Lễ hội truyền thống của người Khơme có 2 loại chính: lễ mang màu sắc phật giáo như lễ Phật Đản, lễ nhập hạ, lễ cầu phước và lễ hội văn hóa lịch sử như lễ Tết (Chôl Chnam Thmây), lễ cúng tổ tiên (lễ Đôn Ta), lễ cúng trăng (Ăk Âmbok)
Người Hoa thì có cũng có các lễ tết như người Việt Bắc Bộ nhưng có thêm một số lễ khác như lễ vía Ngọc Hoàng (9/1), lễ vía Quan Công (13/1), lễ vía Ông Bổn (15/3)
Lễ hội của người Chăm thì có lễ Tolakbala vào thứ tư tuần cuối thang Safa (tháng 2 theo đạo Hồi), lễ Raya Iadil Fitrah vào tháng cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9)
+ Văn hóa, nghệ thuật
Nam Bộ là một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú: ca dao, dân ca, vè, truyện thơ Trong đó vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè Chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè Thầy Thông Chánh Truyện thơ thì có Lục Vân Tiên, Phạm Công- Cúc Hoa, Thoại Khanh- Châu Tuấn
Văn hóa bác học ở Nam Bộ cũng bước đầu phát triển với những thi đàn, thi xã như tao đàn Chiêu Anh Các, Bình Dương thi xã Trong đó tao đàn Chiêu Anh Các còn để lại tác phẩm Hà Tiên vịnh thập.
Bên cạnh đó còn có các thể loại truyện cổ tích, thần thọa được chia làm hai mảng lớn đó là văn xuôi và văn vần và một số loại hình văn học nghệ thuật khác của các dân tộc sinh sống ở nơi đây.
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương thi tốt nghiệp - Cơ sở văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
=====================================
ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
=====================================
Các khái niệm cơ bản
Văn hóa: văn: đẹp
Hóa: sự chuyển đổi thành cái đẹp
là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn minh: văn: đẹp
Minh: là sáng (chỉ tia sáng của đạo đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thật…)
Là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại
Văn hiến: là văn hóa thiên về giá trị tư tưởng do người hiền tài truyền tải, thể hiện tính dân tộc, lịch sử nhất định
Văn vật: là truyền thống văn hóa tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và trong những di tích lịch sử. Văn vật thường gắn với những truyền thống, thành quả văn hóa hoặc những thế hệ nhân tài tiêu biểu cho 1 miền, 1 vùng, 1 địa phương.
So sánh văn hóa với văn minh
Giống: đều là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử
Khác:
Văn hóa
Văn minh
+ Khi con người xuất hiện
+ Phát triển liên tục và có bề dày lịch sử
+ Bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
+ Có tính dân tộc rõ rệt
+ Có lúc thăng lúc trầm
+ Gắn với phương đông nông nghiệp
+ Xuất hiện khi có nhà nước, chữ viết, các thành thị, tiền tệ
+ Là lát cắt đồng đại, chỉ trình độ phát triển cao
+ Thiên về vật chất, kỹ thuật
+Có tính siêu dân tộc, tính chất quốc tế
+Tiến lên không ngừng và ngày càng phát triển cao
+Gắn với phương tây công nghiệp
Đặc trưng và chức năng của văn hóa
Tính hệ thống- chức năng tổ chức xã hội
Tính hệ thống là tính đặc trưng nhất của văn hóa, phản ánh tính đa dạng do con người sáng tạo ra. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp. Nó giúp phát huy những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện của một nền văn hóa, phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình thành của nó.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là vật thể bao trùm của xã hội thể hiện chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống (tự nhiên và xã hội) của mình. Nó là nền tảng của xã hội nên được gọi là nền văn hóa
Tính giá trị- chức năng điều chỉnh xã hội
Văn hóa do con người sáng tạo ra trong lịch sử cho nên nó chứa đựng tính người, hữu ích cho con người. Văn hóa theo nghĩa đen là trở thành đẹp, có giá trị. Tính giá trị là để phân biệt với phi giá trị là thước đo giá trị nhân bản của con người.
Tính giá trị của văn hóa có thể chia theo:
+ Mục đích: văn hóa gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần
+ Theo giá trị: chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ
+ Theo thời gian: giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời (đã lỗi thời, đang hiện hành hoặc đang hình thành)
Văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội. Nhờ chức năng này của văn hóa mà giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với biến động của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
Tính nhân sinh- chức năng giao tiếp
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người sáng tạo ra khác với giá trị tự nhiên. Do mang tính nhân sinh văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con nguời thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.
