KẾT LUẬN
Để phát triển bền vững, Thành phố đã quan
tâm đến việc bảo vệ môi trường, thông qua các
giải pháp bảo vệ môi trường đã áp dụng. Tuy
nhiên nếu so sánh với các chỉ tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường đánh giá sự phát triển bền
vững đô thị như đã nêu ở trên thì thành phố
Thái Nguyên chưa có sự phát triển bền vững.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đô thị và phát triển bền vững - Một số lý luận và thực tiễn ở Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 55 - 59
55
ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG -
MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Ở THÁI NGUYÊN
Vũ Vân Anh
Khoa Địa lý , Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Hệ thống đô thị Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước đang gặp nhiều thách thức và trở
ngại về nhiều mặt, như các vấn đề: Di dân từ nông thôn ra thành thị, phát triển kinh tế đô thị, giao
thông đô thị, công bằng xã hội, môi trường, quy hoạch và quản lý đô thị, đặc biệt ở tại các thành
phố lớn, vấn đề này càng trở nên bức xúc, đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu và giải pháp đồng
bộ để giải quyết, giảm thiểu những tác động bất lợi của chúng, đảm bảo cho quá trình phát triển
bền vững của đô thị; trong đó có thành phố Thái Nguyên: Đô thị loại I, trung tâm phát triển vùng
Đông Bắc, nơi đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ theo hướng CNH-HĐH. Bộ mặt đô thị TP
đã thay đổi rõ nét và dần hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc riêng của vùng TDMN Bắc
Bộ. Năm 2009 TP. Thái Nguyên được Hiệp hội Các đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 đô thị
sạch trên toàn quốc.
Từ khóa: đô thị, phát triển bền vững, thành phố Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Hệ thống đô thị đóng vai trò như một hệ
thống “khung xương” phát triển của mỗi lãnh
thổ, mỗi quốc gia. Hệ thống đô thị Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đang gặp nhiều thách thức và trở
ngại về nhiều mặt, như các vấn đề: Di dân từ
nông thôn ra thành thị, phát triển kinh tế đô
thị, giao thông đô thị, công bằng xã hội, môi
trường, quy hoạch và quản lý đô thị, đặc
biệt ở tại các thành phố lớn, vấn đề này càng
trở nên bức xúc, đòi hỏi cần phải có những
nghiên cứu và giải pháp đồng bộ để giải
quyết, giảm thiểu những tác động bất lợi của
chúng, đảm bảo cho quá trình phát triển bền
vững của đô thị; trong đó có thành phố Thái
Nguyên: Đô thị loại I, trung tâm phát triển
vùng Đông Bắc, nơi đang trong quá trình đô
thị hóa mạnh mẽ theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
NỘI DUNG
Một số lý luận về đô thị phát triển bền
vững (PTBV)
a) Quan niệm về PTBV đô thị:
Tổng quan kinh nghiệm nghiên cứu và thực
tiễn hành động về PTBV đô thị của một số
các tổ chức ở các nước, các tổ chức quốc tế
trên thế giới, có thể kết luận rằng: Một đô thị
*
Tel: 0912687173; email: vac_03061982@yahoo.com
bền vững trong quá trình phát triển, quan
niệm đầy đủ là: khi nó đạt được sự thống nhất
trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh
tế, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm
ảnh hưởng tới các nhu cầu phát triển của thế
hệ tương lai. [3]
b) Nguyên tắc chung của sự phát triển đô thị
bền vững:
- Xu hướng phát triển của đô thị không làm
thế hệ tương lai phải trả giá các hậu quả xấu
của thế hệ hiện tại để lại,...
- Đô thị phát triển cân bằng giữa các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường.
- Một đô thị chỉ phát triển bền vững trong mối
quan hệ bền vững với vùng lãnh thổ đô thị,
các vùng và các đô thị khác mà nó chịu ảnh
hưởng cũng phát triển bền vững
Tuy nhiên, để đo được sự phát triển bền vững
và có thể đưa ra khái niệm “PTBV ở mức
chấp nhận được”? Đã có nhiều hệ thống tiêu
chí, chỉ tiêu được đề xuất, nhưng được thừa
nhận ngày càng rộng rãi là 4 mức độ đo sau:
Độ đo kinh tế: Độ đo kinh tế của sự phát triển
bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc
GNP. Do vậy, trong độ đo này cần phải tính
đến việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài
nguyên không tái tạo và mức độ tái sinh tài
nguyên, vật liệu từ các chất thải.
