Ý Nhi đã huy động nhiều động từ, tính từ để miêu tả trực diện đối tượng nhằm đan dệt
chân dung và tâm trạng người đàn bà ngồi đan. Không một chút giấu giếm, nhà thơ đã lí
giải tường tận về hai thái cực nhẫn nại và vội vã của nhân vật. Đó chính là "chủ tâm cố
tính ra sức giằng ra khỏi cách biểu đạt trừu tượng và lao vào cái thực tế sinh động và
cụ thể". Từ đó, những lớp tạo hình được tổ chức theo nguyên tắc quan sát, miêu tả cụ
thể đã "dàn trận " trong thơ.
Tư duy lí luận thường xem xét chỉnh thể nghệ thuật trong tương quan giữa hai lớp hiện
thực: lớp hiện thực một là hiện thực ở ngoài đời, lớp hiện thực hai là hiện thực trong tác
phẩm (tạm kí hiệu là H1, H2). Từ quan điểm trên chúng tôi cho rằng, cần phải có cái
nhìn cắt lớp đối với mảng hiện thực thứ hai. Hay chăng, nên xem H2 là sự kết hợp giữa
hiện thực bề nổi (nghĩa đen) tương ứng với H2’1 và hiện thực biểu trưng (nghĩa bóng)
tương ứng với H2’2. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy rõ hơn dấu ấn của văn xuôi trong
mỗi sinh mệnh thi ca xét về mặt hình thể. Những câu thơ miêu tả chi tiết, trực tiếp đối
tượng trong thơ rất gần với văn xuôi ở xu hướng làm mất đi hiện thực biểu trưng của lời
văn nghệ thuật. Khi không có mặt H2’2, mọi thông điệp ngôn từ trở nên dễ hiểu chứ
không gập khúc, quanh co. Phạm Quốc Ca cho rằng loại câu thơ nói thẳng được chấp
nhận có lẽ là do tâm lí đi nhanh đến hiệu quả của đời sống hiện đại. Thiết nghĩ, đó chưa
phải là lí do cốt yếu cắt nghĩa cho sự hiện diện của thành phần miêu tả trực tiếp trong
thơ mà chúng ta cần tìm hiểu nó trong mục đích muốn cung cấp một góc nhìn hiện thực,
một nguồn tin phong phú cho thơ.
3. KẾT LUẬN
Sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ ở bình diện hình thể cấu trúc câu theo ba khuynh
hướng nói trên ít nhiều đã tạo nên độ căng thẩm mĩ mới cho thơ. Thực ra, chức năng
của thơ chỉ là khơi gợi những cảm xúc, suy tư, nhưng sự thẩm thấu chất văn xuôi ở cấu
trúc bề mặt như thế đã đưa thơ tiếp cận với một chức năng mới, đó là chức năng định
danh và biểu đạt. Giữ nguyên trục liên tưởng và thu nạp trục ngang, trục kết hợp của
văn xuôi là yêu cầu của tư duy nghệ thuật mới nhằm tạo mối liên thông giữa thơ ca với
cuộc đời.
8 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu ấn văn xuôi trong cấu trúc câu thơ việt Đương đại - Nguyễn Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 41-48
DẤU ẤN VĂN XUÔI
TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
NGUYỄN THANH TÂM
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Thực tiễn sáng tạo thi ca sau 1975 cho thấy, dấu ấn văn xuôi đã in
vào thơ thông qua việc thiết lập các mô hình cấu trúc mới của ngôn bản nghệ
thuật. Sau những cuộc đối thoại, hoặc thầm lặng hoặc ầm ĩ, những lệch
chuẩn của thơ đương đại so với thi pháp thơ truyền thống xuất hiện nhiều
hơn. Có thể nói, những nét mới xét ở bình diện hình thể câu thơ là dấu hiệu
bắt mắt nhất ghi nhận sự có mặt của chất văn xuôi trong cấu trúc thi ca.
