Các chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt (rác sinh hoạt, các chất xỉ, giấy, gỗ, kim
loại, cao su, gạch vữa, các chất thải do khai thác mỏ, bùn sinh học khi xử lý nước thải.) đều
được đưa vào đất làm cho đất bị nhiễm bẩn, làm thay đổi thành phần đất và gây ô nhiễm
nước,nướcngầm,gâybụivà mùilàmô nhiễmkhông khí.
Ở một số nước quy định về chôn lấp chưa được chặt chẽ, các chất gây ô nhiễm từ các
khu vực chôn lấp có thể rò rỉ vào đất. Đáng chú ý là các khu gần khu công nhiệp. Nhiều chất
hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds – VOC) như benzene, toluene, xylene,
diclorometanđãđược pháthiện trongđất gầncác khu côngnghiệp
Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm do các chất thải rắn, người ta phải xử lý chất thải rắn
một cách nghiêm ngặt như phân loại các chất thải, thu hồi và tái sử dụng chất thải. Các chất
thải độc hại nguy hiểm phải được thiêu đốt hoặc chôn cất ở những hố chôn theo đúng kỹ
thuật, có lớp ngăn cách với đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu nước bề mặt.,
hạn chế khai thác bừa bãi, sử dụng hợp lý các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm
đất.
15 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình hóa học môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA QUYỂN VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
4.1. Khái niệm về đất
Đất là một lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt Trái đất đã bị phong hóa kết hợp với
thành phần hữu cơ. Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố căn bản
đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất là thành phần tối
quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với kích thước của Trái đất,
song đất lại là môi trường sản sinh ra lương thực, thực phẩm cho hầu hết các dạng sinh vật.
Bên cạnh vai trò sản xuất lương thực thực phẩm, đất còn là nơi tiếp nhận một lượng
lớn các chất gây ô nhiễm. Một số chất được con người đưa vào đất như phân bón, hóa chất
bảo vệ thực vật,… cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Vì vậy, có thể nói đất là khâu quan trọng trong chu trình hóa học môi trường.
Đất được tạo thành do sự phong hóa đá gốc, đây là một quá trình tự nhiên bao gồm
các quá trình địa chất, thủy văn và sinh học kết hợp lại. Đất xốp và phân thành các tầng theo
độ sâu. Sự phân tầng này là sản phẩm của quá trình thấm nước xuống đất, quá trình sinh học
bao gồm sự tạo thành và phân hủy sinh khối.
Có thể nói rằng đất là vật thể thiên nhiên được tạo thành nhờ sự kết hợp của sáu yếu tố
là đá, sinh vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu, địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu
tạo nên vỏ Trái đất, dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian
lâu dài, dần dần bị phá hủy, vụn ra thành đất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi có loài người,
thì con người là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành và thoái hóa của đất.
Đất là một hệ mở, hệ này thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với khí quyển,
thủy quyển và sinh quyển.
Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, có thể xem đất là một cơ thể sống vì
trong nó có nhiều sinh vật khác như: vi khuẩn, nấm, tảo, thực vật, động vật. Do đó, đất cũng
tuân thủ các quy luật sống: phát sinh, phát triển, thoái hóa và già cỗi.
Thực tế con người chỉ quan tâm tới vỏ ngoài Trái đất có độ sâu khoảng 16 km.
4.2. Bản chất và thành phần của đất
Đất là hỗn hợp các chất khoáng, chất hữu cơ và nước, có khả năng duy trì sự sống cho
thực vật trên bề mặt Trái đất. Trong đất có chứa không khí, nước và chất rắn.
Chất rắn là thành phần chủ yếu của đất, chiếm gần 100% khối lượng đất và chia thành
hai loại: chất rắn vô cơ và chất rắn hữu cơ.
Đất canh tác khô thường có chứa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ. Một số
loại đất, như đất than bùn có thể chứa đến 95% chất hữu cơ. Một số loại đất khác chỉ chứa
khoảng 1% chất hữu cơ.
Hợp phần hữu cơ của đất chứa:
− Sản phẩm phân hủy ở các giai đoạn khác nhau của sinh khối động thực vật,
− Vi khuẩn, nấm mốc và động vật như côn trùng, giun đất,…
Thông thường đất phân bố thành các tầng theo độ sâu. Các tầng đất được hình thành
do các sự tương tác phức tạp giữa các quá trình xảy ra trong suốt quá trình phong hóa. Nước
mưa thấm qua đất kéo theo các chất tan và các hạt keo rắn xuống các tầng khác bên dưới và
tích tụ lại. Các quá trình sinh học, ví dụ sự phân hủy sinh khối thực vật dưới tác dụng của vi
sinh vật tạo ra CO2, các axit hữu cơ, các hợp chất tạo phức. Sau đó, các chất này bị nước mưa
lôi kéo xuống các tầng đất bên dưới, ở đó chúng phản ứng với đất sét hoặc các loại khoáng
khác và làm thay đổi tính chất của các loại khoáng này.
86
Tầng đất trên cùng dày khoảng vài đến vài chục centimet, được gọi là tầng A, hay còn
gọi là tầng đất mặt. Đây là lớp đất chứa nhiều chất hữu cơ nhất và cũng là vùng đất có vi sinh
vật hoạt động mạnh nhất. Ion kim loại và các hạt sét trong tầng A rất dễ bị cuốn theo nước.
Tầng đất tiếp theo được gọi là tầng B, hay tầng đất cái. Tầng này tiếp nhận chất hữu cơ, các
loại muối, hạt sét từ tầng đất mặt. Tầng C được tạo thành từ đá gốc đã phong hóa (sản phẩm
từ đó hình thành đất).
Hình 4.1. Các tầng đất
Có nhiều loại đất có đặc tính khác nhau, do đó có thể sử dụng các loại đất vào các mục
đích sử dụng riêng, ví dụ đất canh tác, đất làm đường, đất làm bãi chôn lấp. Loại đá gốc từ đó
tạo thành đất quyết định thành phần và tính chất chính của đất tạo thành.
4.2.1. Các thành phần vô cơ của đất
Các chất rắn vô cơ là thành phần chủ yếu của đất, chiếm 97 - 98% đất khô [14]. Thành
phần các nguyên tố hóa học có mặt trong đất được trình bày trong Bảng 4.1. Năm nguyên tố
cuốí bảng là H, C, S, P và N rất cần cho cây trồng, các nguyên tố này chứa trong đá ít hơn
trong đất. Cacbon trong đất nhiều hơn trong đá đến 20 lần, nitơ gấp 10 lần, chính vì vậy mà
đất trồng nuôi sống được cây.
Ion oxalat, tạo thành do quá trình đồng hóa của nấm mốc, tồn tại trong đất dưới dạng
muối canxi; nước trong đất chứa ion oxalat hòa tan được một số khoáng, do đó thúc đẩy quá
trình phong hóa, làm gia tăng các ion dinh dưỡng cho thực vật. Phản ứng tạo phức giữa ion
oxalat và các ion sắt hay nhôm trong khoáng được biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
3H+ + M(OH)3(r) + 2CaC2O4(r) ⇌ M(C2O4)2−(dd) + 2Ca2+(dd) + 3H2O
trong đó, M là Al hay Fe.
