15. Trong Bullets & Numbering, kiểu Outline Numbered có tác dụng gì?
a. Đánh số cho các Heading
b. Đánh dấu cho các Heading
16. Bài báo khoa học là gì?
a. một báo cáo khoa học
b. một điểm báo khoa học
c. một bài bình luận khoa học
d. Cả a, b , c đều đúng
17. Khi đọc nhiều bài báo khoa học nên chọn đọc theo thứ tự thời gian
a. từ mới đến cũ
b. từ cũ đến mới
18. Theo chuẩn của Hoa Kỳ, cấu trúc bài báo khoa học thƣờng gồm mấy phần?
a. 5
b. 6
c .7
19.Khi đọc một bài báo khoa học, ngƣời ta thƣờng đọc phần nào trƣớc
a. Introdution
b. Abstract
c. Problem Statement
129 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2223 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tin học đại cương - Lê Đức Long (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó điều gì để xác minh thông tin đó hay không?
Đôi khi việc sai chính tả, sai ngữ pháp cũng có thể làm giảm giá trị của thông tin đó.
Bằng cách nào mà bạn có thể liên kết đến trang web: xuất phát từ một diễn đàn hay từ trang
web của một tổ chức tin cậy, hay từ một blog của một người nào đó.
Thông tin đó cũ hay mới?
Bạn hãy chú ý quan sát thông tin ngày tháng của thông tin ấy.
Bạn có thể không cần trả phí để đọc các thông tin trên web. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thông tin
ấy để phục vụ cho việc học, làm việc thì bạn hãy nên tôn trọng nguồn gốc của thông tin ấy, tôn
trọng tác giả và bản quyền của thông tin ấy. Việc trích dẫn nguồn gốc tài liệu mà bạn đã lấy từ
đầu là một trong những việc làm tôn trọng. Việc làm này không tốn thời gian và nó còn giúp cho
những tài liệu bạn viết trở nên có giá trị hơn, đáng tin cậy hơn. Hơn nữa nó sẽ giúp bạn tìm lại
nguồn gốc của thông tin khi cần bổ sung cập nhật mới. Đây cũng là kĩ năng quan trọng trong thế
kỉ 21 này.
Có rất nhiều cách để trích dẫn tài liệu trên web. Có 2 mẫu chuẩn là MLA và APA. Bạn có thể vào
2 trang web sau đây để tham khảo chi tiết định dạng www.apastyle.org, www.mla.org
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 69
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
TỔNG KẾT CHƢƠNG 2
Chương này đã giới thiệu khái niệm Internet và một số dịch vụ cơ bản của nó. Internet là môi
trường cho phép các máy tính có thể kết nối với nhau và do đó mọi người có thể kết nối, tương
tác với nhau. Internet là kho tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và kiểm định chất
lượng thông tin là điều cần quan tâm và đang dần trở thành kỹ năng không thể thiếu trong thế kỉ
21 này. Chúng tôi đã giới thiệu một số kỹ thuật tìm kiếm và đánh giá thông tin. Những người mới
làm quen với máy tính và Internet cần luyện tập kĩ năng này. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc
học tập về sau của bạn. Và một điều bạn cần lưu ý rằng: hãy nên tôn trọng nguồn gốc của thông
tin ấy, tôn trọng tác giả và bản quyền của thông tin ấy khi bạn sử dụng thông tin ấy để phục vụ
cho việc học, làm việc.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 70
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chƣơng 3 Viết và trình bày một báo cáo nghiên cứu
ở dạng văn bản.
Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản
thông dụng
Nguyên tắc soạn thảo văn bản tiếng Anh, tiếng Việt
Các kỹ thuật định dạng cơ bản
Các kỹ thuật định dạng nâng cao
Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 71
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Văn bản là một tập hợp các ký tự Latin tạo thành thể thống nhất mang ngữ nghĩa. Khác với văn
bản trên giấy, văn bản được tạo ra trên máy tính gọi là văn bản điện tử. Khi làm việc với văn
bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là các ký tự (Character). Các ký tự phần
lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím. Nhiều ký tự khác ký tự trắng (Space) ghép lại với nhau
theo quy tắc thành một từ (Word). Tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu gọi là câu
(Sentence). Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn
văn bản (Paragraph). Nhiều đoạn văn tạo nên một văn bản.
Vậy soạn thảo văn bản là việc gõ và trình bày một văn bản trên máy tính. Để làm được điều đó
cần có sự hỗ trợ của các chương trình soạn thảo văn bản. Theo Wiki chương trình soạn thảo văn
bản là một phần mềm được thiết kế để soạn thảo các văn bản điện tử với một số chức năng chính
như sau:
Hiển thị nội dung văn bản trên màn hình
Cho phép người dùng sửa đổi, bổ sung tại vị trí bất kì trong văn bản
Thể hiện nhiều kiểu chữ (font), cỡ chữ, màu sắc khác nhau
Có thể kèm theo hình ảnh trong văn bản
Lưu giữ văn bản dưới dạng file
Hỗ trợ in ấn văn bản
Có chức năng ghép ảnh
3.1 Giới thiệu một số phần mềm soạn thảo văn bản.
Với đà phát triển cực nhanh của tin học, hiện có rất nhiều phần mềm soạn thảo văn bản của nhiều
hãng sản xuất khác nhau như: MsWord, Open Office, Libre Office,.. Mỗi phần mềm có những
tính năng soạn thảo riêng từ đơn giản đến phức tạp. Phần 3.1 sẽ giới thiệu sơ lược về một số phần
mềm soạn thảo thông dụng hiện nay.
3.1.1 Notepad
Giới thiệu: Là chương trình soạn thảo văn bản đơn giản tích hợp trong hệ điều hành Windows.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 72
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.1Giao diện Notepad của Window7
-Ưu điểm: đơn giản, dễ dùng, thích hợp cho người mới làm quen với máy tính.
-Hạn chế: chỉ soạn thảo thuần text và ký tự số.
3.1.2 WordPad
Giới thiệu: WordPad là chương trình soạn thảo văn bản đơn giản tích hợp trong hệ điều hành
Windows.
Hình 3.2Giao diện Wordpad của Window7
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 73
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
-Ưu điểm: đơn giản, dễ dùng, thích hợp cho người mới làm quen với máy tính.
-Hạn chế: chỉ soạn thảo và trang trí cơ bản, không có các tính năng định dạng nâng cao.
3.1.3 MS Word
Giới thiệu: Là phần mềm soạn thảo văn bản chuyên nghiệp với đầy đủ các tính năng từ định
dạng đến trang trí văn bản, in ấn văn bản.
Hình 3.3Giao diện Microsoft Word 2007
-Ưu điểm: chạy ổn định và dễ dùng, được sử dụng rộng khắp.
-Hạn chế: tốn phí bản quyền cao.
3.1.4 Open Office (phần mềm mã nguồn mở)
OpenOffice.org (OOo) hay gọi tắt là OpenOffice là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn phí, mã
nguồn mở được xây dựng trên phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun Microsystems.
OpenOffice có thể chạy trên các hệ điều hành Windows (đòi hỏi phải có Java Runtime
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 74
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Environment), Solaris và Linux. Phiên bản mới nhất của OpenOffice cho phép đọc/ghi các định
dạng file của MS Office khá hoàn hảo.
