Đề cương Soạn thảo văn bản của Ủy ban kiểm tra các cấp

3 - Soạn thảo văn bản là một công việc khó khăn, vất vả nên phải tranh thủ trí tuệ của nhiều người, nhiều cấp (trừ những văn bản có nội dung đơn giản, những công văn ngắn). Những văn bản có nội dung liên quan đến toàn cơ quan, toàn ngành, phải tổ chức lấy ý kiến của toàn cơ quan, toàn ngành (đề án kiện toàn cơ quan, quy định chế độ làm việc của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan giúp việc, văn bản đóng góp bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, hướng dẫn thực hiện chương VII, chương VIII Điều lệ Đảng). Văn bản có nội dung liên quan đến ban, ngành nào thì phải xin ý kiến đóng góp của ban, ngành đó (Ví dụ: Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra với các ban, ngành.). 4 - Ngoài những vấn đề nói trên, người soạn thảo văn bản còn phải có kiến thức, có kinh nghiệm, có khả năng tư duy, chịu khó nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, để nâng cao chất lượng biên tập. 5 - Đối với cán bộ phụ trách trong việc phân công, chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ cấp dưới soạn thảo văn bản, cần nắm vững khả năng của từng cán bộ phân công và chỉ đạo, hướng dẫn thích hợp, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhất là những văn bản quan trọng có nhiều cán bộ biên soạn, quan tâm theo dõi, điều chỉnh, kết hợp hài hòa để bảo đảm văn bản đạt được yêu cầu về nội dung và thời gian quy định. Khi góp ý vào văn bản, cần chỉ rõ từng phần, từng điểm, từng ý viết chưa rõ, tránh tình trạng chỉ phê phán chung chung làm cho cán bộ cấp dưới khó tiếp thu để bổ sung, hoàn chình văn bản. Soạn thảo văn bản là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dân, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Một yêu cầu có tính bắt buộc đối với văn bản công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luât đảng là phải bảo đảm tính chính xác, tính khoa học, đúng thể thức, thể loại theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng. Muốn soạn thảo một văn bản tốt, cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, nâng cao chất lượng biên tập và phải có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làm việc nghiêm túc./.

doc10 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 3397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Soạn thảo văn bản của Ủy ban kiểm tra các cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHUÊN ĐỀ: SOẠN THẢO VĂN BẢN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÁC CẤP. I. - VỊ TRÍ, TÁC DỤNG. Văn bản của Uỷ ban Kiểm tra là tài liệu do UBKT ban hành theo thẩm quyền quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương Đảng; là phương tiện, công cụ chủ yếu, phổ biến để thể hiện, phản ảnh hoạt động của Ủy ban kiểm tra, mối quan hệ giữa UBKT cấp trên với UBKT cấp dưới, giữa UBKT với các cấp ủy và tổ chức Đảng, với các tổ chức Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, với đảng viên và nhân dân. Soạn thảo văn bản là một quá trình từ việc xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, thể loại, phạm vi, đối tượng, thời gian, hiệu lực cho đến việc xây dựng dự thảo, trình duyệt và ban hành. Làm tốt việc soạn thảo văn bản sẽ giúp cho UBKT các cấp ban hành các văn bản đúng thẩm quyền theo quy định. Mặt khác, giúp UBKT nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình chung, về tình hình công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng về những ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn, những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện nhiệm vụ; thực hiện tốt sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cấp dưới cũng như xem xét, kết luận, xử lý nhanh