1. MỞ ĐẦU
Ra đời trong bầu không khí thực sự thoáng đãng, “không bị ràng buộc bởi những cấm
kỵ dài dài”, thơ đương đại tạo nên ba dòng chảy: cách tân, đổi mới mạnh mẽ/ lặng lẽ
cách tân trên cái nền truyền thống/ vẫn nặng lòng với những khuôn vàng thước ngọc
xưa cũ. Tuy nhiên, dẫu đi theo hướng nào thì thơ Việt sau 1975 cũng đang vận động
theo đúng tính chất động của thể loại. Không đơn giản là sự lặp lại những quy luật có
tính loại hình, thơ đương đại đã mở cửa cho văn xuôi cộng cư trong “cương thổ” của
mình. Từ đó, dấu ấn văn xuôi đã hằn lên trên tất cả các cấp độ của kết cấu thơ, trong đó
phải kể đến bình diện cấu trúc câu thơ.
2. NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC
CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
2.1. Khuynh hướng đẩy câu thơ đi theo trục ngang
Ginsburg đã từng nói: "Đổi mới trữ tình là việc phá vỡ các mô hình mang tính quy
phạm". Xét về mặt hình thể, cấu trúc ngôn từ văn xuôi rất khác biệt so với thơ. Nếu như
thơ bị cố định trong những khuôn âm, khuôn luật nhất định thì câu văn xuôi thoát khỏi
mọi ràng buộc. Không theo một cấu trúc nhất quán, câu văn xuôi được quyền "co duỗi"
một cách tự nhiên mà không nề hà đến ranh giới dòng và câu. Tuy nhiên, xu hướng điển
hình vận động trong thơ sau 1975 là sự hình thành những câu thơ tự do phóng túng hình
hài. Nói cách khác, thơ đã thoát xác khỏi những ràng buộc của thơ cách luật để mở rộng
về dung lượng từ ngữ:
Những chiều xa quê tôi mong dòng sông nâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy
Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ
được giàn giụa nước mưa sông
(Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)
Chỉ bằng trực quan, người đọc cũng dễ nhận ra sự lệch chuẩn so với thơ truyền thống.
Trước đây, người làm thơ chủ yếu dựa vào vần để tạo nhạc tính cho thơ. Tuy nhiên, các
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
42
nhà thơ sau 1975 tuyên bố đã: "Giã từ câu thơ trơn nhẵn tựa miếng gạch bông". Trong
khi thơ truyền thống luôn ổn định về số lượng âm tiết và đều đặn về quãng ngắt hơi thì
thơ đương đại lại có những khúc xạ mới. Không còn là những kết cấu luôn hướng tới
“dập tắt sự dư thừa thuộc về ngôn ngữ”, câu thơ đương đại đang làm lớn mình bằng
cách gia tăng số lượng âm tiết trong những dòng thơ. Những câu thơ như thế đã gợi lại
trạng thái cấu trúc câu văn xuôi. Tuy nhiên, đó là sự giãn nở cần thiết để mọi cung bậc
của trái tim "mất ngủ" kiểu như Nguyễn Quang Thiều được soi chiếu ở mọi nguồn lạch.
Đó cũng chính là con đường "giải phóng câu thơ, tạo dáng lại cho câu thơ tiếng Việt"
[2, 133].
Xét về mặt cấu trúc, câu văn xuôi còn khác thơ ở tính đa ngữ trong kết cấu câu. Thơ
Việt sau 1975 đã chối bỏ những quy tắc ước lệ vốn đã được mã hoá của thể loại để "văn
xuôi hoá câu thơ", tái tạo câu thơ trong tính văn xuôi nhằm chuyển tải hiệu quả tính
chất phong phú, phức tạp của vận hội mới, cuộc sống mới. Một số tác giả đã có ý thức
làm lỏng hoá những “điều cấm đoán” của lí luận thể loại để sử dụng cấu trúc văn xuôi
nhằm bồi đắp cho thơ những khoảng trống thị giác mà thi pháp thể loại không cho phép.
