Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng nói có
liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng thay đổi nó? Để
bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà kinh tế định nghĩa
chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định nghĩa đó và sự thay đổi của
các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực
nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ.
Những định nghĩa gần đây hơn đã coi kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa
chung và riêng có liên quan đến phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục
đích. Chúng ta cùng lần lượt xem xét các định nghĩa này
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sản Xuất và Phân Bổ
Sự tiếp cận định nghĩa kinh tế học đầu tiên nhấn mạnh đến địa hình nhất định của hoạt
động con người, ví dụ như sản xuất và phân bổ của cải. Theo cách hiểu này, kinh tế học
phân tích mọi thứ mà diễn ra trên các lĩnh vực. Vì theo thói quen, của cải được xem dưới
hình thức vật chất, lĩnh vực sản xuất trước đây thường nói đến các nhà máy, hầm mỏ,
nông trại và các nơi khác, nơi mà nguyên vật liệu được tạo ra. Cùng với sự gia tăng của
các dịch vụ thị trường như dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, hoặc đồ ăn sẵn, lĩnh vực sản
xuất được tái định nghĩa gồm bệnh viện, ngân hàng, và cả McDonald. Nói một cách khác,
lĩnh vực sản xuất gồm tất cả các lĩnh vực mà con người mang ra để sản xuất kể cả hàng
hoá và dịch vụ.
11 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định Nghĩa Kinh Tế Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định Nghĩa Kinh Tế Học
Harry M. Cleaver, Jr.
Nguyễn Lệ dịch
Kinh tế học là gì? Chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học như thế nào khi nói rằng nói có
liên quan đến cách mà các kinh tế gia nghiên cứu nền kinh tế và cố gắng thay đổi nó? Để
bắt đầu chúng ta có thể kiểm tra nhiều cách khác nhau mà các nhà kinh tế định nghĩa
chung chung. Sau đó, tôi sẽ đưa ra tiêu chuẩn của các định nghĩa đó và sự thay đổi của
các định nghĩa. Trước đây, các kinh tế gia đã định nghĩa kinh tế học như một lĩnh vực
nghiên cứu nhấn mạnh vào các lĩnh vực xã hội mà ở đó của cải được tạo ra và phân bổ.
Những định nghĩa gần đây hơn đã coi kinh tế học là việc nghiên cứu những chọn lựa
chung và riêng có liên quan đến phân phối các nguồn lực khan hiếm để hoàn thành mục
đích. Chúng ta cùng lần lượt xem xét các định nghĩa này
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sản Xuất và Phân Bổ
Sự tiếp cận định nghĩa kinh tế học đầu tiên nhấn mạnh đến địa hình nhất định của hoạt
động con người, ví dụ như sản xuất và phân bổ của cải. Theo cách hiểu này, kinh tế học
phân tích mọi thứ mà diễn ra trên các lĩnh vực. Vì theo thói quen, của cải được xem dưới
hình thức vật chất, lĩnh vực sản xuất trước đây thường nói đến các nhà máy, hầm mỏ,
nông trại và các nơi khác, nơi mà nguyên vật liệu được tạo ra. Cùng với sự gia tăng của
các dịch vụ thị trường như dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, hoặc đồ ăn sẵn, lĩnh vực sản
xuất được tái định nghĩa gồm bệnh viện, ngân hàng, và cả McDonald. Nói một cách khác,
lĩnh vực sản xuất gồm tất cả các lĩnh vực mà con người mang ra để sản xuất kể cả hàng
hoá và dịch vụ.
Vào các thế kỷ 18 và 19, mối quan tâm của sản xuất và phân phối của cải gần như là
chính trị. Nó đã thắt chặt sự phát triển của quốc gia. Đó là lý do Adam Smith (1723-
1790) đã viết tác phẩm về đề tài này gọi là Của Cải Của Các Quốc Gia. Ông không phải
là nhà quan sát học thuật duy nhất nhưng lại là người quan tâm sâu sắc đến nhân tố làm
tăng thêm của cải của mảnh đất quê hương cũng như những kinh tế gia ở bất kỳ nơi nào
quan tâm.
Smith đã yêu cầu các nhà hoạch định chính sách chú ý đến sự nhận thức của đồng tiền và
mảnh đất như vai trò chủ chốt trong việc tạo ra của cải. Trong một số xã hội tiền tư bản
như thổ dân trước thuộc địa ở Úc, công việc chỉ chiếm một số lượng nhỏ thời gian, và có
nhiều thời gian cho các hoạt động khác. Mặt khác, cái chúng ta gọi Xã Hội Tư Bản lĩnh
vực sản xuất đã chiếm đa phần đời sống con người. Một trăm năm trước đây họ bị bắt
làm việc 10 đến 14 giờ mỗi ngày, 6 hoặc 7 ngày trong tuần, và 50 đến 52 tuần trong năm.
Thậm chí ngày nay hầu hết chúng ta đều phải làm việc 8 tiếng/1 ngày, 5 ngày/tuần và 40-
50 tuần/năm
Với giả định rằng việc làm quan trọng trong xã hội tư bản, không còn gây ngạc nhiên cho
những người mà chúng ta hiện nay gọi kinh tế gia cổ điển (classical economists) như
Adam Smith và David Ricardo (1771-1823) đã phát triển các công cụ phân tích kinh tế
dựa trên thuyết giá trị "lao động". Bằng thuyết này, họ đã tìm kiếm nhằm phân tích sản
xuất và phân bổ dưới hình thức phân chia lao động và trao đổi hàng hoá bao gồm cả
lượng lao động. Vì nhiều lý do khác nhau, các kinh tế gia đương thời và một số nhà kinh
tế chính trị học đã không tiếp tục thực hiện các nghiên cứu này. Như chúng ta nhìn thấy,
họ bắt đầu bằng các thuyết lựa chọn.