Tính lịch sử- chức năng giáo dục
Tính lịch sử của văn hóa cho phép phân biệt văn hóa như một sản phẩm của cả quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như một sản phẩm cuối cùng chỉ trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa . Truyền thống văn hóa là những giá trị tồn tại ổn định được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng trải qua không gian và thời gian được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội, được định hình dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, pháp luật và dư luận.
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục vì thế văn hóa có chức năng giáo dục. Nhờ chức năng này văn hóa có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách con người. Từ chức năng này văn hóa có thêm 1 chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Đó là thứ gen xã hội di truyền phẩm chất con người cho các thế hệ sau.
Không gian văn hóa- vùng văn hóa
Khái niệm không gian văn hoá
Không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm ở khu vực cư trú của người Nam Á- Bách Việt. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở phía bắc nơi có sông Dương Tử và đỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ- Việt Nam. Đây là cái nôi của nghề trồng lúa nước, nghệ thuật đúc đồng. Trống đồng Đông Sơn là bờ cõi đất nước họ Hồng Bàng theo truyền thuyết đất nước.
Ở phạm vi rộng hơn không gian tồn tại của văn hóa Việt Nam nằm ở vùng cư trú của người Inđônêsiên lục địa.
Không gian văn hóa Việt Nam được hình thành trên nền văn hóa Đông Nam Á
Vùng văn hóa:
Theo ông Ngô Đức Thịnh thì “vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những điểm tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, đất đai, sinh sống ở đó từ lâu đã có mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử, có những điểm tương đồng về trình độ kinh tế- xã hội và giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên đã hình thành những đặc trưng chung thể hiện trong đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của cư dân có thể phân biệt với vùng văn hóa khác”.
Phân loại vùng văn hóa: là một loại hoạt động phân loại và tập hợp các loại hình văn hóa theo không gian và lãnh thổ. Không gian văn hóa được chia thành không gian văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa vật thể.
+ Văn hóa vật thể bao gồm: kiến trúc, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại…
+ văn hóa phi vật thể: tập tục, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn…
Các vùng văn hóa:
Theo quan điểm của ông Ngô Đức Thịnh: gồm 7 vùng
Vùng VH Đông Bắc Bắc Bộ
Vùng VH Việt Bắc
Vùng VH Tây Bắc và Miền núi trung du
Vùng VH Đồng bằng duyên hải BTB
Vùng VH Duyên hải Trung và NTB
Vùng VH TS- Tây Nguyên
Vùng VH Gia Định- Nam Bộ
Theo địa lý thì có 6 vùng:
Vùng VH Tây Bắc
Vùng VH Việt Bắc
Vùng VH châu thổ Bắc Bộ
Vùng VH Trung Bộ
Vùng VH Trường Sơn- Tây Nguyên
Vùng VH Nam Bộ
Các vùng văn hóa quan trọng
Vùng văn hóa Bắc Bộ
Đặc điểm tự nhiên
Bao gồm: Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, 1 phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
VTĐL: phía bắc: giáp trung du miền núi phía bắc
Phía nam: giáp Bắc Trung Bộ
Phía tây: giáp Tây Bắc (Hòa Bình)
Phía đông: giáp biển Đông
Địa hình đa dạng nhưng không bị chia cắt mạnh. Đây là vùng địa hình đồi núi thấp, xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng thấp (Bắc Giang)
Đây là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo 2 trục chính: tây- đông và bắc- nam. Trở thành vị trí tiền đề tiến tới các vùng văn hóa khác trong nước và ĐNA
Khí hậu: là vùng duy nhất ở nước ta có 1 mùa đông thực sự với 3 tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18oC, khí hậu 4 mùa với mỗi mùa tương đối rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng, ẩm.
Thủy văn: tập trung các con sông lớn: S.Hồng, S.Thái Bình và hệ thống phụ lưu khác. Mật độ sông dày cùng hệ thống mương máng tưới tiêu khiến cho vùng được coi là nơi xuất hiện nền văn minh lúa nước đầu tiên ở Việt Nam.
Chế độ thủy triều và con nước tạo sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm láy ứng xử và sinh hoạt cộng đồng của cư dân.
Gắn với hệ thống sông ngòi ở BB là hình ảnh của hàng nghìn km đê và ngăn BB thành những ô khép kín như ô Vĩnh Bảo, Hà Nam Ninh, Hà Đông, Nam Định
Nơi đây xuất hiện nhiều trung tâm KT- VH như Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long (Hà Nội)
Đặc điểm xã hội
Lịch sử bắc bộ là lịch sử liên tục không bị gián đoạn tạo nên 1 truyền thống và niềm tự hào dân tộc
Cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, được mệnh danh là “xa rừng, nhạt biển, bám chặt đồng bằng”
Quan niệm của người việt được thể hiện: nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền.