Khoáng vật chứa các nguyên tố thường gặp trong vỏ Trái đất như oxy, silic, nhôm, sắt,
canxi, natri, kali và magiê là thành phần khoáng chính của đất. Các loại khoáng phổ biến
trong đất là thạch anh (SiO2), orthoclase (KAlSi3O8), albite (NaAlSi3O8), epidote
(4CaO.3(AlFe)2O3.6SiO2.H2O), geothite (FeO(OH)), magnetite (Fe3O4), canxi và magiê
cacbonat (CaCO3, CaCO3.MgCO3) và các oxit mangan và titan. Các khoáng sét là loại khoáng
87
Thực vật
Đá gốc
Tầng C (tầng đá gốc đã bị phong hóa)
Tầng A (tầng đất mặt)
Tầng B (tầng đất cái)
quan trọng của đất. Khoáng sét có công thức chung là nSiO2.Al2O3.mH2O; khoáng sét
kaolinite có tỷ lệ n:m = 2:2; khoáng sét montmorillonite có tỷ lệ n:m = 4:2; khoáng sét illite là
dạng trung gian của 2 loại khoáng trên, nhưng gần với montmorillonite hơn. Các khoáng này
hấp thụ mạnh các cation như Ca2+, Mg2+, Na+, K+, NH4+, nên các cation này có thể không bị
nước rửa trôi mà được giải phóng dần vào đất làm thức ăn cho cây.
Một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phong hóa đá gốc là các hạt keo
vô cơ. Các hạt keo này đóng một vai trò rất quan trọng trong đất. Hạt keo này giữ nước và các
chất dinh dưỡng cho thực vật hấp thụ. Ngoài ra, các hạt keo đất có bản chất vô cơ còn hấp thụ
các chất độc trong đất, vì vậy chúng đóng vai trò như những tác nhân làm giảm độc tính của
các chất gây độc cho thực vật. Bản chất và mật độ của các hạt keo vô cơ là các yếu tố rất quan
trọng để xác định năng suất sinh học của đất.
Sự hấp thụ chất dinh dưỡng của rễ cây thường liên quan đến các tương tác phức tạp
với nước và pha vô cơ của đất. Ví dụ, chất dinh dưỡng bị các hạt keo vô cơ giữ phải vượt qua
bề mặt phân cách khoáng/nước, sau đó là bề mặt phân cách nước/rễ cây. Quá trình này thường
bị ảnh hưởng mạnh bởi cấu trúc ion và các chất vô cơ trong nước.
Bảng 4.1. Hàm lượng các nguyên tố hóa học trong đá và đất (‰ w/w) [6]
Nguyên tố Đá Đất
Oxy 47,2 49,0
Silic 27,6 33,0
Nhôm 8,8 7,13
Sắt 5,1 3,8
Canxi 3,6 1,37
Natri 2,64 0,63
Kali 2,6 1,36
Magiê 2,1 0,6
Titan 0,6 0,46
Hydro 0,15
−
Cacbon 0,1 2,0
Lưu huỳnh 0,09 0,08
Photpho 0,08 0,09
Nitơ 0,01 0,1
4.2.2. Các thành phần hữu cơ của đất
Mặc dù chỉ chiếm ít hơn 5% trong thành phần của đất canh tác, nhưng hợp phần hữu
cơ đóng một vai trò rất quan trọng và là yếu tố quyết định chất lượng về mặt năng suất sinh
học. Các chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn của vi sinh vật, chúng tham gia vào các phản
ứng hóa học như phản ứng trao đổi, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.
Một số chất hữu cơ còn tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng tạo thành
đất. Một số nấm mốc trong đất có thể tạo ra axit citric và các axit hữu cơ có khả năng tạo
phức, các chất này phản ứng với khoáng silicat, giải phóng kali và các ion kim loại khác cần
cho thực vật. Một số vi khuẩn trong đất có thể tạo ra axit 2-ketogluconic có khả năng tạo phức
mạnh do đó có thể hòa tan nhiều ion kim loại làm phong hóa các khoáng vật. Axit này còn
hòa tan được các hợp chất photphat không tan, giải phóng ion photphat.
88
Trong đất còn chứa một số hợp chất hữu cơ hoạt động sinh học như các polysaccarit,
các đường amino, nucleotic, các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh, photpho.
Điều rất đáng chú ý là sự có mặt của các hợp chất đa vòng ngưng tụ (PAH), như
fluoranthene, pyrene và chrysene trong đất. Các hợp chất này được xếp vào loại chất có khả
năng gây ung thư. Các hợp chất này phát sinh trong đất do cả nguồn tự nhiên (đồng cỏ cháy)
lẫn nguồn nhân tạo (đốt chất thải, hoặc các nguồn thải gây ô nhiễm khác).
Sự tích tụ các chất hữu cơ trong đất phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và lượng oxy. Ở các
vùng có nhiệt độ thấp, chất hữu cơ bị phân hủy sinh học chậm và tích lũy trong đất nhiều hơn.
Trong nước và đất úng nước, các chất hữu cơ không có đủ oxy để phân hủy. Vì vậy, ở các
vùng đất úng nước có nhiều thực vật phát triển và phân hủy, thành phần hữu cơ trong đất có
thể lên đến 90%.
Khi chiết đất bằng hỗn hợp ete và rượu sẽ thu được dung dịch chứa các sắc tố b-
carotein, chlorophyll và xanthophyll.
Bảng 4.2. Các loại hợp chất hữu cơ chính trong đất [14]
Loại hợp chất Thành phần Ghi chú
Mùn Phần còn lại khó phân hủy của xác
thực vật. Chủ yếu chứa C, H và O.
Là thành phần hữu cơ phổ biến nhất,
cải thiện tính chất vật lý của đất, khả
năng trao đổi chất dinh dưỡng, nơi
lưu giữ lượng N sinh ra do cố định
đạm.
Chất béo, chất nhựa
và sáp
Các chất béo có thể chiết được bằng
dung môi hữu cơ.
Thường chỉ chiếm vài % so thành
phần hữu cơ, có hại cho đất vì không
thấm nước, có thể độc hại đối với cây
trồng.
Saccarit Cellulose, tinh bột, hemi-cellulose,
chất gôm.
Nguồn thức ăn chính cho vi sinh vật,
làm ổn định độ liên kết của đất.
Hợp chất hữu cơ
chứa N
Mùn chứa N, amino axit, đường
amino, các chất khác.
Cung cấp nitơ làm cho đất màu mỡ
Hợp chất photpho Các este photphat, các inositol
photphat (axit phytic), các
photpholipit.
Nguồn cung cấp P cho thực vật
Dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ và vi sinh vật, các chất hữu cơ từ xác
động vật và thực vật có thể bị biến đổi theo hai quá trình: quá trình khoáng hóa và quá trình
mùn hóa.
• Quá trình khoáng hóa
Khoáng hóa là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ để tạo thành các chất vô cơ đơn
giản, như các muối khoáng, các khí CO2, H2S, NH3, H2O...
• Quá trình mùn hóa
Quá trình tạo thành mùn được gọi là quá trình mùn hóa
Mùn là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của đất. Mùn là sản phẩm còn lại của sự
phân hủy xác thực vật do vi khuẩn và nấm mốc có trong đất.
Mùn gồm phần hòa tan được trong kiềm là axit humic, axit fulvic và phần không tan
gọi là humin. Sinh khối thực vật chứa cellulose có thể bị phân hủy và lignin (là một hợp chất
cao phân tử chứa nhiều cacbon hơn cellulose) khó bị phân hủy.
89
Trong quá trình mùn hóa, vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và lấy
năng lượng từ quá trình này. Vi sinh vật còn liên kết nitơ với các hợp chất tạo thành trong quá
trình phân hủy. Tỷ lệ nitơ/cacbon tăng từ 1/100 trong sinh khối thực vật tươi đến 1/10 trong
mùn khi quá trình mùn hóa kết thúc. Vì vậy, mùn chứa nhiều hợp chất nitơ hữu cơ.
Mặc dù chỉ chiếm vài phần trăm trong thành phần của đất, nhưng những hợp chất
trong mùn có ảnh hưởng mạnh đến tính chất của đất:
− Có khả năng liên kết mạnh với các ion kim loại, do đó có thể giữ các nguyên tố kim
loại vi lượng trong đất.
− Có tính axit bazơ nên còn đóng vai trò là tác nhân đệm pH trong đất.
− Mùn liên kết các hạt đất và làm tăng khả năng giữ ẩm cũng như khả năng hấp thụ
các chất hữu cơ của đất.
4.3. Nước và không khí trong đất
4.3.1. Nước trong đất
Thông thường, do các hạt đất có kích thước nhỏ, đồng thời trong đất còn có các mao
quản và lỗ xốp nhỏ, nên nước trong đất không tồn tại hoàn toàn độc lập với phần chất rắn của
đất. Thực vật chỉ sử dụng được nước trong các lỗ xốp lớn của đất, loại nước này có thể chảy
thoát khỏi đất. Nước chứa trong các lỗ xốp nhỏ giữa các lớp khoáng sét bị giữ chặt hơn, thực
vật khó hấp thụ phần nước này.
Đất chứa nhiều chất hữu cơ thường giữ một lượng nước nhiều hơn các loại đất khác,
nhưng thực vật khó sử dụng lượng nước này, do nó bị hấp phụ vật lý và hóa học lên các thành
phần hữu cơ.
Nước tương tác rất mạnh với khoáng sét trong đất. Nước bị hấp phụ lên bề mặt các hạt
sét. Do có diện tích bề mặt riêng lớn nên các hạt keo sét giữ được một lượng nước khá lớn.
Nước còn bị giữ bởi các lớp sét biến tính, như khoáng sét montmorillonite.
Khi bị úng nước, tính chất lý, hóa, sinh của đất sẽ bị biến đổi:
− Oxy trong đất sẽ bị suy kiệt nhanh chóng do hoạt động hô hấp của vi sinh vật khi
tham gia quá trình phân hủy các chất hữu cơ.
− Liên kết giữa các hạt keo đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ.
− Nước dư thừa trong đất gây hại cho cây trồng, lúc này đất không chứa đủ lượng
không khí cần thiết cho rễ cây. Ngoại trừ lúa, hầu hết các cây lương thực khác không thể phát
triển được trong đất úng nước.
− pE của đất giảm (chuyển sang môi trường khử) do tác dụng của các chất khử hữu cơ
dưới tác dụng xúc tác của vi sinh vật. pE giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 1 hoặc nhỏ hơn
(so với giá trị 13,7 ở pH 7 trong điều kiện nước cân bằng với không khí).
Hậu quả của sự thay đổi này chính là sự di động của sắt và mangan, do các oxit không
tan ở mức oxy hóa cao hơn của chúng bị khử về dạng sắt (II) và mangan (II) tan được:
MnO2 + 4H+ + 2e− → Mn2+ + 2H2O
Fe2O3 + 6H+ + 2e− → Fe2+ + 3H2O
Mangan tan dưới dạng ion Mn2+, còn sắt (II) tan thường tồn tại dưới dạng ion phức
tích điện âm với các phối tử hữu cơ. Do sắt (II) tạo phức mạnh với axit fulvic trong đất, nên
sắt (III) dễ bị khử thành sắt (II) hơn trong điều kiện này.
Cùng với một số ion khác, Fe2+ và Mn2+ ở nồng độ cao là các ion độc hại với thực vật.
Quá trình oxy hóa các ion này tạo thành các oxit không tan Fe2O3, MnO2 gây ra hiện tượng
90
“nước phèn” hoặc đóng thành váng trên mặt đất (“đóng phèn”).
4.3.2. Không khí trong đất
Trong các loại đất thông thường, các lỗ xốp chứa không khí chiếm khoảng 35% tổng
thể tích đất. Thành phần không khí trong đất hoàn toàn khác không khí bình thường (chứa
khoảng 21% O2 và 0,03% CO2 tính theo thể tích). Nguyên nhân của sự khác biệt này được giải
thích do sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất:
{CH2O} + O2 → CO2 + H2O
Quá trình này tiêu thụ oxy và tạo thành CO2. Do đó hàm lượng oxy của không khí
trong đất giảm xuống còn khoảng 15%, trong lúc đó hàm lượng CO2 tăng lên đến khoảng vài
phần trăm. Sự phân hủy này cũng làm tăng CO2 trong nước ngầm, làm giảm pH và làm tăng
sự phong hóa các khoáng cacbonat, đặc biệt là khoáng canxi cacbonat. CO2 còn làm chuyển
dịch cân bằng hấp thụ các ion kim loại của rễ cây [10]:
Đất}Ca2+ + 2CO2 + 2H2O ⇌ Đất}(H+)2 + Ca2+(rễ cây) + 2HCO3−
Khi quá trình trao đổi chất giữa đất và khí quyển không tốt thì bên cạnh CO2, không
khí trong đất còn chứa các khí khác như NO2, NO, H2, CH4, C2H4, H2S.
4.4. Dịch đất
Dịch đất là phần nước trong đất chứa các chất tan tạo thành từ các quá trình hóa học
và sinh học trong đất, cũng như từ các quá trình trao đổi giữa đất với thủy quyển và sinh
quyển. Dịch đất vận chuyển các chất hóa học đến và đi khỏi các hạt đất. Ngoài tác dụng cung
cấp nước cho sự phát triển của thực vật, dịch đất còn tạo điều kiện cần thiết cho quá trình trao
đổi các chất dinh dưỡng giữa rễ cây và các hạt đất.
Rất khó thu được dịch đất vì phần lớn dịch đất được giữ trong các mao quản hoặc tạo
thành lớp màng mỏng trên bề mặt hạt đất. Một trong những cách trực tiếp để lấy dịch đất là
thu nước rỉ từ đất. Ngoài ra, có thể tách dịch đất từ đất ẩm bằng cách thay thế nước với các
chất lỏng không trộn lẫn với nước, hoặc dùng các biện pháp cơ học như ly tâm, nén ép hay xử
lý bằng chân không.
Hầu hết các chất khoáng hòa tan trong dịch đất tồn tại ở dạng ion. Các cation chủ yếu
thường là H+, Ca2+, Mg2+, K+, Na+. Các ion Fe2+, Mn2+, Al3+ thường chỉ có mặt với nồng độ rất
thấp, chúng thường ở dưới dạng hydrat hóa như FeOH+, hay dạng tạo phức với các hợp chất
hữu cơ trong mùn. Các anion trong dịch đất thường gặp là HCO3−, CO32−, SO42−, Cl− và F−.