chóng các vụ việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có các tài liệu lưu trữ để nghiên cứu, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng của ủy ban kiểm tra các cấp, của các tổ chức Đảng và đóng góp vào tổng kết công tác xây dựng Đảng. II - YÊU CẦU VĂN BẢN KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG. Có 4 yêu cầu: Bảo đảm tính chính trị; Bảo đảm tính chính xác; Bảo đảm tính khoa học và Bảo đảm đúng thể loại văn bản, thể thức hành chính, có tính pháp lý, tính hiệu lực và thống nhất. 1 - Bảo đảm tính chính trị. Nội dung văn bản công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng phải phù hợp với đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật Nhà nước; phù hợp với Điều lệ Đảng, các quyết định, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đồng thời, phải phù hợp với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự hướng dẫn của UBKT từng cấp. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc đối với văn bản công tác kiểm tra. 2 - Bảo đảm tính chính xác. Tính chính xác thể hiện trước hết ở nội dung văn bản. Nếu là báo cáo về một sự việc thì phải phản ảnh một cách trung thực, đầy đủ về không gian, thời gian, nội dung, diễn biến, nguyên nhân, tác hại của sự việc với những bằng chứng xác thực. Nếu là một bản thông báo thì nội dung, số liệu... phải là những thông tin chính thức, đúng sự thật, nhất là những đánh giá, nhận xét kết luận của cấp ủy, của ủy ban kiển tra. Nội dung văn bản có chính xác mới giúp cho cấp ủy, tổ chức Đảng và ủy ban kiểm tra hiểu được thực chất tình hình, tầm quan trọng của sự việc để đưa ra các chủ trương, biện pháp xử lý đúng đắn. Tính chính xác còn thể hiện ở việc dùng từ ngữ chuẩn xác, trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu; không dùng những từ chung chung, khó hiểu, hoặc hiểu thế nào cũng được, những từ riêng của địa phương, tiếng lóng, viết tên người thì dùng họ và tên chính thức, không dùng thứ bậc (anh hai, anh ba)... 3 - Bảo đảm tính khoa học. Mỗi vấn đề đặt ra vừa phải có phân tích, nhận định, đánh giá, kết luận, vừa đưa ra những dẫn chứng bằng lý luận, bằng các quy định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, bằng tình hình thực tế, các số liệu cụ thể để chứng minh nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chủ yếu bằng lý lẽ chặt chẽ và những dẫn chứng xác đáng không thể bác bỏ. Tính khoa học còn thể hiện ở bố cục văn bản. Một văn bản thường có ba phần: Phần đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề. Trong từng phần lại phân ra từng mục, từng đoạn... sắp xếp, bố trí hợp lý, bảo đảm tính logic, tính hệ thống nhằm làm rõ chủ thể của văn bản. Từng câu phải rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, súc tích. 4 - Bảo đảm đúng thể loại văn bản, thể thức hành chính, có tính pháp lý, tính hiệu lực và thống nhất. Đúng thể thức văn bản của Đảng, như: Tiêu đề, cơ quan ban hành, địa điểm, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; số và ký hiệu của văn bản; tên gọi của văn bản và trích yếu nội dung; chữ ký của người có trách nhiệm và dấu của cơ quan ban hành văn bản, quy định về độ mật và thu hồi văn bản (nếu có); nơi nhận và nơi lưu giữ văn bản; nếu là văn bản sao thì phải làm đúng thể thức sao lục (xem mẫu số 1). Có tính pháp lý là văn bản ban hành phải đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của ủy ban kiểm tra theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương, quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra, quy định về chế độ làm việc của ủy ban kiểm tra và cơ quan giúp việc, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Có tính hiệu lực là văn bản phải quy định rõ những tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thi