Nhân vật và những lựa chọn hiện sinh trong văn xuôi nữ hải ngoại - Hà Thị Thanh Huế

Nhân vật của Đoàn Minh Phượng cũng đã trả giá cả cuộc đời mình cho những cuộc kiếm tìm nhiều đau đớn và sóng gió. Họ ra đi để đến với sự thật, để tìm câu trả lời cho những dằn vặt, trăn trở trong tâm can họ về ý nghĩa bất tận của sự sống, cái chết và chân giá trị của sự cho nhận. Dẫu biết có thể sự thật ấy đắng cay, sự thật ấy là một sự bội phản với những tấm lòng trung trinh giữa cuộc đời, nhưng họ không vì thế mà ngại ngần dừng lại. Mai (Mưa ở kiếp sau) lên đường vào Sài Gòn tìm người cha đã bỏ rơi mẹ con cô, người khiến mẹ cô hai mươi năm câm lặng, người làm cho cuộc đời cô chông chênh như tấm ván thuyền và đứa em gái mãi không siêu thoát. Cuộc hành trình của Mai không chỉ tìm về cội nguồn mà còn làm rõ danh thế và thân phận. Dẫu biết trước là “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” nhưng Mai vẫn phải chấp nhận những đánh đổi xót xa để có thể thấu suốt cuộc đời: “Tôi chỉ làm một điều cần thiết: Tôi đã lớn và phải vào đời, dù đường đi của tôi có chông chênh lầm lạc thế nào, tôi cũng vẫn phải đi”. Còn An Mi, cô chọn cho mình một hành trình để nhìn lại mình, để định nghĩa mình là ai trước lúc chết. Hai lần lựa chọn, với An Mi là hai chuyến đi. Một chuyến đi ba tháng để cô chuẩn bị cho cái chết, và một chuyến đi dài tìm sự thật với mong muốn chấm dứt bi kịch cho gia đình một người Đức hoàn toàn xa lạ. Cô cũng không ngờ rằng chuyến đi ấy lại là cuộc hành hương về cội nguồn, lật xới lại quá khứ đã bị chính ý thức cô quên lãng. 3. Không chỉ viết để vén màn thân phận mình mà nhân vật của các nhà văn nữ hải ngoại còn mải mê sống trên những hành trình như một lựa chọn nếm trải cuộc đời đầy ý nghĩa. Đó là cách phản ứng chống chọi lại với hoàn cảnh, với không gian tù túng ngột ngạt mà ý thức hiện sinh của con người không chấp nhận thỏa hiệp. Dẫu có chìm ngập trong nỗi cô đơn tận độ, dẫu có vùng vẫy trong những bi kịch thì nhân vật trong văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh Phượng và Linda Lê cũng không để cho cuộc đời mình trôi chảy như rong rêu trong nước, bao giờ họ cũng sống với đam mê dấn thân: “Giữa hư vô và khổ não, tôi chọn khổ não”. Những trang viết đầy nhân văn của các nhà văn nữ hải ngoại thực sự đã mở lối cho bạn đọc hiểu con người, cuộc đời hơn, tạo sức bật để con người vượt qua những giới hạn trong thân phận của chính mình.

doc6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân vật và những lựa chọn hiện sinh trong văn xuôi nữ hải ngoại - Hà Thị Thanh Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN VẬT VÀ NHỮNG LỰA CHỌN HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI NỮ HẢI NGOẠI HÀ THỊ THANH HUẾ - LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Xuất phát từ những đổi thay của lịch sử xã hội lẫn sự vận động tự thân của chính nền văn học với mong muốn vươn lên khám phá con người, việc tiếp biến chủ nghĩa hiện sinh ở những khía cạnh phù hợp với nền văn hóa, văn học dân tộc đã đem lại cho văn học Việt Nam từ 1986 - 2010 những ý nghĩa mới. Đặc biệt, đến với văn xuôi của các nhà văn nữ hải ngoại, người đọc nhận ra ám ảnh hiện sinh qua từng trang viết. Đằng sau bức tranh hiện thực ngổn ngang bề bộn là những nỗi niềm đau đáu về thân phận con người. Trăn trở đi tìm lẽ sống, nhân vật trong tác phẩm của các nhà văn nữ hải ngoại đã chọn lựa xê dịch và viết như một cách thế trải nghiệm, dấn thân. . 