TK 454 Chuyển tiền phải trả: 69.972.500 VND Có TK 1113 Tiền gửi tại NHNN - Huế 69.972.500 VND Sau khi hệ thống tạo bút toán xong, GDV in các chứng từ liên quan chuyển sang cho cán bộ kiểm soát phê duyệt và ký. Sau khi hoàn thành thực hiện lưu: 01 liên điệp làm giấy báo nợ cho đơn vị trả tiền Liên gốc và một liên điệp còn lại chuyển sang bộ phận thanh toán qua tài khoản tiền gửi để lập bảng kê (hoặc không lập tùy theo quy định của NHNN địa bàn) chuyển cho đơn vị hưởng qua NHNN. 2.3.2.2.2. Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa Hiện tại, Ngân hàng TMCP Quân đội chỉ có một loại hình thẻ duy nhất là thẻ ghi nợ nội địa Active Plus - sản phẩm thẻ ghi nợ kết hợp với bảo hiểm đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Với 3 hạng thẻ là thẻ hạng chuẩn, hạng vàng và hạng đặc biệt. Thẻ Active Plus có đầy đủ các tiện ích mà một thể ghi nợ có thể mang lại. Đến 1/2009 trên địa bàn T.T Huế đã có 3.893 thẻ Active Plus được phát hành và tổng số máy ATM đã được lắp đặt trên địa bàn là 6 máy. Đầu tháng 4/2009 vừa qua, MB - Huế đã tổ chức chương trình Cộng tác viên MB - Huế nhằm đẩy mạnh việc các tổ chức trả lương qua tài khoản tại MB - Huế và phát triển máy POS (Point Of Sale). Dự kiến qua đợt phát triển này, số lượng khách hàng dùng thẻ của MB - Huế sẽ tăng lên đáng kể và qua đó có thể số lượng máy ATM tại địa bàn cũng tăng lên. a) Quy trình phát hành thẻ ghi nợ: Đăng ký mở tài khoản cá nhân: Trường hợp Khách hàng đã giao dịch tại Ngân hàng và đã được cấp mã số khách hàng thì không cần đăng ký mã tài khoản mà chuyển sang đăng ký phát hành thẻ ghi nợ. Trường hợp khách hàng lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng thì khách hàng phải đăng ký thông tin khách hàng mới vào Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân , đồng thời cung cấp cho Ngân hàng 01 bản photo CMND hoặc 01 bản photo hộ khẩu. Đăng ký phát hành thẻ Active plus Khi khách hàng đã có tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, GDV tiến hành phát hành thẻ ghi nợ Active Plus cho khách hàng, yêu cầu khách hàng điền thông tin cá nhân vào Đơn đăng ký phát hành thẻ Phát hành thẻ Active Plus cho khách hàng: Sau khi nhận hồ sơ phát hành thẻ của khách hàng, GDV tiến hành nhập liệu vào hệ thống T24 và in các chứng từ chuyển cho cán bộ kiểm soát ký duyệt. Nếu nơi khách hàng đăng ký mở thẻ là PGD thì GDV phải lập bảng kê phát hành thẻ chuyển về BP thẻ tại Chi nhánh. Còn nếu ở Chi nhánh thì lập bảng kê phát hành thẻ gửi thẳng lên Trung tâm thẻ. Sau 5 ngày, Trung tâm thẻ tại hội sở tiến hành trả thẻ và mã PIN của khách hàng cho MB - Huế (Đối với các Chi nhánh Cấp 1 khác địa bàn Hà Nội, TTT sẽ gửi thẻ và mã PIN vào hai phong bì riêng biệt, có dấu niêm phong và chuyển bằng thư đảm bảo theo hai chuyến khác nhau). Sau khi nhận thẻ về, GDV thực hiện giao thẻ và hưỡng dẫn cách sử dụng cho khách hàng. b, Quy trình thanh toán Hạch toán thu phí phát hành: Khi phát hành thẻ cho khách hàng, Ngân hàng sẽ tiến hành thu phí phát hành thẻ, GDV thực hiện việc nhập liệu nghiệp vụ vào máy. Vidụ: Ngày 19/12/2008, khách hàng Bùi Hữu Quốc Hòa đến PGD Bắc Trường Tiền_MB - Huế để làm thẻ ghi nợ nội địa Active Plus. Do khách hàng Quốc Hòa phát hành mới tài khoản nên cần điền đầy đủ thông vào Giấy đăng ký mở tài khoản cá nhân và Đơn đăng ký phát hành thẻ. Sau khi hoàn tất việc cung cấp thông tin, khách hàng Quốc Hòa phải nộp lệ phí phát hành thẻ là 50.000 VND (chưa bao gồm VAT), số dư tối thiểu trong tài khoản là 50.000 VND, phí sử dụng hàng tháng là 5.000 VND. Việc hạch toán thu phí như sau: GDV nhập liệu và lập