Do diện tích đất sử dụng nông nghiệp không rộng, cư dân lại đông nên có xu hướng tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm nghề phụ: mây tre đan (Hà Tây), tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làm nón (làng Chuông), làng cói (Kim Sơn- Thái Bình), đúc đồng- Ngũ Xá, gốm Bát Tràng….
Làng là đơn vị cơ sở của nông thôn BB. Làng xã BB có tính chất khép kín theo lối mật tập. Thể hiện rõ nhất là làng có lũy tre bao bọc, điều này xuất phát từ ý thức hệ của cư dân nơi đây như: chống thú dữ, chống cướp, sau này là chống xâm lược và tận dụng sản xuất.
Người Việt đối phó với thiên nhiên tạo nên diện mạo đồng bằng ngày nay bằng đào mương, đắp đê, xây dựng thành xóm. Làng xã BB được quy định ngặt nghèo, chặt chẽ, thể hiện ở mỗi làng có một công trình công cộng là đình. Đình được xây dựng nhằm đề cao trật tự phong kiến quân chủ. Hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình, quán nước, cổng làng là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam.
Sự gắn bó người với người trong cộng đồng làng quê không chỉ là quan hệ sở hữu trên đất làng mà còn trên di sản hữu thể chung như làng… đảm bảo cho các quan hệ này là các hương ước, khoán ước của làng.
Con người: cần cù, tiết kiệm, vun vén cho cuộc sống gia đình. Sống trong điều kiện tự nhiên và khí hậu với nhiều lũ lụt, gió bão, sự bất ổn này khiến cho người dân nơi đây có hướng thiên về ổn định như làm nhà kiên cố…
Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất
+ Nhà: thường là nhà không chái, hình thức nhà vì kèo phát triển, có quan tâm đến phong thủy (vd: gió không lùa vào nhà, nước không chảy vào nhà)
Kết cấu nhà rộng, thoáng mát
Gian chính giữa bên trong để bàn thờ (Tam Sơn, bình hương, hoa, chân đèn, câu đối, hoành phi…)
Vật liệu: sử dụng vật liệu nhẹ là chủ yếu nhưng cũng tiếp thu kỹ thuật và sử dụng vật liệu bền: xi măng, sắt, thép…
Nhà xây to đẹp, bền chắc và tương xứng với cảnh quan
Trồng cây cối quanh nơi cư trú tạo bóng mát cho ngôi nhà
+ Ẩm thực: cơ cấu bữa ăn của cư dân vung BB cũng giống như bữa ăn của cư dân vùng đất khác gồm: cơm, rau, cá, chủ yếu là các loại cá nước ngọt.
Về mùa đông: thích dùng nhiều thịt và mỡ đẻ giữ nhiệt cho cơ thể, thích ứng với khí hậu lạnh nơi đây.
Về gia vị thì người Việt BB sử dụng rất đa dạng và hài hòa tùy theo từng địa phương, sở thích của từng người.
+ Mặc: cách mặc của người dân BB cũng là một sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên châu thổ BB đó là màu nâu.
Nam: mặc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng
Nữ: mặc váy thâm, áo nâu khi đi làm. Xưa kia phụ nữ BB còn mặc váy thâm kết hợp với chiếc yếm với nhiều màu sắc khác nhau tùy theo mục đích sử dụng.
Ngày lễ tết: nam thì mặc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen. Phụ nữ thì mặc áo dài mớ ba mớ bảy
Còn ngày nay thì chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống không chỉ của phụ nữ BB mà hầu hết phụ nữ trên khắp đất nước. Và cách ăn mặc thường ngày thì đã có sự thay đổi nhiều.
Có nhiều di tích lịch sử văn hóa: đây là một vùng có bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc của các di tích văn hóa như: đền, đình, chùa, miếu, phủ, quán…
Văn hóa tinh thần
+ Tôn giáo, tín ngưỡng:
Tôn giáo: phát triển Đạo Giáo, Thiên chúa, Nho giáo, Phật giáo nhưng phổ biến là phật giáo Đại thừa
Tín ngưỡng: như thờ thành hoàng làng, thờ Mẫu, ông tổ nghề, tín ngưỡng phồn thực. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người nơi đây.
+ Lễ hội: đây là một loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp, có mật đọ khá dày đặc theo vòng quay thiên nhiên và mùa vụ. dù thuộc loại nào thì khởi nguyên của các lễ hội này đều từ lễ hội nông nghiệp kết hợp với nhiều tín ngưỡng khác nhau.