Các anion cũng có thể tạo phức với các ion kim loại, như AlF2+. Các cation và anion đa hóa trị
có thể kết hợp tạo thành các cặp ion hoặc các hợp chất như CaSO4, FeSO4.
4.5. Phản ứng axit-bazơ và phản ứng trao đổi ion trong đất
4.5.1. Sự tạo thành axit vô cơ trong đất
Khoáng pyrite (FeS2) có mặt trong một số loại đất khi tiếp xúc với không khí có thể bị
ôxi hóa thành axit sulfuric
FeS2 + 7/2O2 + H2O ⇌ Fe2+ + 2H+ + 2SO42− + 7H2O
lúc này đất chứa nhiều sulfat và axit do đó được gọi là đất sulfat-axit (acid-sulfate soil).
Các vùng đất được hình thành từ trầm tích biển trung tính chứa FeS2, có thể bị chuyển
thành đất sulfat-axit khi tiếp xúc với không khí. Các mỏ khoáng sản có chứa FeS2 đã ngừng
hoạt động cũng tạo thành loại đất tương tự như đất sulfat-axit từ trầm tích biển.
Nếu không được xử lý thích hợp thì không thể canh tác được trên đất sulfat-axit do
loại đất này chứa các yếu tố bất lợi như có pH thấp, nồng độ H2S cao gây hại cho rễ cây, chứa
ion Al3+ rất độc đối với thực vật.
91
4.5.2. Điều chỉnh độ axit của đất
Hầu hết các loại thực vật chỉ phát triển tốt trên đất có pH gần trung tính.
Đất chua thường được xử lý bằng vôi hoặc CaCO3:
Đất}(H+)2 + CaCO3 ⇌ Đất}Ca2+ + CO2 + H2O
Ở các vùng có lượng mưa thấp, đất có thể có môi trường kiềm do chứa các muối bazơ.
Có thể xử lý đất kiềm bằng muối nhôm hoặc sắt sulfat, các muối này khi tan vào nước thì bị
thủy phân và tạo ra môi trường axit.
2Fe3+ + 3SO42− + 6H2O ⇌ 2Fe(OH)3 (r) + 6H+ + 3SO42−
Cũng có thể sử dụng lưu huỳnh để xử lý đất kiềm. Vi khuẩn trong đất ôxi hóa lưu
huỳnh thành axit sulfuric. Đây là một phương pháp có hiệu quả về mặt kinh tế, do lưu huỳnh
sử dụng ở đây chính là sản phẩm phụ rất dồi dào của công nghệ tách loại lưu huỳnh ra khỏi
nhiên liệu hóa thạch (nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí do SO2).
4.5.3. Cân bằng trao đổi ion trong đất
− Khả năng trao đổi các cation là một trong những tính chất quan trọng của đất. Nhờ
quá trình trao đổi cation của đất mà trong đất có các ion đa lượng như kali, canxi, magiê và
các ion vi lượng khác cho thực vật. Khi ion kim loại được rễ cây hấp thụ, H+ sẽ thay thế vị trí
của ion kim loại, ví dụ:
Đất}Ca2+ + 2CO2 + 2H2O ⇌ Đất}(H+)2 + Ca2+(rễ) + HCO3−
Do quá trình này nên khi canxi, magiê và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa
axit cacbonic rửa trôi thì đất sẽ bị chua hóa.
Để đánh giá khả năng trao đổi cation của đất người ta sử dụng thông số CEC (cation-
exchange capacity: khả năng trao đổi cation). CEC là số mili đương lượng gam (meq) cation
mang điện tích +1 có thể trao đổi trên 100 g đất khô. CEC của đất thay đổi theo pE và pH.
Cả các khoáng sét và thành phần hữu cơ trong đất đều có khả năng trao đổi cation. CEC của
các loại đất có thành phần hữu cơ khác nhau thường dao động trong khoảng 10 – 30 meq/100 g.
Mùn có khả năng trao đổi cation rất cao. CEC của than bùn có thể lên đến 300 – 400 meq/100 g.
− Trên bề mặt các oxit trong khoáng của đất còn có thể xảy ra quá trình trao đổi các anion.
Cơ chế của quá trình này được giải thích bằng ví dụ minh họa với kim loại M trình bày dưới đây.
Ở pH thấp, bề mặt các oxit kim loại có thể có các điện tích dương, do đó chúng có thể
giữ được các anion (ví dụ Cl−) bằng lực hút tĩnh điện:
Ở pH cao, trên bề mặt oxit kim loại có các điện tích âm, do các phân tử nước bị giữ
trên bề mặt oxit mất H+ và tạo thành OH−:
Lúc này anion như HPO42− có thể thay thế vị trí của OH− để liên kết trực tiếp lên bề
mặt oxit:
92
M
O
M
O
OH− + HPO
4
2− ⇌ OPO
3
H2− + OH−
O
M
H
+
OH2
Cl
O
M OH
4.6. Chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng trong đất
Cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng là chức năng quan trọng nhất của
đất. Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất có mặt trong thực vật hay dịch thực vật ở mức nồng
độ khá cao. Trong lúc đó, các chất dinh dưỡng vi lượng chỉ có mặt ở mức nồng độ rất thấp
nhưng lại cần thiết cho hoạt động của các enzim của thực vật.
4.6.1. Chất dinh dưỡng đa lượng
Cacbon, hydro, ôxi, nitơ, photpho, kali, canxi, magiê và lưu huỳnh được xem là các
chất dinh dưỡng đa lượng đối với thực vật.
Thực vật hấp thụ cacbon, hydro và ôxi từ khí quyển. Các nguyên tố đa lượng khác
được hấp thụ từ đất. Trong số đó, nitơ, photpho và kali là các chất dinh dưỡng rất quan trọng
ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật, năng suất của vụ mùa, nhưng thường không có đủ
trong đất nên phải được bổ sung dưới dạng phân bón.
Thường rất ít gặp loại đất thiếu canxi. Bón vôi để xử lý đất chua cũng đã cung cấp một
lượng đáng kể canxi cho thực vật. Đất chua có thể vẫn chứa một lượng lớn canxi, nhưng do
sự cạnh tranh giữa ion canxi và ion hydro nên thực vật không thể hấp thụ được lượng canxi
này. Xử lý độ chua của đất sẽ khắc phục được tình trạng thiếu canxi này. Trong đất kiềm, các
ion natri, magiê, và kali có mặt ở nồng độ lớn có thể cạnh tranh với canxi, gây ra tình trạng
thiếu canxi.
Hầu hết magiê trong vỏ Trái đất (2,1%) được liên kết rất bền với các khoáng. Thục vật
chỉ có thể hấp thụ được dạng magiê trao đổi liên kết với các chất hữu cơ hay khoáng sét.
Magiê trong đất có đủ cho thực vật hay không còn phụ thuộc vào tỷ số Ca/Mg. Nếu tỷ số này
quá cao, đất sẽ bị thiếu magiê. Tương tự như vậy, nếu đất có chứa nhiều natri, kali cũng sẽ
gây ra thiếu magiê.