Phạm vi phân phối gồm sự phân phối của hai thứ: của cải mà các công nhân tạo ra vì sự
tiêu dùng của con người và của cải họ tạo ra vì sự sản xuất tương lai. Trong nhiều xã hội
có quy mô nhỏ thì sự phân phối của cải tương đối đơn thuần. Những người sản xuất tiêu
thụ những cái tự họ sản xuất hoặc họ chung công việc sản xuất của mình với những người
khác theo những nguyên tắc gia đình truyền thống. Trong nền kinh tế tư bản như ở nước
Mỹ thì phạm vi phân phối được tổ chức chủ yếu thông qua thị trường. Điều đó nói lên
rằng, của cải do con người tạo ra do sự lao động rồi được các nhà tư bản bán cho những
người tạo ra nó. Vì của cải chẳng bao giờ được phân bổ một cách công bằng, vấn đề của
sự phân bổ của cải - đó là cái gì và tại sao lại có nó - là câu hỏi mà nhiều kinh tế gia quan
tâm.
Các nền kinh tế thị trường vận hành một cách rộng rãi thông qua việc sử dụng tiền tệ và
nhìn chung được gọi là các nền kinh tế tiền tệ. Ví dụ, các công nhân được trả lương ở thị
trường lao động và chi tiêu các khoản lương đó ở thị trường hàng hoá mà họ sản xuất ra.
Các nhà tư bản sử dụng tiền nhận được trong việc thanh toán tiền hàng để trả tiền cho các
hoá đơn, gồm lương công nhân, và hoặc họ bỏ túi hoặc đầu tư (có nghĩa thuê thêm công
nhân hoặc mua thêm máy móc với bất kỳ khoản lãi (lợi nhuận) còn lại. Trong những tình
huống như vậy thì tiền được sử dụng như tiêu chuẩn giá cả và một trong những lĩnh vực
trọng tâm trong nền kinh tế là phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới giá cả.
Trong các xã hội như Cộng Hoà Xô Viết thì cuộc sống của người dân cũng đã được tổ
chức xung quanh công việc và họ cũng đã phải sử dụng các đồng lương của mình để mua
hàng hoá và dịch vụ từ những người đã làm việc. Tuy nhiên, kiểu tư bản hoá Xô Viết (mà
được gọi là "xã hội hoá" thì chính phủ trung ương hành động theo dạng tư bản tập trung,
vừa làm chủ và giám sát tòan bộ việc sản xuất và phân phối (và đôi khi đặt giá một cách
trực tiếp hơn là cho phép họ được xác định bởi cơ cấu thị trường).
Vai trò này của chính phủ thì hơi khác so với vai trò của nước Mỹ; ở Mỹ vai trò của nhà
nước thì không bá đạo lắm và các công ty tư nhân được phép độc lập hơn. Chính phủ ít
khi tham gia vào việc đặt giá và phân phối các nguồn lực một cách trực tiếp (dù việc này
được thực hiện trong một số trường hợp); nhưng sử dụng quyền đánh thuế, chi tiêu và
soạn thảo luật nhiều hơn nhằm tạo ra một môi trường mà ở đó các công ty tư nhân tổ
chức việc sản xuất và phân phối. Nhà nước sử dụng quyền lực thuế của mình và việc chi
tiêu nhằm khuyến khích và giảm khích các nghành khác nhau vì vậy sẽ trực tiếp tạo ra
mô hình phát triển kinh tế.
Ở Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ nghĩa có một số phạm vi sản xuất và phân phối được tổ
chức ngoài sự sắp xếp của thị trường. Trong cả hai trường hợp có sự sản xuất trong nước
đáng kể mà không được phân phối qua thị trường nhưng lại được phân phối trực tiếp tới
các thành viên trong gia đình. Ở Mỹ chính phủ phân phối một số mặt hàng và dịch vụ tới
người dân một cách trực tiếp, ví dụ trợ cấp an sinh xã hội và dịch vụ y tế công cộng. Ở
các nước xã hội chủ nghĩa thì sự phổ biến của những phân phối này lớn hơn và gồm cả
những thứ khác nhất là nhà tập thể.
Phạm vị phân phối cũng gồm việc phân phối các nguồn tới các đơn vị sản xuất. Trước hết
trong số " những nguồn này" là khả năng của con người cho lao động, ở đây là sản xuất
một cách năng suất và có tính chất sáng tạo. Trong nhiều hệ thống tư bản, như Hoa Kỳ thì
việc phân phối được thực hiện chủ yếu thông qua thị trường. Hầu hết mọi người đều bị ép
buộc vì họ sở hữu ít đất đai và các công cụ tư bản để tự sản xuất ra của cải của chính
mình, nên đành bán công lao động cho các công ty tư bản. Nhưng họ có một số chọn lựa
nơi làm việc và làm việc cho công ty nào. Ở Xô Viết, chính phủ có quyền lực nhiều hơn
trong việc chỉ định việc làm và nơi làm (điều này thường bị cường điệu hoá. Trong thực
tế, các cá nhân cũng có nhiều sự chọn lựa hơn các nhà bình luận ở Phương Tây đã công
nhận ra, hoặc mong muốn chấp nhận.)
