Nhà nước và chính quyền địa phương cần có
các chính sách hỗ trợ về vốn để người nuôi có điều
kiện duy trì, mở rộng sản xuất và áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất nuôi và
bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Các cơ quan quản lý ngành Thủy sản các cấp
cần có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh thức ăn và các sản phẩm
phục vụ nuôi trồng thủy sản khác nhằm bào vệ
quyền lợi cho người nuôi tôm, hạn chế rủi ro và thiệt
hại cho người nuôi.
Cần tăng cường công tác tập huấn, phổ biến
các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa
chất và chế phẩm vi sinh cho các chủ hộ kinh doanh
nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ hộ
kinh doanh thức ăn thủy sản.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm he tại tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN
NUÔI TÔM HE TẠI TỈNH QUẢNG NAM
CURRENT STATUS OF PENAEID SHRIMP FEED SUPPLY AND ULTILIZATION
IN QUANG NAM PROVINCE
Nguyễn Minh Phương1, Lại Văn Hùng2
Ngày nhận bài: 25/10/ 2012; Ngày phản biện thông qua: 04/01/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013
TÓM TẮT
Nghiên cứu hiện trạng cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm he (Penaeidae) được thực hiện trong năm 2010 và
2011 tại Quảng Nam. Tiến hành điều tra bằng phương pháp đánh giá nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp điều tra qua
phiếu (SQ) các chủ hộ kinh doanh thức ăn thủy sản (38/42 hộ) và các hộ nuôi tôm he (65/189 hộ). Các thông tin thu thập
bao gồm: thông tin về chủ hộ kinh doanh thức ăn, phương thức quản lý, hiện trạng nuôi tôm, sử dụng thức ăn, những khó
khăn của chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm và nuôi tôm,... Kết quả điều tra cho thấy, đa số hộ kinh doanh thức ăn và nuôi
tôm có trình độ khá cao. Các chủ hộ kinh doanh thức ăn chủ yếu là các đại lý cấp 1, kinh doanh nhiều mặt hàng thức ăn
và thuốc thú y thủy sản. Hầu hết chủ hộ kinh doanh thức ăn có tham gia nuôi tôm he chân trắng (90%). Cả chủ hộ kinh
doanh và người nuôi đều được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ công ty thức ăn như thưởng theo doanh số và chiết khấu
khi mua hàng. Thức ăn cho tôm he chân trắng có hàm lượng protein 37 - 42%. Các hộ kinh doanh cơ bản đáp ứng được
các yêu cầu kinh doanh theo quy định tuy nhiên nhận thức và thực hiện các văn bản pháp quy còn hạn chế. Hầu hết các hộ
nuôi chỉ nuôi tôm he chân trắng với hình thức thâm canh và bán thâm canh. Sau 3 tháng nuôi, hệ số thức ăn là 1,2, năng
suất bình quân đạt được 12,1 tấn/ha/năm.
Từ khóa: hộ kinh doanh, hộ nuôi tôm, Quảng Nam, sử dụng, tôm he, tôm he chân trắng
ABSTRACT
The survey on the current status of penaeid shrimp (Penaeidae) feed supply and ultilization was carried out between
2010 and 2011 in Quang Nam province. The methods of Rapid Rural Appraisal (RRA) and Survey Questionaire (SQ)
were used to collect information related to shrimp feed dealers (38/42 dealers) and shrimp farmers (65/189 farmers). The
collected data included information about dealers, management, shrimp farming, feed ultilization, and diffi culties of
dealers and shrimp farmers,... The results showed that most of the dealers and shrimp farmers had high academic standard.