Thực vật hấp thụ lưu huỳnh dưới dạng SO42−. Ngoài ra, ở những vùng không khí bị ô
nhiễm SO2, lưu huỳnh còn có thể được cây hấp thụ qua lá.
Thực vật phát triển chậm ở những vùng đất thiếu lưu huỳnh do nguyên tố này là thành
phần của một số amino axit cần thiết, thiamin và biotin. Ion sulfat thường tồn tại trong đất
dưới dạng khoáng sulfat di động không tan, hoặc dạng muối tan. Không như trường hợp kali,
sulfat bị đất hấp thụ một phần (liên kết theo kiểu trao đổi ion), nên một mặt ngăn chặn được
tình trạng rửa trôi, mặt khác vẫn cung cấp được sulfat cho thực vật hấp thụ.
Nhiều vùng đất thiếu lưu huỳnh được phát hiện trên toàn thế giới. Trong khi đó, hầu
hết các loại phân bón trên thị trường lại không chứa, hoặc chứa rất ít lưu huỳnh. Cùng với xu
hướng sử dụng phân bón thiếu lưu huỳnh hiện nay, khả năng lưu huỳnh trở thành yếu tố dinh
dưỡng giới hạn có thể xảy ra ở một số nơi.
Như đã trình bày ở trên, FeS2 phản ứng với axit trong đất sulfat-axit có thể giải phóng
H2S rất độc với cây trồng, H2S cũng có khả năng tiêu diệt nhiều vi sinh vât có lợi. Khí H2S
độc hại có thể được tạo thành từ phản ứng khử ion sulfat bởi các chất hữu cơ, dưới tác dụng
xúc tác của vi sinh vật. Có thể ngăn chặn sự tạo thành H2S trong đất ngập nước bằng các tác
nhân oxy hóa, KNO3 là chất ôxi hóa được sử dụng hiệu quả nhất.
4.6.1.1. Nitơ
Hình 4.2 trình bày sự chuyển hóa của nitơ trong đất. Trong hầu hết các loại đất, trên
90% nitơ tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ là các sản phẩm sơ cấp
của quá trình phân hủy xác động, thực vật. Các sản phẩm này cuối cùng bị phân hủy thành
NH3, NH4+, sau đó bị oxy hóa dưới tác dụng của các vi khuẩn trong đất thành NO2− rồi NO3−. .
93
Phân đạm
Nitơ được cố định
do sấm chớp hoặc
các đám cháy
Đề nitrat hóa
Nitrat hóa
N hữu cơ
Phân
Nước tiểu
Xác
Thực vật
cố định
đạm Xác thực vật
Động vật
NH
4
+ {đất}
Rễ cây
hấp thụ
Trao đổi ion,
Giữ NH
4
+
N
2
N
2
O
NO
2
−
NO
3
− NH
4
+
Thấm thất thoát
Hình 4.2. Sự chuyển hóa của nitơ trong đất
Không như photpho và kali, quá trình phong hóa không tạo ra nhiều các hợp chất nitơ.
Các loại vi sinh vật có khả năng cố định đạm cũng không cung cấp đủ nitơ cho nhu cầu phát
triển tối đa của thực vật. Vì vậy, hiện nay một lượng lớn phân bón chứa nitơ đang được sử
dụng trong nông nghiệp.
Các hợp chất nitơ vô cơ từ phân bón hoặc từ nước mưa rất dễ bị thất thoát do rửa trôi.
Do được gắn kết chặt chẽ với mùn trong đất, nên nitơ trong các hợp chất của mùn đóng vai trò
rất quan trọng đối với độ phì của đất. Mùn là nguồn chứa các hợp chất nitơ của đất. Các hợp
chất này bị phân hủy từ từ, giải phóng vừa đủ lượng nitơ cần thiết cho thực vật hấp thụ. Quá
trình phân hủy này xảy ra gần như song song với sự phát triển của thực vật, nhanh vào mùa
ấm (lúc thực vật phát triển mạnh) và chậm vào các tháng mùa Đông.
Thực vật và ngũ cốc phát triển trên đất có giàu nitơ không những chỉ cho năng suất
cao mà còn cung cấp sản phẩm giàu protein và chất dinh dưỡng.
Thông thường thực vật hấp thụ nitơ ở dạng nitrat. Một số loại thực vật, ví dụ cây lúa,
có thể hấp thụ nitơ ở dạng amoni. Khi bón phân ở dạng amoni, vi khuẩn có trong đất sẽ
chuyển hóa amoni thành nitrat. Thực vật có thể hấp thụ và tích lũy một lượng dư nitrat, hiện
tượng này thường xảy ra đối với loại đất được bón quá nhiều phân trong điều kiện khô hạn và
được gọi là hiện tượng tăng tích lũy (hyperaccumulation). Thức ăn từ loại thực vật hấp thụ
quá nhiều nitrat có thể độc hại đối với động vật nhai lại như trâu, bò, cừu. Khi sử dụng kỹ
thuật ủ chua để chế biến thức ăn cho gia súc từ các loại thực vật này, người chế biến cũng có
thể bị ngộ độc do NO2 sinh ra từ quá trình khử nitrat. Trong thực tế, người ta đã ghi nhận
nhiều trường hợp tử vong do nguyên nhân này.
Khoảng 30 đến 40% [14] lượng nitơ được thực vật hấp thụ là nitơ tổng hợp có liên
quan đến các nguồn nhân tạo, bao gồm các loại phân bón, nitơ cố định được từ việc đốt nhiên
liệu có chứa nitơ và cả việc tăng cường canh tác các cây họ đậu có khả năng cố định đạm.
Trước khi có phân bón nhân tạo chứa nitơ, nitơ trong đất được cung cấp chủ yếu từ quá trình
cố định đạm của các cây họ đậu. Vi khuẩn cộng sinh trên rễ các loại cây này (đậu tương, cỏ
linh lăng, cỏ ba lá,…) có khả năng cố định nitơ từ khí quyển. Lượng nitơ cố định được qua
con đường này cũng rất lớn, 10 pound/mẫu Anh.năm (≈ 11,2 kg/ha.năm) [14], tương đương
94
với lượng nitơ từ phân bón nhân tạo sử dụng trong nông nghiệp.
Việc sử dụng nhiều phân bón nitơ đã gây ra một số hậu quả về mặt môi trường. Các
hợp chất của nitơ bị các vi sinh vật trong đất chuyển hóa thành N2O, NO và NO2 gây ô nhiễm
không khí. Nguồn nước mặt và nước ngầm ở các vùng nông nghiệp có thể bị ô nhiễm do
nitrat. Hậu quả của các tác nhân gây ô nhiễm này đã được trình bày trong các chương về ô
nhiễm không khí và ô nhiễm nước.
4.6.1.2. Photpho
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành phần sinh khối thực vật, nhưng photpho là
chất dinh dưỡng không thể thiếu được đối với thực vật. Cũng như nitơ, photpho chỉ được cây
trồng hấp thụ dưới dạng vô cơ. Thực vật hấp thụ các dạng octophotphat khác nhau. Ở pH của
hầu hết các loại đất, octophotphat thường tồn tại chủ yếu ở dạng H2PO4− và HPO42−. Thực vật
hấp thụ octophotphat tốt nhất ở pH gần trung tính. Người ta cho rằng, trongđất chua,
octophotphat vẫn có thể tạo kết tủa với Al(III) và Fe(III). Trong đất kiềm, octophotphat phản
ứng với canxi cacbonat tạo thành hydroxyapatite ít tan:
3HPO42− + 5CaCO3(r) + 2H2O → Ca5(PO4)3(OH)(r) + 5HCO3− + OH−
Do phản ứng này mà phân bón photpho ít bị rửa trôi. Vì vậy, việc sử dụng phân bón
photpho ít gây ra tình trạng ô nhiễm nước.
