Câu 71: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s và góc ném = 600. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa và tầm bay cao của vật là
a. L = 8,66m; H = 3,75m.
b. L = 3,75m; H = 8,66m.
c. L = 3,75m; H = 4,33m.
d. L = 4,33m; H = 3,75m.
16 trang |
Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập môn Vật lý Lớp 10 Học kì I Năm học 2014 -2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 -2015
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Chuyển động cơ của vật là gì ? Là sự thay đổi vị trí của vật đó đối với các vật khác theo thời gian
Chất điểm là gì ? Một vật được coi là chất điểm khi kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi
Hệ quy chiếu: Một hệ qui chiếu bao gồm
Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc.
Một mốc thời gian và đồng hồ.
4. Nêu ĐN chuyển động thẳng đều:
+ Quĩ đạo: là đường thẳng
+ Tốc độ: không đổi theo thời gian.
5. Các công thức trong chuyển động thẳng đều?
s = v.t , s tỉ lệ thuận với t
6. Phương trình chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.t ( x là hàm bậc nhất theo thời gian )
7. Tốc độ trung bình của chuyển động trên một quãng đường:
Nếu nữa đoạn đường đầu đi với vận tốc v1, nữa quãng đường sau đi với vận tốc v1 thì tốc độ trung bình trên cả quãng đường là:
8. Nêu định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều?
Là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều (nhanh dần đều) hoặc giảm đều theo thời gian (chậm dần đều).
9. Có mấy loại chuyển động thẳng biến đổi đều? Nêu đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
+ Có hai loại chuyển động thẳng biến đổi đều :
Nhanh dần đều : cùng chiều ( a cùng dấu v: a.v>0)
Chậm dần đều : ngược chiều ( a trái dấu v: a.v<0)
+ Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, vec tơ gia tốc không đổi về phương, chiều và độ lớn.
9. Các phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều :
+ Vận tốc ở thời điểm t :
+ Quãng đường đi được ở thời điểm t:
+ Phương trình chuyển động : với x0, v0, a: là hằng số
+ Công thức liên hệ s,v,a ( công thức độc lập thời gian): v2 – vo2 = 2as
10. Định nghĩa sự rơi tự do?
+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
+ Trong trường hợp nếu loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của các vật như sự rơi tự do.
11. 1.Định nghĩa sự rơi tự do:
+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
+ Trong trường hợp nếu loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của các vật như sự rơi tự do.
12. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
+ Phương: thẳng đứng (phương của dây dọi).
+ Chiều: trên xuống dưới.
+ Tính chất : là chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu.
13. Các công thức của chuyển động rơi tự do:
+ v = g.t ; + s = + v2 = 2gs
Câu 14: Nêu đặc điểm cuả chuyển động tròn đều?
- Quỹ đạo là đường tròn
- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau
Câu 15:. Các công thức đặc trưng cho tính tuần hoàn của chuyển động tròn đều:
+ Chu kì. K/h T(s) : là khoảng thời gian chất điểm đi hết một vòng tròn
+ Tần số. K/h f : là số vòng chất điểm đo được trong 1 giây
Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz)
+ Tốc độ góc. K/h (rad/s)
Câu 16: Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc và công thức gia tốc hướng tâm?
+ ;
Câu 17: Chu kì của các kim của đồng hồ:
Tgiây = 60s ; Tphút = 60 phút ; Tgiờ = 12 giờ.
18: Nêu các đại lượng có tính tương đối và không có tính tương đối:
Quỹ đạo có tính tương đối
Vận tốc tính tương đối
Khoảng cách có tính tương đối.
19.Công thức cộng vận tốc:
Các chuyển động cùng chiều:
Các chuyển động ngược chiều:
Các chuyển động vuông góc:
(1) : đối tượng khảo sát
(2) : Hệ quy chiếu chuyển động ( gắn với vật làm đứng yên)
(3) : Hệ qui chiếu đứng yên ( gắn với vật chuyển động)
CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 1: Nêu khái niệm về lực?
Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc (làm vận tốc của vật thay đổi) hoặc làm cho vật biến dạng.
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng?
Là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Câu 3: Nêu điều kiện cân bằng của chất điểm? Trạng thái nào được gọi là trạng thái cân bằng?
+ Hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
+ Trạng thái cân bằng: trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
Câu 3:Viết công thức tính độ lớn của hợp lực?
Nếu vật chịu tác dụng của 2 lực thì
+
+
+
+
à (có thể hoặc không thể)
Câu 4: Nêu nội dung định luật I Newton:
Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc nếu thì:
vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên
Đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 5: Thế nào là quán tính? Chuyển động do quán tính là chuyển động gì? Đại lượng nào đặc trưng cho mức quán tính của vật?
+ Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn.
+ Chuyển động do quán tính là chuyển động thẳng đều.
+ Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Câu 6: Nêu nội dung định luật II Newton:
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
hay
Câu 7: Trọng lực.trọng lượng:
Trọng lực là lực của trái đất tác dụng lên các vật ở gần mặt đất và gây ra gia tốc rơi tự do
hay
Câu 8: Nêu nội dung định luật III Newton
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều (cặp lực trực đối)
Câu 9: Nêu đặc điểm của lực và phản lực?
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 10: Nêu nội dung và công thức định luật vạn vật hấp dẫn?
+ Fhd tỷ lệ thuận với tích m1m2 và tỷ lệ nghịch với r2
+ m1,m2 (kg), r(m)
Câu 11: Viết công thức gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao h? Công thức liên hệ giữa gia tốc rơi tự do ở mặt đất và ở độ cao h:
+ Gia tốc rơi tự do ở độ cao h:
+ Công thức liên hệ giữa gia tốc rơi tự do ở độ cao h và trên mặt đất:
Câu 12: Nêu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo:
+ Chiều: ngược chiều với biến dạng.
+ Độ lớn: tỷ lệ thuận với độ biến dạng
+ Biểu thức: Fdh = k. with k: độ cứng (N/m).
Lò xo dãn:
Lò xo nén:
Câu 13: Viết công thức liên hệ giữa hai lực đàn hồi và công thức điều kiện cân bằng khi treo vật?
+ Fđh2Fđh1=Δl2Δl1
+ Fđh=P.
Câu 14: Nêu đặc điểm của lực ma sát trượt?
+ Chiều: luôn ngược chiều với vận tốc của vật trượt trên một bề mặt.
+ Độ lớn phụ thuộc vào:
Vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Áp lực N ( Fmst tỷ lệ thuận với N).
+ Biểu thức: Fmst = mt.N
Câu 15: Nêu đặc điểm của hệ số ma sát trượt mt ?
Không phụ thuộc vào: diện tích, vận tốc, áp lực (lực ép)
Phụ thuộc vào: vật liệu và tình trạng hai bề mặt tiếp xúc.
Fms
F
N
P
Câu 16: Viết công thức tính gia tốc của vật chịu tác dụng lực trong ba trường hợp: lực tác dụng theo phương ngang, vật tác dụng hợp góc , và vật trượt trên mặt phẳng nghiêng góc ?
+ Lực tác dụng theo phương ngang:
N=P=mg
+ Lực tác dụng hợp với phương chuyển động một góc :
P
Fms
N
α
Fms
F
N
P
+ Vật trượt trên mp nghiêng:
Câu 18: Nêu định nghĩa và biểu thức của lực hướng tâm:
+ ĐN: Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
+ Biểu thức: Fht = maht = = mw2r
Câu 19: Viết phương trình qũy đạo, thời gian từ lúc ném cho đến khi chạm đất, tầm bay xa và vận tốc khi chạm đất của chuyển động ném ngang?
+ Phương trình quỹ đạo : à qũy đạo chuyển động ném ngang là một nhánh parabol
+ Thời gian chuyển động ( thời gian rơi tự do): t =
+ Tầm bay xa: L = vo
+ Vận tốc khi chạm đất:
Câu 20: Lực quán tính
- Điểm đặt : Tại trọng tâm của vật
- Hướng : Ngược hướng với gia tốc của hệ quy chiếu
- Độ lớn : Fqt = m.a
Câu 21: Lực quán tính li tâm
- Chiều: Hướng xa tâm của quỹ đạo
- Độ lớn:
Câu 22: Viết công thức tầm bay xa và bay cao của chuyển động ném xiên?
- Tầm bay xa:
- Tầm bay cao:
BÀI TẬP CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 1: Chọn câu sai khi nói về chuyển động cơ:
A. Là sự thay đổi khoảng cách giữa vật và vật mốc
B. Là sự dời chỗ của vật theo thời gian
C. Là sự thay đổi vị trí của vật
D. A, B đúng
Câu 2: Trường hợp nào sau đây có thể xem vật là chất điểm?
A. Trái đất chuyển động tự quay quanh mình nó
B. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quay quanh Mặt trời
C. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng
D. Tàu hỏa dừng trong sân ga
Câu 3: Chọn câu sai: Chuyển động thẳng đều:
A. Có quỹ đạo là đường thẳng B. Đồ thị x(t) là đường thẳng
C. Quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian D. a = hs
Câu 4: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox: x = 4t - 10 (x: m, t: s). Quãng đường đi được của chất điểm sau 0,5 phút chuyển động:
A. 120 m. B. - 8m. C. 250 m. D. 8 m
Câu 5: Phương trình của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp không xuất phát từ điểm O:
s=vt B. x=x0 + vt C. x=vt D. x = x0 +v0t +at2/2
Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 5+ 60t (x: km, t: h)
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h.
B. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h.
C. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5khm/h.
D. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h.