Most of the dealers were fi rst class dealers who traded variety of products of shrimp feeds and aquatic veterinary
medicines. Most dealers participated in whiteleg shrimp farming which accounted for 90%. Both dealers and shrimp
farmers recieved many preferential treatments from feed comnpanies such as rewarding in accordance with sales and
discounts when purchasing feeds. The protein contents in the whiteleg shrimp feeds ranged from 37 - 42%. The dealers
basically satisfi ed the business requirements according to regulations, however, their awareness and implementation of
legal regulations were still very limited. Most of the farmers cultured whiteleg shrimp by intensive and semi-intensive
models. After 3 months, the food conversion ratio was 1,2, and the average annual productivity was about 12,1 tons/ha.
Keywords: feed dealers, penaeid shrimp, Quang Nam, shrimp farmers, ultilization, whiteleg shrimp
1 Nguyễn Minh Phương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang
2 PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi tôm he, với 2 đối tượng nuôi chính
là tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và
tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931), ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ trong những
năm gần đây và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất
khẩu của ngành Thủy sản. Đồng thời, nó cũng giúp
giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống của nhiều ngư dân [12]. Tôm he chân
trắng thể hiện được nhiều ưu điểm nổi bật ngay từ
khi được di nhập và nuôi thử nghiệm ở nước ta năm
2001 như: sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn,
năng suất cao và thích ứng tốt với các yếu tố môi
trường [8, 9, 13]. Do vậy, đây là đối tượng đang
được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương, trong đó
có Quảng Nam thay thế cho các diện tích nuôi tôm
sú không hiệu quả và các vùng đất cát hoang hóa
[3, 6]. Từ năm 2005 đến năm 2011, diện tích nuôi
tôm he chân trắng cả nước tăng rất nhanh từ 1.598
ha lên 25.397 ha [1, 12].
Trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh,
thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi phí
sản xuất, chiếm từ 55 - 65% [7]. Hơn nữa, do khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, mặt trái của kinh tế thị
trường và những bất cập trong quản lý giá cả đã đẩy
giá thức ăn không ngừng tăng cao gây ra rất nhiều
khó khăn cho người nuôi. Sự đa dạng về chủng loại
thức ăn nuôi tôm, cùng với sự yếu kém trong quản
lý chất lượng từ các cơ quan chức năng và hệ thống
văn bản pháp quy chưa phù hợp,... cũng là những
nguyên nhân làm cho việc quản lý chất lượng thức
ăn kém hiệu quả [5, 10]. Nghiên cứu được thực hiện
nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng cung ứng
và sử dụng thức ăn nuôi tôm he tại Quảng Nam.
Đây cũng chính là cơ sở để các cơ quan chức năng
ngành Thủy sản đưa ra các chính sách nhằm quản
lý tốt hơn các hoạt động cung ứng và sử dụng các
sản phẩm này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua điều tra,
thu thập thông tin từ các hộ nuôi tôm he, các hộ
kinh doanh thức ăn tôm he tại Quảng Nam trong
thời gian 1 năm, từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 6
năm 2011.
2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các
báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình nuôi tôm he
của các cơ quan quản lý bao gồm: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Chi cục Nuôi trồng thủy sản
Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn các huyện Thăng Bình, Núi Thành và thành
phố Tam Kỳ. Số liệu thu thập bao gồm: số lượng hộ
kinh doanh thức ăn thủy sản, diện tích nuôi, năng
suất, sản lượng, hình thức nuôi,... Ngoài ra, các số
liệu từ báo cáo tổng kết đề tài, dự án, báo cáo hội
thảo, bài báo về hoạt động cung ứng và sử dụng
thức ăn thủy sản cũng được tham khảo.
Số liệu so cấp được thu thập bằng cách phỏng
vấn trực tiếp cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản các
cấp. Tiến hành điều tra theo phương pháp đánh giá
nông thôn nhanh (RRA) và phương pháp điều tra
qua phiếu (SQ) các hộ kinh doanh thức ăn thủy sản
(38/42 hộ) và các hộ nuôi tôm he (65/189 hộ) [15].