Hình 3.4Giao diện phần mềm OpenOffice 3.0
Trang chủ:
-Ưu điểm: miễn phí, đã được Việt Hóa
-Hạn chế: chưa nhiều người biết đến. Nhiều người quen dùng MS.Word không muốn bỏ thời gian
nghiên cứu Open Office.
3.1.5 Libre Office (phần mềm mã nguồn mở)
Libre Office là bộ trình ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở.Hiện tại 2 phiên bản
Portable và phiên bản được đóng gói để có thể chạy trên các hệ điều hành Windows và Linux.
Hiện tại các hệ điều hành mới nhất của Hệ Linux như Centos 6, Ubuntu 11, đã tích hợp phần
mềm Libre office trong hệ điều hành của họ.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 75
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.5Giao diện phần mềm Libre office 3.3
-Ưu điểm: Được cài đặt sẵn trong các hệ điều hành Linux như Ubuntu,Centos, miễn phí theo
giấy phép LGPL.Chúng ta có thể tham khảo chi tiết của phần mềm và giấy phép LGPL tại trang
chủ của Libre Office tại trang chủ:
-Hạn chế: chưa nhiều người biết đến. Nhiều người quen dùng MS.Word không muốn bỏ thời gian
nghiên cứu Libre Office.
3.1.6 Google docs
Giới thiệu: Là chương trình soạn thảo văn bản trực tuyến.
Trang chủ:
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 76
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.6giao diện Google Docs
-Ưu điểm: miễn phí, sử dụng mọi lúc mọi nơi, thích hợp làm việc nhóm.
-Hạn chế: Các tính năng xử lý văn bản chưa phong phú.
3.1.7 Bảng so sánh các phần mềm
Chƣơng
trình
FlatForm Tập đoàn Phiên bản Phí bản
quyền
Download
NotePad Windows Microsoft Microsoft®Notepad
version
5.1(Windows XP),
Microsoft®Notepad
version
6.1(Windows 7)
Đi kèm
theo hệ
điều
hành
-
WordPad Windows Microsoft Microsoft®Notepad
version
5.1(Windows XP),
Microsoft®Notepad
version
6.1(Windows 7)
Đi kèm
theo hệ
điều
hành
-
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 77
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chƣơng
trình
FlatForm Tập đoàn Phiên bản Phí bản
quyền
Download
Ms.Word Windows Microsoft 97, 2000, Xp, 2003,
2007, 2010.
Có Microsoft.com
Open
Office
Windows/Linux Oracel Open Office 3 Miễn
phí
Openoffice.org
Libre
Office
Windows/Linux Tổ chức
phi lợi
nhuận
Libre Office 3 Miễn
phí
LibreOffice.org
Googledoc Web Google
-
Miễn
phí
Docs.Google.com
Bảng 3.1 Bảng so sánh các phần mềm
Sinh viên chuyên ngành Toán hãy tìm hiểu chương trình soạn thảo Latex (download, cài đặt và
soạn thảo bài tập nâng cao cuối chương).
3.2 Nguyên tắc soạn thảo một văn bản tiếng Việt – tiếng Anh
Soạn thảo một văn bản cần chú trọng nhất là nội dung và hình thức. Nội dung văn bản phải rõ
ràng, mạch lạc, có hệ thống để người xem hiểu được nội dung mà văn bản muốn chuyển tải. Về
mặt hình thức, văn bản cần tuân thủ theo ngữ pháp, chính tả, đối với văn bản dài cần phân ra
nhiều chương nhiều mục và đánh số các mục, các chương để người đọc tiện theo dõi. Ví dụ
(chương 1-mục 1, chương 1- mục 2,..).
Soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều lợi thế hơn soạn thảo trên giấy, như viết sai dễ dàng
điều chỉnh, sử dụng nhiều hiệu ứng màu sắc, hình ảnh,... làm cho văn bản thêm sinh động. Phần
3.2 trình bày một số nguyên tắc chung khi soạn thảo văn bản và những lưu ý khi soạn thảo văn
bản tiếng Việt và tiếng Anh.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 78
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.2.1 Nguyên tắc chung
Do soạn thảo văn bản trên máy tính nên người dùng trước hết phải phải tuân theo nguyên tắc tự
xuống dòng của máy tính. Nghĩa là, khi gõ đến cuối dòng các chương trình soạn thảo sẽ tự động
xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không được làm ngắt đôi một từ. Do
vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo.
Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng các phím tạo ra các
ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc Ctrl+Enter.
Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của soạn thảo
văn bản trên máy tính. Nguyên tắc này cũng làm nảy sinh những quy tắc cơ bản1 sau.
Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng, văn bản tự xuống dòng
khi gõ đến lề phải của trang. Phím Enter là kết thúc của một đoạn văn. Khi muốn xuống dòng
nhưng chưa kết thúc đoạn thì ta dùng Shift+Enter.
Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng đầu dòng cho
việc canh chỉnh lề.
Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm than (!), hỏi chấm
(?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội
dung.
Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải
viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu
là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.
Không được gõ nhiều phím Spacebar liên tục. Muốn tạo nhiều khoảng trắng phải sử dụng
phím Tab
Chú ý:Các qui tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính bình thường.
Chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ công văn, thư từ, hợp đồng
kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực chuyên môn hẹp ví dụ soạn thảo các công
thức toán học, lập trình máy tính thì không nhất thiết áp dụng các qui tắc trên.
1 nguồn: www.quangtrungtech.edu.vn/FileUpload/TKB/cacloaivanban.doc
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 79
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.2.2 Các bƣớc soạn thảo văn bản
Nhập văn bản thô
Cài đặt trang in
Định dạng văn bản
Trang trí văn bản
Lưu văn bản
3.2.3 Một số lƣu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Anh
Các từ tiếng Anh được tạo nên bởi các ký tự Latinh có thể gõ trực tiếp từ bàn phím. Do vậy, việc
soạn thảo văn bản tiếng Anh dù đơn giản cũng phải tuân theo một số quy tắc nhất định về ngữ
pháp và về chính tả.
Về ngữ pháp.
Quy tắc viết tên riêng, tên địa danh: viết hoa chữ cái đầu của từ, tên người ghi tên trước
họ sau.
Khi viết thư hoặc đơn xin việc hay văn bản thì viết thông tin người gởi (họ tên, địa chỉ)
bên góc phải; thông tin người nhận bên góc trái thấp hơn
Dấu chấm phẩy (;) dùng để ngăn cách 02 mệnh đề độc lập.
Quy tắc viết ngày/giờlà tháng/ngày/năm giờ:phút:giây
Quy tắc viết liệt kê: dùng etc không dùng ba chấm ()
I love cat, dog, bird, etc.
Quy tắc dùng liên từ “and”
Khi dùng “and” liên kết hai đại từ thì không có dấu phẩy (,) trước “and”, nhưng khi dùng
Trong chương trình soạn thảo thường hỗ trợ lưu bài tự động khoảng 10 phút/lần.
Bạn có thể thay đổi khoảng thời gian này để bảo vệ dữ liệu.
Bạn thường xuyên bấm nút Save.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 80
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
“and” để liên kết hai mệnh đề thì dùng dấu phẩy (,) trước chữ “and”.
“I and you”
”I talked so long, and he‟s just slept”.
Quy tắc viết tiền tệ, thì hàng ngàn được phân cách bằng dấu phẩy (,) khác với dấu chấm
(.) như của Việt Nam.
Quy tắc về viết thư thì ở đầu thư sau chữ "Dear..." là dấu phẩy (,)
Về chính tả.
Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nên các chương trình soạn thảo văn bản luôn hỗ trợ sửa lỗi
chính tả đối với một số từ thông dụng. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có thể thêm vào
danh sách sửa lỗi các từ mà bản thân hay gõ nhầm.
Hình 3.7MsWord2003- AutoCorrect
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 81
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.2.4 Một số lƣu ý khi soạn thảo văn bản tiếng Việt
Tiếng Việt là loại văn bản có dấu, các ký tự tiếng Việt không có sẵn trên bàn phím nên khi soạn
thảo tiếng Việt cần cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt (Unikey, Vietkey, ). Khi soạn
thảo văn bản tiếng Việt cần lưu ý.
Về chính tả
Dùng từ rõ nghĩa, không dùng từ lóng, từ viết tắt (trừ trường hợp có công bố trước bảng
các từ viết tắt sẽ dùng trong toàn văn bản).
Khi gõ dấu, phải đặt ngay trên nguyên âm chính, không đặt trên nguyên âm phụ.
VD: hòa: đúng # hoà: sai
Về hình thức văn bản
Một đoạn văn phải có tối thiểu 2 câu, không giới hạn mức tối đa nhưng cũng không nên
soạn thảo một đoạn văn quá dài gây mệt mỏi cho người xem. Riêng với các áng văn, khổ
thơ với đặc trưng riêng có thể không tuân theo quy tắc này.
Phải sử dụng các dấu câu đúng chỗ và vừa phải, tránh lạm dụng dấu câu không cần thiết.
Khi dàn trang văn bản cần chú ý vào sự cân đối giữa văn bản và trang giấy. Nếu văn bản
quá ngắn so với trang giấy thì nên giãn khoảng cách giữa các dòng. Nếu trang cuối của
văn bản chỉ còn 1-2 dòng thì nên gom chung vào trang trước đó.
Nên dùng một hệ font duy nhất trong cùng một văn bản (Vni/Unicode/TCVN3)
Lưu ý: Quy tắc trên chỉ áp dụng cho các văn bản thông dụng. Các văn bản hành chính sự
nghiệp như: nghị định, nghị quyết, công văn, thông tư, đơn từ, thì phải tuân theo các quy
tắc soạn thảo mà Nhà nước đã ban hành2.
Các bƣớc thực hiện soạn thảo tiếng Việt.
Khởi động chương trình soạn thảo.
Khởi động chương trình hỗ trợ gõ tiếng Việt.
Chọn bảng mã, font chữ và kiểu gõ thích hợp.
2 Xem Tip-cacloaivanban
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 82
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Bắt đầu soạn thảo.
Lưu văn bản.
3.3 Các kỹ thuật định dạng cơ bản
Các chương trình soạn thảo thường hỗ trợ các kỹ thuật định dạng văn bản như: định dạng trang
in, định dạng ký tự,định dạng đoạn, bảng biểu, chia cột, trang trí văn bản bằng các đối tượng đồ
họa,.. Tuy nhiên, hỗ trợ nhiều/ít hay không hỗ trợ tùy thuộc từng phần mềm cụ thể. Phần 3.3 trình
bày các kỹ thuật định dạng cơ bản như: định dạng ký tự, đoạn văn, trang in, chia cột, tạo bảng
biểu, chèn hình,...
Hình 3.8So sánh văn bản thô và văn bản đã định dạng
Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ
Chƣơng trình soạn
thảo
NotePad WordPad Ms.Word Open Office Libre Office Googledoc
Định dạng ký tự
(Format Font)
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 83
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chƣơng trình soạn
thảo
NotePad WordPad Ms.Word Open Office Libre Office Googledoc
Định dạng đoạn
(Format Paragraph)
- -
Định dạng trang in
(Page Setup)
-
Bảng biểu
(Table)
- -
Định dạng cột
(Column)
- -
Các đối tƣợng đồ họa
(Picture, WordArt,
Autoshape)
- -
Hỗ trợ
Picture
Hỗ trợ
Picture
Hỗ trợ
Picture
Đồ thị
(Chart)
- -
Từ
version
2007 có
hỗ trợ
- - -
Bảng 3.2Bảng mô tả chi tiết phần mềm và các kỹ thuật định dạng hỗ trợ
Chú thích
có hỗ trợ
- không hỗ trợ
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 84
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.1 Định dạng trang in
3.3.1.1 Giới thiệu
Định dạng trang in (Page Setup) là việc thiết lập các giá trị nhằm bố cục văn bản của bạn sẽ thể
hiện ra trang giấy in như thế nào. Công việc này là bắt buộc trước khi bạn tiến hành in văn bản.
Hình 3.9 Ms Word 2003- PageSetup
Các giá trị chính cần thiết lập cho trang in gồm:
-Khổ giấy: loại giấy bạn sẽ dùng để in như: A0, A1, A2, A3, A4, ...
-Hướng giấy: in theo hướng giấy đứng hay hướng ngang (vì mỗi máy in chỉ có duy nhất một cách
đặt giấy vào khay ).
-Lề giấy (gồm có 4 lề: trên, dưới, trái, phải): quy định khoảng cách sẽ để trống từ các mép giấy
đến vùng văn bản.
-Gáy: nếu bạn in văn bản để đóng thành tập thì cần khai báo gáy với mục đích để thêm khoảng
trống phụ vào lề giấy tránh văn bản bị che khuất khi đóng thành tập.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 85
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Vị trí gáy: trên hoặc trái.
Độ rộng gáy: bao nhiêu inch/cm/...?
-In trên một mặt hay cả hai mặt.
-Header và Footer như thế nào ?
Different odd and even: trang chẳn và lẻ khác nhau
Different first page: trang đầu không có
Hình 3.10 MsWord 2007-PageSetup
3.3.1.2 Lệnh sử dụng.
Trong word 2003: [File]/Page Setup
Trong word 2007: [Page Layout]/Page Setup
Trong Open Office 3.3: [Format]/Page/Page
Trong Googledoc: [File]/Page Setup
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 86
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.1.3 Minh họa với Word 2007
Hình 3.11Ms Word 2007 – Page Setup
3.3.1.4 Header và Footer
Một quyển sách hay tập lài liệu nhiều trang thì thường có một nhóm ký tự cố định lặp lại đầu và
cuối mỗi trang. Để tạo được nhóm ký tự cố định lặp lại nhiều trang, bạn khai báo trong Header &
Footer.
Các bƣớc thực hiện tạo header với Ms.Word 2007
Bƣớc 1: Đặt con trỏ trong một trang bất kỳ.
Bƣớc 2: [Insert]/Header
Bƣớc 3: Header cung cấp sẵn 3 tab trong vùng header, đặt con trỏ tại từng vị trí và nhập văn bản.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 87
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.12 MsWord 2007-Header & Footer
Các bƣớc thực hiện tạo Footer với Ms.Word 2007:
Bƣớc 1: Đặt con trỏ trong một trang bất kỳ.
