Hướng dẫn phương pháp trả lời các dạng câu hỏi địa lý

4.1. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Xếp kiến thức theo yêu cầu câu hỏi. 4.2. Phân loại câu hỏi: Có thể nhận biết dạng này qua các từ hay cụm từ: “trình bày”, “phân tích”(đây là dạng trình bày mức độ sâu để làm rõ vấn đề) “nêu”, hoặc “như thế nào”, “gì”. VD: Phân tích vai trò của vị trí địa lý nước ta đối với phát triển kinh tế - xãhội. .Trình bày phương hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 4.3. Hướng dẫn cách trả lời: * Bước 1: Nhận dạng câu hỏi. Cần lưu ý có trường hợp cách đặt câu hỏi thuộc dạng “so sánh” lại giống với “trình bày”, ví dụ: Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác nhau giữa 3 vùng chuyên canh cây cây công nghiệp lớn nhất của nước ta => vì vậy, HS không được chủ quan. * Bước 2: Tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi => có thể nảy sinh hai trường hợp: 1. Câu hỏi yêu cầu thể hiện kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài (dạng dễ ) 2. Yêu cầu phải lựa chọn và tổng hợp kiếnthức.

doc11 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 3565 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn phương pháp trả lời các dạng câu hỏi địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI ĐỊA LÝ Tài liệu gồm có 2 phần : 1.     Phầnlý thuyết. 2.     Phầncâu hỏi rèn luyện. PHẦN 1: LÝ THUYẾT 1. DẠNG GIẢI THÍCH: 1.1. Yêu cầu: - Nắm chắc kiến thức cơ bản không phải một bài, một chương mà cả chương trình. Cần ghi nhớ chủ động, có mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, vì vậy nhớ được lâu bản chất của kiến thức đó. - Tìm mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lý. 1.2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại: 1.2.1. Căn cứ vào cách trả lời: Có hai loại: - Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu tương đối cố định: bao gồm + Loại câu hỏi giải thích dựa vào phân tích nguồn lực. + Loại câu hỏi giải thích dựa vào phân tích khái niệm. - Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định. a. Loại câu hỏi giải thích theo mẫu tương đối cố định: Thường liên quan đến phần Địa lý kinh tế - xã hội, cách trả lời có thể dựa vào hai mẫu: - Phân tích dựa vào nguồn lực. - Phân tích dựa vào khái niệm. Ví dụ: * Các câu hỏi yêu cầu giải thích chủ yếu dựa vào phân tích nguồn lực như: .Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cây công nghiệp lớn nhất nước ta? . Tại sao những năm gần đây ngành thủy sản nước ta phát triển mạnh mẽ? * Các câu hỏi yêu cầu giải thích chủ yếu dựa trên cơ sở khái niệm đã có trong sách giáo khoa: . Tại sao ngành điện lực là ngành trọng điểm của nước ta? . Tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất nước ta? b. Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định: Để trả lời loại này, đòi hỏi phải nhanh nhạy, sáng tạo để vận dụng kiến thức đã có, tìm ra mối liên hệ để phát hiện ra nguyên nhân theo yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ: . Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? . Tại sao dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta? 1.2.2. Căn cứ vào “mức độ tổng hợp và phạm vi vận dụng kiến thức”: Có thể chia các câu hỏi ra làm hai loại: - Loại câu hỏi đơn giản. - Loại câu hỏi phức tạp. a. Loại câu hỏi tương đối đơn giản: việc giải thích chỉ liên quanđến một hoặc hai bài học trong chương trình. Ví dụ: . Tại sao việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở Duyên hải miền Trung lại phải gắnliền với việc xây dựng kết cấu hạ tầng? . Tại sao cây công nghiệp dài ngày lại được phát triển mạnh ở Tây Nguyên? b. Loại câu hỏi phức tạp: loại này bao gồm kiến thức của nhiềubài học thuộc nhiều chương, nên đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp hệ thống kiến thứcvề địa lý tự nhiên, dân cư, địa lý kinh tế - xã hội mới giải thích được. Ví dụ: . Tại sao Trung du miền núi phía Bắc có vị trí quan trọng trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của nước ta? . Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nước ta? Nhìn chung, việc phân loại câu hỏi như trên chỉ có tính chất tương đối. Rõ ràng,cùng một dạng giải thích nhưng có thể có nhiều loại câu hỏi. 1.3. Hướng dẫn cách trả lời cụ thể: 1.3.1. Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu tương đối cố định: a. Loại câu hỏi có cách giải thích theo mẫu dựa vào phân tích nguồnlực: Đây là loại phổ biến trong phần Địa lý kinh tế - xã hội, HS phải căn cứ vào cácnguồn lực để giải thích về các hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội. - Về lý thuyết, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bao gồm những nội dung chính sau: * Vị trí địa lý: * Nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm: Địa hình Đất đai Khí hậu Thủy văn Sinh vật Khoáng sản * Nguồn lực kinh tế - xã hội: Bao gồm: Dân cư và lao động Kết cấu hạ tầng Cơ sở vật chất – kỹ thuật Thị trường Đường lối chính sách... Nguồn lực khác (ngoại lực) - Về nguyên tắc, việc giải thích nên tiến hành tuần tự theo mức độ quan trọng của từng nguồn lực (hay điều kiện, yếu tố). Trên nền chung về vị trí địa lý, nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế - xã hội, yếu tố nào quan trọng nhất thì trình bày trước và cứ như thế đến yếu tố cuối cùng. Những yếu tố không liên quan thì không phân tích. - Ngoài ra, về lý thuyết, khi đề cập đến nguồn lực bao gồm cả thế mạnh và hạn chế. Tùy theo yêu cầu câu hỏi, HS phải nhạy cảm, phát huy tư duy để nhận định yêu cầu của đề. - Cần lưu ý rằng, mẫu trên đưa ra các nội dung ở mức độ tối đa. Phụ thuộc vào câu hỏi cụ thể, thí sinh có thể gia giảm và linh hoạt lựa chọn các nguồn lựcsao cho phù hợp nhất với yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ 1: Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta? è Đây là câu hỏi yêu cầu giảithích , có cách giải theo mẫu “dựa vào phân tích nguồn lực”, nhưng có chọn lọc: + Câu hỏi này giải thích bằng cách phân tích theo mẫu định sẵn nhưng có chọn lọc: Câu hỏi gói gọn trong phạm vi cây công nghiệp, nên đối với nguồn lực tự nhiên không cần trình bày khoáng sản và sinh vật; nói đến vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là hàm ý nói đến thế mạnh, không cần trình bày hạn chế về tự nhiên,kinh tế - xã hội. + Dàn bài trả lời cơ bản sẽ là: 1 . Vị trí đại lý: giới thiệu và đánh giá qua vị trí đại lý của Đông Nam Bộ 2. Nguồn lực tự nhiên: trình bày các phần sau - Địa hình - Đất đai - Khí hậu - Nguồn thủy văn 3. Nguồn lực kinh tế - xã hội: - Nguồn lao động – trình độ. - Kết cấu hạ tầng - Cơ sở vật chất – kỹ thuật - Thị trường - Nguồn lực khác: Chính sách, truyền thống phát triển... Ví dụ 2: Tại sao trong những năm gần đây ngành thủy sản nước ta phát triển mạnhmẽ? è Đây là câu hỏi yêu cầu giảithích , có cách trả lời “dựa vào phân tích nguồn lực” nhưng không theo mẫu đã định sẵn, khi trình bày