Số lượng mẫu điều tra được xác định theo phương
pháp chọn mẫu của Yamane (1967) [16]. Số mẫu
sau đó được phân bổ một cách ngẫu nhiên về mỗi
địa phương thông qua hàm phân bố ngẫu nhiên
Rand trong Microsoft Excel 2003. Các câu hỏi điều
tra được thiết kế sẵn nhằm tìm hiểu các thông tin
về: chủ hộ kinh doanh thức ăn, phương thức quản
lý, hiện trạng nuôi tôm, sử dụng thức ăn, những khó
khăn của chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm và chủ hộ
nuôi tôm,...
3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và
phân tích trên phần mềm Microsoft Excel 2003.
Số liệu được trình bày dưới dạng Trung bình ± Độ
lệch chuẩn.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hoạt động kinh doanh thức ăn nuôi tôm
1.1. Số năm kinh doanh thức ăn tôm của chủ hộ
Hình 1. Số năm kinh doanh thức ăn tôm của chủ hộ tại
Quảng Nam (n = 38)
Nhìn chung, chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm có
thời gian hoạt động trong nghề khá lâu trung bình
7,93 ± 2,97 năm, dao động từ 3 - 17 năm. Số hộ kinh
doanh thức ăn có 5 - 10 năm kinh nghiệm chiếm đa
số với 73,33%. Số hộ có trên 10 năm kinh nghiệm cao
hơn (16,67%) số hộ có kinh nghiệm dưới 5 năm (10%).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
1.2. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của
chủ hộ
Kết quả điều tra cho thấy, chủ hộ kinh doanh
thức ăn tôm có trình độ văn hóa và chuyên môn khá
cao. Đa số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 3, chiếm
83,33%. Số hộ có trình độ cấp 2 chỉ chiếm 16,67%,
đặc biệt không có chủ hộ chỉ có trình độ cấp 1. Điều
đáng chú ý là, tỷ lệ chủ hộ có trình độ chuyên môn
cao đẳng và đại học chiếm tới 46,67% và trung cấp
chiếm 23,33%. Đây chính là cơ sở cho việc tiếp cận
các tiến bộ kỹ thuật trong nghề, các văn bản pháp
quy trong hoạt động kinh doanh thức ăn tôm của
Nhà nước và địa phương. Tỷ lệ chủ hộ không có
trình độ chuyên môn chiếm 30%.
Bảng 1. Trình độ văn hóa và chuyên môn của
chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm
Trình độ Quảng Nam (%, n = 38)
Trình độ văn hóa
+ Cấp 1 0
+ Cấp 2 16,67
+ Cấp 3 83,33
Trình độ chuyên môn
+ Không bằng cấp 30,0
+ Trung cấp 23,33
+ Cao đẳng và đại học 46,67
1.3. Hệ thống các cấp đại lý kinh doanh
Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các chủ hộ kinh
doanh thức ăn tôm ở Quảng Nam là các đại lý cấp 1
và cấp 2, trong đó, hầu hết là đại lý cấp 1, chiếm tới
86,67%, số đại lý cấp 2 chỉ chiếm 13,33%. Tại mỗi
xã hoặc mỗi huyện, các công ty thức ăn chỉ mở 1
đại lý cấp 1. Từ đó, mỗi đại lý cấp 1 này có thể mở
thêm một đại lý cấp 2 để tiện cho việc phân phối
sản phẩm. Mỗi đại lý chỉ phụ trách cung ứng thức
ăn cho một vùng nuôi tôm nhất định như đã ký kết
trong hợp đồng với công ty cung cấp thức ăn và chịu
sự giám sát của một giám đốc khu vực. Thông qua
sản lượng thức ăn bán hàng quý, hàng năm, giám
đốc khu vực sẽ quyết định việc mở rộng hay hạn
chế phạm vi kinh doanh của đại lý. Việc mở rộng đại
lý cấp 2 và 3 liên quan đến việc chia sẻ lợi nhuận,
do đó, các đại lý cấp 1 có xu hướng hạn chế số đại
lý cấp 2 và 3.