phiếu thu phí phát hành thẻ cho khách hàng. (mẫu phiếu thu ở trang kế). Hệ thống tự động hạch toán: Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị: 55.000 VND Có TK 711 Thu phí phát hành thẻ: 50.000 VND Có TK 4531 VAT thu phí phát hành: 5.000 VND GDV lập thêm Giấy nộp tiền mặt (trang kế) việc khách hàng nộp thêm 50.000 VND vào tài khoản để làm số dư ban đầu: Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị: 50.000VND Có TK 4211 TGTT " Quốc Hòa": 50.000 VND Sau khi hoàn thành việc hạch toán, GDV in các chứng từ chuyển cho cán bộ kiểm soát ký duyêt. 01 liên điệp gửi cho khách hàng 01 chứng từ gốc lưu BP khách hàng cá nhân Trường hợp khách hàng bị mất thẻ hoặc có nhu cầu cấp lại thẻ, khách hàng cần mang theo CMND tới Ngân hàng để yêu cầu phát hành lại thẻ. Lệ phí mỗi lần phát hành lại thẻ là 40.000 VND (chưa bao gồm VAT) Giao dịch viên thực hiện hạch toán: Nợ TK 1011 Tiền mặt tại đơn vị: 44.000 VND Có TK 711 Thu phí phát hành lại thẻ: 40.000 VND Có TK 4531 VAT phí phát hành lại thẻ: 4.000 VND Hạch toán giao dịch bằng thẻ tại máy ATM: GIAO DỊCH RÚT TIỀN: Hiện tại, chủ thẻ Active Plus của có thể thực hiện giao dịch tại các máy ATM của Ngân hàng Quân đội và gần 25 Ngân hàng trong cùng liên minh thẻ Smartlink. Bảng 5: Hạn mức rút đối với thẻ Active Plus HẠN MỨC LOẠI THẺ Hạng chuẩn B Hạng Vàng G Hạng Đặc Biệt D Số tiền rút tối đa 1 lần 2.000.000 đ 2.000.000 đ 2.000.000 đ Số tiền rút tối thiểu 1 lần 50.000 đ 50.000 đ 50.000 đ Hạn mức rút tiền/ ngày 10.000000 đ 15.000.000 đ 20.000.000 đ Số lần rút tối đa/ ngày 10 lần 15 lần 20 lần Hạn mức chi tiêu Toàn bộ số dư Toàn bộ số dư Toàn bộ số dư ( Nguồn www.militarybank.com.vn) Các giao dịch rút tiền tại máy ATM của Ngân hàng khác hoàn toàn miễn phí mặc dù hiện nay nhiều ngân hàng đã thực hiện thu phí dịch vụ giao dịch trên máy ATM. Tuy nhiên, Ngân hàng Quân đội hiện đang đứng ra chi trả phí này cho khách hàng. Ví dụ: Ngày 26/12/2008, Bùi Hữu Quốc Hòa thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM đặt ở MB - Huế số 3 Hùng Vương - TP Huế. Số tiền 1.500.000 VND, máy sẽ tự động hạch toán: Nợ TK 4211 TGTT "Quốc Hòa" : 1.500.000 VND Có TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM : 1.500.000 VND GIAO DỊCH CHUYỂN TIỀN: Hiện tại dịch vụ chuyển khoản bằng thẻ chỉ thực hiện thanh toán chuyển khoản trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Quân đội mà chưa thực hiện thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng khác hệ thống Ví dụ: Ngày 15/01/2009, khách hàng Bùi Hữu Quốc Hòa đến máy ATM đặt ở MB - Huế số 3 Hùng Vương - TP Huế để thực hiện giao dịch chuyển tiền cho khách hàng Nguyễn Lê Đông có tài khoản tại MB - TP Hồ Chí Minh, số tiền 5.000.000 VND. Máy tự động hạch toán như sau: Nợ TK 4211 TGTT "Quốc Hòa" : 5.000.000 VND Có TK 4211 TGTT "Lê Đông" : 5.000.000 VND Hạch toán thừa thiếu quỹ ATM: Định kỳ, nhân viên của bộ phận kế toán và thủ quỹ sẽ đi kiểm tra và tiếp quỹ cho các máy ATM. Trong một số trường hợp có sự cố như tiền khách hàng muốn rút bị rơi vào các hộp đựng tiền rỗng mà không ra ngoài thì quỹ ATM bị dư tiền, một số trường hợp máy bị lỗi thì số tiền rút ra nhiều hơn so với yếu cầu thì quỹ ATM bị thiếu hụt. Các trường hợp này được xử lý như sau: Trường hợp thiếu quỹ ATM: Ví dụ: Ngày 31/02/2009, nhân viên kế toán và thủ quỹ của MB - Huế đi kiểm tra và tiếp quỹ cho máy ATM đặt tại xã Thủy Dương, Hương Thủy, T.T Huế thì phát hiện thiếu quỹ 500.000 VND. Nhân viên tiếp quỹ lập biên bản kiểm tra quỹ máy ATM đồng thời hạch toán như sau: Nợ TK 3614 Thiếu quỹ chờ xử lý : 500.000 VND Có TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM : 500.000 VND - Khi xác định được nguyên nhân do lỗi của khách hàng và khách hàng trả tiền trực tiếp. Hạch toán: Nợ TK 4211 TGTT KH : 500.000 VND Có TK 3614 Thiếu quỹ chờ xử lý : 500.000 - Trường hợp nguyên nhân là do cán bộ gây ra thì hạch toán: Nợ TK 3615 Các khoản bồi thường của cán bộ, nhân viên : 500.000 VND Có TK 3614 Thiếu quỹ chờ xử lý : 500.000 VND - Trường hợp không xác định được nguyên nhân do khách quan thì hạch toán như sau: Nợ TK 890 Chi phí bất thường : 500.000 VND Có TK 3614 : 500.000 VND - Nếu thiếu quỹ đã hạch toán vào chi phí, nhưng sau đó thu hồi được từ khách hàng thì hạch toán: Nợ TK 4211 TGTT KH : 500.000 VND Có TK 790 Thu nhập khác : 500.000 VND Trường hợp thừa quỹ ATM: Ví dụ: Ngày 15/03/2009, nhân viên kế toán và thủ quỹ của MB - Huế kiểm tra và tiếp quỹ cho máy ATM đặt tại MB - Huế số 3 Hùng Vương - TP Huế thì phát hiện thừa tiền trong quỹ ATM, số tiền 200.000 VND. Sau khi đã lập biên bản kiểm tra quỹ máy ATM thì tiến hành hạch toán: Nợ TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM : 200.000 VND Có TK 461 Thừa quỹ chờ xử lý: 200.000 VND - Trường hợp xác định rõ nguyên nhân do lỗi của máy, trả lại tiền cho khách hàng thì hạch tóan như sau: Nợ TK 461 Thừa quỹ chờ xử lý : 200.000 VND Có TK 1014 Tiền mặt tại máy ATM: 200.000 VND - Trường hợp khách hàng đến nhận tiền tại Ngân hàng: Nợ TK 461 Thừa quỹ chờ xử lý : 200.000 VND Có TK 4211 TGTT KH : 200.000 VND - Trường hợp tiền thừa không xác định được nguyên nhân và không có khách hàng khiếu nại sau thời gian 01 tháng kể từ ngày phát hiện quỹ thừa: Nợ TK 461 Thừa quỹ chờ xử lý : 200.000 VND Có TK 790 Thu nhập khác : 200.000 VND CHƯƠNG III MỘT SỐ BIÊN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KDTM TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI THỪA THIÊN HUẾ 3.1. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA MB - HUẾ TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KDTM 3.1.1. Những kết quả đạt được Từ những kết quả đạt được của hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh Ngân hàng Quân đội T.T Huế thì dịch vụ thanh toán KDTM đã có những đóng góp đáng kể. Những kết quả đó không chỉ là giá trị về mặt lợi nhuận mà còn là giá trị về mặt thương hiệu của Ngân hàng. Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán KDTM mà các tổ chức ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất hiện nay tại Ngân hàng. Với phạm vi thanh toán toàn quốc, thủ tục thanh toán nhanh và linh hoạt; Ủy nhiệm chi của Ngân hàng đã và đang tạo dựng được niềm tin ở khách hàng, nâng cao uy tín của MB - Huế trong lĩnh vực thanh toán KDTM. Điều này đem lại cho MB - Huế nguồn lợi nhuận không nhỏ từ việc thu phí dịch vụ này. Hệ thống tài khoản của khách hàng được mở và quản lý chặt chẽ qua hệ thống mạng nội bộ. Số lượng thẻ Active Plus và máy ATM tăng lên với tốc độ ngoạn mục. Nếu như tại thời điểm tháng 01/2008 trên địa bàn số lượng thẻ của MB - Huế là 1.069 và số máy ATM là 01 máy, thì tính đến 01/2009 con số này đã tăng lên 3.983 thẻ (tăng tương ứng 372,6%) và 06 máy ATM. Không dừng lại ở đó, đầu tháng 4/2009, MB - Huế triển khai chương trình Cộng tác viên đẩy nhanh phát triển trả lương qua thẻ đối với các tổ chức và lắp đặt máy POS. Đây là một trong những nỗ lực của MB - Huế trong việc phát triển và chiếm lĩnh thị trường còn rất tiềm năng này. Chất lượng của các hình thức thanh toán ngày càng được cải thiện. Tổng khối lượng và số lượng thanh toán KDTM của tất cả các hình thức thanh toán qua Ngân hàng tăng trưởng đều đặn qua các năm với tốc độ tăng tương đối cao. Các phương thức thanh toán đã được đi vào nề nếp và ổn định, xử lý kịp thời mọi giao dịch thanh toán đi qua Ngân hàng. Đồng thời công tác thanh toán đã sớm được tin học hóa trong toàn bộ hệ thống, đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, quản lý hồ sơ một cách khoa học và an toàn, đáp ứng kịp thời cho hoạt động chỉ đạo điều hành kinh doanh. 