Nói cách khác, các tác giả đã cố tình phá luật để tạo sự nới giãn dòng thơ. Về hiện
tượng này, Nguyễn Thái Hòa đã nhận định: "Các nhà thơ hầu như không tìm cách nén
chữ, vặn lời, không cần phải rút ngắn, kéo dài các tín hiệu, lời nói thế nào cứ đặt
nguyên xi như vậy, cốt chuyện cái tự nhiên, không cần gò bó để lấy cái ý, cái tứ của
toàn bài" [1, 16]. Với việc để cho câu thơ trải rộng và dềnh dàng ra tưởng như buông
thả, thi nhân cũng đồng thời muốn vượt qua nhạc tính bên ngoài để đi vào nhịp điệu bên
trong:
Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg, tôi ngủ mê như con chó thỉnh thoảng nói mớ, thỉnh
thoảng vẫy đuôi, thỉnh thoảng tru lên những giấc mơ uất nghẹn. Và ông đã đánh thức
tôi, con cú bìa rừng, giọt sương buổi sớm, tiếng rao đồng nát vọng từ kiếp trước, cơn
gió vò xé những trang báo, những bản thảo mệnh yểu, tâng bốc truyền thông, chiếc xe
đạp chạy qua ngày nắng gắt
(Thanh Thảo, Và ông đã đánh thức tôi, Ginsberg)
Với những dòng thơ như thế thì "yếu tố quyền uy" truyền thống của thơ là vần không
còn được duy trì. Nói như Nguyễn Phan Cảnh, những tham số thanh học của ngôn ngữ
đã không được tổ chức. Nhịp điệu, một "đặc ngữ" sống còn của thơ, đã chuyển dịch và
vang âm theo kiểu khác. Thay vào đó là sự xác lập vai trò của ngữ điệu - một thứ nhịp
điệu chủ yếu được dạo lên từ chính cảm xúc của con người. Một thời gian rất dài dưới
sự thống trị của thơ cách luật, "yếu tố quyền uy" trong thơ là vần. Thơ sau 1975 có xu
hướng thiết lập một thế lực mới, đó là uy quyền của ngữ điệu, nhịp điệu trong thơ. Và kì
thực, đó nhiều khi không phải là nhịp điệu bên ngoài mà chủ yếu là nhịp điệu bên trong
của cảm xúc. Trường ca Đổ bóng xuống mặt trời của Trần Anh Thái có những câu thơ
làm xót lòng người:
Ba mươi năm chị đi tìm mồ anh mà không tìm được
Chị có lỗi gì đâu sao anh lại không về
DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
43
Giỗ tết người ta mua hương hoa viếng người thân trong nghĩa trang liệt sĩ
Nén nhang chị thắp trời không
Nỗi lòng của người phụ nữ thời hậu chiến nghe ra thật buồn tủi. Nhà thơ đang nói hộ
nhân vật, đang phân trần thay chị bằng câu thơ Chị có lỗi gì đâu sao anh lại không về.
Trong trường hợp này, xúc cảm chủ quan của nhà thơ đã can thiệp vào cấu trúc câu thơ,
làm nên những dòng thơ dài lê thê như chính tiếng thở não ruột của những trái tim giàu
lòng trắc ẩn. Đó chính là nhịp điệu sâu lắng bên trong của thơ, một chất thơ rất đẹp của
cuộc đời.
Với sự du nhập của cấu trúc câu văn xuôi, dòng thơ không còn là những khuôn hình ổn
định về số lượng từ ngữ. Những phát ngôn bộn bề âm tiết đã án ngữ trong thơ. Tuy vậy,
đó không phải là những "dòng chữ nằm dài chết ươn". Sự giãn nở số lượng từ ngữ để
buông phóng tâm tình không đồng nghĩa với sự buông thả, bừa bãi. Những câu thơ phá
thể ấy không phải là kết quả của lối viết tự động theo kiểu "tự nhiên nhi nhiên" của
những nhà thơ lười lao động nghệ thuật. Với thi sĩ, đó là con đường để khai phóng mạch
tâm tình:
Có phải ác mộng không một ngày mặt trời rơi xuống thành sông, Anh cùng em bơi
trong vị mặn
Có phải huyễn hoặc không một ngày từ những đôi mắt hóa đá nàng Tô Thị nàng
Vọng Phu òa chảy bao giọt hồi sinh, tình yêu nối gần tất cả
Không phải bao giờ khóc cũng là đau khổ...