Bảng 2. Hệ thống cấp đại lý của các hộ kinh
doanh thức ăn tôm tại Quảng Nam (n = 38)
Đại lý kinh doanh Tỷ lệ (%)
Cấp 1 86,67
Cấp 2 13,33
1.4. Hoạt động kinh doanh thức ăn nuôi tôm
Bảng 3. Thông tin sản phẩm tại các chủ hộ kinh
doanh thức ăn tôm ở Quảng Nam (n = 38)
Diễn giải Tỷ lệ (%)
Nguồn gốc thức ăn
+ Nhập khẩu 3,33
+ Sản xuất trong nước 96,67
Sản phẩm dùng cho
+ Tôm he chân trắng 86,67
+ Tôm he chân trắng và tôm sú 13,33
Số lượng sản phẩm bán từ
+ Một công ty 90,00
+ Nhiều công ty 10,00
Kết quả điều tra cho thấy, 100% các hộ kinh
doanh cả thức ăn, chất bổ sung, thuốc thú y thủy
sản, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng
thủy sản. Trong số các loại thức ăn được bán, hầu
hết được sản xuất trong nước (96,67%), thức ăn
ngoại nhập chiếm tỷ lệ rất thấp (3,33%). Số liệu
này tương tự với hiện trạng cung ứng thức ăn nuôi
tôm tại Việt Nam với 91% trong nước và 9% ngoại
nhập [12].
Các chủ hộ chủ yếu kinh doanh thức ăn tôm
he chân trắng (86,67%) trong khi rất ít hộ kinh
doanh thức ăn tôm sú (13,33%). Điều này là
do, trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm
sú thường xuyên bị thiệt hại do dịch bệnh và
môi trường ô nhiễm, trong khi nghề nuôi tôm he
chân trắng mang lại hiệu quả cao [1]. Hầu hết
các chủ hộ chỉ bán các mặt hàng do một công
ty sản xuất do những cam kết kinh doanh được
quy định trong hợp đồng (90%), số còn lại kinh
doanh thêm một số sản phẩm của các công ty
khác (10%).
1.5. Chủ hộ kinh doanh thức ăn có tham gia nuôi tôm
Kết quả điều tra cho thấy, đa số các hộ kinh
doanh thức ăn tôm tại Quảng Nam có nuôi thương
phẩm tôm he chân trắng, chiếm tới 90%. Trong số
này, có tới 93,33% số hộ nuôi tôm he chân trắng,
còn lại nuôi kết hợp cả tôm sú và tôm he chân
trắng (6,67%). Nguyên nhân các hộ kinh doanh
thức ăn tôm tham gia nuôi tôm là do chi phí thức
ăn rẻ hơn (giá tính theo đại lý cấp 1), nâng cao
doanh số bán được nhằm tăng tỷ lệ chiết khấu
và tiền thưởng từ công ty. Đồng thời, việc tiêu thụ
thức ăn còn giảm nguy cơ thức ăn quá hạn, tránh
cho đại lý bị phạt 5 - 10% tổng lượng thức ăn tồn
dư, quá hạn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 81
1.6. Giá thức ăn, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển và tư
vấn kỹ thuật
Trong quá trình kinh doanh, số hộ có dịch vụ
vận chuyển thức ăn đến người mua hàng và thực
hiện tư vấn kỹ thuật cho người nuôi chiếm lần
lượt là 23,33% và 53,33%. Việc tư vấn này do các
nhân viên thị trường của các công ty thực hiện, tuy
nhiên, rất hạn chế do người nuôi cũng có nhiều kinh
nghiệm và chỉ cần tư vấn khi có dịch bệnh xảy ra.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tất cả các hộ
kinh doanh đều thực hiện niêm yết giá theo quy
định. Tuy nhiên, việc niêm yết giá bán thường chỉ
mang tính hình thức, trên thực tế có tới 96,67% số
hộ bán thức ăn với giá thấp hơn giá niêm yết, số
còn lại bán đúng giá niêm yết (3,33%). Khi thực hiện
tăng giá bán, các công ty sản xuất thức ăn thường
thông báo trước khoảng 4 - 10 ngày. Năm 2010, các
hộ kinh doanh thức ăn tôm tăng giá 4 lần, giá tăng
thấp nhất là 300 đ/kg và cao nhất là 1.500 đ/kg.
