Nội dung:
Phương pháp biểu thị mặt đất lên bản đồ. Sử dụng bản đồ trong phòng. Sai số trong
đo đạc; đo góc bằng, đo góc đứng, đo cao; đo vẽ và thành lập bản đồ; bản đồ số; ứng
dụng đo đạc trong lâm nghiệp.
Thực hành:
Cấu tạo máy kinh vĩ và các loại địa bàn; đo dài; đo cao; lập đường chuyền; sử dụng
bản đồ trong lâm nghiệp.
32 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng bản đồ lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP
5.1. KHÁI NIỆM BÀN ĐỒ LÂM NGHIỆP
5.1.1. Khái niệm
Đo đạc là bộ môn khoa học được ứng dụng rộng rãi trong. nền kinh tế quốc dân.
Quản lý kinh tế lâm nghiệp cớ kế hoạch không thể thiếu việc khảo sát, điều tra tài
nguyên rừng. Kỹ thuật hiện đại của công tác đo đạc và chụp ảnh đảm bảo cung cấp các
loại bản đồ địa hình chính xác, phản ánh được các cảnh quan địa lý theo các yếu tố cơ bản
của chúng. Bản đồ địa hình ngoài việc phục vụ trực tiếp nhu cầu của nền kinh tế quốc dân
còn cung cấp cơ sở để nghiên cứu lãnh thổ về mặt địa chất, thuỷ văn, thổ nhưỡng thực vật
và các mặt khác. Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình ta xây dựng các bản đồ chuyên đề khác
nhau.
Những kiến thức toàn diện về sử dụng bản đồ cho phép giải quyết những vấn đề khoa
học và kỹ thật có liên quan tới việc tổ chức và phát triển lâm nghiệp. Bản đồ được sử dụng
trong công tác chỉ đạo sản xuất, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế trồng rừng,
điều tra nguồn tài nguyên rừng khó tìm thấy những lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nào mà
không sử dụng bản đồ ở mức độ này hay mức độ khác.
Trong công tác điều tra quy hoạch rừng, bản đồ hiện trạng đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá tài nguyên rừng, đồng thời cố:ỷ nghĩa to lớn trong công tác nghiên cứu
quy hoạch tổng thể. Theo quan điểm địa lý, khi chú ý chủ yếu đến đặc điểm của thảm thực
vật trên lãnh thổ nhất định thì việc nghiên cứu kiểu rừng mang tính khái quát hơn. Vì vậy,
việc tính toán tài nguyên rừng, phát hiện quy luật đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt. Để
nhận được những thông tin như chuyên đề lâm nghiệp người ta dựa vào bản đồ địa hình có
sẵn.
Công tác thành lập bản đồ lâm nghiệp có ba nhiệm vụ chủ yếu:
Phân chia thảm thực vật thành những khu đồng nhất.
Phân loại thảm thực vật.
+ Vạch ra mối liên hệ lẫn nhau giữa các quần xã đã phân chia, xác định về sự phụ
thuộc về phân bố các quần thể xã riêng biệt và mối quan hệ của chúng với nhau.
5.1.2. Bản đồ lâm nghiệp
Bên cạnh bản đồ địa hình, trong sản xuất lâm nghiệp còn có những bản đồ phản ánh
nội dung, tính chất về rừng gọi là bản đồ chuyên đề lâm nghiệp. Nét khác nhau giữa bản
đồ địa hình và bản đồ chuyên đề lâm nghiệp thể hiện ở phương pháp xây dựng ở mức độ
diễn tả chi tiết các hiện tượng trong nội dung của bản đồ.
Đặc điểm cơ bản của bản đồ địa hình là diễn tả trung thành các hiện tượng trên mặt
đất theo một tỷ lệ nhất định. Còn bản đồ chuyên đề lâm nghiệp chỉ diễn tả một hiện tượng,
một nội dung của bản đồ địa hình.
Tài liệu để xây dựng bản đồ chuyên đề lâm nghiệp được xây dựng dựa vào các số
liệu thống kê. Các số liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp biểu diễn các hiện
tượng và nhiều mặt khác nhau của công tác xây dựng bản đồ.
Mục đích của bản đồ lâm nghiệp đó là phương hướng kinh tế rõ rệt của chúng. Hiện
nay người ta phân biệt hai kiểu thành lập bản đồ lâm nghiệp: Điều tra rừng và sự đo vẽ các
kiểu rừng, trong đó điều tra rừng phổ biến hơn. Ý nghĩa của việc đo vẽ các kiểu rừng chưa
được đánh giá đầy đủ, mặc dù nó đóng vai trò quan trọng để hiểu biết một cách đúng đắn
kinh tế rừng, việc kế hoạch hoá các vùng nghỉ mát cho nhân dân lao động và việc đánh giá
thẩm mỹ cảnh quan.
Sựđo vẽ các kiểu rừng một cách trực tiếp có thể được phân chia thành đo vẽ lộ trình,
chọn điểm và đo vẽ lộ trình chi tiết.
Để thành lập bản đồ các kiểu rừng, người ta xây dựng lộ trình và trong lộ trình người
ta theo dõi sự thay đổi các kiểu rừng và đánh dấu ranh giới của chúng. Những quan sát
trên lộ trình được ghi vào nhật ký thực địa. Sau này bằng phương pháp nội suy bản đồ các
kiểu rừng được thành lập.
Việc phân loại bản đồ một cách đấy đủ, toàn diện và chi tiết theo nội dung của nó.
Cho đến nay chưa thể làm được. Thông thường việc phân loại các bản đồ này chỉ hạn chếở
mức độ nội dung thể hiện các hiện tượng trên bản đồ và tỷ lệ bản đồ.
Bản đồ thực vật bao gồm bản đồ chuyên ngành và bản đồ tổng hợp. Bản đồ tổng hợp
phản ánh những quy luật địa lý chung về sự phân bố của thảm thực vật các loại riêng biệt.
Bản đồ chuyên ngành được thành lập từ các mục đích thực tế cụ thể. Chủ yếu là mục
đích kinh tế.
Bản đồ lâm nghiệp nằm trong nhóm bản đồ chuyên ngành. Theo nội dung chia bản
đồ lâm nghiệp thành bản đồ lâm nghiệp tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Bản đồ lâm nghiệp
tổng hợp là bản đồ phản ánh tình hình phân bố tài nguyên rừng và tình hình sản xuất lâm
nghiệp trong phạm vi một khu vực (anh, vùng, quốc gia). Bản đồ chuyên đề chỉ phản ánh
từng mặt riêng lẻ các hiện tượng hay nội dung của sản xuất lâm nghiệp. Dưới đây là một
số bản đồ chuyên đề và nội dung thể hiện của nó.
(1) Bản đồ lập địa tỉ lệ 1:10.000
a. Mục đích:
-Phục vụ công tác quy hoạch, phân chia đất đai trên địa bàn xã, huyện.
-Cung cấp tài liệu chuyên môn về mặt đất đai phục vụ cho việc thiết kế trồng rừng trong
những năm trước mắt
Sơ bộ đề xuất tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp.
