Đề tài Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS

Trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn, người giáo viên trường THCS cần tôn trọng các nguyên tắc xử thế cơ bản để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hướng dẫn, tư vấn. Các nguyên tắc này là: tin tưởng, kiên nhẫn, tự nguyện và khách quan. - Giáo viên trường THCS không phải là người đã hiểu biết sâu sắc tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, người giáo viên cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh. - Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn (cho đồng nghiệp) và học tập (cho học sinh) thì hãy dừng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn khác mà bạn không am hiểu.

docx15 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 13104 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn chuyên đề. Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các em được vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo“, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị “ Ở tuổi này các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bèvà vào giai đoạn này các em rất muốn chứng tỏ mình. Khi bị phê bình hoặc bị đối xử không công bằng, các em lập tức cảm thấy tổn thương, mặc cảm, bế tắc. Nếu không có người tham vấn, hướng dẫn kịp thời để tháo gỡ, các em dễ tìm đến hướng giải quyết tiêu cực. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẻ bởi ngày nay xã hội ngày càng phát triển, kinh tế, khoa học và kỹ thuật ngày càng đi lên.Học sinh ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân mình nhưng đồng thời cũng chịu áp lực tâm lý từ phía gia đình, nhà trường đối với hoạt động học tập và các hoạt động khác. Tất cả các áp lực tâm lí nhiều chiều đó có thể tạo ra những khó khăn, rào cản ở nhiều mức độ khác nhau. Những khó khăn, rào cản đó cần phải có phương pháp và kỹ thuật nhất định để vượt qua nó và biến nó trờ thành động lực tích cực cho quá trình học tập của các em học sinh trong nhà trường THCS. Bên cạnh vai trò của gia đình, thì trách nhiệm và sự quan tâm của giáo viên đóng vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống tinh thần, trí tuệ của các em. Vì tính cấp thiết đó tôi quyết định nghiên cứu đề tài” Phương pháp và kĩ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS” Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các phương pháp hướng dẫn, tư vấn học sinh. Tìm hiểu những kĩ thuật cơ bản trong việc hướng dẫn và tư vấn. Từ đó đưa ra được các yêu cầu đối với giáo viên trong vai trò là người hướng dẫn, tư vấn cho HS. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS. Giáo viên môn sinh học. Phương pháp nghiên cứu: Tham khảo tài liệu. Phương pháp Quan sát điều tra: tiến hành quan sát và điều ra tâm lí HS và sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên THCS. Giả thuyết khoa học: Giáo viên nắm vững được đặc điểm tâm lí của học sinh Giáo viên nắm được các phương pháp trong việc hướng dẫn và tư vấn học sinh từ đó hình thành được các kĩ thuật cho bản thân. Học sinh có được niềm vui, hứng thú trong học tập NỘI DUNG Cơ sở lí luận: Trong vài năm gần đây, các cấp quản lý giáo dục đã bước đầu quan tâm đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), tại điều 16 mục 1 có nêu chức danh “cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh”, tại điều 31 mục 6 nêu rõ: giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Trong hoạt động này, mỗi địa phương đang có những bước đi và cách làm khác nhau. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương đi đầu, các tỉnh thành khác đang trong giai đoạn thí điểm. Từ năm học 2009 - 2010, UBND Thành phố Hồ Chí Minh  đã phê duyệt cho trường THCS, THPT hạng I được 01 biên chế giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường.             Theo văn bản số 9971/BGD&ĐT - HSSV ngày 28/10/2005 của Bộ Giáo dục - đào tạo về việc Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm, cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn, tư vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình. Cơ sở thực tiễn: Trong thời gian qua, một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã chủ động tổ chức những hoạt động tư vấn, tìm việc làm cho học sinh, sinh viên và phần lớn đã hình thành trung tâm (có nơi là nhóm, bộ phận, câu lạc bộ hoặc do nhà trường hoặc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trường đảm nhiệm, ...) giúp tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên. Một số trường phổ thông đã tổ chức tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông, thu hút đông đảo các em tham gia và có hiệu quả cao. Hoạt động của bộ phận tư vấn nói trên đã đáp ứng được một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp những vướng mắc trong tâm lý, tình cảm của những học sinh tham gia giải quyết được việc làm cho nhiều sinh viên sau tốt nghiệp và đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của học sinh trước và sau khi tốt nghiệp ra trường.             Theo kinh nghiệm của giáo dục thế giới, hoạt động tư vấn tâm lý học đường cần được bắt đầu ở cấp THCS vì học sinh ở cấp học này ở độ tuổi dậy thì hay độ tuổi “nổi loạn” có tâm sinh lý phức tạp. Hoạt động hướng dẫn,tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường và của xã hội. Với yêu cầu này, việc hình thành phương pháp và kĩ năng hướng dẫn, tư vấn của giáo viên ở trường phổ thông, đặc biệt ở trường THCS là một nhu cầu bức thiết của nền giáo dục chúng ta hiện nay. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A, Phương pháp hướng dẫn, tư vấn. 1, Các khái niệm: Tư vấn là gì? Định nghĩa 1: Tư vấn là tiến trình  tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình. Có thể tóm tắt khái niệm tư vấn bằng 4 chữ T: Tiến trình, tương tác, thấu hiểu, tự giải quyết. - Tiến trình: Tư vấn cần một khoảng thời gian, có thể không phải chỉ gặp gỡ 1 lần, mà có khi rất nhiều lần mới có kết quả rõ rệt. Tư vấn là tiến trình bởi nó là một hoạt động có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc. - Tương tác: Tư vấn không phải là người tư vấn khuyên bảo người được tư vấn phải làm gì, mà đó là cuộc trao đổi hai chiều. - Thấu hiểu: Tư vấn giúp người được tư vấn nhận ra mình là ai, đang ở trong hoàn cảnh nào, có thế mạnh, điểm yếu nào, đã sử dụng những biện pháp nào cho tình huống của mình, tại sao chưa có kết quả, những cái được và cái mất khi sử dụng một biện pháp giải quyết nào đó. - Tự giải quyết: Tư vấn không quyết định thay. Trên cơ sở thấu hiểu hoàn cảnh của mình, người được tư vấn phải cân nhắc, lựa chọn biện pháp nào phù hợp nhất cho bản thân mình. Định nghĩa 2: Tư vấn là một quá trình tác động có định hướng của người tư vấn đến người được tư vấn nhằm đưa ra những gợi mở, định hướng, các phương án giải quyết khác nhau, trên cơ sở đó người được tư vấn có thể tự tin lựa chọn phương án, cách giải quyết tình huống phù hợp nhất với bản thân nhằm giải quyết những khó khăn của nhiệm vụ Định nghĩa 3: Là một quá trình tăng cường việc học liên quan đến sự phát