Lễ hội BB có thể ví như một bảo tàng văn hóa tổng hợp lưu giữ khá nhiều các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cả dân nông nghiệp, là “môi trường cộng cảm văn hóa”, “cộng mệnh” về mặt tâm linh.
+ Kiến trúc: kiến trúc ngôi nhà của người Việt vùng BB cũng giống như kiến trúc của đình, chùa đó là tuân thủ theo nguyên tắc coi trọng số lẻ: cổng tam quan, bậc tam cấp, nhà có 3 gian, năm gian, các kiến trúc theo lối tam tòa. Số gian nhà, số bậc của lối đi bao giờ cũng là số lẻ. Nhà ở là hình thức nhà vì kèo phát triển, mái ngói được xây dựng một cách kiên cố.
Người dân nơi đây sống tập trung thành các làng, xã theo mô hình khép kín và được bao quanh là các rặng tre.
+ Văn hóa- nghệ thuật:
Kho tàng văn học dân gian bắc bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm, phong phú như: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng mỗi thể loại đều có một tầm dày dặn, mang nét riêng của BB. Trong truyện trạng người dân nơi đây còn sử dụng các hình thức câu đố, câu đối, nói lái, chơi chữ.
Nơi đây còn là “nơi phát sinh nền văn hóa bác học”. Sự phát triển của giáo dục, truyền thống trọng người có chữ trở thành nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp tri thức ở BB. Là nơi có nhiều danh nhân văn hóa tầm cỡ trong nước và quốc tế.
Nơi đây là 1 vùng văn hóa mà quá trình tiếp biến văn hóa “diễn ra lâu dài hơn cả và với nội dung phong phú hơn cả”
+ Âm nhạc: là nơi sản sinh ra nhiều loại hình âm nhạc đặc sắc mà giờ đây đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của cả trong nước và quốc tế như: hát ca trù, hát xẩm, hát xoan, hát quan họ, chèo…
Vùng văn hóa Trung Bộ
Đặc điểm tự nhiên- xã hội
Đặc điểm tự nhiên
Bao gồm các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Địa hình hẹp theo chiều ngang Đông Tây, là các dải đồng bằng hẹp xen với các dãy núi ăn ra biển. Địa hình bị chia cắt theo chiều dọc bắc nam bởi các đèo: Tam Điệp, Ba Dội, Hoàng Mai, Đèo Hải Vân…
Phía đông: giáp biển đông
Phía tây: giáp dãy trường Sơn
Phía bắc: giáp vùng văn hóa BB
Phía nam: giáp vùng văn hóa TS- TN và Nam Bộ
Vùng Nam Trung Bộ có vùng biển sâu, có dòng hải lưu chảy qua nên có nhiều hải sản
Khí hậu lệch pha với 2 miền B- N và gió lào khô nóng.
Là vùng có nhiều cảnh đẹp như: động Phong Nha, bãi biển Mỹ Khê, biển Nha Trang, biển Lăng Cô…
Đặc điểm xã hội:
Đây là vùng đất rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh. Trước CN, cư dân nơi đây Sáng tạo ra nền Văn hóa Sa Huỳnh rực rỡ.
1059: Quảng Bình thuộc nhà Lý
1336: Quảng Bình, Quảng Trị thuộc nhà Trần
1558: Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Thuận Hóa
1778: Nguyễn Huệ lên ngôi vua ở Phú Xuân
1802: Nguyễn Ánh dựa vào các thế lực phương Tây chiến thắng vương triều Tây Sơn và cai quản đất nước.
Vùng trung Bộ là nơi đứng chân để người Việt tiến về phía Nam mở cõi, là vùng biên viễn của Đại Việt. Là nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm.
Là vùng diễn ra nhiều biến động lịch sử: triều đại Tây Sơn, triều đại các vua chúa Nguyễn, các cuộc xâm lược của người Pháp.
Con người miền trung: BTB thiên về sống nội tâm không phô trương ra phía ngoài: thâm trầm, sâu sắc. Còn NTB thì ảnh hưởng bởi miền nam: cởi mở, phóng khoáng.
Đặc điểm văn hóa
Trước đây vùng văn hóa Trung Bộ một thời kỳ dài là thuộc các tiểu quốc của vương quốc Chăm Pa, trước khi người Việt vào nơi này. Nền văn hóa Champa một thời rực rỡ, như một ánh hào quang hắt lên mặt nước trong buổi chiều tà. Vì vậy, đặc điểm thứ nhất của vùng văn hóa trung bộ phải là một bùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Champa.