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 55 - 59
56
Độ đo môi trường:Độ đo môi trường của sự
phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua
chất lượng các thành phần môi trường không
khí, nước, đất, sinh thái;
Độ đo xã hội: Phát triển bền vững đòi hỏi phải
thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp như:
chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ
xu hướng già hoá ở các xã hội phát triển.
Độ đo văn hoá: Độ đo văn hoá của phát triển
bền vững còn là “văn hoá xanh”. Văn hoá
xanh thể hiện trong: việc xây dựng cơ sở hạ
tầng như nhà ở, giao thông đô thị, các quan
hệ xã hội của con người và thái độ của con
người đối với thiên nhiên.
c) Thành phố phát triển bền vững
Sự phát triển thành phố bền vững cần đạt
được 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Thành phố PTBV về kinh tế.
- Thành phố PTBV về môi trường.
- Thành phố PTBV về xã hội.
Thành phố PTBV về kinh tế thể hiện ở quá
trình tăng trưởng liên tục, ổn định, lâu dài các
chỉ tiêu kinh tế theo thời gian.
Thành phố PTBV về tài nguyên và môi trường
thể hiện ở việc sử dụng tài nguyên một cách
hợp lý, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học,
không có những tác động tiêu cực đến môi
trường.
Thành phố PTBV về văn hoá xã hội thể hiện ở
việc mang lại những lợi ích lâu dài cho xã hội
như tạo công ăn việc làm cho người lao động,
nâng cao mức sống cuả người dân và sự ổn
định cuả xã hội, bảo tồn các giá trị văn hoá.
d) Một số chỉ tiêu đánh giá sự PTBV đô thị[2]
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trường sẽ
được sử dụng để đánh giá sự phát triển bền
vững đô thị (thành phố) được tóm tắt trong
bảng sau:
TT Chỉ tiêu Nội dung
A. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
01 Tăng trưởng kinh tế Mức tăng thực GDP (tính theo giá cố định)
02 Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân đầu người (PPP)
03 Xuất nhập khẩu Cán cân thương mại (B)
Thâm hụt tài khoản vãng lai (D)
04 Lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
05 Việc làm Tỉ lệ có việc làm
B. CÁC CHỈ TIÊU XÃ HỘI
01 Tăng dân số Tự nhiên (sinh-tử)
02 Sức khoẻ Tỉ lệ tử vong trẻ em
03 Nước sạch Tỉ lệ dùng nước sạch
04 Giáo dục Số năm đi học trung bình (N)
Tỉ lệ dân số biết chữ
05 Phát triển phụ nữ Tỉ lệ phụ nữ biết chữ
06 Các chỉ tiêu về phát triển y tế Tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
C. CÁC CHỈ TIÊU VỀ MÔI TRƯỜNG
01 Ô nhiễm không khí và tiếng ồn So sánh nồng độ các chất ô nhiễm không khí với tiêu
chuẩn môi trường
02 Ô nhiễm nguồn nước và nước thải So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước và nước
thải với tiêu chuẩn môi trường
04 Cây xanh đô thị Tỷ lệ diện tích cây xanh che phủ
Tỷ lệ diện tích cây xanh bình quân đầu người
05 Tiết kiệm năng lượng Tiêu dùng năng lượng bình quân
06 Đa dạng sinh học Suy thoái đa dạng sinh học
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường, 2005
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 55 - 59
57
Phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam
Dân số đô thị Việt Nam không ngừng gia tăng:
- Năm 1986 là 11,870 triệu người; năm 2000
là 18,772 triệu người; năm 2003 là 20,870
triệu người; năm 2005 là 22,337 triệu người
và năm 2007 là 23,370 triệu người, đưa tỷ lệ
đô thị hóa cả nước từ 19% (1986) lên 27,5%
(năm 2007).
- Mạng lưới đô thị Việt Nam không ngừng
được mở rộng với trên 700 đô thị, trong đó có
02 đô thị đặc biệt, 5 đô thị loại I, 10 đô thị
loại II, 40 đô thị loại III, 28 đô thị loại IV, còn
lại là các đô thị loại V.
- Đô thị Việt Nam được chia thành 06 loại và
03 cấp quản lý. Thành phố trực thuộc Trung
ương (cấp tỉnh); thành phố, thị xã thuộc tỉnh
(cấp huyện); thị trấn thuộc huyện (cấp
xã).Tốc độ phát triển đô thị trong giai đoạn
hiện nay rất nhanh, điển hình như khu vực
phía Bắc gồm Thủ đô Hà Nội, Tp. Hạ Long,
Tp. Điện Biên; Khu vực Miền Trung gồm Tp.