triển của công việc, sự nghiệp hoặc chuyên môn. Tư vấn thường thông qua kênh giao tiếp không chính thống giữa một người được cho là có kiến thức liên quan rộng hơn, hiểu biết hơn hoặc có kinh nghiệm hơn (người tư vấn) và một người được cho là ít kiến thức liên quan hơn, ít hiểu biết hơn hoặc có ít kinh nghiệm hơn (người được hướng dẫn/tư vấn) .Hướng dẫn là gì? Định nghĩa 1: Chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó. Định nghĩa 2: Hướng dẫn là quá trình tác động có chủ định của chủ thể đến quá trình phát triển tự nhiên của đối tượng được hướng dẫn/giúp đỡ nhằm làm cho người đó hiểu, chấp nhận và sử dụng được những năng lực, khả năng và những mối quan tâm của mình trong việc đạt đến các mục tiêu. Quan hệ giữa hướng dẫn và tư vấn: Giống nhau: - Cung cấp thông tin cho người được hướng dẫn/ tư vấn. - Giúp người được tư vấn giải quyết được những vấn đề của mình. Khác nhau: -  Hướng dẫn: + Chỉ ra cách làm cụ thể. + Người được hướng dẫn hoàn toàn tuân theo để đi đến kết quả. - Tư vấn: +  Đưa ra gợi ý, định hướng, phương án. + Người được tư vấn tự đưa ra phương án giải quyết. (Không bắt buộc phải tuân theo nhà tư vấn). 2, Các học thuyết tham vấn: 2.1, Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận phân tâm học của Sigmund Freud: Sigmund Freud (1856-1939), tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud, là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học, ông đã đề cập đến những ý tưởng trực tiếp ảnh hướng đến công tác tư vấn. Đó là: - Bản năng xung động(cái nó) là phần động lực của chúng ta nhằm làm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản và khuynh hướng. Bản năng xung động là bẩm sinh, không bị kiềm chế và thuộc về vô thức. - Bản ngã (cái tôi) là phần nhân cách tạo nên sự quân bình giữa các nhu cầu của bản năng xung động và lương tâm của siêu ngã. -Siêungã (siêu tôi) mang những tính chất của lương tâm, đó là sự hỗn hợp những ý tưởng do những người quan trọng áp đặt và những ý tưởng dựa trên lý tưởng. * Mục tiêu: khám phá những xung đột, động cơ, sự tự vệ vô thức của học sinh (nhấn mạnh vào những kinh nghiệm ấu thơ) thông qua những kỹ thuật như liên tưởng tự do, phân tích giấc mơ, diễn giải, chống đối và chuyển dịch thay đổi/xây dựng lại nhân cách của học sinh * Cơ chế tự vệ: Khi con người không còn đủ khả năng kiểm soát hữu hiệu một số tình huống của cuộc sống, những cơ chế tự vệ sẽ là những chiến lược cho phép bản ngã bù trừ sự bất lực của mình một cách vô thức, bằng cách làm giảm thiểu stress và sự lo âu kèm theo. Những cơ chế tự vệ này thực tế nhằm tạo cho con người những khoái cảm, đôi khi thực tế nhưng thường là tưởng tượng, hoặc xa rời thực tế hoặc phủ nhận thực tế, các ý nghĩ và các xung lực gây lo âu. * Những cơ chế phòng vệ rất hữu ích trong công tác tư vấn gồm: 1. Dồn nén (Cơ chế tự vệ chủ chốt, cái tôi đẩy ý nghĩ cảm xúc, tình cảm không chấp nhận được ra khỏi ý thức, giữ chúng trong tư thế vô thức). 2. Phản ứng ngược (Cái tôi chuyển một ý nghĩ, cảm xúc tình cảm nào đó thành cái ngược lại với ý nghĩ, xúc cảm tình cảm thật). 3. Di chuyển (Cái tôi chuyển những xúc cảm không chấp nhận được thường là sự giận dữ từ một khách thể/ đối tượng này sang khách thể/đối tượng khác để thay thế). 4. Thoái lùi (Cái tôi tìm kiếm sự an toàn của giai đoạn phát triển trước đó khi phải đối mặt với sự lo âu, căng thẳng). 5. Phóng chiếu (Cái tôi quy gán những ý nghĩ, xúc cảm tình cảm, lỗi lầm, vấn đề khó khăn cho người khác). 