Nội dung thể hiện:
-Định ranh giới các lập địa
-Xác định loại đất và tầng dầy tàng đất.
-Phân chia cấp hàm lượng nước (độ ẩm).
(2) Bản đồ hiện trạng thảm che tỉ lệ 1:10.000
a. Mục đích:
-Phục vụ công tác quy hoạch tổng thể và thiết kế kinh doanh rừng
-Cung cấp tài liệu chuyên môn về vốn rừng, sự phân bố tài nguyên rừng, tình hình
dân sinh kinh tế.
b. Nội dung thể hiện:
Các địa danh, địa vật quan trọng.
Các đường đồng mức 5 - 10m.
Ranh giới hành chính xã
Ranh giới các đơn vị phân chia khoảnh, lô.
-Các công trình xây dựng: Cơ quan, xí nghiệp, điểm dân cư, ao hồ, đường xá, sông
ngòi....
-Phân chia các loại đất: Đất thổ cư, vườn, đất trống không có cây, đất trống có cây
bụi, cây rải rác...
-Đất có rừng (phân chia theo cấp rừng)...
-Rừng trồng.
-Lúa nước
-Nương rẫy cố định.
(3) Bản đồ kinh doanh rừng phân khu tỉ lệ 1:25.000
a. Mục đích:
-Phục vụ cho việc tổ chức quản lý kinh doanh ở cấp cơ sở như: Xác định biện pháp
kinh doanh rừng, bố trí mạng lưới quản lý, bảo vệ và thiết kế sản xuất hàng năm.
b. Nội dung thể hiện:
-Địa hình thể hiện bằng đường đồng mức 20 - 25m cho những nơi có bản đồ địa hình
gốc lệ 25.000. Ranh giới các loại rừng, các loại đất như bản đồ hiện trạng tài nguyên
(4) Bản đồ thiết kế trồng rừng tỉ lệ 1:10.000
a. Mục đích:
Phục vụ cho công tác trồng rừng và tính toán giá thành cho mỗi ha rừng trồng
Nội dung thể hiện
-Yếu tốđịa hình (đường đồng mức 5 - 10m
-Sông suối.
-Điểm dân cư.
- Các công trình xây dựng…
-Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu.
-Ranh giới xã, hợp tác xã, lâm trường, phân trường
-Số hiệu lô (đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
-Kí hiệu trên một lô gồm Số hiệu lô, loài cây/ Diện tích.
(5) Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp (bản đồ đại cương khu rừng) tỉ lệ 1:50.000
a. Mục đích:
-Dùng cho các lâm trường.
-Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể, trong công tác mở mang
xây dựng khu rừng.
b. Nội dung thể hiện:
Ranh giới hành chính xã, huyện.
Ranh giới phân khụ, phân khoảnh.
-Rừng và đất rừng do lâm trường quốc doanh quản lý, rừng và đất rừng giao cho hợp
tác xã.
Rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng phục hồi...
Rừng kinh doanh, đất trồng rừng.
-Những công trình hiện có và dự kiến mở mang như đường xá, cầu cống, kho, bãi,
bến, xưởng, vườn ươm
-Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày
-Mầu sắc trên bản đồ dược thể hiện đúng quy định.
5.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP Ô TIÊU CHUẨN, Ô DẠNG BẢN PHỤC VỤĐIỀU TRA
RỪNG THU THẬP SỐ LIỆU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
5.2.1. Khái niệm ô tiêu chuẩn (ÔTC)
Để điều tra nắm bắt tình hình diễn biến tài nguyên rừng, đặc biệt trong quá trình kinh
doanh trồng rừng được hiệu quả. Đo đạc còn phục vụ cho quá trình điều tra lâm sinh học,
đa dạng sinh học và điều tra sâu bệnh
* Khái niệm ô tiêu chuẩn: ô tiêu chuẩn là một phần diện tích được rút ra ngẫu nhiên
từ tổng thể của lâm phần, có tính đặc trưng (hay đại diện) cao về thực bì, địa hình và đất
đai.
5.2.2. Đặc điểm ô tiêu chuẩn
-Ô tiêu chuẩn có 2 loại ÔTC cố định và ÔTC tạm thời.
-ÔTC có diện tích khác nhau (từ 500 m
2
đến vài nghìn, vài chục nghìn ha), tuỳ thuộc
vào mục đích nghiên cứu. Thông thường ÔTC lập ở rừng trồng nhỏ hơn ÔTC lập tại rừng
tự nhiên bởi tính đồng nhất của rừng trồng cao hơn rừng tự nhiên.
5.2.3. Phương pháp tập ô tiêu chuẩn
Để tiến hành lập ÔTC có các phương pháp sau:
Bước 1: Chuẩn bị: Bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình, dụng cụ, máy móc và vật tư.
Bước 2: Sơ thám hiện trường nhằm khảo sát lựa chọn vị trí ÔTC thích hợp
Bước 3: Xác định vị trí đặt ÔTC và xác định hình dạng, kích thức ÔTC
Bước 4: Tiến hành lập ÔTC: Có hai cách đó là dùng địa bàn và không dùng địa
bàn. Bảng địa bàn ta đo góc phương vị của 4 góc ÔTC, mỗi góc hơn kém nhau 90
0
. Lập
ÔTC khi không có địa bàn ta ứng dụng định lý Py-ta-go để lập, đo từ góc(điểm A) điểm
lập ÔTC đến một điểm B có chiều dài 3 m, cũng từđiểm góc (A) đo đến cạnh khác đến
điểm C dài 4 m và dịch chuyển sao cho khoảng cách điểm B và C cách nhau 5 m. Sau đó
dùng thẳng hàng từ A qua B đến một điểm D, sao cho khoảng cách từ A đến D bằng chiều
dài ÔTC cần lập Tại D ta làm tương tự tại điểm A và cứ thế ta lập được ÔTC không cần
địa bàn đểđo góc phương vị.
Bước 5: Đo tính các chỉ tiêu cần đo tính trên ÔTC (như HVN; D1,3; DT)
Ngoài ra trong công tác nghiên cứu chúng ta còn bắt gặp một loại ô dạng bản (ÔDB)
thường phục vụ nghiên cứu sâu bệnh, nghiên cứu tái sinh rừng, nghiên cứu sinh trưởng
cây giống… ÔDB có kích thước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, điều tra.
Thông thường điều tra sâu bệnh vườn ươm thì ÔDB được bố trí ở đầu luống, giữa luống
và cuối luống có chiều rộng bằng chiều rộng luống, có chiều dài 1 đến 2 m.
Đối với nghiên cứu tái sinh rừng thì thông thường ÔDB được bố trí ở 5 điểm trong ÔTC
theo đường chéo 4 góc là 4 ÔDB và tâm ÔTC là 01 ÔDB.
Để đáp ứng vẽ mặt trắc đồ lâm học người ta thường sử dụng ngay ÔTC được lập tiến
hành đo vẽ theo mặt cắt ngang hoặc dọc gọi là trắc đó ngang hay trắc đồ dọc lâm học.
