Giáo án Ngữ văn 8

Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP I. Mục tiêu: - GV nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của HS qua một bài làm tổng hợp về: Mức độ nhớ kiến thức văn học, tiếng Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn; mức độ vận dụng các kiến thức tiếng Việt để giải các bài tập phần văn, tập làm văn; kĩ năng viết tự luận văn thuyết minh, kĩ năng trình bày, diễn đạt. - HS được củng cố kiến thức theo hướng tích hợp. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, bài làm của học sinh đã chấm. - HS: Bài làm của mình. III. Cách thức tiến hành: Thảo luận, thực hành. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:

doc244 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: NG Tiết 61 Thuyết minh về một thể loại văn học I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ) đã học. Rèn thao tác quan sát, nhận xét, khái quát, nêu ví dụ cụ thể về thể loại văn học cần thuyết minh. II. Phương tiện thực hiện: - GV: SGK, SGV, giáo án, một bài thơ Đường luật. - HS: Chuẩn bị bài. III. Cách thức tiến hành: Phân tích mẫu, khái quát, luyện tập. IV. Tiến trình giờ học: A. ổn định tổ chức: 8A: ......................8B............... B. Kiểm tra bài cũ: H: Khi thuyết minh về một thứ đồ dùng, muốn giới thiệu về đặc điểm, cấu tạo của nó, ta cần phải có những thao tác nào? (Quan sát, mô tả) C. Bài mới: Như các em đã biết, thuyết minh là kiểu bài nhằm cung cấp những tri thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống xã hội... cho người đọc, người nghe được biết. Các em cần hiểu tri thức ấy nó không chỉ ở trong đời sống hằng ngày, trong khoa học tự nhiên mà nó còn ở trong lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là môn Văn học. Để cung cấp cho người đọc, người nghe thấy được các đặc điểm của từng thể loại VH, giờ này chúng ta cùng tìm hiểu bài. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - Qua xem SGK ở nhà và qua bài này, để làm được kiểu bài này, các em cần quan tâm tới 2 nội dung kiến thức: lí thuyết (phương pháp làm bài) và luyện tập để củng cố. H: Muốn làm được bài văn, bước đầu tiên phải làm là gì? - Tìm hiểu đề. H: Nêu yêu cầu của đề văn trên? H: Muốn tìm hiểu một bài thơ xem nó thuộc thể thơ nào, trước tiên em phải làm gì? - Quan sát. - GV cho HS quan sát 2 bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”. - GV gọi HS đọc. H: Quan sát 2 bài thơ này, em hãy cho biết mỗi bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ? H: Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy y thêm bớt được không? - Số dòng, số chữ ấy là bứt buộc và không thể thay đổi hoặc thêm bớt được. - GV kết luận: H: Theo em, tại sao lại phải quan sát số dòng, số chữ trông mỗi bài thơ? - Liên quan đến bố cục, số lượng từ ngữ được dùng trong mỗi phần, mỗi câu thơ. H: Qua tìm hiểu ở trên, ta thấy quan sát để tìm ra vấn đề gì trong bài thơ, thể thơ? - Thấy được đặc điểm hình thức (thể thơ) của thơ TNBC. H: Đếm số dòng, số chữ để thuyết minh như vậy nghĩa là em đã s/d PPTM nào? - Liệt kê, dùng số liệu. H: Các em đã học về thanh trong thơ TNBC ở lớp 7, quan sát bài thơ (các dòng thơ), em hãy ghi kí hiệu bằng (B), trắc (T) vào dưới mỗi tiếng trong bài thơ? Bài 1 Bài 2 t b b t t b b b b t t t b b t t b b t t b b t b b t T b t t b b b t t t t t b b t t t b t t t b b b b t t t b b T b b t b b t t b b t b b t t t b b t t b b t b b t t b b t t b b t t t t t b b t t b b b t t B b b b b t t b b - GV gọi HS khác nhận xét. GV: Thanh trong thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về thanh bằng – trắc trong từng câu và trong cả bài. Hệ thống thanh bằng trắc được tính từ chữ thứ 2 của câu thơ thứ nhất. Nếu chữ này là thanh bằng thì bài thơ được làm theo luật bằng và ngược lại. H: Hai bài thơ trên được viết thoe luật thanh nào? - Sự phối hợp bằng - trắc: chặt chẽ theo qui luật “nhất, tam, ngũ bất luận - nhị, tứ, lục phân minh” -> tạo nên đối- niêm. H: Phép đối thường được vận dụng ntn trong những câu thơ nào của bài thơ TNBC? - Bài 1: Trong bốn biển >< giữa năm châu Khách không nhà >< người có tội -> Đối cả về y và thanh. Bủa tay ôm chặt >< mở miệng cười tan. Bồ kinh tế >< cuộc oán thù. - Bài 2: Xách búa đánh tan >< Ra tay đập bể Năm bảy đống >< mấy trăm hòn. Tháng ngày bao quản >< mưa nắng càng bền Thân sành sỏi >< dạ sắt son. GV: Nếu dòng trên là tiếng bằng ứng với dòng dưới cũng là tiếng bằng thì gọilà “niêm” với nhau (dính nhau). Niêm được tính ở chữ thứ hai của các dòng thơ. H: Dựa vào sự HD đó, em hãy tìm “niêm trong thơ TNBC? H: Trong 2 bài thơ, những tiếng nào hiệp vần với nhau? - Bài 1: lưu, tù, châu, thù, đâu. - Bài 2: Lôn, non, hòn, son, con. H: Các tiếng này đều gieo vần gì? H: Những tiếng này nằm ở vị trí nào trong dòng thơ? - Chữ cuối trong dòng thơ 1,2,4,6,8. H: Những chữ này được gieo vần theo những kiểu nào? H: Thơ muốn nhịp nhàng thì phải ngắt nhịp, nhịp trong thơ TNBC thường được ngắt ntn? - Cách ngắt nhịp phổ biến là nhịp chẵn lẻ 4/3 H: Từ những quan sát, nhận xét đó, em hãy cho biết khi tìm hiểu về đặc điểm của thể thơ TNBC thì em cần tìm hiểu những gì? - Tìm hiểu số dòng, số tiếng, thanh, đối, vần, nhịp,... H: Qua phân tích trên, các em đã hiểu rõ về thể thơ này chưa? (rồi). H: Tương tự như vậy, các em có thể thuyết minh về các thể loại VH khác được không? Khi đó em cần dựa vào đâu? - Có. Dựa vào đặc điểm cuả thể loại VH ấy. H: Quan sát rồi nhưng muốn làm được bài thì khâu phải làm tiếp theo là gì? - Lập dàn ý. - HS đọc dàn bài trong SGK. H: Em có nhận xét gì về dàn bài trên? Nó có điểm gì giống và khác với các kiểu bài đã học? Cụ thể là khác ở chỗ nào? - Giống nhau: Cũng có bố cục chung của VB (3 phần). - Khác nhau: Nội dung là TM về đặc điểm của một thể thơ (TNBC). H: Nêu nhiệm vụ của phần MB trong một bài văn TM? Với đề văn này, em sẽ vận dụng PPTM nào để phù hợp với phần MB? - Giới thiệu đối tượng được TM. - Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC: Thất ngôn bát cú là thể thơ cổ, có từ đời Đường (Trung Quốc) được nhiều nhà thơ Việt Nam ưa chuộng. H: Thân bài có nhiệm vụ gì? TM các đặc điểm của thể thơ TNBC. - Số câu, số chữ trong mỗi bài. - Sự phối thanh bằng – trắc. - Đối, vần, nhịp của thơ. H: Phần thana bài, em nên chọn PPTM nào? - Vận dụng nhiều PPTM: nêu ví dụ, so sánh, phân loại phân tích) H: Phần kết bài ta có thể trình bày thế nào? GV: Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong cách làm một bài văn TM về một thể loại VH. H: Muốn TM được một thể loại VH, ta cần có những thao tác nào? H: Trong quá trình TM, ta cần chú y đến những yêu cầu nào? - HS đọc ghi nhớ: SGK/154 - GV gọi HS đọc phần TM về truyện ngắn /154. H: Hãy tìm bố cục của bài TM? H: Phần MB, người viết đã dùng PP nào để TM? - Nêu định nghĩa, so sánh. H: Phần TB, người ta nêu ra những đặc điểm nào chủ yếu? Có sử dụng PPTM nào? - Đặc điểm: + Dung lượng nhỏ thường chỉ là một mảng của cuộc sống. + Nhân vật, sự kiện: Không nhiều. + Cốt truyện: Diễn ra trong 1 không gian, thời gian hạn chế. + Kết cấu: Thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm rõ chủ đề. + Độ dài: ngắn. - PPTM: Phân loại, phân tích. H: Phần KB nêu ra y gì? I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học: 1. Bài tập: Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. - Kiểu bài: Thuyết minh. - Nội dung (đối tượng): Thể thơ TNBC. a. Quan sát: - Số dòng, số chữ (tiếng). + 8 câu (dòng)/ bài. + 7 chữ (tiếng)/ dòng. => Đó là đặc điểm hình thức của thể thơ TNBC. - Sự phối thanh (bằng- trắc): + Thanh bằng. - Đối - niêm : + Đối: câu 3 -4, câu 5- 6. + Niêm: 2-3, 4-5, 6-7, 8 -1. - Vần: + Vần bằng. + Chữ cuối các câu : 1,2,4,6,8. + Vần liền và vần cách. - Nhịp: 4/3. => Đặc điểm của thể thơ TNBC. b. Lập dàn ý: * Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ TNBC. * Thân bài: TM các đặc điểm của thể thơ TNBC. * Kết bài: Cảm nhận cuả em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ. 2. Kết luận: - Quan sát, nhận xét, khái quát thành những đặc điểm. - Cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những VD cụ thể. II. Luyện tập: Bài tập: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn. Bố cục: 3 phần. - Mở bài: Nêu định nghĩa về truyện ngắn.. - Thân bài: Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn. + Dung lượng nhỏ thường chỉ là một mảng của cuộc sống. + Nhân vật, sự kiện: Không nhiều. + Cốt truyện: Diễn ra trong 1 không gian, thời gian hạn chế. + Kết cấu: Thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm rõ chủ đề. + Độ dài: ngắn. - Kết bài: Đánh giá về thể loại truyện ngắn. D. Củng cố: - Viết bài thuyết minh về thể loại truyện ngắn? E. HDVN: - Học bài, làm BT 2. - Giờ sau: HDĐT: Muốn làm thằng cuội. -------------------------------------------------------------- NS: NG: Tiết 62 HDĐT: muốn làm thằng cuội. (Tản Đà) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: Thấy được tâm sự và ước vọng rất “ngông” của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực tại tầm thường, mong muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng ước mơ lên trăng làm thằng Cuội. Những nét mới mẻ của thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Lòi thơ nhẹ nhàng, trong sáng, rất giản dị như lời nói bình thường lại pha chút hóm hỉnh, duyên dáng. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích cấu trúc thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - HS: Soạn bài. III. Cách thức tiến hành: Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng. IV. Tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức: 8A: ..........................8B..... B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? - Nêu nội dung chính của bài thơ? C. Bài mới: Tản Đà là một thi sĩ có tài sống giữa thời buổi nho học tàn tạ, xã hội xấu xa nhơ bẩn, ông tìm cách thoát li vào rượu, thơ, cõi mộng, cõi tiên. ông là thi sĩ VN đầu tiên hiện diện trong “cái tôi” đầy đủ bản ngã của mình – cái tôi sầu mộng, cái tôi ngông nghênh phớt đời. Một trong những bài thơ thể hiện “cái tôi” là “Muốn làm thằng Cuội”. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ màng, 4 câu đầu giọng hơi buồn, 4 câu cuối giọng vui, pha chút phớt đời, nhịp thơ cũng có sự thay đổi từ 4/3 sang 2/2/3. - Giáo viên . Gọi 2 học sinh đọc 2 lần bài thơ. - Giáo viên nhận xét cách đọc. H: Em hãy nêu những nét khái quát về tác giả Tản Đà? - HS trả lời. H: Em có nhận xét và đánh giá gì về tài năng và con người của Tản Đà? - GV khái quát và giới thiệu chân dung nhà thơ: GV giải thích: + XH: Phong kiến – Thực dân nửa phong kiến. + Học chữ Hán – sáng tác chữ Quốc ngữ. + Lối sống tự do – phóng khoáng thể hiện một cái “ngông” Tản Đà. H: Bài thơ được in trong tập thơ nào? - Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ tài hoa lãng mạn và phong cách thơ Tản Đà. - GV gọi HS đọc 5 chú thích SGK. H: Nhân vật trữ tình cuả bài thơ là ai? - Em. H: Nhân vật trữ tình có tâm trạng gì? - Tâm sự: chán cuộc sống trần thế và ước muốn cuộc sống trên cung trăng. - HS đọc 2 câu đầu. H: Tác giả nói gì qua 2 câu thơ này? H: Tác giả buồn chán về điều gì? H: Trong nỗi buồn ấy còn ẩn một tình cảm nào lớn hơn? - Buồn lắm, chán rồi. -> Nỗi buồn của nhà thơ đã lên đến tận cùng của giới hạn. H: Tai sao tác giả lại trần thế đến thế? - Chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được, mà không chán. Chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng: tài cao mà phận thấp. H: Nỗi buồn chán ấy được tác giả gửi tới ai? - Tác giả đem nỗi buồn ấy để giãi bày tâm sự vơi một người bạn rất đặc biệt - chị Hằng. H: Tại sao nhà thơ lại gửi tâm sự tới người người ở trên trời cao xa tít ấy? - ở nơi trần thế, tác giả thiếu người cô đơn thiếu người tri kỉ nên muốn thoát tục lên cõi tiên để giãi bày tâm sự. Vì chỉ có thiên nhiên như trăng, thu, mây, gió mới hiểu được nỗi lòng của nhà thơ. H: Qua 2 câu thơ trên giúp ta hiểu được gì ở nhà thơ? - HS đọc 4 câu tiếp. H: Nêu nội dung của 4 câu đầu? H: Khi bế tắc nơi trần thế, tác giả muốn được đi đâu? - Lên cung trăng. H: Tác giả đã xưng hô với chị hằng là gì? Muốn chị Hằng cho mình làm nhân vật nào? - Xưng hô: chị – em -> thoắt cái đã thành bầu bạn khi đặt chân tới cung trăng. H: Theo em ước muốn của tác giả như vậy có bình thường không? Ước muốn ấy thể hiện thái độ gì của tác giả? - Ước muốn ấy trái với lẽ thường. Vì người ta chỉ ước muốn những gì ở cõi trần chứ chẳng ai muốn là chú Cuội, thành ngữ „nói dối như Cuội” vốn đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. - Ước muốn ấy thể hiện bản lĩnh của con người không chịu