Điều tương tự cũng đúng với các nguồn khác như nguyên nhiên liệu, nhà máy và dụng
cụ. Ở Mỹ, các công ty bán các nguồn này cho nhau. Ở các nước xã hội điều này cũng
xuất hiện, nhưng chính phủ có tiếng nói quan trọng hơn và giám sát khá chặt chẽ, gần
như là chỉ định cho công ty đó làm gì và có cái gì.
Ngoài những phạm vi phân phối và sản xuất còn có một phạm vi mà liên quan đến của
cải xã hội: đó là việc tiêu dùng. Tuy nhiên, rất gần đây thì phạm vi tiêu dùng mới được
coi như vấn đề phù hợp cho sự nghiên cứu kinh tế. Các kinh tế gia tự giới hạn mình vào
phân tích hành vi tiêu dùng trên thị trường, vì hành vi này tạo ra cung lao động và cầu
hàng hoá và dịch vụ và giúp xác định giá cả. Sự phân phối hàng hoá trong nước hay cộng
đồng từ lâu nhìn chung đã được coi tốt hơn mà phù hợp với các lĩnh vực như vậy như
kinh tế học gia đình hoặc có lẽ xã hội học và tâm lý học. Điều này chỉ thay đổi sau thời
kỳ hậu Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2.
Kinh Tế Học Là Nghiên Cứu Sự Phân Phối Các Nguồn Lực Khan Hiếm
Mối quan tâm gần đây trong phạm vi tiêu dùng đã nảy sinh từ việc viết lại định nghĩa
kinh tế học nói chung. Thay vì quan tâm đến những phạm vi cụ thể của hoạt động con
người (đây là sản xuất và phân phối) các kinh tế gia tuyên bố chủ đề kinh tế trở thành
thuyết phân phối các nguồn lực khan hiếm trong số những mục tiêu cần hoàn thiện. Sự
định nghĩa này có thể không chỉ gồm sự phân bổ các nhân tố sản xuất trong phạm vi sản
xuất hoặc sự phân phối của sản phẩm, mà còn cả sự phân phối các nguồn lực trong gia
đình.
Có hai điều chủ chốt cho sự tiếp cận thứ hai của việc định nghĩa kinh tế học. Điểm đầu
tiên là tập trung vào sự phân phối, hoặc chọn lựa trong số những thay thế. Điểm thứ hai là
nhấn mạnh vào sự khan hiếm.
Thiên kiến với sự phân bổ trong nghành kinh tế học có liên quan đến việc nhìn nhận kinh
tế học một cách thiết thực như Thuyết Chọn Lựa -- quá trình hợp lý mà con người chọn
những biến số. Vì vậy, các kinh tế gia nghiên cứu xem các cá nhân, các công ty va chính
phủ chọn lựa phân phối nguồn lực của họ như thế nào.
Trong trường hợp là những cá nhân, các kinh tế gia nghiên cứu xem họ chọn như thế nào
để phân phối thời gian của họ giữa làm việc vì đồng lương và nghỉ ngơi, họ chọn ra sao
để phân phối giữa đồng lương của họ trong nhiều các mặt hàng và dịch vụ mà họ có thể
mua được, và họ chọn như thế nào để phân phối những mặt hàng đó trong gia đình họ.
Trong hầu hết các thuyết của sự chọn lựa cá nhân, người ta cho rằng các cá nhân chọn lựa
dưới ánh sáng của những nhân tố mà họ không có ảnh hưởng gì cả, ví dụ như, mức lương
luôn như thế đối với họ, họ phải trả tiền khi họ mua hàng hoá, và số tiền đó họ luôn có
trong tay, v.v.
Trong trường hợp là doanh nghiệp (nhìn chung bây giờ thường gọi là công ty TNHH),
các kinh tế gia lại xem xét quyết định sản xuất mặt hàng nào, mua đầu vào là gì để sản
xuất các mặt hàng đó, và trong một số trường hợp phải trả bao nhiêu tiền. Lại nữa, người
ta thường cho rằng các công ty phải đối mặt với những giá đầu vào định sẵn, nhu cầu đã
đưa ra đối với các sản phẩm khác nhau và hàng loạt những công nghệ sẵn có đã định
trước.
Trong trường hợp là chính phủ, thì có hai lĩnh vực kinh tế học mà nghiên cứu về chính
sách kinh tế. Kinh tế học vĩ mô (macro) tập trung vào hai thứ: thứ nhất, cái được gọi là
chính sách tài khoá (fiscal policy) hoặc những quyết định về chi tiêu tích luỹ và nguồn tài
chính, đây là sự hỗn hợp của các khoản thuế phải đóng và sự vay mượn; và thứ hai cũng
liên quan đến chính sách tiền tệ (monetary policy) của chính phủ, đây là việc kiểm soát
thông qua số lượng tổng hợp của tiền lưu thông.
Lĩnh vực thứ hai của kinh tế học có liên quan đến những chọn lựa của chính phủ được gọi
là tài chính công (public finance). Người ta thường quan tâm đến việc phân tích chi về
việc chính phủ chọn lựa như thế nào để phân phối việc chi tiêu của mình và chọn như thế
nào để đánh thuế và đi mượn tiền. Ví dụ, các kinh tế gia tài chính công đặt ra các câu
hỏi về sự ảnh hưởng đến cấu trúc công nghiệp của mô hình chi tiêu chính phủ định sẵn
hoặc về sự ảnh hưởng của chính sách thuế đến sự phân phối của cải định sẵn.
Trong tất cả những trường hợp này chúng ta có thể thấy nghiên cứu sự chọn lựa nhằm
đưa ra bài học hữu ích trong việc hoạch định chính sách, việc quản lý các khía cạnh khác
nhau của "nền kinh tế", nơi mà các doanh nghiệp, các cá nhân và chính phủ tham gia vào.