Văn hóa vật chất
+ Ẩm thực:
Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên
Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng và 1 phần núi của Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, phía tây của dãy Trường Sơn từ Quảng Bình tới Phú Yên
Có nhiều cao nguyên: Langbiang (Đà Lạt), Lâm Viên.
Có khoảng hơn 20 tộc người sinh sống và ở 2 nhóm người chính là Nam Đảo và Môn Khơme với các tộc người: Bana, Giarai, Xơ Đăng, Triêng, Nông, Mạ…
Các cư dân Nam Đảo và Môn Khơme là cư dân bản địa sinh sống rất lâu đời ở đây từ trước và sau công nguyên trong khi các tộc người lớn ở ĐNA bước vào giai đoạn tiếp xúc văn hóa với Trung Quốc, Ấn Độ thì họ hầu như đứng ngoài cuộc bởi sự ảnh hưởng đó, do ở đây chưa có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa vì thế về cơ bản các tộc người vẫn giữ được hầu như nguyên vẹn văn hóa truyền thống, bảo tồn ít nhiều văn hóa bản địa ĐNA cổ đại trước khi tiếp xúc với nền văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ.
Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất
Nền kinh tế nương rẫy là chủ yếu tại nơi đây. Ngoài ra còn rơi rớt nền kinh tế hái lượm cho nên con ngươif vẫn còn lệ thuộc vào tự nhiên, họ sùng bái tự nhiên. Đây chính là nguồn gốc tạo ra hàng loạt nghi lễ tế thần và hiến sinh, bất kỳ sinh hoạt nào cũng gắn với thần linh.
Tổ chức xã hội của người dân nơi đây là các buôn, plây
Văn hóa tộc người ở đây là văn hóa dân gian mang tính truyền miệng- 1 mẫu hình cơ bản của văn hóa phi chữ viết. Không có văn bản chữ viết chỉ có văn bản truyền miệng.
+ Nhà ở: có nhiều loại: nhà sàn dài (KV miền trung và nam Tây Nguyên), nhà gươl (mái hình mai rùa). Ngoài ra còn có nhà mồ dành cho người chết, được xây dựng rất nhiều tượng trong đó tái hiện từ lúc sinh ra tới lúc chết. Sau 3 năm làm lễ bỏ mả xong thì người dân đoạn tuyệt với nhà mồ, nhà mồ dược xây dựng ở phía tây của làng. Nhà rông: là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trưng bày nhiều cồng chiêng, rượu cần và có một khoảng không gian rộng phía trước nhà để sinh hoạt, đốt lửa…
+ Ẩm thực: sử dụng nhiều đồ nướng, gia vị chủ yếu là muối và ớt.
Về đồ uống thì chủ yếu sử dụng rượu cần.
+ trang phục: người dân vùng TS- TN vẫn còn giữ được trang phục cổ sơ của người dân ĐNA cổ đại mà ngày nay không tìm thấy ở những vùng văn hóa khác. Đó là loại hình trang phục kiểu choàng quấn.
Nam : đóng khố, mặc áo, quấn khăn có gài lông chim quý nhiều màu
Nữ: mặc váy có nhiều hoa văn
Văn hóa tinh thần
+ tôn giáo, tín ngưỡng
Do kinh tế nơi đây còn phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên nên tín ngưỡng nơi đây cũng gắn liền với thiên nhiên đó là tín ngưỡng vạn vật hữu linh, bất cứ thứ gì xung quanh con người nơi đây đều có thể trở thành thần linh.
Nơi đây các vị thần được họ gọi chung là Giàng. Có 2 loại Giàng đó là Giàng tốt chuyên giúp đỡ mọi người và Giàng xấu thì hại người.
Ngày nay thì người dân ở đây lại chủ yếu là theo đạo Tin lành
+ Lễ hội: hệ thống nghi lễ gắn chặt với sản xuất nông nghiệp như: lễ cầu an cho cây trồng, lễ ăn cốm… Ngoài ra còn có lễ hội gắn với tục hiến sinh, tục hiến sinh là phần quan trọng của lễ hội như lễ hội đâm trâu.
Nói tới lễ hội của vùng văn hóa này mà không nhắc tới lễ hội cồng chiêng thì quả là một thiếu sót lớn. Vì cồng chiêng được coi là ngôn ngữ để con người có thể giao tiếp với thiên nhiên, tiếng chiêng có ý nghĩa thiêng liêng và theo tập quán cổ truyền, chỉ được dùng trong các nghi lễ, lễ hội cần thiết.
