Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp nghệ an

Tóm lại, qua 6 năm hoạt động (2005 - 2010) các KCN Nghệ An đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong phát triển ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung. Mặc dù tỉ lệ lấp đầy KCN chưa cao, số lượng dự án đi vào hoạt động sản xuất chưa nhiều, một số doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên năng suất lao động trên diện tích cũng như năng suất lao động bình quân đầu người chưa cao, nhưng các KCN của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

pdf13 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp nghệ an, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 129-141 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP NGHỆ AN Lương Thị Thành Vinh Trường Đại học Vinh 1. Mở đầu Trong 6 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp do Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra thì khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ được quan tâm và đầu tư nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. KCN phát triển sẽ đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học, công nghệ, làm tăng năng suất lao động, khu công nghiệp góp phần tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng lực xuất khẩu. Do đó, việc đánh giá hiện trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An bằng các chỉ tiêu định lượng sẽ góp phần lượng hóa hiệu quả hoạt động sản xuất của khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đánh giá khái quát các nhân tố tác động đến việc hình thành và hoạt động của các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An 2.1.1. Những thuận lợi Nhân tố vị trí địa lý tạo lợi thế nâng cao vai trò của công nghiệp Nghệ An trong khu vực Bắc Trung Bộ với thành phố Vinh vừa là trung tâm kinh tế - xã hội vừa là trung tâm công nghiệp vùng, là hạt nhân để hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Đây là cơ sở thuận lợi cho sự ra đời của các khu công nghiệp. Nghệ An có một số loại khoáng sản có qui mô và chất lượng đạt tiêu chuẩn để hình thành những ngành công nghiệp khai thác có qui mô lớn như khoáng sản vật liệu xây dựng, thiếc, than... Tài nguyên nước không chỉ đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động sản xuất mà với trữ năng thủy điện dồi dào với sự ra đời của các nhà máy thủy điện (thủy điện Bản Vẽ) sẽ cung cấp đủ nguồn điện cho các khu công nghiệp hoạt động. 129 Lương Thị Thành Vinh Tài nguyên địa hình, đất, khí hậu góp phần làm phong phú thêm nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến nông, lâm, hải sản với nhiều sản phẩm đặc trưng và bước đầu khẳng định được thương hiệu như chè, mía đường, hải sản đông lạnh... Tài nguyên rừng, biển làm đa dạng hóa thêm sản phẩm công nghiệp. Nghệ An có một thị trường tiêu thụ nội tỉnh rộng lớn và nguồn nhân công dồi dào, rẻ, với chất lượng lao động đang dần được cải thiện. Kết cấu hạ tầng và môi trường chính sách ngày càng hoàn thiện và đồng bộ. 2.1.2. Những khó khăn - thách thức Nghệ An có quĩ đất dồi dào nhưng phần lớn là đất đồi núi, trung du nên khó khăn cho việc bố trí các khu công nghiệp. Những nơi có diện tích đất thuận lợi cho hoạt động sản xuất công nghiệp thì cũng là nơi thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và khu dân cư sinh sống. Do đó, việc xây dựng các khu công nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Lực lượng lao động, nhất là đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật yếu về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, công nhân lao động tay nghề, tác phong công nghiệp lớn còn rất hạn chế. Cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính của Nghệ An so với một số địa phương khác chưa thật sự thông thoáng, hấp dẫn để thu hút đầu tư từ bên ngoài vào. Đây cũng là vấn đề hạn chế không nhỏ đối với phát triển công nghiệp ở Nghệ An nói chung, phát triển khu công nghiệp Nghệ An nói riêng. Phần lớn các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đều có qui mô nhỏ, dây chuyền sản xuất có công nghệ trung bình nên hiệu quả hoạt động của các nhà máy trong các khu công nghiệp chưa cao, chưa đạt đến mức độ tập trung công nghiệp. 