4.6.1.3. Kali
Để phát triển thực vật cần hấp thụ một lượng lớn kali. Kali cần thiết cho hoạt động của
một số enzim và đóng một vai trò rất quan trọng trong cân bằng nước của thực vật. Nguyên tố
này cũng rất cần cho một số chuyển hóa cacbohydrat. Khi đất thiếu kali, năng suất cây trồng
sẽ giảm mạnh. Sản lượng thu hoạch càng cao thì kali trong đất càng bị giảm sút. Sử dụng
nhiều phân nitơ để tăng năng suất cây trồng cũng làm giảm kali của đất. Vì vậy, kali có thể trở
thành yếu tố dinh dưỡng giới hạn khi đất được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác.
Kali là một trong số các nguyên tố rất phổ biến trong lớp vỏ Trái đất (chiếm 2,6%),
tuy vậy do kali thường liên kết chặt trong các khoáng silicat, ví dụ trong khoáng leucite
K2O.Al2O3.4SiO2, do đó thực vật không thể hấp thụ được. Thực vật chỉ hấp thụ được các dạng
kali trao đổi liên kết trong khoáng sét.
4.6.2. Chất dinh dưỡng vi lượng
Bo, clo, đồng, sắt, mangan, molipden và kẽm là các nguyên tố vi lượng cần thiết cho
sự phát triển của thực vật, tuy nhiên ở nồng độ cao chúng lại gây hại cho cây trồng.
Hầu hết các nguyên tố này tham gia vào thành phần của các enzim quan trọng.
Mangan, sắt, clo và kẽm có liên quan đến quá trình quang hợp của thực vật. Natri, silic và
coban cũng là các nguyên tố vi lượng cần thiết đối với một số thực vật.
Một số loại thực vật có thể tích lũy một lượng rất lớn các nguyên tố kim loại vi lượng.
Nguyên tố vi lượng được gọi là tích lũy cao (hyperaccumulators) khi hàm lượng của nó trong
sinh khối thực vật khô lớn hơn 1 mg/g. Một số loài thực vật có thể tăng tích lũy
(hyperaccumulate) niken và đồng. Một trong những ví dụ điển hình cho hiện tượng này là loại
cây Aeolanthus biformifolius DeWild, phát triển trên vùng đất có hàm lượng đồng cao ở vùng
Shaba, Zaire có thể tích lũy đến 1,3% đồng tính theo khối lượng khô, do đó hoa của nó được
gọi là “Hoa đồng”.
Hiện tượng tăng tích lũy một số nguyên tố kim loại của thực vật đã làm nảy sinh ý
tưởng sử dụng thực vật có khả năng tích lũy cao để xử lý đất bị ô nhiễm kim loại. Cải bắp
Trung Hoa (Brassica juncea và Brassica chinensis) khi phát triển trên đất bị ô nhiễm uranium
có thể tích lũy đến 5 mg uranium trong 1 g bắp cải khô . Đặc biệt khi thêm citrat vào đất, ion
này sẽ tạo được phức tan với uranium nên thực vật còn có thể tích lũy được một lượng
95
uranium cao hơn.
Phần đọc thêm: Phân bón [14]
Phân bón dùng trong nông nghiệp chứa các thành phần chính là nitơ, photpho và
kali. Ngoài ra, phân bón còn có thể chứa magiê, sulfat và các nguyên tố vi lượng.
Phân bón được ký hiệu bằng các con số lần lượt chỉ thành phần trăm (w/w) của nitơ
(tính theo N), photpho (tính theo P2O5) và kali (tính theo K2O). Ví dụ, phân bón 6-12-8
chứa 6% N, 12% P2O5, 8% K2O. Phân chuồng có thành phần gần tương đương với
phân 0,5-0,24-0,5. Phân chuồng cần được ủ để phân hủy sinh học và giải phóng ra
các cấu tử vô cơ thực vật có thể hấp thụ được (NO3−, HxPO4x-3 và K+).
• Phân nitơ: hầu hết các loại phân nitơ ngày nay đều được tổng hợp dựa vào
phản ứng:
N2 + 3H2 ⇌ 2NH3
khi có mặt xúc tác thích hợp ở nhiệt độ 500°C, áp suất 1000 atm.
Có thể đưa trực tiếp NH3 vào đất vì nó có thể tan trong nước tạo ra ion amoni,
nhưng do NH3 là một khí độc, nên phải dùng thiết bị đặc biệt cho mục đích này. Trong
một số trường hợp, người ta đã sử dụng dung dịch NH3 30% (w/w) để thêm trực tiếp
vào nước thủy lợi.
Phân nitơ thường có trên thị trường là amoni nitrat (NH4NO3) ở dạng hạt nhỏ
được phủ một lớp chất chống ẩm. Amoni nitrat chứa 33,5% nitơ. Mặc dù thuận tiện
cho việc sử dụng, nhưng khi sản xuất và bảo quản loại phân này cần phải tuân theo
các chế độ an toàn nghiêm ngặt vì NH4NO3 dễ phát nổ. Hỗn hợp amoni nitrat và dầu
nhiên liệu là một loại chất nổ thường được sử dụng trong xây dựng và khai thác đá.
Bên cạnh amoni nitrat, ngày nay urê là dạng phân nitơ được dùng khá phổ biến.
Phân urê được tổng hợp dựa vào phản ứng:
CO2 + 2NH3 ⇌ CO(NH2)2 + H2O
Một số hợp chất cũng được dùng làm phân bón nitơ như natri nitrat, canxi nitrat,
kali nitrat, amoni photphat, amoni sulfat. Các nitrat kim loại kiềm có xu hướng kiềm
hóa đất, trong lúc đó amoni sulfat lại làm chua đất
• Phân lân: nhiều loại phân lân được sản xuất từ các loại khoáng photphat.
Trong đó, fluorapatite, Ca5(PO4)3F, là loại khoáng được sử dụng nhiều nhất. Thực vật
không hấp thụ được photphat trong fluorapatite. Khoáng này thường được xử lý bằng
axit photphoric hay axit sulfuric để sản xuất supephotphat:
2Ca5(PO4)3F(r) + 14H3PO4 + 10H2O → 2HF(k) + 10Ca(H2PO4)2.H2O
2Ca5(PO4)3F(r) + 7H2SO4 + 3H2O → 2HF(k) + 3Ca(H2PO4)2.H2O + 7CaSO4
Supephotphat tan trong nước tốt hơn fluorapatite nhiều. Sản phẩm phụ HF của
các phản ứng trên có thể gây ô nhiễm không khí.
Các khoáng photphat còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần cho thực vật như bo,
đồng, mangan, molipden và kẽm. Nhưng rất tiếc là trong quá trình xử lý các khoáng
photphat để sản xuất phân bón, hầu hết các nguyên tố vi lượng này đều bị thất thoát
một phần đáng kể.