+ Kiến trúc: cũng giống như các vùng văn hóa khác người dân nơi đây cũng sinh sông tập trung trong các buôn, plây. Kiến trúc nhà ở chủ yếu là nhà sàn, nhà dài… vật liệu làm nhà chủ yếu là gỗ. Những ngôi nhà nơi đây người dân rất chú ý tới kiến trúc và lối trang trí trên mái nhà. Đặc biệt là nhà gươl có mái hình mai rùa. Nổi bật hơn cả đó là kiến trúc nhà mồ, xung quanh nhà mồ có một hệ thống tượng rất phong phú chủ yêu được làm bằng gỗ.
+ Văn hóa- nghệ thuật: nơi đây chính là kho thần thoại và sử thi lớn trong kho tàng văn học của dân tộc. Nơi đây có tất cả là 63 bộ sử thi trong đó: Mnông có 27 bộ, Êđê 13 bộ.
Đặc biệt nơi đây còn là nơi sản sinh ra những bản trường ca mà mỗi dân tộc lại có một tên gọi khác nhau như người Êđê gọi là Khan, người Giarai, H’ri và Bana gọi là H’Ămon. Nổi bật nhất là Khan Đăm San của người Êđê, sau đó là Khan Xinh Chơ Nga hay theo cách gọi của người Việt là Xinh Nhã….
Cách thức trình bày của các bản trường ca này cũng khá đặc biệt đó là “chỉ để diễn xướng, chứ không phải để đọc”.
Ngôn ngữ nơi đây thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khơme, Nam Đảo.
+ Âm nhạc: âm nhạc nơi đây chủ yếu là tiếng cồng chiêng hay cũng có thể gọi là “nghệ thuật âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên”. Biểu diễn thường thì có một bộ cồng chiêng được nhiều người cùng biểu diễn, gọi là bộ vì đó là “một biên chế âm nhạc với một hệ âm thanh chặt chẽ.
Âm nhạc cồng chiêng nơi đây có thể được chia thành “3 phong cách âm nhạc” lớn đó là: cồng chiêng Êđê: nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn. Cồng chiêng M’Nông: cường độ không lớn mặc dầu tốc độ khá nhanh. Cồng chiêng Bana- Giarai: thiên về tính chất chủ điệu của âm nhạc, một bè trầm của các cái cồng có núm vang lên với âm sắc đầy đặn, vững chãi, hùng tráng.
Vùng văn hóa Nam Bộ
Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Đặc điểm tự nhiên:
Nam Bộ chia thành 2 bộ phận: miền ĐNB và TNB
ĐNB: gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa, thành phố HCM.
TNB: gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Là vùng văn hóa nằm ở cuối đất nước có diện tích nằm trọn vẹn trong lưu vực 2 con sông: S.Đồng Nai và S.Cửu Long.
Khí hậu cận xích đạo có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nam Bộ là vùng đất của kênh rạch (5700km kênh rạch), có hệ thống sông nổi tiếng như: Đồng Nai, Cửu Long, Vàm Cỏ… tạo nên những đồng bằng rộng lớn màu mỡ, là nơi xuất hiện của loại hình du lịch miệt vườn với nhiều loại hoa trái đặc trưng. Nơi đay cũng là vựa lúa lớn nhất của cả nước.
Đặc điểm xã hội
Là một vùng đất trẻ (HCM là gần 300 năm) có sự đứt gãy về lịch sử vì trong quá khứ tồn tại nền văn hóa Đồng Nai rồi tiến tới nền văn hóa Óc Eo với sự ra đời của nhà nước Phù Nam. Đến thế kỷ 7, 8 thì biến mất 1 cách bí ẩn.
Lịch sử phát triển của Nam Bộ có sự khác biệt với các vùng văn hóa khác. Nếu Bắc Bộ là sự phát triển liên tục thì Nam Bộ trải qua sự đứt gãy. Do sự biến mất của văn hóa Óc Eo ở thế kỷ 8 thì Nam Bộ rơi vào tình trạng hoang vu, hiểm trở, không có người sinh sống.
Là địa bàn cư trú của 1 số tộc người: Việt, Chăm, Khơme, Hoa, Mạ, Xtiêng… Nhìn diện mạo chung của các tộc người nơi đây ta có thể dễ dàng nhận ra được các khía cạnh sau:
Các tộc người khai phá Nam Bộ đêu là những lưu dân khai phá đất mới, họ đã xa vùng đất cội nguồn cả về không gian lẫn thời gian.
Sống cùng một địa bàn cư trú nhưng trên nét lớn các tộc người này sống cùng với nhau một cách hòa hợp, thân ái, không có chiến tranh giữa các sắc tộc trong lịch sử.
