Chuyên đề Phương pháp xác định lưu vực sông

Ứng dụng công nghệ GIS bao gồm phương pháp thực hiện, công cụmáy tính, phầm mềm chuyên dụng và cảc ơ sở dữ liệu số liên quan là một trong những hướng nghiên cứu trong quản lý lưu v ực sông trong đó có nội dung xác định lưu v ực sông bởi tính linh động, đáp ứng nhanh, có độ chính xác cao,. có thểgiúp các nhà quản lý có cơ sởv ững chắc trước khi đưa ra các quyết định của mình.

pdf21 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương pháp xác định lưu vực sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM  Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG TP. Hồ Chí Minh, 11 – 2009 Cơ quan thực hiện: VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM Địa chỉ: 271/3, An Dương Vương, Quận 5, TPHCM Điện thoại: (84-8) 835 0850, 835 4218 Fax:(84-8) 835 1721 E-mail: siwarp@hcm.fpt.vn Website: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM  Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG Người thực hiện: ThS. NCS Đỗ Đức Dũng TP. Hồ Chí Minh, 11 – 2009 VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MIỀN NAM 271/3, An Dương Vương, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: (84-8) 835 085, 0835 4218 Fax:(84-8) 835 1721 E-mail: siwarp@hcm.fpt.vn Website: ML-1 Mục lục Mục lục ......................................................................................................................................1 I. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................1 II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG.....................................................1 II.1 Một số khái niệm ..................................................................................................... 1 II.2 Các đặc trưng hình học của lưu vực ........................................................................ 3 II.3 Các phương pháp xác định lưu vực sông................................................................. 5 II.3.1 Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình .......................................................... 5 II.3.2 Xác định lưu vực bằng bản đồ số GIS ............................................................ 6 III. ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GIS XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG TẠI CÁC VỊ TRÍ TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI........................................................................7 III.1 Tổng quan về lưu vực sông Đồng Nai ..................................................................... 7 III.2 Xác định các lưu vực sông thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai ..................... 10 III.2.1 Mục đích .................................................................................................. 10 III.2.2 Nội dung thực hiện .................................................................................. 10 III.2.3 Kết quả xác định ranh giới lưu vực sông ................................................ 12 IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG TIỀM TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG.................................................................................................................. 15 V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ............................................................................... 17 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 18 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG Khi thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào liên quan đến tài nguyên nước của lưu vực sông, đầu tiên cần xác định vị trí địa lý và ranh giới của lưu vực đó. Xác định ranh giới lưu vực sông, về nguyên tắc, không quá khó khăn nhưng để công việc này thực hiện một cách nhanh chóng, có độ chính xác cao và đáp ứng được yêu cầu công việc một cách nhanh nhất là rất cần thiết, và cũng rất quan trọng. Với yêu cầu đó, chuyên đề này giới thiệu phương pháp xác định lưu vực sông một cách trực tiếp thông qua sự hỗ trợ của công cụ máy tính có thể trợ giúp người sử dụng thực hiện một cách nhanh nhất việc phân định ranh giới lưu vực sông tại bất kỳ vị trí nào trên lưu vực. Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan đến nghiên cứu quản lý lưu vực sông trên cơ sở ứng dụng các kết quả từ việc xác định ranh giới lưu vực cũng sẽ được đề xuất. Với mục tiêu đó, các nội dung chính được trình bày trong chuyên đề gồm (1) phương pháp xác định lưu vực sông; và (2) ứng dụng xác định lưu vực sông tại một số vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai; và (3) một số ứng dụng liên quan khác trên cơ sở xác định ranh giới lưu vực sông. II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG II.1 Một số khái niệm Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, lâu ngày các đường chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích hứng và tập trung nước gọi là lưu vực sông. Một lưu vực sông là vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước (hay còn gọi là đường phân thủy) trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt (hay còn gọi là đường phân nước mặt) là đường nối các đỉnh cao của địa hình. Nước từ đỉnh cao chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc là các suối nhỏ rồi tập trung đến các nhánh sông lớn hơn chảy về biển. Cứ thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện tích đất trên cạn còn có các phần chứa nước trong lòng sông, hồ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và dưới nước là môi trường cho các loài sinh sống. Đường chia nước dưới đất (hay còn gọi đường phân nước ngầm) là đường giới hạn trong lòng đất mà theo đó nước ngầm chảy về hai phía đối lập nhau. Đường phân nước mặt và đường phân nước ngầm nhìn chung là không trùng nhau, do đó sẽ có hiện tượng nước từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác. Sự khác nhau là do cấu tạo và phân bố địa chất khác nhau. Đặc biệt, với các lưu vực sông nằm trên vùng đá vôi thường xuất hiện hiện tượng kaster, tức dòng chảy ngầm từ lưu vực này chuyển sang lưu vực khác, thậm chí dòng chảy mặt 2 Hình 1: Sơ đồ hình thành dòng chảy trên sông tự nhiên biến mất và lộ ra ở hạ lưu hay chuyển sang một dòng sông của lưu vực khác...). Về mặt hình thái, một con sông có thể chia thành các vùng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. - Vùng thượng lưu của sông thường là các vùng cao với địa hình dốc, chia cắt phức tạp. Đây là nơi khởi nguồn của các dòng sông và bề mặt thường bao phủ bằng những cánh rừng được ví như những “kho nước xanh” có vai trò điều hòa dòng chảy, làm giảm dòng chảy đỉnh lũ và tăng lượng dòng chảy mùa cạn cho khu vực hạ lưu. - Vùng trung lưu các con sông thường là vùng đồi núi hoặc cao nguyên có địa hình thấp và thoải hơn, là vùng trung gian chuyển nước xuống vùng hạ lưu. Tại vùng trung lưu, các con sông thường có độ dốc nhỏ hơn, lòng sông bắt đầu mở rộng ra và bắt đầu có bãi, đáy sông có nhiều cát mịn. Các bãi ven sông thường có nguy cơ bị ngập nước tạo thành các bãi chứa lũ tạm thời. - Hạ lưu sông là vùng thấp nhất của lưu vực sông, phần lớn là đất bồi tụ lâu năm có thể tạo nên các vùng đồng bằng rộng. Nhìn chung các sông khi chảy đến hạ lưu thì mặt cắt sông mở rộng, sông thường phân thành nhiều nhánh đổ ra biển. Sông ở hạ lưu thường có độ dốc nhỏ, dòng bùn cát chủ yếu ở đáy sông là cát mịn và bùn. Do mặt cắt sông mở rộng nên tốc độ nước giảm nhỏ khiến cho quá trình bồi lắng là chủ yếu, còn xói lở chỉ xảy ra trong mùa lũ tại một số điểm nhất định. Tại hạ lưu gần biển các sông thường dễ bị phân nhánh, lòng sông biến dạng uốn khúc theo hình sin và thường có sự biến đổi về hình thái dưới tác động của quá trình bồi xói liên tục. Lưu vực sông là một hệ thống mở và luôn tương tác với tầng khí quyển bên trên thông qua hoạt động của hoàn lưu khí quyển và chu trình thuỷ văn, nhờ đó hàng năm lưu vực sông đều nhận được một lượng nước đến từ mưa để sử dụng cho các nhu cầu của con người và duy trì hệ sinh thái. Có nhiều khái niệm khác nhau về lưu vực sông, dưới đây là một số định nghĩa có thể tham khảo: - Phần diện tích mặt đất giới hạn bởi đường phân thủy, trên đó nước chảy vào một con sông hay một hệ thống sông nào đó gọi là lưu vực. Phần diện tích từ đó nước 3 Hình 2: Sơ đồ mô tả lưu vực sông mặt và nước ngầm tập trung vào một hệ thống được gọi là diện tích tập trung nước của hệ thống sông. - Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. (Luật Tài nguyên nước năm 1998) - Phần mặt đất bao gồm tất cả những vật tự nhiên và nhân tạo có trên đó và cung cấp nguồn nước nuôi dưỡng cho hệ thống sông hay một con sông riêng biệt gọi là lưu vực của hệ thống sông hoặc là lưu vực sông. Lưu vực của mỗi con sông bao gồm phần thu nước bề mặt và phần thu nước ngầm. Phần thu nước mặt là phần diện tích bề mặt trái đất mà từ đó tất cả lượng nước sinh ra gia nhập vào hệ thống sông hoặc một con sông riêng biệt. Phần thu nước ngầm được tạo nên bởi tầng đất đá mà từ đó