Câu 7: Một ôtô chạy trên đường thẳng. Trên nửa đầu của đường đi, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 50km/h. Trên nửa sau của quãng đường, ôtô chạy với tốc độ không đổi bằng 60km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường là
A. 55,0km/h B. 50,0km/h C. 60,0km/h D. 54,5km/h
Câu 8: Một chiếc xe máy chạy trong 3 giờ đầu với vận tốc 30 km/h, 2 giờ kế tiếp với vận tốc 40 km/h. Vận tốc trung bình của xe là:
A.v = 34 km/h. B. v = 35 km/h. C. v = 30 km/h. D. v = 40 km/h
Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h.
Câu 9: Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc 0ºA là
A. xA = 40t(km); xB = 120 + 20t(km) B. xA = 40t(km); xB = 120 - 20t(km)
C. xA = 120 + 40t(km); xB = 20t(km) D. xA = 120 - 40t(km); xB = 20t(km)
Câu 10:Thời điểm mà 2 xe gặp nhau là
A. t = 2h B. t = 4h C. t = 6h D. t = 8h
Câu 11: Vị trí hai xe gặp nhau là
A. Cách A 240km và cách B 120km B. Cách A 80km và cách B 200km
C. Cách A 80km và cách B 40km D. Cách A 60km và cách B 60km
Câu 10: 1Trong chuyển động thẳng chậm dần đều:
A. a > 0 B. a.v 0
Câu 11 Chọn câu sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Tốc độ tăng đều theo thời gian B. Quỹ đạo là đường thẳng
C. Gia tốc không đổi D. Vận tốc không đổi
Câu 11: Trong các câu dưới đây câu nào sai?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. Gia tốc là đại lượng không đổi.
D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian
Câu 12: Một chất điểm chuyển động dọc theo trục 0x theo phương trình: với x tính bằng mét, t tính bằng giây. I. Xác định gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm:
A. 0,4m/s2; 6m/s B. -0,4m/s2; 6m/s C. 0,5m/s2; 5m/s D. -0,2m/s2; 6m/s
Câu 13: Vật chuyển động theo phương trình: x = 1 + 6t – 2t2 (x: cm, t: s) (Chiều dương là chiều chuyển động). Chọn nhận xét đúng:
A. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 6m/s
B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc -4m/s2
C. Khi t = 1s thì v = 2 m/s
D. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc -2m/s2
Câu 14: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng:(x:m; t:s).Vận tốc tức thời của chất điểm lúc t= 2s là:
A. 28 m/s. B. 18 m/s C. 26 m/s D. 16 m/s
Câu 15: Phương trình của một vật chuyển động thẳng như sau: x = t2 – 4t + 10 (m,s). Kết luận nào sau đây là sai:
A. Trong 1s đầu xe chuyển động nhanh dần đều. B. Toạ độ ban đầu của vật là 10m.
C. Trong 1s, xe đang chuyển động chậm dần đều. D. Gia tốc của vật là a = 2m/s.
Câu 16: Vật đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được 50m thì vật đạt vận tốc 20m/s. Gia tốc của vật là:
A. 3m/s2 B. 1,5m/s2 C. 4,5m/s2 D. -3m/s2
Câu 17: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 20 giây ôtô đạt vận tốc 14m/s, gia tốc và vận tốc của ôtô sau 40 giây kể từ lúc bắt đầu tăng ga:
A. a = 0,2 m/s2 và v = 18 m/s. B. a = 0,7 m/s2 và v = 38 m/s.
C. a = 0,2 m/s2 và v = 8 m/s. D. a = 1,4 m/s2 và v = 66 m/s.
Câu 18: Một tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40km/h. Quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó là:
A. 500m B. 1000/3m C. 1200m D. 2000/3m
Câu 19: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh. Ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều và sau 6 giây thì dừng lại. Quãng đường s mà ôtô chạy thêm được kể từ lúc hãm phanh là :
A. s = 45m. B. s = 82,6m. C. s = 252m. D. s = 135m.
Câu 20: Một xe máy đang chạy với tốc độ 36km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 20m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Thời gian hãm phanh là:
A. 3s B. 4s C. 5s D. 6s
Câu 21: Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18 km/h. Trong giâu thứ 5 đi được quãng đường 5,9 m. Gia tốc của vật và quãng đường mà vật đi được trong 10s kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động:0,2 m/s2; 60 m B. 0,1 m/s2; 45m
C.0,2 m/s2; 48,1 m D. 0,1 m/s2; 44,05m
Câu 22: Một chất điểm chuyển động biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0 = 18km/h và quãng đường nó đi được trong giây thứ 2 là 8 m. Quãng đường chất điểm chuyển động trong 10 s là:
A. 150m. B. 100 m. C. 125 m. D. 75 m.
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. Chuyển động nhanh dần đều.
C. Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. D. Công thức tính vận tốc v = g.t2
Câu 24. Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một bi sắt rơi trong không khí.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 25: Chọn câu sai
A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau
B. Vật rơi tự do là vật rơi không chịu sức cản của không khí
C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do
D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do
Câu 26. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 27. Hòn bi A có khối lượng lớn gấp đôi hòn bi B. Cùng một lúc từ độ cao h, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản của không khí. Hãy cho biết câu nào dưới đây là đúng?