Đà Nẵng, Tp. Đồng Hới; Tp. Huế; khu vực
phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh;, Tp. Biên
Hòa, Tp. Vũng Tàu, TX. Thủ Dầu Một, Tp.
Cần Thơ, ... Bên cạnh việc phát triển đô thị
kéo theo nhu cầu giao thông như xe gắn máy,
xe ôtô gia tăng rất nhanh. [1]
Với một đất nước hơn 80 triệu dân, hiện hay
theo thống kê chưa đầy đủ Việt Nam đã có
hơn 10 triệu xe gắn máy. Sự phát triển các đô
thị cùng với việc gia tăng tỷ lệ dân số đô thị
gây áp lực rất lớn đến môi trường đô thị. Nếu
không có các giải pháp bảo vệ môi trường thì
đô thị sẽ không thể phát triển bền vững.
Phát triển bền vững đô thị tại Thái Nguyên
Từ 1991 đến nay, tỷ lệ dân cư thành thị ở
Thái Nguyên luôn giữ trên 27% là mức cao
hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình dân cư thành
thị của cả nước. Tỷ lệ dân thành thị của tỉnh
tăng chậm qua các năm, năm 2005 mới chiếm
23,41% tổng dân số, đến 2009 tăng lên
25,60%.[5]
Mạng lưới đô thị của Thái Nguyên phân bố
tương đối đều trên lãnh thổ, các đô thị này
liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông và
thông tin liên lạc. Trong mạng lưới đô thị của
tỉnh, nổi bật lên là thành phố Thái Nguyên với
số dân đô thị chiếm 77% dân số đô thị toàn
tỉnh, thị xã Sông Công là đô thị lớn thứ hai
với số dân trên 3 vạn. Các thị trấn, huyện lỵ
đang trên đà phát triển như: thị trấn Đu (Phú
Lương), Ba Hàng (Phổ Yên), Chùa Hang
(Đồng Hỷ), Úc Sơn (Phú Bình), Đại Từ (Đại
Từ), Chợ Chu (Định Hóa), Đình Cả (Võ Nhai).
Dọc tuyến quốc lộ 3 là các đô thị mang tính
chất trung tâm giao lưu của tỉnh, vùng và
huyện như Thanh Xuyên, Giang Tiên, Bờ
Đậu.. Dọc quốc lộ 13A từ Bờ Đậu đi Thanh
Xuyên có đô thị Yên Lãng, Hùng Sơn.., dọc
quốc lộ 1B có đô thị như Chùa Hang, La Hiên.
Một số đô thị cũng hình thành cùng với sự
phát triển của các xí nghiệp công nghiệp như
thị trấn Trại Cau, Sông Cầu, Bãi bông.. Nhìn
chung các đô thị trong tỉnh Thái Nguyên yếu
kém về kết cấu hạ tầng.
Sự phát triển kinh tế Thái Nguyên kéo theo sự
phát triển của hệ thống đô thị cả về số lượng
và chất lượng. Sự phát triển các trung tâm
công nghiệp là nhân tố quan trọng tạo ra
những đột biến trong quá trình hình thành hệ
thống đô thị. Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị
Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên hiện có 20 đô thị
các loại: TP Thái Nguyên là đô thị loại I, thị
xã Sông Công là đô thị loại IV, bảy thị trấn
huyện lị được xếp là đô thị loại IV, là trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của các huyện,
là nơi đặt trụ sở các cơ quan quản lý cấp
huyện. Trong hệ thống đô thị Thái Nguyên,
có quy mô diện tích thấp nhất là 540ha, cao
nhất là thành phố Thái nguyên là 5645ha, thị
xã Sông Công 1471ha, thị trấn Đình Cả 320ha
và thị trấn Ba Hàng 241 ha. Quy mô dân số
của hệ thống đô thị Thái Nguyên chủ yếu là
từ 2000-10000 dân, cao nhất là thành phố
Thái Nguyên 230.000 người, tiếp theo là thị
xã Sông Công 14.650 người. Hiện nay, 11 đô
thị đã có quy hoạch khu trung tâm được
duyệt, 3 thị tứ có quy hoạch tuy nhiên chưa
hoàn thành do thiếu vốn nên quản lý xây
dựng khó khăn, quản lý quy hoạch và quản lý
kiến trúc, đất đô thị hiện nay đang chồng chéo
lên các cơ quan chức năng.[4]
Hệ thống đô thị Thái Nguyên những năm tới
sẽ phát triển với phương châm là lấy công
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 55 - 59
58
nghiệp và dịch vụ làm hạt nhân, lấy hệ thống
đô thị hiện tại làm nền tảng, từ đó nâng cao
chất lượng và tính đồng bộ của chúng, hạn
chế mở rộng quy mô diện tích của các đô thị,
chủ yếu là quy mô dân số. Về mặt không gian
sẽ phát triển theo hai chiều bám theo hai trục
đường quốc lộ 3 và quốc lộ 1B. Năm 2010
tổng số dân đô thị Thái Nguyên là 614.000
người, chiếm 47,3% dân số toàn tỉnh, tốc độ
đô thị hóa là 4,18%.