nước ngầm chảy vào lưới sông. - Một lưu vực sông là diện tích đất được giới hạn bởi đường phân thủy mà trên đó tất cả nước sẽ tập trung chảy ra một cửa duy nhất. Lưu vực sông cũng được gọi là diện tích lưu vực. Các cạnh của một lưu vực sông được gọi là đầu nguồn, ở phía bên kia đường phân thủy, sẽ có một lưu vực sông khác. Tóm lại, lưu vực sông vùng đất mà tất cả lượng mưa rơi trên đó đều tập trung về một sông hoặc suối. Lưu vực sông được giới hạn bằng các đường chia nước. Lưu vực sông được gọi là lưu vực kín khi có đường chia nước mặt và đường chia nước ngầm trùng nhau; nếu không trùng nhau thì gọi là lưu vực hở. Trong thực tế tính toán rất khó có thể xác định chính xác đường phân nước ngầm nên thường coi là trùng với đường phân nước mặt. Lưu vực tương tự là lưu vực có cùng điều kiện hình thành dòng chảy với lưu vực nghiên cứu. II.2 Các đặc trưng hình học của lưu vực 1. Diện tích lưu vực F (km2): là diện tích hứng nước mưa tính đến một vị trí nào đó của sông. Diện tích lưu vực được giới hạn bởi đường phân nước càng lớn thì nguồn cung cấp nước cho sông càng lớn. 4 2. Chiều dài lưu vực L(km): là khoảng cách theo đường gấp khúc qua các điểm giữa của đoạn thẳng cắt ngang qua lưu vực và vuông góc với hướng dòng chảy đi từ nguồn nước. Trong thực tế lấy chiều dài sông chính là chiều dài lưu vực. 3. Chiều rộng lưu vực B (km): được xác định theo công thức: B=F/L. Chiều rộng lưu vực sông không cố định mà thay đổi theo chiều dài sông. Sự thay đổi của nó ảnh hưởng đến sự tập trung nước trong sông. 4. Độ cao bình quân lưu vực Hbq(m): ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn khí hậu. Độ cao bình quân của lưu vực có ảnh hưởng rất lớn tới các nhân tố khí hậu, đặc biệt là đối với các lưu vực rộng lớn. 1 1 ( ) n i i i bq n i i f h H f F = = = = ∑ ∑ (m) Trong đó: ih - cao trình bình quân giữa hai đường đồng mức if - diện tích giữa hai đường đồng mức n - là số mảnh diện tích 5. Độ dốc trung bình lưu vực (Jtb): ảnh hưởng rất quan trọng tới quá trình tập trung dòng chảy, sự tạo thành lũ và tính chất lũ trong lưu vực. Lưu vực càng dốc thì dòng chảy tập trung càng nhanh và lũ lên càng nhanh. 1 1 ( ) n i i n i i l J h f F = = =∆ = ∑ ∑ Trong đó: il - khoảng cách bình quân giữa hai đường đồng mức bằng nhau h∆ - chênh lệch cao độ giữa hai đường đồng mức (trên bản đồ địa hình thường có giá trị như nhau đối với mọi đường đồng mức) 6. Mật độ lưới sông D 2( / )km km : mật độ lưới sông bằng tổng chiều dài của tất cả các sông suối trên lưu vực chia cho diện tích của nó, được tính như sau: iLD F = ∑ Sông suối càng dày mật độ lưới sông càng lớn. Những vùng có nguồn nước phong phú thì D thường có giá trị lớn. Một số phân cấp mật độ lưới sông: - Cấp 1: D = 1,5 – 2,0 Mật độ sông, suối rất dày - Cấp 2: D = 1,0 – 1,5 Mật độ sông, suối dày 5 Hình 3: Ví dụ về xác định đường ranh giới lưu vực sông trên bản đồ giấy 1/250.000 - Cấp 3: D = 0,5 – 1,0 Mật độ sông, suối tương đối dày - Cấp 4: D < 0,5 Mật độ sông, suối thưa. II.3 Các phương pháp xác định lưu vực sông Hiện nay, có 2 phương pháp xác định lưu vực sông như sau: o Phương pháp cổ điển: Sử dụng bản đồ địa hình in trên giấy; o Phương pháp kỹ thuật số: Sử dụng công cụ hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý GIS với bản đồ kỹ thuật số. II.3.1 Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình Trước khi có các công cụ hỗ trợ trên máy tính thì phương pháp xác định lưu vực sông phổ biến là sử dụng bản đồ cao độ địa hình, tạo các đường đồng cao độ, sau đó khoanh lưu vực theo những cao độ lớn nhất trên khu vực nghiên cứu. Phương pháp xác định đường phân thuỷ (ranh giới) lưu vực sông trên bản đồ địa hình được thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Xác định vị trí cần nghiên cứu trên sông (Vị trí A trên trong Hình 3). - Bước 2: Xác định đường chia nước lưu vực (Xem Hình 3). Việc xác định này thực hiện bằng cách nối các điểm cao độ cao nhất trong khu vực. Công việc xác định ranh giới lưu vực sông trên thực tế thường chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và tính chủ quan của người thực hiện, và mất khá nhiều thời gian. - Bước 3: Sau khi xác định được đường chia nước lưu vực, việc tiếp theo là xác định diện tích lưu vực và các đặc trưng cần thiết khác. Diện tích lưu vực thường được 6 Hình 4: Hướng dòng chảy trong mô hình dòng chảy 8 hướng thực hiện bằng phương pháp đếm ô vuông hoặc dùng máy đo diện tích chạy theo đường phân nước được xác định trên bản đồ địa hình. Để đảm bảo độ chính xác người