Khi các kinh tế gia nghĩ về quá trình chọn lựa trong số những biến số thay thế, họ thường
cho rằng những gì họ gọi là "tính hợp lý" (rationality) là một phần của quyết định. Theo
tính hợp lý, ý họ là những người đang tiến hành chọn lựa có thể sắp xếp được sở thích
của họ (đây là họ biết thích chọn A rồi chọn B hoặc ngược lại hoặc không khác biệt giữa
hai sự chọn lựa). Điều này cũng ngụ ý rằng những người quyết định hiểu sự dánh đổi
(trade-offs) liên quan giữa A với B và ngượi lại. Bằng sự đánh đổi các kinh tế gia muốn
nói những mất mát người chọn lựa phải bỏ khi lấy A thay vì B. Những gì họ từ bỏ để
khỏi chọn B thì các kinh tế gia gọi là "chi phí cơ hội" (opportunity cost).
Hiện nay, chúng ta phải để ý trong những phân tích chọn lựa này, các kinh tế gia khẳng
định rằng việc quyết định là do cá nhân hoặc các nhóm hoạt động dưới hình thức cá nhân.
Có rất ít phân tích về những quá trình thực tế thông qua việc những nhóm này đưa ra
quyết định. Đó là một chủ đề mà các kinh tế gia bỏ rơi, giao lại cho các nhà quản lý học
và các nhà xã hội học (trong trường hợp các công ty) hoặc cho các nhà khoa học chính trị
(trong trường hợp các chính phủ). Vì vậy, có sự thiên vị trong kinh tế học đương thời để
phân tích chọn lựa dưới hình thức lựa chọn cá nhân.
Trọng điểm thứ hai của những định nghĩa đương thời nhất của kinh tế học là sự khan
hiếm. Người ra quyết định phải chọn một trong các nguồn khan hiếm. Hầu hết các kinh tế
gia coi khái niệm khan hiếm là khá nhạy cảm và rõ ràng. Theo định nghĩa, đó không phải
sự khan hiếm vô hạn. Các cá nhân phải quyết định cách phân bổ đồng tiền vì họ bị giới
hạn bởi đồng lượng kiếm được. Các công ty phải tính toán kỹ càng vay và đầu tư như thế
nào để tránh lãng phí vì họ chỉ có một số tiền nhất định. Nếu không có sự khan hiếm, nếu
mọi cái đều vô hạn thì sẽ không có những lựa chọn, và mọi người sẽ có nhiều thứ như
mong muốn. Các nhà kinh tế chưa bao giờ cảm thấy chán khi nói rằng sự khan hiếm là
"sự thực cơ bản của cuộc sống"1. Khi chúng ta sẽ thấy, mọi thứ sẽ không đơn giản như
vậy!!!
Quan điểm về sự khan hiếm thì rất gần với khái niệm "chi phí cơ hội" đã được bàn ở
phần trên. Người ta chỉ quan tâm đến cái mà người ta từ bỏ, nếu từ bỏ là cần thiết. Nếu
các nhiều thứ đều vô hạn thì bạn có thể có mọi thứ và sẽ không có sự đánh đổi. Một ví dụ
chung nhất đó là phân bổ các nguồn lực trong số các khu vực sản xuất khác nhau. Nếu
các nguồn có hạn (tức là khan hiếm) thì bằng cách sử dụng chúng để sản xuất một thứ thì
bạn sẽ có ít hơn đầu vào để sản xuất một thứ khác.
Chiến Tranh Lạnh minh họa cho mối quan hệ này, và ngày nay vẫn còn liên quan là
"những khẩu súng và bơ sữa". Bạn càng cống hiến nhiều nguồn để sản xuất lực lượng vũ
trang, bạn càng để lại ít hơn những nguồn lực để sản xuất thức ăn và những thứ cần thiết
khác cho cuộc sống. Bạn càng cống hiến nhiều nguồn lực cho xây dựng chính trị và xây
dựng nhà tù thì bạn càng có ít cái để lại cho giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, chăm sóc con
cái, các trung tâm giảm nghèo và chỉ dẫn nghề nghiệp.
Đây là những vấn đề mà kinh tế gia quan tâm, người mà định nghĩa kinh tế học là sự
phân bổ các nguồn khan hiếm trong số những sự chọn lựa khác. Vì trọng tâm sự chọn
lựa hơn là vào những lĩnh vực cụ thể của cuộc sống nên định nghĩa kinh tế học này dẫn
đến một số lĩnh vực mới được coi là trò chơi công bằng cho phân tích kinh tế học. Phạm
vi như vậy chúng ta đã đề cập rồi: đó là phạm vi tiêu dùng. Một phạm vi khác có lẽ
không rõ ràng lắm đó là chiến tranh. Những dụng cụ của phân tích kinh tế học được
mang ra để bàn về vấn đề chọn nơi (nghĩa là mục tiêu nào) để phân bổ nguồn lực khan
hiếm (các đội quân, các quả bomb, dầu và...). Không ngạc nhiên thay một số kinh tế gia
nổi tiếng nhất của giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai đã được thuê trong chiến
tranh dể giúp đưa ra những quyết định như vậy.
Kinh Tế Học Có Phải Là Môn Khoa Học Không?
