Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang

An Giang là tỉnh có thủy vực nước ngọt đa dạng: sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ và hoạt động khai thác thủy sản diễn ra chủ yếu trên 3 loại thủy vực là sông lớn (32,33%), ruộng ngập lũ (29%) và kênh, rạch (23%) với mùa vụ khai thác chính kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Ngư cụ được sử dụng phổ biến nhất là xuyệt điện và cào điện (52%), dớn (18%), chài điện (5%), các ngư cụ còn lại là lưới rê, lộp, câu, đú, đáy, chà (25%). Thành phần loài thủy sản của tỉnh An Giang được khai thác gồm 66 loài, trong đó có 41 loài thường gặp. Sản lượng khai thác trong những năm gần đây giảm đáng kể, từ 51.329 tấn vào năm 2005 giảm xuống chỉ còn 38.486 tấn trong năm 2012. Ba nhóm giải pháp được khuyến cáo để phát triển ổn định, bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa như sau: Nhóm giải pháp về đào tạo nghề và công tác khuyến ngư; Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý; Nhóm giải pháp về cải thiện chất lượng nước và duy trì diện tích ruộng ngập lũ.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa tại tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 128 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN NỘI ĐỊA TẠI TỈNH AN GIANG STATUS ON EXPLOITATION AND PROTECTION OF INLAND AQUATIC RESOURCES IN AN GIANG PROVINCE Lương Thanh Nhựt Linh1, Phạm Quốc Hùng2 Ngày nhận bài: 03/3/2015 ; Ngày phản biện thông qua: 22/4/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT An Giang là tỉnh có diện tích đất ngập nước trong mùa lũ lớn nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long với nguồn lợi thủy sản nội địa phong phú. Kết quả điều tra cho thấy, hoạt động khai thác thủy sản diễn ra chủ yếu trên 3 loại thủy vực là sông lớn (32,3%), ruộng ngập lũ (29,0%) và kênh, rạch (23,0%) với mùa vụ khai thác chính bắt đầu từ tháng 6 đến hết tháng 8 hàng năm. Thành phần loài thủy sản được đánh bắt gồm có 67 loài, trong đó có 41 loài thường gặp chiếm tỷ lệ 61,2%; phương tiện khai thác được sử dụng chủ yếu là xuồng công suất nhỏ (51%). Ngư cụ khai thác là các loại truyền thống, có cấu tạo đơn giản và sử dụng kết hợp với điện để tăng hiệu quả đánh bắt như xuyệt điện, cào điện, chài điện (64,4%), dớn (18%), lưới rê (7,3%). Việc sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt có tính tận diệt cao này nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản của An Giang trong những năm gần đây. Ba nhóm giải pháp chính đã được đề xuất để duy trì ổn định và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa tại An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Từ khóa: khai thác, thủy sản nội địa, ngư cụ, nguồn lợi ABSTRACT An Giang has biggest wetlands area in the fl ood season of Mekong Delta with high diversity of inland aquatic resources. The result showed that the fi shing activities occurred on three fi shing areas such as main river (32.3%), fi eld (29.0%) and canal (23,0%). The main fi shing season take place annual from June to August. The fi shing composition included 67 species in which there were 41 common species as 61.2% and the main fi shing boat had small power with 51%. The fi shing gear was traditional, simple construction and combined electricity using (64.4%). Fishing activity of these gears caused decline of aquatic resources in recent years. Three solutions were suggested to maintain stable and sustainable development of inland aquatic fi sheries in An Giang as well as Mekong Delta. Keywords: Fishing, inland aquatic resources, fi shing gear 1 Lương Thanh Nhựt Linh: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ An Giang là tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long với hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch, ruộng đa dạng, rất thích hợp cho sự phát triển nghề khai thác thủy sản nội địa. Đây là một trong những nghề mang lại thu nhập chính cho người dân, đặc biệt là các hộ nghèo vùng nông thôn [3]. Vào mùa nước nổi từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, các loài cá từ Biển Hồ Campuchia đổ về tạo cho An Giang nguồn thủy sản nội địa dồi dào và phong phú về thành phần loài và sản lượng [2]. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do thiếu các biện pháp quản lý và sử dụng các hình thức khai thác mang tính hủy diệt cao như: xung điện, dùng chất nổ cùng với môi trường Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 129 ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng đã làm cho nguồn lợi thủy sản tại đây suy giảm đáng kể [1]. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, khoa học về hiện trạng khai thác và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp để duy trì ổn định và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản tại An Giang là hết sức cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 12 năm 2013, 220 hộ dân khai thác thủy sản của các huyện Phú Tân, Tân Châu và thành phố Long Xuyên được chọn ngẫu nhiên để điều tra về hiện trạng khai thác thủy sản. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử dụng để thu thập thông tin đánh giá hiện trạng khai thác và nguồn lợi thủy sản thông qua việc sử dụng bộ câu hỏi điều tra đã được chuẩn hóa (phiếu điều tra). Công thức Yamane được sử dụng để tính số lượng phiếu điều tra tương ứng. Trong đó: n: Số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra N: là tổng số mẫu e: là mức độ chính xác mong muốn. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và sử dụng khung sinh kế bền vững làm công cụ phân tích các kết quả nghiên cứu [4], [5]. Số liệu được tổng hợp và trình bày dưới dạng giá trị trung bình (TB) trên phần mềm Microsoft Excell 2010. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Hiện trạng khai thác thủy sản 1.1. Ngư trường và ngư cụ khai thác Các thủy vực khai thác thủy sản ở tỉnh An Giang rất đa dạng và phong phú gồm: sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ. Vào mùa nước nổi nguồn lợi cá từ Biển Hồ Campuchia đổ về sông rất nhiều chính là thời điểm các hộ dân tập trung khai thác, trong đó ngư trường khai thác chủ yếu diễn ra trên các loại thủy vực: sông lớn chiếm 32,33% và ruộng ngập lũ chiếm 29%. Các ngư trường còn lại được người dân khai thác quanh năm và chiếm tỷ lệ thấp (kênh và rạch chiếm 23%; kênh, rạch và ruộng ngập lũ chiếm 11,67%; sông, ruộng ngập lũ chiếm 3,67%; sông, kênh, rạch chiếm 0,33%). Hình 1. Thủy vực khai thác thủy sản nội địa tại An Giang Kết quả điều tra cho thấy có 23 loại ngư cụ được sử dụng trong nghề khai thác thủy sản nội địa tại An Giang tùy theo quy mô và mức độ đầu tư của các hộ dân. Trong đó, nhóm ngư cụ mang tính hủy diệt như xuyệt điện, cào điện và chài điện là các loại ngư cụ được sử dụng phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 56,67% (xuyệt điện: 26%, cào điện: 25,67%, chài điện: 5%). Kế đến là ngư cụ dớn (chiếm 18%) và lưới rê cá linh (chiếm 7,33%). Bảng 1. Các loại ngư cụ sử dụng khai thác thủy sản tại An Giang Ngư cụ Số hộ Tỷ lệ (%) Xuyệt điện 78 26,0 Cào điện (lưới kéo) 77 25,7 Dớn 54 18,0 Lưới rê cá linh 22 7,3 Chài điện 15 5,0 Ngư cụ khác 54 18,0 Việc sử dụng các loại ngư cụ có tính tận diệt nguồn lợi thủy sản và phá hủy nền đáy cao như xuyệt điện, cào điện, chài điện hoặc dớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản tại đây. Để hạn chế sự suy giảm nguồn lợi do đánh bắt, cần tập trung các biện pháp hạn chế việc sử dụng các loại ngư cụ bị cấm như: xuyệt điện, cào điện, dớn và sử dụng các loại lưới có kích thước hợp lý để khai thác thủy sản. 1.3. Mùa vụ khai thác Thời gian khai thác thủy sản trong năm phụ thuộc rất nhiều vào ngư trường và ngư cụ khai thác, sản lượng và thành phần loài cá khai thác. Tất cả các hộ dân đều có hoạt động khai thác thủy sản quanh năm, tuy nhiên, mùa vụ khai thác chính tập trung nhiều nhất là vào mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây cũng là nét đặc trưng của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 130 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Hình 2. Mùa vụ khai thác thủy sản trong năm tại An Giang An Giang là tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long nên hàng năm vào mùa mưa lũ có lượng lớn các loài thủy sản đổ về. Bên cạnh đó, đây cũng là mùa vụ sinh sản chủ yếu của một số loài cá có phân bố trên lưu vực sông Cửu Long nên thành phần và số lượng loài được bổ sung vào các thủy vực tăng lên đáng kể [2]. Chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 tất cả các hộ ngư dân đều tham gia khai thác thủy sản. Vào các tháng còn lại, số hộ hoạt động khai thác thủy sản giảm xuống và chỉ còn khoảng 45% số hộ khai thác trong những tháng đầu năm. 2. Tần suất và