6. Đồng nhất hóa (Cái tôi tự nuôi dưỡng bằng cách gắn mình với một ai khác, một ai đó được đánh giá cao). 7. Thăng hoa (Cái tôi thay thế các ý nghĩ, xúc cảm, tình cảm không chấp nhận được bằng những ý nghĩ, xúc cảm, tình cảm được xã hội chấp nhận). 8. Hợp lý hóa (Cái tôi thay thế động cơ ít được chấp nhận bằng những động cơ được chấp nhận nhiều hơn " lý giải một hành vi, ý nghĩ, xúc cảm nào đó). 9. Chối bỏ ( Cái tôi không thừa nhận những lo lắng do thực tại gây ra) * Các kỹ thuật can thiệp: 1. Liên tưởng tự do: Khuyến khích học sinh tự do bày tỏ bất kỳ những suy nghĩ và cảm xúc. 2. Phân tích giấc mơ: giáo viên giải thích ý nghĩa những biểu tượng trong các giấc mơ của học sinh. Nội dung hiển thị, nội dung che giấu 3. Phân tích và diễn giải sự chuyển dịch: Sự chuyển dịch xảy ra khi học sinh bắt đầu liên kết với giáo viên liệu cách giống như là những mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống của họ 4. Phân tích và diễn giải sự chống đối: Hành vi tự vệ một cách vô thức của học sinh nhằm gây trở ngại cho tiến trình tư vấn cản trở giáo viên tìm hiểu vấn đề của học sinh. 5. Diễn giải: giáo viên cố gắng giải thích những điểm quan trọng bên trong của ý nghĩ, cảm xúc, ký ức và hành vi của học sinh 2.2, Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận nhân văn - hiện sinh: *Mục đích: giúp học sinh trải nghiệm vấn đề của mình, biết chấp nhận bản thân, tự tin, cởi mở, sẵn sàng đương đầu với điều cố hữu, bảo thủ sống thực với bản chất bên trong của mình, tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề của mình. Nhấn mạnh vào việc hỗ trợ cho tiến trình phát triển của học sinh - người giữ vai trò chính trong việc xác định tốc độ và hướng đi của buổi tư vấn bằng cách tạo bầu không khí nâng đỡ cảm xúc Nhiệm vụ của giáo viên là tạo ra môi trường thuận lợi cho phép học sinh học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hóa. Nhiệm vụ chính của giáo viên là giúp học sinh gỡ bỏ những rào cản tâm lý đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp học sinhlàm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình. 2.3, Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận hành vi: Ứng dụng những nguyên tắc của quá trình học tập vào việc điều khiển nỗ lực khắc phục những hành vi sai lệch của học sinh. *Nguyên tắc chung: Hành vi là sản phẩm của quá trình học tập. Những cái gì có thể học được thì cũng có thể loại bỏ được. * Kỹ thuật 1. Hành vi mẫu: giáo viên xác định những hành vi có thể quan sát được và yêu cầu học sinh luyện tập có sự giám sát của giáo viên và sau đó luyện tập ở nhà. 2. Sử dụng kỹ thuật điều kiện hóa thao tác. Dập tắt những hành vi không mong muốn bằng cách củng cố tích cực những hành vi mới. 3. Sử dụng các bài tập thư giãn và giảm cảm giác tiêu cực có hệ thống 2.4. Phương pháp tư vấn dựa trên cách tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức: Nhấn mạnh vào việc giúp học sinh nhận ra và thay đổi những ý nghĩ tiêu cực, niềm tin sai lệch để đi đến thay đổi chúng. Để học sinh thay đổi nhận thức cho hợp lý,giáo viên tư vấn phải thiết lập mối quan hệ nồng ấm, không phê phán; thu thập những lỗi nhận thức vô lý của học sinh; phân tích tình huống ở các góc độ khác nhau,giúp học sinh đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác để có cách nhìn hợp lý hơn về bản chất của tình huống hay sự kiện, từ đó tìm ra giải pháp thay thế; thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan tích cực và thực tế ở học sinh. 3. Quy trình một ca tư vấn. Xñ vñeà khoù giaûi quyeát Khoù ra quyeát ñònh