A. A chạm đất trước. B. A chạm đất sau.
C. Cả hai chạm đất cùng một lúc. D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 28: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8m/s2. Vận tốc v của vật khi chạm đất là bao nhiêu ?
A. v = 9,9 m/s B. v = 9,8 m/s C. v = 9,6 m/s D. v = 1,0 m/s
Câu 29 : Một vật rơi tự do, tai nơi có g = 10m/s2, trong giây thứ 3 và thứ 5 vật rơi được quóng đường là:
A. 25m, 45m. B. 25m, 30m. C. 20m, 45m. D. 15m, 45m.
Câu 30: Một vật bắt đầu rơi tự do từ độ cao h = 80 m. Quóng đường vật rơi trong giõy cuối cựng là (lấy g = 10m/s2):A. S = 35 m. B. S = 45 m. C. S = 5 m. D. S = 20 m.
Câu 29: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất, lấy g=10m/s2, quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối là:
A. 20m B/ 30m C/ 40m D/ giá trị khác
Câu 31: Một vật thả rơi tự do từ độ cao h trong giây cuối cùng rơi được 45m, lấy g =10 m/s2. Độ cao h là:
125 m B. 90m C. 180 m D. 210 m
Câu 32: Một vật rơi tự do tại nơi có gia tốc g = 10m/s. Trong hai giây cuối vật rơi được 180m. Thời gian rơi và độ cao buông vật là:
A. 10s; 500m. B. 10s; 450m. C. 15s; 500m. D. 15s; 450m.
Câu 33: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36km/h. Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là (lấy g = 10m/s2):
A. 5 m. B. 15 m. C. 10 m. D. 0,5 m.
Câu 34: Từ mặt đất người ta ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc v0 = 20m/s. Lấy g = 10m/s2. Thời gian đi lên của vật là:
A. t = 2 s. B. t = 4,5s. C. t = 4s. D. t = 3s.
Câu 35: Hãy chọn câu sai khi nói về véc tơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều:
A. Có phương và chiều không đổi. B. Có phương và chiều thay đổi.
C. Luôn hướng vào tâm của quỹ đạo. D. Có độ lớn không đổi.
Câu 36: Câu nào sai? Chuyển động tròn đều có
A. quỹ đạo là đường tròn. B. tốc độ dài không đổi.
C. tốc độ góc không đổi. D. vecto vận tốc không đổi.
Câu 37: Các công thức liên hệ giữa vận tốc dài với vận tốc góc, và gia tốc hướng tâm với tốc độ dài của chất điểm chuyển động tròn đều là:
A. . B. .
C. . D.
Câu 38: Vành ngoài của bánh xe ô tô có đường kính 50 cm. Gia tốc hướng tâm của một điểm nằm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô chuyển động với vận tốc 36 km/h là:
400 m/s2 B. 400 cm/s2 C. 200 m/s2 D. 200 cm/2
Câu 39: Kim giây của một đồng hồ dài 2,5cm. Gia tốc của đầu mút kim giây là
A. aht = 2,74.10-2m/s2. B. aht = 2,74.10-3m/s2.
C. aht = 2,74.10-4m/s2. D. aht = 2,74.10-5m/s2.
Câu 40: Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 1 vòng hết đúng 0,2 giây. Tốc độ dài v của một điểm nằm trên mép đĩa bằng:
A. v = 62,8m/s. B. v = 3,14m/s. C. v = 628m/s. D. v = 6,28m/s.
Câu 41: Một người ngồi trên ghế của một chiếc đu quay đang quay, cứ một phút quay đươc 5 vòng. Khoảng cách từ chổ người ngồi đến trục quay của chiếc đu là 3m. Gia tốc hướng tâm của người đó là bao nhiêu ?
A. aht » 2,96.102 m/s2 B. aht » 0,82 m/s2
C. aht = 8,2 m/s2 D. aht = 29,6.102 m/s2
Câu 42: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay 10 vòng hết đúng 5 giây. Hỏi tốc độ dài v của một điểm nằm chính giữa bán kính của đĩa bằng bao nhiêu?
A. v = 0,628m/s. B. v = 6,28m/s. C. v=12,56m/s. D. v=1,256m/s.
Câu 43: Một vật chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo có bán kính xác định. Biết vận tốc vật tăng gấp 2 lần, hỏi kết luận nào sau đây là đúng?
Lực hướng tâm tác dụng lên vật tăng lên 2 lần. B.Vận tốc góc của vật tăng lên 4 lần.
C.Gia tốc của vật tăng lên 4 lần. D.Gia tốc của vật không đổi.
Câu 44: Đĩa tròn tâm O quay đều, A và B trên đĩa với OA=20cm, OB=30cm thì chúng có cùng:
A.Tần số. B.Vận tốc dài.
C.Gia tốc. D.Đường đi ( nếu thời gian bằng nhau)
Câu 45: Đại lượng nào sau đây không thuộc tính tương đối của chuyển động ?
a. quỹ đạo chuyển động của vật b. vận tốc của vật chuyển động
c. thời gian chuyển động của vật d. Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động
Câu 46: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một chiếc ô tô có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của ôtô được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của ô tô được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì chuyển động của ô tô không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của ô tô được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 47: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng nước với vận tốc 6,5km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5km/h.Vận tốc v của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu ?
A. v = 5,00 km/h B. v » 6,30 km/h
C. v » 6,70 km/h D. v = 8,00 km/h
Câu 48: Một ôtô A chạy đều trên 1 đường thẳng với vận tốc 40km/h.một ôtô B đuổi theo ôtô A với vận tốc 60km/h.xác định vận tốc của ôtô A đối với B nếu chiều dương trùng với chiều 2 ôtô:
a. vA-B = - 20km/h b. vA-B = 20km/h;
c. vA-B = 100km/h; d. vA-B = - 100km/h;
Câu 49: Một chiếu thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km, một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi được . Vận tốc của thuyền buồm so với nước là bao nhiêu?
A. 8 km/h. B. 10 km/h. C. 12km/h. D. 20 km/h.
Câu 50: Hai người chèo thuyền với vận tốc không đổi 6km/h, lúc đầu chèo ngược dòng nước chảy trên một con sông, biết vận tốc của nước là 3,5km/h. Hai người đó phải mất bao nhiêu thời gian để đi được 1km?
A.0,12h B.0,17h C.0,29h D.0,4h
Câu 51: Thành phố A cách thành phố B 900km. một máy bay bay từ A đến B dọc theo chiều gió bay hết 1h30 phút. Khi bay trở lại ngược chiều gió từ B đến A hết 1giờ 40 phút. vận tốc của gió:
A.40km/h B.50km/h C.30km/h D.60km/h
Câu 52: Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa số toa sang hành khách B ở toa bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hài đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bống A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. A chạy nhanh hơn.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trước. toa B đứng yên.
D. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau.
CHƯƠNG II: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 1: một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8N, và 10N. Nếu bỏ đi lực 10N thì hợp lực của hai lực còn lại là bao nhiêu?
A. 14N B. 2N C. 10N D. 14N
Câu 2: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng.
B. Lực là đại lượng vectơ.
C. Lực là tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật.
D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành
Câu 3: chọn câu đúng:
A. vật đang đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều
B. nếu lực tác dụng vào vật có độ lớn tăng dần thì vật sẽ chuyển động nhanh dần
C. vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì vật sẽ chuyển động thẳng đều
D. không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó
Câu 4: hai lực trực đối cân bằng là:
A. tác dụng vào cùng một vật B. không bằng nhau về độ lớn
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
D. có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Câu 5: trong một tai nạn giao thông ôtô tải đâm vào ôtô con đang chạy ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng A. lực mà ôtô tải tác dụng lên ôtô con lớn hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải
B. lực mà ộtô tải tác dụng lên ôtô con nhỏ hơn lực mà ôtô con tác dụng lên ôtô tải
C. ôtô tải nhận được gia tốc lớn hơn ôtô con D. ôtô con nhận được gia tốc lớn hơn ôtô tải
Câu 6: Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 8 N và 12 N. Giá trị của hợp lực không thể có giá trị nào sau đây ? A. 19 N. B. 4 N. C. 21 N. D. 7 N.
Câu 7: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực:
A. 60N B. N C. 30N D. N
Câu 8: Phân tích lực thành hai lực và hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là:
A. F2 = 40N. B. N. C. F2 = 80N. D. F2 = 640N.
Câu 9: Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 600N. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng 600N. A. a = 00 B. a = 900 C. a = 1800 D. 120o
Câu 10: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu?A. 300. B. 450. C. 600. D. 900.
Câu 11: Cho ba lực có giá đồng qui và đồng phẳng có cùng độ lớn bằng 10N và lần lượt hợp với nhau một góc 1200 . Hợp lực của 3 lực trên có độ lớn bằng
A.30 N B.60 N C. 10 N D. 0
Câu 12: trường hợp nào sau đây không liên quan đến tính quán tính của vật ?
A. khi áo có bụi ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi. B. bút máy tắc mực, ta vẩy cho mực ra
C. khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc D. khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
Câu 13: Chọn câu sai:
A. Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
B. Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương.
C. Trong tương tác giữa hai vật nhất định, gia tốc mà chúng thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của hai vật.
D. Lực và phản lực không cân bằng nhau.
Câu 14: Chọn phát biểu sai trong các kết luận sau: Một vật chuyển động đều thì:
A. Quãng đường vật đi được tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động.
B. Quãng đường vật đi được sau những khoảng thời gian bất kì bằng nhau thì bằng nhau.
C. Vật chịu tác dụng của một lực không đổi.
D. Vật chịu tác dụng của các lực cân bằng khi đang chuyển động.
Câu 15: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính hành khách sẽ: A. Nghiêng sang phải. B. Nghiêng sang trái.