5.3. PHƯƠNG PHÁP MÔ TẢĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG
Hiện nay ngành lâm nghiệp đang sử dụng một phương pháp thống nhất để đánh giá
nguồn tài nguyên rừng. Phương pháp đang được áp dụng để thực hiện. Chỉ thị 286'ng ngày
2/5/1997 của thủ tướng Chính phủ về việc điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng toàn quốc. Có thể mô tả tóm tắt phương pháp đo như sau:
5.3.1. Các bước tiến hành
- Khoanh vẽ ranh giới các lô rừng, đất đai khác nhau lên bản đồ địa hình có tỷ lệ
1:25.000
-Đo đếm, ghi chép thu thập đầy đủ các nhân lốđiều tra cần thiết
-Tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và các loại đất dai từ các loại bản đồ
khoanh vẽ và các số liệu đo đếm thu thập ngoài hiện trường.
-Tính toán các nhân tốđiều tra để xây dựng hệ thống các biểu thống kê diện tích, trữ
lượng.
-Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quảđiều tra.
Công tác kiểm kê tiến hành phân biệt theo hai mức độ cho các vùng và đối tượng
kiểm kê khác nhau
Mức độ 1: Diện tích rừng, đất rừng tối thiểu trên thực địa được khoanh vẽ lên bản đồ
là 1 hai. Đơn vị thống kê là khoảnh với diện tích khoảnh từ 50 ha đến 150 ha. Về trữ lượng
thì đi với rừng trồng tiến hành đo đếm thu thập số liệu mới theo phương pháp rút mẫu điển
hình đối với rừng tự nhiên thì sử dụng tài liệu điều tra theo phương pháp rút mẫu hệ thống
đảm bảo yêu cầu, độ chính xác của chương trình điều tra đánh giá theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, sử dụng tài liệu đã được phúc tra đánh giá
là đạt yêu cấu sử dụng
Mức độ 2: Diện tích rừng, đất rừng tối thiểu trên thực địa được khoanh vẽ lên bản đồ
là 4 ha. Đơn vị thống kê là tiểu khu, tiểu khu có diện tích từ 500 ha đến 1.500 ha. Về trữ
lượng thì sử dụng các nguồn tài liệu tin cậy đã cố trước đó để phân tích tính toán xác định
các trị số bình quân về các nhân tốđiều tra (D, H, G, M/ha…) của các trạng thái rừng để
tính toán và thống kê trữ lượng.
5.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Việc kiểm kê được tiến hành theo hệ thống phân loại đất đai, phân loại rừng thống
nhất. Loại đất đai được chia thành 3 nhóm là đất có rừng, đất trống đồi núi trọc đất đai
khác. Loại rừng phân thành những nhóm khác nhau theo nguồn gốc phát sinh, đặc điểm
tính chất, mục đích sử dụng chủ yếu khác nhau
5.3.2.1. Điều tra đánh giá diện tích rừng
-Nơi không có ảnh máy bay, không có tài liệu cũ thích dụng.
Ở vùng có tầm nhìn không bị che khuất: Dùng phương pháp khoanh lô theo diện
tích đối điện (góc đối diện).
Ở vùng tầm nhìn bị che khuất: Dùng phương pháp khoanh lô theo hệ thống đường
điều tra song song cách đều với cự ly giữa các đường điều tra là 400 m.
-Nơi có ảnh máy bay (hay ảnh vệ tinh với tỷ lệ xích và chất lượng giải đoán tương
đương). Tiến hành chuyển họa kết quả khoanh lô trên ảnh sang bản đồ địa hình (bản đồ
khoanh lô) tỷ lệ 1.25.000, ra hiện trường tiến hành đối chiếu, phân tích, hiệu chỉnh thành
bản đồ khoanh lô chính thức, chính xác.
-Nơi có kết quảđiều tra cũ: Phải tiến hành nghiên cứu, phúc tra theo rút mẫu ngẫu
nhiên để đánh giá. Nếu chênh sai giữa tài liệu cũ và mới phúc tra nằm trong hạn sai cho
phép ( ± 5%) thì được phép sử dụng tài liệu cũ, nếu vượt quá hạn sai cho phép thì phải làm
mới.
5.3.2.2. Điều tra đánh giá trữ lượng rừng
-Đối với rừng trồng: Tiến hành đo đếm ghi chép các nhân tốđiều tra như đường kính,
chiều cao... theo từng loại cây trong lô theo phương pháp rút mẫu điển hình với tỷ lệ diện
tích đo đếm so với diện tích lô quy định như sau
Rừng trồng ở cấp tuổi I: 0,5%
Rừng trồng ở cấp tuổi II: 1,0%
Rừng trồng ở cấp tuổi m trở lên: 2%
Rừng trồng chưa có trữ lượng: Đếm số cây dong dải đo đếm, mục trắc đường
kính, chiều cao. Tất cả số liệu đo đếm rừng trồng được ghi vào phiếu kiểm kê
rừng trồng.
-Đối với rừng tự nhiên
Sử dụng phương pháp nhưđã nêu ở trên. Trường hợp loại rừng tự nhiên có trong thực
tế kiểm kê nhưng không xuất hiện trong các ô sơ cấp của chương trình điều tra đánh giá
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng thì sẽ áp dụng phương pháp kiểm kê như đối với rừng
trồng.
Đối với những nơi đã có tài liệu trước thời điểm kiểm kê
không quá 2 năm thì phải phúc tra để kiểm tra sai dị giữa hai số
bình quân của tài liệu điều tra cũ và mới theo công thức
U là tiêu chuẩn U của phân bố chuẩn, X1 và X2 là trị số
bình quân trữ lượng trên ha của số liệu điều tra cũ và số liệu mới phúc tra; S1 và S2 là sai
tiêu chuẩn của số bình quân trong lần điều tra cũ và trong lần phúc tra mới; n1 và n2 là
dung lượng mẫu của lần điều tra cũ và lần mới phúc tra n1 ≥ 30 và n2 ≥ 30.
Nếu U ≤ 1,96 thì tài liệu điều tra cũ được phép sử dụng.
Nếu U > 1,96 thì tài liệu điều tra cũ không được phép sử dụng.
5.3.3. Tính toán nội nghiệp
Toàn bộ kết quả kiểm kê ở ngoại nghiệp sau khi đã được kiểm tra và đánh giá là đạt
yêu cầu mới cho phép đưa vào tính toán nội nghiệp, nếu không đạt yêu cầu phải bổ sung,
làm lại cho đạt yêu cầu.
Tính diện tích
Ranh giới hành chính lấy theo công bố của Nhà nước. Nơi nào chưa thật rõ ràng và
thống nhất giữa các bên hữu quan thì ranh giới hành chính lấy theo quyết định của chủ tịch
UBND tỉnh sở tại với các ghi chú rõ ràng đồng bộ, để khi tổng hợp kết quả kiểm kê trên cả
nước không trùng lặp hay bỏ sót diện tích
Việc tính diện tích trong từng tỉnh phải tuân thủ nguyên tắc bình sai khống chế từ
tỉnh đến huyện, từ huyện xuống xã, từ xã xuống tiểu khu, từ tiểu khu xuống khoảnh. Khi
đơn vị thống kê là tiểu khu thì diện tích tự nhiên của tiểu khu sẽ khống chế các lô đất đai
trong tiểu khu đó. Khi đơn vị thống kê là khoảnh thì diện tích tự nhiên của khoảnh sẽ
khống chế diện diện tích các lô đất đai trong khoảnh đó.