2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp Nghệ An 2.2.1. Số lượng, qui mô diện tích và tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp - Số lượng, qui mô diện tích các khu công nghiệp: Tổng diện tích các khu công nghiệp (KCN) được qui hoạch là 1.403,41ha. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, KCN Cửa Lò không có khả năng mở rộng mà chỉ dừng lại ở qui mô rất nhỏ 10ha nên không đủ tiêu chuẩn của một KCN. Do đó, trên thực tế Nghệ An hiện tại mới chỉ có 4 khu công nghiệp đã được thành lập và đang triển khai xây dựng với tổng diện tích theo qui hoạch là 1.289ha. Như vậy bình quân một KCN của tỉnh có diện tích khoảng 322ha, đạt qui mô trung bình. Qui mô trung bình KCN cả nước năm 2008 là 256ha, của tỉnh Thanh Hóa là 249,5ha [4, 9]. - Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp: Tính đến tháng 12 năm 2010, tổng diện tích các KCN (trừ KCN Đông Hồi) theo qui hoạch là 679,99ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 489,49ha, tổng diện tích các nhà máy đã xây dựng và đang đi vào hoạt động là 168,34ha. Tỉ 130 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An lệ lấp đầy các KCN của tỉnh chỉ đạt 34,4%, năm 2009 tỉ lệ này chỉ là 16%. Điều này phản ánh mức độ thu hút đầu tư của các KCN Nghệ An còn rất thấp. Mặt khác, quá trình triển khai dự án trong KCN có tiến độ chậm chạp. Nếu so sánh thời điểm 2008, tỉ lệ lấp đầy KCN của cả nước đạt 46%, KCN Thanh Hóa đạt 21,2% còn Nghệ An chỉ đạt 11,4% [1, 9, 10]. Trong 4 KCN thì khu CN Hoàng Mai đã lập qui hoạch chi tiết nhưng mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động nên tỉ lệ lấp đầy hiện tại là 16,2%, còn diện tích đang triển khai dự án là 28%. KCN Bắc Vinh có tỉ lệ lấp đầy cao nhất 62,9%, diện tích dự án đang triển khai là 10,6ha chiếm tỉ lệ 20,4%, còn lại 16,7% diện tích chưa triển khai. KCN Nam Cấm có diện tích qui hoạch gấp 5,3 lần diện tích KCN Bắc Vinh nhưng tỉ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 42,7%. Diện tích đang triển khai xây dựng nhà máy là 37,49ha đạt 15,7%, còn diện tích chưa có dự án triển khai là 41,6% (xem bảng 2.1). Hiện tại, đây là KCN có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi nên khả năng lấp đầy diện tích cũng như mở rộng qui mô của KCN này là rất lớn. Bảng 2.1. Qui mô và tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp Nghệ An năm 2010 Tên KCN Diện tích theo qui hoạch (ha) Diện tích mới theo thực tế (ha) Diện tích có thể cho thuê (ha) Diện tích đã cho thuê (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích đã XD và đi vào HĐ (ha) Tỉ lệ lấp đầy (%) Diện tích đang triển khai (ha) Tỉ lệ (%) Bắc Vinh 60,16 58 51,95 45,97 88,5 32,66 62,9 10,6 20,4 Nam Cấm 327,83 327,83 238,49 200,33 84,0 101,88 42,7 37,49 15,7 Hoàng Mai 292 292,000 209,06 69,32 33,2 33,8 16,2 58,68 28,0 Tổng số 679,99 671,780 489,49 315,62 64,5 168,34 34,4 106,77 21,8 Nguồn: Ban quản lý dự án Khu Kinh tế Đông Nam và các KCN Nghệ An [3,7] - Diện tích đất khu công nghiệp có dự án đang hoạt động: Diện tích đất KCN có các dự án đang hoạt động sản xuất tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt từ năm 2008 đến 2010, tổng diện tích đất đang hoạt động trong các KCN của tỉnh đã tăng gần gấp 3 lần. Điều này cho thấy trong mấy năm gần đây tốc độ triển khai dự án trong các KCN đang được đẩy mạnh. Năm 2010, KCN Nam Cấm có gần 102 ha đất có dự án đang hoạt động sản xuất. Trong khi đó KCN Bắc Vinh mặc dù có tăng số dự án nhưng chỉ có 32,6 ha đất đang có dự án hoạt động do có 1 dự án đang tạm ngừng sản xuất. KCN Hoàng 131 Lương Thị Thành Vinh Mai chỉ có 3 dự án đang hoạt động sản xuất nhưng đã sử dụng đến 33,8 ha đất KCN (Xem bảng 2.2). Nhìn chung các KCN của Nghệ An có qui mô còn tương đối nhỏ và tỉ lệ lấp đầy còn thấp. Mặc dù các KCN đều rất có tiềm năng và các điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng hiệu quả khai thác quĩ đất công nghiệp còn thấp, tốc độ triển khai dự án còn chậm và sức hấp dẫn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoại tỉnh cũng như dòng vốn FDI chưa cao. Điều này đặt ra những vấn đề đối với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Bảng 2.2. Diện tích đất KCN có dự án đang hoạt động sản xuất (ha) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 26,2 24,6 24,6 24,6 34,7 32,6 Nam Cấm 11,0 19,5 19,5 28,4 45,4 101,9 Hoàng Mai - - - - 20,8 33,8 KCN chung 37,2 44,1 44,1 53,0 100,9 167,3 Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [1] 2.2.2. Tình hình cho thuê đất và thu hút đầu tư - Số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư: Biểu đồ 2.1: Số dự án đầu tư và diện tích đất đã cho thuê qua các năm Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các ngành Thống kê, Công nghiệp, BQLDA [10] Cho đến cuối năm 2010, các KCN của tỉnh đã thu hút được 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trên 1,017 triệu USD. Trong đó đáng chú ý nhất là dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobe Nghệ An với tổng số vốn đầu tư là 1.000 triệu USD đã góp phần đưa tỉnh Nghệ An vượt lên giữ vị trí thứ 4 về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời các KCN cũng thu hút được 59 dự án đầu tư 132 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An trong nước với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 8044,9 tỉ đồng. Các KCN Nghệ An có 33 dự án đang thực hiện với tổng vốn đầu tư thực hiện vào khu công nghiệp cả tỉnh là 2.313,3 tỉ đồng. - Số dự án đang hoạt động. Số dự án đang hoạt động của các KCN Nghệ An ngày càng tăng, trung bình một năm có thêm 4 dự án đi vào sản xuất. Hiện KCN Nam Cấm có số dự án đang hoạt động nhiều nhất (16 dự án). KCN Hoàng Mai mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động (xem bảng 2.3). Điều này cho thấy mức độ triển khai các dự án trong KCN này còn chậm dẫn đến hiệu quả sử dụng đất KCN thấp. Bảng 2.3. Số dự án đang hoạt động sản xuất trong các KCN KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 10 11 11 11 13 14 Nam Cấm 2 6 6 10 15 16 Hoàng Mai 0 0 0 0 2 3 KCN chung 12 17 17 21 30 33 Nguồn: Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [2] - Tỉ lệ thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp: Trong thời gian qua, mức độ thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp của Nghệ An còn khá khiêm tốn. Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong các khu công nghiệp của tỉnh so với tổng vốn đầu tư thực hiện của cả tỉnh là 6,9% (năm 2009). Bảng 2.4. Tỉ lệ thu hút vốn đầu tư cho các khu công nghiệp năm 2009 KCN/địa phương Vốn đầu tư thực hiện KCN (tỉ đồng) Vốn đầu tư thực hiện của địa phương (tỉ đồng) Tỉ lệ thu hút vốn đầu tư (%) Bắc Vinh/TP. Vinh 51,94 5.157,7 1,0 Nam Cấm/Nghi Lộc 18 956,8 1,9 Hoàng Mai/Quỳnh Lưu 140 1356,1 10,3 KCN chung/Nghệ An 209,94 18.127,0 1,2 Nguồn: Cục thống kê Nghệ An [5] Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [1,2] Khu công nghiệp Bắc Vinh có tỉ lệ thu hút vốn đầu tư so với vốn đầu tư thực hiện của thành phố Vinh là 13,8%. Trong khi đó, khu công nghiệp Nam Cấm của huyện Nghi Lộc có mức độ đầu tư chiếm tới 55,6% vốn đầu tư thực hiện của cả huyện (xem bảng 2.4). Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của khu công nghiệp này đối với phát triển ngành công nghiệp nói riêng cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung của huyện Nghi Lộc. Riêng KCN Hoàng Mai có tỉ lệ thu hút vốn đầu tư so với vốn đầu tư thực hiện của huyện Quỳnh Lưu đạt tới 10,3% và tỉ lệ này còn 133 Lương Thị Thành Vinh cao hơn nữa năm 2010 do sự góp mặt của dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobe Nghệ An. 2.2.3. Lao động trong khu công nghiệp - Tổng số lao động trong các khu công nghiệp: Tổng số lao động trong các KCN Nghệ An có xu hướng tăng nhanh. Năm 2009 các KCN của tỉnh đã thu hút và góp phần giải quyết việc làm cho 5.501 lao động tăng gấp 3,3 lần so với năm 2005. Riêng năm 2010, do hoạt động của một số nhà máy có sự thay đổi nên số lượng lao động giảm đi so với năm 2009, chỉ còn 5.178 lao động [2]. - Tỉ lệ thu hút lao động trên diện tích đất công nghiệp: Bình quân một ha đất KCN của tỉnh Nghệ An thu hút 44 lao động (giai đoạn 2006 - 2010), trong khi đó một ha đất nông nghiệp chỉ thu hút khoảng từ 10 - 12 lao động. Điều này thể hiện mức độ tập trung sản xuất của ngành công nghiệp nói chung và hình thức KCN nói riêng. Khu công Nghiệp Bắc Vinh có mức độ tập trung lao động cao nhất 117 lao động/ha (năm 2010). Đây là KCN có diện tích tương đối nhỏ và các dự án sản xuất đã bắt đầu đi vào hoạt động ổn định. KCN Nam Cấm và Hoàng Mai với diện tích đất của các dự án đang hoạt động lớn và ngày càng mở rộng, trong khi đó hầu như các nhà máy mới đi vào sản xuất hoặc chỉ sản xuất một dây chuyền nên chưa thu hút được nhiều lao động. Do đó, tỉ lệ lao động trên diện tích đất KCN đạt rất thấp, chỉ khoảng 10 - 11 lao động/ha [1,2]. 2.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất KCN Khoảng 48,5% số dự án được cấp phép đầu tư vào KCN (33 dự án) đã xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất kinh doanh, 14,7% số dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng (10 dự án), còn lại 25 dự án vừa mới cấp phép, chưa triển khai hoặc đang vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng [1]. - Giá trị sản xuất công nghiệp. + Tổng giá trị sản xuất các KCN: Tổng giá trị sản xuất các KCN của tỉnh năm 2010 là 2.032,8 tỉ đồng gấp hơn 8 lần năm 2005 và gần gấp đôi năm 2009. Tốc độ tăng giá trị sản xuất KCN cả tỉnh trung bình là 53,9% (giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2006 có tốc độ tăng giá trị sản xuất KCN là 28,9% thì đến năm 2010 tốc độ này đã lên tới 89,1%. Điều này cho thấy qui mô và mức độ mở rộng qui mô sản xuất của các KCN Nghệ An ngày càng lớn. KCN Bắc Vinh có tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, chiếm tới 55% giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trong tỉnh. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của KCN này là 1.122,8 tỉ đồng tăng gấp đôi so với năm 2009 và gần gấp đôi KCN Nam Cấm năm 2010. Như vậy, mặc dù có diện tích nhỏ nhất trong 134 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An các KCN nhưng hiện tại qui mô sản xuất của KCN này lại lớn nhất. KCN Hoàng Mai mới chỉ có vài dự án đầu tư nên qui mô giá trị sản xuất công nghiệp còn tương đối khiêm tốn: 215,5 tỉ đồng năm 2010 (xem bảng 2.5). Bảng 2.5: Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN (tỉ đồng) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 204,9 250,6 343,9 417,3 515,6 1.122,8 Nam Cấm 44,3 70,6 112,7 201,8 351,2 694,5 Hoàng Mai - - - - 208 215,5 KCN chung 249,2 321,2 456,6 618,1 1.074,8 2.032,8 Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [2] + Tỉ lệ đóng góp vào GDP và giá trị tăng thêm cho địa phương: Tỉ lệ đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN Nghệ An vào GDP của tỉnh mặc dù có tăng qua các năm nhưng còn rất thấp. Năm 2009 chỉ chiếm 3,1% GDP toàn tỉnh. Điều này cho thấy các KCN vẫn chưa khẳng định được vai trò thực sự của mình vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An. Trong các KCN thì KCN Nam Cấm có tỉ lệ đóng góp cho giá trị tăng thêm của địa phương cao nhất, chiếm tới 19,9% giá trị tăng thêm của huyện Nghi Lộc. Như vậy, KCN này với tiềm lực phát triển của mình đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh cũng như phát triển kinh tế huyện Nghi Lộc. Bảng 2.6. Tỉ lệ đóng góp vào GDP và giá trị tăng thêm cho địa phương của các KCN (%) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 5,5 5,5 6,3 5,5 5,7 Nam Cấm 4,6 6,5 8,9 13,1 19,9 Hoàng Mai - - - - 5,2 KCN chung 1,4 1,6 1,9 2,0 3,1 Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [2,5] + Năng suất lao động tính trên đơn vị diện tích sản xuất KCN: Năng suất lao động tính trên đơn vị diện tích năm 2010 đạt 12,01 tỉ đồng/ha. Con số này chỉ bằng 38% giá trị sản xuất công nghiệp/ha/năm của cả nước (1,6 triệu USD/ha/năm). Điều này thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của KCN Nghệ An còn tương đối thấp. Tuy nhiên, so với năng suất lao động trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ta có thể thấy đầu tư vào sản xuất công nghiệp mang lại giá trị sản xuất cao hơn rất nhiều lần (giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2008: 5.141.943 triệu đồng, diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh là 418.341 ha, tính sơ 135 Lương Thị Thành Vinh bộ thì giá trị sản xuất đất nông nghiệp bình quân 1ha/năm khoảng 11 triệu đồng - tương đương với 647 USD/ha/năm). Bảng 2.7. Năng suất lao động tính trên đơn vị diện tích KCN (triệu đồng/ha) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 7.792 10.188 13.982 16.963,9 14.816,9 34.441,1 Nam Cấm 4.024 3.622 5.780 7.079,5 7.734,8 6.822,3 Hoàng Mai - - - - 10.000 6.375,7 KCN chung 6.735,1 7.285 10.355,5 11.661,9 10652,1 12.099,9 Nguồn: Sử dụng bảng 2.2 và bảng 2.6 KCN Bắc Vinh có năng suất lao động trên đơn vị diện tích sản xuất cao nhất 34.441,1 triệu đồng/ha (năm 2010) gấp gần 3 lần năng suất lao động trung bình các KCN cả tỉnh, gấp hơn 4 lần năng suất lao động của KCN Nam Cấm và Hoàng Mai. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình đạt 41,7% (giai đoạn 2006 - 2010), riêng năm 2010 có tốc độ tăng năng suất lao động lên tới 103%. Hiện tại đây là KCN đang hoạt động hiệu quả nhất của tỉnh. + Năng suất lao động tính trên đầu người: Năng suất lao động bình quân đầu người của các KCN tỉnh Nghệ An tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm một lao động tạo ra 233 triệu đồng (giai đoạn 2005 - 2010). Năm 2008 năng suất lao động bình quân của các KCN là 269,3 triệu đồng/lao động, cao gấp 7,3 lần năng suất lao động xã hội ngành công nghiệp (36,73 triệu đồng/người) và gấp 33,5 lần năng suất lao động ngành nông nghiệp của tỉnh (8,03 triệu đồng/người - bảng 2.8 và [5]). Qua đây ta có thể thấy được hiệu quả phát triển kinh tế của hình thức KCN tập trung - một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu. Trong các KCN đang hoạt động thì KCN Nam Cấm có năng suất lao động bình quân đầu người cao nhất, gấp hơn 2 lần KCN Bắc Vinh và các KCN cả tỉnh do tổng số lao động của KCN này còn tương đối thấp. KCN Hoàng Mai cũng có năng suất lao động khá cao 598,6 triệu đồng/lao động (năm 2010). Bảng 2.8. Năng suất lao động tính trên đầu người (triệu đồng/lao động) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 136,9 21,7 217,9 253,4 150,6 290,8 Nam Cấm 199,4 247,8 308,8 311,4 418 725,7 Hoàng Mai - - - - 368,8 598,6 KCN chung 148,9 220,3 235 269,3 198,9 392,6 Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [1,2] 136 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An - Giá trị xuất khẩu của KCN. + Tỉ lệ giá trị xuất khẩu của KCN so với xuất khẩu chung cả tỉnh: Tỉ lệ xuất khẩu của KCN trên tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2005 - 2008 nhìn chung khá thấp, trung bình chỉ đạt 3,4%. Riêng năm 2009 các KCN đóng góp 297,9 tỉ đồng (tương