nép mình trong khuôn khổ. Đó là khát vọng tự do được sống trong cõi tiên trong sạch, thoát khỏi sự nhơ bẩn xấu xa của cõi tục. Đồng thời nó cũng thể hiện cái ngông của tác giả. H: Một thế giới mong muốn được mở ra ntn trên cung quế, cành đa. - Thế giới của biết bao ánh sáng yên ả, thanh bình, vui tươi. H: Như vậy 4 câu thơ này thể hiện nỗi niềm nào của tác giả? - HS đọc 2 câu cuối. H: Nội dung của 2 câu cuối là gì? H: Trong câu thơ cuối có 3 hành động? Đó là những hành động nào? - tựa nhau, trông xuống thế gian, cười. H: Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả? - Cười. H: Tác giả cười điều gì? - Cười những xấu xa của trần thế. H: Tiếng cười đó thể hiện YN gì? - Đó là tiếng cười thỏa mãn vì đã đạt được y nguyện thoát tục. - Thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ của nhà thơ với cõi tục. GV: Y định mỗi năm cười thế gian một lần đã cho ta thấy tác giả đã hoàn toàn quên cõi đời mà sống bằng cõi mộng mơ. H: Hai câu cuối đã bộc lộ tam trạng gì của tác giả? H: Em thấy bài thơ này có những nét NT nào là đặc sắc, độc đáo và mới mẻ? H: Tất cả những điều đó thể hiện cái gì trong con người nhà thơ? - HS đọc GN/157. H: Tiêu đề bài thơ là “ Muốn làm thằng Cuội” đã gợi cho em suy nghĩ gì? - Làm một nhân vật cổ tích. - Bắt nguồn từ tâm trạng chán ghét thực tại. - Khát vọng về một XH tốt đẹp. - Đỉnh cao của cái „ngông” trong thơ Tản Đà. I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: - Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. - Quê hương: núi Tản – sông Đà. - Là con người của hai thế kỉ. - Thơ văn Tản Đà là cầu nối giữa nền thơ ca cổ điển với nền thơ hiện đại VN. - Trong thơ ông bộc lộ cái tôi, thổi luồng gió lãng mạn vào thơ ca VN. b. Tác phẩm: - In trong cuốn “Khối tình con I”- xuất bản năm 1917. c. Từ khó: II. Tìm hiểu văn bản: 1. Hướng dẫn tỡm hiểu nội dung * Nỗi buồn chán của nhà thơ: - Nỗi buồn trần thế: buồn lắm, chán rồi. - Giãi bày tâm sự cùng chị Hằng. -> Khát vọng được sống khác với cõi trần. * Ước muốn của nhà thơ: - Xưng hô: chị – em -> bầu bạn. - Ước muốn: làm chú Cuội. -> Nỗi khát khao thoát li khỏi cuộc đời trần thế và niềm vui sướng khi tìm thấy người bạn tri kỉ. * Thái độ của tác giả: Cười trần thế. -> Buồn chán đến tột cùng cái XH mình đang sống, khát khao XH thay đổi theo hướng tốt đẹp. b. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú có biến thể. - Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. - Giọng điệu hóm hỉnh, bộc lộ trực tiếp điều mình muốn. - Giàu chất trữ tình, lãng mạn. 4. Tổng kết: III. Luyện tập: D. Củng cố: - HS đọc diễn cảm bài thơ. - Qua bài thơ, em hiểu gì về tâm sự cuả tác giả? Điều gì tạo nên sự hấp dẫn của bài thơ? E. HDVN: - Học bài, làm BT phần luyện tập. - Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà. - Giờ sau: Ôn tập TV. -------------------------------------------------- NS: NG: Tiết 63 ôn tập tiếng việt I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: hệ thống hóa kiến thức đã học về tiếng Việt (ngữ pháp + từ ngữ) ở học kì I. - Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nói, viết. - Có ý thức củng cố tích hợp ngang với văn, tập làm văn. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - HS: Ôn tập. III. Cách thức tiến hành: Ôn tập, thực hành, hệ thống hóa kiến thức. IV. Tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức: 8A: 8B B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị ôn tập của học sinh. C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV yêu cầu HS nhắc lại KN các bài thuộc đơn vị từ vựng. H: Nêu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? H: Thế nào là trường từ vựng? - Là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. H: Khái niệm từ tượng hình? Tượng thanh? - Từ tượng hình: Gợi tả hình dáng, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. H: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH? - Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. - Biệt ngữ XH: Từ ngữ chỉ được dùng một tầng lớp xã hội nhất định. H: Nhắc lại khái niệm về biện pháp nói quá? - Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. H: Nnói giảm, nói tránh là gì? - Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự. - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm trợ từ, thán từ, tình thái từ. H: Thế nào là trợ từ, thán từ? - Trợ từ: Những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. - Thán từ: Dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi tách thành một câu đặc biệt. H: Tình thái từ là gì? - Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. H: Thế nào là câu ghép? - Là câu có hai hay nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C –V gọi là một vế câu. - Cách nối các vế câu: Dùng QHT, cặp QHT, cặp phó từ, đại từ, chỉ từ hô ứng. Dùng dấu câu: phẩy, chấm phẩy, hai chấm. - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: Bổ sung, nối tiếp, nguyên nhân, kết quả... GV hướng dẫn HS làm bài tập. A. Hệ thống hóa kiến thức đã học: I. Từ vựng: 1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2. Trường từ vựng. 3. Từ tượng hình, từ tượng thanh. 4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH. 5. Nói quá. 6. Nói giảm, nói tránh. II. Ngữ pháp: 1. Trợ từ, thán từ. 2. Tình thái từ: 3. Câu ghép. B. Bài tập thực hành. Bài tập 1: Văn học dân gian: + Truyện cổ tích + Truyện thần thoại + Ca dao + Tục ngữ Bài tập 2: Hai VD về nói quá: - Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho - Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Bài tập 3. Xác định câu ghép. - Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. D. Củng cố: - GV đánh giá việc làm bài tập của học sinh. E. HDVN: Ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I. ----------------------------------------------- NS: NG: Tiết 64 Trả bài tập làm văn số 3 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: Ôn lại kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh. Rèn luyện kĩ năng sửa lỗi trong một văn bản: lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi về liên kết... - Đánh giá kết quả vận dụng lí thuyết vào thực hành. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, bài làm của học sinh đã chấm. - HS: Bài làm của mình III. Cách thức tiến hành: Thảo luận, thực hành. IV. Tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức: 8A 8B B. Kiểm tra bài cũ: Không C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản H: Xác định yêu cầu của đề? H: Nêu bố cục của bài văn? - 3 phần. H: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài? H: Phần TB, em sẽ trình bày những ý nào? H: Nêu phần KB? - Đa số HS xác định đúng kiểu bài thuyết minh. - Bài viết có cấu trúc đầy đủ ba phần: MB, TB, KB. - Phần lớn HS đã giúp cho người đọc hiểu rõ về đối tượng thuyết minh ở mọi mặt: cấu tạo, công dụng, cách sử dụng. - Nhiều bài viết sử dụng nhiều câu ngắn, nghĩa tường minh để làm rõ đối tượng. - Một số bài viết lạc sang thể loại miêu tả, phát biểu cảm nghĩ. - Diễn đạt chưa mạch lạc do sắp xếp ý chưa khoa học. - Nhiều HS viết sai chính tả, chữ xấu. VD: Tuấn, Đạt ( 8A), Trần Đại, Tuấn Anh, Ngọc ..( 8B) Điểm 8a 8b 0 0 0 0 1-2 0 0 3-4 1 6 5-6 10 17 7-8 24 9 9-10 4 0 Điểm 5 % Số bài 0 0 7 27 33 4 70 100 1.Trên nắp bút có công tắc để bật lên bật xuống.-> nút bấm. 2. Trước kia khi chưa có chữ viết. Thì chưa cần đến bút.-> Trước kia khi chưa có chữ viết, thì con người chưa cần đến bút. 3.Trong các đồ vật hiện tại hàng chiếc bút bi xuất hiện từ h/s, sinh viên đến các thầy cô giáo dến tất cả công nhân viên chức. 4. Bút bi gồm hai lớp: lớp ngoài và lớp chong.-> trong. Đề bài: Thuyết minh về cây bút bi. I. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Thuyết minh. - Đối tượng: Cái phích nước. II. Lập dàn bài: 1. Mở bài (1,5 đ): Giới thiệu về cây bút bi. (Bút bi là thứ đồ dùng rất quen thuộc gắn bó với nhiều HS.) 2. Thân bài (6 đ): - Lịch sử ra đời: - Cấu tạo: Gồm hai bộ phận: + Vỏ: được làm bằng nhựa có màu sắc rất bắt mắt (xanh, đen, đỏ, tím,...) + Ruột bút: Bằng nhựa chứa mực có ngòi viết với những nét khác nhau. - Tác dụng: Có nhiều loại bút khác nhau như bút bi, bút mực, bút chì... nhưng bút bi được dùng nhiều hơn vì nó tiện lợi không gây bẩn như bút máy, hoặc không mờ nét chữ dễ gẫy như bút chì. - Cách s/d: Rất đơn giản chỉ bấm bút đẩy ngòi lên như lò so-> giá đỡ. - Bảo quản: Đậy bút cẩn thận khi không dùng hoặc dùng xong, không làm rơi... c. Kết bài (1,5 đ): - Nhấn mạnh tầm quan trọng của dụng cụ đó đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng. - Lời khuyên về dụng cụ đó trong môi trường học vấn. (Hãy coi bút bi là người bạn trong việc lĩnh hội tri thức.) III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: 2. Nhược điểm: 3.Kết quả: IV. Chữa lỗi cụ thể: 1.Lỗi dùng từ. 2.Lỗi viết câu. 3.Lỗi diễn đạt. 4.Lỗi chính tả. V. Đọc bài văn mẫu. VI. Trả bài, lấy điểm: D. Củng cố: - Nhận xét giờ học. - HS chữa bài. E. HDVN: - Đọc lại các văn bản thuyết minh mẫu. Chuẩn bị kiểm tra học kì I ------------------------------------ NS: NG: Tiết 65 Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết nhận dạng, sắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn. Rèn kĩ năng: Xác định chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. Giáo dục hs ý thức học tập nghiêm túc , yêu thích bộ môn . II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - HS: Đọc trước bài. III. Cách thức tiến hành: Tích hợp, qui nạp, thực hành. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: 8B B. Kiểm tra bài cũ: - Cách làm bài văn thuyết minh? Thuyết minh một thể loại văn học? - Bố cục một bài văn thuyết minh? C. Bài mới. Thế nào là đoạn văn? Vai trò của đoạn văn trong bài văn? Cấu tạo thường gặp của đoạn văn? Em hiểu thế nào là chủ đề? Chủ đề trong đoạn văn? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - Đọc đoạn a. - Đoạn văn gồm mấy câu? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý? Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu nào? Mỗi câu trong đoạn văn có vai trò như thế nào trong việc thể hiện và phát triển chủ đề? ? Đấy có phải là những đoạn văn miêu tả, tự sự hay biểu cảm, nghị luận không? Vì sao? Đọc đoạn b. Tìm hiểu tượng tự. Qua phân tích mẫu : khi làm bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì ? * Ghi nhớ: SGK / 15 - Đọc 2 đoạn văn trong SGK. Đoạn văn trên thuyết minh về cái gì? Yêu cầu cần đạt được của đoạn văn? Đoạn văn đó sắp xếp đã hợp lí chưa? Cách sắp xếp nên như thế nào? GV: Và khi dựng đoạn văn này cần để câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn. - Có thể sửa lại như sau: “ Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút bi có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết, hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Khi viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện viết chữ nét thanh nét đậm.” ? Đoạn văn b có nhược điểm gì? - Đoạn văn b giới thiệu về chiếc đèn bàn – một đồ dùng quen thuộc trong gia đình. - Em học sinh đó trình bày quá lộn xộn, rắc rối, phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo. Có thể sửa lại như thế nào? - Có thể sửa lại như sau: “Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có hai loại chủ yếu: đèn điện, đèn dầu. ở đây chỉ giới thiệu cấu tạo sơ lược của một kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy: đầu tiên là đế đèn (được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn nối với công tắc, luồn hướng lên trong một ống thép không gỉ, thẳng đứng, tới đầu ống, nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25 đến 75 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt thay hợp kim (hoặc vải, lụa, có khung sắt và vòng thép gắn vào bóng đèn)”. ? Tóm lại, khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý đến điều gì? Các ý trong đ v sắp xếp theo trình tự nào? - Đọc phần ghi nhớ/SGK. GV hướng dẫn HS làm bài luyện tập. Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. GV hdẫn HS: Có thể cụ thể hóa, phát triển thành một vài ý nhỏ sau: - Các em viết ra giấy nháp? - Mời hai em lên bảng viết đoạn văn đó? (Học sinh lên bản viết, chia đôi bảng). Viết đoạn văn giới thiệu sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1. I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1. Nhận dạng đoạn văn thuyết minh: a. Ví dụ: Xét 2 đoạn văn /SGK. b. Nhận xét: * Đoạn a. - Gồm 5 câu, câu nào cũng có từ “nước” được sử dụng lặp lại. -> Đó là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề của đoạn văn. - Chủ đề của đoạn văn được thể hiện ở câu chủ đề: Câu 1- tập trung vào cụm từ “thiếu nước sạch nghiêm trọng” - Vai trò của từng câu: Câu 1. Giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới. Câu 2. Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với tổng lượng nước trên trái đất. Câu 3. Giới thiệu sự mất tác dụng của phần lớn lượng nước ngọt. Câu 4. Giới thiệu số lượng người khổng lồ thiếu nước ngọt. Câu 5. Dự báo tình hình thiếu nước. - Đoạn văn trên không thuộc kiểu văn bản: + Miêu tả: Vì không miêu tả màu sắc, mùi vị của nước. + Kể chuyện: Vì không kể, thuật những chuyện về nước. + Biểu cảm: Vì không biểu hiện cảm xúc. + Nghị luận: Vì không bàn luận, phân tích, chứng minh, giải thích. => Là một đoạn văn thuyết minh vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay (giới thiệu một sự việc - hiện tượng tự nhiên - xã hội). * Đoạn b. - 3 câu chủ đề giới thiệu về đồng chí Phạm Văn Đồng. -> Đoạn văn thuyết minh: giới thiệu về một danh nhân, một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó. c. Kết luận: - Xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn. 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: a. Bài tập: Xét 2 đoạn văn trong SGK/14. * Đoạn a. - Đoạn văn giới thiệu một dụng cụ học tập quen thuộc - một đồ vật thông dụng: chiếc bút bi. - Yêu cầu: Nêu rõ chủ đề Cấu tạo của bút bi, công dụng. Cách sử dụng bút bi. - Mắc lỗi: Không rõ câu chủ đề, chưa có ý công dụng, các ý lộn xộn, thiếu mạch lạc. = > Cần tách thành 3 ý rõ ràng: Cấu tạo, công dụng, cách sử dụng. * Đoạn b. Tương tự. Nhược điểm: Lộn xộn, rắc rối, phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn- một đồ dùng quen thuộc trong gia đình. b. Kết luận: - Khi viết đoạn văn thuyết minh: cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. - Cần sắp xếp các ý theo thứ tự cấu tạo của sự vật, nhận thức (tổng thể -> bộ phận, ngoài -> trong, xa -> gần), diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hoặc chính phụ,... II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn thuyết minh: “Giới thiệu trường em” - Yêu cầu: Ngắn gọn, từ một đến hai câu một đoạn. Hấp dẫn, ấn tượng kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện. VD. Mở bài. Mời bạn đến thăm trường tôi- ngôi trường be bé nằm ở giữa đồng xanh, ngôi trường thân yêu- mái nhà chung của chúng tôi. Kết bài. Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quí vô cùng ngôi trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời tôi. 2. Bài tập 2: - Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình. - Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp. - Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. 3. Bài tập 3: D. Củng cố: - Nêu yêu cầu cơ bản khi viết đoạn văn thuyết minh? E. HDVN: - Học bài. - Soạn bài: Quê hương. --------------------------------------------------------- Tiết 66 HDĐT: hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) I. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu: - Qua việc mượn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết, cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh với đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” đã học. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - HS: Soạn bài. III. Cách thức tiến hành: Đọc, đàm thoại, phân tích, bình giảng. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”? - Nêu nội dung chính của bài thơ? Phân tích 2 câu thơ cuối? C. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hướng dẫn đọc. HS đọc bài. GV nhận xét. Giới thiệu một vài nét về tác giả? Giới thiệu tác phẩm? H: Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản? H: Tìm bố cục đoạn trích? - Đọc 8 câu thơ đầu. H: Cảnh vật thiên nhiên trong bốn câu đầu được miêu tả như thế nào? Những từ ngữ mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu gây cho em cảm giác gì? Có phải đây chỉ hoàn toàn là cảnh thật hoặc phóng đại? - Cuộc chia li của ba cha con Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Hùng diễn ra ở một nơi biên giới núi rừng ảm đạm, heo hút. Đây là nơi tận cùng của đất nước. Đối với cuộc ra đi không có ngày trở lại của người cha thì đây là điểm cuối cùng để rồi chia tay vĩnh viễn với quê hương, với non sông Đại Việt. H: Trong bối cảnh đau thương như vậy, tâm trạng của người cha ra sao? - Trong hoàn cảnh đau đớn éo le: cha bị bắt giải sang Trung Quốc, không mong ngày trở lại. Con muốn đi theo cha để săn sóc cha già cho tròn đạo hiếu, nhưng cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc cứu nước, trả thù nhà. Đối với cả hai cha con, tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm, da diết nên đều tột cùng đau đớn, xót xa: “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dặm khơi Trông con tầm tã mưa rơi Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên”. - Nước mất nhà tan, cha con anh em li biệt. Bởi vậy những hình ảnh máu nóng, hồn nước vẫn là hình ảnh đã rất quen thuộc và có phần sáo mòn, nhưng ở đây người đọc vẫn được cuốn theo tâm trạng và cảm xúc của hai cha con, nhất là người cha già đang cố dặn con, trăng trối với đứa con trai lớn mà ông vô cùng tin tưởng, hi vọng. H: Những cụm từ: “hạt máu nóng, hồn nước, thân tàn lần bước dặm khơi, tầm tã châu rơi” là cách nói gì? Tác dụng như thế nào? Nó có phù hợp với văn cảnh này không? - Cách nói ước lệ quen thuộc của thơ văn trữ tình trung đại, nhưng ở đây rất phù hợp với văn cảnh nói về khoảnh khắc lịch sử cách chúng ta đã gần 600 năm. Không những thế nó còn gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng như lời trối trăng, khiến người nghe, người đọc xúc động. GV: Tóm lại, tám câu thơ đầu đã thể hiện rất rõ nét tâm trạng đau đớn, xót xa của người cha trên ải Bắc khi phải chia tay với con trai. Lời cha dặn con trong phút chia tay ấy rất chân thành, thiêng liêng, không chút sáo mòn, ước lệ. Nói khác đi, đây là lời trăng trối, lời huyết lệ của tình cha con, cũng là lời non sông đât nước. H: Gọi học sinh đọc lại đoạn 2? Mạch thơ của đoạn này như thế nào? Nó được phát triển qua mấy ý nhỏ? - 3 ý nhỏ: + 4 câu đầu: Người cha tự hào nhắc đến lịch sử dân tộc. + 8 câu tiếp: Hiện thực đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh. + 8 câu cuối: Tâm trạng người cha. H: Người cha nhắc đến lịch sử dân tộc trong những lời khuyên nào? Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Giời Nam riêng một cõi này, Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì! H: Lời người cha khiến em nhớ đến những tích nào trong lịch sử dân tộc? H: Qua các tích trên, người cha muốn nói đến những nét nào của lịch sử dân tộc? - Người cha nhắc lại cho con rất nhiều nét cao quý đáng tự hào trong lịch sử dân tộc: là một dân tộc có nguồn gốc, nòi giống cao quý, có lịch sử lâu đời, có quyền độc lập, tự chủ, là một dân tộc có nhiều anh hùng hào kiệt, không kém bất kì một dân tộc nào khác; những nét đó làm nên Hai chữ nước nhà. H: Tại sao khi khuyên con, dặn dò con những lời cuối cùng, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc trước nhất? - Những lời dặn của người cha cũng là những điều có thực trong lịch sử dân tộc, người cha muốn khêu gợi, muốn khích lệ dòng máu anh hùng dân tộc ở người con. H: Điều này cho thấy tình cảm sâu đậm nào trong tấm lòng người cha? - Điều này cho thấy, dù bị bắt, Nguyễn Phi Khanh vẫn luôn nghĩ về đất nước, về dân tộc với niềm tự hào sâu sắc, vẫn giữ trong lòng một tình yêu đất nước mãnh liệt, thiết tha. H: Tình cảm của Nguyễn Phi Khanh cũng là tình cảm của ai? - Là tình cảm yêu nước thiết tha của tác giả. ở đây, Trần Tuấn Khải đã mượn lời người cha để thổ lộ nỗi lòng mình. H: Đọc 8 câu thơ tiếp theo? Hiện thực đất nước được diễn tả bằng những câu thơ nào? Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm họa xương rừng, máu sông! Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con. H: Nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ? - Đoạn thơ có nhịp nhanh hơn, dồn dập hơn, giọng điệu bừng bừng căm hận khi nói về tội ác của giặc. H: Phân tích các hình ảnh thơ được dùng: Khói lửa bừng bừng; xương rừng, máu sông; thành tung quách vỡ; bỏ vợ lìa con. Gợi các hình ảnh đó mang tính chất như thế nào? Gợi cảnh tượng ra sao? - Các hình ảnh thơ trên tác giả dùng mang tính chất ước lệ, tượng trưng nhưng vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ bởi nó gợi ra cảnh tượng của đất nước Đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh, một cảnh tượng tơi bời trong lửa khói đốt phá, giết chóc của bọn xâm lược tàn bạo tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ, làm cho bao người dân rơi vào cảnh khốn cùng. Cảnh tượng ấy gợi lên trong mỗi người nỗi nhục, nỗi đau mất nước, lòng căm thù tột độ với quân xâm lược, nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước. H: Những hình ảnh thơ trên gợi cho người đọc liên tưởng tới tình hình đất nước ở thời kì nào? - Các hình ảnh thơ trên còn gợi cho người đọc cảm nhận rõ đây chính là hình ảnh quê hương, tổ quốc Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Và đó cũng là một dụng ý của tác giả. H: Em cảm nhận được gì về tâm trạng của tác giả khi viết những dòng thơ này? - Tác giả vừa miêu tả tình trạng hiện thực đất nước, vừa lên án kẻ thù trong tâm trạng trĩu nặng những cảm xúc chân thành, xót thương, căm giận. H: Đọc 8 câu thơ cuối, tâm trạng của người cha được diễn tả trong những câu thơ nào? Thảm vong quốc kể sao xiết kể Trông cơ đồ nhường xé tâm can. Ngậm ngùi đất khóc giời than Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu H: Đoạn thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó trong việc thể hiện tâm trạng của người cha? - Đoạn thơ vẫn tiếp tục dùng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, đồng thời sử dụng phép so sánh “như xây khối uất”, “nhường vật cơn sầu”; kết hợp với phép nhân hóa “đất khóc, giời than” để cực tả nỗi đau mất nước. Nỗi đau ấy sâu sắc và thấm thía, nó không chỉ là nỗi đau của con người, mà nó thấm đến cả đất trời, sông núi; là nỗi đau của cả đất trời, sông núi Việt Nam. - Đọc diễn cảm 8 câu cuối. H: Những ý thơ nào diễn tả tình cảnh thực của người cha? H: Những chi tiết thơ trên giúp em thấu hiểu gì về cảnh ngộ của người cha lúc này? - Người cha lúc này đã già yếu, lại thất thế sa cơ, bị giặc bắt, chịu bó tay. Cảnh ngộ đó bất lực và đau xót. Đau xót cho mình và đau xót cho đất nước. H: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước, cứu nhà, người cha lại nói tới cảnh ngộ bất lực của mình? - Người cha nói nhiều đến thất bại, đến tuổi già sức mỏi, hoàn cảnh lại bất lực, bởi Nguyễn Phi Khanh biết con mình (Nguyễn Trãi) là người thực sự có tài, có ý chí, có lòng tận hiếu, tận trung. Ông muốn khích lệ con làm tiếp những điều mà cha chưa làm được, muốn con nhận thấy rằng mình hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con: “Giang sơn gánh vác sau này cậy con”, để Nguyễn Trãi sẽ thay cha rửa nhục cho nhà, cho nước. Đây là lời trao gửi của thế hệ cha truyền lại cho thế hệ con trong phút chia li vĩnh biệt. Đó là nhiệm vụ trọng đại vô cùng khó khăn và cũng thiêng liêng vô cùng. - Tiếp đến, người cha mong con “nhớ đến tổ tông khi trước”. Đó là một tổ tông như thế nào? Tổ tông đã “vì nước giao lao” vì ngọn cờ độc lập. H: Người cha nhắc đến tổ tông với mục đích gì? - Khích lệ con nối nghiệp vẻ vang của tổ tông. Hình ảnh “ngọn cờ độc lập” in “máu đào” của cha ông vừa nhắc thế hệ con cháu niềm tự hào về truyền thống anh hùng; vừa giục giã, khích lệ hành động. GV: Qua lời dặn dò cuối cùng, ta càng thấy Nguyễn Phi Khanh là người anh hùng hào kiệt, hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình, một lòng một dạ vì dân, vì nước. I. Hướng dẫn đọc - Tìm hiểu chú thích: 1. Đọc : 2. Chú thích: a. Tác giả: (SGK). - ( 1895 - 1983 ) - Hiệu á Nam - Quê: Quan Xán, Mĩ Lộc, Nam Định . - Thơ: giọng ái quốc thiết tha, chất dân ca bay bổng và cái hồn dân tộc đậm đà...thường mang tâm sự thời thế, đất nước được thể hiện qua hình ảnh tượng trưng. b. Tác phẩm: Bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài I” (1924) - Đoạn trích nằm ở phần đầu bài thơ (36/101 câu) c. Từ khó: II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản : 1. Kiểu văn bản : Biểu cảm (trữ tình ) 2. Bố cục : 3 Phần : - 8 câu đàu: tâm trạng của người cha khi phải từ biệt con trai nơi ải Bắc . - 20 câu tiếp: Tình hình đất nước và nỗi lòng khi ra đi. - 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. 3. Hướng dẫn tìm hiểu: a. Nội dung. a1. 