1.7. Chính sách ưu đãi với chủ hộ kinh doanh và
người nuôi tôm
Các công ty thức ăn thường đưa ra rất nhiều
chính sách ưu đãi cho người bán và người mua.
Các hình thức ưu đãi có thể theo tháng, quý, năm
trong đó số tiền ưu đãi được trừ trực tiếp vào hóa
đơn khi thanh toán cuối đợt. Mức tiền thưởng được
áp dụng cho các hộ kinh doanh theo doanh số bán
hàng trong quý: nếu sản lượng bán từ 15 - 50 tấn,
thưởng 300 đ/kg thức ăn; nếu sản lượng từ 51 - 100
tấn, thưởng 400 đ/kg thức ăn và nếu trên 100 tấn,
thưởng 450 đ/kg thức ăn. Ngoài tiền thưởng theo
doanh số bán hàng, các công ty còn tiến hành chiết
khấu cho các hộ kinh doanh thức ăn với mức trung
bình 18%, dao động từ 12 - 22% với đại lý cấp 1 và
từ 12 - 14% với các đại lý cấp 2.
Với các hộ nuôi tôm, các hộ kinh doanh thức ăn
thường áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để kích
thích người nuôi. Các hình thức khuyến mãi khá đa
dạng có thể là từ quà tặng giá trị thấp (áo phông,
mũ, áo mưa, đồng hồ,...) đến giá trị cao (tiền, xe
máy, ti vi, chuyến du lịch,...) và thực hiện chiết khấu
cho người nuôi. Tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào tỷ lệ
thanh toán trực tiếp của người mua hàng, khoảng
8 - 12% khi trả đủ tiền và 1,5 - 3,0% khi còn nợ tiền.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số người có thể chi trả
đủ tiền thức ăn để nhận tỷ lệ chiết khấu trên là rất
hạn chế chỉ chiếm 14,7%.
1.8. Chất lượng thức ăn thủy sản
Thức ăn cho tôm he thường có hàm lượng
protein dao động từ 37 - 42% tùy giai đoạn tôm nuôi,
tuy nhiên, khoảng dao động này cao hơn so với
tiêu chuẩn đưa ra của các chuyên gia dinh dưỡng
(32 - 36%) [14] hay các cơ quan chức năng
(32 - 40%) [1]. Sử dụng thức ăn có hàm lượng pro-
tein cao giúp tôm sinh trưởng nhanh tuy nhiên lại gia
tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Kết quả thăm dò ý kiến người kinh doanh về
chất lượng thức ăn cho thấy 73,33% số hộ kinh
doanh cho rằng thức ăn có chất lượng tốt, số còn lại
cho rằng thức ăn có chất lượng trung bình (26,67%).
Ngoài ra, 70% số hộ kinh doanh cho rằng thức ăn
hiện nay tốt hơn so với các năm trước.
1.9. Cơ sở vật chất của các hộ kinh doanh thức ăn tôm
Đa số các hộ kinh doanh thức ăn tôm có phương
tiện vận chuyển thức ăn (xe tải 0,5 0 - 1,5 tấn/xe)
đến tận nơi tiêu dùng chiếm 83,33%. Kết quả điều
tra về cơ sở vật chất cũng cho thấy, chỉ có 2/3 số
các hộ kinh doanh thức ăn tôm có đủ điều kiện kinh
doanh thức ăn theo quy định [2]. Trong khi đó, 1/3
số hộ kinh doanh không đạt chuẩn chủ yếu là các
đại lý cấp 2, vi phạm các quy định về sắp xếp các
sản phẩm, gian hàng không tách biệt với khu sinh
hoạt của gia đình, không lưu giữ các hồ sơ về chất
lượng sản phẩm,...