ta thường dùng các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn 1/5.000, 1/10.000, 1/25.000 hay lớn hơn, tuỳ yêu cầu về độ chính xác. Phương pháp này có một số ưu, nhược điểm sau: - Ưu điểm: Được thực hiện khá đơn giản, không cần các thiết bị máy tính; Có thể tổng quan hóa lưu vực trên bản đồ giấy. - Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để khoanh lưu vực, tính diện tích lưu vực hoặc độ dốc. Bên cạnh đó, việc xác định lưu vực sông bằng phương pháp này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan khi tiến hành công việc trên bản đồ. Độ chính xác của lưu vực phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kinh nghiệm của người thực hiện. Phương pháp này không linh hoạt khi cần có sự thay đổi về vị trí,... II.3.2 Xác định lưu vực bằng bản đồ số GIS Công cụ hiệu quả nhất hiện nay hỗ trợ việc xác định ranh giới lưu vực sông bất kỳ là sử dụng công nghệ GIS bao gồm các phương pháp tính, các phần mềm chuyên dụng, và cơ sở dữ liệu bản đồ số (bao gồm bản đồ dưới dạng vector (dạng điểm, đường, và vùng) hay dưới dạng raster (dạng ô lưới)). Hiện nay, có nhiều phần mềm GIS được ứng dụng rộng rãi như MapInfo, Arcview GIS, ArcGIS, Map Windows,... Để kết hợp việc xác định ranh giới lưu vực với phân tích, đánh giá, và tính toán các đặc trưng lưu vực sông nhiều công cụ được xây dựng và nhúng kết vào các phần mềm này. Một trong những các công cụ điển hình về xác định lưu vực sông được nhiều người biết đến đó là Hydrologic Modeling (v. 1.1), AVSWAT (ArcView SWAT) được viết bằng ngôn ngữ Avenue Script trong Arcview GIS 3.2; AV-ThreshR (1999-2000) (NWS-HRL); HEC-GeoHMS (ESRI, HEC) kết hợp HECPrepro (Univ. of Texas at Austin) và Watershed Delineator (ESRI, TNRCC),... Ngoài ra, có khá nhiều các công cụ, đoạn chương trình được chia sẻ miễn phí trên mạng internet có thể sử dụng cho việc xác định lưu vực sông. Để xác định lưu vực sông một cách tự động, hầu hết các công cụ được xây dựng dựa trên lý thuyết "mô hình dòng chảy 8 hướng" (D8 flow direction model) [TK 5]. Mô hình 7 này dựa trên lý thuyết là dòng chảy tại một ô lưới (grid) sẽ chảy đến 1 trong 8 hướng xung quanh ô lưới đó, được thể hiện trong Hình 4. Các công cụ xác định ranh giới lưu vực sông chỉ khác nhau về mức độ sử dụng thể hiện qua các đặc tính của công cụ như (1) tính linh động trong xác định lưu vực, (2) tốc độ tính toán nhanh chậm, (3) việc tính toán các đặc trưng lưu vực, (4) cách thức lưu giữ, liên kết thông tin, và (5) cách thức sử dụng và kết nối các đặc trưng của lưu vực sông với các công cụ khác bên ngoài. Các bước cơ bản để xác định lưu vực sông một cách tự động dựa trên bản đồ số dưới dạng raster (ô lưới) như sau: - Bước 1: Chuẩn bị số liệu cao độ số DEM - Bước 2: Xử lý số liệu cao độ số (Xử lý số liệu cao độ -Fill DEM) - Bước 3: Tính toán xác định hướng dòng chảy theo mô hình 8 hướng trên (Flow Direction) - Bước 4: Xác định liên kết hướng dòng chảy giữa các ô lưới (Flow Accumulation) - Bước 5: Xác định lưu vực sông và tính toán các đặc trưng của nó. Phương pháp xác định ranh giới lưu vực sông bằng ứng dụng công nghệ GIS trên bản đồ số có thể khắc phục được những nhược điểm của phương pháp xác định bằng bản đồ giấy địa hình lưu vực sông. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ GIS không chỉ dừng lại ở việc xác định ranh giới lưu vực sông mà nó còn có thể phát huy được các chức năng của công cụ máy tính như liên kết, tự động hóa, cải tiến tốc độ tính toán, ứng dụng mở rộng trong tính toán xử lý phía sau đó. Trên cơ sở các nội dung nêu trên, phần tiếp theo của chuyên đề sẽ trình bày ứng dụng công cụ GIS nhỏ để xác định lưu vực sông tại một số tuyến trên lưu vực sông Đồng Nai. III. ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GIS XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG TẠI CÁC VỊ TRÍ TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI III.1 Tổng quan về lưu vực sông Đồng Nai Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận nằm trong khoảng 10o20’ – 12o20’ vĩ độ Bắc, 105o45’ – 109o15’ kinh độ Đông; giáp với Cam Pu Chia ở phía Tây với đường biên dài 684 km, Bắc giáp Khánh Hòa, Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 450 km. Chiều dài nhất của lưu vực là 360 km kể từ bờ sông Vàm Cỏ đến ranh giới Khánh Hòa và chiều rộng rộng nhất là 200 km kể từ biển đến ranh giới Cam Pu Chia. Lưu vực sông Đồng Nai nằm trên vùng đất liên quan đến các tỉnh Đắc 8 Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và một phần thuộc các