1. Ra đời sau Đại chiến thế giới II, chủ nghĩa hiện sinh được xem là một trong số ít các trào lưu triết học chống lại chủ nghĩa duy lý của phương Tây hiện đại. Chủ nghĩa hiện sinh được biết đến đầu tiên ở Đức vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó được tiếp thu, phát triển ở Pháp, thực sự hình thành nên một trào lưu, một học thuyết có sức mạnh ảnh hưởng không chỉ lĩnh vực học thuật mà cả văn hóa và lối sống. Các nhà hiện sinh quan niệm: Hiện sinh có trước bản chất. Hiện sinh là điều kiện tiên quyết, là cội nguồn uyên nguyên cho mọi giá trị của con người. Con người hiện sinh, rồi lựa chọn, hành động để tạo nên mình. Giá trị của con người, bản chất của con người là do chính con người mang lại chứ không phải tự nhiên mà có hay do thượng đế ban cho. Bởi con người là chủ thể của cuộc đời họ chứ không phải là “một đám rêu, một vật đang thối rữa, hoặc một cây súp lơ”. Trong bài Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản, J.P. Sartre viết: “Con người, không chỉ như anh ta tự quan niệm mà còn như anh ta muốn, như anh ta tự quan niệm sau khi đã sống và như anh ta muốn sau khi đã ao ước sống; con người không là gì khác ngoài cái mà bản thân anh ta tự làm nên”. Hiện sinh là luôn trong ý thức vượt lên cái ta hiện là. Trong chuỗi lựa chọn và hành động liên hoàn ấy, con người hiện sinh đồng thời phải biết chịu trách nhiệm với hành động và lựa chọn của mình. Sartre gọi đó là hành động đích thực của con người hiện sinh. 2. Với văn học Việt Nam, chủ nghĩa hiện sinh từ lúc hiện diện đến nay đã để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau ở từng giai đoạn, từng nhà văn cụ thể. Đặc biệt những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, khi cả thế giới là một cộng đồng chung, cùng đối mặt với những vấn đề nhức nhối về thân phận con người, đi tìm câu trả lời cho sự hiện sinh của con người lại trở thành tâm thức của thời đại. Riêng với các nhà văn nữ hải ngoại (Đoàn Minh Phượng, Thuận, Linda Lê), họ thường viết câu chuyện cuộc đời bằng cái nhìn của những con người đã trải nghiệm nhiều nền văn hóa, nhãn quan thẩm mỹ được nới rộng Điều đó tạo nên sức ám ảnh đặc biệt từ những trang văn đầy cật vấn, suy tư. Trong văn xuôi các nhà văn nữ hải ngoại đậm nét hiện sinh ở tinh thần trăn trở: con người phải làm gì, nên làm gì để không ngụy tín, không tuyệt vọng, để thoát khỏi tình trạng giả dối, để thực hiện cho thấu triệt thân phận của chính mình. Bằng nhiều cách khác nhau, nhân vật trong các tác phẩm của họ đã lên tiếng chống chọi lại hoàn cảnh, đả phá sự phi lý đang ngự trị cuộc đời mình và tha nhân. Sự nổi loạn của nhân vật như một cách thức hiện sinh tất yếu, nhưng đồng thời cũng thể hiện bi kịch sâu sắc của con người đang vùng vẫy trong xã hội hiện đại. Viết như một hành động xác tín căn cước Nói như J. P. Satre, viết là hành động vén màn. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng, Thuận và Linda Lê viết rất nhiều. Viết, với nhân vật của họ không đơn thuần để giãi bày, chia sẻ, mà viết chính là một cách khẳng định sự tồn tại của mình giữa cuộc đời, để xác tín bản ngã. Viết là địa hạt mà con người ta có thể trút bỏ mọi vỏ bọc, mọi nguyên tắc đạo đức, bộc lộ mình đầy đủ nhất, rõ nét và chân thực nhất. Khi viết, người ta sống cuộc sống của riêng mình, cho mình, dẫu chỉ là những dòng ngắn ngủi. Michael Kempf (Và khi tro bụi) đã gửi gắm cả nỗi cô đơn lạc loài của đời mình vào một cuốn sổ nhỏ. Nó không chỉ đơn thuần là một cuốn nhật ký giãi bày, mà đó là thế giới duy nhất anh tìm đến nương náu trong lúc tâm hồn đỗ vỡ vì bi kịch cay đắng của gia đình. Quyển sổ ấy, vì vậy, là chân dung, là khát vọng đau đáu của chính anh mà ngay đêm anh trao nó cho An Mi, nó trở thành nơi ghi dấu của hai thân phận lạc loài không quen biết: “Anh và tôi đã kể lại câu chuyện duy nhất của mỗi đời người trong cùng một quyển sổ. Chúng tôi đã viết chữ, có lẽ bằng máu và bằng nỗi chơi vơi vô tận của mỗi người” (Và khi tro bụi – Đoàn Minh Phượng ). Cả An Mi, Michael, Anita, dì Lan và cả Chi, đứa em song sinh không thể nào tan biến của Mai dường như đều viết về nỗi niềm của mình với sự chơi vơi trong sâu thẳm tâm hồn như thế. Với An Mi, việc viết đến với cô từ một thôi thúc mãnh liệt: “Tôi phải đi tìm tôi, ghi chép mình ra giấy. Tôi phải nhìn thấy mình, đọc được mình. Tôi phải có thật để cái chết của tôi có thật” (Và khi tro bụi). Người ta không thể chết mà không biết mình là ai, không thể chấm dứt một thứ mà không biết nó là gì, An Mi muốn chết nên phải tìm ra mình trước lúc đi vào cõi chết. Cô không thể chờ đợi, không còn chịu nổi với cảm giác mình là một loài ma trơi sống ngoài cuộc đời, không ranh giới, không nét vẽ, không hiện hữu. Quyển sổ với An Mi lúc này “không phải là một cuốn nhật ký, không để tôi ghi lại những ý nghĩ mỗi ngày. Tôi chỉ muốn nhờ nó nhớ lại mình là ai. Quyển sổ là chuyến tàu đi ngược về những năm tháng tôi đã xóa đi rồi”. Viết là khao khát, cũng là lựa chọn để cô tìm lại mình, biết mình là ai, đã sống với những buồn vui giữa cuộc đời này như thế nào. Viết cũng đồng thời là truy nguyên lại nguồn cội. Mai (Mưa ở kiếp sau) viết thư cho ông ngoại trong ước vọng được nhìn nhận họ hàng và có một ngày về thăm quê; viết thư cho một người đàn ông xa lạ chưa từng gặp mặt trong khát khao một ngày được cảm nhận vòng tay ấm áp yêu thương của người cha dành cho con gái Nhưng lạ kỳ thay, khi An Mi đã có quyển sổ trong tay, Mai có được tên và địa chỉ của người cha, họ lại không biết làm gì với nó: “Tôi còn lại gì để viết về mình? Tôi có những chuyện không nói cùng ai được và có trăm nghìn điều chưa biết. Có những thứ gì trong số đó tôi có thể viết lên giấy, biến thành chữ được để cha tôi đọc và qua đó nhìn thấy tôi?” (Mưa ở kiếp sau). Viết để biết mình hiện hữu và ý nghĩa của sự hiện hữu đó. Viết để biết mình có một người cha, một nguồn