Diện tích được tính trên máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng thông qua số
hoá (digitizing) hoặc bằng máy quét (scanner hoặc vectoring) các bản đồ góc. Nơi chưa
có điều kiện nói trên, cho phép tính diện tích bằng phương pháp thủ công với quy định
về sai số tương đối và:
Sai số tương đối giữa tổng diện tích các tiểu khu trong xã với diện tích xã phải
không lớn hơn 1:200.
Sai số tương đối giữa tổng diện tích các khuđlul trong tiểu khu với diện tích tiểu
khu phải không lớn hơn 1:100.
Sai số tương đối giữa tổng diện tích các lô trong khoảnh với diện tích khoảnh phải
không lớn hơn 1:50
Tính trữ lượng
Dừng các biểu thể tích thích hợp (có trong sổ tay điều tra quy hoạch rừng xuất bản
năm 1995) để tra tính lượng cụ thể, tập hợp theo trạng thái lô để tính trữ lượng bình quân
trên ha của trạng thái. Trữ lượng tăng của lô được xác định bằng tích số của diện tích lô
với trữ lượng bình quân trên ha của trạng thái tương ứng. Các khâu tính toán trữ lượng cụ
thể được thực hiện trên máy vi tính. Nơi không có điều kiện thì trực tiếp làm bằng phương
pháp thủ công.
Thống kê xây dựng các biểu thành quả kiểm kê Trên cơ sở diện tích và trữ
lượng đã tính được của các lô, tiến hành tổng hợp diện tích theo loại đất đai, tổng
hợp trữ lượng theo trạng thái rừng với cấp trữ lượng tương ứng đối với từng tự
nhiên và tổng hợp trữ lượng theo loài cây và cấp tuổi đối với rừng trồng. Từđó tập
hợp tài liệu theo thuộc tính để xây dựng các biểu báo cáo tổng hợp về
diện tích và trữ lượng theo đơn vị hành chính, theo ba loại rừng, theo chủ quản lý sử dụng
cho tất cả các xã, huyện, tỉnh và toàn quốc.
Xây dựng bản đồ thành quả kiểm kê
Bản đồ thành quả kiểm kê rừng ngoài các yếu tố địa lý, địa hình, địa vật..., phải thể
hiện rõ ranh giới các loại rừng, ranh giới hành chính, ranh giới chủ quản lý sử dụng
tăng và các nội dung hữu quan khác phù hợp với nội dung yêu cầu của công tác kiểm
kê rừng và tỷ lệ xích của bản đồ. Hệ thống ký hiệu, màu sắc, ghi chú trên bản đồ thực
hiện theo quy trình của Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Bản đồ thành quả kiểm kê
rừng của xã và cả sở để biên tập thành bản đồ thành quả kiểm kê rừng của huyện.
Sau đó biên tập bản đồ thành quả kiểm kê rừng của tỉnh và toàn quốc theo nguyên tắc
là bản đồ thành quả kiểm kê rừng của cấp hành chính bên trên phải căn cứ vào bản
đồ thành quả kiểm kê rừng của cấp hành chính bên dưới kề với tỷ lệ xích quy định
cho xã: l:25.000; cho huyện: 1:50.000; cho tỉnh: 1:100.000 và cho toàn quốc
1:1.000.000.
5.4. NGUYÊN TẮC VẼ BẢN ĐỒ
5.4.1. Nguyên tắc chung
-Tính toán công việc vẽ có liên quan đến bản đồ (kích thước hình vẽ trên giấy, vị trí
vẽ trên giấy, kích thước của khung bản đồ, các kiểu chữ, số thể hiện trên bản đồ.
-Sắp xếp các hình vẽđúng trên giấy.
-Dựng hình chữ nhật phụ
-Tiến hành vẽ bằng bút chì
-Biểu thị các yếu tố nội dung và yếu tố bổ sung (khung, tên bản vẽ, chú dẫn…)
-Kiểm tra, chỉnh sửa bản vẽ.
-Vẽ mực và tô màu sắc cho bản đồ
-Hoàn thiện bản đồ (làm sạch bản vẽ...)
5.4.2. Những quy định riêng của bản đồ lâm nghiệp
Quy định điều vẽảnh ngoại nghiệp đã được quy định trong quyển "Quy định điều
vẽảnh ngoại nghiệp bản đồ địa hình tỷ lệ 1 ~ 1O~000 thành lập theo phương pháp toàn
năng - chuyên ngành Lâm nghiệp" do viện điều tra quy hoạch rừng soạn thảo năm 1998.
Ởđây chỉ hệ thống lại như sau
5.4.2.1. Xác định đường khoanh diện tích điều vẽ
Đường khoanh điều vẽ phải là đường khép kín. Các đỉnh gãy khúc phải là địa vật rõ
rệt dễ nhận biết ở tất cả các ảnh tiếp biên với nhau (chỗ giao nhau của địa vật, các đỉnh
núi, cây độc lập...)
Đường khoanh diện tích phải là các đoạn thẳng nối giữa hai địa vật rõ rệt, do ảnh
hưởng của sai số chiếu hình để tránh điều vẽ hở diện tích thì đường phía Bắc, phía Đông
kẻ thẳng, đường phía Tây và phía Nam kẻ đường gãy khúc hoặc đường cong Đường
khoanh diện tích điều vẽ phải ở trung tuyến độ gối phủ của các tờảnh. Đường khoanh diện
tích điều vẽ phải kẻ bằng màu lơ, cạnh khung bản đồ tiếp biên với các khu đo khác dùng
màu đỏ kẻ thẳng.
5.4.2.2. Tu chỉnh ảnh điều vẽ
Phía Bắc cách mép ảnh 5 mm ghi phiên hiệu mảnh cao 5 mm bằng màu đen, phía
dưới ghi sốảnh điều vẽ gồm số đường bay và số tờảnh.
Vídụ: F-48-44-A-c-1
VI-42 Góc Đông Nam ngoài đường khoanh diện tích diều vẽ ghi ngày, tháng, năm
điều vẽ, người kiểm tra bằng mực màu đen cao 3 mm dọc theo đường khoanh diện tích ghi
số hiệu đường bay và tờảnh tiếp biên bằng màu lơ.
5.4.2.3. Điều vẽ nội dung bản đồ
Khu điều vẽ ngoại nghiệp cũng như chuyển đổi ký hiệu từ chính thức sang đơn giản
hoặc từ đơn giản về chính thức phải đọc kỹ phần giải thích ký hiệu để vận dụng.
Đối với núi đá hoặc dãy núi đá, dùng ranh giới (màu đỏ) thực vật để khoanh toàn bộ
khu núi đá và đề chữ núi đá màu đỏ để nội nghiệp biết, riêng tên núi phải viết màu đen
(nếu có), vạch đá sườn sụt lở, luỹđá nếu đủ khoanh phạm vi thì được khoanh phạm vi và
ghi chú bằng màu đỏ để nội nghiệp vẽ. Các ký hiệu về núi đá khác không nêu trên phải vẽ
theo quyển ký hiệu vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ: 1:10.000 và tỷ lệ 1:25.000- Tổng cục địa
chính 1995.