tỉnh Bình Thuận, Long An. Đây là vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh và dân số thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước. Xét về mặt sử dụng nước, vùng ven biển bao gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn nước ở lưu vực sông này, đặc biệt là các công trình chuyển nước đã, đang và dự kiến xây dựng, do đó lưu vực sông Đồng Nai (LVSĐN) hay lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận (LVSĐN&PC) liên quan đến 11 tỉnh thành Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu có dân số tính đến năm 2007 khoảng 17.707.140 người, trong đó thành thị 8.845.347 người chiếm gần 50% và nông thôn 8.826.981 người chiếm 50% tổng dân số. Đây là vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh và dân số thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước. Lưu vực sông Đồng Nai là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn của đất nước. Số liệu thống kê cho thấy, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đã đóng góp khoảng hơn 51% GDP công nghiệp, 39% GDP dịch vụ và 15% GDP nông nghiệp của cả nước. Ngoài ra, đây là vùng có nhiều tỉnh thành có đóng góp cho ngân sách quốc gia nhất cả nước (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương). Điều này một lần nữa khẳng định rằng tiềm năng phát triển kinh tế của lưu vực sông Đồng Nai có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế chung của quốc gia. Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng đất đai phong phú, có khả năng phát triển nhiều loại cây công nghiệp, nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả,… và có thể hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hình 5: Vị trí lưu vực sông Đồng Nai và phụ cận 9 Tiềm năng rừng trên lưu vực cũng rất lớn, song do việc mở rộng diện tích canh tác và khai thác bừa bãi, đặc biệt trong những thập niên 80, 90, nên diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể. Tính đến năm 2000, rừng trên lưu vực Đồng Nai chỉ chiếm khoảng 37% tổng diện tích tự nhiên. Ngoài rừng tự nhiên, rừng trồng cũng có diện tích lớn chủ yếu là các loại cây lâm nghiệp làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu có giá trị. Nhìn chung, rừng trên lưu vực bị tàn phá nặng nề, nhiều nơi chỉ còn đồi trọc, nên một số nơi tình trạng môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng và hậu quả là đất bị xói mòn rửa trôi, đặc biệt để xảy ra lũ quét ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Hệ thống sông Đồng Nai là một trong 3 hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam (sau sông Mê Kông và sông Hồng), bao gồm: dòng chính sông Đồng Nai và 4 phụ lưu lớn là sông La Ngà phía bờ trái, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ phía bờ phải. Tổng lượng mưa trung bình năm trên lưu vực khoảng 2.100 mm tương đương với tổng lượng 84 tỷ m3. Tổng lượng dòng chảy trung bình năm tại cửa sông khoảng 37 tỷ m3. Sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước chính cho phát triển nông nghiệp trong lưu vực và các vùng liên quan với tổng diện tích cần tưới khoảng 1,85 triệu ha. Đây còn là nguồn cung cấp nước chính cho phát triển công nghiệp và dân sinh với tổng lượng khoảng hơn 2 triệu m3/ngày. Các nhu cầu nước này sẽ còn tăng lên nhiều trong tương lai. Các sông suối thuộc hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng phát triển thủy điện to lớn. Tổng lượng điện cung cấp cho khu vực hơn 5.000 GWh/năm. Hiện tại cũng như tương lai hệ thống thủy điện trên lưu vực là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho khu vực. Hạ lưu Đồng Nai-Sài Gòn có mạng lưới giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng nối liền với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như khu vực và quốc tế. Ngoài ra, hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là vùng hạ lưu cùng với hệ thống các hồ chứa lớn, vừa và nhỏ trong lưu vực có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản nội địa… Chất lượng nước của hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đã và đang có xu hướng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vùng hạ lưu Đồng Nai- Sài Gòn nơi tập trung các thành phố lớn, nhiều khu công nghiệp và dân cư đông đúc của lưu vực. Trong quá trình phát triển, trên lưu vực sông Đồng Nai đã xây dựng nhiều công trình hồ chứa lớn nhỏ khác nhau. Các công trình hồ chứa này đã góp phần rất lớn trong phát điện, cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp, cấp nước phục cụ dân