cội và lúc yếu lòng giữa sóng gió cuộc đời có thể quay về. Nhưng viết cũng đồng thời là một thách thức. Người ta không thể viết được khi không có nỗi hoài mong nhưng càng không thể viết được khi trong lòng ngổn ngang những khoảng trống, những nỗi niềm mênh mang lưu lạc như con thuyền nhỏ bị sóng xô đẩy giữa biển khơi, khi mà ký ức, hiện tại và cả tương lai với họ đều hư vô, chập chờn, khó định. Bởi thế, nhân vật tôi trong Chinatown (Thuận), dẫu dành cả tuổi thanh xuân để yêu Thụy, cả cuộc đời để nhung nhớ, trăn trở về Thụy nhưng chưa bao giờ viết được một dòng về Thụy, cho Thụy: “Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao tôi đã không viết thư cho Thụy. Viết đối với tôi lúc ấy như việc không thể Mười hai năm sau tôi cũng chẳng hiểu điều này. Mười hai năm sau tôi vẫn không dám viết cho Thụy. Mười hai năm sau tôi lờ mờ hiểu người ta không phải bỗng dưng mà có thể viết được”. Càng khao khát được viết lại càng bị thách thức bởi những xúc cảm, những ám ảnh và mặc cảm lạc loài, cô đơn trì níu. Lựa chọn hành động viết để vượt thoát chính mình nhưng chính trong lựa chọn ấy càng bộc lộ bi kịch đau đớn của những con người hiện đại mang nhiều ưu tư. Với nhân vật của Linda Lê, viết còn là lựa chọn lẽ sống, lựa chọn sinh mệnh. Sống giữa những con người chỉ biết tính toán lời lãi, bon chen để kiếm chút danh tiếng và quyền thế, nhân vật của Linda Lê hoặc dự phần vào cuộc sống chung ấy hoặc phải tìm lấy cho mình một cách sống khác không để mình chịu thối rữa trong sự thống trị của lối sống phi lý, vô luân của dòng họ. Ở hai cậu cháu, hoặc là điên hoặc là chết; hoặc là chết hoặc là sách vở: “Sách vở đã cứu chúng tôi, con bé với tôi. Không có sách vở, tôi dám chắc nó không sống được” (Vu khống). Đứa cháu gái chọn lựa viết văn, cứ một mình mình, say mê với câu chữ, chơi đùa với ngôn từ, để được giữ lại trong mình “cái bất ưng, cái lạ lẫm, cái không khoan nhượng”. Viết văn vì vậy là khao khát xác tín bản thân được hiện thực hóa, là một lựa chọn quyết liệt để được sống với cái nhìn sắc bén, không thỏa hiệp, không hèn yếu; là “một cách thoát khỏi gia đình, để bảo vệ sự cô đơn, sự toàn vẹn tâm thần”. Nếu người cậu điên loạn và ra đi vì sự dồn đuổi đến cùng của gia đình, thì chọn lựa viết văn của cô cháu gái thể hiện một sự chủ động và quyết liệt hơn, ẩn chứa một thái độ phản kháng: “Họ đã cưỡng bách tôi ra đi. Nó thì tự ý ra đi, hoan hỷ chuyện chuyển di mà nó linh cảm, nó hy vọng, sẽ giải thoát nó ra khỏi di truyền gia đình”. Khi đã bội phản gia đình, viết là sự sống duy nhất mà nó có được: “Con bé nói muốn dành hết tâm lực viết văn, cũng như tôi đã trọn đời điên dạiNó nói nó muốn lặn cho sâu. Trốn tránh cuộc đời. Chối bỏ mọi cảm giác. Khước từ mọi ham muốn. Nó chỉ khoái với những ám ảnh của mình. Chỉ còn là một thân xác nhỏ nhoi khô héo phụng sự cho văn chương tốt tươi”. Lựa chọn viết văn với đứa cháu gái là “nó đã được cứu rồi, nó đã tự cứu rồi”. Lựa chọn ấy là cứu cánh, để nhân vật của Linđa Lê được là mình. Đến với thế giới của Lại chơi với lửa người đọc càng cảm nhận một cách mạnh mẽ rằng việc viết