5.4.2.4. Quy định đo vẽ bù địa vật
Những yếu tố quan trọng như đường, công trình kiến trúc, ranh giới, thực phủ... xuất
hiện sau thời gian chụp ảnh cần bổ sung thêm trên ảnh điều vẽ. Để biểu thị các yếu tố trên
là ảnh điều vẽ: có thể từ những địa vật rõ nét trên ảnh và còn tồn tại ở thực địa, dùng máy
kinh vĩ hoặc thước dây dùng phương pháp giao hội đề xác định hoặc dùng phương pháp
xét đoán từ các yếu tố có liên quan.
Đối với những khu vực lớn hơn 1 km
2 t
hì việc đo vẽ bổ sung địa vật lên ảnh phải tuân
theo các tiêu chuẩn sau:
Tiến hành xác định tỷ lệảnh.
Lập đường chuyền cho các điểm trạm đo
5.5. VẼ BẢN ĐỒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG
Để có thể xây dựng được một bản đồ đòi hỏi người vẽ bản đồ phải có một số dụng cc
cần thết và nắm được nguyên tắc sử dụng các công cụđó. Hiểu biết một số vật liệu cần
thiết cho vẽ bản đồ.
5.5.1. Vật liệu vẽ bản đồ
5.5.1.1. Giấy vẽ
Trên thực tế có nhiều loại giấy nhưng trong vẽ bản đồ ta cần sử dụng các loại giấy
sau:
a. Giấy can
-Đặc điểm- dòn, dễ gẫy, độ co dãn mạnh.
-Màu: có thể tráng mờ hoặc xám nhạt.
-Công dụng Dùng sao lại bản đồ vẽ với độ chính xác thấp.
-Bảo quản do đặc điểm giấy có độ cao dãn mạnh nên giấy can thường phải cuộn để
trong ống kín, không nên để nơi quá nóng hoặc quá ẩm.
-Sử dụng: Tuỳ theo từng loại giấy.có thể trước khi sử dụng phải tẩy nhẹ làm giảm
bớt lớp dầu bóng trên giấy để giấy dê bám mực.
Trước khi can vẽ phải để giấy ra ngoài một vài giờ rồi mới can vẽ để giấy can co
giãn phù hợp với điều kiện thực tế của bả và n can dùng để in thì sau khi can vẽ phải đi in
ngay để đảm bảo độ chính xác. Ngoài giấy can còn có vải can, trên vải can cho phép lau,
rửa khi làm hỏng.
b. Giấy kẻ ly Đây là loại giấy trắng, trên đó kẻ những milimet tương đối chính xác (tất
nhiên là khi làm để in chính xác nhưng do quá trình bảo quản và in nó bị co dãn).
Nét kẻ li có thể là màu xanh, đỏ hoặc vàng...Công dụng vẽ các yếu tố đảm bảo kích
thước như đồ thị mẫu chữ.
c.Giấy trắng Yêu cầu: Giấy trắng không nhòe, độ co dãn không lớn, không quá nhẵn
bóng Hiện nay ở nước ta có nhiều loại giấy trắng Trôki, Liên Xô, Đức, Việt Trì…
tuỳ
theo yêu cầu vẽ mà chọn loại giấy cần thlết~
Trong bài tập của chúng ta cũng như trong vẽ bản đồ nên dùng Trộm Đức.
5.5.1.2. Mầu vẽ
Có nhiều loại màu có thể dùng được trong vẽ bản đồ. Chủ yếu chia làm ba dạng.
Dạng rắn- mầu thỏi.
Dạng lỏng- mầu tuýp.
Dạng bột- mầu giấy.
Mỗi một dạng có thể gồm 6,12,18… mầu khác nhau.
Dạng mầu bột (màu giấy) dễ pha và dễ tô hơn cả- người vẽ bản đồ nên dùng dạng
này.
5.5.1.3. Mực vẽ
Có nhiều loại mực, mỗi loại có nhiều mầu. Loại mực dùng nhiều nhất trong vẽ bản
đồ là mực đen, nó có thểở dạng rắn (mực thỏi của Trung Quốc) có khả năng bảo quản lâu
được khi dùng phải mài rất mất thời gian.
Dạng lỏng (thường gọi là mực can) được sản xuất tại Đức, Tiệp, Liên Xô dạng mực
này hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong vẽ bản đồ.
5.5.2. Dụng cụ vẽ bản đồ
5.5.2.1. Bút chì
Trong thực tế bút chì chia làm 3 loại.
Loại cứng mang ký hiệu là H: 1H: 2H: 3H......7H. Chỉ số H càng cao thì bút càng
cứng.
Loại mềm mang ký hiệu là B: 1B; 2B; 3B…7B. Chỉ số B càng cao thì bút càng
mềm.
Loại trung bình mang ký hiệu là HB.
Tuỳ theo yêu cầu của công việc vẽ có thể chọn loại bút thích hợp. Trong vẽ bản đồ
người ta thường dùng bút chì loại 2H hoặc 3H.
5.5.2.2. Bút sắt (ngòi bút vẽ)
Đặc điểm của ngòi bút vẽ là đầu ngòi bút nhọn, có tính đàn hồi giữa 2 lá bút, có lực
nét và 0,1mm.
Trong mỗi trường hợp kết quả làm việc phụ thuộc vào chất lượng ngòi bút, hiểu biết
cùng kỹ năng ngòi bút.
Trên thị trường có ngòi bút sắt do Nhật và Trung quốc sản xuất, ký hiệu là 101 hoặc
505.
Cách chọn ngòi bút. Hai lá của ngòi bút không để ánh sáng lọt qua, chiều dày và bề
dày của lá bút phải bằng nhau.
5.5.2.3. Bút ke
Có hai loại bút ke.
a. Bút ke đơn
Dùng để kẻ đường thẳng, có thểđiều chỉnh được lực nét tuỳ theo yêu cầu của người
vẽ.
b. Bút ke kép
Dùng để kẻ hai đường thẳng song song, có thểđiều chỉnh được lực nét của mỗi
đường thẳng và khoảng cách giữa hai đường
5.5.2.4. Bút xoay
Có hai loại bút xoay a. Bút xoay đơn
Dùng để vẽ đường cong, có thểđiều chỉnh được lực nét tuỳ theo yêu cầu của người vẽ
b. Bút xoay kép
Dùng để vẽ hai đường cong song song với nhau có thể chỉnh được lực nét cũng như
khoảng cách giữa 2 đường.
5.5.2.5. Bút kim
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bút kim do nhiều nước sản xuất như Đức,
Tiệp, Nhật, Thái Lan và Việt Nam Một bộ bút kim bao gồm nhiều loại lực nét khác nhau
0,10 mm- 0,20 mm- 0,30 mm- 0,35 mm- 0,40 mm 0,50 mm- 0,50 mm- 0,70 mm- 0,80
mm- 0,90 mm 1,0 mm- 1,2 mm...