sinh, công nghiệp, dịch vụ,... Từ sau ngày giải phóng, đặc biệt là những năm gần đây, hàng trăm hồ chứa các cấp trên hệ thống sông Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển đã được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn và đang làm thay đổi rõ rệt đời sống của người dân trong vùng (theo số liệu thống kê, năm 2005 trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và vùng phụ cận, có khoảng 200 công trình hồ chứa, đập dâng có diện tích tưới lớn hơn 100 10 ha đã được xây dựng). Bên cạnh những công trình vừa và nhỏ, trên lưu vực sông Đồng Nai có khá nhiều các công trình hồ chứa lớn được xây dựng. Hiện tại, các công trình hồ chứa lớn có vai trò quan trọng đáng kể như hồ thủy điện Đa Nhim (1964), thủy điện Trị An (1988) trên dòng chính sông Đồng Nai; Thác Mơ (1994), Cần Đơn (2003), Srock Phu Miêng (2005) trên sông Bé; Hàm Thuận, Đa Mi (2001) trên sông La Ngà; Dầu Tiếng (1978) trên sông Sài Gòn. Các công trình hồ chứa lớn này có vai trò rất đặc biệt, không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong phạm vi lưu vực mà có ảnh hưởng lớn đối với vùng, quốc gia. Hầu hết các công trình này đều có nhiệm vụ chính là phát điện, ngoại trừ công trình hồ Dầu Tiếng. Các công trình này đã, đang và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội rất lớn trong quá trình hình thành và phát triển như cung cấp phần lớn nguồn điện năng cho các tỉnh thành khu vực miền Đông Nam bộ, tăng cường dòng chảy về mùa khô ở vùng hạ lưu đáp ứng nhu cầu đẩy mặn phục vụ cho việc cấp nước dân sinh và công nghiệp, nhu cầu tưới ở vùng hạ lưu. Bên cạnh đó, các công trình này đã tham gia giảm thiểu ngập lũ cũng như phòng chống ô nhiễm ở vùng hạ lưu,... phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở đây. Tóm lại, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai là nơi có tiềm năng phát triển to lớn, là nguồn cấp nước duy nhất và đặc biệt quan trọng cho phát triển vùng và cũng là nơi hội tụ nhiều ngành/lĩnh vực/hộ dùng nước, đặc biệt là khu vực hạ lưu. Do vậy, việc phát triển, duy trì bảo vệ nguồn nước lưu vực sông thông qua các hoạt động phát triển và bảo vệ lưu vực sông là một trong những hoạt động mang tính sống còn để phát triển bền vững lưu vực sông Đồng Nai. Để có cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển, duy trì, cải tạo, bảo vệ nguồn nước, như đã nêu trên, xác định ranh giới lưu vực sông nhằm định rõ phạm vi ảnh hưởng của nó nhằm giúp người sử dụng có được cách nhìn nhận đúng đắn vai trò và tác động của lưu vực sông đến nguồn nước sử dụng cũng như các hoạt động liên quan khác là cần thiết. III.2 Xác định các lưu vực sông thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng Nai III.2.1 Mục đích Nội dung của việc ứng dụng này giới thiệu công cụ GIS trong việc xác định ranh giới lưu vực sông. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng nêu lên một số nội dung liên quan đến sử dụng các kết quả có được từ việc xác định ranh giới lưu vực sông trong công tác nghiên cứu phát triển và quản lý lưu vực sông. III.2.2 Nội dung thực hiện Như đã giới thiệu ở trên, vùng thượng nguồn và trung lưu lưu vực sông Đồng Nai có khá nhiều công trình hồ chứa phát điện, cấp nước. Ở về phía hạ lưu có các công trình lấy nước sử dụng trong sinh hoạt và công nghiệp tại các thành phố lớn là TPHCM, 11 Hình 7:Công cụ xác định ranh giới lưu vực sông Biên Hòa, Bình Dương,... như nhà máy nước Thiện Tân, Hóa An, Biên Hòa, Bình An trên dòng chính sông Đồng Nai; các nhà máy Bến Than, Thủ Dầu Một trên sông Sài Gòn. Các công trình lấy nước ở hạ lưu ngoài những tác động từ triều biển Đông còn chịu tác động rất lớn dòng chảy từ phía thượng lưu đặc biệt là chế độ xả nước từ các hồ chứa lớn như Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng. Chính do vậy, trong nội dung này dự kiến sẽ thể hiện ví dụ xác định ranh giới lưu vực tại các tuyến hồ Đa Nhim ở thượng nguồn dòng chính sông Đồng Nai, tuyến hồ Trị An tại vị trí cuối trung lưu sông Đồng Nai; tuyến hồ thủy điện Hàm Thuận trên sông La Ngà; tuyến hồ thủy điện Thác Mơ, tuyến công trình Phước Hòa trên sông Bé; và ranh giới lưu vực sông tại tuyến trạm cấp nước Hóa An trên sông Đồng Nai. Ngoài việc xác định ranh giới các lưu vực sông, nội dung này cũng thể hiện mối liên hệ tương tác giữa các lưu vực sông trong mối quan hệ sử dụng nước. Công cụ được dùng để xác định ranh giới lưu vực sông do ThS. NCS Đỗ Đức Dũng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực hiện, có giao diện đơn giản