Các học thuyết kinh tế đã trải qua nhiều thời gian, và lịch sử của cuộc cách mạng đó là
một trong những khía cạnh hay của việc nghiên cứu kinh tế học. Các học thuyết không tự
nhiên có hay chúng rơi từ trên trời xuống. Chúng được phát triển do con người thực, với
những mục đích cụ thể trong những tình huống cụ thể. Sự hiểu biết về các mối quan hệ
trong các học thuyết kinh tế, những người đặt ra công thức cho chúng và môi trường kinh
tế chính trị trong những cái học đã sống và nghĩ thì đều cuốn hút và cần thiết đối với sự
hiểu biết về kinh tế học.
Vì vậy, bất chấp sự tự phụ (kỳ vọng) của một số kinh tế gia đối với chân lý chung, các
học thuyết luôn mang tính chất lịch sử cụ thể. Trong hai thế kỷ đầu (thế kỷ 18 và 19) các
kinh tế gia được biết là nền kinh tế chính trị. Chủ đề chính đã chỉ ra được sự nhận thức về
cách thức mà các kinh tế gia và thế giới thực của chính trị được gắn kết lại. Tổ chức và sự
hoạt động của nền kinh tế được nhận biết là vấn đề chính trị căn bản. Không chỉ các nhà
kinh tế chính trị nghiên cứu chính trị của nền kinh tế mà cả những nhà bình luận về chính
phủ và chính trị cũng rất thành thạo về kinh tế học.
Ngày nay, loại trừ một vài tâm hồn nhân đạo, các kinh tế gia có xu hướng chủ đạo thường
tham gia vào hoạch định chính sách hoặc những phê phán cực đoan -- các kinh tế gia đã
lọai bỏ từ "kinh tế chính trị" và họ thích cái tên "kinh tế học" trung tính hơn. Cùng với sự
thay đổi về chủ đề dẫn theo sự thay đổi cả về hình ảnh. Ngày nay, người ta coi kinh tế
học là "môn khoa học" xã hội -- tiếng Pháp gọi là "science economique". Một số kinh tế
gia nổi tiếng như Paul Samuelson thậm chí còn gọi kinh tế học là "nữ hoàng của khoa học
xã hội"2.
Đối với nhiều kinh tế gia thì việc nhấn mạnh mặt "khoa học" cực kỳ quan trọng (vì nó
cũng quan trọng đối với nhiều nhà khoa học xã hội khác như các nhà xã hội học hoặc các
nhà khoa học chính trị). Một số các kinh tế gia như kinh tế gia bảo thủ Milton Freedman
đi rất xa nhằm tuyên bố rằng trong kinh tế học tân thời là khoa học "tự do giá trị"3, hoặc
khoa học "tích cực".
Đối với nhiều người trong số chúng ta, tuy nhiên, điều này chỉ là khoa trương và vô nghĩa
về tư tưởng. Nó là cố gắng không thoả đáng để mô phỏng cái mà được gọi là khoa học
gian khổ như hoá học hoặc vật lý mà giả vờ bảo vệ những đánh giá về giá trị hoặc tính
chủ quan. Không đi quá sâu vào các vấn đề của tâm lý học, hãy chỉ để tôi nói rằng có lý
do khả dĩ để phản đối những yêu cầu này của các nhà hành nghề khoa học.
Một Số Tiêu Chuẩn Của Hai Định Nghĩa
Định nghĩa đầu tiên đã được nói ở phần trên -- định nghĩa này nói kinh tế học là nghiên
cứu các phạm vi của sản xuất và phân bổ có một ưu điểm chính. Nó nhấn mạnh vào hoạt
động trung tâm thông qua việc doanh nghiệp tổ chức xã hội : đó là công việc. Trong số
các kinh tế gia cổ điển những người đã đưa ra một số khác biệt của định nghĩa này thì
việc phân tích quá trình công việc là trung tâm đối với suy nghĩ về kinh tế học.
Một trong những nổi tiếng nhất và sớm nhất là sự phân tích của Adam Smith là sự phân
công lao động. Trường hợp ông nghiên cứu và từ cái ông đã đưa ra nhiều kết luận quan
trọng đó là nhà máy sản xuất ghim. Ở đây ông quan sát cách các nhiệm vụ kỹ thuật được
phân chia và tổ chức và kết luận rằng đó là điều chủ chốt trong năng suất lao động, cách
này là cách thuận lợi đã có được từ hoạt động chuyên biệt. Từ sự quan sát này ông và
những người khác như David Ricardo đã tiếp tục đưa ra nhiều hình ảnh về kinh tế học ở
tất cả các mức như: giá sàn, kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế.
Sau đó, Karl Max (sinh năm 1818, mất 1883), nhà phê bình cách mạng tác phẩm của
Smith và Ricardo, thậm chí đã đi sâu hơn vào sự phân tích sản xuất. Ông tiếp tục sử dụng
thuyết giá trị lao động như là công cụ phân tích tổ chức tư bản trong cuộc sống bao quanh
lao động nhưng dần dần đã đưa ra những kết luận khác nhau. Ông đã phát triển một
thuyết về cách doanh nghiệp khai thác con người như thế nào qua lao động của họ, và
kêu gọi sự tiêu huỷ xã hội tư bản vì lý do sự lệ thuộc công việc.
Định nghĩa thứ hai của kinh tế học cùng với mối quan tâm với việc ra quyết định (chọn
lựa) và những điều kiện của việc quyết định (sự khan hiếm) loại bỏ phạm vi sản xuất cho
các lĩnh vực khác; định nghĩa này, kinh tế học bỏ qua phạm vi sản xuất mà chính nó là vị
trí trung tâm trong xã hội tư bản.