cần có những thay đổi linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu của đề. + Yêu cầu: Giải thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản ( cơ cấu bao gồmđánh bắt và nuôi trồng) => như vậy nguồn lực để phát triển ngành thủy sản bao gồm: . Nguồn lực về tự nhiên: chọn lọc một số nguồn lực phù hợp với ngành này nhưtài nguyên biển, ven biển và diện tích mặt nước. . Nguồn lực kinh tế - xã hội: cơ bản vận dụng theo mẫu trên. b. Loại câu hỏi có cách giải thích dựa trên cơ sở khái niệm: (Loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích cơ chế như cơ chế gió mùa của Việt Nam, hoặc giải thích về các ngành công nghiệp trọng điểm) Để giải thích đầy đủ, tránh trùng lặp, thiếu lô gic, cần dựa vào khái niệm vềcác vấn đề, sự vật, hiện tượng địa lý. Ví dụ: Giải thích về các ngành công nghiệp trọng điểm: HS cần nắm và phân tích theo dàn bài sau: + Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm phải là ngành: . Có thế mạnh lâu dài. . Đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường cao. . Có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác. ð Do vậy, khi đề bài yêu cầugiải thích tại sao một ngành công nghiệp nào đó là ngành công nghiệp trọng điểm, học sinh phải phân tích theo 3 lý do trên. ð Tùy theo từng ngành côngnghiệp trọng điểm, HS cần có sự linh hoạt khi phân tích sao cho phù hợp với yêu cầu của bài. Khi phân tích lý do thứ nhất - phần“Thế mạnh lâu dài” đối với ngành công nghiệp nào đó cần vận dụng theo loại câu hỏi có cách giải dựa vào “nguồn lực”, và vận dụng theo các yêu cầu đã nêu trên (phân tích có chọn lọc theo mẫu và không phân tích phần hạn chế). Ví dụ: Tùy từng ngành mà HS lựa chọn thế mạnh thích hợp. . Đối với công nghiệp điện lực => ngoài phân tích nguồn lực tự nhiên cho nhiệtđiện (khoáng sản nhiên liệu, các nguồn năng lượng sạch...), cần phân tích nguồnthủy năng cho phát triển thủy điện. . Đối với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm => cần phân tích nguồnnguyên liệu từ nông – lâm – ngư, trong đó tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,khí hậu chỉ là yếu tố gián tiếp. Về 2 lý do tiếp theo, nhìn chung ít nội dung và đòi hỏi có sự tổng hợp kiến thứccủa HS: . Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường (tạo nguồn vốn, tạocông ăn việc làm, ít hoặc không ảnh hưởng đến môi trường...) . Có tác động mạnh mẽ đến các ngành khác (thông qua việc cung cấp vốn; nguyên,nhiên liệu; sử dụng nguyên liệu, sản phẩm của các ngành khác...) Ví dụ: Giải thích liên quan đến khái niệm cơ chế gió mùa ở Việt Nam: HS cần nắm và làm rõ các ý sau: + Khái niệm: Gió mùa là loại gió thổi hai mùa ngược nhau, khác nhau cơ bản vềhướng, tính chất, nguồn gốc và có tính chất định kỳ. Gió mùa không có tính chất vành đai. Gió mùa có hai loại: . Gió mùa hình thành do sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa các mặt lục địavà mặt các đại dương rộng lớn. . Gió mùa được hình thành do sự chênh lệch về nhiệt độ và khí áp giữa Bắc bán cầuvà Nam bán cầu (vùng nhiệt đới). 