hành và thời hạn có hiệu lực thi hành văn bản. Tính thống nhất được thể hiện: Các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng của ủy ban kiểm tra các cấp phải được soạn thảo theo đúng mẫu quy định của Ủy ban Kiểm Trung ương nhằm từng bước chuẩn hoá các văn bản của nghành, tạo thuận lợi cho công tác tổng hợp, thống kê, quản lý, lưu trữ nhất là trong điều kiện các phương tiện điện tử, tin học đang phát triển. III - QUY TRÌNH SOẠN THẢO VĂN BẢN. Có 4 bước: Bước chuẩn bị; Bước xây dựng đề cương; Bước dự thảo và hoàn chỉnh văn bản và Bước duyệt văn bản và trình ký, đóng dấu. 1 - Bước chuẩn bị. a - Xác định mục đích, yêu cầu văn bản. Mỗi văn bản có mục đích, yêu cầu khác nhau, vì vậy trước khi soạn thảo văn bản cần xác định rõ mục đích, yêu cầu để chuẩn bị tư liệu cần thiết cho việc dự thảo văn bản và bảo đảm cho văn bản trình bày đúng thể loại. b - Xác định nội dung văn bản. Định rõ nội dung, những vấn đề chính cần đề cập trong văn bản, nhất là những vấn đề cốt lõi (chủ đề) cần quán xuyến từ đầu đến cuối văn bản. Nếu không xác định nội dung văn bản, nhất là những vấn đề cốt lõi cần thể hiện thì khi dự thảo văn bản sẽ lan man, không đúng mục đích, yêu cầu. c - Xác định đối tượng đọc và xử lý văn bản. Cần xác định văn bản liên quan đến những ai, một cơ quan hay nhiều cơ quan, trong nghành hay ngoài ngành, cơ quan nhận văn bản là cấp trên, cấp dưới hay ngang cấp. Trên cơ sở đó, định rõ phương pháp trình bày, diễn đạt nội dung và từ ngữ cho phù hợp với đối tượng đọc văn bản. d - Thu thập, chọn lọc tài liệu, thông tin. Sau khi đã xác định rõ mục đích, nội dung, đối tượng của văn bản, cần thu thập, chọn lọc tài liệu, thông tin (các báo cáo, tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, bằng chứng xác thực, các văn bản quy định của Đảng và Nhà nước...) để phục vụ cho việc xây dựng đề cương và dự thảo văn bản. 2 - Bước xây dựng đề cương. a - Xây dựng đề cương văn bản là sắp xếp, trình bày những vấn đề chính dự định được thể hiện trong văn bản theo một trình tự lô gíc. Đề cương xây dựng chi tiết, cụ thể và hợp lý sẽ tạo thuận lợi để dự thảo văn bản được nhanh chóng, có chất lượng, tránh làm cho văn bản được chỉnh sữa nhiều lần. Ngoài ra, đề cương còn giúp cho việc kiểm tra chủ đề văn bản và kết cấu văn bản sẽ hình thành để khi viết có biện pháp xử lý đúng, đáp ứng được mục đích, yêu cầu đặt ra. b - Tranh thủ ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan đối với đề cương bằng các hình thức thích hợp nhằm thu thập được nhiều ý kiến tham gia, tu chỉnh đề cương trước khi viết bản thảo. 3 - Bước dự thảo và hoàn chỉnh văn bản. a - Căn cứ đề cương, dự thảo từng phần văn bản cho đến khi hoàn chỉnh. Những văn bản quan trọng, có nhiều đề mục lớn (hướng dẫn nghiệp vụ, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề...) có thể phân công nhiều người dự thảo. Người dự thảo phải bám sát đề cương, thực hiện đúng phạm vi được phân công, có một người chịu trách nhiệm chính trong việc tu chỉnh toàn bộ văn bản để thống nhất cách thể hiện. tránh tình trạng trùng lắp, sót nội dung. b - Lấy ý kiến của tổ chức và cá nhân có liên quan đóng góp vào dự thảo văn bản. Sau đó tiếp thu, tu chỉnh, thông qua cấp có thẩm quyền. Việc lấy ý kiến và thông qua dự thảo văn bản có khi phải tiến hành nhiều lần mới hoàn thành. 