Khi bạn xem xét nền kinh tế học vi mô (mirco) đương thời, nó đã dựa vào học thuyết của
sự chọn lựa chính yếu, bạn sẽ thấy rằng các phân tích về công việc rất là hời hợt. Công
việc hay lao động dường như chỉ là một nhân tố sản xuất, đầu vào trong quá trình sản
xuất. Chúng chỉ đưa ra cái chúng ta gọi là "các chức năng sản xuất" (factor of production)
của công thức Q=f (K,L), trong đó đầu ra (Q) là một hàm toán học của tiền vốn vào (K)
và lao động (L). Mối quan tâm cơ bản của nền kinh tế học vi mô trong sản xuất là những
doanh nghiệp chọn lựa, tiến hành chọn lựa sự kết hợp vốn và lao động như thế nào trong
quá trình sản xuất. NHƯNG, không có sự phân tích thực tế hoặc xem xét về những quá
trình như vậy. Thay vào đó, kinh tế học vi mô đương thời nhường lại những phân tích của
quá trình sản xuất cho các lĩnh vực khác. Nền kinh tế học vi mô đã để lại phân tích công
nghệ cho các kỹ sư và các nhà khoa học và việc nghiên cứu các mối quan hệ chính trị xã
hội trên sàn doanh nghiệp cho các nhà xã hội học công nghiệp và các nhà tâm lý học. Để
làm được như vậy, nền kinh tế học vi mô đã thôi không nghiên cứu toàn bộ các hoạt
động, mà những hoạt động này thường được xem như một phần của nền kinh tế học và
như tôi quan tâm, nó nên là một phần của nền kinh tế học.
Việc từ bỏ "học thuyết giá trị lao động" kiên định với sự xuống cấp của phạm vi sản xuất
từ điểm chủ chốt trong phân tích kinh tế. Nếu sản xuất không được coi là phạm vị trọng
yếu của hoạt động kinh tế, thì tại sao vẫn còn học thuyết rằng coi lao động trong sản xuất
là thước đo giá trị? Vì định nghĩa của kinh tế học và các mục tiêu của nghiên cứu kinh tế
đã thay đổi từ việc sản xuất đến việc lựa chọn, nên mối quan tâm chính là thị trường và
định giá cả.
Quả thật, nền kinh tế học vi mô thường được gọi là "học thuyết giá cả" vì nó hoàn toàn
quan tâm đến sự định giá thông qua mối tương quan của cung và cầu. Thuyết cầu dựa
trên các thuyết chọn lựa tiêu dùng và các công ty chọn đầu vào như thế nào. Thuyết cung
là thuyết chi phí (đầu vào tính giá cả) hơn là thuyết sản xuất. Và cả cung và cầu đều định
giá ở nhiều thị trường.
Thuyết giá đã chế ngự nền kinh tế từ lâu. Không phải đến tận khi công trình của John
Maynard Keynes (1883-1946) và các học trò của ông đã làm cho mối quan tâm về sản
xuất và đầu ra cổ điển đã sống lại mà thuật ngữ kinh tế học vĩ mô đã hình thành và sự
nghiên cứu sản xuất đã được đặt ở vị trí quan trọng trong nền kinh tế học. Tuy nhiên
thậm chí các kinh tế gia theo Keynes như họ được gọi như vậy chỉ quan tâm đến tổng sản
xuất, tổng sản lượng của xã hội. Họ không quan tâm đến việc kiểm tra các quá trình sản
xuất cụ thể. Thậm chí khi các kinh tế gia theo Keynes quan tâm đến tổng sản lượng, hoặc
tổng cung, đều dẫn đến các thuyết tăng trưởng (khi chúng ta xem ở chương 2), những học
thuyết đó được đưa ra một cách cơ bản dưới hình thức các mô hình toán học và họ cũng
tránh giải quyết bất kỳ những phân tích lao động chi tiết nào.
Vấn đề thứ hai với học thuyết đương thời là "sự khan hiếm" như một thuyết đã được định
sẵn, luôn tồn tại; thuyết này bỏ qua việc xây dựng sự khan hiếm có tính chất lịch sử. Bên
trên bạn có thể chú ý cách dùng từ của tôi "những xã hội nguyên thuỷ" nơi mà con người
đã làm, và trong một số trường hợp họ vẫn làm, dù họ làm rất ít. Nhà nhân loại học
Marshall Shahlins đã nghiên cứu những xã hội như vậy và gọi những xã hội đó là "những
xã hội thịnh vượng căn nguyên". Ông gọi các xã hội đó như vậy không phải vì những xã
hội đó dư thừa tất cả những thứ chúng ta làm ra, mà vì những gì con người mong muốn
và cần rất ít, cho nên họ không cần làm việc nhiều. Với định nghĩa tầm thường về sự
khan hiếm là "hạn chế", loại định nghĩa duy nhất mà có thể hiểu là dưới hình thức mối
quan hệ giữa dục vọng và những phương tiện làm thoả mãn con người. Nếu mọi thoả
mãn đều giới hạn tính trên số lượng thực phẩm, nơi ăn, chổ ở, sách báo, giống như cách
sống của các thầy tù hoặc một số các bộ tộc trên hoang mạc, thì thoả mãn những dục
vọng đó rất dễ dàng và không cần phải làm việc nhiều. Nếu mọi người mong muốn tăng
trưởng, và tăng trưởng bất kỳ cái gì sẵn có một cách dễ dàng thì càng phải làm nhiều
công việc cần thiết để thoả mãn họ. Khi chúng ta xem chương tiếp theo về "sự tăng
trưởng" thì một trong những phản đối cơ bản đối với sự tăng trưởng không có chừng mực
là một cận sản phẩm của mong muốn tăng thêm một cách nhân tạo, đây là việc chuyển
mong muốn thành những thứ mà các doanh nghiệp mơ ước bán được thông qua quảng
cáo, thay vì phát triển dục vọng một cách lành mạnh - những thứ mà không cần sản xuất
mới có như mối quan hệ cá nhân tốt đẹp hơn, tự hiểu hơn, hoặc sự hài hoá hơn với thiên
nhiên, vân vân...