1.3.2. Loại câu hỏi có cách giải thích không theo mẫu nhất định: Đây là loại câu hỏi có cách trả lời không theo mẫu nào cả mà tùy theo từng yêucầu của câu hỏi để tìm ra cách lý giải sao cho thích hợp (thông thường là loạicâu hỏi về kiến thức tự nhiên hoặc dân cư...) * Đối với loại câu hỏi này cần lưu ý: - Đọc kỹ câu hỏi để xác định yêu cầu cần giải thích (đây là tiền đề giúp HS định hướng đúng để trả lời) - Sắp xếp kiến thức có liên quan (đây là khâu quan trọng để xây dựng một dàn bài hợp lý) - Đưa ra các lý do để giải thích yêu cầu của câu hỏi. 1.3.3. Loại câu hỏi đơn giản: Loại câu hỏi này (có mẫu hoặc không có mẫu) có lượng kiến thức tập trung vào mộtvài bài trong sáchgiáo khoa. * Khi trình bày cần lưu ý: - Do lượng kiến thức không nhiều nên cần triệt để khai thác lượng kiến thức ởbài học, tránh để sót ý, cần đào sâu suy nghĩ, không chủ quan. - Khi giải loại này cần dựa vào 3 cách giải đã nêu (dựa vào phân tích nguồn lực,khái niệm hoặc không có mẫu nhất định) 1.3.4. Loại câu hỏi phức tạp: Sự khác nhau rõ rệt nhất giữa loại câu hỏi đơn giản và loại câu hỏi phức tạp làở trình độ tổng hợp hóa và khái quát hóa kiến thức. * Quy trình thực hiện: - Xác định loại câu hỏi: cần xem câu hỏi thuộc loại nào: loại xuyên suốt kiến thức của nhiều bài học hay loại kiến thức chỉ tập trung trong một vài bài nhưng lại đòi hỏi cao về mức độ khái quát. Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩaquan trọng trọng việc định hướng cách giải. - Tổng hợp các kiến thức có liên quan để tìm ra các ý lớn của bài giải, thôngthường cần khái quát từ 3 đến 4 ý lớn. - Phân tích các ý lớn thông qua việc “lắp ráp” kiến thức cơ bản sao cho phù hợpvới từng ý cụ thể. Theo quy trình này, khâu quan trọng nhất cũng là khâu khó nhất là tìm ra các ýlớn để giải thích. Ví dụ: Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằngsông Cửu Long? èĐây là loại câu hỏi phức tạp,có cách giải không theo mẫu: Các ý chính cần trình bày; 1. Vai trò của đồng bằng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. 2. Sự đa dạng của tài nguyên thiên nhiên, môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long– Thực trạng của tài nguyên và môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long Cần lưu ý: chỉ phân tích thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên 3. Giải pháp. 2. DẠNG SO SÁNH: 2.1. Yêu cầu: Dạng câu hỏi so sánh là dạng khó. Để giải thích được cần đạt yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Hệ thống hóa, phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng nhóm riêng biệt để so sánh. - Khái quát hóa kiến thức đã có để tìm ra các tiêu chí so sánh => đây làkhâu quan trọng, giúp bài làm được mạch lạc, lô gic. 2.2. Phân loại câu hỏi: a. Loại câu hỏi so sánh hai hay nhiều chỉnh thể với nhau ( Đối tượng hoặc hiện tượng địa lý hoàn chỉnh như vùng lãnh thổ hoặc ngành kinh tế hay nội dung về dân cư). Với những chỉnh thể này, việc so sánh cần phải đa chiều, toàn diện. Ví dụ: . So sánh 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày ở nước ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. . So sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. b. Loại câu hỏi yêu cầu phải so sánh chỉ một khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể. Ví dụ: . So sánh thế mạnh phát triển lương thực thực phẩm giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. . So sánh các nguồn lực để phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. Tuy nhiên, việc phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối. 2.3. Hướng dẫn cách trả lời: a. Hướng dẫn cách giải chung: Các bước thực hiện chính - Bước 1: Tìm ra sự giống nhau, khác nhau giữa các đối tượng (hiệntượng) cần so sánh. Trên thực tế, có hai cách giải thông dụng và tùy theo từng cách hỏi để trả lời cho thích hợp. Cách thứ nhất: yêu cầu câu hỏi là “so sánh” hoặc tìm ra sự giống nhau, khácnhau. Cách thứ hai: Câu hỏi tìm ra sự khác nhau hoặc sự khác nhau. Ví dụ: Hãy phân biệt sự khác nhau (hoặc sự khác nhau) giữa 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta => Tùy theo yêu cầu câu hỏi mà học sinh định hướng trả lời. Bước một được xem là khâu quan trọng không thể thiếu, trong quy trình xử lý câu hỏi và có vai trò định hướng cách giải. - Bước 2: Xác định các tiêu chí để so sánh, đây là bước có ýnghĩa định lượng bài làm, giúp cho bài làm được mạch lạc hơn, giảm thiểu sót ý. Để xác định tương đối chính xác các tiêu chí, cần hệ thống và khái quát hóa kiến thức đã học, không so sánh các đặc điểm vụn vặt. - Bước 3: So sánh theo các tiêu chí bằng các kiến tức cơ bản đãđược chọn lọc. Đối với câu hỏi dạng so sánh, học sinh nên khái quát hóa kiến thức và đưa ra khoảng 3 đến 4 tiêu chí để so sánh. Khi trình bày, có thể thể hiện như sau: Cách 1: Lần lược phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau. Mỗi phần (giống và khác nhau) cần phải so sánh lần lượt theo từng tiêu chí... khi phân tích sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó tiếp tục phân tích từng tiêu chí thể hiện sự khácnhau. Cách 2: Nếu dung lượng kiến thức tương đối ít và để thể hiện sự khác nhau của các tiêu chí một cách rõ ràng, dễ nhận biết, HS nên trình bày phần giống nhau trước, sau đó lập bảng so sánh theo các cặp tiêu chí cần phân tích. Lưu ý: Cần lưu ý sự tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng vàsố điểm giữa hai phần (giống và khác nhau). + Ở phần giống nhau: lượng kến thức bao giờ cũng ít hơn, thường không quá 1/3 tổng số điểm. + Phần khác nhau: lượng kiến thức nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn. Tuy nhiên, ở phần giống nhau, để tìm ra sự tương đồng, lượng kiến thức sử dụng ít nhưng lại đòi hỏi mức độ khái quát hóa cao, do đó học sinh thường bỏ sót ývà bị mất điểm. Ngược lại, phần khác nhau đòi hỏi phải chi tiết, tỉ mỉ, việc sót ýphụ thuộc vào khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh. b. Hướng dẫn cách làm bài cụ thể: b.1. Loại câu hỏi so sánh 2 hay nhiều chỉnh thể: Quy trình xử lý được thực hiện theo 3 bước đã nêu trên. Vấn đề ở đây là xác định các tiêu chí so sánh. Các tiêu chí được lựa chọn có thể theo mẫu hoặc không theo mẫu nào cả. + Loại theo mẫu: Ví dụ: So sánh các ngành kinh tế: => Khi so sánh hai hay nhiều ngành kinh tế, có thể lựa chọn các tiêu chísau: 1. Vai trò của các ngành trong nền kinh tế (của cả nước hay vùng) 2. Nguồn lực để phát triển. 3. Cơ cấu ngành. 4. Hướng phát triển Khi so sánh về các vùng lãnh thổ, có thể xác định các tiêu chí sau: 1. Vị trí địa lý, vai trò, quy mô của vùng. 2. Các nguồn lực (điều kiện) để phát triển. 3. Hướng chuyên môn hóa. 4. Tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế. 5. Hướng phát triển. Ví dụ 1: So sánh điều kiện phát triển ngành thủy sản giữa BắcTrung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. (Trình bày theo cách 1 ) * Giống nhau: a. Thuận lợi: - Vị trí địa lý: cả hai vùng đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá,bãi tôm ven bờ, nhiều loại hải sản quý thuận lợi đánh bắt cá. - Điều kiện khác: có nhiều cửa sông, đầm phá, thuận lợi nuôi trồng thủy hải sản nước lợ, có thể nuôi tôm trên cát. - Kinh tế - xã hội: + Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng vàđánh bắt thủy hải sản. + Bước đầu xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển ngư nghiệp: cảng cá, cơ sở chế biến, hệ thống giao thông... + Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn. + Có chính sách khuyến ngư. b. Khó khăn: + Thiên tai: Bão, lụt, hạn hán...gây khó khăn cho nuôi trồng và đánh bắt, phải chuyển vùng ngư trường. + Chất lượng sống thấp, thị trường trong vùng không lớn, nguồn lao động trình độ thấp, thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. + Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Về kinh nghiệm đánh bắt: người dân Duyênhải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệp đánh bắt xa bờ hơn Bắc Trung Bộ. b. Khó khăn: - Bắc Trung Bộ: ảnh hưởng gió mùa đông bắc; tần suất và cường độ bão mạnh; nạn cát bay, cát lấn; hiện tượng phơn mùa hè... - Duyên hải Nam Trung Bộ: ảnh hưởng gió mùa đông bắc yếu, có tình trạng khô hạn trong mùa khô sâu sắc. Ví dụ: Nêu sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây côngnghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. (Trình bày theo cách 2 ) * Giống nhau: a. Quy mô: Đây là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta về cả diện tích và sản lượng. - Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cây cà phê, chè... tập trung trên quy mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lơn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. b. Hướng chuyên môn hóa: - Đều tập trung vào chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. - Đạt hiệu quả kinh tế cao. c. Về điều kiện phát triển: - Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung. - Dân có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Được sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, vốn đầu tư... * Khác nhau: + Loại câu hỏi xác định tiêu chí không theo mẫu: Đây là loại khó, mặc dù lượng kiến thức không nhiều nhưng đòi hỏi độ tư duy cao. Ví dụ: Cho sẵn 2 tháp tuổi dân số và yêu cầu: So sánh 2 tháp tuổidân số nước ta tại hai thời điểm 1/4/1989 và 1/4/2009. => có thể nêu các tiêu chí sau: So sánh 1. Hình dạng tháp. 2. Tương quan giữa các nhóm tuổi (đặc biệt từ 0 – 4 tuổi) 3. Tương quan nam – nữ. Sau khi nêu lên sự giống nhau (hay khác nhau) về mặt hình thức (hình dạng tháp), học sinh mới phân tích cụ thể bản chất của chúng (dân số trẻ, có sự thay đổi bước đầu về kết cấu dân số...) b.2. Loại câu hỏi so sánh 1 khía cạnh nào đó của hai hay nhiều chỉnh thể: Loại này không so sánh toàn bộ đối tượng với tư cách là một chỉnh thể, mà chỉ so sánh một khía cạnh (một phần của chỉnh thể) Ví dụ: So sánh về thế mạnh / nguồn lực. So sánh về tình hình phát triển. So sánh về cơ cấu. So sánh về phân bố. Về nguyên tắc, đối với loại câu hỏi so sánh về khía cạnh nào thì cần phải tìmra tiêu chí thích hợp với khía cạnh đó. * Đối với câu hỏi so sánh về thế mạnh/ nguồn lực, trước hết cần nắmchắc khái niệm bao gồm mạnh/ nguồn lực về vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội - lịch sử. HS cần lưu ý: - Thứ nhất, đối với câu hỏi so sánh về thế mạnh/ nguồn lực đểphát triển một ngành nào đó của hai hay nhiều vùng, bên cạnh vị trí địa lý, cần bổ sung thêm quy mô hay vai trò của vùng. Ví dụ: So sánh thế mạnh để phát triển lương thực thực phẩm giữa hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long => vị trí địa lý ít ảnh hưởng đến sự phát triển ngành sản xuất lương thực thực phẩm, HS cần so sánh về quy mô và vai trò từng vùng (về sự giống nhau, khác nhau) - Thứ hai, cần lưu ý đến yêu cầu câu hỏi để trả lời cho đúng. VD: + Nếu câu hỏi yêu cầu so sánh thế mạnh thì chỉ tập trung phân tích lợithế, không nói đến hạn chế. + Nhưng khi so sánh về nguồn lực thì phải nêu cả thế mạnh lẫn hạn chế. - Thứ ba, đối với câu hỏi so sánh khác (về tình hình phát triển,về cơ cấu, về phân bố...) => cách giải loại này không theo mẫu có sẵn, vì thế đòi hỏikhả năng tư duy cao. VD: Đối với câu hỏi so sánh về tình hình phát triển, các tiêu chí so sánh có thể là: . Giai đoạn (thời kỳ) phát triển. . Nhịp độ phát triển. . Sản phẩm tiêu biểu. Đối với câu hỏi so sánh về cơ cấu, các tiêu chí so sánh thể là: . Giai đoạn và sự chuyển dịch cơ cấu. . Cơ cấu theo ngành. . Cơ cấu theo lãnh thổ. Đối với câu hỏi so sánh về phân bố ( gắn với ngành kinh tế, dân cư, lao động...) các tiêu chí so sánh thể là: . Đặc điểm phân bố. . Sự phân bố theo giai đoạn (thời kỳ). . Mức độ hợp lý (hay chƣa hợp lý)... Cần lưu ý rằng các cách phân loại câu hỏi như trên chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo yêu cầu cụ thể từng câu hỏi, học sinh phải linh hoạt tìm ra cáctiêu chí và sắp xếp ý để trả lời sao cho hợp lý. 3. DẠNG CHỨNG MINH : 3.1. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản và nhớ các số liệu liên quan tới yêu cầu câu hỏi. (Khi chứng minh, số liệu thống kê là một trong những công cụ đắc lực nhất) - Biết cách sàn lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu để chứng minh. (không ôm đồm, sa đà). 3.2. Phân loại câu hỏi: - Câu hỏi chứng minh hiện trạng. - Câu hỏi chứng minh tiềm năng. 3.3. Hướng dẫn cách trả lời: a. Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng. Yêu cầu chứng minh hiện trạng của các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội phân ra 3 nhóm cơ bản: - Chứng minh hiện trạng về địa lý tự nhiên. Ví dụ: Yêu cầu chứng minh đặc điểm khí hậu VN, sự đa dạng và phânhóa của tài nguyên thiên nhiên... - Chứng minh hiện trạng về địa lý dân cư và các nội dung có liên quan. Đặc điểm dân cư, lao động việc làm, giáo dục , văn hóa, y tế... của cả nước hay các vùng. - Chứng minh hiện trạng về địa lý kinh tế - xã hội: thường liên qua đến các ngành (nông – lâm – ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ) hay phân ngành (trồng trọt, chăn nuôi...) liên quan đến vùng lãnh thổ hoặc một nội dung kinh tế- xã hội của một vùng nào đó (lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; cây công nghiệp ở một số vùng...) èQuy trình thực hiện: * Đọc kỹ câu hỏi, cần chú ý xem câu hỏi yêu cầu cần phải chứng minh điềugì để chọn lọc cách giải phù hợp. * Hệ thống hóa kiến thức có liên quan đến câu hỏi, cần chú ý: - Về kiến thức: HS cần căn cứ vào câu hỏi để chọn lọc kiến thức thích tích hợp. Ví dụ: Liên quan đến nội dung dân số trẻ phải lưu ý đến dạng tháptuổi, sự tương quan giữa các nhóm tuổi... Câu hỏi yêu cầu chứng minh về lĩnh vực tự nhiên hay kinh tế - xã hội thì cần lựa chọn kiến thức gắn liền với một số chỉ tiêu tương ứng để chứng minh. - Về số liệu: Lưu ý đến các số liệu quan trọng nhất, đặc biệt tại một vài mốcthời gian quan trọng có liên quan đến kinh tế - xã hội. Ví dụ: Về dân số, các thời điểm có tổng điều tra dân số (1979,1989, 1999, 2009), các năm bản lề như 1975 hoặc 1976 (đất nước thống nhất), 1985 (thời kỳ trước Đổi mới); 1886 (bắt đầu Đổi mới), 1990 (công cuộc Đổi mới phát huy tác dụng) Ví dụ: Về phân hóa khí hậu, chú ý đến số liệu tổng bức xạ nhiệt,tổng lượng mưa, nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình năm, số lần mặt trời lên thiên đỉnh... từng vùng (khu vực, tỉnh như Hà Nội, Đà Nẵng, tp. HCM). Số liệu không cần nhớ quá nhiều, nhưng nhất thiết không đƣợc quên các mốc cơ bản và cần có độ chính xác tương đối. * Dùng kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh theo yêu cầu câu hỏi đặt ra => tìm ra những bằng chứng có tính thuyết phục cao. Ở loại câu hỏi này, việc tìm ra các bằng chứng thƣờng không theo mẫu nào cả, vì vậy HS cần tìm ra các mối liên hệ giữa yêu cầu câu hỏi với kiến thúc đã học, bao gồm các mối liên hệ có thể về thời gian, không gian và quy mô. - Các mối liên hệ về thời gian: gồm sự thay đổi về dân số, kết cấudân số, sự suy giảm một loại tài nguyên nào đó hoặc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các năm; sự thay đổi nhiệt độ trung bình tháng, lượng mưa trung bình tháng trong năm... ở một khu vực nào đó hay cả nước. - Các mối liên hệ theo không gian: bao gồm sự thay đổi diễn ra giữacác vùng lãnh thổ, như phân bố dân cư, lao động không đều, chênh lệch giữa các vùng... - Các câu hỏi yêu cầu chứng minh về quy mô: tương đối phổ biến. Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất lúa, Đông Nam Bộ vềgiá trị sản xuất công nghiệp hay trồng cây công nghiệp. Tùy theo yêu cầu câu hỏi, cần tìm ra các chỉ tiêu, số liệu để chứng minh quy môlớn nào đó. Đối với loại câu hỏi chứng minh hiện trạng, cần thường xuyên sử dụng phương pháp so sánh, tùy thuộc và yêu cầu câu hỏi, có thể so sánh dưới hai góc độ: thời gian và không gian. Ví dụ: Khi chứng minh quy mô lớn nhất, cần phải so sánh với các đốitượng khác để làm nổi bật lên độ lớn. b. Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Loại câu hỏi này liên quan đến tiềm năng (hoặc thế mạnh hay hạn chế) của một ngành, hay một lãnh thổ nào đó. Đây là dạng theo mẫu nhất định, các tiềm năng được thể hiện ở cácmặt: +Vị trí địa lý. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, thủy văn, sinh vật, khoáng sản). + Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư và lao động, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật, thị trường, đường lối chính sách, và các nhân tố khác). Tùy theo từng câu hỏi cụ thể mà chỉ trình bày thế mạnh hoặc hạn chế. 4. DẠNG TRÌNH BÀY : 4.1. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức cơ bản. - Xếp kiến thức theo yêu cầu câu hỏi. 4.2. Phân loại câu hỏi: Có thể nhận biết dạng này qua các từ hay cụm từ: “trình bày”, “phân tích”(đây là dạng trình bày mức độ sâu để làm rõ vấn đề) “nêu”, hoặc “như thế nào”, “gì”... VD: Phân tích vai trò của vị trí địa lý nước ta đối với phát triển kinh tế - xãhội. .Trình bày phương hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 4.3. Hướng dẫn cách trả lời: * Bước 1: Nhận dạng câu hỏi. Cần lưu ý có trường hợp cách đặt câu hỏi thuộc dạng “so sánh” lại giống với “trình bày”, ví dụ: Hãy trình bày (hoặc phân tích) sự khác nhau giữa 3 vùng chuyên canh cây cây công nghiệp lớn nhất của nước ta => vì vậy, HS không được chủ quan. * Bước 2: Tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi => có thể nảy sinh hai trường hợp: 1. Câu hỏi yêu cầu thể hiện kiến thức cơ bản thuần túy dưới góc độ thuộc bài (dạng dễ ) 2. Yêu cầu phải lựa chọn và tổng hợp kiếnthức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochuong_dan_phuong_phap_tra_loi_cac_dang_cau_hoi_dia_ly_3334.doc