Tuỳ theo yêu cầu của ngư vẽ có thể chọn các loại bút kim thích hợp có thể chọn bút
kim để can vẽ, kẻ hoặc chọn để đi kèm với các loại thuốc chữ. Thông thường chọn bút với
lực nét bằng 1/7 chiều cao của chữ
5.5.2.6. Bút lông
Dùng để tô màu nước.
Yêu cầu: Bút lông không bám màu, dễ rửa, lông mềm Bút lông cũng có các loại to
nhỏ khác nhau tuỳ vào diện tích cần tô.
5.5.2.7. Dụng cụ khác
a. Thước thẳng Thước thẳng dùng trong vẽ bản đồ có thể bàng nhựa cứng, bằng gỗ
hay bằng
thép. Chiều dài của thước có thể 0,50 m- 0,60 m- 0,80 m- 1,0 m- 1,5 m. Trên thước có chia
mm. Công dụng đểđo, kẻ đường thẳng. Trước khi sử dụng thước phải kiểm tra, thước
thẳng phải đảm bảo 3 yêu cầu.
-Mặt dưới thước phải thẳng.
-Mép thước thẳng không lồi lõm.
Độ chưa trên thước phải chính xác.
Thước Dro-bư-xép
Dùng để dựng lưới ô vuông cạnh dài 50 em. Thước này có độ chính xác cao không
co dãn.
c E ke, thước cong
-E ke chức năng chính dùng để dựng góc vuông và đo góc vuông
-Thước cong, dùng để vẽ các đường cong khác nhau; những đường kinh tuyến, vĩ tuyến và
các đường cong có đường kính lớn
d. Compa Compa dùng để vẽ trong bản đồ có hai loại.
-Compa đo. Dùng đểđo khoảng cách bao gồm.
Compa đo cỡ lớn.
Compa đo cực nhỏ.
Compa tỷ lệ.
-Compa quay, dùng để quay vòng tròn bằng mực bao gồm:
Compa quay vòng tròn lớn.
Compa quay vòng tròn nhỏ. Có thểđiều chỉnh được mực và rực nét quay theo vòng
tròn theo ý người vẽ.
e. Bàn vẽ Bàn vẽ yêu cầu phải phẳng nhẵn, thường bằng gô dán kích thước tuỳ theo
nhưng không nhỏ hơn 50 x 100cm, bản vẽ độ dốc từ 15- 300.
Chỗ làm việc đủ sáng, tư thế ngồi thoải mái, trên bàn chỉ để bàn vẽ, các dụng cụ vẽ
phải để chỗ khác.
5.5.3. Trình tự công việc vẽ
* Tính toán công việc vẽ có liên quan đến bản đồ vẽ
-Kích thước của hình vẽ trên giấy.
-Vị trí của hình vẽ trên giấy.
-Hình dạng kích thước khung
-Chữ số kiểu gì
Sắp xếp cho đúng hình vẽ trên giấy vẽ Dựng hình chữ nhật phụ.
Tiến hành công việc vẽ bằng bút chì
Biểu thị các yếu tố trình bày
5.6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VẼ BẢN ĐỒ
5.6.1. Khái niệm về GIS
Hệ thông tin địa lý - HTTĐL (Geographic Information System - viết tắt là GIS -tiếng
Anh và tiếng Pháp là: Système d'information Géographique - SIG).
HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào những năm 60
của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây HTTĐL được sử
dụng nhằm xử lý đồng bộ các thông tin trung gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc
tính phục vụ nghiên cứu, quy hoạch hoặc quản lý và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ.
Ngày nay HTTĐL đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt
động kinh tế-xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. HTTĐL có khả năng trợ
giúp các cơ quan Chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá
được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế-xã hội thông qua các chức
năng thu thập, quản lý, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học
(bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào.
HTTĐL là một lĩnh vực cũng còn mới đối với Việt Nam, nó có nhiều khái niệm khác
nhau nhưng nhìn chung chúng ta có thể hiểu:
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (subsystem) có
khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích"-theo Calkin và
Tomlinson, 1977).
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập,
lưu trữ phân tích và hiển thị không gian" (theo định nghĩa của National Center for
Geographic Information and Analysis, 1988).
Theo khái niệm của ESRI (Environmental System Research lnstitute) thì:"Hệ thông
tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa
lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân
lích và kết xuất".
Cho đến nay cơ bản đã thống nhất quan niệm: Hình là hệ thống kết hợp giữa con
người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị
các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định.
Như vậy nếu xét dưới góc độ hệ thống thứ HTTĐL có thể được hiểu như một hệ
thống gồm các phần: Phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và cơ sở in thức chuyên gia.
Nơi tập hợp các định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên
ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Chính tập hợp các tri thức chuyên gia này
sẽ quyết định xem HTTĐL sẽ được xây dựng theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và
phương thức tổ chức thực hiện như thế nào. Cho trên cơ sởđó người ta mới quyết định
xem HTTĐL định xây dựng sẽ phải đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và
cũng mới có thể có các quyết định về nội dung, cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống
cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển của HTTĐL. Tuy
nhiên,.xét dướn góc độ ứng dụng trong quản lý Nhà nước, HTTĐL có thể được hiểu như
là một công nghệ xử lý các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) để biến thành các thông ân cần thiết
trợ giúp cho các nhà quản lý. Cách hiểu đó có thể khái quát bằng hình 5-01 (theo Bù Đức
Mạnh) sau đây:
Ngày nay việc ứng dụng
HTTĐL vào trong lĩnh vực
quản lý tài nguyên rừng cũng
như lĩnh vực ngành Lâm
nghiệp rất da dạng và phức tạp
cả về lĩnh vực xã hội cũng như
lĩnh vực chuyên môn Những
năm gần đây, hệ thông tin địa
lý được
hiểu như một hệ thống thông
tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu người sử dụng, mức độ liên kết thông tin
ở các cấp độ khác nhau và chính xác hơn là ở các tỷ lệ khác nhau
5.6.2. Thành phần của GIS
Một hệ thống GIS (Geographic Information System) bao gồm:
5.6.2.1. Hệ thống phần cứng
Hệ thống phần cứng bao gồm hệ thống máy lính và các thiết bị ngoại vi có khả năng
thực hiện các chức năng vào, ra và xử lý thông tin của phần mềm.
5.6.2.2. Hệ thống phần mềm
Đi kèm với hệ thống thiết bị trong HTTĐL ở trên là một hệ mềm có tối thiểu 4 nhóm
chức năng sau đây
-Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau.
-Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhập và tổ chức các thông tin không gian và thông tin thuộc
tính.
- Phân tích biến đổi thông lin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu
và mô hình mô phỏng không gian - thời gian.
-Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp khác
nhau.
Phần mềm được phân thành 3 lớp: Hệđiều hành, các chương trình tiện ích đặc biệt và
các chương trình ứng dụng.
5.6.2.3. Cơ sở dữ liệu
Hệ thông tin địa lý phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chưa các thông tin không gian
(thông tin địa lý) và các thông tin thuộc tính liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức
theo một ý đồ chuyên ngành nhất định.