4- Bước duyệt văn bản và trình ký, đóng dấu. Khi văn bản được cấp có thẩm quyền duyệt thông qua, ký vào văn bản, chỉ định số lượng cần phát hành, người soạn thảo phải trực tiếp soát lại văn bản trước khi in sao, sau đó chuyển cho bộ phận vưn thư cơ quan làm các thủ tục theo quy định và đóng dấu, phát hành. IV. NỘI DUNG MỘT SỐ VĂN BẢN THÔNG THƯỜNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA. 1 - Báo cáo. Báo cáo là văn bản dùng để phản ảnh, đánh giá, tường trình, sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động, các mặt công tác của UBKT các cấp về một vấn đề, chuyên đề, sự việc nhất định. Báo cáo công tác kiểm tra thường có các loại: - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ. - Báo cáo về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, về hoạt động của UBKT các cấp. - Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát đảng viên hoặc tổ chức đảng. - Báo cáo việc giải quyết tố cáo, khiếu nại. - Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật... Dưới đây là nội dung và những điểm cần chú ý khi viết từng loại báo cáo. a - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát. Thường có ba phần chính: Phần một: Đặc điểm tình hình. Thường nêu những đặc điểm tình hình có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và nêu khái quát những chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra trong thời gian của báo cáo để làm cơ sở cho việc kiểm điểm, nhận định, đánh giá tình hình ở phần sau. Phần hai: Tình hình công tác kiểm tra, giám sát (theo thời gian của báo cáo). Phần này phải nêu được tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao của ủy ban kiểm tra cấp mình và cấp dưới, ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm hoặc bài học kinh nghiệm (nếu có), tình hình chấp hành kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên. Phần ba: Phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, chấp hành kỷ luật Đảng. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra, nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị và thực trạng tình trạng tình hình nói ở phần trên, đề xuất những vấn đề cần thiết về phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong thời gian tới. Nội dung báo cáo phải trung thực, khách quan, có nhận định, nêu rõ số liệu, những sự kiện quan trọng, nổi bật, với dẫn chứng tiêu biểu để nơi nhận báo cáo nắm được thực chất vấn đề. Nếu cần thiết phải có phụ lục kèm theo. Tránh viết báo cáo với nội dung chung chung, những kết luận chưa có cân nhắc kỹ, những dẫn chứng thiếu chính xác, số liệu chứng minh vụn vặt (xem mẫu số 2). b - Báo cáo kết quả kiểm tra đảng viên hoặc tổ chức đảng. Thường có ba phần: Phần một: Sơ lược lý lịch đảng viên hoặc đặc điểm tình hình tổ chức đảng được kiểm tra. Tóm tắt nội dung kiểm tra. Phần hai: Kết quả kiểm tra. Căn cứ mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng để báo cáo ưu điểm, khuyết điểm của nội dung kiể tra, nếu có vi phạm, nêu rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân và trách nhiệm của đảng viên hoặc tổ chức đảng. Chú ý nêu những tình tiết quan trọng, những bằng chứng cụ thể để chứng minh. Nếu cần thiết phải có phụ lục kèm theo. Phần ba: Nhận xét và đề nghị. Căn cứ các quy định trong Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và của cấp mình để nhận xét, đánh giá kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có). Trên cơ sở đó kiến nghị biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thi hành kỷ luật, nếu cần (xem mẫu số 3). c - Báo cáo giải quyết tố cáo và báo cáo giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng. Thường có bốn phần: Phần một: Sơ lược lý lịch của người bị tố cáo hoặc khiếu nại; đặc điểm của tổ chức đảng bị tố cáo hoặc khiếu nại. Trình bày sơ lược lý lịch của người bị tố cáo hoặc khiếu nại hay đặc điểm tổ chức đảng bị tố cáo bị tố cáo hoặc khiếu nại, nhằm giúp cho việc xem xét được toàn diện, chu đáo, nhất là việc vận dụng phương hướng, phương châm thi hành kỷ luật. Tuy nêu sơ lược, vắn tắt nhưng phải rõ ràng và đầy đủ những yếu tố cần biết về đảng viên, tổ chức đảng bị