Tộc người chủ thể có vai trò quyết định sựu phát triển của vùng đất là người Việt.
Nam Bộ là kết quả của quá trình khai thác cấp tốc đất đai của các chúa Nguyễn do cuộc chiến Đàng trong- Đàng ngoài nên đất đai được khai phá tiến về phía Nam.
Chúa Nguyễn ban hành chính sách không phải đóng thuế trong vòng 10 năm, hình thành nên quyền sở hữu được xác lập và tầng lớp đại địa chủ được hình thành.
Điều đáng lưu ý ở môi trường xã hội nơi đây là làng Việt Nam Bộ có những nét khu biệt khi đặt trong tương quan với làng Việt Bắc Bộ như:
Làng Việt nam Bộ tuổi đời còn ngắn, chừng 400 năm.
Làng Việt Nam Bộ mang gốc là vùng đất khai phá, dân cư phức tạp nên không có sự kết dinh chặt chẽ. Sự cư trú không thành một đơn vị biệt lập mà cư trú theo tuyến, theo kiểu tỏa tia dọc hai bên bờ kênh rạch, trục lộ giao thông.
Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vùng đất này là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa của nguồn gốc với tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới tạo nên vùng văn hóa này vừa có nét giống và khác so với nên văn hóa cội nguồn
Làng xã nơi đây cũng khác, nơi đây không có tổ chức giáp mà chỉ có những dòng họ, gia phả của người dòng họ cũng không dày như ở miền Bắc.
Con người Nam Bộ thì phóng khoáng, lạc quan, sống có tình nghĩa, ở đây họ còn có tục kết nghĩa huynh đệ.
Người Nam Bộ hòa nhã vui vẻ. Bên cạnh đó, người Nam Bộ là những người ngư dân, họ phải ứng xử với văn hóa tiềm thức, văn hóa mà họ mang vào, ứng xử với văn hóa của những tộc người khác (văn hóa Chăm, văn hóa người Hoa…) và văn hóa của những tộc người đã khuất (văn hóa Óc Eo). Do vậy để ứng xử hài hòa với văn hóa ở đây, 1 mặt người Nam Bộ sống hết mình với sự sôi động, với sự giao lưu văn hóa. Bên cạnh đó họ cũng có tâm lý hoài cổ sầu tư về vùng đất cội nguồn của mình.
Quá trình tiếp biến văn hóa ở đây diễn ra mau lẹ, có sự pha trộn về ngôn ngữ miền Bắc với ngôn ngữ Khơme.
Văn hóa vật chất
+ Ẩm thực: cơ cấu bữa ăn của người Nam Bộ cũng là cơm, rau, cá nhưng có sự thay đổi đó là họ sử dụng nhiều nguồn đạm thủy sản hơn ở những vùng khác. Các món ăn được chế biến từ thủy sản cũng có nhiều về số lượng, phong phú về chất lượng và sử dụng nguồn hải sản cũng nhiều hơn so với Bắc Bộ.
Thiên hướng trong cơ cấu bữa ăn của người Nam Bộ là nghiêng về chọn các món có tác dụng giải nhiệt. Cách chế biến món ăn cũng rất đơn giản chứ không cầu kỳ phức tạp như ở miền Trung và miền Bắc.
Về đồ uống thì họ đặc biệt thích sử dụng dừa và đồ uống từ quả. Đặc biệt trà ở Nam Bộ thì dùng để giải khát chứ không để thưởng thức như ở Bắc Bộ.
+ Trang phục: do đặc điểm về thời tiết, địa hình và phương thức canh tác nông nghiệp mà người dân nơi đây đã chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp, mang tính đặc trưng. Về gam màu cũng như miên Bắc họ chọn những gam màu tối như đen, nâu sậm, ít khi mặc màu sáng trừ khi có lễ hội, đám tiệc.
Trang phục phổ biến nơi đây là chiếc áo bà ba và chiếc khăn rằn, dường như nó đã trở thành nét đặc trưng cơ bản không thể lẫn được với các vùng miền khác. Và mỗi vàng miền, dân tộc lại chọn cho mình những màu sắc khác nhau sao cho phù hợp với tôn giáo, tín ngưỡng của họ.
+ Nhà ở: nhà ở của người Việt Nam Bộ có 3 loại chính đó là: nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo ven kênh rạch và nhà nổi trên sông nước.
Khác biệt hẳn với nhà của vùng Bắc Bộ thì nơi đây họ ít khi xây dựng nhà kiên cố vì họ ít chú trọng tới việc xây nhà, và việc làm nhà cũng không chú trọng tới vấn đề phong thủy, kiến trúc như ở miền Bắc. Tùy theo từng địa hình khác nhau mà họ xây dựng lên những ngôi nhà sao cho phù hợp.