Amoni photphat là loại phân lân rất tốt, tan nhiều trong nước. Phân amoni
polyphotphat lỏng chứa muối amoni của pyrophotphat, triphotphat và một lượng nhỏ
anion polyphotphat. Các polyphotphat có thể tạo phức với sắt và các ion kim loại vi
lượng, giúp cho thực vật có thể hấp thụ được chúng thuận lợi hơn.
• Phân kali: các loại phân kali là các muối kali, trong đó được sử dụng phổ biến
96
nhất là phân kali clorua. Có thể sản xuất phân kali clorua bằng cách điều chế nhân
tạo, hoặc khai thác từ nước ót trong quá trình sản xuất muối ăn từ nước biển.
Một số loại cây trồng thường hấp thụ một lượng kali vượt quá nhu cầu cần thiết
để phát triển. Hiện tượng này làm mất một lượng lớn kali từ đồng ruộng sau các vụ
mùa trong trường hợp sản phẩm thu hoạch là lá hay thân cây.
4.7. Sự xói mòn và thoái hóa đất
Đất là một nguồn tài nguyên rất nhạy cảm. Đất có thể bị xói mòn do nước, gió, hoặc bị
thoái hóa đến mức không thể sử dụng cho nông nghiệp được.
4.7.1. Xói mòn đất
Cả nước và gió đều có thể gây ra xói mòn đất, tuy vậy xói mòn do nước thường xảy ra
phổ biến và ở mức độ cao hơn. Hàng năm, sông Mississippi xói mòn hàng triệu tấn đất tầng
mặt và cuốn chúng ra biển. Một phần ba đất tầng mặt ở Mỹ đã bị xói mòn và cuốn trôi ra đại
dương kể từ khi trên lục địa này bắt đầu có hoạt động canh tác. Hiện nay, số liệu tính toán cho
thấy mỗi năm, mỗi mẫu Anh (1 acre ≈ 4047 m2) ở Mỹ bị mất đi 14 tấn đất tầng mặt, một tốc
độ xói mòn rất đáng phải chú ý.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đất bị xói mòn là hoạt động canh tác không hợp
lý. Xói mòn xảy ra rất mạnh ở các đồng ruộng trồng cây theo luống. Khoảng đất trống không
được phủ thực vật giữa các luống rất dễ bị nước hoặc gió cuốn đi. Ngoài ra, việc tổ chức thâm
canh liên tục trong nhiều năm, không dành thời gian cho quá trình tự khôi phục, cũng làm đất
trở nên kiệt quệ và vì vậy để duy trì năng suất phải tăng lượng phân bón sử dụng.
Xói mòn do gió thường xảy ra ở các vùng đất cao và bị ảnh hưởng của tình trạng khô
hạn. Để ngăn chặn tình trạng xói mòn đất do gió, có thể trồng cỏ để bảo vệ lớp đất tầng mặt.
Bộ rễ của cỏ là tác nhân chính bảo vệ về mặt cơ học cho lớp đất tầng mặt. Một số biện pháp
khác cũng đang được áp dụng trong nông nghiệp để chống xói mòn, ví dụ biện pháp trồng
tiếp vụ mùa mới trên phần đất canh tác của năm trước nhưng không loại bỏ các loại rơm rạ,
thân cây còn lại của vụ mùa trước; biện pháp trồng ruộng bậc thang, quy hoạch ruộng theo
đường viền cao độ.
Trồng cây lấy gỗ là một biện pháp vừa chống được xói mòn hữu hiệu,vừa mang lại lợi
ích kinh tế cao. Bằng cách chọn giống tốt, sản lượng sinh khối khô thu được hàng năm trên
một hecta có thể lên đến 30 tấn. Gỗ thu được có thể được dùng vào nhiều mục đích khác
nhau, khoảng 50% (w/w) sinh khối này là cellulose. Có thể thủy phân cellulose để sản xuất
glucose dùng làm thực phẩm, hoặc lên men glucose sản xuất rượu dùng làm nhiên liệu
(gasohol) hay dùng để cung cấp nguồn cacbon và năng lượng cho men sử dụng trong quy
trình sản xuất protein.
4.7.2. Sa mạc hóa
Sa mạc hóa là quá trình gắn liền với tình trạng bạc màu, hạn hán, đất không còn khả
năng nuôi sống cây trồng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sa mạc hóa trên toàn cầu là các
hoạt động của con người. Nuôi thả gia súc ăn cỏ ở những vùng đất khô hạn và cằn cỗi là một
trong những nguyên nhân đáng chú ý của hiện tượng sa mạc hóa. Achentina, Sahara,
Uzbekistan, vùng Tây Nam nước Mỹ, Syria và Mali là các vùng đất hiện nay đang bị sa mạc
hóa mạnh do các hoạt động nhân tạo.
Một cách tổng quát, sa mạc hóa là quá trình có liên quan đến rất nhiều yếu tố như, xói
mòn, sự thay đổi thời tiết, tình trạng khô hạn, giảm sự màu mỡ và hàm lượng mùn, thoái hóa
trong thành phần hóa học của đất.
Nạn phá rừng là một vấn đề có liên quan đến tình trạng sa mạc hóa. Nạn phá rừng
đang xảy ra ở mức độ đáng báo động, đặc biệt là ở vùng rừng nhiệt đới, nơi có mặt hầu hết
97
các loài động và thực vật đang tồn tại hiện nay trên Trái đất. Cùng với sự biến mất của các
loài này, nạn phá rừng còn dẫn đến sự suy thoái đất do xói mòn và thất thoát chất dinh dưỡng.
4.7.3. Đất và tài nguyên nước
Bảo tồn đất có liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên nước. Hầu
hết lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất đều xuất phát từ nước mưa rơi trên mặt đất. Vùng
đất thu nước mưa trước khi chảy vào sông suối được gọi là vùng lưu vực.
Tính chất và tình trạng đất trong lưu vực do đó không chỉ có ảnh hưởng quyết định
đến tính chất của nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước. Lưu vực quyết
định hướng, tốc độ dòng chảy, và mức độ thấm nước vào các túi nước ngầm. Tốc độ dòng
chảy quá lớn, sẽ làm hạn chế quá trình thấm, gây ra lũ quét, làm xói mòn đất.
Các biện pháp cải thiện khả năng sử dụng đất vùng lưu vực thường được thực hiện
nhằm mục đích hạn chế sự xói mòn đất. Có nhiều biện pháp để thực hiện mục đích này như,
điều chỉnh độ dốc của lưu vực; tạo cơ cấu bậc thang; xây đường dẫn nước; tạo hồ chứa.
Đường dẫn nước có thể được phủ cỏ hoặc các loại cây có khả năng cản nước. Tạo hành lang
cây xanh theo các đường viền cao độ, trồng rừng và kiểm soát hoạt động chăn thả súc vật
cũng có tác dụng vừa bảo tồn đất vừa bảo tồn được tài nguyên nước.
4.8. Ô nhiễm môi trường đất
Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người đã đưa vào đất nhiều chất thải và
chất gây ô nhiễm. Các chất này không những gây ra tình trạng ô nhiễm đất mà còn ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các nguồn nước tự nhiên, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm.