sản lượng khai thác Kết quả điều tra cho thấy, có sự khác nhau về tần suất và sản lượng khai thác của các loại ngư cụ do cấu tạo và kỹ thuật khai thác khác nhau. Bảng 3. Công suất khai thác của các loại ngư cụ chính Ngư cụ Sản lượng/mẻ lưới (kg) Số mẻ lưới/ngày Thời gian/mẻ lưới (giờ) Xuyệt điện 2,69 2,22 2,69 Cào điện (lưới kéo) 2,76 5,64 0,9 Dớn 15,13 1,07 14,76 Lưới rê cá linh 8,71 2,09 7,41 Lưới rê cá bông lau 10,80 1,60 1,20 Đáy cá linh 11,33 2,0 6,0 Tổng số mẻ lưới trong thời gian khai thác (giờ) ảnh hưởng đến sản lượng khai thác trung bình của mỗi mẻ lưới. Bảng 3 cho thấy, các loại hình khai thác có sử dụng điện như xuyệt điện, cào điện có sản lượng khai thác không nhiều nhưng trong một ngày có thể khai thác nhiều lần (2 đến 6 lần/ngày). Các loại ngư cụ khác như Dớn có sản lượng khai thác là cao nhất (15,13 kg) nhưng do thời gian khai thác kéo dài, cả ngày chỉ khai thác được một mẻ lưới do đó tổng công suất khai thác của các ngư cụ là khá bằng nhau. Đáy cá linh, lưới rê cá bông lau sản lượng khai thác cũng khá cao 10,80kg - 11,33kg nhưng hai loại ngư cụ này làm theo mùa, đáy cá linh khai thác vào đầu tháng 8 - 11 dương lịch, lưới rê cá bông lau khai thác vào đầu tháng 2 - 5 dương lịch. Sản lượng thủy sản của tỉnh An Giang được khai thác từ khoảng 66 loài thủy sản, trong đó có 41 loài thường gặp, một số loài có giá trị kinh tế cao như: cá lăng (Hemibagrus guttatus), mè vinh (Barbonymus gonionotus), cá lóc (Channa maculata), cá bông lau (Pangasius krempfi ), cá linh (Danio dangila). Sản lượng khai thác thủy sản nội địa của An Giang trong những năm gần đây có xu hướng giảm đáng kể, từ 51.329 tấn vào năm 2005 giảm xuống chỉ còn 38.486 tấn trong năm 2012 [1]. Thành phần loài thủy sản khai thác được cũng có sự giảm sút đáng kể, có một số loài cá rất ít xuất hiện như: cá hô (Catlocarpio siamensis), cá còm (Notopterus chitala), cá tra dầu (Pangasianodon gigas), cá leo (Wallago attu), cá basa (Pangasius bocourti), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Số lượng của một số loài cá kinh tế khai thác được ngày càng ít, lượng cá tạp khai thác được chiếm đa số, loại này chỉ dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn nuôi thủy sản, nên có giá trị không cao. Hiện tại, có 2 loài cá du nhập phát tán khá nhiều trong các thủy vực là cá lau kiếng (Hypostomus punctatus) và cá chim trắng (Colossoma brachypomum) chúng có khả năng sinh sản và thích nghi rất cao, chúng có khả năng cạnh tranh bắt mồi vượt trội so với các loài cá bản địa. Đây cũng là mối nguy làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản 3. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa tại An Giang 3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến khai thác thủy sản Hiện nay, nghề khai thác thủy sản ở tỉnh An Giang vẫn còn ở qui mô nhỏ, tự phát, phương tiện khai thác thủ công. Tuy nhiên việc khai thác thủy sản chủ yếu bằng chất nổ, xung điện và sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với qui định đã làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 131 Hình 3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng khai thác thủy sản tại An Giang Việc sử dụng xung điện khai thác cá là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, chiếm 30,67% tổng số các hộ điều tra. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy sản quá mức và sử dụng ngư cụ cấm làm giảm khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt (tỷ lệ suy giảm tương ứng là 25,67% và 18,67%). Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan cũng gián tiếp tác động tới sản lượng thủy sản khai thác như: thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lý và việc thay đổi dòng chảy ở phía thượng nguồn sông Mekong. Tất cả các nguyên nhân này dù tác động ít nhưng trong một khoảng thời gian dài nên đã ảnh hưởng lớn đến việc suy giảm thành phần các loài thủy sản hiện có tại đây. 3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề về khai thác thủy sản Từ kết quả điều tra cho thấy, những lợi ích về kinh tế, xã hội của nghề khai thác thủy sản nội địa tại An Giang là rất lớn, song việc phát triển không phù hợp và thiếu những giải pháp quản lý đã và đang làm suy giảm nghiệm trọng nguồn lợi thủy sản tại đây, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội, tình hình an ninh quốc phòng của địa phương. Vì vậy, để góp phần phát triển ổn định, bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa tại đây thì cần thiết phải thực hiện một số nhóm giải pháp sau. Nhóm giải pháp về đào tạo nghề và công tác khuyên ngư: Lực lượng lao động ở nông thôn tỉnh An Giang tương đối trẻ, sức khỏe dồi dào nhưng trình độ học vấn thấp dẫn đến ý thức về bảo vệ nguồn lợi không cao. Do đó cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến người dân; kết hợp tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho người dân. Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý: Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản một cách thường xuyên và có hệ thống. Tổ chức tập huấn thường xuyên và có hệ thống cho ngư dân về kiến thức luật thủy sản và các văn bản liên quan, nhằm từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quyền lợi của ngư dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Qua kết quả khảo sát, mùa vụ khai thác của tỉnh An Giang nên bắt đầu từ đầu tháng 9 đến tháng 3 hàng năm; Do đó, từ tháng 4 - 8 cấm khai thác thủy sản, ngoại trừ cho phép các loại lưới rê khai thác với kích thước mắt lưới đúng theo qui định. Nhóm giải pháp về cải thiện chất lượng nước và duy trì diện tích ruộng ngập lũ: Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các hộ nuôi, các nhà máy chế biến, nước thải sinh hoạt đa phần đều thải trực tiếp ra sông, kênh, rạch mà chưa qua xử lý. Để cải thiện chất lượng nước trước hết cần tổ chức tuyên truyền cho ngư dân, cộng đồng ngư dân không xả nước và các chất thải bị ô nhiễm chưa qua xử lý. Ngoài ra, các cấp chính quyền, cơ quan liên quan nên có chiến lược nhằm duy trì và sử dụng tối đa diện tích ruộng ngập lũ hàng năm, để tăng vùng nuôi và nguồn dinh dưỡng cho thủy sản tự nhiên phát triển. Từ đó, tái tạo lại nguồn lợi thủy sản đã bị khai thác và bị chết do những nguyên nhân khác. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận An Giang là tỉnh có thủy vực nước ngọt đa dạng: sông, kênh, rạch, ruộng ngập lũ và hoạt động khai thác thủy sản diễn ra chủ yếu trên 3 loại thủy vực là sông lớn (32,33%), ruộng ngập lũ (29%) và kênh, rạch (23%) với mùa vụ khai thác chính kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Ngư cụ được sử dụng phổ biến nhất là xuyệt điện và cào điện (52%), dớn (18%), chài điện (5%), các ngư cụ còn lại là lưới rê, lộp, câu, đú, đáy, chà (25%). Thành phần loài thủy sản của tỉnh An Giang được khai thác gồm 66 loài, trong đó có 41 loài thường gặp. Sản lượng khai thác trong những năm gần đây giảm đáng kể, từ 51.329 tấn vào năm 2005 giảm xuống chỉ còn 38.486 tấn trong năm 2012. Ba nhóm giải pháp được khuyến cáo để phát triển ổn định, bền vững nghề khai thác thủy sản nội địa như sau: Nhóm giải pháp về đào tạo nghề và Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG công tác khuyến ngư; Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý; Nhóm giải pháp về cải thiện chất lượng nước và duy trì diện tích ruộng ngập lũ. 2. Kiến nghị Cần thành lập các khu bảo tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang, kết hợp thường xuyên tổ chức các đợt thả cá giống ra tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổ chức mô hình quản lý cộng đồng hay đồng thuận trong những vùng ngập lũ nhằm nâng cao ý thức của người dân để khai thác có hiệu quả và bảo vệ được nguồn lợi tự nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục thống kê An Giang, 2013. Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2012. 2. Phan Đình Phúc, 2009. Báo cáo kết quả “khảo sát, đánh giá hiện trạng nghề khai thác thủy sản nước ngọt tỉnh An Giang”. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Đề án khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang đến năm 2020. 4. Vương Xuân Tình, Mai Văn Thành (2011), Ứng dụng khung sinh kế bền vững, xác định các phương thức ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực [Trực tuyến]. Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung, Đại học Nông Lâm Huế. Địa chỉ: http:// www.crdhue.com.vn/modules.php?name=Pages&go=page&pid =56 [Truy cập 25/6/2014]. 5. Trường Đại học Cần Thơ, PRA – Đánh giá nông thôn có sự tham gia, [Trực tuyến]. Địa chỉ: mdi/extension/V_site/Chuyende_kn/Ext doc/PRA/PRA docu.pdf [Truy cập 25/6/2014]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_khai_thac_va_bao_ve_nguon_loi_thuy_san_noi_dia_ta.pdf