1.10. Công tác đào tạo, tập huấn và quản lý
Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ kinh
doanh thức ăn chưa được tham gia các lớp tập
huấn, phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến
hoạt động sản xuất và kinh doanh thức ăn, thuốc thú
y thủy sản [2]. Điều này cũng một phần là do công
tác phổ biến các văn bản của cơ quan quản lý nhà
nước vẫn chưa được quan tâm. Điều đáng chú ý là,
có tới 56,67% số hộ kinh doanh thức ăn không được
tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công tác quản lý thủy sản tại Quảng Nam được
thực hiện bởi Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tương
tự như cách quản lý của hầu hết các địa phương
trên cả nước. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt
động kinh doanh thức ăn thủy sản được thực hiện
tương đối tốt, định kỳ 1 năm/lần (chiếm 93,33%).
Tuy nhiên, công tác tập huấn về vệ sinh an toàn
thực phẩm vẫn còn hạn chế (chỉ có 43,33% số hộ
được tập huấn).
2. Tình nuôi tôm và sử dụng thức ăn nuôi tôm
2.1. Thông tin về hộ nuôi tôm
Nhìn chung, số hộ nuôi tôm ở Quảng Nam có
trình độ văn hóa khá cao. Số chủ hộ có trình độ cấp
3 chiếm 36,67%, trong khi số chủ hộ có trình độ cấp
2 và cấp 1 chiếm tới 43,33 và 13,33%. Tỷ lệ chủ hộ
không biết chữ chiếm 6,67%.
2.2. Đối tượng và diện tích nuôi
Với những ưu điểm nổi bật về năng suất, khả
năng thích ứng tốt với môi trường nuôi, hệ số
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
82 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp,... tôm he chân
trắng ngày càng được nuôi phổ biến ở nhiều địa
phương trên cả nước nói chung và Quảng Nam nói
riêng. Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ nuôi ở
Quảng Nam nuôi tôm he chân trắng với 2 hình thức
nuôi thâm canh và bán thâm canh. Diện tích nuôi
trung bình là 0,89 ha, dao động từ 0,4 - 1,8 ha.
2.3. Năng suất và hệ số chuyển đổi thức ăn
Năng suất trung bình của các hộ nuôi tại Quảng
Nam đạt 12,1 tấn/ha/năm, dao động từ 7 - 18 tấn/
ha/năm. Đối với hình thức nuôi tôm trên cát, năng
suất bình quân thường cao hơn đạt 16 - 22 tấn/
ha/năm. Tất cả các hộ nuôi tôm đều sử dụng thức
ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi với hệ số
chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình là 1,2, dao
động từ 0,9 - 1,3. Hệ số thức ăn ở đây cao hơn so
với kết quả báo cáo tại các tỉnh phía Nam dao động
từ 1,0 - 1,1 [5].
2.4. Thời gian nuôi
Thời gian nuôi tôm he chân trắng trung bình ở
các hộ nuôi là 90,0 ± 5,7 ngày, dao động 70 - 102
ngày tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, quản lý,
trình độ và kinh nghiệm của người nuôi. Đây chính
là một trong những ưu điểm của nghề nuôi tôm he
chân trắng so với nghề tôm sú (110 - 130 ngày) [7].
Khi thời gian nuôi ngắn hơn, khả năng quay vòng
vốn nhanh hơn và rủi ro do dịch bệnh vì thế cũng ít
hơn so với tôm sú.