(TQ hiệu đính: đoạn văn trên đề cập cô động sự quan hệ giữa kinh tế học, tâm lý học và
học vấn tôn giáo. Kinh tế học giả định rằng (1) dục vọng và mong muốn vô hạn và (2) vì
phải thỏa mản các dục vọng vô hạn đó (3) vật chất trên trái đất là khan hiếm. Ví dụ, lòng
tham vô đáy: có xe đạp thì muốn có xe máy, khi có xe máy thì muốn có xe tay ga, khi có
xe tay ga thì muốn có xe hơi, khi có xe hơi thì muốn có trực thăng riêng, khi có trực
thăng riêng thì muốn có máy bay riêng, v.v… Vì lẽ đó, kinh tế học là học cách chọn lựa
với hiệu quả kinh tế: với vật chất khan hiếm, làm cách nào để thỏa mãn càng nhiều dục
vọng càng tốt. Ngược với kinh tế học là học vấn tôn giáo: với vật chất trên trái đất giới
hạn, nếu con người tiết dục hay diệt dục (Phật Giáo) hay sống khổ hạnh (Thiên Chúa
Giáo), thì vật chất khan hiếm trở nên dư thừa. Vậy khan hiếm hay dư thừa, nó là mức đo
giữa vật chất với dục vọng của lòai người. Tâm Lý Học nghiên cứu tới vấn đề phi vật
chất như tình cảm, sự hài hòa giữa người và người, hay người và thiên nhiên. Có những
dục vọng hay mong muốn để thỏa mản mà không cần đến vật chất, như hòa bình và sự
thanh bình. Và đây là điểm mà Tâm Lý Học và Tôn Giáo học giống nhau!!!).
Bây giờ phải nói rằng mặc dù kinh tế học đã dựa trên học thuyết chọn lựa như nó bỏ qua
những khía cạnh quan trọng của sản xuất, như như tôi đã đưa ra, nhưng nó có giải quyết
khía cạnh tiêu dùng một điều mà chưa nói đến một cách rộng rãi ở định nghĩa đầu tiên.
Không chỉ các kinh tế gia cổ điển bỏ qua khía cạnh này nhiều như vậy mà còn cả nhà phê
bình Karl Max đã không nghiên cứu sự tiêu dùng một cách nghiêm túc.
Có thể những lý do tại sao kinh tế học đương thời đã chuyển hướng sang khía cạnh này
cơ bản là do lịch sử. Vào những thế kỷ 18 và 19 khi con người bị giai cấp tư sản có uy
lực về chính trị áp bức làm việc 12 hoặc 14 tiếng đồng hồ hoặc nhiều hơn thế trong một
ngày, 7 ngày trong một tuần, với những đồng lương rất ít ỏi, thực sự không nói nhiều về
sự tiêu dùng vì không có nhiều để nói, trừ những người giàu. Nhưng ở thế kỷ 20 khi cuộc
đấu tranh của những người công nhân đòi giảm giờ làm việc và đòi tăng lương, và có
nhiều của cải vật chất xã hội và phạm vi tiêu dùng đã được mở rộng một cách đáng kể.
Tôi nghĩ rất hợp lý khi nói rằng kinh tế học một phần nào đó đã chuyển hướng nghiên
cứu mức tiêu dùng vì những thay đổi này.
Trong nền kinh tế học vĩ mô do Keynes thực hiện bạn sẽ thấy rằng việc phân tích mức
tiêu dùng, ít nhất là ở tổng số, đóng một vai trò quan trọng như tổng sản xuất. Trong nền
kinh tế học vi mô thì học thuyết của hành vi người tiêu dùng thường là chủ đề đầu tiên
được nghiên cứu và được phác hoạ nhằm giải thích kết cấu và những thay đổi trong kết
cấu của cầu tiêu dùng. Tôi cho rằng mức tiêu dùng chiếm một vị trí quan trọng trong
những lĩnh vực kinh tế học vì những thành công của các công nhân trong việc mở rộng
phạm vi tiêu dùng đã buộc các kinh tế gia nghiên cứu vấn đề đó. Doanh nghiệp cần hiểu
cầu tiêu dùng để tính toán được cách sử dụng cầu đó (nghĩa là bán hàng hoá) và nhằm
tăng lên hoặc điều khiển cầu tiêu dùng (bằng việc quảng cáo).
Sự phát triển gần đây của phân tích kinh tế học vi mô về những chọn lựa kinh tế trong gia
đình đã phát triển một cách đồng bộ ngoài mối bận tâm lịch sử cụ thể . Vào đầu những
năm 1960 các kinh tế gia đã tin rằng nhiều sự tăng trưởng kinh tế của thập kỷ trước là do
tăng chất lượng lao động con người. Vì vậy họ kết luận rằng để thúc đẩy sự tăng trưởng
trong tương lai thì cần tiến hành đầu tư vào tái sản xuất lực lượng lao động. Cần đầu tư
tiền vào giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi xã hội... Nhưng để phân bổ sự đầu tư đó
một cách thông minh họ cần hiểu các cá nhân và các gia đình phải tự quyết định như thế
nào về các vấn đề kinh tế học. Vì vậy, kinh tế gia Gary S. Becker (sinh năm 1930) và
Theodore W. Schultz (sinh năm, 1902) và những người khác đã bắt đầu phát triển những
học thuyết về nguồn nhân lực (theories of human capital). Họ đã thực hiện công việc này
bằng cách áp dụng các công cụ của học thuyết chọn lựa kinh tế học vi mô cho gia đình.