Phaân tích söï kieän Neâu y/c tö vaán Moâ ta hoaøn caûnh Giáo viên Xñ roû vñeà caàn hoûi Hieåu baûn chaát Ñaët caâu hoûi Đã rõ Chuaån bò nd traû lôøi Traû lôøi Chöa rõo Học sinh Ptích tình huoáng * Vôùi học sinh: ñeå coù theå ñöa ra ñöôïc caâu hoûi rõ raøng, ñuùng baûn chaát caàn thöïc hieän theo caùc böôùc sau ñaây: +B1: Phaân tích söï kieän: Böôùc naøy ñoùng vai troø quan troïng nhaèm hieåu rõo baûn chaát cuûa tình huoáng, söï kieän maø học sinh ñang ñoái maët. Söï kieän, tình huoáng ñöôïc xem xeùt, phaân tích kyõ löôõng döôùi nhieàu goùc ñoä khaùc nhau trong moái lieân heä ña chieàu. +B2: Xaùc ñònh vaán ñeà quan taâm, khoù giaûi quyeát, ra quyeát ñònh: Ñaây laø giai ñoaïn tìm kieám vaán ñeà caàn hoûi trong söï kieän, tính huoáng ñaõ phaân tích ôû böôùc 1. trong moät tình huoáng, söï kieän coù theå xaùc ñònh nhieàu hôn 1 vaán ñeà caàn hoûi. +B3: Neâu yeâu caàu caàu ñöôïc tö vaán: Keát quaû cuûa böôùc naøy laø noäi dung caàn ñöôïc tö vaán göûi tôùi học sinh .Yeâu caàu tö vaán coù theå ñöôïc caáu truùc thaønh hai phaàn ñoù laø moâ taû hoaøn caûnh vaø caâu hoûi. *Vôi giáo viên: Ñeå traû lôøi chính xaùc caâu hoûi, ñaùp öùng muïc ñích cuûa học sinh,giáo viên caàn tieán haønh traû lôøi caâu hoûi theo caùc böôùc sau ñaây: +B1: Phaân tích tình huoáng, caâu hoûi caàn tö vaán. Muïc tieâu cuûa böôùc naøy laø laøm rõ ñieàu học sinh muoán hoûi, hieåu rõ boái caûnh, xuaát hieän caâu hoûi caàn tö vaán, coù 2 khaû naêng xaûy ra: * Nếu GV đả hiểu rõ câu hỏi, hoàn cảnh, ñuû thoâng tin ñeå ñöa ra caâu traû lôøi thì chuyeån sang böôùc 2. * Neáu giáo viên chöa hieåu caâu hoûi, chöa roõ tình huoáng chöùa ñöïng caâu hoûi. GV caàn trao ñoåi theâm vôùi học sinh ñeå laøm roõ hoaëc bieát theâm thoâng tin laøm caên cöù ñeå ñöa ra caâu traû lôøi toát nhaát. +B2: Chuaån bò caâu traû lôøi: Noäi dung caâu traû lôøi phaûi ñöôïc chuaån bò tröôùc. Trong tröôøng hôïp giáo viên vaãn chöa vöõng tin khi traû lôøi, coù theå tham khaûo theâm yù kieán cuûa ñoàng nghieäp hay nhaø tö vaán khaùc. +B3: Traû lôøi: ñöa ra höôùng daãn hoaëc bieän phaùp ñeå học sinh aùp duïng/ tham khaûo ñeå giaûi quyeát vaán ñeà. 3. Tieán trình cuûa moät ca tö vaán: 1: Gaëp gôõ, nieàm nôû ñoùn tieáp, taïo ra söï tin töôûng, côûi môû thaân thieän ngay töø ban ñaàu. 2: Gôïi hoûi thoâng tin, ñieàu gì laøm học sinh lo laéng? Taïi sao laïi caàn ñeán tö vaán? Ñaõ coù nhöõng giaûi phaùp naøo cho hoaøn caûnh baûn thaân, keát quaû ra sao?Hoc sinhï mong muoán nhaát ñieàu gì khi ñeán vôùi giáo viên tư vấn. 3: Giuùp đỡ ñeå học sinh hieåu roõ hôn hoaøn caûnh cuûa baûn thaân, töø ñoù cuøng nhau thaûo luaän vaø löïa choïn nhöõng giaûi phaùp phuø hôïp. 4: Giaûi thích cho học sinh hieåu rõ hôn giaûi phaùp maø hoc sinhï ñaõ löïa choïn, cuõng nhö nhöõng ñieàu caàn löôøng tröôùc khi löïa choïn giaûi phaùp naøy. 5: Gaëp laïi: Tö vaán khoâng boù heïp trong moät laàn gaëp gôõ, vì vaäy sau moãi buoåi gaëp gôõ giáo viên caàn toùm taét noäi dung cô baûn ñaõ trao ñoåi, nhaéc nhở học sinh suy nghó, haønh ñoäng vaø neáu caàn thieát phaûi gaëp laïi thì caàn daën doø, heïn vôùi hoï ñeå hoï yeân taâm hôn. B, NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG HƯỚNG DẪN TƯ VẤN CHO HỌC SINH. Để quá trình hướng dẫn và tư vấn đạt kết quả không thể sử dụng riêng lẻ các kỹ thuật hướng dẫn mà phải có sự kết hợp khéo léo các kỹ thuật với nhau, như kỹ thuật thấu hiểu kết hợp với kỹ thuật đặt câu hỏi hoặc kỹ thuật phản hồi kết hợp với đặt câu hỏi. Kỹ thuật lắng nghe Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của