C. Ngả người về phía sau. D. Chúi người về phía trước
Câu 16: Một xe ô tô đang chuyển động với vận tốc 10m/s.Nếu các lực tác dụng lên nó bằng 0 thì:
A. xe chuyển động chậm dần rồi dừng lại B. xe dừng lại ngay
C. xe đổi hướng chuyển động D. xe tiếp tục chuyển động với vận tốc 10m/s
Câu 17: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 200N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng:
A. 0,008m/s B. 2m/s C. 8m/s D. 0,8m/s
Câu 18: Một hợp lực 2N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 8m B. 2m C. 1m D. 4m
Câu 19: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của vật tăng dần từ 2m/s lên 8m/s trong 3,0 s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là bao nhiêu ?
A. 15 N B. 10 N C. 1,0 N D. 5,0 N
Câu 20: Lực truyền cho vật khối lượng gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng gia tốc 6m/s². Lực sẽ truyền cho vật khối lượng gia tốc:
A. 1,5 m/s². B. 2 m/s². C. 4 m/s². D. 8 m/s².
Câu 21: Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm phanh là 250N. Quãng đường hãm phanh là:
A. 14,45 m B. 20m C. 10m D. 30 m
Câu 22: Một chiếc xe máy có khối lượng 1 tấn đang chạy với vận tốc 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20m. Người này tắt máy, hãm phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại. Lực hãm phanh bằng:A. 2000N B. 2500N C. 250N D. 5000N
Câu 23: Câu nào đúng? Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 24: Chất điểm đang đứng yên chịu tác dụng của hợp lực F có giá trị không đổi thì
A.Chuyển động thẳng đều. B.Chuyển động đều.
C.Đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. D.Chuyển động thẳng biến đổi đều.
Câu 25: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớnA. bằng 500N. B. bé hơn 500N. C. lớn hơn 500N.
Câu 26: Định luật III Newton cho ta nhận biết:
A.Bản chất sự tương tác qua lại giữa hai vật. B Sự phân biệt giữa lực và phản lực.
C.Sự cân bằng giữa lực và phản lực. D.Qui luật cân bằng của các lực trong tự nhiên.
Câu 27: Một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa để nó chuyển động về phía trước là lực:
A.Lực ngựa kéo xe. B.Lực xe kéo lại ngựa
C. Lực do ngựa đạp xuống mặt đường. D. Phản lực mặt đất tác dụng lên con ngựa.
Câu 28: Hai người cùng kéo vào hai đầu một sợi dây nhẹ không co giãn với hai lực có cùng độ lớn F,ngược hướng nhau và nằm ngang.Nếu dây không bị đứt ,lực tác dụng vào dây có độ lớn
A. 2F B. 0 C. F/2 D. F
Câu 29: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều giảm đi phân nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn: A. Giảm đi 8 lần. B. Giảm đi một nửa.
C. Giữ nguyên như cũ. D. Tăng gấp đôi.
Câu 30: Ở độ cao nào so với mặt đất, gia tốc rơi tự do chỉ còn bằng 1/4 gia tốc rơi tự do ở mặt đất?
A. 2R. B. 3R. C. R/2. D. R.
Câu 30: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu ?
A. 81N B. 27N C. 3N D. 1N
Câu 31: Hai chất điểm có khối lượng m1, m2 đặt cách nhau một khoảng r, lực hấp dẫn giữa chúng được tính bằng biểu thức:A. F = GB. F = G C. F = G D. F = G
Câu 32: Hai tàu thủy, mỗi chiếc có khối lượng 50 000 tấn, ở cách nhau 2 km. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn là A. 833,8 N. B. 83,38 N. C. 0,4 N. D. 0,04 N.
Câu 34: Hai quả cầu đồng chất có khối lượng và bán kính lần lượt là m1, m2, r1, r2 được đặt cách nhau khoảng l. Biểu thức lực hấp dẫn giữa chúng là:
B. C. D.
Câu 35:Điền khuyết vào chỗ chống. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và........... với bình phương khoảng cách giữa chúng.
A. tỉ lệ thuận. B. tỉ lệ nghịch.
C. bằng tích số độ lớn của hai lực. D.bằng tổng số độ lớn của hai lực.
Câu 36: Lực hấp dẫn giữa hai vật sẽ thay đổi ra sao nếu khối lượng của mỗi vật tăng lên 4 lần và khoảng cách giữa chúng giảm đi phân nữa so với lúc đầu?
A. tăng 64 lần B.tăng 32 lần C. giảm 32 lần D. giảm 64 lần
Câu 37: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.
B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
D. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật biến dạng.