Văn hóa tinh thần
+ Tôn giáo, tín ngưỡng
Là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡ của các tín ngưỡng, tôn giáo từ khắp nơi trên đất nước. Vì vậy đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Ở đây họ ít bị ràng buộc bởi Nho giáo nên ở đây đã đâm chồi 1 số tôn giáo mới như: Cao Đài, Hòa Hảo… Ngoài ra còn có một số đạo lạ như Đạo Dừa, Đạo đi chậm, Đạo câm…
Cũng giống như các vùng khác nơi đây cũng dành ưu tiên cho đạo Phật và có sự kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh.
Ngoài ra mỗi dân tộc khác nhau ở đây cũng có những đạo riêng cho dân tộc minh chẳng hạn:
Người Khơme Nam Bộ thì theo đạo Phật Tiểu Thừa Theravada. Ở dân tọc này còn có tín ngưỡng thờ Neak tà (các nam thần) và thờ Arăk (là bà tổ dòng họ).
Người Hoa Nam Bộ theo các tín ngưỡng dân gian và thờ cúng tổ tiên. Một bộ phận khác thì theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành.
Người Chăm thì theo đạo Hồi (Islam)
+ Lễ hội: do nơi đây tồn tại rất nhiều loại tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau nên lễ hội ở vùng này cũng rất phong phú, đa dạng và mang nhiều nét đặc trưng hơn cả. Mỗi dân tộc lại có cho riêng minh những lễ hội đặc trưng, tiêu biểu cho văn hóa của riêng minh như:
Ngư dân thì có lễ hội Nghinh Ông (Bến Tre), lễ Lệ Cô Long Hải…
Lễ hội truyền thống của người Khơme có 2 loại chính: lễ mang màu sắc phật giáo như lễ Phật Đản, lễ nhập hạ, lễ cầu phước… và lễ hội văn hóa lịch sử như lễ Tết (Chôl Chnam Thmây), lễ cúng tổ tiên (lễ Đôn Ta), lễ cúng trăng (Ăk Âmbok)…
Người Hoa thì có cũng có các lễ tết như người Việt Bắc Bộ nhưng có thêm một số lễ khác như lễ vía Ngọc Hoàng (9/1), lễ vía Quan Công (13/1), lễ vía Ông Bổn (15/3)…
Lễ hội của người Chăm thì có lễ Tolakbala vào thứ tư tuần cuối thang Safa (tháng 2 theo đạo Hồi), lễ Raya Iadil Fitrah vào tháng cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9)…
+ Văn hóa, nghệ thuật
Nam Bộ là một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú: ca dao, dân ca, vè, truyện thơ… Trong đó vè chiếm vị trí quan trọng, có những vè tiêu biểu như vè Chàng Lía, vè Trịnh Hâm, vè Thầy Thông Chánh… Truyện thơ thì có Lục Vân Tiên, Phạm Công- Cúc Hoa, Thoại Khanh- Châu Tuấn…
Văn hóa bác học ở Nam Bộ cũng bước đầu phát triển với những thi đàn, thi xã như tao đàn Chiêu Anh Các, Bình Dương thi xã… Trong đó tao đàn Chiêu Anh Các còn để lại tác phẩm Hà Tiên vịnh thập.
Bên cạnh đó còn có các thể loại truyện cổ tích, thần thọa…được chia làm hai mảng lớn đó là văn xuôi và văn vần và một số loại hình văn học nghệ thuật khác của các dân tộc sinh sống ở nơi đây.
+ Âm nhạc
Đây là quê hương của các bài vọng cổ, loại hình âm nhạc đờn ca tài tử mà chỉ có người dân Nam Bộ mới có. Nhắc tới Nam Bộ là người ta nhắc tới các bài vọng cổ buồn man mác như nỗi lòng người xa xứ muốn trở về quê hương.
Bên cạnh đó còn có các điệu lý, điệu hò, các bài hát huê tình, hát ru em, hát đồng dao và loại hình khá phổ biến khác và cũn rất được ưa chuộng đó là hát tuồng và hat cải lương.
Ngoài ra các dân tộc ở đây cũng đã góp phần làm phong phú thêm loại hình nghệ thuật nơi đây với các như ở người Khơme tuồng tích Yukê là một loại tuồng cổ của người dân Khơme, kịch hát Yukê, múa rôbam, kịch hát rôbam…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ CƯƠNG THI TỐT NGHIỆP- CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM.doc