có một quyền năng huyền bí, lôi cuốn con người đến tận cùng giới hạn của sự đam mê, thậm chí đánh đổi cả sinh mệnh của chính mình. Những truyện ngắn trong Lại chơi với lửa đều mang đậm những suy ngẫm triết lý về sáng tạo văn học của Linda Lê: Viết là lưu đày. Nhân vật của Linda Lê đều viết một cách say mê, điên cuồng, ám ảnh. Đó là người đàn ông lấy con ruồi làm nàng thơ; là một trợ lý chính trị dùng ngòi bút của mình để đấu tranh trên chính trường; là một nhà văn hoàn thành xong bản thảo vẫn nghe vọng lại những tiếng nói xôn xao của nhân vật mình sáng tạo Viết dường như là sự sống của họ, hơi thở của họ. Khi họ ngừng cuộc chơi với câu chữ cũng là lúc thân thể, sinh mệnh họ được đánh đổi. Lựa chọn nghiệp viết với nhân vật của Linda Lê đồng thời cũng là chấp nhận thách đố. Nhân vật Lebol trong Ngày Bonel gặp người viết điếu văn khóc mình là một dẫn dụ xác thực. Đằng sau hình ảnh một anh chàng bệnh tim, “gầy gò, da trắng bệch, cặp mắt hum húp, trông lúc nào cũng có vẻ đau yếu” là một nhiệt tình luôn sống động mỗi khi nhắc đến các tác phẩm văn chương thực thụ, là sự cuồng nộ câm nín khiến mặt nhợt nhạt tái xanh mỗi khi cảm thấy có một sự xúc phạm làm tổn thương nghề viết. Những trang viết của anh hăng say đến lạ lùng, cuồng nhiệt và hưng phấn đến tột độ: “Một người tình nói về người đàn bà của đời mình cũng không thể hay hơn thế”. Giống như Lebol, Phenix trong Vết cắn cũng “buông thả mình trọn vẹn trong sách vở. Ấy là lẽ sống của anh”. Phenix thấy ngôn từ như một cơ thể sống động, có cuộc đời, có tiếng nói của nó. Giữa anh và sách vở, và từ ngữ không có khoảng cách. Anh ám ảnh điên cuồng đến độ từ ngữ trở thành một phần trong thân thể anh, từ ngữ là chính anh: “Các từ ngữ không còn đi qua óc tôi nữa. Chúng luân lưu trong máu tôi, trong các mạch. Trọn thân xác tôi hóa thành từ ngữ”. Từ chỗ là một người đọc say mê, một người viết cuồng nhiệt, Phenix đã để thân xác mình hóa trọn một cuốn sách. Anh là kinh sách. Sách lễ cho muôn đời: “Họ ra đời do tay người. Còn tôi tự tạo ra chính tôi. Tôi đã trở thành Kinh Sách hoàn toàn do ý chí tôi”. Bằng cách ấy Phenix đã đóng dấu triện riêng vào sự hiện tồn của chính anh giữa cuộc đời. Nhân vật của Linda Lê được gửi gắm rất sâu sắc quan niệm về văn chương của chính nhà văn. Những trang viết của chị cũng chính là minh chứng cho những điều chị quan niệm: viết trong đam mê, viết như có sự dẫn dụ của một quyền năng nào bí ẩn trong bóng tối, càng viết càng đi vào cõi nào sâu hun hút nhưng vì thế mà văn chương chị không bao giờ để người đọc tìm đến rồi đứng lại giữa đường, mà gợi lên trong họ khao khát đến tận cùng vực thẳm ấy. Cả nhân vật chị tạo ra, và cả chính chị, viết chính là một lựa chọn hiện sinh. Những hành trình kiếm tìm bản ngã Dấn thân trên các hành trình, ném mình vào các chuyến đi là một cách khẳng định hiện sinh mà nhân vật của Thuận, Đoàn Minh Phượng và Linda Lê đã lựa chọn. Như một hòn đá lăn trên đường không để bám rêu vào, nhân vật của Thuận, Đoàn Minh Phượng và Linda Lê từng ngày từng giờ dấn thân trên những hành trình vừa để trốn khỏi nỗi cô đơn