Giáo án Vật lý 9 - Tiết 55, Bài 49: Mắt cận và mắt lão
Đối với tiết học hôm nay:
Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK.
Làm các bài tập từ bài 49.2 " 49.4 SBT.
Đọc phần “có thể em chưa biết”
Đối với bài học tiếp theo:
Đọc và nghiên cứu trước bài “Kính lúp”.
+ Đặc điểm của kính lúp.
+ Kính lúp dùng để làm gì?
+ Số bội giác của kính lúp.
Chuẩn bị: 1 xác con kiến, 1 chiếc lá, bảng thị lực / 129 SGK.
3 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 4919 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 - Tiết 55, Bài 49: Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 49 TIẾT 55
TUẦN 29
ngày dạy: 24/03/2012
§49. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa các tật của mắt.
1.2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các kiến thức quang học để hiểu được cách khắc phục tật về mắt.
1.3. Thái độ:
- Cẩn thận, yêu thích bộ môn. GD ý thức bảo vệ môi trường.
2. Trọng tâm:
- Đặc điểm của mắt cận, mắt lão và cách sửa
3. Chuẩn bị:
3.1/. GV:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:
1 kính cận (TKPK).
1 kính lão (TKHT).
3.2/. HS:
Đọc và nghiên cứu bài “Mắt cận và mắt lão”.
4. Tiến trình:
4.1/. Ổn định, tổ chức và kiểm diện:
Kiểm diện HS
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2/. KIỂM TRA MIỆNG: ( 10 đ )
a/Hãy so sánh ảnh ảo của thấu kính hội tụ và ảnh ảo của thấu kính phân kì?( 4đ)
b/So sánh sự giống nhau về cấu tạo của mắt và máy ảnh. (3đ)
Hoàn thành bài tập (3đ)
Trả lời:
a/TKPK cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật (gần thấu kính hơn).
TKHT cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật (xa thấu kính hơn vật).
b/Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
4.3.Bài mới.
HOẠT ĐỘNG THẦY- TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống vào bài.
HS: Đọc phần vào bài như sách giáo khoa.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tật cận thị và cách khắc phục.
GV: Yêu cầu học sinh vận dụng vốn hiểu biết đã có trong cuộc sống hàng ngày để trả lời câu C1.
HS: Cá nhân HS trả lời câu C1.
HS: Nhóm thảo luận về câu trả lời của bạn.
HS: Vận dụng kết quả câu C1 và kiến thức đã có về điểm cực viễn để làm C2.
GV: Lưu ý HS về điểm cực viễn.
GV: Phát kính cận cho các nhóm.
HS: Vận dụng kiến thức về nhận dạng TKPK để làm C3 (phần rìa dày hơn phần giữa hoặc vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật).
HS: Cá nhân HS thực hiện câu C4.
GV: Vẽ mắt, cho diểm Cv, vẽ AB đặt xa mắt hơn so điểm Cv.
HS: Trả lời ý 1 câu C4.
GV: Vẽ thêm kính cận có F Cv và đặt sát mắt H 49.1 SGK.
HS: Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này và trả lời ý 2 câu C4.
HS: Rút ra kết luận về biểu hiện của mắt cận và loại kính phải đeo để khắc phục tật cận thị.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về tật mắt lão và cách khắc phục.
HS: Tìm hiểu thông tin SGK về đặc điểm của mắt lão.
HS: Phát cho mỗi nhóm 1 kính lão.
HS: Các nhóm thảo luận và trả lời câu C5.
HS: Thực hiện câu C6 trên bảng.
GV: Vẽ mắt, cho điểm Cc, vẽ AB đặt gần mắt hơn so điểm Cc, cho biết tiêu điểm F.
HS: Trả lời ý 1 câu C6.
HS: Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi kính này và trả lời ý 2 câu C4.
HS: Rút ra kết luận về biểu hiện của mắt lão và loại kính phải đeo để khắc phục tật mắt lão.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng.
HS: Thực hiện câu C7. (Sử dụng kính cận cận và lão đã được phát)
HS: Thực hiện ý 1 của câu C8.
GDMT:
Những nguyên nhân gây ra cận thị là do: Ô nhiễm môi trường, có thói quen làm việc thiếu ánh sáng không khoa học...
Những người cận thị do mắt phải điều tiết liên tục nên thường bị tăng nhãn áp, chóng mặt, đau đầu, ảnh gưởng đến lao đoongj và tham gia giao thông...
Biện pháp bảo vệ mắt:
+ Để giảm các nguy cơ mắc các tật của mắt, mọi người hãy cùng nhau giữ gìn môi trường trong lành, không có ô nhiễm và có thói quen làm việc khoa học.
+ Người bị cận thị không nên điều khiển phương tiện giao vào buổi tối, khi Trời mưa và đi với tốc độ cao.
+ cần có các biện pháp bảo vệ mắt và tập luyện tránh nguy cơ để mắt bị tật và bị nặng hơn. Thông thường người bị cận thị khi 25 tuổi thì thủy tinh thể ổn địng. ( tật không nặng hơn)
è GIAÙO DUÏC HÖÔÙNG NGHIEÄP: caáu taïo cuûa maét, ñieåm cöïc caän vaø cöïc vieãn cuûa maét laø neàn taûng cho caùc coâng vieäc trong ngaønh y teá ñeå chöõa caùc beänh veà maét.
I. Mắt cận.
1. Những biểu hiện của tật cận thị.
C1: + Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.
+ Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.
+ Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ngoài sân trường
C2: Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm Cv của mắt cận ở gần mắt bình thường.
2. Cách khắc phục tật cận thị.
C3: Xem kính đó có cho ảnh ảo nhỏ hơn vật hay không?
C4: H 49.1 SGK.
+ Mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm Cv của mắt.
+ A’B’ phải hiện lên trong khoảng từ điểm Cc " Cv của mắt, tức là phải nằm gần mắt hơn so với điểm Cv.
* Kết luận: Kính cận là TKPK. Người cận phải đeo kính này để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm Cv của mắt.
II. Mắt lão
1. Những đặc điểm của mắt lão.
( SGK)
2. Cách khắc phục tật mắt lão.
C5: Xem kính đó có khả năng cho ảnh ảo lớn hơn vật hoặc cho ành thật hay không?
C6: Vẽ H 49.2 SGK.
+ Mắt lão không nhìn rõi vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm Cc của mắt.
+ A’B’ phải hiện lên xa mắt hơn điểm Cc của mắt. Với kính lão trong bài thì yêu cầu này có thể thực hiện được.
* Kết luận: Kính lão là TKHT. Mắt lão phải đeo kính này để nhìn rõ các vật ở gần mắt.
III. Vận dụng
C7: HS thực hiện.
C8: Bằng cách nhìn vào một dòng chữ để sát mắt. Đo khoảng cách từ mắt đến chữ
- HS thực hiện.
- Bài 49.1 D.
4.4/. Câu hỏi và bài tập củng cố:
(Củng cố và luyện tập bằng hoạt động 4).
4.5/. Hướng dẫn HS tự học.
Đối với tiết học hôm nay:
Học thuộc ghi nhớ và xem lại SGK.
Làm các bài tập từ bài 49.2 " 49.4 SBT.
Đọc phần “có thể em chưa biết”
Đối với bài học tiếp theo:
Đọc và nghiên cứu trước bài “Kính lúp”.
+ Đặc điểm của kính lúp.
+ Kính lúp dùng để làm gì?
+ Số bội giác của kính lúp.
Chuẩn bị: 1 xác con kiến, 1 chiếc lá, bảng thị lực / 129 SGK.
5. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mat_can_va_laoli_9_8804.doc