3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.1.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thanh toán KDTM tại MB - Huế vẫn còn một số hạn chế mà từ đó ta có thể khai thác để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ này. Việc triển khai mở rộng phạm vi thanh toán KDTM trong dân cư còn chậm và hạn chế. Số lượng các giao dịch của hoạt động này chủ yếu tập trung ở các tổ chức kinh tế và một bộ phận dân cư thường xuyên sử dụng dịch vụ này với số lượng rất khiêm tốn. Hình thức thanh toán KDTM chưa đa dạng, chỉ mới áp dụng 2 hình thức là ủy nhiệm chi và thanh toán thẻ mà chưa có các hình thức khác như Séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu hay thư tín dụng… Chỉ mới phát hành được một loại thẻ là thẻ ghi nợ mà chưa phát hành được các loại thẻ tín dụng và thẻ đặc thù cho từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như thẻ chứng khoản, thẻ bất động sản… Số lượng thẻ của Ngân hàng Quân đội trên địa bàn so với các ngân hàng TMCP khác còn ở mức khiêm tốn, pham vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố, đối tượng sử dụng chủ yếu là tầng lớp công chức, viên chức đang làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp, khu chế xuất và tới đây là các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Việc tăng nhanh số lượng thẻ phát hành lại không tương ứng với việc tăng thêm các máy ATM. Do đó vẫn còn tình trạng khách hàng phải chờ đợi tại các máy ATM. Ngoài ra, việc chuyển tiền qua thẻ ATM được đánh giá là tiện lợi nhất hiện nay. Tuy nhiên, Ngân hàng Quân đội chỉ mới có thể triển khai được việc chuyển tiền giữa hai tài khoản thẻ ATM cùng hệ thống MB, còn việc chuyển tiền giữa thẻ của hệ thống MB sang tài khoản của một hệ thống ngân hàng khác thì vẫn chưa thực hiện được. 3.1.2.2. Nguyên nhân Những hạn chế trong dịch vụ thanh toán KDTM của Ngân hàng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, nền kinh tế vẫn nặng về thanh toán tiền mặt. Trong thực tế hiện nay, các ngân hàng vẫn gặp nhiều khó khăn về tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân. Quan điểm "Đồng tiền đi liền khúc ruột" đã ăn sâu đối với người dân, đặc biệt là người dân Cố đô Huế. Từ xưa, người dân đã có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt, họ dường như không quan tâm nhiều đến những hình thức thanh toán KDTM. Mặt khác, do thu nhập thấp, trình độ am hiểu về thanh toán KDTM còn hạn chế, vì thế họ không thấy được lợi ích của hoạt động thanh toán KDTM. Các hình thức thanh toán KDTM đã và đang được sử dụng tại Viêt Nam, nhưng số người sử dụng các hình thức này còn rất ít so với tổng dân số. Đặc biệt tại Thừa Thiên Huế, hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp còn lạc hậu, chẳng hạn như séc hay thư tín dụng thì hầu như chỉ có một số các cơ quan, tổ chức sử dụng. Dịch vụ thẻ thì đa phần là người dân tại các thành phố sử dụng, còn các vùng nông thôn hầu như chưa biết đến phương tiện thanh toán này. Thứ hai, môi trường cạnh tranh gay gắt. Trong những năm gần đây, thị trường thẻ trên địa bàn diễn ra rất sôi động. Các ngân hàng đều lao vào phát triển hoạt động thẻ, một trong những nghiệp vụ bán lẻ không những đem lại lợi nhuận đáng kể mà qua đó có thể quảng bá thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh thẻ tại MB - Huế và làm cho thi phần thẻ của Ngân hàng bị thu hẹp. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, các chính sách Marketing của MB - Huế chưa phù hợp để thu hút khách hàng, chưa chủ động tuyên truyên với khách hàng, chưa thực hiện những biên pháp ưu đãi để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM. Chính sách khách hàng và hoạt động Marketing không hiệu quả dẫn đến sự phát triển dịch vụ thanh toán KDTM kém vì khó có thể biết được nhu cầu chính xác của khách hàng. Việc đầu tư vào sự phát triển các hình thức thanh toán KDTM thường đòi hỏi chi phí lớn, thêm vào đó là chi phí công nghệ thông tìn và đào tạo cho nhân viên để nâng cao năng lực, mặt khác thì nhu cầu sử dụng các hình thức này trên địa bàn không cao nên MB - Huế vẫn chưa triển khai các hình thức thanh toán hiện đại khác như Séc hay Ủy nhiệm thi, Thu tín dụng (L/C)…, và các phương thức thanh toán cũng chỉ đang dừng lại ở thanh toán nội bộ hệ thống, thanh toán bù trừ và thanh toán qua tiền gửi tại NHNN. Số lượng máy ATM trên địa bàn còn ít, chủ yếu dặt ở trung tâm lớn, khu công nghiệp, chế xuất lớn, phục vụ chủ yếu nhu cầu các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản. Vì thế, cữ mỗi lần Ngân hàng thực hiện đổ lương cho doang nghiệp thì sau đó, lượng công - nhân viên đi rút tiền một cách ồ ạt, gây nên tình trạng ách tắc hay cháy quỹ tại ATM. Công tác tuyên truyền và quảng bá các tính năng cũng như cách sử dụng thẻ còn hạn chế. Ngân hàng còn đang chú trọng phát triển thẻ tại các tổ chức mà chưa đi vào khu vực học sinh - sinh viên, đối tượng có nhu cầu sử dụng thẻ ATM nhiều nhất hiện nay. 3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KDTM TẠI CHI NHANH NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI T.T HUẾ. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt "Đề án thanh toán KDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020" bằng Quyết định số 291/2006/QĐ - TTg. Đề án này hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ có tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là 15%, số lượng tài khoản cá nhân đạt 45 triệu người, hơn 90% người lao động lĩnh lương qua tài khoản, 95% khoản thanh toán của các doanh nghiệp qua ngân hàng… Như vậy, thanh toán KDTM đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay mà các tổ chức, cá nhân trong nước phải cùng góp sức để đạt được mục tiêu đề ra, tiến tới "văn minh thanh toán", làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên năng động và linh hoạt hơn. Và Ngân hàng là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc đưa phương thức thanh toán KDTM đi sâu vào người dân, bởi vì thanh toán KDTM chỉ có thể thực hiện được khi chủ thể thanh toán mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng. Muôn nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán KDTM trong toàn xã hội thì trước hết phải nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán vốn trong mỗi Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đang nỗ lực cố gắng hoàn thiện dần những dịch vụ của mình theo xu hướng phát triển nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng cũng như yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Dưới đây, tôi xin được đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán thanh toán KDTM tại Chi nhánh Ngân hàng Quân đội T.T Huế. 3.2.1. Tuyên truyền quảng cáo rộng rãi, tăng cường các chương trình marketinh giới thiệu về dịch vụ thanh toán KDTM Để giúp cho người dân từ bỏ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề cơ bản về cách sử dụng cũng như các tiện ích của thanh toán KDTM qua Ngân hàng. Để đưa những thông tin này đến người dân, MB - Huế có thể sử dụng nhiều hình thức: Panô, apphich, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài báo hay truyền hình… ở địa bàn T.T Huế. Theo quan sát và tìm hiểu cho thấy, các tiện ích về thanh toán KDTM của MB - Huế chủ yếu là do khách hàng có nhu cầu và tự tìm hiểu. Vì thế, phía Ngân hàng cần chủ động tuyên truyển, "đi sâu, đi sát" phổ biến cho dân, đặc biệt nhấn mạnh đến tiện ích của việc mở tài khoản giao dịch và sử dụng các hình thức thanh toán tại Ngân hàng. Hiện nay, MB - Huế chỉ chú trọng căng các Panô, apphích tại trụ sở của Chi nhánh và PGD các chương trình ưu đãi, khuyến mãi về các sản phẩn, dịch vụ cho vay, huy động vốn mà chưa có chưa chú trọng đưa những hình thức quảng bá về sản phẩm thẻ Active Plus của Ngân hàng. Vì thế cần đưa ra các chương trình khuyễn mãi mở tài khoản, giảm hoặc miễn phí mở thẻ cho khách hàng, qua đó thu hút được nhiều người đến đăng ký và giao dịch thanh toán tại Ngân hàng. 3.2.2. Hoàn thiện và tăng cường cung ứng các phương tiện thanh toán KDTM. Thanh toán qua hình thức uỷ nhiệm chi vốn là thế mạnh của Ngân hàng hiện nay rất được khách hàng ưa chuộng sử dụng do tình an toàn, nhanh chóng cũng như tiện lợi của nó. Tuy nhiên điều đó là chưa đủ để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về thanh toán. Vì thế ngoài việc phải hoàn thiện công tác thanh toán uỷ nhiệm chi, mở rộng và phát triển đối với thanh toán thẻ, MB - Huế nên mạnh dạn đưa ra cung ứng các hình thức khác như uỷ nhiệm thu, séc hay thư tín dung (L/C). Đặc biệt là thanh toán bằng séc, bao gổm séc chuyển khoản, séc bảo chi.. 3.2.3. Gia tăng thêm tiện ích cho thẻ Active Plus, phát triển về chủng loại thẻ thanh toán Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến hiện có, với số lượng khách hàng sử dụng thẻ ngày càng tăng thì hệ thống giao dịch tự động (ATM) có khả năng hỗ trợ cho các giải pháp phát triển thêm tiện ích cho chủ thẻ. Vì vậy Ngân hàng Quân đội cần có kế hoạch phát triển sản phảm thẻ cấp thiết hơn nữa như một phương tiện chính sử dụng thanh toán cho các mục đích chi tiêu hàng ngày như: Thanh toán tiền thuế TNCN, tiền điện, nước. Thanh toán cước thuê bao trả sau, mua card của hầu hết các mạng dịch vụ viễn thông hiện giờ. Thiết nghĩ một chiếc thẻ kết hợp với chiếc thẻ sinh viên mà phụ huynh ở quê có thể dễ dàng đóng tiền học phí, lệ phí thi hay các lệ phí khác liên quan đến ngân sách của trường thì thật tiện lợi. Phụ huynh sẽ yên tâm về khoản học phí, lệ phí của sinh viên không bị sử dụng sai mục đích của nó. Thị trường chứng khoản đang nóng lên từng ngày, với một chiếc thẻ ATM trên tay mà có thể thực hiện mua bán chứng khoán sẽ rất đựoc khách hàng ưa chuộng. Đời sống nhân dân mà đặc biệt là người dân Huế nói riêng đang ngày một tăng lên, nhu cầu đi du lịch nước ngoài và mua sắm đang dần trở nên tất yếu. Một chiếc thẻ tín dụng nước ngoài của MB sẽ được đông đảo người dân chào đón. Ngoài ra, Ngân hàng nên hạn chế giải ngân các khoản vay bằng tiền mặt, nếu thực hiện được điều này thì lợi ích mang lại cho Ngân hàng rất lớn. Đầu tiên, Ngân hàng sẽ tránh được rủi ro khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Chẳng hạn, khách hàng A vay tiền để chi trả tiền hàng cho Ông B thì Ngân hàng sẽ chuyển trả trực tiếp cho Ông B bằng chuyển khoán mà không cần xuất tiền mặt cho khách hàng A. Điều này có thể giúp cho Ngân hàng kiểm soát được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng đồng thời phát triển dịch vụ thanh toán KDTM. Mặt khác, số tiền lẽ ra phải giải ngân cho khách hàng A bằng tiền mặt bây giờ sẽ chuyển sang số dư TGTT, từ đó làm tăng doanh số thanh toán cho Ngân hàng mà không cần phải mất chi phí huy động. Bên cạnh đó, việc tích cực mở rộng mang lưới, loại hình ĐVCNT và lắp đặt thêm các máy ATM sẽ hỗ trợ thêm cho các tiện ích của thẻ để phục vụ khách hàng. 3.2.4. Tổ chức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong tình hình hiện nay, dưới sức ép cạnh tranh thị trường ngày càng tăng, MB - Huế ngoài việc đầu tư, đổi mới công nghệ còn phải nỗ lực hoàn thiện cả về tổ chức lẫn chuyên môn nghiệp vụ nhân viên để có thẻ đáp ứng nhu cầu và diễn biến trên thị trường. Trước tình hình đó, MB - Huế cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thanh toán KDTM. Với nguồn nhân lực lớn mạnh thì MB - Huế sẽ không những có khả năng phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM mà còn hạn chế được những rủi ro trong thanh toán. Để thực hiện mục tiêu này thì trước hết MB - Huế cần có chính sách đầu tư đào tạo cho đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức như: tự đào tạo, gửi cán bộ đi học các lớp huấn luyện nâng cao nghiệp vụ, tổ chức các buổi thảo luận, mời chuyên gia kinh tế để truyền đạt kinh nghiệm…Thông qua các hình thức đào tạo đó sẽ cung cấp thêm các kiến thức chuyên môn, trình độ nghiên cứu và các kỹ năng làm việc với khách hàng. PHẦN III KẾT LUẬN Hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải biết kịp thời áp dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới để đáp ứng những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thanh toán KDTM là loại hình dịch vụ được hiện đại hoá cao trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì loại hình dịch vụ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và mở rộng. Chi nhánh Ngân hàng Quân đội T.T Huế đã luôn cố gắng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán này nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ngân hàng cũng còn không ít những hạn chế do gặp những khó khăn,trở ngại từ nội lực cũng như cơ chế điều hành của NHNN, từ hệ thống pháp luật của Viêt Nam. Phát triển dịch vụ thanh toán KDTM còn là một vấn đề còn liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, để sớm phát triển dịch vụ thanh toán KDTM, góp phần nâng cao vị thế của mình trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, MB - Huế cần thực hiện một hệ thống các giải pháp có tính chiến lược, ổn định và lâu dài. Xuất phát từ nghiên cứu tình hình thực tế tại MB - Huế, em đã đưa ra những suy nghĩ của mình, mong rằng sẽ góp phần nhỏ vào công tác hoàn thiện và mở rộng dịch vụ thanh toán KDTM tại Chi nhánh. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG TS. Nguyễn Thị Thu Hương chủ biên, Giáo trình Kế toán Ngân hàng - Học viện Ngân hàng - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 2005 TS. Tô Ngọc Hưng, TS Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Thị Chiến: Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại - Học viện Ngân hàng _ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tháng 5 năm 2006 Tập thể giáo viên Bộ môn Kế toán Ngân hàng, Tài liệu Kế toán Ngân hàng - Học viên Ngân hàng Hà Nội năm 2007 Các Quyết định nội bộ ban hành về quy chế thanh toán của Ngân hàng Quân đội. Các trang web: www.militarybank.com.vn www.sbv.gov.vn www.vnba.org.vn www.tapchiketoan.com Khoá luận tốt nghiêp của SV: Trần Thị Hương Quỳnh - Khoa kế toán - Tài chính - Trường ĐH Kinh tế Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan