Cần quy hoạch vùng nuôi một cách cụ
thể tránh hiện tượng nuôi tự phát của người
dân dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
nghiêm trọng trên các đối tượng nuôi.
Cần có những chế tài nghiêm ngặt để
nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những loại
kháng sinh trong danh mục thuốc kháng sinh
cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
8 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng nuôi trồng thủy sản và một số giải pháp phát triển bền vững trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 3
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐẦM Ô LOAN HUYỆN TUY AN, PHÚ YÊN
AQUACULTURE STATUS AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT SOLUTIONS
FOR O LOAN LAGOON -TUY AN DISTRICT, PHU YEN PROVINCE
Phạm Thị Anh1, Nguyễn Thanh Sơn2
Ngày nhận bài: 16/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 29/4/2016; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016
TÓM TẮT
Kết quả điều tra tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên đầm Ô Loan huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên dựa
trên việc phỏng vấn trực tiếp 100 hộ gia đình ở 5 xã: An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông và An Hòa. Nguồn
lao động chính xung quanh hồ chủ yếu là nam giới (89,11%), tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55 cao
nhất chiếm 67,33%; hầu hết những người tham gia vào NTTS đều có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề với
93% có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên, trình độ văn hóa của người tham gia NTTS trình độ 9/12 cao nhất chiếm
61,39%. Năm 2014, tổng sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan lần lượt là 1548,7 tấn và
541,5 trong đó chủ yếu là diện tích nuôi tôm chiếm 96,21% tổng diện tích nuôi, sản lượng nuôi chiếm 98,41%
tổng sản lượng nuôi trồng xung quanh đầm. Tất cả số hộ NTTS nuôi tôm đều sử dụng thuốc kháng sinh và hóa
chất để phòng trị bệnh cho tôm và xử lý môi trường ao nuôi.
Từ khóa: đầm Ô Loan, nuôi trồng thủy sản, hiện trạng, đầm
ABSTRACT
A survey was conducted to evaluate the aquaculture status on O Loan lagoon. A total of 100 households
were interviewed belong to the communes An Hai, An Cu, An Hiep, An Ninh Dong and An Hoa in O Loan
lagoon. The results showed that the labors in the lagoon were mainly male (89.11%), the percentage of workers
in the age from 40 to 55 years are highest, accounted for 67.33%. Most people who involved in aquaculture
have at least 5 years of experience or higher (93%). They have low level of education with the highest
percentage at 9/12 (61.39%). In 2014, the total area and production of aquaculture activities of O Loan lagoon
were 541.5 hectares and 1548.7 tons, respectively. Especially, shrimp farming was dominant with the area and
production accounted for 96.21 % and 98.41 % of the total, respectively. All shrimp farms used antibiotic and
chemical products for disease preventing and water treatment.
Keywords: O loan lagoon, aquaculture, penaeus vannamei, status, lagoon
1 Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
2 Viện Công nghệ Sinh học - Môi trường - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực Nam Trung Bộ từ lâu đã nổi tiếng
với những đầm phá nổi như đầm Nại (Bình
Thuận), đầm Ô Loan (Phú Yên), đầm Thị Nại
(Bình Định), đầm Nha Phu (Khánh Hòa), đầm
Môn (Khánh Hòa), đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(Thừa Thiên Huế), đầm Cù Mông (Phú Yên),
vịnh Xuân Đài (Phú Yên) Các đầm đều có
hình dạng và cấu tạo rất đa dạng, chủ yếu
là các thủy vực nông sát biển, nhận nước từ
một hoặc vài con sông và thải nước ra biển
qua cửa riêng của mình, rộng hẹp tùy đầm.
4 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
Những sông trong vùng thường nhỏ, tổng
lượng nước ít và chỉ chảy rất tập trung trong
một vài tháng. Trong mùa khô kéo dài, sông lại
rất cạn kiệt, nhiều nơi lòng sông trơ ra để lại
hai bên bờ những dải cát, hay có những đầm bị
khống chế hoàn toàn bởi nước biển, ở những
đầm này độ muối thường cao, có trường hợp
trở nên quá mặn, đạt giá trị 39 - 40‰ và khá
ổn định [6]. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản
trên các đầm phá ngày càng phát triển với quy
mô rộng với nhiều đối tượng nước lợ, nước
mặn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao như:
tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cua ghẹ, cá
biển và một số loài nhuyễn thể, rong biển. Hiện
nay hầu hết các đầm phá đều được sử dụng
để phát triển nuôi trồng thủy sản, các hoạt
động nuôi trồng thủy sản đang diễn biến hết
sức phức tạp trên quy mô lớn, đặc biệt các
ngành nghề nuôi tôm thâm canh, chuyên canh
đã và đang mang lại những tác dụng tiêu cực
cho môi trường các đầm phá ven biển [2,7].
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ,
với lợi thế bờ biển dài gần 190 km cùng với
nhiều eo, vịnh, đầm phá là nơi nuôi dưỡng,
sinh trưởng của rất nhiều loài thủy hải sản
khác nhau, có nhiều tiềm năng và lợi thế
trong việc phát triển toàn diện ngành kinh tế
thủy sản cũng như một số ngành kinh tế quan
trọng khác [1]. Từ lâu đầm Ô Loan từ lâu đã
nổi tiếng với nguồn lợi thủy sản đa dạng với
rất nhiều các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao
như sò huyết, ghẹ xanh, cua và hàu, trong
đó sò huyết đầm Ô Loan được coi là đặc sản
của vùng [1]. Nghề nuôi trồng thủy sản xung
quanh đầm Ô Loan đã góp phần nâng cao
năng suất và sản lượng thủy sản, thúc đẩy
nền kinh tế cho huyện Tuy An và tỉnh Phú Yên.
Có thể khẳng định rằng đời sống của dân cư
5 xã vùng đầm phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ
sản của đầm Ô Loan. Đầm Ô Loan vẫn đóng
một vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế thuỷ sản của tỉnh Phú Yên cũng
như phát triển kinh tế huyện Tuy An, nguồn lợi
thủy sản từ đầm giúp nâng cao đời sống của
cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh đầm.
Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản trong
đầm là 360,75 ha, trong số này diện tích nuôi
cao triều là 20,5 ha (trong đó nuôi trên cát là 3,5
ha), diện tích hồ hở (hồ chất đá) là 125 ha [4].
Hoạt động nuôi trồng thủy sản của huyện Tuy
An tập trung chủ yếu ở vùng đầm Ô Loan do
người dân của 5 xã An Ninh Đông, An Hải, An
Cư, An Hòa và An Hiệp tham gia nuôi trồng
thủy sản, tổng diện tích nuôi xung quanh đầm
là 420 ha, chiếm hơn 80% diện tích nuôi toàn
huyện [8]. Tuy nhiên, do hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản quá mức, thiếu quy hoạch đã dẫn
đến môi trường đầm suy thoái, tình hình dịch
bệnh trong nuôi trồng thủy sản diễn biến phức
tạp: Năm 2008 dịch bệnh trên tôm bùng phát
ở đầm Ô Loan, 50/180 ha tôm sú bị mất trắng
do bệnh, chủ yếu là bệnh đỏ thân và bệnh đốm
trắng. Đầu năm 2009, có gần 70 ha tôm bị chết
chủ yếu do bệnh taura và các bệnh có liên
quan đến môi trường [3]. Theo báo cáo của
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Tuy An, những tháng đầu năm 2009,
biên độ triều trong đầm Ô Loan thấp hơn trung
bình từ 0,2-0,3m, độ mặn giảm so với trung
bình nhiều năm từ 0,5 - 0,6 %. Đáng chú ý là
kết quả tại điểm thu mẫu An Hải về chỉ tiêu ô
nhiễm vi sinh đã vượt ngưỡng cho phép. Đầu
năm 2010, 85 ha tôm chân trắng bị nhiễm bệnh
chủ yếu tập trung ở 2 huyện Tuy An và Đông
Hòa. Năm 2011 riêng khu vực đầm Ô Loan có
gần 100 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, tập trung
chủ yếu ở các xã An Ninh Đông, An Ninh Tây
và An Cư, ngoài ra đại đa số hồ ở đây chủ yếu
là hồ hở nên việc lây lan dịch bệnh rất nhanh
chóng [3].
Do đó việc đánh giá lại hiện trạng nuôi
trồng thủy sản xung quanh đầm Ô Loan hiện
nay là cần thiết để có những giải pháp kịp thời
nhằm phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy
sản xung quanh đầm một cách bền vững và ít
nguy hại nhất đến môi trường đầm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 5
2. Phương pháp nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp được thu thập tại Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, Phòng
Nông nghiệp huyện Tuy An và các sách báo,
tài liệu có liên quan.
- Số liệu sơ cấp được tổng hợp dựa trên
quá trình phỏng vấn trực tiếp các ngư dân nuôi
trồng thủy sản xung quanh vùng đầm Ô Loan
thuộc 5 xã ven đầm (xã An Hòa, An Hiệp, An
Ninh Đông, An Hải và An Cư) và cán bộ quản
lý khu vực nghiên cứu qua bộ câu hỏi điều tra
với 101 phiếu.
- Thông tin thu thập được xử lý theo từng
nội dung riêng dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn
và dữ liệu được xử lý trên phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Nguồn lao động nuôi trồng thủy sản trên
đầm Ô Loan
- Tỷ lệ giới tính: Trong 101 phiếu được khảo
sát về tình hình NTTS xung quanh đầm Ô Loan
cho thấy có số lượng nữ tham gia NTTS chiếm
tỷ lệ 10,89% (11/101 phiếu), còn lại đều là nam
giới chiếm tỷ lệ 89,11% (90/11 phiếu). Đây là một
trong những thực tế hiện nay do tính chất của
các công việc trong nuôi trồng thủy sản đòi hỏi
nhiều sức lực cũng như thời gian làm việc nên
nam giới tham gia có tỷ lệ chiếm rất cao.
- Cơ cấu độ tuổi của những người tham
gia NTTS: Những người tham gia NTTS có thể
chia thành 3 nhóm độ tuổi khác nhau là dưới
40 tuổi, từ 40 đến 55 tuổi, trên 55 tuổi. Trong
đó, tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi từ 40 - 55
cao nhất chiếm 67,33% (68/101 phiếu), đây là
nguồn lao động có sức khỏe tốt và nắm bắt
các kĩ thuật nuôi, kinh nghiệm nuôi tốt hơn so
với những nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi trên 55
chiếm 13,86 % (14/101 phiếu), nhóm tuổi dưới
40 chiếm 18,81% (19/101 phiếu).
- Số năm kinh nghiệm trong NTTS: Nguồn
lao động có số năm kinh nghiệm tham gia vào
NTTS khá cao, số chủ hộ có thâm niên NTTS
từ 10 đến 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất đạt
40,59%, từ 5 đến 10 năm chiếm 32,67%, từ 15
- 20 năm chiếm 14,85%, các chủ hộ nuôi trên
20 năm chiếm 4,95%.
- Trình độ văn hóa thấp: Kết quả điều tra
cho thấy, đa số các chủ hộ có trình độ văn hóa
(9/12) chiếm tỷ lệ 61,39%, tiếp theo đến trình
độ 12/12 chiếm 20,79%, trình độ 8/12 chiếm
6,93%, trình độ tiểu học chiếm 4,95% và tỷ lệ
người không biết chữ chiếm 5,94%. Khảo sát
này cũng chỉ ra rằng trong tất cả các hộ được
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu tiến hành từ tháng 02/2014 đến hết tháng 12/2014 xung quanh đầm Ô Loan -
Phú Yên. Đối tượng phỏng vấn là các hộ nuôi trồng thủy sản trên đầm ở 5 xã: xã An Hòa, An Hiệp,
An Ninh Đông, An Hải và An Cư.
Hình 1. Đầm Ô Loan và cửa đầm Tân Quy [12]
6 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
phỏng vấn không có chủ hộ nào đã qua lớp
đào tạo chuyên môn có trình độ đại học, tất
cả kinh nghiệm trong NTTS chủ yếu được học
tập theo kiểu truyền miệng và kinh nghiệm của
bản thân.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm: Năm
2010, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt
mức 12,1 triệu/năm, con số này ngày càng gia
tăng và đến năm 2013 là 20,1 triệu/người/năm
và năm 2014 là 22,6 triệu/người/năm, tăng gấp
1,86 lần so với năm 2010.
2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên đầm
Ô Loan
2.1. Diện tích nuôi và sản lượng nuôi trồng thủy
sản trên đầm Ô Loan
Diện tích nuôi trồng thủy sản của 5 xã An
Hải, An Hiệp, An Hòa, An Cư và An Ninh Đông
năm 2014 có sự chênh lệch đáng kể: xã Ninh
Đông và An Hòa có diện tích nuôi lớn nhất
chiếm lần lượt là 133ha và 152ha, đây là hai xã
có diện tích NTTS chiếm chủ lực xung quanh
đầm Ô Loan. Tổng diện tích NTTS trong đầm
Ô Loan năm 2014 là 541,5 ha, trong đó diện
tích nuôi tôm công nghiệp là 521 ha (chiếm
96,21%). Tổng sản lượng NTTS năm 2014 đạt
1548,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt
1524,1 chiếm 98,41% [8].
Hình 2. Diện tích và sản lượng NTTS của các xã trên đầm Ô Loan năm 2014 [7]
Nhìn vào biểu đồ hình 2 cho thấy xã An
Cư năm 2014 có diện tích nuôi đứng thứ 3 chỉ
sau xã An Ninh Đông và An Hòa, tuy nhiên sản
lượng nuôi lại thấp nhất so với các xã khác, chỉ
đạt 137 tấn, điều này là do vấn đề dịch bệnh.
Sáu tháng đầu năm 2014 toàn huyện Tuy An
có 169,5 ha tôm bị bệnh, trong đó diện tích mất
trắng là 67 ha (tôm chân trắng 61 ha, tôm sú 6
ha). Tôm bị dịch bệnh rải rác khắp các xã: An
Ninh Đông 44 ha, An Cư 39 ha, An Hòa 45 ha,
An Hiệp 15 ha và An Hải 0,5 ha. Tôm chủ yếu
bị bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tính,
dịch bệnh xảy ra ở tôm nuôi 10 đến 20 ngày
tuổi [3]. Theo Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy
sản (Sở NN-PTNT 3/2014), qua lấy mẫu phân
tích cho thấy, nước tại vùng nuôi cách xa cửa
biển như An Cư, ngoài ra còn bị ảnh hưởng
của nước ngọt từ sông Cái và sông Hà Yến đổ
xuống nên độ mặn và độ kiềm tương đối thấp,
độ mặn dưới 10‰, độ kiềm thấp từ 30 đến
40 ppm. Cũng theo Trung tâm này, ô nhiễm
dinh dưỡng cũng được phát hiện ở vùng nuôi
này: hàm lượng NH3-N hoặc NO2-N cao vượt
ngưỡng cho phép, lần lượt dao động từ 0,5
đến 1ppm và 0,1 đến 0,3ppm. An Hải là xã có
diện tích nuôi thấp nhất với 40ha, đây là xã
nằm gần cửa biển nên mực nước ở khu vực
này sâu, chế độ thủy lực không ổn định, nước
mặn hơn phía trong đầm do thường xuyên trao
đổi với nước biển, nên phù hợp với việc nuôi
các loài ưa độ mặn cao như cá mú, cá hồng,
hàu,... Diện tích nuôi cá biển của xã An Hải
cũng chiếm nhiều nhất trong vùng với 12/23 ha
(chiếm 52,17%)[1].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 7
Đối tượng nuôi chính trên đầm Ô Loan
chủ yếu là tôm he chân trắng (Penaeus
vanamei) và tôm sú (Penaeus monodon), số
lượng các hộ nuôi hai đối tượng này chiếm hầu
hết diện tích nuôi trong đầm Ô Loan. Theo số
liệu phỏng vấn người dân xung quanh các xã
thì xã An Hòa có 100% số hộ nuôi tôm he chân
trắng, tiếp đến là An Ninh Đông là 92,16%, An
Hải 71,43% và An Cư là 33,33%. Các hộ nuôi
cá (cá mú Epinephelus fuscoguttatus, cá hồng
Lutjanus campechanus) và nhuyễn thể (hầu,
sò huyết) rất ít chủ yếu nằm ở hai xã An Hải
và An Cư.
Kết quả điều tra khảo sát cho thấy diện tích
xung quanh vùng đầm Ô Loan chủ yếu là nuôi
tôm thẻ chân trắng và tôm sú, các đối tượng
nuôi truyền thống và nổi tiếng của vùng ít được
quan tâm chú trọng như ghẹ xanh, sò huyết,
cua, hàu, tôm đất v.v... Tuy nhiên các đối tượng
này lại được khai thác một cách triệt để để
phục vụ khách du lịch, đây cũng là một trong
những vấn đề đáng quan tâm của địa phương
trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản
một cách bền vững. Sò huyết đầm Ô Loan từ
lâu đã nổi tiếng trên cả nước và đây cũng là
một trong những lý do để đầm nước lợ Ô Loan
được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc
gia, tuy nhiên hiện nay nguồn lợi này đang bị
giảm sút nghiêm trọng.
2.3. Hình thức nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản trên đầm Ô Loan chủ
yếu theo hai hình thức là nuôi tôm chuyên canh
và nuôi ghép tôm với cua và cá biển. Diện tích
nuôi các đối tượng như nhuyễn thể (hầu hoặc
sò huyết) chủ yếu là nuôi theo hình thức bán
thâm canh. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
năm 2014 có xu hướng tăng hơn so với các
năm trước, mặc dù chính quyền địa phương
đã có thông báo cấm mở rộng diện tích nuôi
trên đầm, tuy nhiên một số hộ nuôi vẫn tiến
hành đào thêm các ao nuôi mới, điều này đang
là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái cũng như
địa chất của đầm [10,12,13].
2.2. Đối tượng nuôi xung quanh đầm Ô Loan
Bảng 1. Một số đối tượng nuôi ở các xã xung quanh vùng đầm Ô Loan năm 2014
Đơn vị tính: %
STT Hình thức nuôi An Ninh Đông An Hải An Cư An Hiệp An Hòa
1 Tôm he chân trắng 92,16 71,43 33,33 66,67 100
2 Tôm sú 7,84 19,05 50 33,33 0
3 Cá các loại 0 4,76 0 0 0
4 Sò huyết 0 4,76 16,67 0 0
Bảng 2. Hình thức nuôi tôm và kiểu hồ nuôi tôm tại các xã xung quanh đầm Ô Loan
STT Hình thức nuôi An Ninh Đông An Hải An Cư An Hiệp An Hòa
1 Thâm canh (%) 84,31 66,67 66,67 66,67 100
2 Bán thâm canh (%) 15,69 33,33 33,33 33,33 0
3 Nuôi hồ kín (%) 100 76,19 33,33 66,67 100
4 Nuôi hồ hở (%) 0 23,81 66,67 33,33 0
Hình thức nuôi tôm chủ yếu là nuôi thâm
canh trên vùng cao triều (bằng các ao đất
lót bạt) với mật độ nuôi cao, hình thức nuôi
này chiếm đến 100% ở xã An Hòa, 84,31% ở
An Ninh Đông. Có hai loại hồ nuôi tôm thâm
canh chính ở các xã xung quanh đầm là hồ
kín và hồ hở. Hồ kín là hồ được đắp bằng đất
có lót bạt bờ và bạt đáy, hồ kín cao hơn mực
nước trong đầm và nằm ở vùng cao triều, hồ
kín có thể tự điều tiết nước bằng hệ thống bơm
(chiếm 100% ở An Ninh Đông và An Hòa, An
Hải và An Hiệp lần lượt là 76,19% và 66,67%).
Hồ hở là hồ được chất bằng đá, san hô hoặc
bao lưới vây tạo thành hồ nên mực nước
8 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
trong hồ phụ thuộc vào mực nước của đầm,
đại đa số hồ hở tập trung ở xã An Cư chiếm
66,67%. Hình thức nuôi hồ hở chịu nhiều rủi ro
cao do không điều tiết được mực nước trong
hồ, khi môi trường đầm có biến động đột ngột
tôm dễ bị sốc hoặc bị nhiễm dịch bệnh. Thông
thường khi bắt đầu có dịch bệnh xảy ra thì
những hồ hở sẽ bị nhiễm bệnh đầu tiên [9].
2.4. Thức ăn, thuốc kháng sinh và hóa chất sử
dụng trong các ao nuôi tôm
- Thức ăn
Theo số liệu điều tra trong quá trình khảo
sát 101 phiếu về NTTS xung quanh đầm
thì 100% các hộ đều sử dụng thức ăn công
nghiệp. Mặc dù nguồn thức ăn công nghiệp ít
gây ô nhiễm môi trường như thức ăn tươi sống
và thức ăn chế biến, tuy nhiên số lượng các
hộ nuôi nhiều, hình thức nuôi chủ yếu là nuôi
thâm canh nên lượng chất thải rất lớn, lượng
chất thải này xả trực tiếp ra đầm không qua xử
lý (100% các hộ không qua xử lý trước khi thay
nước). Lượng thức ăn thừa và các chất thải
liên tục được đưa vào trong đầm trong nhiều
năm liên tiếp làm cho lượng bùn đáy của đầm
ngày càng nhiều, lượng chất độc tích lũy trong
nền đáy như H2S, CH4, NH3 gia tăng. Bên cạnh
đó, cửa đầm Tân Quy rất nhỏ cho nên khả
năng trao đổi nước rất thấp, điều này có thể là
nguyên nhân gây chết cho tôm cá trong đầm
trong vài năm trở lại đây.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất
trên các đối tượng NTTS
Kết quả điều tra cho thấy 100% các hộ
nuôi đều quan tâm tới việc quản lý môi trường
ao nuôi. Trong đó, 86,13% (87/101 phiếu) các
hộ định kỳ sử dụng men vi sinh 2 tuần/lần
sau 3 tháng nuôi; 100% các hộ sử dụng vôi
để ổn định pH và độ trong ao nuôi. Trong
suốt thời gian nuôi hầu hết các hộ không thay
nước mà chủ yếu cấp bù nước do quá trình
siphong chất thải trong ao ra đầm. Ở hình
thức nuôi bán thâm canh, ao nuôi tôm được
định kỳ vệ sinh, khử trùng 15 ngày/lần bằng
các loại hóa chất như vôi bột, BKC, formol,
Iodine hay Zeolite. Ngoài việc sử dụng hóa chất,
các loại chế phẩm sinh học thì cũng theo kết
quả điều tra cho thấy có 83/101 hộ phỏng
vấn sử dụng một số loại kháng sinh để bổ
sung vào thức ăn cho tôm như Enrofl oxacim,
Colistin sunfate, Norfl oxacin, Cephalexin
trong đó kháng sinh Enrofl oxacin luôn là vấn
đề liên tục mang lại khó khăn cho doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam do người nuôi
vẫn sử dụng trong nuôi trồng, khiến cho nhiều
lô hàng bị thị trường nhập khẩu cảnh báo và
trả về. Ngày 16/1/2012, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn đã ban hành Thông tư
số 03/2012/TT – BNNPTNT bổ sung các chất
Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofl oxacin
vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Tuy
nhiên hiện nay kháng sinh Enrofl oxacin vẫn
được người dân sử dụng trong quá trình nuôi
tôm, chính vì vậy cần có những chế tài cần
thiết để quản lý việc sử dụng các loại kháng
sinh bị cấm này.
3. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng
thủy sản bền vững trên đầm Ô Loan
Để duy trì và phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững trên đầm Ô Loan cần có giải pháp
đồng bộ, hợp lý và hữu hiệu.
- Triển khai, quản lý thực hiện có hiệu quả
quy hoạch chi tiết các vùng nuôi, chú trọng
phát triển các đối tượng truyền thống của vùng
như sò huyết, ghẹ xanh, tôm đất Đa dạng
hóa đối tượng nuôi trên đầm, có thể nuôi luân
canh các đối tượng thủy sản khác như cá rô
phi đơn tính, cá măng, hải sâm, rong câu, cua
xanh để cải tạo môi trường ao nuôi. Đối với
các vùng nuôi có đáy bùn, khuyến khích nuôi
ghép tôm nước lợ với một số đối tượng như cá
rô phi, rong biển, vẹm xanh, hàu.
- Khuyến khích các hộ nuôi tôm công
nghiệp trong các hồ hở chuyển sang hồ kín để
dễ kiểm soát chất lượng nước, sức khỏe vật
nuôi cũng như tình hình dịch bệnh.
- Có biện pháp ngăn chặn việc gia tăng diện
tích nuôi một cách ồ ạt không theo quy hoạch
làm phá vỡ cân bằng hệ sinh thái cũng như
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
NHA TRANG UNIVERSITY • 9
làm gia tăng ô nhiễm môi trường, bùng phát
dịch bệnh
- Cần có những quy định về xả thải cho
người dân hoặc những biện pháp xử lý chất
thải trước khi đưa vào môi trường tự nhiên ở
những vùng nuôi thâm canh công nghiệp, đồng
thời có những chế tài xử phạt đi kèm để hạn
chế việc gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.
- Yêu cầu những người tham gia NTTS
tuân thủ những quy định về danh mục các
loại hóa chất, thuốc kháng sinh được phép
sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Có chế tài
và các biện pháp xử lý nghiêm chỉnh đối với
các hộ nuôi khi vẫn tiếp tục sử dụng các sản
phẩm này.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Người lao động tham gia NTTS xung
quanh đầm Ô Loan chủ yếu là nam giới, chiếm
89,11%, cơ cấu độ tuổi người lao động trong
nhóm tuổi 40 - 55 có giá trị cáo nhất chiếm
67,33%, ngoài ra hầu hết những người tham
gia NTTS xung quanh đầm đều có nhiều năm
kinh nghiệm, số người có trên 5 năm kinh
nghiệm chiếm 93%, trình độ văn hóa 9/12
chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 61,39%
- Tổng diện tích nuôi của các xã xung quanh
đầm Ô Loan năm 2014 là 541,5 ha với sản lượng
thu hoạch của cả năm là 1548,7 tấn. Xã An
Hòa và An Ninh Đông có diện tích nuôi lớn nhất
(152 và 133 ha) và sản lượng nuôi cũng với giá
trị cao nhất (528 và 393 tấn).
- Đối tượng nuôi chính của vùng là tôm he
chân trắng với diện tích 100% ở các xã An Hòa,
84,31% ở An Ninh Đông, các xã còn lại như An
Hải, An Cư và An Hiệp đều chiếm 66,67%.
- Có hai hình thức nuôi trồng thủy sản là
nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh xung
quanh đầm Ô Loan, không có hình thức nuôi
quảng canh và quảng canh cải tiến. Số hộ
nuôi theo kiểu hồ kín chiếm 100% ở An Ninh
Đông và AN Hòa, An Hải và An Hiệp lần lượt là
76,19% và 66,67%. Số hộ nuôi theo kiểu hồ hở
tập trung chủ yếu ở xã An Cư (66,67%).
- 100% các hộ nuôi tôm có sử dụng thuốc
và hóa chất trong quá trình nuôi để phòng
trị bệnh và xử lý môi trường, trong đó có
83/101 hộ sử dụng các loại kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản, trong đó có kháng sinh
Enrofl oxacim thuộc danh mục thuốc cấm sử
dụng trong NTTS
2. Kiến nghị
Cần quy hoạch vùng nuôi một cách cụ
thể tránh hiện tượng nuôi tự phát của người
dân dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
nghiêm trọng trên các đối tượng nuôi.
Cần có những chế tài nghiêm ngặt để
nghiêm cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong
nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những loại
kháng sinh trong danh mục thuốc kháng sinh
cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006 đến 2010. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Phú Yên.
2. Báo cáo hiện trạng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Phú Yên 2013 - 2014. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
tỉnh Phú Yên.
3. Báo cáo kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2014, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi
thủy sản năm 2015. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An, Phú Yên
4. Báo cáo thực trạng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan. Phương hướng tổ chức lại nghề nuôi trong đầm thành các
Tổ đồng quản lý (2013). Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An
5. Cục thống kê tỉnh Phú Yên. Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014.
10 • NHA TRANG UNIVERSITY
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2016
6. Lương Văn Thanh, 2008. Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng nuôi tôm vùng duyên hải miền Trung Nam bộ và một
số định hướng phát triển”. Hội thảo đề tài khoa học “Ứng dụng các biện pháp công trình và phi công trình để cải
tạp các vùng đất bị bỏ hóa ở Duyên hải Nam Trung Bộ do đào ao nuôi trồng thủy sản không đúng kỹ thuật thành
các vùng canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững”. Đà Nẵng tháng 6 năm 2008.
7. Trần Văn Phước, Ngô Văn Hiệp, 2011. Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản và giải pháp bảo vệ, phát triển bền
vững tại xã Ninh Ích, đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hòa.
8. UBND huyện Tuy An, Phú Yên. Niên giám thống kê năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 huyện Tuy An.
Tiếng Anh
9. Ram C. Bhuiel, 2008. Statistics for Aquaculture, Asian Institute of Technology (AIT). Wiley Blackwell.
10.
(Lê Hảo)
11. (Anh Ngọc)
12. (Thế Lập)
13. Theo PYO, (Ngọc Như)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_nuoi_trong_thuy_san_va_mot_so_giai_phap_phat_trie.pdf