2.5. Tình hình sử dụng thức ăn
Kết quả điều tra cho thấy, 100% số hộ nuôi sử
dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm. Trong số
này, chỉ có 10% số hộ nuôi thay đổi loại thức ăn sử
dụng trong quá trình nuôi. Nguyên nhân thay đổi là
do các đại lý thức ăn không cho chủ hộ kéo dài thời
gian nợ tiền thêm. Để hoạt động nuôi tôm không bị
gián đoạn, các hộ nuôi chuyển sang sử dụng thức
ăn của công ty khác để được phép nợ một số lượng
thức ăn nhất định. Vấn đề này chỉ gặp ở những hộ
nuôi quy mô nhỏ, ít vốn. Trong cơ cấu chi phí sản
xuất, thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 64,9%, dao
động từ 57 - 70%.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, 100% số hộ
nuôi có sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung trong
quá trình cho tôm ăn, chủ yếu là các chất khoáng,
vitamin, và chế phẩm sinh học,... Kết quả thăm dò
về chất lượng thức ăn của người nuôi cho thấy,
36,67% cho rằng thức ăn hiện nay có chất lượng tốt,
23,33% cho rằng chất lượng trung bình và có đến
40% cho rằng chất lượng kém. Kết quả kiểm định
mẫu thức ăn của Cục Nuôi trồng Thủy sản (2009)
cũng cho thấy, 8/25 mẫu kiểm tra không đạt chuẩn
về hàm lượng protein, thường thấp hơn so với công
bố từ 1,1 - 5,6% [4]. Tương tự, có tới 66,67% số hộ
nuôi cho rằng các chất bổ sung có chất lượng trung
bình, trong khi 23,33% cho rằng chất lượng kém và
chỉ có 10% cho rằng chất lượng tốt. Việc có quá
nhiều loại thức ăn, chế phẩm bổ sung và sự thiếu
chặt chẽ trong công tác quản lý là nguyên nhân dẫn
đến những tồn tại, hạn chế trên.
2.6. Vấn đề môi trường và dịch bệnh
100% số cơ sở được điều tra cho rằng môi
trường nuôi hiện nay ô nhiễm và tình hình dịch bệnh
xảy ra nhiều hơn trước. Điều này có nhiều nguyên
nhân, tuy nhiên, những bất cập trong công tác quy
hoạch và quản lý vùng nuôi bao gồm hệ thống cấp
thoát nước, xử lý nước trước và sau khi nuôi, tuân
thủ các quy định về phòng ngừa dịch bệnh,... được
coi là những nguyên nhân chính [13].
2.7. Tình hình sử dụng vốn
Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 26,67% số hộ
nuôi có vay vốn ngân hàng để sản xuất. Đây chủ
yếu là những hộ nuôi có quy mô lớn, có vật thế chấp
ngân hàng nên mới có thể tiếp cận được nguồn vốn
này. Các hộ nuôi quy mô nhỏ, thiếu vật thế chấp nên
không có vốn sản xuất, hậu quả là thường nợ tiền
thức ăn, chuyển đổi thức ăn trong quá trình nuôi.
Khi mua thức ăn, các hộ nuôi thường nợ 1,8 tháng,
dao động từ 1 - 3 tháng.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Các đại lý kinh doanh thức ăn tôm chủ yếu là
đại lý cấp 1, kinh doanh nhiều mặt hàng thức ăn và
thuốc thú y thủy sản. Đa số chủ hộ kinh doanh thức
ăn có tham gia nuôi tôm he chân trắng (90%). Cả
chủ hộ kinh doanh và người nuôi đều được hưởng
nhiều chính sách ưu đãi từ công ty thức ăn như
thưởng theo doanh số và chiết khấu khi mua hàng.
Thức ăn cho tôm he chân trắng có hàng lượng
protein 37 - 42%. Các hộ kinh doanh cơ bản đáp
ứng được các yêu cầu kinh doanh theo quy định.
Tuy nhiên, tất cả các hộ đều không được phổ biến
về các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động
kinh doanh thức ăn và thuốc thú y thủy sản.