Hình 5 - 03. Cơ sở dữ liệu
(Nguồn: Bùi Đức Mạnh-Giáo trình Mapinfo)
5.6.2.4. Cơ sở tri thức của hệ thông tin địa lý
Cấu trúc cơ sở tri thức được thể hiện ở hình sau:
Các quy định, quy trình đã ban hành liên quan đến diện tích rừng, vườn Quốc gia
và các khu bảo tồn.
Các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội liên quan, các đề án quy
hoạch liên quan đã có.
Các báo cáo tổng kết, nghiên cứu về sử dụng đất có liên quan (điều kiện tự nhiên,
đất đai, tập quán canh tác, các loại hình canh tác, các mô hình sử dụng đất, cơ cấu cây
trồng…) trong phạm vi các khu bảo tồn.
Các mô hình cơ sở về phân tích bản đồ (mô hình số độ cao DEM, độ dốc, hướng
phơi, tạo lưu vực).
Các mô hình phân tích chồng xếp, đánh giá thường dùng trong quy hoạch lâm
nghiệp (các Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn...)
+ Các mô hình và những ứng dụng của GIS đối với lâm nghiệp.
5.6.3. Chức năng của GIS
Nhìn chung một hệ thông tin địa lý đều có những chức năng cơ bản sau:
5.6.3.1. Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý
Đây và quá trình biến đổi dữ liệu từ dạng bản đồ giấy, từ tài liệu, văn bản khác nhau
thành dạng sốđể có thể sử dụng được trong hệ thông tin địa lý.
Với dữ liệu văn bản, tài liệu và những thông tin thuộc tính thì nhập qua bàn phím
hoặc qua các chương trình xử lý và quản trị số liệu. Với dữ liệu không gian (bản đồ) được
số hoá bằng bản vẽ (Digitizer), hoặc quét vào máy (Scanner) rồi số hoá tự động hoặc bán
tự động trên màn hình máy tính bằng chuột.
Ngoài ra còn có thể nhập dữ liệu từ nguồn dữ liệu hệ thông tin địa lý đã có và từ
nguồn ảnh viễn thám...
Sau khi nhập số liệu và bản đồ vào máy tính, khâu tiền xử lý hoàn thiện dữ liệu -bản
đồ trên máy với các nội dung như:
-Gắn thuộc tính cho các đối tượng bản đồ thực chất đây là liên kết các dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính. Có thể gắn thuộc tính cho đối tượng bằng tay (chọn từng đối
tượng và gán thuộc tính) hoặc có thể dùng chương trình (yêu cầu các bảng số liệu và đối
tượng bản đồ tương ứng phải có một chỉ số chung để liên kết.
-Xây dựng cấu trúc tổng.
-Biên tập các lớp thông tin và trình bày bản đồ.
Chuyển đổi hệ chiếu.
Chuyển đổi khuôn dạng, cấu trúc dữ liệu bản đồ...
5.6.3.2. Quản lý dữ liệu
Trong hệ thông tin địa lý, dữ liệu được sắp xếp theo các lớp (Layer), theo chủ đề,
theo không gian (khu vực), theo thời gian (năm, tháng) và theo tầng cao và được lưu trữở
các thư mục một cách hệ thống.
Chức năng quản lý dữ liệu của hệ thông tin địa lý được thể hiện qua các nội dung
sau:
-Lưu trữ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý
-Khôi phục dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
-Tổ chức dữ liệu theo những dạng cấu trúc dữ liệu thích hợp
-Thực hiện các chức năng lưu trữ và khôi phục trong các thiết bị lưu trữ
-Truy nhập và cập nhật dữ liệu. Hệ thông tin địa lý có thểớm kiếm đối tượng thoả
mãn những đối tượng cho trước một cách dễ dàng và chính xác. Có thể chọn lọc đối tượng
theo một tiêu chuẩn cho trước để từđó có thể thực hiện tổng quát hoá tự động.
5.6.3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu
Hệ thông tin địa lý cho phép xử lý trên máy vi tính hàng loạt các phép phân tích bản
đồ và số liệu một cách nhanh chóng chính xác, phục vụ các yêu cầu xây dựng bản đồ và
phân tích quy hoạch lãnh thổ. Hệ thông tin địa lí có thể thực hiện các phép biến đổi bản đồ
cơ bản, chồng xếp bản đồ, xử lý dữ liệu không gian theo các mô hình. Những kỹ thuật
phân tích xử lý chính bao gồm:
Các phép đo đếm diện tích, chiều dài; thống kê diện tích tự động theo các loại biểu
thiết kế.
Các phân tích theo vùng lựa chọn, thống kê vùng biên theo các mục tiêu như. Phạm
vi thu hút của mạng đường vận chuyển, vùng nguyên liệu cho các nhà máy (Buffering),
phân loại, phân lớp mới cho các bản đồ vùng.
Các phép nội suy tạo đường đẳng trị, phân tích địa hình (độ dốc, hướng dốc, phân
tích hệ thuỷ), mô phỏng không gian, mô tả theo hướng nhìn.
Chồng xếp bản đồ theo các tiêu chuẩn hoặc mô hình tính toán để tạo ra các bản đồ
chuyên đề mới. Đưa ra các mô hình dữ liệu và thực hiện các bài toán ra quyết định, các bài
toán quy hoạch, phân vùng, dự báo khuynh hướng phát triển.
5.6.3.4. Xuất và trình bày dữ liệu
Đưa ra kết quả phân tích tổng hợp số liệu dưới dạng bảng biểu, bản đồ, hình vẽ bằng
các phương tiện khác nhau (màn hình, đĩa, giấy...) với chất lượng, độ chính xác và khả
năng tiện dụng cao.
5.6.4. Giới thiệu một số phần mềm vẽ bản đồ
Bản đồ có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt đối với
ngành địa chính đặt ra với nhiệm vụ to lớn, quản lý đất đai sao cho hợp lý và có hiệu quả
nhất. Vì bản đồ địa chính ngoài tính kỹ thuật đặc thù của khoa học và công nghệđo đạc
còn chứa đựng những thông tin có tính pháp lý rất cao.
Trước kia thành lập bản đô đo địa chính bằng máy đo toàn đặc, kinh vĩ nhưng số liệu
đo vẽ ngoài thực địa thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp vẽ thủ công. Phương
pháp này bị loại bỏ dần dần do máy móc cồng kềnh, tốn nhiều thời gian và công sức độ
chính xác lại không cao. Thời gian gần đây và chủ trương hiện đại hoá công nghệđo đạc
bản đồ đã được áp dụng triển khai như công nghệ tự động hoá thành lập bản đồ sổ toàn
đặc điện tử, các phần mềm thành lập bản đồ như: AUTOCAD, MICROSTATION, LIĐ.
SDR, ITR... Công nghệ mới đã nâng cao năng suất và chất lượng đáng kể trong công tác
thành lập bản đồ địa chính.