giáo viên đến học sinh. Bao gồm : Nhắc lại, diễn đạt lại, tóm tắt, phản ánh. Lắng nghe giúp giáo viên hiểu được các thông điệp, cảm xúc của học sinh, quan điểm của học sinh, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. * Tầm quan trọng của lắng nghe: - Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng. - Tạo môi trường an toàn hỗ trợ cho giải quyết vấn đề. - Người nói được giải tỏa cảm xúc. - Giảm căng thẳng - Khuyến khích khai thác sâu thông tin. * Cách thức lắng nghe : - Đối diện học sinh: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm. - Duy trì giao tiếp mắt , thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nói. - Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói ra. - Đáp trả phù hợp, có lời (như gật đầu, nhíu lông mày) và có lời để khuyến khích học sinh nói tiếp. - Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp giáo viên theo dõi được dòng câu chuyện. - Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói. Kỹ năng đặt câu hỏi: Nên bắt đầu bằng những câu hỏi chung chung nó giúp học sinh kích thíc sự bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình, những câu hỏi cần phải rõ ràng, đơn giản nhưng phải hướng đến mục đích. Thường sử dụng câu hỏi mở, không có cấu trúc, những câu hỏi cần phải chứa đựng cảm xúc của học sinh, có dạng như “tại sao”, “như thế nào”, “thế còn”. Tuy nhiên, trong mối quan hệ chưa tốt câu hỏi “thế còn” sẽ gây ra cảm giác bị tấn công về mặt tinh thần, chỉ sử dụng khi mối quan hệ đã tốt, không còn sự phồng vệ ban đầu. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. - Câu hỏi mở: đây là dạng câu hỏi được sử dụng nhiều nhất trong tư vấn để học sinh bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình. + Tác dụng của câu hỏi mở: Cho học sinh bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc một cách thoải mái, tự nhiên. Nếu giáo viên biết đặt câu hỏi đúng cách câu hỏi mở có thể khai thác đúng mạch thí họ sẵn sàng nói ra hết những vấn đề đang gặp phải với giáo viên. + Những lưu ý khi đặt câu hỏi: Không đặt câu hỏi dồn dập. Khi đặt câu hỏi nên để phạm vi trả lời rộng. - Câu hỏi đóng: Câu hỏi đóng được sử dụng khi: Khẳng định lại những cái mà ta khai thác được Tìm ra được các hướng giải quyết vấn đề, lựa chọn một giải pháp. - Các đặc trưng của câu hỏi: Câu hỏi mở giúp giáo viên đặt vấn đề khi tư vấn Làm cho việc thư vần cụ thể phong phú hơn. Khai thác cụ thể dẫn chứng về cuộc sống của học sinh. Từ đầu của câu hỏi quyết định hướng trả lời của học sinh: “cái gì” khia thác sự kiện, “như thế nào” tranh luận về tiến trình, cảm xúc hay hậu quả của một vấn đề, “tại sao” tìm hiểu nguyên nhân vấn đề. - Những lưu ý khi đặt câu hỏi: không nên hỏi dồn dập, hỏi nhiều câu cùng lúc, dùng quá nhiều câu hỏi “tại sao”. Nên hỏi nhiều câu hỏi mở, hỏi nhiều về cảm xúc và sử dụng đúng lúc câu hỏi đóng. Kỹ thuật phản hồi: Phản hồi là việc nói lại bằng từ ngữ của mình, hoặc là nhác lại lời học sinh một cách cô đọng hoặc làm rõ hơn vấn đề học sinh đang trình bày và đạt được sự tán thành của học sinh. - Phản hồi có ý nghĩa: Học sinh cảm thấy rằng mình được lắng nghe, có người hiểu mình, từ đó muốn bộc lộ nhiều hơn, cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn để nói lên vấn đề của mình. Nhà tư vấn sẽ chác chắn được rằng là mình không hiểu sai, suy diễn sai vấn đề. - Có 3 hình thức phản hồi: + Phản hồi cảm xúc tức là đòi hỏi giáo viên phải xác định được học sinh đang thể hiện loại cảm xúc nào và giáo viên cần mô tả