PTBV tại TP Thái Nguyên
Từ một thị xã nhỏ bé gồm 4 khu phố, 2 thị
trấn và 6 xã với 140.000 dân, Thái Nguyên
trở thành thành phố trực thuộc tỉnh ngày 19
tháng 10 năm 1962. Thị xã Thái Nguyên từng
là thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời
gian tồn tại Khu tự trị này (1956-1975). Đây
cũng là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. Khi thành
lập tỉnh Bắc Thái (1965 - 1996), Thái Nguyên
là thành phố tỉnh lị tỉnh Bắc Thái. Từ ngày 6
tháng 11 năm 1996, Thái Nguyên lại là tỉnh lị
tỉnh Thái Nguyên như cũ. Theo cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10
năm (1999-2009), dân số của thành phố Thái
Nguyên tăng thêm 55.000 người, bình quân
mỗi năm tăng 2,23%.
Thành phố Thái Nguyên là một đô thị loại 1
(Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
1645/QĐ-TTg ngày 1/9/2010 công nhận
thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I
trực thuộc tỉnh Thái Nguyên), đóng vai trò là
một đô thị trung tâm của vùng trung du và
miền núi Bắc Bộ, là trung tâm Kinh tế -
Chính trị - Văn hóa - Y tế - Giáo dục - Khoa
học - Quân sự của vùng Đông Bắc. Thủ
tướng chính phủ đã có quyết định quy hoạch
tỉnh Thái Nguyên trở thành thành phố trực
thuộc trung ương với 5 quận, 1 thị xã và 7
huyện trực thuộc. Thái Nguyên là đô thị trung
tâm vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Thành phố Thái Nguyên sẽ trở thành vùng
kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội.
Nằm bên con sông Cầu và sông Công thơ
mộng, TP. Thái Nguyên có bề dày văn hiến
và lịch sử. Sau 8 năm được công nhận đô thị
loại II, TP đã phát triển mạnh mẽ, đạt những
thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực,
xứng tầm là đô thị loại I, trở thành trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Thái
Nguyên và của cả vùng Trung du miền núi
Bắc bộ.
a) Khai thác thế mạnh để phát triển
Hiện nay, TP có 28 đơn vị hành chính gồm 18
phường, 10 xã với tổng diện tích 18.970 ha,
dân số toàn đô thị hơn 330 nghìn người. TP đã
được xây dựng và phát triển thành một trung
tâm công nghiệp luyện kim và cơ khí chế tạo,
có KCN Gang thép Thái Nguyên là con chim
đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam.
TP. Thái Nguyên còn là trung tâm giáo dục
đào tạo lớn của cả nước, là nơi tập trung
nhiều trường đại học, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề và nhiều cơ sở nghiên cứu
khoa học với đông đảo đội ngũ cán bộ khoa
học, công nhân kỹ thuật lành nghề. TP còn là
trung tâm y tế với 9 bệnh viện đa khoa, chuyên
khoa của trung ương và địa phương, có trên
3.000 giường bệnh với hệ thống máy móc,
thiết bị kỹ thuật y tế chuyên sâu, hiện đại đáp
ứng ngày càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh
và điều trị cho nhân dân trong vùng.
b) Xứng tầm đô thị loại I
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của
Đảng, Nhà nước, các cơ quan trung ương và
trực tiếp từ các cấp lãnh đạo tỉnh Thái
Nguyên; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.
Thái Nguyên đã tập trung mọi nguồn lực, đoàn
kết, quyết tâm xây dựng và phát triển TP theo
định hướng và quy hoạch, đạt đô thị loại I, nâng
cao chất lượng sống của người dân đô thị.