(Vi Thuỳ Linh, Ở lại)
Ở một góc độ nào đó, tính kiệm lời của thi ca đã bị phá vỡ từ sự xâm thực của thuộc
tính văn xuôi này. Biên độ ngữ nghĩa cũng sẽ giãn ra chứ không căng như khi nhà thơ
sáng tác theo một khuôn âm, khuôn luật. Nhờ thế, thi sĩ đã nói được rất nhiều điều, phổ
được rất nhiều tâm sự vào thơ. Những câu thơ của Vi Thuỳ Linh đã cắm rễ từ nỗi đau
xa xưa, mặc niệm nó và dự cảm cho đời mình. Từ những con chữ nối dài ấy, cảm hứng
hồi sinh và niềm tin về chất keo dính của tình yêu cũng đã vỡ òa.
2.2. Khuynh hướng đẩy câu thơ đi theo trục kết hợp của văn xuôi
Những ví dụ mà người viết đưa ra ở trên đều là những câu thơ nối dài xóa mất ranh giới
giữa câu thơ và dòng thơ. Hiện trạng câu văn xuôi trong thơ, vì thế, dễ nhận diện ngay
từ những ấn tượng thị giác ban đầu. Tuy nhiên, có rất nhiều câu thơ đã vượt sang lãnh
địa văn xuôi bằng cách khác:
Tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
44
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
(Nguyễn Trọng Tạo, Tin thì tin không tin thì thôi)
Dòng thơ ở đây đã có những phân đoạn đứt gãy. Nhưng nếu chúng ta tháo dỡ văn bản
ra, xâu chuỗi các dòng thơ ấy lại sẽ có những câu văn xuôi trong cấu trúc trọn vẹn của
nó. Nói như Mã Giang Lân, đó là hiện tượng "kéo dài câu thơ bằng lối xuống dòng
không viết hoa chữ đầu dòng nhằm tạo ra những câu thơ theo chiều dọc". Phạm Thị
Ngọc Liên là nhà thơ nữ có thói quen đưa văn xuôi vào thơ mình bằng con đường này:
Có những lúc người ta nắm lấy cuộc sống bằng cả
hai tay và hai chân
cuộc sống vẫn chuội đi
tuột xuống
khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết như một màn sương
nửa muốn đi qua nửa còn ngoái lại
cái tức tưởi của những điều dở dang trên đời
lẫn trong sự cô quạnh của đường đi
dường như trộn lẫn
(Mây trắng)
Hiện tượng chia tách câu thơ thành nhiều dòng thơ như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Thị
Ngọc Liên trên đây là sự trá hình khôn ngoan của hình thái câu văn xuôi. Nói cách khác,
đó là sự gãy gập của câu văn xuôi thành những phân đoạn từ ngữ nhỏ để tạo nên sự
không tương ứng giữa câu thơ và dòng thơ. Điều phối cho sự không tương ứng ấy chính
là trục kết hợp của thể loại văn xuôi. Đứng đằng sau, trục kết hợp lặng lẽ cắt câu thơ
thành từng mảnh, từng phân mảnh. Quá trình triển khai câu thơ dựa trên quan hệ kế cận,
tiếp nối của từ ngữ kiểu như thế chính là biểu hiện của việc hướng thơ đi theo trục kết
hợp đặc thù của văn xuôi. Trục lựa chọn để bảo tồn nguyên lí song hành - nguyên lí ban
sơ của thi ca không có mặt trong những câu thơ như thế này:
Những phận người mang thèm khát, như mưa
như triệu triệu hạt đan cài xoá nhoà ranh giới
được hạnh phúc một lần oà vỡ
từ đâu đó trong thẳm sâu của đất
bay lên
những
ước vọng
mây...
DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
45
(Nguyễn Phan Quế Mai, Ước vọng mây)
Những âm tiết cuối cùng giữ chức năng là biên giới ngữ pháp của các dòng thơ không
tạo ra những chuỗi âm thanh ”có kích thước đều đặn”. Âm, từ không đứng cùng nhau
trong đơn vị dòng thơ mà xô nhau dạt sang những địa phận khác. Câu thơ bị chẻ nhỏ để
hữu hình hoá khát vọng nức nở, khó khăn của phận người về một sự thăng hoa, thoát
kiếp ra khỏi cuộc đời ngắn ngủi, chênh vênh - như mưa, được là mây sau hành trình hoá
thân từ biển cả, sông ngòi, đồng ruộng, từ nước mắt sung sướng và khổ đau.
2.3. Khuynh hướng gia tăng thành phần thuyết minh, miêu tả trong cấu trúc câu thơ
"Nếu văn xuôi dùng tiếng nói trực tiếp của đời sống để biểu đạt đời sống với tất cả sự
bộn bề, đa dạng để tiếp cận cả chiều sâu lẫn chiều rộng của nó thì thơ là sự chưng cất
từ bộn bề đa dạng trực tiếp ấy để gạn lấy cái tinh tuý nhất" (Từ điển Bách khoa Việt
Nam). Gương mặt riêng của thơ trong tâm thức con người là thế. Chưng cất tinh tế các
vỉa quặng ngôn từ để tạo nên một thế giới thật tinh túy, hàm súc là con đường nghệ
thuật của thể loại này. Trong quá trình giải mã thơ theo kí hiệu học, thi pháp học, Hoàng
Trinh đã xem "tính gián tiếp trong biểu hiện và phản ánh" là đặc thù quan trọng của
thơ. Điều đó bắt nguồn từ tư duy nguyên thuỷ của con người là tư duy tái tạo lại các sự
vật và hiện thực lịch sử bằng những huyền thoại, ẩn dụ và biểu tượng. Tuy vậy, chính
tác giả cũng thừa nhận: "Dĩ nhiên, trong nhiều bài thơ vẫn có ngôn từ biểu hiện trực
tiếp". [3, 94]. Nhận định này phù hợp với thực tiễn sáng tạo thơ sau 1975 - một thực tiễn
ghi nhận sự hiện diện của thành phần thuyết minh, miêu tả trong câu thơ. Con đường
giải tượng trưng, giải hàm súc thơ hình thành từ thiên hướng đi vào cái chi tiết, cụ thể
hoá ấy.
Thành phần thuyết minh, miêu tả vốn là đặc điểm của văn xuôi tự sự. Thành phần này
có chức năng tái hiện và phân tích các sự vật, hiện tượng để làm giàu khả năng tường
giải cho tác phẩm. Giờ đây, thành phần này đã lần lượt ngả bóng vào thơ với tần số
không hề nhỏ: “Lần trước tiễn em đi – một chuyến tàu chật chội: người đứng tràn đầu
toa, những toa đen nồng mùi mồ hôi và mùi lợn gà, cánh đi buôn ồn ào chất hàng, vài
ba kẻ khả nghi lang thang trên sân ga. Anh nhìn theo, lo âu xót xa: dòng nước bất trắc
kia đang cuốn đi khuất dần chiếc thuyền giấy mỏng manh trong trắng tình yêu anh”
(Bế Kiến Quốc, Trước cửa ga).