lại cảm xúc đó bằng từ ngữ rõ ràng, từ đó quan sát những phản ứng của học sinh và thu thập các thông tin. + Phản hồi kinh nghiệm: Các thông ti phản hồi mang tính miêu tả, có liên quan đến sự quan sát của giáo viên sau đó nói về cảm xúc của học sinh. + Phản hồi nội dung: Là nhắc lại các ý tưởng bằng ngôn ngữ của người giáo viên có thể nhấn mạnh, khơi gợi những điều học sinh vừa nói để làm rõ ý tưởng đó. Tóm tắt thông tin phải đầy đủ, không bỏ sót sự kiện. - Các yêu cầu khi đưa ra phản hồi: Phải dựa trên hành vi chứ không phải nhận định về con người, dùng mô tả hơn là phán đoán, phản hồi một cách đặc thù hơn là khái quát, phản hồi mang tính chia sẻ ý tưởng và thông tin sẽ tốt hơn nhiều so với khuyên nhủ, phán xét, khuyến nghị. Khi đã phản hồi là cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực, phản hồi chỉ tốt khi tạo ra được khong khí quan tâm, nâng đỡ, phản hồi phải liên hệ với “cái gì”, “như thế nào” chứ không nhằm giải thích “tại sao” Kỹ thuật thấu hiểu. Thấu hiểu là việc hiểu những điều mà người được tư vấn đang trải nghiệm bằng cả khối óc và trái tim. Nhà tư vấn cần biết được rằng sự hiểu biết ở đây là có giới hạn. Hiểu đơn giản là sự nắm bắt một cách rõ ràng những điều người cần tư vấn đang trải nghiệm. Và không nhất thiết là nhà tư vấn là người hiểu biết tất cả mọi chuyện và là người hiểu biết hơn người cần tư vấn. Nhưng trong quá trình tư vấn nhà tư vấn và người được tư vấn phải thông đạt cho nhau những ý tưởng, cảm xúc cao nhất. Vì vậy sự hiểu biết về người cần tư vấn là một quá trình chia sẻ. Điều quan trọng nhất là nhà tư vấn cần hiểu được những điều người được tư vấn đang nói liên quan tới ý nghĩa đặc biệt nào đó trong kinh nghiệm sống của người được tư vấn để nhà tư vấn cần nắm bắt được và diễn tả ý nghĩa đó một cách dễ hiểu nhất để cả hai bên cùng sang tỏ. Hiểu không đơn thuần là nắm rõ các sự kiện trong cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của người cần tư vấn mà chính tâm tư, thái độ của người cần tư vấn xuất phát từ sự kiện đó mới là quan trọng. Cái chính là họ nhận thức như thế nào tới sự kiện đó. Nhà tư vấn chỉ thay đổi cách nhìn thái độ của người tư vấn chứ không thể thay đổi được sư kiện đó. Việc mà nhà tư vấn hiểu được đối tượng của mình thì việc tháo bỏ mặt nạ, tự do, thoải mái trong việc chia sẻ và giải quyết vấn đề. Kỹ thuật thông đạt. Là kỹ thuật cơ bản nhà hướng dấn cần phát triển để có hiểu biết thông suốt về đối tượng học sinh của mình đang cố gắng bộc lộ cho thầy cô hiểu về tâm trạng, cảm xúc, sự kiện của mình. Khi học sinh đang nói về các vấn đề của mình thường bị lẫn lộn, không có tính logic do vậy khi học sinh ngừng nói thì thấy cô (người hướng dấn) phải nhanh chóng đưa ra quyết định mình sẽ đáp ứng những cái gì sự kiện hay cảm xúc liên quan tới nhân vật nào. Trong việc thông đạt nhà tư vấn cần lưu ý tới việc sử dụng từ tránh những từ liên quan tới việc đánh giá nhân cách học sinh. Cách thông đạt có thể hỏi cảm nhận của học sinh về sự việc đó. Nguồn gốc của sự thông đạt chính là king nghiệm của giáo viên, nó giúp giáo viên biết cần thông đạt những gì. Tuy nhiên đối với những giáo viên mới làm công tác tư vấn sẽ không tránh khỏi những sai lầm: khi giáo viên nói về những sự kiện của mình thường vô tình tạo cho học sinh cảm giác về sự thất bại của chính người tư vấn nên làm sao có thể giúp đỡ mình, và khi người tư vấn nói về các vấn đè của mình thì trọng tâm sẽ bị dịch chuyển, nó cũng có thể tạo ra cho đối tượng học sinh thái độ phòng vệ vì nghĩ rằng