đang gặm nhấm, vừa để đi tìm lẽ sống. Bởi thế, không ngạc nhiên khi người ta nhận ra ngay một điểm chung là các nhân vật đều mang một lý lịch dài ngổn ngang và bất ổn. Cuộc đời của họ là những chuyến đi, có những chuyến đi rồi trở lại, nhưng cũng có những chuyến đi thật dài mà người ta không thể quay đầu. Từ Liên, Pát, Mai Lan (Paris 11 tháng 8), Vân, Vy, Vượng (Vân Vy) đến Tôi (Chinatown), An My (Và khi tro bụi) đều sống với những tháng ngày luôn chuyển bến. Có những người hiểu rõ nguyên do mình ra đi nhưng có những người không biết mình ra đi để làm gì và sẽ đến đâu trong hành trình bất tận ấy. Tôi trong Chinatown cứ đi cho đến khi nhìn lại thì cuộc đời mình đã ba chín tuổi; nhân vật hắn đến ba chín tuổi vẫn không thôi ba lô, xe máy Liên Xô ra Bắc vào Nam. Những chuyến đi ám ảnh đến cả trong trang viết của người phụ nữ. Nhân vật chính của I’m yellow lại là một người đàn ông quen với cuộc sống phiêu bạt giang hồ. Cũng vậy, để tránh cho mình kiếp sống rong rêu, để chống chọi lại nỗi cô đơn và hư vô cho phần đời còn lại, cô gái trong truyện ngắn của Linda Lê đã nhìn thấy tia sáng ở cuối đường hầm u tối: “Đi đâu? Tôi những muốn trả lời, như Kirk Douslas trong Dàn xếp, Đi vào chính em. Nhưng tôi chỉ phác một cử chỉ rất mơ hồ rồi lao ra ngoài, ra ngoài trời rộng” (Tiếng ngoài hình). Bầu trời ngoài kia là của chính cô, là nơi cho cô tìm lại giấc mơ, khơi dậy lại đam mê ngày trẻ, để sống cuộc sống cho mình chứ không phải cho một ai khác. Không đi bí ẩn như Thụy, không bỗng dưng mất tích như T, nhưng từ cô gái đến anh chàng họa sĩ trong I’m yellow đều giống nhau ở chỗ mông lung vô định về một bến dừng chân: “Tôi đeo túi du lịch trên vaitôi đã đi được một đoạn xa. Xa bao lâu tôi không cần biết. Về hướng nào tôi cũng không cần biết” (Chinatown). Nhà văn không một dòng miêu tả cuộc sống của Thụy (Chinatown), của T (T mất tích), của cô gái (Tiếng ngoài hình) sau khi ra đi, nhưng ít ra, ta biết rằng họ đã dũng cảm dứt bỏ, mạnh mẽ ra đi, dấn thân tìm kiếm điều họ muốn. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng cũng đã trả giá cả cuộc đời mình cho những cuộc kiếm tìm nhiều đau đớn và sóng gió. Họ ra đi để đến với sự thật, để tìm câu trả lời cho những dằn vặt, trăn trở trong tâm can họ về ý nghĩa bất tận của sự sống, cái chết và chân giá trị của sự cho nhận. Dẫu biết có thể sự thật ấy đắng cay, sự thật ấy là một sự bội phản với những tấm lòng trung trinh giữa cuộc đời, nhưng họ không vì thế mà ngại ngần dừng lại. Mai (Mưa ở kiếp sau) lên đường vào Sài Gòn tìm người cha đã bỏ rơi mẹ con cô, người khiến mẹ cô hai mươi năm câm lặng, người làm cho cuộc đời cô chông chênh như tấm ván thuyền và đứa em gái mãi không siêu thoát. Cuộc hành trình của Mai không chỉ tìm về cội nguồn mà còn làm rõ danh thế và thân phận. Dẫu biết trước là “đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh” nhưng Mai vẫn phải chấp nhận những đánh đổi xót xa để có thể thấu suốt cuộc đời: “Tôi chỉ làm một điều cần thiết: Tôi đã lớn và phải vào đời, dù đường đi của tôi có chông chênh lầm lạc thế nào, tôi cũng vẫn phải đi”. Còn