đương với 15,7 triệu USD) vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh, đạt tỉ trọng khoảng 14,7% [5,2]. Tuy nhiên, con số này thấp hơn mức đóng góp vào giá trị xuất khẩu chung của các KCN cả nước (trung bình là 20%) [4]. + Tỉ lệ xuất khẩu trên diện tích đất hoạt động của KCN: Tính bình quân một ha đất công nghiệp đã cho thuê mỗi năm tạo ra giá trị xuất khẩu khoảng 1.843,9 tỉ đồng (tương đương 92.195 USD/ha) giá trị này cao hơn giá trị xuất khẩu gạo trung bình/ha (320 USD/ha) (giai đoạn 2005 - 2010). Trong khi đó, giá trị xuất khẩu tính bình quân/ha đất công nghiệp đã cho thuê của cả nước khoảng 700.000 USD/ha. Điều này cho thấy hiệu quả tạo ra giá trị xuất khẩu của một ha đất KCN của tỉnh Nghệ An còn rất thấp, do đó doanh thu của KCN vẫn chưa cao. KCN Hoàng Mai mặc dù mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động nhưng hiệu quả tạo giá trị xuất khẩu của một ha đất KCN này lại cao nhất 8.750 triệu đồng năm 2009 và 3.571,3 triệu đồng năm 2010. KCN Nam Cấm và KCN Bắc Vinh do sự gia tăng về số dự án cũng như diện tích hoạt động trong khi số dự án có xuất khẩu không tăng nên tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên diện tích có sự tăng, giảm không ổn định. Bảng 2.9: Tỉ lệ xuất khẩu trên diện tích đất hoạt động trong KCN (triệu đồng/ha) KCN Năm2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bắc Vinh 381,3 520,5 1.187,4 624,8 427,2 2.084,8 Nam Cấm 3.035,2 1.944,3 2.764,6 1.895,4 2.220,7 2.541,4 Hoàng Mai - - - - 8.750,0 3.571,3 KCN chung 1.173,4 1.150,1 1.884,8 1.309,2 2.952,5 2.696,9 Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An[2] 2.2.5. Đóng góp cho ngân sách tỉnh của các KCN Tỉ lệ đóng góp cho ngân sách tỉnh của các KCN trong thời gian chưa cao, tuy giá trị này tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, năm 2010 bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đáng mừng từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của KCN nên tỉ lệ đóng góp cho ngân sách của các KCN Nghệ An tăng đột biến, từ 66.449 triệu đồng năm 2009 lên 219.740 triệu đồng năm 2010. Điều này chứng tỏ các dự án đi vào sản xuất đã bắt đầu có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cao. Do sớm được thành lập và có nhiều dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định nên KCN Bắc Vinh có giá trị đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng đều và cao nhất trong các KCN của tỉnh. Năm 2010 giá trị đóng góp cho ngân sách của KCN này là 137 Lương Thị Thành Vinh 152.862 triệu đồng, gấp 5,9 lần năm 2005 và chiếm 69,6% tổng số giá trị đóng góp ngân sách của các KCN. KCN Nam Cấm xếp thứ hai với 27,9% tổng giá trị đóng góp ngân sách tỉnh. KCN Hoàng Mai mới đi vào hoạt động chỉ có vài dự án nên đóng góp cho ngân sách của tỉnh còn thấp, chỉ đạt 5.516 triệu đồng năm 2010 [2]. 2.2.6. Cơ cấu ngành trong khu công nghiệp Cơ cấu giá trị sản xuất của các khu công nghiệp Nghệ An năm 2010 nổi bật lên là tỉ trọng của bốn nhóm ngành: sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm đồ uống, chế biến gỗ và vật liệu xây dựng. Trong đó, ngành sản xuất hàng tiêu dùng hiện tại đang chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42,5%, đứng thứ hai là công nghiệp thực phẩm, đồ uống với 19%, ngành công nghiệp chế biến gỗ xếp thứ ba với 17,9%, xếp thứ tư có tỉ trọng đáng kể là ngành sản xuất vật liệu xây dựng với 15,2%. Ngành điện, ga, nước chiếm tỉ trọng nhỏ nhất chỉ có 0,3%. Ngành dệt may chỉ chiếm tỉ trọng 2,5% tổng giá trị sản xuất của các khu công nghiệp. Khu công nghiệp Bắc Vinh hiện có cơ cấu ngành đa dạng hơn cả với vị trí số một dành cho nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng 65,2%, xếp thứ hai là nhóm ngành thực phẩm, đồ uống (12,4%), xếp thứ ba là nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng 10,5%. Ngành dệt may chỉ chiếm 4,5% tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu công nghiệp này. Khu công nghiệp Nam Cấm hiện tại mới chỉ có 5 nhóm ngành công nghiệp, trong đó ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống chiếm tỉ trọng lớn nhất với 35,7%, ngành sản xuất vật liệu xây dựng xếp thứ hai với 24,4% và thứ ba là ngành công nghiệp chế biến gỗ (20,3%), ngành sản xuất hàng tiêu dùng cũng chiếm tỉ lệ đáng kể với 19,1%. Khu công nghiệp Hoàng Mai mới chỉ có hai nhà máy nên cơ cấu ngành công nghiệp mới chỉ gồm hai ngành là vật liệu xây dựng và chế biến gỗ, trong đó ngành chế biến gỗ hiện đang chiếm tỉ trọng lớn nhất với 89,3% (xem bảng 2.10). Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất khu công nghiệp năm 2010 (Đơn vị: 1.000 đồng) Ngành CN Khu công nghiệp Chung Bắc Vinh Nam Cấm Hoàng Mai GTSX % GTSX % GTSX % GTSX % Tổng 2.032.795 100,0 1.122.781 100,0 694.514 100,0 215.500 100,0 Hàng tiêu dùng 864.954 42,5 732.000 65,2 132.954 19,1 TP, đồ uống 387.086 19,0 139.127 12,4 247.959 35,7 CB gỗ 364.481 17,9 31.274 2,8 140.707 20,3 192.500 89,3 VLXD 310.574 15,2 118.205 10,5 169.369 24,4 23.000 10,7 Dệt may 50.000 2,5 50.000 4,5 Thiết bị điện 44.175 2,2 44.175 3,9 Cơ khí chế tạo 6.525 0,3 3.000 0,3 3.525 0,5 Điện, ga, nước 5.000 0,2 5.000 0,4 Nguồn: Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam và các KCN Nghệ An [2] 138 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An Như vậy, các KCN bước đầu đã có những định hướng chuyên môn hóa nhất định. KCN Bắc Vinh với vị trí nằm trong trung tâm công nghiệp Vinh và cũng là đô thị lớn nên hướng chuyên môn hóa của khu công nghiệp này là sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, đồ uống. KCN Nam Cấm với vị trí gần các nguồn nguyên liệu nên hướng chuyên môn hóa của KCN này là thực phẩm, đồ uống và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong khi đó, KCN Hoàng Mai mới chỉ nổi lên hai ngành là công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất vật liệu xây dựng. Đây cũng là hướng chuyên môn hóa của KCN này do những lợi thế về nguồn nguyên liệu. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những mặt đạt được - Quá trình phát triển các KCN Nghệ An đã hình thành một số lĩnh vực công nghiệp, huy động được các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. - Đẩy nhanh được tốc độ thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo. - Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi và hỗ trợ trên các lĩnh vực: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thời gian miễn tiến thuê đất; Hỗ trợ đào tạo lao động; Hỗ trợ san lấp mặt bằng; Được giao đất, thuê, thuê lại đất đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng; Được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án; Có cơ quan đầu mối để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án, thủ tục hành chính từng bước được cải thiện theo hướng cơ chế một cửa tại Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An. 2.3.2. Những mặt chưa đạt được và hạn chế - Hạ tầng KCN chưa được đầu tư đồng bộ, chậm được cải thiện, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hạ tầng xã hội không được đầu tư đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật như: trường học, trạm xá, nhà ở cho người lao động. Nguyên nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN là lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài, vốn đầu tư lớn nên Nhà đầu tư hạ tầng chưa thực sự tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, KCN do đơn vị sự nghiệp làm chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư hạ tầng KCN hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương. - Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng KCN phải mất nhiều thời gian, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thay đổi