vấn đề của mình sẽ bị đưa ra cho người khác bàn tán. Một giáo viên tư vấn thành thục thể hiện sự thông đạt ở việc hiểu và chấp nhận học sinh của mình.Kỹ thuật thông đạt thể hiện ở nhà tư vấn qua lắng nghe, suy nghĩ, đáp ứng, đó là phản ứng tự động Kỹ thuật phản ánh cảm xúc. Phản ánh cảm xúc khi học sinh đến với ta, trong tư vấn thường xuyên phải có phản ánh cảm xúc để thể hiện sự thông cảm với học sinh khi gặp những vấn đề khó xử. - Những chú ý để có những phản ánh cảm xúc tốt: + Xác định tốt những ngôn ngữ bằng lời của học sinh. + Nhớ được ngôn ngữ ki học sinh trình bày để nắm được cảm xúc của đối tượng qua ngôn ngữ. Tác dụng của phản ánh cảm xúc: + Làm cho học sinh khẳng định lại cảm xúc của mình. + Khơi lại những vấn đề cần khai thác. + Giúp giáo viên nắm rỗ được cảm giác của học sinh để công tác tư vấn phát triển tốt. Kỹ thuật tóm lược. Mục đích: giúp giáo viên cô đọng lại ý kiến, suy nghĩ của học sinh. Đây là công việc cần thiết. GIúp học sinh nhìn lại mình rõ hơn. Hỗ trợ học sinh sắp đặt thú tự các vấn đề cần giải quyết. Kỹ thuật này được sử dụng khi: Bắt đầu cuộc tư vấn. Làm rõ nội dung đang diễn ra trong quá trình tư vấn: tóm lược, sắp xếp thứ tự nhu cầu, vấn đề giải quyết. Mang lại sự liền mạch trong quá trình tư vấn khi chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Kỹ thuật kể chuyện: Ñoâi khi thoâng qua moät caâu chuyeän cuûa ngöôøi khaùc, hay do giáo viên “saùng taùc”, học sinh ruùt ra ñöôïc nhöõng baøi hoïc cho baûn thaân moät caùch töï nhieân, khoâng caàn goø boù, miễn cưỡng. Nhöng choïn löïa chuyeän vaø cach keå caàn heát söùc kheùo leùo, traùnh ñeå hoïc sinh nghó GV laø moät ngöôøi “hay ñöa chuyeän”. C, Yêu cầu đối với giáo viên THCS trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.   1. Yêu cầu đối với người giáo viên trong vai trò hướng dẫn, tư vấn. - Nắm vững về lĩnh vực cần tư vấn. - Tôn trọng sở thích và tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp/ học sinh. - Biết lắng nghe, chia sẻ thân thiện, thương yêu con người. - Kiên trì, khách quan. - Chân thật, tế nhị, khéo léo. - Công bằng, không vụ lợi. - Khoan dung, độ lượng. ‏ ‏2Nguyên tắc của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn. Để quá trình tư vấn đạt kết quả cao, người hướng dẫn là giáo viên cấn phải nắm rõ những nguyên tắc sau: Kín đáo, riêng tư. Bí mật nội dung cuộc tư vấn. Không phê phán, phán xét đạo đức. Cung cấp thông tin cần và đủ. Tôn trọng sự tự quyết của học sinh. Ngôn ngữ phù hợp với trình độ học vấn, văn hóa của người được tư vấn (học sinh), không dùng ngôn ngữ hàn lâm hay thô bạo. Không hứa hẹn quá nhiều làm mất đi tính độc lập, tự chủ, tự quyết của người được tư vấn. 3. Những giới hạn của giáo viên trong hướng dẫn, tư vấn Trong vai trò người hướng dẫn, tư vấn, người giáo viên trường THCS cần tôn trọng các nguyên tắc xử thế cơ bản để đảm bảo hiệu quả của hoạt động hướng dẫn, tư vấn. Các nguyên tắc này là: tin tưởng, kiên nhẫn, tự nguyện và khách quan. - Giáo viên trường THCS không phải là người đã hiểu biết sâu sắc tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, người giáo viên cần biết giới hạn của mình trong hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và học sinh. - Nếu giới hạn của bạn là hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn (cho đồng nghiệp) và học tập (cho học sinh) thì hãy dừng lại ở phạm vi đó, đừng lan man sang lĩnh vực hướng dẫn, tư vấn khác mà bạn không am hiểu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxlanh_8491.docx