Bƣớc 2: [Insert]/Footer
Bƣớc 3: Footer cung cấp sẵn 3 tab trong vùng header, đặt con trỏ tại từng vị trí và nhập văn bản.
Hình 3.13MsWord2007 – Footer
3.3.1.5 Đánh số trang
Đánh số trang là kỹ thuật đánh số tự động cho tập văn bản nhiều trang. Kỹ thuật này bao gồm:
chọn kiểu số như: 1, 2, 3 hay I, II, III ....
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 88
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Lệnh sử dụng [Insert]/Page Number, hộp thoại hiện ra cho phép khai báo vị trí đặt số trang và
định dạng số trang
Hình 3.14 MsWord 2007 – Page number
Vị trí:
-Top of Page: đầu trang
-Bottom of Page: cuối trang
-Page Margins: lề trái/phải
-Current Position: vị trí con trỏ
Định dạng:
-Number format: chọn kiểu số
-Start at: bắt đầu đánh từ số nào? Mặc định là từ 1.
Kỹ thuật Header&Footer và PageNumber cho phép bạn khai báo khác nhau cho trang chẵn và
trang lẻ.
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 89
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.2 Định dạng ký tự
3.3.2.1 Giới thiệu
Định dạng ký tự là kỹ thuật định dạng trên từng ký tự nhằm mục đích làm cho văn bản đẹp hơn
và dễ đọc hơn. Các kỹ thuật này bao gồm: chọn kiểu chữ, kích thước chữ, màu chữ, khoảng cách
ký tự và các kiểu viết hoa,
3.3.2.2 Lệnh sử dụng.
Trong MsWord2003: [Format]Font
Trong MsWord2007: [Home]/Font
Trên GoogleDoc [Format] hoặc [Định dạng]
Trong OpenOffice [Format] Character
Hình 3.15 Giao diện hộp thoại Font
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 90
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Ví dụ
Ai ôi giöõ chí cho beàn
Duø ai xoay höôùng ñoåi neàn maëc ai
H2SO4, cm
3,
oät
Boâng
Hoàng Cho Anh, moät boâng
hoàngcho
em vaø moät boâng hoàng cho nhöõng
ai, c h o n h ö õ n g a i ñ a n g c o ø n
M e ï , ñang coøn Meï ñeå ñôøi vui söôùng hôn.
3.3.2.3 Minh họa với Word 2003
Các bƣớc định dạng ký tự trong Ms Word 2003.
Hình 3.16 MsWord2003-Format Font
Bƣớc 1: Quét khối một ký tự (hoặc nhóm ký tự) cần định dạng.
Bƣớc 2: Vào [Format]/Font, hộp thoại Font hiện ra
Bƣớc 3: Chọn lớp lệnh cần sử dụng. Font/Character Spacing/Text Effects
Bƣớc 4: Chọn lệnh cụ thể trong lớp lệnh đó.
Bƣớc 5: Nhấn OK.
M
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 91
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Chi tiết thẻ Font
Hình 3.17Ms Word 2003-Font
Vùng 1:
Font: chọn font chữ
Font Style: regular: chữ thường-Italic: chữ nghiêng-Bold: chữ đậm-Bold Italic: chữ đậm nghiêng.
Size: kích thước chữ: trong các văn bản thông thường dùng 12pt hoặc 13pt.
Vùng 2:
Font color: chọn màu chữ
Underline style: chọn kiểu gạch chân
Underline color: chọn màu nét gạch chân
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 92
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Vùng 3:
Strikethrough: gạch ngang thân chữ nét đơn
(THĐC)
Double strikethrough: gạch ngang thân chữ
nét đôi (THĐC)
Super Script: tạo chỉ số trên (cm2)
Sub Script: tạo chỉ số dưới (H2SO4)
Shadow: tạo bóng mờ (THĐC)
Outline: chữ có viền nét đôi ( )
Emboss: tạo bóng mờ dưới (THĐC)
Engrave: tạo bóng mờ trên ( THĐC)
Small caps: chữ hoa nhỏ (THĐC)
All caps: chữ hoa (THĐC)
Hiden: ẩn chữ
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 93
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Vùng 4:
Xem sự thay đổi mỗi khi lựa chọn trong các vùng 1,2,3
Vùng 5:
Nút Default: Cập nhật tất cả các tùy chọn trong hộp thoại Font thành mặc định.
Nút OK: áp dụng các tùy chọn trong hộp thoại Font cho nhóm ký tự ở bước 1.
Nút Cancel: không áp dụng các tùy chọn trong hộp thoại Font cho nhóm ký tự ở bước 1.
3.3.2.4 Tạo chữ rớt dòng (drop cap)
Là kỹ thuật tạo ấn tượng cho một/nhóm ký tự đầu đoạn phóng to và cho ký tự rớt xuống nhiều
dòng, gây ấn tượng cho đoạn văn đó (thường gặp trong các tờ báo).
Hình 3.18dropcap
Các bƣớc thực hiện tạo dropcap với MsWord2007
Sinh viên tự tìm hiểu thêm lớp lệnh CharacterSpacing và Text Effects trong hộp thoại Font..
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 94
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.19 MsWord 2007
Bƣớc 1: Quét khối một/nhóm ký tự
Bƣớc 2: [Insert]/Drop cap/Drop cap option, hộp thoại hiện ra
Bƣớc 3: khai báo các giá trị
Bƣớc 4: Nhấn OK
3.3.3 Định dạng đoạn văn
3.3.3.1 Giới thiệu
Định dạng đoạn văn bản là kỹ thuật tạo ấn tượng cho đoạn văn, làm đoạn văn nổi bật lên so với
toàn văn bản, thường được sử dụng nhằm mục đích nhấn mạnh đoạn văn đó, gây sự chú ý cho
người xem. Các kỹ thuật định dạng đoạn gồm: gióng hàng (alignment), chỉnh lề (indentation),
khoảng cách giữa các dòng trong đoạn, khoảng cách giữa đoạn văn với đoạn liền trước và liền
sau nó, đóng khung và tô nền cho đoạn văn, đánh dấu và đánh số đoạn văn,...
3.3.3.2 Lệnh sử dụng.
Trong word 2003: [Format]/Paragraph
Trong word 2007: [Home]/Paragraph
Trong Open Office 3.3: [Format]/Paragraph
Trong Googledoc: các lệnh định dạng đoạn hiển thị trên thanh công cụ, trong nằm trong menu
như các chương trình khác.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 95
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.20 Giao diện hộp thoại Paragraph
3.3.3.3 Minh họa với Word 2003
Các bƣớc định dạng đoạn trong Ms Word 2003.
Hình 3.21 MSWord 2003- Paragraph
Bƣớc 1: Quét khối một/nhiều đoạn cần định dạng. Trường hợp chỉ định một đoạn bạn có thể đặt
con trỏ vào vị trí bất kỳ trong đoạn không cần quét khối.
Bƣớc 2: Vào [Format]/Paragraph, hộp thoại Paragraph hiện ra
Bƣớc 3: Chọn lớp lệnh cần sử dụng Indents and Spacing | Line and Page Breaks
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 96
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Bƣớc 4: Khai báo giá trị cụ thể cho lớp lệnh.
Bƣớc 5: Nhấn OK.
Các yếu tố trong định dạng đoạn.