8 câu đầu: - Địa điểm: chốn ải Bắc- nơi biên cương heo hút, nơi giáp ranh 2 nước Việt - Trung. - Không gian: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, bốn bề hổ thét chim kêu - Tâm trạng con người: + Cha: “Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước”=> Uất nghẹn, căm thù. + Con: “Tầm tã châu rơi”=> buồn, thương cha, có cả nỗi đau cho cảnh nước mất nhà tan. - NT: Cách nói ước lệ -> phù hợp với văn cảnh nói về khoảnh khắc lịch sử, gợi không khí nghiêm trang, thiêng liêng như lời trối trăng => Tâm trạng đau đớn, xót xa của người cha trên ải Bắc khi phải chia tay với con trai. a2. 20 câu tiếp theo: * Những trang sử đáng tự hào của dân tộc: - Giống Hồng lạc đ Con Rồng cháu Tiên. - Giời Nam riêng một cõi đ Bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt. - Anh hùng hiệp nữ: Các anh hùng hào kiệt cả nam lẫn nữ như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo -> Người cha nhắc lại cho con rất nhiều nét cao quý đáng tự hào trong lịch sử dân tộc * Hiện thực đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh: - Nhịp thơ nhanh hơn, dồn dập hơn, giọng điệu bừng bừng căm hận khi nói về tội ác của giặc. - Khói lửa bừng bừng; xương rừng, máu sông; thành tung quách vỡ; bỏ vợ lìa con -> mang tính chất ước lệ, tượng trưng. -> Là hình ảnh quê hương, tổ quốc Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp. * Tâm trạng của người cha: - NT: + Hình ảnh ước lệ, tượng trưng. + Sử dụng phép so sánh “như xây khối uất”, “nhường vật cơn sầu”; kết hợp với phép nhân hóa “đất khóc, giời than” -> để cực tả nỗi đau mất nước. a3. 8 câu cuối: + Tuổi già sức yếu. + Sa cơ- bó tay + Thân lươn bao quản ..... -> Người cha lúc này đã già yếu, lại thất thế sa cơ, bị giặc bắt, chịu bó tay. Cảnh ngộ đó bất lực và đau xót. Đau xót cho mình và đau xót cho đất nước. b.Nghệ thuật. 4. Tổng kết: Ghi nhớ(SGK) D. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ? E. HDVN: - Học bài. - Chuẩn bị bài Hoạt động Ngữ văn. ------------------------------------------------------ NS: NG: Tiết 67. trả bài kiểm tra tiếng việt I. Mục tiêu: Giúp học sinh : - Ôn lại kiến thức đã học - Rèn luyện các kỹ năng cơ bản nhận biết, sử dụng, từ ngữ - Giúp học sinh nhận ra ưu điểm và khắc phục nhược điểm II. Phương tiện thực hiện: - Giáo viên: Giáo án, bài làm của HS. - Học sinh: xem lai nội dung phần bài làm . III. Cách thức tiến hành: phát hiện, luyện tập. IV. Tiến trình bài dạy: A. ổn định tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: không. C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV trả bài cho HS. - GV gọi HS đọc lại đề. H: Bài kiểm tra gồm mấy phần? - 2 phần: Trắc nghiệm, tự luận. H: Phần trắc nghiệm yêu cầu gì? - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. H: Nêu yêu cầu của phần tự luận? - Hầu hết các em khoanh được đáp án đúng. - Nhiều bài viết trình bày sạch sẽ, thực hiện đúng yêu cầu của đề. - Một số bài viết có sự sáng tạo. - Một số em chưa đọc kĩ đề nên chọn đáp án trắc nghiệm sai, không đặt đúng dấu câu, đoạn văn sơ sài. - Một số bài viết trình bày cẩu thả, chưa có sự đầu tư thời gian để suy nghĩ. Lớp 8A: Điểm 8A 8B 0 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Điểm 5 % Số bài - GV chữa các lỗi cơ bản trên bài làm của HS. . Đề bài: I.Tỡm hiểu đề II. Yêu cầu bài làm: Phần I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Đề 1 D B C C B A Phần II. Tự luận: Câu 1: Nói đến quê hương lòng em rất háo hức. Người ta hát: “Quê hương là chùm khế ngọt”, “Quê hương là con đò nhỏ”.Còn em, em hình dung quê hương là những người bà con họ hàng thân thiết. Câu 2: HS viết được đoạn văn có nội dung hợp lý, có sử dụng biện pháp nói quá và nêu tác dụng. Câu 3: a)- đi đời: lão Hạc nói như vậy với ông giáo về cậu Vàng là để tránh cảm giác đau buồn, lão như muốn thông báo tin bán cậu Vàng với ông giáo thật nhẹ nhàng. b) – theo gót Binh Tư: ý nói lão Hạc cũng bị tha hóa, cũng định làm nghề ăn trộm như Binh Tư. Đây là câu nói của ông giáo khi đang hiểu nhầm về lão Hạc nhưng vì là người có học lại rất yêu quí lão Hạc nên ông giáo đã nói tránh đi sự thật. c) – nhắm mắt: từ ngữ này muốn nói về cái chết của lão Hạc. Ông giáo nói như vậy để tránh cảm giác đau buồn và cũng là để mong cho lão Hạc ra đi được thanh thản. III. Nhận xét ưu, khuyết điểm: 1. Ưu điểm: - Về nội dung: - Về hình thức : 2. Nhược điểm: 3. Kết quả: IV. Chữa lỗi sai: 1.Lỗi dùng từ. 2.Lỗi viết câu. 3.Lỗi diễn đạt. 4.Lỗi chính tả. V. Trả bài, lấy điểm. D. Củng cố: - GV khái quát lại kiến thức của bài kiểm tra. E. HDVN: - Làm lại bài kiểm tra vào vở BT. - Giờ sau: Kiểm tra HKI. ---------------------------------------------------------- NS: NG: Tiết 68 + 69 Kiểm tra tổng hợp học kì I I. Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức 3 phân môn: Văn, TLV, tiếng Việt đã học ở học kì I. - Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong khi nói, viết. - Giáo dục ý thức tự giác làm bài. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Đề bài, đáp án. - HS: ôn tập III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viết. IV. Tiến trình giờ học: A. Tổ chức: 8A B. Kiểm tra bài cũ: C. Bài mới: I. Đề bài. Làm bài kiểm tra theo đề của PGD ---------------------------------------------- NS: NG: Tiết 70 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn lại các thể loại thơ mỗi câu 7 chữ. - Nắm được luật thơ 7 chữ: Cách ngắt nhịp, gieo vần, luật bằng trắc. - Rèn luyện cách làm thơ 7 chữ một cách đúng luật với nội dung đơn giản. - Bồi dưỡng lòng yêu cái đẹp, vẻ đẹp của thơ ca. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - HS: Sáng tác thơ 7 chữ. III. Cách thức tiến hành: Tích hợp. Thảo luận, thực hành. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. C. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Quan sát kĩ bài thơ và nêu nhận xét: H: Cách ngắt nhịp ở mỗi dòng thơ? H: Cách gieo vần? H: Quan hệ bằng trắc giữa các tiếng và giữa những cặp câu? H: Tìm một số bài thơ, đoạn thơ minh họa? VD: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử) “...Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Bên giàn thiên lí, bóng xuân sang” - GV chốt và giới thiệu một những đặc điểm cơ bản để nhận diện thể thơ 7 chữ. Dựa vào những yêu cầu về luật thơ, HS tập làm thơ 7 chữ. Trình bày trước lớp, GV nhận xét- sửa chữa. I. Nhận diện luật thơ: 1. Ví dụ: Xét bài thơ: “Chiều” của Đoàn Văn Cừ. “Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót Vòm trời trong vắt ánh pha lê” 2. Nhận xét: - Bài thơ 4 câu, mỗi câu 7 chữ - Cách ngắt nhịp: 4/3 - Cách gieo vần: Tiếng cuối các câu 1,2,4: gieo độc vận (vần e)- vần bằng. - Quan hệ bằng - trắc: Câu 1- 2 Câu 3- 4 => tiếng 2,4,6 đối nhau Riêng bài tứ tuyệt: Câu 1- 4: tiếng 2,4,6 niêm với nhau. 3. Kết luận: Một số đặc điểm cơ bản của một bài thơ 7 chữ: * Về bố cục: - Thể thơ 8 câu 7 chữ có bố cục 4 phần: Đề- thực - luận - kết. - Thể thơ 4 câu 7 chữ cũng có bố cục 4 phần: Khai- thừa - chuyển - hợp. - Trong thơ 7 chữ hiện đại: một bài có thể gồm nhiều khổ, mỗi khổ có 4 câu. * Về luật bằng- trắc. - Trong thơ 8 câu 7 chữ, luật bằng trắc được qui định chặt chẽ. Các tiếng thứ 1,3,5 có thể không theo luật. Các tiếng 2,4,6 phải có sự phân dịnh rạch ròi trong việc phối thanh: B-T-B hoặc T-B-T. Quan hệ bằng trắc giữa các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 phải đối nhau; giữa các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. - Trong thơ 4 câu 7 chữ: quan hệ bằng trắc giữa các cặp câu 1-2, 3-4 phải đối nhau; 1-4, 2-3 phải niêm với nhau. - Trong thơ 7 chữ hiện đại không đòi hỏi niêm luật một cách nghiêm ngặt như trên. VD: Nơi đây sống một người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi Người là Bác Cả đời Người là của nước non (Tố Hữu) * Về vần thơ Vần trong thơ 7 chữ là vần chân. - Nếu là thơ 8 câu 7 chữ thì vần gieo ở cuối các câu: 1,2,4,6,8. - Nếu là thơ 4 câu 7 chữ thì vần gieo ở cuối các câu 1,2,4. - Thơ 7 chữ hiện đại thì cách hiệp vần linh hoạt hơn. VD: Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng sôi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa. (Tố Hữu) ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông! (Hoài Vũ) Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng - Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? * Về nhịp thơ: - Nhịp 4/3 hoặc 3/4. II. Tập làm thơ. D. Củng cố: Nhận xét giờ học. E. HDVN: Luyện tập làm thơ 7 chữ. ----------------------------------------------------- NS: NG: Tiết 71 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ (Tiếp) I. Mục tiêu bài học: như tiết 70 II. Phương tiện thực hiện: như tiết 70. III. Cách thức tiến hành: như tiết 70. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. C. Bài mới. Hoạt động cảu thầy và trò Kiến thức cơ bản GV hướng dẫn HS làm một số bài tập trong SGK/166. H: Chỉ ra chỗ sai? H: Lí do và sửa lại chỗ bị chép sai trong bài thơ của Đoàn Văn Cừ? H: Làm tiếp 2 câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương? H: Làm tiếp bài thơ dang dở? H: Nhận diện thể thơ 8 câu 7 chữ trong bài thơ thất ngôn bát cú? H: Trong khổ thơ 7 chữ hiện đại miêu tả hình ảnh binh đoàn Tây Tiến hành quân qua miền rừng núi đầy khó khăn, gian khổ sau đây có hiện tượng không tuân thủ niêm luật. Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của hiện tượng này? II. Tập làm thơ. (Tiếp) Bài tập 1 (b) Trong túp lều tranh cánh liếp che Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh xanh (lè) Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng Như bé thời gian đếm quãng khuya. Bài tập 2: a) Tôi thấy người ta có bảo rằng: Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng! ............... b) Vui sao ngày đã chuyển sang hè Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve. Bài tập nâng cao. 1. Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà Rắn đầu biếng học chẳng ai tha. Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ, Nay thét mai gầm rát cổ cha. Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối Lằn lưng cam chịu dấu roi tra. Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học. Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. (Lê Quý Đôn) 2. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Quang Dũng) 4. Tập làm một số bài thơ bốn câu 7 chữ với các đề tài sau: - Miêu tả cảnh mùa xuân. - Tình cảm gia đình. - Tình yêu quê hương. - Tình cảm đối với trường cũ. D. Củng cố: Đọc một số bài thơ mẫu cho HS tham khảo. E. HDVN: Chuẩn bị chương trình HKII. ------------------------------------------------ NS: NG: Tiết 72 Trả bài kiểm tra tổng hợp I. Mục tiêu: - GV nhận xét, đánh giá kết quả toàn diện của HS qua một bài làm tổng hợp về: Mức độ nhớ kiến thức văn học, tiếng Việt, vận dụng để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn; mức độ vận dụng các kiến thức tiếng Việt để giải các bài tập phần văn, tập làm văn; kĩ năng viết tự luận văn thuyết minh, kĩ năng trình bày, diễn đạt. - HS được củng cố kiến thức theo hướng tích hợp. II. Phương tiện thực hiện: - GV: Giáo án, bài làm của học sinh đã chấm. - HS: Bài làm của mình. III. Cách thức tiến hành: Thảo luận, thực hành. IV. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 8A: B. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản GV gọi hs đọc lại đề. ? Nêu cấu trúc của đề bài đã cho. - Gồm 2 phần: dưới hỡnh thức tự luận. ? Nội dung của đề? a,Phần I. b, Phần II. - Phần I: Đa số các em trả lời đỳng cõu hỏi. + Xác định được phộp núi giảm núi trỏnh. + Trỡnh bày được cảm xỳc và suy nghĩ của mỡnh về hạnh phỳc khi được sống trong tỡnh yờu thương của mọi người . - Phần II: + Chỉ ra được cõu ghộp và mối quan hệ ý nghĩa giữa cỏc vế. + Viết được đoạn văn đỳng yờu cầu. + Phõn tớch được cảnh chị Dậu vựng lờn chống lại bọn cai lệ và người nhà lớ trưởng bằng đấu trớ và đấu lực. + Sử dụng được cõu ghộp . - Một số em chưa sử dụng được câu ghép. - Bài viết còn sơ sài, trình bày cẩu thả,... Đ 0 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 >5 % 8A 8B 0 0 0 0 1 5 8 17 22 10 7 0 37 32 - GV cùng HS chữa lỗi ngay trên bài làm cuả HS. - GV trả bài kiểm tra cho HS. - GV gọi lấy điểm. * Đề bài I. Tỡm hiểu đề: II.Lập dàn bài. III. Nhận xét ưu, nhược điểm: 1. ưu điểm: 2. Nhược điểm: 3. Kết quả: IV. Chữa lỗi: 1.Lỗi về cõu: - cõu dài, khụng cú dấu cõu. 2.Lỗi chớnh tả: - Tờn nhõn vật khụng viết hoa. - Viết hoa bừa bói. V. Trả bài, lấy điểm: D. Củng cố: - GV rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau đạt kết quả cao hơn. E. HDVN: - Khắc phục những hạn chế trong bài kiểm tra. ----------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docga_ngu_van_8_1_doc_7313.doc
Tài liệu liên quan