Thực trạng nhận thức, hành vi của sinh viên Đại học Thái Nguyên về rác thải và phân loại rác

Bên cạnh đó tại các điểm thu gom rác tập trung của các kí túc xá chỉ có thùng rác chung, đội vệ sinh môi trường cũng chưa tổ chức công tác phân loại rác tại nguồn trong khu vực kí túc xá cho sinh viên, do vậy sinh viên khó có điều kiện để thực hiện phân loại rác thải ngay tại nguồn, 41% sinh viên cho ràng do thiếu thùng rác nên không phân loại được. Điều này cho thấy rất cần thiết phải có sự tuyên truyền, tổ chức các điều kiện và đề ra qui định chặt chẽ hơn trong việc quản lý rác thải. Mức độ tham gia dọn vệ sinh môi trường khu vực mình sinh sống của sinh viên chưa cao, chiếm đến trên 70% số sinh viên được hỏi, trong đó có đến 23% sinh viên trả lời là hiếm khi hoặc thậm chí không tham gia công tác dọn vệ sinh tại khu vực mình sinh sống. Sinh viên chỉ quan tâm giữ vệ sinh phòng ở của mình và tham gia dọn vệ sinh khi nhà trường yêu cầu hoặc trong các đợt phát động của Đoàn thanh niên. Như vậy sinh viên chưa có tinh thần tự giác trách nhiệm giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chung. Cần đẩy mạnh tổ chức các để sinh viên tham gia các buổi thu gom quét dọn vệ sinh khu vực sinh sống tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp. KẾT LUẬN - Lượng rác tại các khu ký túc xá là rất lớn, khoảng gần 2 tấn/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ, chiếm 70% - Đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có sự hiểu biết nhất định về môi trường nói chung và rác thải nói riêng và đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rác thải. Tuy nhiên vệc chấp hành các qui định cũng như mức độ tham gia của sinh viên vào công tác này đang còn hạn chế. Chính vì vậy để làm tốt công tác thu gom và quản lý rác thải cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên, huy động sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng cảnh quan nhà trường luôn sạch đẹp.

pdf5 trang | Chia sẻ: hoant3298 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhận thức, hành vi của sinh viên Đại học Thái Nguyên về rác thải và phân loại rác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 219 - 223 219 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ RÁC THẢI VÀ PHÂN LOẠI RÁC Phan Thị Thu Hằng1,*, Hoàng Thị Thanh Hiền1, Nguyễn Thu Thùy2 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên 2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả điều tra khảo sát 500 sinh viên của Đại học Thái Nguyên đang ở tại các kí túc xá A, B và K của Trường Đại học Nông Lâm cho thấy: Đa số sinh viên (khoảng 90%) có hiểu biết nhất định các loại rác thải cũng như tầm quan trọng của công tác phân loại rác thải tại nguồn, nhưng có đến 82% sinh viên chưa nắm được phương pháp phân loại rác. Do chưa biết cách phân loại rác, hơn nữa nhà trường chưa có qui định và tổ chức phân loại tại nguồn nên hầu hết sinh viên (71,4%) vẫn thu gom chung tất cả các loại chung và đưa vào thùng rác tại mỗi khu nhà (71,4%) Sinh viên chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường chung nên chỉ có 22,4% sinh viên thường xuyên tham gia vệ sinh khu vực sống. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cũng như tổ chức các hoạt động để sinh viên tham gia vào công tác vệ sinh môi trường cần phải được đẩy mạnh hơn trong các nhà trường. Từ khóa: Nhận thức, sinh viên, môi trường, rác thải, phân loại rác. ĐẶT VẤN ĐỀ* Thành phố Thái Nguyên tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và THCN cùng với các trường từ cấp tiểu học tới THPT. Tại thành phố Thái Nguyên, số lượng rác thải ra hàng ngày đang là mối đe dọa cho môi trường sống tại đây. Đại học Thái Nguyên có hơn 40.000 sinh viên và gần 4000 cán bộ giảng viên đang học tập và làm việc. Với một hệ thống các giảng đường, khu làm việc với qui mô lớn và đặc biệt có khu nhà kí túc xá gồm 16 nhà 5 tầng tập trung sinh viên của các trường thành viên trong toàn đại học [2] nên lượng rác thải ra hàng ngày rất lớn. Hiện tại đội quản lý đô thị thành phố kết hợp với đội vệ sinh môi trường nhà trường đã thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn tuy nhiên do lực lượng lao động còn ít, địa bàn rộng, phân tán và nhất là sự tham gia hưởng ứng của sinh viên trong việc thu gom giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao nên công tác thu gom, vận chuyển rác thải còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần thiết phải có sự đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp hữu hiệu đối với công tác này. * ĐT: 0912430378; Email: phanthithuhang@tuaf.edu.vn VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Địa điểm, đối tượng và thời gian - Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm thứ 2, 3 của Đại học Thái Nguyên đang ở tại các ký túc xá A, B, K của Đại học Nông Lâm -Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1-5/ 2013. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp Thu thập những số liệu, tài liệu tại các phòng ban chức năng của đại học. Phương pháp điều tra phỏng vấn Điều tra tổng số 500 sinh viên, bằng phiếu với bộ câu hỏi. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải [1]: - Phương pháp thể tích - khối lượng: Cân vào giờ quy định trong ngày và ghi lại kết quả lượng rác thải phát sinh trong ngày. Số lần cân rác lặp lại 4 lần/tháng (cân 1 ngày/tuần, cân trong 4 tháng. Giữa các ngày trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 219 - 223 220 - Phương pháp xác định thành phần rác thải: tiến hành xác định thành phần rác thải ở các điểm tập trung rác. Lấy mẫu tại các điểm tập kết rác trong khu vực. Lấy ngẫu nhiên 10 cân rác thải nhất định sau đó phân thành 5 loại: Rác hữu cơ, giấy các loại, cao su, nhựa, nilon, kim loại và các tạp chất khác. Tiến hành cân từng loại, ghi kết quả, từ đó tính ra tỷ lệ phần trăm của từng loại rác. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm tin học Word, Exceltrong thống kê, xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp số liệu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiện trạng rác thải sinh hoạt - Rác tại các phòng ở kí túc xá chủ yếu các loại rác như: rau, củ, quả thối hỏng, các loại xương động vật, giấy vụn, chai, lọ, thủy tinh vỡ đặc biệt trong số chất thải sinh ra còn có một số chất thải nguy hại như (bóng đèn, pin, đồ điện hỏng) đây là chất thải nguy hại nếu không được thu gom đúng sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người. - Tại các khu dịch vụ ở kí túc xá phục vụ ăn uống, bán các đồ ăn nhanh, đồ dùng sinh hoạt cho sinh viên cũng là nơi chứa đựng nguy cơ ô nhiễm môi trường, thành phần rác ở đây cũng chủ yếu là các loại rau, củ, quả thối hỏng, xương, carton, thủy tinh, nilon, nhựa Ngoài hai nguồn phát sinh trên còn có một lượng rác thải nhỏ chủ yếu là giấy và nilon, lá cây phát sinh từ các giảng đường, hệ thống giao thông đi lại trong trường, các cơ quan phòng ban của nhà trường, các khu vực vườn cây. Nhận thức của sinh viên về rác thải Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên hiểu đúng về phân loại rác, các loại rác vô cơ, rác hữu cơ. Bảng 1. Hiện trạng phát thải rác tại các khu kí túc xá Kí túc xá Số phòng Số sinh viên Lượng rác bình quân (kg/ngày/người) Khối lượng rác (kg/ngày) A 105 735 0,66 485 B 135 405 0.74 300 K 270 1620 0,65 1053 Tổng/TB 510 2760 2,05 1838 Bảng 2. Mức độ hiểu biết của sinh viên về rác thải sinh hoạt Nội dung Hiểu đúng Không hiểu Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Phân loại rác 410 82 90 18 Rác vô cơ 365 73 135 27 Rác hữu cơ 440 88 60 12 Hình 1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 219 - 223 221 Đa số sinh viên hiểu đúng các khái niệm về phân loại rác, rác vô cơ và hữu cơ, chiếm đến 80%, chỉ có khoảng 20% sinh viên được hỏi là chưa rõ các khái niệm này. Qua tìm hiểu được biết các thông tin về môi trường nói chung và rác thải nói riêng mà sinh viên nắm bắt được từ rất nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là từ việc tập huấn, tuyên truyền của các nhà trường và các phương tiện truyền thông. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của phân loại rác tại nguồn và phương pháp phân loại rác, kết quả điều tra cho thấy nhìn chung sinh viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác vì có đến 95% số sinh viên trả lời là quan trọng và rất quan trọng đặc biệt là khâu phân loại tại nguồn, chỉ có khoảng 4% đánh giá là không quan trọng Tuy nhiên, sinh viên chưa biết cách phân loại rác thải ra thành 2 loại hữu cơ dễ phân hủy và vô cơ. Do đó nếu không làm công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thì viêc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hành vi của sinh viên về công tác thu gom và xử lý rác thải Nhìn chung việc thu gom rác thải sinh hoạt tại các khu ký túc xá của đa số sinh viên là cho vào các thùng rác công cộng của từng khu nhà, chiếm 71,4%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa chấp hành thu gom đúng nơi qui định, còn tình trạng để rác bừa bãi (20,4%), chỉ có rất ít số sinh viên (5,2)%) khi được hỏi nói rằng thường xuyên mang rác đến nơi tập kết rác. Qua kết quả điều tra có tới 87% sinh viên không phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn. Qua tìm hiểu nguyên nhân thì quan trọng là ý thức, sự hiểu biết của sinh viên về việc phân loại tại nguồn còn rất hạn chế, sinh viên thực hiện việc thu gom rác chủ yếu là theo thói quen (81%), do thuận tiện (58%) và đặc biệt có đến 71% sinh viên cho rằng chưa nắm rõ được cách phân loại