Indentation: lề đoạn văn gồm có lề trái và lề phải (Left, Right). Lề quy định khoảng cách mà
đoạn văn sẽ thụt vào so với lề chuẩn.
Hình 3.22 MsWord2003-Indentation
Alignment: gióng hàng trong đoạn văn, gồm Left, Center, Right, Justify.
Left: gióng thẳng hàng bên trái
Center: gióng thẳng ngay trung điểm
Right: gióng thẳng hàng bên phải
Justify: gióng thẳng bên trái và phải
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 97
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.23 Alignment Paragraph
Line Spacing: khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn
Hình 3.24 Line Spacing
Paragraph Spacing: khoảng cách giữa các đoạn văn với nhau.
Hình 3.25 Paragraph Spacing
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 98
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.4 Định dạng cột
3.3.4.1 Giới thiệu
Định dạng cột là kỹ thuật chia văn bản thành một hoặc nhiều cột chữ, thường gặp trong các tờ
báo, tạp chí hoặc các sách song ngữ, từ điển.
Ví dụ:
Nàng có ba người anh đi bộ đội. Những em
nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang
xanh. Tôi người vệ quốc quân xa gia đình
yêu nàng như tình yêu em gái. Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo cưới tôi mặc đồ
quân nhân. Đôi giày đinh bết bùn đất hành
quân. Nàng cười xinh xinh bên anh chồng
độc đáo.
3.3.4.2 Lệnh sử dụng.
Trong MsWord2003: [Format]/Column
Trong MsWord2007: [Page Layout] / Columns / More Columns
Trong Open Office 3.3: [Format]/columns
Hình 3.26 Giao diện hộp thoại Column
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 99
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.4.3 Minh họa với Word 2007
Các bƣớc định dạng cột.
Bƣớc 1: Quét khối một/nhiều đoạn cần chia cột.
Bƣớc 2: Vào [Page Layout]/Columns/More Columns, hộp thoại Columns hiện ra
Bƣớc 3: Khai báo các giá trị cụ thể.
Number of columns: số cột văn bản.
Line between: giữa các cột có đường kẻ hay không.
Bƣớc 5: Nhấn OK.
Hiệu chỉnh cột đã chia.
Thực hiện tương tự như chia cột, riêng bước 3 không phải khai báo giá trị mới mà hiệu chỉnh giá
trị đã có.
Chỉnh vị trí ngắt cột.
Khi chia cột, Word 2007 mặc định chia đều nghĩa là các cột sẽ có số dòng văn bản bằng nhau.
Trong trường hợp muốn hiệu chỉnh vị trí ngắt cột, thực hiện các bước sau
Bước 1: Đặt con trỏ tại vị trí cần ngắt cột.
Bước 2: [Page Layout]/Breaks/Column
3.3.5 Định dạng Tab
3.3.5.1 Giới thiệu
Tab là kỹ thuật dùng để gióng hàng nhiều cụm văn bản tại các vị trí đặt tab. Có 5 loại Tab.
Trước khi bắt đầu chia cột, hãy bấm một phím Enter để tạo một dòng trống cuối đoạn văn bản
cần chia cột.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 100
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Loại Tab Left Center Right Decimal Bar
Biểu tượng
Chức năng Gióng hàng văn
bản bên trái
Gióng hàng văn
bản ở giữa
Gióng hàng văn
bản bên phải
Gióng hàng văn bản
tại các dấu chấm (.)
thập phân.
Vẽ đường
kẻ dọc
Bảng 3.3 Các loại tab
Ví dụ:
Hình 3.27 Ví dụ các loại Tab
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 101
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.5.2 Lệnh sử dụng
Hình 3.28 Hộp thoại Tab
Trong MsWord2003: [Format]/Tab
Trong MsWord2007: chỉ cần nhấp đôi dấu biểu tượng Tab trên thanh Ruler thì hộp thoại Tab sẽ
hiện ra.
Trong Open Office 3.3: [Format]/Paragraph/Tab
3.3.5.3 Minh họa với Word 2007
Hình 3.29 Vị trí Icon Tab
Tạo Tab
Bƣớc 1: Quét khối văn bản cần tạo tab.
Bƣớc 2: Chọn loại Tab tại nơi giao nhau giữa thước ngang và thước dọc.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 102
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Bƣớc 3: Trên thước ngang, nhấp chuột tại vị trí đặt Tab
Lặp lại bước 2 và 3 khi cần sử dụng nhiều Tab.
Bƣớc 4: Sử dụng phím Tab trên bàn phím đẩy từng vùng văn bản đến các vị trí đã cài Tab.
Bên trong table, để đẩy văn bản đến vị trí đã cài Tab, sử dụng tổ hợp Ctrl+Tab.
Kỹ thuật hiệu chỉnh Tab
Hình 3.30 MsWord2007-Hộp thoại Tab
Hiệu chỉnh Tab bao gồm khai báo lại loại Tab, vị trí Tab và khai báo thêm phần Leader (đường
dẫn đến Tab)
Bƣớc 1: Quét khối văn bản đã cài tab, hộp thoại Tabs hiện ra.
Bƣớc 2: Nhấp chọn vị trí Tab cần hiệu chỉnh trong danh sách bên trái.
Bƣớc 3: Khai báo lại loại Tab trong phần Alignment, đồng thời khai báo kiểu Leader (nếu có)
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 103
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Bƣớc 4: Nhấp nút Set để hiệu chỉnh.
Lặp lại bước 2, 3 và 4để hiệu chỉnh nhiều Tab.
Bƣớc 5: Nhấp OK để hoàn tất.
Hình 3.31 Tab đã hiệu chỉnh từ hình 3.27
3.3.6 Bảng biểu
3.3.6.1 Giới thiệu
Bảng biểu (Table) là một kiểu trình bày văn bản có cấu trúc gồm các cột (Column) và các dòng
(Row) giao nhau tạo thành các ô (Cell).
Ví dụ
Hình 3.32 Ví dụ bảng biểu
3.3.6.2 Lệnh sử dụng
Trong MsWord2003 [Table]/Insert/Table
Trong MSWord2007 [Insert]/Table
Trong OpenOffice: [Insert]/Table
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 104
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.33 Giao diện hộp thoại Tabel
3.3.6.3 Minh họa với Word 2007
Tạo bảng
Bƣớc 1: Đặt con trỏ tại vị trí cần tạo bảng.
Bƣớc 2: [Insert]/Table/Insert Table, hộp thoại Table hiện ra.
Bƣớc 3: Khai báo các giá trị trong Table size và AutoFit Behavior
-Number of columns: số cột
-Number or rows: số dòng
-Fixed column width: độ rộng cột. Mặc định là Auto: độ rộng bảng bằng độ rộng trang
màn hình hoặc bạn gõ độ rộng cột vào.
-AutoFit to contents: bảng được tạo ra ở dạng nhỏ nhất, sau khi gõ nội dung thì dòng và
cột sẽ tự động co/giãn theo nội dung.
-AutoFit to window: bảng có độ rộng bằng độ rộng trang màn hình.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 105
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Bƣớc 4: nhấp OK
Hiệu chỉnh bảng biểu: hiệu chỉnh bảng bao gồm các thao tác sau
-Thêm dòng/cột/ô.
-Xóa bảng/dòng/cột/ô.