Cho đến nay, tôi đã đưa ra hai tiêu chuẩn của hai định nghĩa và những tiếp cận kinh tế
học mà những tiêu chuẩn đó nắm giữ. Đầu tiên, chú tâm vào chọn lựa có xu thế bỏ qua
nhiều khía cạnh của sản xuất mà đáng chú ý hơn. Thứ hai, định nghĩa trước đây chỉ tập
trung vào sản xuất đã có xu hướng bỏ qua phạm vi tiêu dùng -- một phạm vi mà ngày nay
đáng quan tâm nhiều hơn.
Trong cả hai trường hợp chúng ta đều có một vấn đề vì "kinh tế học" như là một "nền
kinh tế" thì định nghĩa này quá hẹp. Nhưng đây không chỉ là một vấn để của kinh tế học.
Đó là vấn đề mà tái diễn ở mỗi lĩnh vực của kiến thức. Khi chúng ta kiểm tra xã hội học,
nhân loại học, tâm lý học hoặc khoa học xã hội chúng ta đều nhận thấy sự khó khăn
tương tự.
Vấn đề bắt nguồn từ sự sáng tạo và giữ gìn phân công lao động trong những lý thuyết
suông. Các nhà khoa học xã hội đã tạo ra chuyên nghiệp trong những lĩnh vực giống như
các nhà khoa học đã làm. Nơi mà các nhà khoa học phân chia lao động trong việc nghiên
cứu cái gọi là thế giới tự nhiên, các nhà khoa học xã hội cũng đưa ra sự phân chia về lao
động trong việc nghiên cứu xã hội loài người. Về mặt này, đây là một cách hợp lý để thực
hiện. Đơn giản rằng, mỗi cá nhân không thể nghiên cứu mọi thứ. Mặt khác, sự hạn hẹp
của những phân chia này liên tục dẫn các nhà thực hành trong một lĩnh vực bỏ qua những
điều mà những người khác cho là quan trọng.
Một cách là xác định lại vấn để cốt lõi của nghề nghiệp, ví dụ trong nền kinh tế học phạm
vi tiêu dùng được bổ sung cho sản xuất và phân bổ.
Một cách khác, và mỗi một sinh viên kinh tế nên quan tâm, là quen thuộc với các phương
thức và nghiên cứu nghành khoa học xã hội khác. Nếu bạn tự giáo dục mình bằng một
phương thức đa nguyên thì bạn có khả năng nghiên cứu bất kỳ một vấn đề cụ thể nào mà
làm bạn quan tâm, tất cả các công việc mà đã được thực hiện không giới hạn bởi liệu đó
có phải là "lĩnh vực "của bạn không? Nền giáo dục như vậy tạo ra một chủ nghĩa hoài
nghi lành mạnh về những hạn chế cho bất kỳ môn học nào, bất chấp định nghĩa gì. Quả
thật, thuật ngữ "môn học" có thể khích thích dục vọng đấu tranh chống lại những hạn chế
chuyên quyền độc đoán về nghiên cứu và kiến thức của môn học. Khi bạn hiểu rõ những
gì bạn quan tâm, những gì bạn muốn nghiên cứu và hành động như thế nào, thì chọn "lĩnh
vực" nào không còn là vấn đề.
Ví dụ, giả sử bạn đồng ý với các kinh tế gia cổ điển và Karl Marx rằng công việc là hoạt
động quan trọng trong xã hội tư bản và bạn quan tâm tại sao và làm thế nào mà sự trọng
tâm đó lại xảy ra. Bạn có thể nhận thấy nó thật hữu ích khi nghiên cứu không chỉ những
gì những kinh tế gia phải nói về công việc mà những nhà khoa học xã hội khác, các nhà
lịch sử học và thậm chí các nhà khoa học tự nhiên và các kỹ sư phải nói gì về công việc.
Nói một cách khác, sự nghiên cứu và hành động của bạn được dẫn bởi sở thích của bạn
như một thành viên trong xã hội, chứ không phải điều lệ nghề nghiệp định sẵn nào đó.
Cách mà các học viện, doanh nghiệp và chính phủ tổ chức, bạn cần có một bằng cấp
chuyên môn để có được một công việc, nhưng không cần cho phép hạn chế sự tò mò của
bạn hoặc sự nghiên cứu của bạn bởi tấm bằng chuyên môn hay nghành nghề của mình.
Những ngụ ý của những bình luận này là không cần phí thêm thời gian tìm ra định nghĩa
"hợp lý" hoặc thậm chí " tốt nhất" của kinh tế. Chúng ta có thể kết thúc ở chổ chúng ta
bắt đầu, với cách hiểu rằng kinh tế học là những gì các kinh tế gia làm và những gì họ
làm là để nghiên cứu những gì họ gọi là nền kinh tế, tuy nhiên để xác định được cách
quản lý nó. Những gì chúng ta cần làm, bất kỳ lĩnh vực gì, là nhận thấy và theo đuổi
những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta quan tâm nhất, hoặc những gì cần được thay
đổi hoặc những gì chúng ta muốn phát triển. Thì trên cơ sở những gì chúng ta học, chúng
ta có thể quyết định được cách tiến hành để đạt được mục tiêu của chúng ta.
1"basic fact of life"
2"the queen of the social sciences"
3value-free
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Định Nghĩa Kinh Tế Học.pdf