Cùng với các nguồn cung cấp số liệu đang phổ biến hiện nay để xây dựng các cơ sở
dữ liệu bản đồ như máy toàn đặc điện tử, hệ thống định vị vệ tinh- GPS, máy đo, máy ảnh
giải tích số hoá bản đồ cũng là nguồn cung cấp số liệu quan trọng giúp chuyển đổi các bản
đồ cũ, được làm trên chất liệu truyền thống như giấy, phim, diamat… từ các ảnh hàng
không, ảnh viễn thám sang ảnh số.
Các bản đồ được số hóa một trong hai phương pháp sau:
Số hóa trên bản đồ (Tabiet Digitizel)
Số hóa trên màn hình (Head- úp Digitizing)
* Giới thiệu phần mềm MAPPING OFFICE
Đây là một phần mềm mới nhất của tập đoàn INTERGRAP bao gồm các phần mềm
MICROSTATION, MGE-PCV.2, I/RASC, I/RASB, I/GEOVEC phục vụ cho việc xây
dựng duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý- GIS và bản đồ chạy trên hệđiều hành
DOS/WINDOWS.INTERGRAP có mặt nhiều năm trước đây ở thị trường Việt Nam,
nhưng đến năm 1996 hàng loạt cách làm việc và phần mềm ứng dụng của INTERGRAP
dã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong một số đơn vị trong đó có tổng cục địa chính, nó
được coi là công nghệ chủ đạo trong sự phát triển của ngành bản đồ và địa chính cả nước.
+ MICROSTATION là môi trường đồ họa cao cấp làm nền để chạy phần mềm ứng dụng
còn lại của Mapping Office, các công cụ làm với đối tượng đồ họa trong
MICROSTATION rất đầy đủ và mạnh, giúp thao tác dữ liệu đồ họa nhanh, đơn giản, giao
diện rất thuận tiện cho người sử dụng.
+ MGE_PCV.2 sử dụng cho việc thu thập, duy trì dữ liệu, tạo các bản đồ chuyên đề, hỏi
đáp phân tích vùng và phân tích không gian. Cơ sở dữ liệu được xây dựng trên ngôn ngữ
hỏi đáp. SPL.MGE - PC có thể chạy cùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL thông dụng khác
trên thị trường.
+ I/RASC cung cấp đầy đủ các chức năng phục vụ cho việc hiển thị và xử lý ảnh hàng
không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc đọc trực tiếp nếu là ảnh số I/RASC
cho phép người sử dụng cùng một lúc có thểđiều khiển thao tác với hai dạng
dữ liệu Raster và Vecter. Khả năng này rất tết khi người sử dụng tiến hành số hóa trên màn
hình.
+ I/RASB là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu Raster (ảnh đen trắngblack and
white image), các công cụ trong IJRASB sử dụng để làm sạch các ảnh được quét vào từ dữ
liệu cũ, cập nhật các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới, phục vụ cho phần mềm vecter hóa
tự động I/GEOVEC chuyển đổi từ dữ liệu raster sang vecter. I/RASB cũng cho phép người
sử dụng đồng thời thao tác với hai dạng dữ liệu raster và vecter trong cùng một môi
trường.
+ I/GEOVEC thực hiện chuyển đổi bán tự động raster (dạng binary) sang vecter theo các
đối tượng. Với công nghệ dượt bán tự động cao cấp I/GEOVEC giảm được rất nhiều thời
gian cho quá trình xử lý chuyển đổi số liệu cũ sang số liệu mới. I/GEOVEC được thiết kế
giao diện người dùng rất thuận tiện.
a. MicroStation MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường
đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản
đồ.
MicroStation còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác như Geovec, Irasb,
MSFC, Mrfclean, Mrfflag chạy trên bản đồ
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh
(raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp công cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa từ các
phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg).
b. I/RASB, I/RASC I/RASB là phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster dưới dạng các
ảnh đen trắng (black and white image) và được chạy trên nền MicroStation. Mặc dù dữ
liệu của Irasb và MicroStation được thể hiện trên cùng một màn hình nhưng nó hoàn toàn
độc lập với nhau. Nghĩa là việc thay đổi dữ liệu phần này không làm ảnh hưởng đến dữ
liệu của phần kia. Ngoài việc sử dụng lrasb để hiển thị các file ảnh bản đồ phục vụ cho quá
trình số hóa trên ảnh, công cụ Warp của Irasb được sử dụng để nắn các file ảnh raster từ
tọa độ
hành cột của Pixcel về tọa độ thực của bản đồ. Các chức năng gần tương tự I/RasB nhưng
cho phép làm việc với ảnh màu.
c. I/GEOVEC, MSFC Geovec là một phần mềm chạy trên nền Microstation cung cấp các
công cụ số hóa bán tự động các đối tượng trên nền ảnh đen trắng (binary) với định dạng
của Intergraph. Mỗi một đối tượng số hóa bằng Geovec phải được định nghĩa trước các
thông số đồ họa về màu sắc, lớp thòng tin, khi đó đối tượng này dược gọi là một Feature.
Mỗi một Feature có một tên gọi là mã số riêng.
Trong quá trình số hóa các đối tượng bản đồ, Geovec được dùng nhiều trong việc số
hoá các đối tượng dạng đường.
MFSC (MicroStation Feature Collection) Modul cho phép người dùng khai báo và
đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình
số hóa, đặc biệt là số hóa trong Geovec. Ngoài ra, MSFC còn cung cấp hàng loạt các công
cụ số hóa bản đồ trên nền Microstation. MSFC được sử dụng:
-Để tạo bảng phân lớp và định nghĩa các thuộc tính đồ họa cho đối tượng
-Quản lý các đối tượng cho quá trình số hóa.
Lọc điểm và làm trơn đường nối với từng đối tượng đường riêng lẻ.
MRF Clean, MRF Flag, Iplot
MRF Clean được biết rằng MDL (Microstation Develơpment Language) và chạy trên
nền của MicrostatIon. MRF Clean dùng để:
-Kiểm tra lỗi tự động, nhận diện và đánh dấu các điểm cuối tự do bằng một ký hiệu
(chữ D, X, S).
-Xóa những điểm, những đường trùng nhau.
-Cắt đường: Tách một đường thành 2 đường tại điểm giao với điểm khác.
-Tự động loại các đoạn thừa có độ dài nhỏ hơn Dangle_factor nhân với tolenrance.
MRF Flag được thiết kế tương hợp với MRF Clean, dùng để tự động hiển thị lên màn
hình lần lượt các vị trí có lỗi mà MRF Clean đã đánh dấu trước đó mà người dùng sẽ sử
dụng các công cụ của MicrostatIon để sửa.
IPLOT gồm có Iplot server được thiết kế riêng cho việc in ấn các dạng tin~dgn của
MicroStation. Iplot Clean nhận các yêu cầu in trực tiếp từ các trạm làm việc còn Iplot
server nhận các yêu cầu in qua mạng. Do vậy, trên máy tính của bạn ít nhất phải cài đặt
Iplot Clean. Iplot cho phép đặt các thông số in như lực nét, thứ tự in các đối tượng... thông
qua tệp tin điều khiển là Pen- table.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng bản đồ lâm nghiệp.pdf