4.8.1. Ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp
Trong số các hoạt động nhân tạo, sản xuất nông nghiệp được xem là hoạt động gây
nhiều ảnh hưởng nhất đến môi trường đất.
4.8.1.1. Sử dụng phân bón
Chế độ thâm canh nông nghiệp đã làm suy giảm nguồn chất dinh dưỡng của đất. Để
bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, con người đã sử dụng phân bón hóa học với số
lượng ngày càng gia tăng, điều này đã làm thay đổi tính chất, thành phần tự nhiên của đất dẫn
đến nhiều hậu quả xấu.
Việc sử dụng phân hóa học vào nông nghiệp trên thế giới ngày càng tăng (trung bình
tăng khoảng 2 triệu tấn /năm). Người ta ước tính chỉ có khoảng 50% nitơ bón vào đất được
cây trồng sử dụng, lượng còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Nói chung, khi bón phân hóa học vào đất, chỉ có một phần phân được cây trồng sử
dụng, một phần được giữ lại trong đất do bị hấp phụ hoặc chuyển hóa hóa học, một phần bị
rửa trôi vào các nguồn nước mặt hay ngấm vào các nguồn nước ngầm và một phần khác bị
bay hơi vào không khí dưới dạng khí và hơi.
4.8.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Để tăng sản lượng lương thực, giảm bớt tác động phá hoại của sâu bệnh (trung bình
hàng năm có khoảng 10 − 20% sản lượng lương thực bị sâu bệnh phá hại), lượng hóa chất bảo
vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng. Trung bình có khoảng 50%
lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi xuống đất, tồn tại trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình
đất−cây−động vật−người.
Trên thế giới hiện nay đang sử dụng khoảng trên 1000 loại thuốc bảo vệ thực vật,
chúng bị phân hủy trong nước rất chậm (từ 6 tháng đến 2 năm) nên tạo ra dư lượng đáng kể
trong đất. Ví dụ: dư lượng DDT sau khi phun một năm là 80%, lindan là 60%, aldrin là 20%...
Vì vậy, dư lượng của các loại thuốc trừ sâu trong đất, đặc biệt là trong các sản phẩm nông
98
nghiệp đã được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm [6].
Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị phân hủy trong đất, nhưng quá trình phân hủy
của các loại hóa chất bảo vệ thực vật này là không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào điều
kiện môi trường, sự có mặt của các loại vi sinh vật đất,... Do đó, ảnh hưởng của chúng đến
môi trường cũng khác nhau.
Hiện nay, nhiều quốc gia yêu cầu phải công bố rõ các thông tin về khả năng và quá
trình phân hủy trước khi cấp phép lưu hành các loại thuốc trừ sâu mới. Các yếu tố quan trọng
thường được xem xét là, sự hấp phụ thuốc trừ sâu của đất; khả năng rửa trôi thuốc trừ sâu vào
các nguồn nước (liên quan đến khả năng gây ô nhiễm nguồn nước); ảnh hưởng của thuốc trừ
sâu đến hệ sinh vật và vi sinh vật đất; khả năng phân hủy và tạo thành các sản phẩm độc hại
hơn.
Khả năng bị hấp phụ vào đất là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ và mức
độ phân hủy của các loại thuốc trừ sâu. Khả năng bị hấp phụ và tốc độ phân hủy lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác như, độ tan, độ bay hơi, điện tích, độ phân cực, khối lượng và kích
thước phân tử.
Quá trình phân hủy các loại thuốc trừ sâu trong đất xảy ra chủ yếu nhờ ba con đường:
phân hủy hóa học, phân hủy quang hóa và quan trọng nhất là phân hủy sinh học.
4.8.1.3. Chế độ tưới tiêu
Bên cạnh việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, chế độ tưới tiêu
bất hợp lý cũng có thể làm biến đổi thành phần hóa học và tính chất cơ lý của đất.
Các hệ thống tưới tiêu hoạt động mạnh trong mùa khô có thể làm hạ thấp mức nước
ngầm dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn vào nước ngầm.
Mặt khác, tưới quá nhiều nước có thể gây ngập úng, xói mòn, rửa trôi.
Một trong những hậu quả đáng quan tâm của việc tưới không hợp lý là sự muối hóa
đất (salinization of soil), làm giảm năng suất cây trồng, trong một số trường hợp còn làm mất
khả năng sử dụng của đất trong nông nghiệp.
Hình 4.3. Muối tích tụ trên bề mặt đất ở một vùng canh tác [19]
Nguyên nhân của hiện tượng muối hóa được giải thích gồm các giai đoạn sau:
− Nước tưới thấm sâu vào lòng đất,
− Nước hòa tan muối thấm lên bề mặt do lực mao quản,
99
− Nước bay hơi để lại muối trên bề mặt đất.
4.8.2. Ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt và công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải không những là nguồn gây ô nhiễm không
khí mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Ví dụ:
− SO2 được tạo thành do đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh được thải vào khí quyển.
Trong không khí SO2 có thể tham gia nhiều quá trình khác nhau tạo thành SO42− và theo nước
mưa lắng đọng xuống đất.
− Các oxit nitơ bị cuyển hóa thành nitrat trong khí quyển rồi theo nước mưa vào đất.
Mặt khác, đất cũng hấp thụ các khí NO và NO2 và các khí này cũng bị oxy hóa chuyển thành
nitrat trong đất.
− Bụi chì trong khí thải từ các động cơ đốt trong của các phương tiện giao thông lắng
xuống và tích tụ trên mặt đất dọc theo các con đường có mật độ ô tô đi lại cao.
− Ở những vùng khai khoáng mỏ, các kim loại từ mỏ sẽ phát tán ra những vùng đất
xung quanh, làm cho đất ở các vùng này bị nhiễm nhiều kim loại.
Các chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt (rác sinh hoạt, các chất xỉ, giấy, gỗ, kim
loại, cao su, gạch vữa, các chất thải do khai thác mỏ, bùn sinh học khi xử lý nước thải...) đều
được đưa vào đất làm cho đất bị nhiễm bẩn, làm thay đổi thành phần đất và gây ô nhiễm
nước, nước ngầm, gây bụi và mùi làm ô nhiễm không khí.
Ở một số nước quy định về chôn lấp chưa được chặt chẽ, các chất gây ô nhiễm từ các
khu vực chôn lấp có thể rò rỉ vào đất. Đáng chú ý là các khu gần khu công nhiệp. Nhiều chất
hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compounds – VOC) như benzene, toluene, xylene,
diclorometan đã được phát hiện trong đất gần các khu công nghiệp
Để hạn chế nguồn gây ô nhiễm do các chất thải rắn, người ta phải xử lý chất thải rắn
một cách nghiêm ngặt như phân loại các chất thải, thu hồi và tái sử dụng chất thải. Các chất
thải độc hại nguy hiểm phải được thiêu đốt hoặc chôn cất ở những hố chôn theo đúng kỹ
thuật, có lớp ngăn cách với đất, có lớp bao phủ bề mặt, có đường thoát và tiêu nước bề mặt...,
hạn chế khai thác bừa bãi, sử dụng hợp lý các vùng mỏ đã khai thác nhằm hạn chế ô nhiễm
đất.
100