Câu 38: Trong giới hạn đàn hồi ,lực đàn hồi có đặc điểm:
A. cùng chiều và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng
B.ngược chiều và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng
C.cùng chiều và có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng
D.ngược chiều và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng
Câu 39: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng K = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm ? Lấy g = 10m/s2
A. 1kg B. 10kg C. 100kg D. 1000kg
Câu 40:Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là:
A. 1 cm B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm
Câu 41: Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 25cm, có độ cứng 40N/m.Đầu trên của lò xo giữ cố định, tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực nén 1N theo phương của trục lò xo. Khi đó chiều dài của lò xo bằng:
27,5cm B. 22,5cm C. 30cm D. Một giá trị khác
Câu 42: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 32cm, khi bị nén lò xo dài 30cm và lực đàn hồi của nó bằng 4N. Hỏi khi bị nén để lực đàn hồi của lò xo bằng 10N thì chiều dài của nó bằng:
27cm B. 37cm C. 47cm D. Một giá trị khác
Câu 43: Trong các yếu tố sau:
Độ biến dạng của lò xo
Hình dạng của vật treo vào lò xo
Khối lượng của lò xo
Độ cứng của lò xo
Lực đàn hồi của lò xo phụ thuộc vào:
A. I, II, III B. I, III, IV C. II, III, IV D. I, IV
Câu 44: Một lò xo được giữ cố định ở một đầu. Khi kéo vào đầu kia một lực 1,8 N thì nó có chiều dài 17 cm, lực kéo là 4,2 N thì nó có chiều dài là 21 cm. Độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo là:
A. 60 N/m và 14 cm B. 0,6 N/m và 19 cm C. 20 N/m và 19 cm D. 20 N/m và 14 cm
Câu 45: Một vật có khối lượng m = 5Kg được kéo trượt đều trên mặt phẳng nằm ngang bởi lực có độ lớn 10N hợp với phương ngang một góc α=300. hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang μt=0,2, lấy g=10m/s2. Độ lớn lực ma sát trượt là
8,3N B. 9N C. 10N D. 11N
Câu 45: Một trái bi da lúc đầu đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang, nhám. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, nó chuyển động chậm dần vì:
Lực ma sát B. Lực quán tính C. Phản lực D. Lực đàn hồi
Câu 46: Độ lớn của lực ma sát trượt ở mặt tiếp xúc giữa hai vật phụ thuộc vào
A.vận tốc của vật ,diện tích mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc
B. độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
C. diện tích mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên hai vật và vận tốc của vật
D. Vật liệu làm nên hai vật,vận tốc của vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
Câu 47:Một vật trượt trên mặt bàn .Biết diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt bàn là S. Hệ số ma sát là .Nếu diện tích trượt là 2S thì hệ số ma sát là A. B .2 C. 4 D.1/2
Câu 48: Kéo một vật có khối lượng 70 kg trên mặt sàn nằm ngang bằng lực có độ lớn 210 N theo phương ngang làm vật chuyển động đều. Lấy g =10 m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là :
A. 0,3 B. 0,15. C. 0,147. D. 1/3
Câu 49: Dùng lực kéo F = 30N hướng theo phương ngang để kéo một hòm gỗ trượt trên mặt đất nằm ngang.Biết khối lượng hòm là m =15kg,hệ số ma sát trượt giữa hòm và mặt đất là m = 0,1.Quãng đường hòm chuyển động được trong thời gian 2s kể từ khi bắt đầu chuyển động là :
A.2m B.4m C.8m D.9m
Câu 50: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng một góc 300. Hệ số ma sát trượt là 0,3464.Cho g= 10m/s2. Gia tốc chuyển động của vật là:
A. 5 m/s2 B. 2 m/s2 C. 6,9 m/s2 D. 0 m/s2
Câu 51:Chọn câu trả lời đúng Một vật khối lượng 50kg đặt trên mặt bàn nằm ngang .Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,2 .Vật được kéo đi bởi một lực 200N .Tính gia tốc và quãng đường đi được sau 2 s.Lấy g =10m/s2 A. 2 m/s2 ,3,5m B. 2 m/s2 , 4 m C. 2,5 m/s2 ,4m D. 2,5 m/s2,3,5m
Câu 52: Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bê tông với vận tốc v0 = 72km/h thì hãm phanh. Quãng đường ôtô đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng hẳn là 40m. Hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là
m = 0,3. B.m = 0,4. C. m = 0,5. D.m = 0,6.
Câu 53: Một ôtô khối lượng 2500kg chuyển động thẳng đều trên đường Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,05.Lấy g =9,8m/s2 .Tính lực phát động đặt vào xe
A.1100N B.1150N C.1250N D.1225N
Câu 53:Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được 1 quãng đường bao nhiêu thì dừng lại? Lấy g = 10m/s2.
A. 20m B. 50m C. 100m D. 500m
Câu 54: Câu 1: Lực nào sau đây có thể là lực hướng tâm:
Lực ma sát B. Lực đàn hồi C. Lực hấp dẫn D. Cả 3 lực trên
Câu 2: Biểu thức nào sau đây tính độ lớn lực hướng tâm?
B. C. D.
Câu 55: Đặt một miếng gỗ lên tấm bìa phẳng nằm ngang rồi quay từ từ thì thấy miếng gỗ quay theo. Lực nào tác dụng lên vật đóng vai trò lực hướng tâm?