So với chủ hộ kinh doanh thức ăn tôm, người
nuôi tôm có trình độ văn hóa và chuyên môn
thấp hơn. Hầu hết các hộ chỉ nuôi tôm he chân
trắng, với hai hình thức nuôi bán thâm canh và
thâm canh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, hệ số thức
ăn là 1,2, năng suất bình quân đạt được trên
12,1 tấn/ha/năm. Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi
thường xuyên sử dụng các chất bổ sung khi phối
trộn thức ăn cho tôm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83
2. Kiến nghị
Nhà nước và chính quyền địa phương cần có
các chính sách hỗ trợ về vốn để người nuôi có điều
kiện duy trì, mở rộng sản xuất và áp dụng những
tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất nuôi và
bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Các cơ quan quản lý ngành Thủy sản các cấp
cần có các biện pháp kiểm tra chặt chẽ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh thức ăn và các sản phẩm
phục vụ nuôi trồng thủy sản khác nhằm bào vệ
quyền lợi cho người nuôi tôm, hạn chế rủi ro và thiệt
hại cho người nuôi.
Cần tăng cường công tác tập huấn, phổ biến
các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hóa
chất và chế phẩm vi sinh cho các chủ hộ kinh doanh
nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các chủ hộ
kinh doanh thức ăn thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng, Hà Nội.
2. Bộ Thủ y sả n, 2006. Thông tư số 02/2006/TT-BTS về việ c Hướ ng dẫ n thự c hiệ n Nghị đị nh củ a Chí nh phủ số 59/2005/NĐ-CP
về điề u kiệ n sả n xuấ t, kinh doanh mộ t số ngà nh nghề thủ y sả n. Hà Nội.
3. Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam, 2010. Báo cáo Tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2010 và kế hoạch năm 2011,
trang 1 - 2.
4. Cục Nuôi trồng Thuỷ sản, 2009. Báo cáo tổng kết hoạt động Nuôi trồng Thủy sản năm 2009, Hà Nội.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân
trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
6. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Viện Quốc tế và Phát triển Bền vững (IISD), 2003. Mở rộng Nuôi tôm trên
cát ở Việt Nam - Thách thức và cơ hội. NXB HAKI, Hà Nội.
7. Tổng cục Thủy sản, 2011. Báo cáo tóm tắt tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2010, kế hoạch năm 2011 và một số giải pháp
thực hiện, Hà Nội.
8. Lê Thanh Hùng và Ong Mộc Quý, 2011. Hiện trạng sử dụng và quản lý thức ăn nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus
vannamei Boone, 1931) ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản Toàn quốc lần thứ IV, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, 151 - 160.
9. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông nghiệp, 235 trang.
10. Trần Văn Quỳnh, 2004. Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở một số
nước và Việt Nam. Trung tâm khuyến ngư quốc gia. Hà Nội.
11. Mai Văn Tà i, 2003. Điề u tra đá nh giá hiệ n trạ ng cá c loạ i thuố c, hó a chấ t và chế phẩ m sinh họ c dù ng trong nuôi trồ ng thủ y sả n
nhằ m đề xuấ t cá c giả i phá p quả n lý . Việ n Nghiên cứ u Nuôi trồ ng Thủ y sả n I.
12. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Đào Văn Trí, 2009. Đánh giá và phân tích cơ sở khoa học của phát triển nuôi bền vững tôm chân trắng (Litopenaeus
vannamei) ở Việt Nam. Viện nghiên cứu Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Nha Trang.
Tiếng Anh
14. Hertrampf J. W and Pieddad-Pascual, 2000. Handbook on Ingredients for Aquaculture Feeds. Dordrecht. Kluwer Academic
Publishers. 573 pp.
15. Groves, R., F. Fowler, M. Couper, J. Lepkowski, E. Singer and R. Tourangeau, 2004. Survey Methodology. Wiley Series in
Survey Methodology.
16. Yamane T., 1967. Statistics: An introductory Analysis. 2nd edition, Harper & Row, New York, 886-887.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_trang_cung_ung_va_su_dung_thuc_an_nuoi_tom_he_tai_tinh.pdf