An Mi, cô chọn cho mình một hành trình để nhìn lại mình, để định nghĩa mình là ai trước lúc chết. Hai lần lựa chọn, với An Mi là hai chuyến đi. Một chuyến đi ba tháng để cô chuẩn bị cho cái chết, và một chuyến đi dài tìm sự thật với mong muốn chấm dứt bi kịch cho gia đình một người Đức hoàn toàn xa lạ. Cô cũng không ngờ rằng chuyến đi ấy lại là cuộc hành hương về cội nguồn, lật xới lại quá khứ đã bị chính ý thức cô quên lãng. 3. Không chỉ viết để vén màn thân phận mình mà nhân vật của các nhà văn nữ hải ngoại còn mải mê sống trên những hành trình như một lựa chọn nếm trải cuộc đời đầy ý nghĩa. Đó là cách phản ứng chống chọi lại với hoàn cảnh, với không gian tù túng ngột ngạt mà ý thức hiện sinh của con người không chấp nhận thỏa hiệp. Dẫu có chìm ngập trong nỗi cô đơn tận độ, dẫu có vùng vẫy trong những bi kịch thì nhân vật trong văn xuôi của Thuận, Đoàn Minh Phượng và Linda Lê cũng không để cho cuộc đời mình trôi chảy như rong rêu trong nước, bao giờ họ cũng sống với đam mê dấn thân: “Giữa hư vô và khổ não, tôi chọn khổ não”. Những trang viết đầy nhân văn của các nhà văn nữ hải ngoại thực sự đã mở lối cho bạn đọc hiểu con người, cuộc đời hơn, tạo sức bật để con người vượt qua những giới hạn trong thân phận của chính mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Văn Dân (2002). Văn học phi lý. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Nguyễn Tiến Dũng (1999). Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thiện Đạo (2008). Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc. NXB Tri thức, Hà Nội. Linda Lê (2009). Vu khống. NXB Văn học, Hà Nội. Linda Lê (2010). Lại chơi với lửa. NXB Văn học, Hà Nội. Đoàn Minh Phượng (2006). Và khi tro bụi. NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. Đoàn Minh Phượng (2007). Mưa ở kiếp sau. NXB Văn học, Hà Nội. Thuận (2009. Chinatown. NXB Văn học, Hà Nội. Thuận (2006). T mất tích. NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Thuận (2005). Pari 11 tháng 8. NXB Đà Nẵng. Title: CHARACTERS AND THE EXISTENTIAL CHOICES IN OVERSEA WOMEN WRITERS’ PROSES Abstract: Coming from the changes of the social history and the movement itself of the literature with the desire to rise to explore humans, the exposure (which leads to the changes) with existentialism in aspects in accordance with the culture, national literature has brought Vietnamese literature from 1986 - 2010 the new meaning. In particular, to the prose of overseas women writers, readers realize the obsession about the existentialist over each page. Behind a realistic picture, sprawl and messy, there are the feelings anxious about the human condition. Concerning to find the reason for living, their characters have chosen to drag and write as a way to experience, commitment, to be authentic existential human. HÀ THỊ THANH HUẾ Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0977.227.259. Email: Hathanhhue8811@gmail.com TS. LÊ THỊ HƯỜNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6_58_hathithanhhue_lethihuong_16_ha_thi_thanh_hue_2491_2020897.doc
Tài liệu liên quan