Lực ma sát trượt B. Lực ma sát nghỉ C. Lực hút của Trái đất D. Phản lực của miếng bìa
*Dữ kiện sau đây trả lời câu 4, 5, 6:
Một xe tải có khối lượng 5 tấn đi qua một cầu với vận tốc 36Km/h. Lấy g = 9,8m/s2. Hãy tính áp lực của xe lên cầu trong các trường hợp sau:
Câu 56: Tại điểm cao nhất của cầu vồng bán kính R = 50m
29.103N B. 39.103N C. 49.103N D. 59.103N
Câu 57: Cầu nằm ngang A. 29.103N B. 39.103N C. 49.103N D. 59.103N
Câu 58: Tại điểm thấp nhất của cầu võng bán kính R = 50m
29.103N B. 39.103N C. 49.103N D. 59.103N
Câu 59: Ở cùng một độ cao, khi ném viên đá A theo phương ngang cùng vận tốc đầu v0 với ném viên đá B theo phương thẳng đứng hướng xuống thì viên nào chạm đất trước:
Viên A B. Viên B C. Hai viên rơi cùng một lúc D. Không xác định được
Câu 60: Vật A có khối lượng 0,5kg, vật B có khối lượng 500g. Từ cùng một độ cao người ta thả vật B rơi tự do và cung cấp cho vật A một vận tốc ban đầu theo phương ngang. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A rơi nhanh hơn vì có vận tốc ban đầu khác 0
vật B rơi nhanh hơn vì có khối lượng lớn hơn
hai vật rơi nhanh như nhau
không so sánh được thời gian rơi của hai vật
Câu 61:Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2
B. C. D.
Câu 62: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao 1,25m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn 1,5m ( theo phương ngang). Lấy g=10m/s2. Hỏi thời gian rơi của viên bi:
0,35s B. 0,125s C. 0,5s D. 0,25s
Câu 63: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150m/s ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2. Tính tầm bay xa của gói hàng
1000m B. 1500m C. 15000m D. 7500m
Câu 64: Một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kỳ T = 2s. Trên bàn đặt một vật cách trục quay R = 2,4cm. Hệ số ma sát giữa vật và bàn tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không trượt trên mặt bàn. Lấy g = 10 m/s2 và 2 = 10
A. 0,25 B. 0,5 C. 0,4 D. 0,3
Câu 65: Một người đứng trong buồng thang máy đang chuyển động. Hiện tượng giảm trọng lượng (biểu kiến) của người đó xảy ra khi nào?
A. Thang máy chuyển động đều.
B. Thang máy chuyển động nhanh dần lên phía trên.
C. Thang máy chuyển động chậm dần xuống phía dưới.
D. Thang máy chuyển động nhanh dần xuống phía dưới.
Câu 66: Trong thang máy, một người có khối lượng 60 kg đứng yên trên một lực kế bàn. Lấy g = 10 m/s2. Thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = 0,2 m/s2, lực kế chỉ:
A. 0 N. B. 588 N. C. 612 N. D. 600 N.
Câu 67: Chọn câu trả lời đúng. Một vật có khối lượng 1,5 kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đi lên và được hãm với gia tốc 0,6 m/s2. Lấy g= 10 m/s2. Số chỉ của lực kế là
A. 5,1 N B. 14,1 N C. 15,9 N D. Một giá trị khác.
Câu 68: Chọn câu trả lời đúng. Một vật có khối lượng 60 kg đặt trên sàn buồng thang máy. Cho thang máy chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Aùp lực của vật lên sàn bằng:
A. 0 N B. 588 N C. 600 N D. 612 N.
Câu 69: Một vật đặt trên bàn quay với vận tốc góc 5rad/s, hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,25. Muốn vật không bị trượt trên mặt bàn thì khoảng cách R từ vật tới tâm quay phải thoả mãn
mA
mB
Hình vẽ 1
13cm ³ R ³ 12cm.
12cm ³ R ³ 11cm.
11cm ³ R ³ 10cm.
10cm ³ R ³ 0cm.
Câu 70: Cho cơ hệ như hình vẽ 1, khối lượng của các vật là mA = 260g, mB = 240g, bỏ qua mọi ma sát, sợi dây không dãn, khối lượng của dây và tòng rọc không đáng kể. Gia tốc a của vật và sức căng T của dây là
a = 0,2m/s2; T = 2,548(N).
a = 0,3m/s2; T = 2,522(N).
a = 0,4m/s2; T = 2,496(N).
a = 0,5m/s2; T = 2,470(N).
Câu 71: Một vật được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 = 10m/s và góc ném a = 600. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa và tầm bay cao của vật là
L = 8,66m; H = 3,75m.
L = 3,75m; H = 8,66m.
L = 3,75m; H = 4,33m.
L = 4,33m; H = 3,75m.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_hoc_ki_i_vat_ly_10_183.doc