rác tại nguồn. Bảng 3. Cách thức thu gom rác thải của sinh viên Cách thu gom rác thải Số phiếu Tỷ lệ (%) Để trước phòng 15 3,0 Để vào thùng rác công cộng 357 71,4 Mang đến nơi đổ rác quy định, điểm tập kết rác 26 5,2 Vứt rác ở gần khu vực KTX 102 20,4 Đào hố chôn, đốt 0 0 Hình 2. Đánh giá của sinh về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải và phương pháp phân loại rác Hình 3. Việc phân loại rác thải của sinh viên trước khi đi đổ rác 19% 77% 4% 16% 82% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Biết Không chính xác Không biết Tầm quan trọng của phân loại rác thải Hiểu biết của sinh viên về PP phân loại rác thải 5% 87% 8% Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 219 - 223 222 Bảng 4. Đánh giá nguyên nhân sinh viên không phân loại rác tại nguồn Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ (%) Do thói quen 405 81 Thiếu thùng rác 205 41 Do thuận tiện 50 10 Làm theo người khác 225 45 Chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc làm này 85 17 Chưa biết cách phân loại 355 71 Bảng 5. Mức độ tham gia của sinh viên với công tác vệ sinh môi trường Mức độ tham gia Số phiếu Tỷ lệ % Thường xuyên 112 22,4 Thỉnh thoảng 270 54,0 Hiếm khi 105 21,0 Không tham gia 13 2,6 Bên cạnh đó tại các điểm thu gom rác tập trung của các kí túc xá chỉ có thùng rác chung, đội vệ sinh môi trường cũng chưa tổ chức công tác phân loại rác tại nguồn trong khu vực kí túc xá cho sinh viên, do vậy sinh viên khó có điều kiện để thực hiện phân loại rác thải ngay tại nguồn, 41% sinh viên cho ràng do thiếu thùng rác nên không phân loại được. Điều này cho thấy rất cần thiết phải có sự tuyên truyền, tổ chức các điều kiện và đề ra qui định chặt chẽ hơn trong việc quản lý rác thải. Mức độ tham gia dọn vệ sinh môi trường khu vực mình sinh sống của sinh viên chưa cao, chiếm đến trên 70% số sinh viên được hỏi, trong đó có đến 23% sinh viên trả lời là hiếm khi hoặc thậm chí không tham gia công tác dọn vệ sinh tại khu vực mình sinh sống. Sinh viên chỉ quan tâm giữ vệ sinh phòng ở của mình và tham gia dọn vệ sinh khi nhà trường yêu cầu hoặc trong các đợt phát động của Đoàn thanh niên. Như vậy sinh viên chưa có tinh thần tự giác trách nhiệm giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường chung. Cần đẩy mạnh tổ chức các để sinh viên tham gia các buổi thu gom quét dọn vệ sinh khu vực sinh sống tạo môi trường cảnh quan sạch đẹp. KẾT LUẬN - Lượng rác tại các khu ký túc xá là rất lớn, khoảng gần 2 tấn/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ, chiếm 70% - Đa số sinh viên Đại học Thái Nguyên có sự hiểu biết nhất định về môi trường nói chung và rác thải nói riêng và đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý rác thải. Tuy nhiên vệc chấp hành các qui định cũng như mức độ tham gia của sinh viên vào công tác này đang còn hạn chế. Chính vì vậy để làm tốt công tác thu gom và quản lý rác thải cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên, huy động sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng cảnh quan nhà trường luôn sạch đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), [9], Môi trường và việc quản lý chất thải rắn; Sở khoa hoc Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng. [2]. Website Đại học Thái Nguyên: www.tnu.edu.vn Phan Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 219 - 223 223 SUMMARY CURRENT SITUATION OF KNOWLEDGE AND ACTION OF STUDENTS OF THAINGUYEN UNIVERSITY ON THE WASTE AND WASTE CLASSIFICATION Phan Thi Thu Hang1,*, Hoang Thi Thanh Hien1, Nguyen Thu Thuy2 1 College of Agriculture and Forestry 2 Associate college of Economics and Technology Results of the survey of 500 students at the University of Thai Nguyen University of is in the dorm A, B and K of Agriculture and Forestry University shows that: The majority of students (approximately 90%) have a certain understanding of waste as well as the importance of waste separation at source but 82% of the students have no understand about waste classification method. Most students (71.4%) remained generally collect all types of general and put in the trash at each house. Most students have low knowledge on environmental protection. In general, only 22.4% of students regularly participate in regional sanitary living. This suggests that the propagation of education and awareness activities organized for students to participate in environmental sanitation activities need to be strengthened in university. Key words: Awareness, student, environment, waste, waste classification. Phản biện khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN * ĐT: 0912430378; Email: phanthithuhang@tuaf.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41504_45275_9520149225537_7777_2048534.pdf