tố cáo hoặc khiếu nại, tránh ghi quá chi tiết hoặc quá chung chung. Phần hai: Tóm tắt nội dung tố cáo hoặc khiếu nại. Phần này nêu ngắn gọn, dễ hiểu giúp cho người đọc biết khái quát sự việc sẽ trình bày ở phần ba. Phần ba: Kết quả thẩm tra, xác minh. Đây là phần chủ yếu của báo cáo. Cần tập trung làm rõ những nội dung tố cáo hoặc khiếu nại bằng những chứng cứ xác thực để làm cơ sở cho việc nhận xét, kết luận. Phần bốn: Nhận xét và đề nghị. Ghi nhận xét, kết luận của các cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp dưới và nhận xét, đề nghị của người giải quyết tố cáo, khiếu nại (xem mẫu số 4 và số 5). d - Báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Thường có ba phần. Phần một: Sơ lược lý lịch đảng viên hoặc đặc điểm tổ chức đảng vi phạm. Nội dung như phần một của báo cáo giải quyết tố cáo, khiếu nại. Phần hai: Nội dung vi phạm. Đây là phần chính của báo cáo nhằm giúp cho ủy ban kiểm tra, cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy cho biết chính xác, tường tận tình tiết sự việc, trên cơ sở đó có phương hướng xử lý đúng đắn. Căn cứ vào kết quả thẩm tra, xác minh, báo cáo nêu rõ diễn biến của sự việc, thời gian, không gian, các điều kiện khách quan, chủ quan dẫn đến vi phạm và nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm. Phần ba: Nhận xét và đề nghị. Ghi nhận xét, kết luận và ghi rõ số phiếu đã biểu quyết đề nghị thi hành kỷ luật của tổ chức đảng, của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp dưới. Nhận xét, đề nghị của cán bộ kiểm tra (xem mẫu số 6). 2 - Quyết định. Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy định, quy chế, quy trình... hay các quyết định khác về tổ chức, bộ máy, nhân sự hoặc các lĩnh vực liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong phạm vi quyền hạn, thẩm quyền của cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp. Quyết định của công tác kiểm tra có: - Quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên hoặc tổ chức đảng. - Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới quyết định). - Quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng... - Quyết định kiểm tra. Nội dung của quyết định gồm có: Một là: Nêu những căn cứ, lý do liên quan đến nội dung quyết định. Thường căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng; quy định của Trung ương Đảng; báo cáo đề nghị của tổ chức đảng, của cấp ủy cấp dưới; ý kiến kết luận của tổ chức ra quyết định. Riêng quyết định thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại về kỷ luật còn phải căn cứ vào nội dung vi phạm. Yêu cầu viết nội dung vi phạm phải chính xác, ngắn gọn, nếu không dễ dẫn đến khiếu nại. Hai là: Nội dung của quyết định thường chỉ ghi hai điều. Điều thứ nhất ghi những vấn đề tổ chức đảng có thẩm quyền đã quyết định. Điều thứ hai ghi những tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành quyết định. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại, trường hợp đảng viên bị kỷ luật khai trừ đã chuyển đi đơn vị khác, nay được tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định xóa bỏ hoặc thay đổi hình thức kỷ luật thì phải quy định thêm một điều nữa là tổ chức đảng nào chịu trách nhiệm làm các giấy tờ, hồ sơ để giới thiệu sinh hoạt đảng cho đảng viên trước đây đã bị kỷ luật khai trừ (xem mẫu số 7, 8, 9, 10) 3 - Biên bản. Biên bản là văn bản ghi chép khách quan, trung thực, chính xác, đầy đủ diễn biến, những ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận buổi làm việc, cuộc họp, hội nghị ủy ban kiểm tra các cấp. ( Ví dụ: Biên bản hội nghị, biên bản kiểm kê tài sản, biên bản làm việc...). Biên bản công tác kiểm tra thường có: - Biên bản hội nghị giải quyết những vấn đề kiểm tra, giám sát. - Biên