-Thay đổi độ cao của hàng/ độ rộng của cột / độ rộng của ô.
-Canh lề cho bảng biểu
-Trộn ô/Tách ô.
-Hiệu chỉnh văn bản trong ô: canh lề/sắp xếp thứ tự.
-Đóng khung bảng/dòng/cột/ô.
-Tô nền bảng/dòng/cột/ô3.
3.3.7 Các đối tƣợng đồ họa
3.3.7.1 Giới thiệu
Các đối tượng đồ họa được chèn vào văn bản nhằm trang trí cho văn bản thêm sinh động, đẹp
mắt và minh họa thêm những điều mà các ký tự không thể diễn tả hết được. Các đối tượng đồ họa
bao gồm: hình ảnh (picture), chữ nghệ thuật (wordart) và các hình thể (autoshape)
3.3.7.2 Hình ảnh (Picture)
Hình ảnh gồm hai dạng: Clip Art là các đối tượng được vẽ trên máy tính và Picture là các hình
thật được chụp từ máy chụp hình, điện thoại di động, rồi đưa vào máy tính. Picture được sử
dụng nhiều hơn vì nhìn sống động hơn Clip Art.
3 Kỹ thuật đóng khung, tô nền xem phần 3.3.8
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 106
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.34 Ví dụ clip art và picture
Lệnh sử dụng.
Trong MS Word 2003:
[Insert]/Picture/Clip Art
[Insert]/Picture/From File
Trong MsWord 2007:
[Insert]/Picture
[Insert]/Clip Art
Trong Openoffice: [Insert]/Picture/From file
Hình 3.35 MsWord 2003 - ClipArt
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 107
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Các kỹ thuật hiệu chỉnh hình ảnh
-Thay đổi màu
-Tăng/giảm độ tương phản
-Tăng/giảm độ sáng
-Cắt/xén hình
-Quay hình
-Mối tương quan giữa hình và văn bản
3.3.7.3 Chữ nghệ thuật (Word Art)
Giới thiệu: là các kiểu chữ có hình dạng đẹp, sinh động và phức tạp mà bạn không thể tìm thấy
trong định dạng font chữ.
Các kỹ thuật chèn WordArt
Trong Ms Word 2003: [Insert]/Picture/WordArt
Trong Ms Word 2007: [Insert]/WordArt
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 108
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.36 MsWord 2003-WordArt
Các kỹ thuật hiệu chỉnh WordArt bao gồm:
- Thay đổi mẫu wordart (Gallery).
- Thay đổi nội dung wordart (Edit Text).
- Thay đổi kiểu dáng wordart (Shape).
- Thay đổi vị trí tương đối giữa wordart và văn bản (Text Wrapping).
- Thay đổi màu sắc wordart (Format).
3.3.7.4 Đối tƣợng hình học (Autoshape)
Giới thiệu: là những đối tượng hình học dùng để trang trí cho văn bản. Khác với Picture và
WordArt, Autpshape cho phép gõ văn bản bên trong nó.
Hình 3.37 Ví dụ Autoshape
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 109
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Các kỹ thuật chèn Autoshape
Trong MsWord 2003: [Insert]/Picture/Autoshapes
Trong MsWord 2007: [Insert]/Autoshapes
Các kỹ thuật hiệu chỉnh Autoshape
-Thay đổi mẫu Autoshape nhưng vẫn giữ nguyên định dạng (Change Autoshape)
-Thay đổi định dạng Autoshape, màu nền, màu viền, nét viền,.. (Format)
-Thay đổi văn bản bên trong Autoshape (Edit Text)
-Định dạng và canh chỉnh văn bản bên trong Autoshape (FormatAutoshape/Textbox)
-Co/giãn, xoay, di chuyển Autoshape.
3.3.8 Kỹ thuật đóng khung và tô nền
3.3.8.1 Giới thiệu
Đóng khung và tô nền là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong các chương trình soạn thảo văn
bản. Kỹ thuật này bao gồm: chọn kiểu, màu, độ dày/mảnh cho nét viền và các kiểu tô nền (một
màu, phối hợp nhiều màu, dùng hoa văn, dùng hình đề làm nền)
Các đối tượng có thể áp dụng định dạng này gồm: đoạn văn, bảng biểu/dòng/cột/ô, trang in.
Hình 3.38 Ví dụ đóng khung và tô nền cho đoạn văn
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 110
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.3.8.2 Các bƣớc thực hiện đóng khung cho đối tƣợng.
Bƣớc 1: Chọn đối tượng cần đóng khung.
Bƣớc 2: Chọn lệnh Border, hộp thoại hiện ra.
Bƣớc 3: Khai báo các giá trị cụ thể.
Bƣớc 4: Tùy theo đối tượng chọn ở bước 1 mà trong Apply to hiển thị tương ứng: đoạn văn:
paragraph, bảng biểu: Table, dòng/cột/ô: Cell. Riêng đối với đoạn văn có thêm lựa chọn Text.
Text: Khung/nền ôm sát chữ
Paragraph: khung/nền cả đoạn văn tạo thành một khối chữ nhật.
Bƣớc 5: Nhấn OK.
3.3.8.3 Các bƣớc thực hiện tô nền cho đối tƣợng.
Thực hiện tương tự phần 3.3.8.2, riêng bước 2 chọn lớp lệnh Shading.
3.3.8.4 Các bƣớc thực hiện đóng khung cho trang in.
Thực hiện tương tự phần 3.3.8.2, riêng bước 2 chọn lớp lệnh Page Border. Trong mục Apply to
có các lựa chọn như sau
Whole document: đóng khung tất cả trang trong văn bản
This section: chỉ đóng khung trang thuộc section chứa con trỏ
This section – First Page only: đóng khung trang đầu tiên
This section – All except first page: đóng khung tất cả trừ trang đầu tiên.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 111
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.39 MsWord 2007 – Page Border
3.3.8.5 Minh họa bằng chƣơng trình MsWord 2007
Hình 3.40 MsWord2007-Border and Shading
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 112
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.4 Một số kỹ thuật soạn thảo nâng cao
Ngoài những kỹ thuật định dạng cơ bản, một số chương trình soạn thảo văn bản chuyên nghiệp
(như MsWord) còn hỗ trợ các kỹ thuật định dạng nâng cao như Style&Heading,
Bullet&Numbering, Index &Table,... phục vụ cho soạn thảo các văn bản nhiều trang để tạo các
đề mục thống nhất xuyên suốt, tạo mục lục tự động cho một quyển sách, ... Phần 3.4 sẽ trình bày
một cách khái quát những kỹ thuật này.
3.4.1 Style & Heading
Giới thiệu: Style là kỹ thuật tạo các kiểu định dạng chung để có thể áp dụng cho nhiều vùng văn
bản khác nhau. Các kiểu Style thường được gán vào Heading, là các định dạng chuẩn cho các cấp
văn bản.
Ƣu điểm:
-Tạo sự thống nhất và xuyên xuốt trong toàn văn bản.
-Dễ hiệu chỉnh: khi chỉnh sửa trên Style bất kỳ thì toàn bộ văn bản có dùng Style đó sẽ tự động
thay đổi theo.
-Thích hợp cho việc tạo các cấp văn bản (Heading) và tạo mục lục.