thường xuyên, giá đất phải điều chỉnh hàng năm, do đó tạo ra sự không công bằng giữa những hộ bị thu hồi đất trước so với những hộ dân bị thu hồi sau trong một KCN, gây khó khăn cho công tác bồi thường đất, giải phóng mặt bằng tại các KCN. - Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của KCN 139 Lương Thị Thành Vinh lớn, nguồn thu ngân sách địa phương không đủ khả năng đáp ứng, trong khi đó muốn thu hút đầu tư phải có quĩ đất đã được bồi thường giải phóng mặt bằng. - Các qui định của pháp luật về phát triển của KKT và các KCN chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thủ tục hành chính trong công tác thu hút đầu tư mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng chưa thực sự trở thành mô hình một cửa, tại chỗ. 3. Kết luận Tóm lại, qua 6 năm hoạt động (2005 - 2010) các KCN Nghệ An đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong phát triển ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung. Mặc dù tỉ lệ lấp đầy KCN chưa cao, số lượng dự án đi vào hoạt động sản xuất chưa nhiều, một số doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên năng suất lao động trên diện tích cũng như năng suất lao động bình quân đầu người chưa cao, nhưng các KCN của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Để phát huy được hiệu quả cao nhất từ hình thức khu công nghiệp tập trung, trong thời gian tới, ban quản lý các KCN cần phải tiếp tục hoàn thiện việc san lấp, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, khu nhà ở cho cán bộ CNV, y tế . . . ) đồng bộ cả trong và ngoài hàng rào cho các KCN theo diện tích đã được phê duyệt trong quy hoạch. Tăng cường thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã có. Đặc biệt, cần phải có định hướng chuyên môn hóa rõ ràng cho từng KCN và hướng tới những ngành công nghiệp sạch, công nghiệp có kĩ thuật cao và tận dụng được các tiềm năng vốn có của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban quản lí KKT Đông Nam. Thống kê dự án đầu tư trong các khu công nghiệp Nghệ An đang còn hiệu lực 2008, 2009, 2010. [2] Ban quản lí KKT Đông Nam. Kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010. [3] Ban quản lí KKT Đông Nam cung cấp. Danh mục các dự án đầu tư vào KKT Đông Nam và các KCN tỉnh Nghệ An năm 2008, 2009, 2010. [4] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam. Hà Nội, tr. 4-9. [5] Cục thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê Nghệ An 2002, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. [6] Cục Thống kê Nghệ An, 2010. Niên giám thống kê năm 2009. Phòng Thống kê Thành phố Vinh, tháng 5/2010. [7] Cục Thống kê Nghệ An, 2009. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu qua các năm 2005 - 2008 và ước năm 2009 phân theo huyện, thành phố, thị xã. 140 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất khu công nghiệp Nghệ An [8] Tổng cục Thống kê (2005, 2007, 2009). Niên giám thống kê Kinh tế - xã hội Việt Nam. [9] Sở Công Thương Thanh Hóa. Quy hoạch tổng thể phát triển CN và TM tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. [10] UBND tỉnh Nghệ An, 2008. Đề án điều chỉnh, bổ sung qui hoạch phát triển các KCN Nghệ An đến năm 2020. ABSTRACT Evaluating the efficiency of production on the land of Nghe An’s industrial parks Industrial parks are one form of territorial organization industries, bringing high efficiency in terms of economy - society – environment etc., Based on the in- herent potential of its industrial parks of Nghe An in the past had initial certain potential results. By the use of quantitative targets, the paper focuses on assess- ing the efficiency of production and business on the industrial land of Nghe An’s industrial parks during the period from 2005 to 2010. 141

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_tren_dat_khu.pdf
Tài liệu liên quan