bản ghi nội dung đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến. - Biên bản hội nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xử lý kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại. - Biên bản ghi nội dung làm việc giữa cán bộ kiểm tra với các cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Tùy phạm vi, yêu cầu mà ghi chi tiết hay ghi tóm tắt. Nội dung biên bản thường có: Một là: Ghi các thủ tục cần thiết như: Lý do (lý do cuộc họp, lý do buổi làm việc), địa điểm, ngày, giờ bắt đầu làm việc, thành phần tham dự ( những người được triệu tập nhưng vắng mặt cần ghi rõ lý do), chủ tọa, thư ký. Hai là: Ghi nội dung cuộc họp hoặc làm việc , ý kiến của từng người phát biểu, ý kiến kết luận của người chủ trì, các vấn đề cuộc họp đã quyết định, nếu có biểu quyết thì ghi rõ kết quả số người biểu quyết và số phiếu. Ba là: Ghi ngày, giờ kết thúc cuộc họp hoặc làm việc; chữ ký của thư ký, chủ tọa (nếu là cuộc họp), chữ ký của cá nhân hoặc tổ chức có liên quan và chữ ký của cán bộ kiểm tra (nếu là buổi làm việc giữa cán bộ kiểm tra với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan). Xem mẫu số 11, 12. 4 - Thông báo. Là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, sự việc cụ thể của ủy ban kiểm tra các cấp đến các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Nội dung thông báo thường có: Một là: những vấn đề cần thông báo, như tình hình công tác kiểm tra, giám sát, một cuộc kiểm tra, một vụ tố cáo hoặc một vụ kỷ luật...Cần làm rõ những vấn đề chủ yếu, quan trọng, những ý kiến kết luận và xử lý của tổ chức đảng có thẩm quyền, những kinh nghiệm rút ra từ sự việc được thông báo. Hai là: Phạm vi phổ biến thông báo. Nếu thông báo có nội dung phải chấp hành thì ghi rõ ai có trách nhiệm chấp hành (xem mẫu số 13). 5- Tờ trình. Tờ trình là văn bản để cấp dưới thuyết trình tổng quát về một đề án, dự án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét kết luận. Tờ trình thường được gửi kèm theo một dự thảo đề án ( có thể là bản kế hoạch, hướng dẫn, đề án kiện toàn tổ chức, bản quy chế làm việc...). Yêu cầu của tờ trình phải nêu bật được mục đích, yêu cầu đề án, quá trình xây dựng, các nội dung chính của đề án và những vấn đề cần xin ý kiến. Tờ trình có những nội dung sau: - Sự cần thiết phải xây dựng đề án. - Việc chuẩn bị đề án, cơ sở lý luận, thực tiễn để nghiên cứu xây dựng đề án, ý kiến của những tổ chức và cá nhân có liên quan đã đóng góp vào đề án. - Những nội dung chính của đề án. Trong đó, cần nêu rõ những vấn đề nào đã nhất trí, những vấn đề nào còn có ý kiến khác nhau và những lý lẽ chủ yếu của những ý kiến khác nhau đó. - Những vấn đề đề nghị cấp trên cho ý kiến chỉ đạo (xem mẫu số 14). Ngoài 5 loại văn bản nói trên, trong quá trình giải quyết các công việc thường ngày, Ủy ban Kiểm tra các cấp thường sử dụng một số loại văn bản sau: 1- Quy định. Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp. 2- Quy chế. Quy chế là văn bản xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nguyên tắc, chế độ lề lối làm việc, mối quan hệ công tác của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp. 3- Đề án. Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về dự án, một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4 - Chương trình. Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của ủy ban kiểm tra các cấp hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định. 5 - Kế hoạch. Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó. 6 - Hướng dẫn. Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của các tổ chức đảng cấp trên. 7 - Công văn. Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy, ủy ban kểm tra các cấp. 8 - Giấy mời. Giấy mời là loại văn bản dùng để mời các tổ chức, cá nhân cơ quan khác tới cơ quan để tham dự hoặc giải quyết một số vấn đề có liên quan. 9 - Giấy giới thiệu. Giấy giới thiệu là văn bản cấp cho cán bộ, chuyên viên cơ quan khi đi liên hệ, giao dịch với cơ quan khác để thực để thực hiện nhiệm vụ được giao. 10 - Giấy đi đường. Giấy đi đường là văn bản dùng để cấp cho cán bộ, công chức, viên chức khi được cử đi công tác dùng làm căn cứ để thanh toán các khoản chi phí trong thời gian đi công tác. V. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI SOẠN THẢO VĂN BẢN. 1- Có quan điểm đúng về nhận thức sâu sắc về vấn đề cần soạn thảo, phải nắm chắc Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Ngoài ra, còn phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần soạn thảo; người soạn thảo văn bản cần phải nắm vững thể thức văn bản của Đảng. 2 - Tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra và sự chỉ đạo của cán bộ phụ trách. Trước khi soạn thảo văn bản, nhất là những văn bản quan trọng (hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và việc thi hành kỷ luật; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra...) phải có sự chỉ đạo, định hướng của ủy ban kiểm tra và chỉ đạo của cán bộ phụ trách, vì cán bộ soạn thảo không thể tự mình quyết định đúng nội dung, yêu cầu cần thể hiện của văn bản. Nếu không tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra và chỉ đạo của cán bộ phụ trách thì văn bản soạn thảo dễ chệch hướng, mất thời gian và phải chỉnh sữa nhiều lần. 3 - Soạn thảo văn bản là một công việc khó khăn, vất vả nên phải tranh thủ trí tuệ của nhiều người, nhiều cấp (trừ những văn bản có nội dung đơn giản, những công văn ngắn). Những văn bản có nội dung liên quan đến toàn cơ quan, toàn ngành, phải tổ chức lấy ý kiến của toàn cơ quan, toàn ngành (đề án kiện toàn cơ quan, quy định chế độ làm việc của Ủy ban Kiểm tra và cơ quan giúp việc, văn bản đóng góp bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng, hướng dẫn thực hiện chương VII, chương VIII Điều lệ Đảng)... Văn bản có nội dung liên quan đến ban, ngành nào thì phải xin ý kiến đóng góp của ban, ngành đó (Ví dụ: Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra với các ban, ngành...). 4 - Ngoài những vấn đề nói trên, người soạn thảo văn bản còn phải có kiến thức, có kinh nghiệm, có khả năng tư duy, chịu khó nghiên cứu, chủ động, sáng tạo, để nâng cao chất lượng biên tập. 5 - Đối với cán bộ phụ trách trong việc phân công, chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ cấp dưới soạn thảo văn bản, cần nắm vững khả năng của từng cán bộ phân công và chỉ đạo, hướng dẫn thích hợp, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhất là những văn bản quan trọng có nhiều cán bộ biên soạn, quan tâm theo dõi, điều chỉnh, kết hợp hài hòa để bảo đảm văn bản đạt được yêu cầu về nội dung và thời gian quy định. Khi góp ý vào văn bản, cần chỉ rõ từng phần, từng điểm, từng ý viết chưa rõ, tránh tình trạng chỉ phê phán chung chung làm cho cán bộ cấp dưới khó tiếp thu để bổ sung, hoàn chình văn bản. Soạn thảo văn bản là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo, hướng dân, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Một yêu cầu có tính bắt buộc đối với văn bản công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luât đảng là phải bảo đảm tính chính xác, tính khoa học, đúng thể thức, thể loại theo quy định của Văn phòng Trung ương Đảng. Muốn soạn thảo một văn bản tốt, cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực, nâng cao chất lượng biên tập và phải có tinh thần trách nhiệm cao, tác phong làm việc nghiêm túc./. ____________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tap_huan_soan_thao_vb_5048.doc