Các kỹ thuật tạo Style
Trong MsWord2003 [Format]/Styles and Formatting
Trong MsWord2007 [Home]/Styles
Trong googledoc hiện chưa hỗ trợ
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 113
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hiệu chỉnh Style
Hình 3.41 MsWord2003-ModifyStyle
3.4.2 Bullets & Numbering
Giới thiệu: là kỹ thuật dùng các ký tự hoặc số để điền tự động vào đầu mỗi đoạn văn, phục vụ
mục đích liệt kê.
Các kỹ thuật tạo Bullets & Numbering
Trong MsWord 2003 [Format]/Bullets & Numbering
Trong MsWord 2007 [Home]/chọn biểu tượng Bullet hoặc Numbering
Trong OpenOffice [Format]/Bullets & Numbering
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 114
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Hình 3.42 hộp thoại Bullets and Numbering
Đánh số cho các Level (Heading)
Kỹ thuật này cho phép đánh số và định dạng vùng đánh số cho từng cấp Heading.
Hình 3.43 MsWord2003-Customize Outline Numbered List
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 115
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.4.3 Tạo mục lục tự động
Các bƣớc tạo mục lục tự động
-Khai báo các kiểu Style cho các Heading.
-Gắn chỉ mục vào các Heading
-Ra lệnh tạo mục lục
3.5 Kỹ năng đọc và viết một báo cáo khoa học
Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học thì việc tiếp cận các thành tựu khoa học
là việc cần thiết. Một trong những cách tiếp cận phổ biến là đọc các bài báo khoa học. Ở mức cao
hơn là viết (trình bày) bài báo khoa học để công bố những công trình nghiên cứu của bản thân tác
giả. Khác với việc đọc một quyển truyện hay viết một bức thư, việc đọc và trình bày bài báo khoa
học phức tạp hơn. Phân 3.5 sẽ trình bày các nội dung sau:
Thế nào là một bài báo khoa học (paper)
Kỹ năng đọc paper.
Kỹ năng trình bày paper.
Hình 3.44 writing for science
Nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/08/16/1530
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 116
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3.5.1 Thế nào là một bài báo khoa học?
Bài báo khoa học (“scientific paper” hay “paper”) là một bài báo có nội dung khoa học được
công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review)
của tập san.
Nội dung bài báo khoa học
Giá trị khoa học của một bài báo tùy thuộc một phần lớn vào nội dung của bài báo. Tùy vào nội
dung và sự đóng góp cho khoa học: ý tưởng mới hay cũ, công trình lớn hay phát hiện nhỏ, phạm
vi nghiên cứu rộng hay hẹp, mà bài báo được phân theo những loại bên dưới và thang đánh giá
từ cao đến thấp.
Loại paper Nội dung Bình duyệt
Original contributions
(đóng góp nguyên
thủy)
-kết quả một công trình nghiên cứu, hay đề
ra một phương pháp mới, một ý tưởng mới,
hay một cách diễn dịch mới.
-những phương pháp/ cách diễn dịch mới để
tiếp cận một vấn đề cũ/phát hiện cũ.
Có, mức cao nhất.
Short communications
(nghiên cứu ngắn)
-giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo
một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng
Có, mức độ không cao
bằng original
contributions.
Reviews
(bài điểm báo)
-Để viết được điểm báo, tác giả phải đọc tất
cả những bài báo liên quan, tóm lược lại
cũng như đề ra định hướng nghiên cứu cho
chuyên ngành.
-Thường không bình
duyệt hoặc có nhưng
không chặt chẽ như
original contribution.
Bài xã luận
(editorials)
Bài do các chuyên gia viết để bình luận cho
các original contribution
-
Thư cho tòa soạn
(letters to the editor)
Bài do bạn đọc phản hồi về các bài báo khoa
học
-
Bài báo trong các kỉ
yếu, hội nghị
-Nhóm 1: bản tin khoa học (proceedings
papers): nội dung là tóm tắt một công trình
nghiên cứu
-Nhóm 2: bản tóm lược (abstracts): báo cáo
sơ bộ những phát hiện hay phương pháp
nghiên cứu mới
-
Bảng 3.4 Các loại bài báo khoa học
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 117
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Tập san khoa học và hệ số ảnh hƣởng
Giá trị khoa học của một bài báo không những phụ thuộc vào nội dung, mà tập san công bố cũng
đóng một vai trò quan trọng. Uy tín và giá trị của một tập san thường được đánh giá qua hệ số
ảnh hưởng (Impact Factor hay IF). IF được tính toán dựa vào số lượng bài báo công bố và tổng số
lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn (citations). IF cao cho biết tạp san có uy tín
và ảnh hưởng cao. Công bố một bài báo trên tập san có hệ số IF cao có thể đồng nghĩa với mức
độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của bài báo cũng cao. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ như:
một bài báo viết về một phương pháp phân tích thống kế trong di truyền học công bố trên tập san
Behavior Genetics (với IF thấp hơn 2), nhưng được trích dẫn và tham khảo hơn 10.000 lần trong
20 năm sau đó!
Dù bíết rằng hệ số IF có khiếm khuyết như thế, nhưng hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống
nào công bằng và tốt hơn để thẩm định chất lượng một tập san. Cho nên, hệ số IF vẫn được sử
dụng như là một thước đo chất lượng cho tạp san khoa học.
Cơ chế bình duyệt
Cơ chế bình duyệt có mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báo khoa học trước khi chấp
nhận cho công bố trên một tạp chí khoa học và còn được ứng dụng trong việc duyệt những đơn
xin tài trợ cho nghiên cứu.
Sau khi tác giả gửi bản thảo của bài báo đến một tập san chuyên môn, bài báo sẽ được bình duyệt
bởi những chuyên gia, giáo sư có cùng chuyên môn với tác giả và am hiểu về vấn đề mà bài báo
quan tâm. Kết quả bình duyệt được gửi về cho tổng biên tập tạp san.
3.5.2 Kỹ năng đọc một bài báo khoa học
Khi làm nghiên cứu khoa học, việc đọc các paper rất quan trọng. Nó cung cấp cho bạn những
thông tin về công trình bạn đang làm. Biết được vấn đề đó đã được giải quyết đến đâu để tránh
nghiên cứu lại những vấn đề đã được nghiên cứu thành công.
Một số gợi ý khi đọc paper
Đọc phần tóm tắt (abtract) để chọn paper có nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu cá nhân.
Sau đó, mới đọc chi tiết các phần chi tiết hơn.
Nên chọn các paper được xuất bản bởi các tạp san uy tín.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 118
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Khi có nhiều bài báo cùng hướng nghiên cứu, ưu tiên chọn đọc các paper theo thứ tự tác giả
có uy tín lớn đến nhỏ. Với cùng một tác giả, nên ưu tiên đọc các paper theo thứ tự thời gian
xuất bản từ mới đến cũ. Bởi vì có thể vấn đề đó trong paper cũ chưa giải quyết xong nhưng
đến paper sau tác giả đã giải quyết xong rồi.