Thành phần miêu tả án ngữ dày trên những dòng thơ đã tạo nên sự không cân bằng về
mặt cấu trúc câu. Tồn tại trong hiện tượng này, thành phần chủ ngữ chỉ là vệt nhỏ còn
thành phần vị ngữ lại chiếm phần lớn khoảng không của câu thơ:
Hắn là nơi hoàn thiện:
của gương đã lành / sâu đã nở / trinh đã mất / cáp đã đứt / cống đã thông
là phế thải của giẻ rách / mảnh thuỷ tinh / băng vệ sinh / giày dép lạc mốt
là viên đạn bay đi chạm đích / những vòng kinh hồi sinh / dòng sông gặp biển
(Mai Văn Phấn, Hắn)
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
46
Hoài Thanh khi nhìn nhận lại "Một thời đại trong thi ca" đã không ngần ngại khẳng
định: "Một đặc tính của văn xuôi là nói nhiều”. Xuất hiện trong thơ như là dấu ấn của
chất văn xuôi, thành phần này đã lấp những khoảng lặng của thơ bằng những bức tranh
sinh động về hiện thực. Những lúc như thế, thi sĩ trở thành kẻ nhiều lời. Nhưng bên
cạnh nhược điểm ấy, chúng ta phải ghi nhận sự phong phú về dung lượng thông tin mà
thành phần miêu tả mang đến cho thơ. Dường như, các nhà thơ e ngại rằng sự chắt lọc
và tinh giản sẽ làm trôi đi những mảng hiện thực đa dạng và phong phú nên đã tự
nguyện... đội lốt nhà văn. Bức tranh về hiện thực khách quan theo đó cứ lồ lộ trên mỗi
trang thơ, còn tâm tư nhân vật chỉ là những vệt khuất nhỏ. Đi theo con đường này có
Thế giới hiện hữu của Vi Thùy Linh:
Hàng triệu người điên lên theo mãnh lực của phần mềm Microsoft
Những tâm hồn đang được mã hóa với nhịp điệu sống lập trình
Ngày đêm, những nơron thần kinh căng cứng cập nhật dữ liệu
Con người không ngây thơ, không nhiều mơ ước và mất dần lãng mạn
Màu dollar sắp nhuộm cả da trời.
Những câu thơ trên là sự thức nhận rộng rãi về thế giới khách quan. Cái nhìn hướng
ngoại giúp nhà thơ quan sát và phát hiện bao điều về thế giới hiện hữu. “Trái đất như
cái cối xay rất cũ” quay những vòng nặng nề kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu,
cảnh quan, phận người và tính người Những dòng thơ sau đã trả đối tượng về đúng
không gian thực của nó, trần trụi trong sự thật đau đáu:
Con người tiếp tục ăn thịt nhiều loài và tàn phá môi trường sống mà bất cần tương lai
của thế hệ kế tiếp
Tham vọng khiến họ loại trừ nhau, ném bom xả đạn vào đồng loại
Những tổng thống ngạo nghễ với va - li bấm nút hạt nhân và chất hủy diệt
“Mẹ ơi, loài nào độc ác hơn tất cả?
Một mai, tôi sẽ phải im lặng trước câu hỏi của con mình”
Những câu thơ như thế là sự chuyển vị hiệu quả điểm nhìn của nhà viết văn xuôi vào
thơ. Với điểm nhìn này, gương mặt đối tượng khách quan hiện lên trong thơ thật dày
dặn, đủ đầy.
Thành phần miêu tả trực tiếp tồn tại với tư cách là cái vỏ ôm chứa hình hài một đối
tượng ẩn mình khác là con đường rất cổ điển, rất thơ của thể loại đã được quá nhiều nhà
lí luận, nhà ngôn ngữ tìm hiểu. Ở đây, người viết chủ yếu quan tâm đến lối miêu tả trực
diện sự vật theo nghĩa đen. Đẩy câu thơ đi theo trục kết hợp của văn xuôi để xây dựng
những hình tượng trực tiếp (eigentlich) với ý đồ miêu tả thế giới một cách tỉ mỉ, kĩ
lưỡng trong những đặc thù cụ thể là con đường không thuận chiều của thi ca. Quả thực,
sứ mạng của thơ khác biệt rõ so với văn xuôi, tuy nhiên không vì thế mà thơ không có
quyền mượn đôi mắt văn xuôi để quán chiếu thế giới:
DẤU ẤN VĂN XUÔI TRONG CẤU TRÚC CÂU THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
47
Giữa chiều lạnh
Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
Vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã
Nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời
Vội vã như thể đó là lần sau chót...