Năm 2009 tổng sản phẩm trên địa bàn TP
(GDP) đạt 3.109 tỷ đồng, tăng 12,37% so với
năm 2008; trong đó nông, lâm, ngư nghiệp
đạt 128,5 tỷ đồng, tăng 5,07%; công nghiệp -
xây dựng đạt 1.676,6 tỷ đồng, tăng 11,22%;
dịch vụ đạt 1.304,7 tỷ đồng, tăng 14,68%.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 803 tỷ
đồng. Thu chi ngân sách TP đảm bảo cân đối
và có kết dư. GDP bình quân đầu người 2009
đạt 25,09 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống còn 2,9%.
TP đã tập trung các nguồn lực để hoàn thiện
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô
Vũ Vân Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 55 - 59
59
thị hóa, phát triển mạng lưới đô thị và điểm
dân cư tập trung theo hướng hiện đại. Đặc
biệt là các khu đô thị mới 2 bên bờ sông Cầu,
sẽ là điểm nhấn để phát triển TP bên bờ sông.
Bộ mặt đô thị TP đã thay đổi rõ nét và dần
hình thành vóc dáng một đô thị mang bản sắc
riêng của vùng trung du miền núi Bắc bộ.
Năm 2009 TP. Thái Nguyên được Hiệp hội
Các đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 10
đô thị sạch trên toàn quốc.
Mặc dù khá nhiều chỉ tiêu về kinh tế xã hội luôn
đạt ở mức tăng trưởng cao (PTBV) và đã triển
khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, nhưng
các chỉ tiêu về môi trường vẫn ở mức thấp.
Tình hình ô nhiễm do khí thải và tiếng ồn
giao thông tại TP. Thái Nguyên ngày một gia
tăng. Chưa có các giải pháp công nghệ hữu
hiệu nhằm xử lý khí thải, tiếng ồn giao thông .
Nước thải đô thị gia tăng nhanh những năm
trở lại đây, nhưng hệ thống thoát nước như
cống thoát, kênh rạch không được cải tạo, đầu
tư mới nên tình hình ứ đọng, ngập úng gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và mùi hôi. - Rác thải
đô thị gia tăng rất nhanh nhưng chưa có biện
pháp xử lý hiệu quả, đạt yêu cầu về vệ sinh
môi trường.[2]
KẾT LUẬN
Để phát triển bền vững, Thành phố đã quan
tâm đến việc bảo vệ môi trường, thông qua các
giải pháp bảo vệ môi trường đã áp dụng. Tuy
nhiên nếu so sánh với các chỉ tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường đánh giá sự phát triển bền
vững đô thị như đã nêu ở trên thì thành phố
Thái Nguyên chưa có sự phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê
(2008- 2009), Nxb Thống kê, Hà Nội 2008 - 2009.
[2]. Đào Hoàng Tuấn - Nghiên cứu môi trường và
phát triển bền vững. Tạp chí Địa lý nhân văn, số 2,
tháng 12/2004.
[3]. Đào Hoàng Tuấn - Singapore – Những khía
cạnh phát triển bền vững. Tạp chí Địa lý nhân
văn, số 1, tháng 03/2006.
[4]. Đào Hoàng Tuấn (2008), Phát triển bền vững
đô thị - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của
thế giới. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, .
[5]. Tỉnh ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên (2009)– Địa chí Thái
Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
SUMMARY
URBAN AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT:
SOME OF REASONING AND PRACTICE IN THAI NGUYEN
Vu Van Anh*
Department of Geography, College of Education - TNU
Urban system acts as a system of "frame" the development of each territory, each country.
Vietnam's urban system in the process of industrialization and modernization of the country is
facing many challenges and obstacles in many aspects, such as problems: Migration from rural to
urban, urban economic development , urban transport, social justice, environmental, planning and
urban management particularly in large cities, this problem became more pressing, requiring a
research and synchronous measures to address and minimize the negative impacts of them,
ensuring the process sustainable development of urban areas; including Thai Nguyen City: Urban
Type I, the center developed the Northeast, which is in the process of urbanization strongly
towards industrialization and modernization.
Keywords:urban, sustainable development, Thai Nguyen city
*
Tel: 0912687173; email: vac_03061982@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_thi_va_phat_trien_ben_vung_mot_so_ly_luan_va_thuc_tien_o.pdf