Hình 3.45 ví dụ bài báo khoa học
Nguồn: www.ece.tamu.edu/~spalermo/images/papers4.jpg
3.5.3 Kỹ năng trình bày một bài báo khoa học.
Hình 3.46 viết bài báo khoa học
Nguồn: www.familiabooks.com/Assets/writing.gif
Phần lớn các tạp chí khoa học ở Mỹ đều áp dụng một dạng thức chuẩn cho các bài báo khoa học
bao gồm những mục sau:
Tựa bài (Title): Tựa bài thường từ 10 –15 từ (có tạp chí còn rút ngắn xuống dưới 10 từ),
phản ánh nội dung chính của bài viết. Một tựa bài tốt là đề cập thẳng vấn đề muốn giải quyết
và dùng những từ chủ yếu (keywords) để những ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực có thể
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 119
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
nhận biết được. Sau tựa bài là tên tác giả, có tạp chí ghi chú chức danh, học hàm học vị, có
tạp chí không nhưng cho biết nơi làm việc, địa chỉ email và còn ghi tên người biên tập, ngày
nhận bài và ngày chấp thuận đăng (tạp chí PNAS – Proceedings of the National Academy of
Sciences).
Tóm tắt (Summary or Abstract): Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài
viết có phù hợp với đề tài họ đang quan tâm không. Phần này tóm tắt ngắn gọn (từ 100 đến
200 từ) mục đích của bài viết, dữ liệu trình bày và kết luận chính của tác giả. Có tạp chí
(Nature và Science) xem phần này như lời giới thiệu ngắn về bài viết.
Giới thiệu (Introduction): Trong phần này, tác giả xác định đề tài nghiên cứu, phác thảo
mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả đầy đủ cơ sở khoa học để hiểu biết phần còn lại
của bài viết.
Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (Materials and Methods): Mục này còn được gọi là
Experimental details (Dữ liệu thử nghiệm) hay Theoretical basis (Cơ sở lý thuyết). Dữ liệu
thu thập được và phương pháp nghiên cứu của tác giả được trình bày ở đây.
Kết quả (Results): Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm và không đề cập đến ý nghĩa
của chúng. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình ảnh v.v
Diễn giải và Phân tích kết quả (Discussion): trình bày một trong hai mục đích
Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy
luận.
Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các
nghiên cứu trước đó. Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và
kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó.
Phần cảm ơn (Acknowledgements) hay Tài liệu tham khảo (Reference): Người viết cảm
ơn những người đã cộng tác nghiên cứu với mình và liệt kê tất cả tài liệu đã trích dẫn trong
bài viết. Cách trình bày theo thứ tự, tên tác giả, tác phẩm, năm tháng, nơi xuất bản v.v.. có thể
khác nhau giữa các tạp chí (trước sau, in nghiêng, in đậm v.v..).
Trên đây là cách trình bày chung cuả một bài báo khoa học, những tạp san khác nhau có thể
thêm/bớt một số mục hoặc ghép các mục với nhau .
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 120
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
TỔNG KẾT CHƢƠNG 3
Qua chương 3, các bạn đã được giới thiệu các phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng, nguyên
tắc soạn thảo văn bản, những kỹ thuật soạn thảo cơ bản và nâng cao. Những kiến thức này sẽ hỗ
trợ cho việc soạn thảo văn bản phục vụ cho công việc học tập và làm việc sau khi ra trường. Các
kiến thức này sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiếp thu, học hỏi những kỹ thuật mới của
các phần mềm soạn thảo phát triển hơn trong tương lai.
Kỹ năng đọc – viết báo cáo khoa học là công cụ đắc lực hỗ trợ các bạn tiếp thu tri thức mới của
nhân loại, góp phần vào công việc nghiên cứu khoa học của các bạn trong tương lai.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 121
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Có mấy cách để khởi động chƣơng trình soạn thảo văn bản?
a. Chạy chương trình từ short cut nằm trên desktop
b. Mở chương trình từ đường dẫn cục bộ
c. Từ Menu Start / All Program
d. Tất cả các cách trên.
2. Văn bản thƣờng đƣợc lƣu với dạng nào ?
a. txt, doc, docx, dot
b. htm, html
c. odt, ott
d. a,b,c đều đúng
3. Thƣớc đo trên các chƣơng trình soạn thảo có đơn vị mặc định là
a.cm
b.mm
c.inch
d.a,b,c đều đúng
4. Trong soạn thảo văn bản tổ hợp phím Ctrl+I dùng để
a. In nghiêng văn bản
b. In đậm văn bản
c. Gạch dưới văn bản
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 122
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
5. Thao tác nào sau đây không thể thực hiện đƣợc trong soạn thảo văn bản
a. Định dạng các dòng văn bản
b. Chèn phim vào văn bản
c. Đánh số trang tự động cho văn bản
d. Chèn hình vào văn bản
6. Chức năng Header and Footer trong soạn thảo văn bản cho phép
a. đánh số trang trong toàn văn bản.
b. tạo các vùng văn bản ở đầu và cuối trang.
c. a và b đều đúng.
7. Định dạng Drop cap có phải là định dạng ký tự?
a. Đúng
b. Sai
8. Trong Ms Word 2003 lệnh nào sau đây dùng để định dạng ký tự?
a. [Format]/Font
b. [Format]/Paragraph
c. [Format]/Tab
9. Có các loại Tab nào?
a. Left, Center, Right.
b. Left, Center, Right, Decimal.
c. Left, Center, Right, Decimal, Bar.
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 123
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
10. Công dụng của Right Tab là gì?
a. Gióng thẳng hàng bên trái.
b. Gióng thẳng hàng bên phải.
c. Gióng thẳng hàng ở giữa.
11. Kỹ thuật đóng khung/tô nền có thể áp dụng cho đối tƣợng nào?
a. Đoạn văn
b. Bảng biểu
c. Cả a và b
12. Khi đóng khung cho đoạn văn, chọn kiểu Apply to Text có nghĩa là
a. Đóng khung bao quanh đoạn văn dạng hình chữ nhật.
b. Đóng khung bao quanh đoạn văn dạng bo sát chữ.
13. Khi chia cột văn bản, số cột tối đa đƣợc phép chia là
a. 2
b. 3
c. nhiều hơn
14. Đối với các đối tƣợng đồ hoạ, có mấy dạng tô bóng đổ
a. bóng 2D
b. bóng 2D và 3D
c. bóng 3D
Giáo trình Tin học đại cương
Bản quyền thuộc Khoa Công nghệ thông tin Trang 124
Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
15. Trong Bullets & Numbering, kiểu Outline Numbered có tác dụng gì?
a. Đánh số cho các Heading
b. Đánh dấu cho các Heading
16. Bài báo khoa học là gì?
a. một báo cáo khoa học
b. một điểm báo khoa học
c. một bài bình luận khoa học
d. Cả a, b , c đều đúng
17. Khi đọc nhiều bài báo khoa học nên chọn đọc theo thứ tự thời gian
a. từ mới đến cũ
b. từ cũ đến mới
18. Theo chuẩn của Hoa Kỳ, cấu trúc bài báo khoa học thƣờng gồm mấy phần?
a. 5
b. 6
c .7
19.Khi đọc một bài báo khoa học, ngƣời ta thƣờng đọc phần nào trƣớc
a. Introdution
b. Abstract
c. Problem Statement
20. Để xoá một bảng biểu, phím sử dụng là
a. Ctrl + X b. Delete
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _bq_giao_trinh_tin_hoc_dai_cuong_p1_3168.pdf