(Ý Nhi, Người đàn bà ngồi đan)
Ý Nhi đã huy động nhiều động từ, tính từ để miêu tả trực diện đối tượng nhằm đan dệt
chân dung và tâm trạng người đàn bà ngồi đan. Không một chút giấu giếm, nhà thơ đã lí
giải tường tận về hai thái cực nhẫn nại và vội vã của nhân vật. Đó chính là "chủ tâm cố
tính ra sức giằng ra khỏi cách biểu đạt trừu tượng và lao vào cái thực tế sinh động và
cụ thể". Từ đó, những lớp tạo hình được tổ chức theo nguyên tắc quan sát, miêu tả cụ
thể đã "dàn trận " trong thơ.
Tư duy lí luận thường xem xét chỉnh thể nghệ thuật trong tương quan giữa hai lớp hiện
thực: lớp hiện thực một là hiện thực ở ngoài đời, lớp hiện thực hai là hiện thực trong tác
phẩm (tạm kí hiệu là H1, H2). Từ quan điểm trên chúng tôi cho rằng, cần phải có cái
nhìn cắt lớp đối với mảng hiện thực thứ hai. Hay chăng, nên xem H2 là sự kết hợp giữa
hiện thực bề nổi (nghĩa đen) tương ứng với H2’1 và hiện thực biểu trưng (nghĩa bóng)
tương ứng với H2’2. Hiểu như thế, chúng ta sẽ thấy rõ hơn dấu ấn của văn xuôi trong
mỗi sinh mệnh thi ca xét về mặt hình thể. Những câu thơ miêu tả chi tiết, trực tiếp đối
tượng trong thơ rất gần với văn xuôi ở xu hướng làm mất đi hiện thực biểu trưng của lời
văn nghệ thuật. Khi không có mặt H2’2, mọi thông điệp ngôn từ trở nên dễ hiểu chứ
không gập khúc, quanh co. Phạm Quốc Ca cho rằng loại câu thơ nói thẳng được chấp
nhận có lẽ là do tâm lí đi nhanh đến hiệu quả của đời sống hiện đại. Thiết nghĩ, đó chưa
phải là lí do cốt yếu cắt nghĩa cho sự hiện diện của thành phần miêu tả trực tiếp trong
thơ mà chúng ta cần tìm hiểu nó trong mục đích muốn cung cấp một góc nhìn hiện thực,
một nguồn tin phong phú cho thơ.
3. KẾT LUẬN
Sự thâm nhập của văn xuôi vào thơ ở bình diện hình thể cấu trúc câu theo ba khuynh
hướng nói trên ít nhiều đã tạo nên độ căng thẩm mĩ mới cho thơ. Thực ra, chức năng
của thơ chỉ là khơi gợi những cảm xúc, suy tư, nhưng sự thẩm thấu chất văn xuôi ở cấu
trúc bề mặt như thế đã đưa thơ tiếp cận với một chức năng mới, đó là chức năng định
danh và biểu đạt. Giữ nguyên trục liên tưởng và thu nạp trục ngang, trục kết hợp của
văn xuôi là yêu cầu của tư duy nghệ thuật mới nhằm tạo mối liên thông giữa thơ ca với
cuộc đời.
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thái Hòa (1996). Đi tìm cái mới trong biểu đạt thơ Việt Nam hơn nửa
thế kỉ qua. Tạp chí Văn học, số 7, 16-20.
[2] Trần Đình Sử (1995). Những thế giới nghệ thuật thơ. NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Hoàng Trinh (1992). Từ kí hiệu học đến thi pháp học. NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
Title: THE STAMP OF PROSE IN THE STRUCTURE OF CONTEMPORARY
VIETNAMESE VERSES
Abstract: Interaction is an internal specific feature of a genre in the course of getting
rid of logic traditional art to look for innovation and creativity. The reality of poetic
composition after 1975 has shown that the stamp of prose has been imposed on poetry
through the establishment of new structural patterns of the artic texts. After quite or
hectic conversation, more divergence of contemporary poems in comparison with
traditional poetry has come into being. It can be said that the prose patterns in poems are
the most eye – catching signal that acknowledges the presence of the quality of prose in
poetic structures.
ThS. NGUYỄN THANH TÂM
Bộ môn Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
ĐT: 0908.898.845. Email: nguyenthanhtamtu@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_219_nguyenthanhtam_09_nguyen_thanh_tam_4495_2021003.pdf