như Hình 7. Hình 6:Vị trí các điểm dự kiến xác định lưu vực 12 Hình 8:Bản đồ cao độ số LVS Đồng Nai Hình 9: Bản đồ cao độ số LVS Đồng Nai đã được xử lý (Filled DEM) Hình 10:Kết quả xác định hướng dòng chảy III.2.3 Kết quả xác định ranh giới lưu vực sông Như đã nêu ở mục II.3.2, các kết quả thể hiện việc xác định lưu vực sông theo các bước được thể hiện như sau: - Để xác định được lưu vực sông bằng các công cụ GIS thì việc chuẩn bị bản đồ cao độ số là một trong những bước cơ bản. Bản đồ cao độ số có thể xây dựng từ các dữ liệu đo đạc hoặc từ việc số hóa dữ liệu từ bản đồ giấy. Từ các dữ liệu số đó, xây dựng bản độ cao độ số dạng raster (ô lưới) phục vụ cho việc xác định ranh giới lưu vực sông. Đối với nghiên cứu này, sử dụng bản đồ cao độ số có độ phân giải 90x90m do Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ (NASA) thực hiện năm 2000. Kết quả thể hiện như ở Hình 8. - Sau khi có bản đồ cao độ số, bước tiếp theo trong tiến trình xác định lưu vực sông là xử lý các dữ liệu cao độ khác thường tức là các ô lưới cao độ có giá trị thấp một cách bất thường so với các dữ liệu xung quanh. Việc xử lý dữ liệu chủ yếu là nội suy các dữ liệu số từ các dữ liệu xung quanh ô lưới cao độ đó. Kết quả của bước thực hiện này được thể hiện trong Hình 9. - Bước tiếp theo để thực hiện việc xác định lưu vực là xác định hướng dòng chảy tại các ô lưới cao độ số. Đây là bước cơ bản trong tiến trình xác định ranh giới lưu vực sông. Bước này được xác định theo lý thuyết 8 hướng dòng chảy như trình bày ở mục II.3.2. 13 Kết quả của bước thực hiện này được thể hiện trong Hình 10. - Ngoài những bước thể hiện ở đây, còn có việc xác định mối liên kết hướng dòng chảy của các ô lưới cao độ trong vùng nghiên cứu. - Trên cơ sở kết quả của các bước thực hiện trước đây việc xác định lưu vực sông được thực hiện. Việc xác định này có thể tự động xác định trên phạm vi diện tích được xác định trước ví dụ 1, 3, 5 km2 hay có thể được xác định từng vị trí xác định riêng lẻ. Với 7 vị trí cần xác định đã dự kiến trước, kết quả xác định ranh giới lưu vực sông được thể hiện trong Hình 11. Ranh giới lưu vực sông tại vị trí Hóa An- vị trí cuối được thể hiện trong Hình 12. Chi tiết tính toán các đặc trưng lưu vực sông đối với 7 lưu vực sông cũng được tính toán trong quá trình xác định ranh giới lưu vực và được tổng hợp trong Bảng 1. Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả xác định lưu vực sông TT Tuyến F (km2) được ghi trong các báo cáo F (km2) (từ công cụ GIS) Chu vi (km) Độ dốc TB (độ) Chiều dài (m) 1 Đa Nhim 775 728,45 151,07 9,20 61.331 2 Trị An 14.800 14.597,37 891,70 9,01 428.762 3 Hàm Thuận 1.280 1.288,43 245,53 9,71 85.342 4 Thác Mơ 2.200 2.175,93 260,30 8,19 103.289 5 Phước Hòa 5.193 5.211,06 443,27 8,63 239.388 6 Dầu Tiếng 2.700 2.498,58* 491,57 7,80 64.228 7 Hóa An 22.425** 22.900,57 1041,88 8,95 477.097 Ghi chú: * Do số liệu cao độ số chưa thật chuẩn xác đến tuyến công trình Dầu Tiếng nên diện tích tính trong công cụ GIS chưa thực sự tại vị trí tuyến công trình. **Trị số này là diện tích tính đến Biên Hòa Hình 11: Kết quả xác định lưu vực sông tại 7 vị trí trên lưu vực sông Đồng Nai 14 Hình 12: Lưu vực sông tại vị trí trạm cấp nước Hóa An trên sông Đồng Nai Từ các kết quả trên cho thấy diện tích giữa các số liệu tính toán được công cụ GIS và số liệu được công bố cho thấy các số liệu là rất gần nhau, chênh lệch chỉ khoảng 2-5%. Thời gian thực hiện việc xác định này chỉ trong vòng vài phút. Cũng cần thấy rằng mức độ chính xác của việc xác định ranh giới lưu vực tùy thuộc rất nhiều vào độ chính xác của dữ liệu cao độ số. Ngoài những thông số cơ bản của đặc trưng lưu vực sông như đã chỉ ra, kết quả xác định ranh giới lưu vực sông cho thấy phạm vi ảnh hưởng đến các tuyến công trình thông qua đường ranh giới lưu vực sông. Ví dụ, đối với công trình cấp nước Hóa An, nguồn nước ở đây không chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác động xung quanh trong phạm vi hẹp mà nó chịu tác động trực tiếp các tác động trên phạm vi rộng lớn (Hình 12) bao gồm cả phần diện tích lưu vực sông Đồng Nai tại tuyến Đa Nhim, sông La Ngà và cả lưu vực sông Bé. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động và các tác động từ phía thượng nguồn trong phạm vi lưu vực Hóa An có tác động trực tiếp đến nguồn nước của nhà máy này kể cả về lượng và chất. Do vậy, để việc sử dụng nước ở Hóa An được tốt hơn cần có sự bảo vệ nguồn nước ở phía thượng nguồn lưu vực sông này. Ngoài ra, cũng cần thấy thêm rằng, nguồn nước đến Hóa An còn chịu nhiều tác động khác như thủy triều từ biển Đông, tác động của việc vận hành các hồ chứa đến việc xả dòng chảy trực tiếp về hạ lưu. 15 Hình 13: Bản đồ vị trí lưu vực tại tuyến hồ thủy điện Đa Nhim IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG TIỀM TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN XÁC ĐỊNH LƯU VỰC SÔNG Có thể thấy rằng việc xác định ranh giới lưu vực sông mới chỉ là vạch xuất phát của một tiến trình nghiên cứu lưu vực sông. Nếu việc sử dụng công cụ GIS chỉ dừng lại ở đây thì hiệu quả ứng dụng của nó rất hạn hẹp. Trên thực tế, việc nghiên cứu ứng dụng công cụ GIS được mở rộng hơn nhiều trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Từ năm 1970, trên thế giới đã có những đầu tư vào phát triển và ứng dụng máy tính trong việc xây dựng bản đồ. Một số lĩnh vực ứng dụng GIS hiệu quả như: Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phân tích tác động môi trường, quản lý ruộng đất, quản lý công trình xây dựng... Do vậy, phần này dự kiến nêu lên một số nội dung liên quan đến sử dụng các kết quả từ việc xác định ranh giới lưu vực trong nghiên cứu đánh giá lưu vực sông. Một trong những ứng dụng có tính tiềm tàng và có thể tận dụng được các kết quả của các nghiên cứu khác đó là việc phân định vùng ảnh hưởng của các khu vực. Việc thứ 2 là liên quan đến việc phân tích đánh giá sử dụng đất trong việc đánh giá dòng chảy tại một vị trí nào đó. Để thể hiện nội dung này, ví dụ phân tích vùng ảnh hưởng của các khu rừng bảo tồn thuộc lưu vực sông Đa Nhim được đưa ra nghiên cứu. Từ Hình 13 có thể thấy rằng lưu vực sông Đa Nhim được bao bọc bởi các khu rừng xung quanh gồm Vườn quốc gia Bi Đúp-Núi Bà (có diện tích tự nhiên 64.800 ha, đất có rừng 59.034 ha (trong đó có 50.000 ha rừng nguyên sinh), chiếm 91% diện tích tự nhiên, nhiều nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Mục tiêu bảo vệ: Rừng thường xanh núi cao và núi trung bình, Thông lá dẹt, Thông 5 lá, Pơmu; các loài chim đặc hữu); khu Rừng thông Đà Lạt, và Khu bảo tồn rừng thiên nhiên Phước Bình (có tổng diện tích 19.814 ha. Trong đó có 16.041 ha rừng bảo vệ nghiêm ngặt; 3755 ha rừng phục hồi sinh thái.) Ranh giới lưu vực tuyến Đa Nhim 16 Trên cơ sở phạm vi ranh giới lưu vực, bản đồ số các khu rừng liên quan, sử dụng các công cụ được nhúng kết trong phần mềm Arcview GIS có thể xác định một cách nhanh chóng tỷ lệ diện tích các khu rừng nằm trong phạm vi ranh giới lưu vực sông tại tuyến Đa Nhim. Kết quả được thể hiện như ở Bảng 2. Bảng 2: Tỷ lệ diện tích các khu rừng trong lưu vực sông Đa Nhim Khu bảo tồn Tổng diện tích (*) (ha) Diện tích thuộc lưu vực Đa Nhim (ha) Tỷ lệ (%) Địa phận Bi Đúp-Núi Bà 70.263,86 21.904,46 31,17% Lâm Đồng Rừng Thông Đà Lạt 49.917,80 14.399,92 28,85% Lâm Đồng Phước Bình 17.630,31 - - Ninh Thuận (*) Số liệu được tính từ dữ liệu GIS Từ việc xác định ranh giới lưu vực sông, người sử dụng có thể xác định các phạm vi ảnh hưởng, mức độ các loại hình ảnh hưởng trong lưu vực nghiên cứu. Đối với trường hợp cụ thể nêu trên có thể thấy các khu rừng của khu vực xung quanh lưu vực sông Đa Nhim có tác động đến dòng chảy hồ Đa Nhim. Vấn đề tác động như thế nào và ở mức độ nào thì cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Tuy nhiên, nhờ công cụ phân định ranh giới lưu vực sông này có thể thấy ngay rằng khoảng 31% diện tích khu bảo tồn Bi Đúp-Núi Bà và khoảng 29% diện tích rừng thông Đà Lạt liên quan đến dòng chảy tuyến Đa Nhim. Điều này cho thấy, khi xem xét đến vấn đề phí môi trường để chi trả cho việc bảo vệ, duy trì, phát triển các khu vực này cần được xem xét trên cơ sở diện tích này. Ngoài ra, việc tác động của rừng đối với dòng chảy như thế nào cũng cần phải được nghiên cứu thêm bởi lẽ dòng chảy của một lưu vực sông chịu tác động nhiều yếu tố bao gồm các đặc trưng khí tượng như mưa, nhiệt độ, nắng, gió, bốc hơi,...; các đặc trưng của đất đai như tính chất của đất, tầng sâu của chúng,...; đặc điểm thảm phủ bao gồm các loại hình canh tác đất, rừng, loại rừng,... Bên cạnh đó, tác động của việc khai thác trên lưu vực về mặt thủy lợi như xây dựng các công trình hồ đập nhỏ trong lưu vực cũng tác động rất lớn đến dòng chảy ở đây. Rõ ràng, đây là cả một quá trình cần được nghiên cứu để có những nhận thức đúng đắn. Trong tiến trình này, để hiểu rõ tác động của thảm phủ gồm rừng, canh tác đất đến dòng chảy như thế nào thì nhiều nghiên cứu cũng đã xây dựng các mô hình tính toán các tác động này. Một trong những nghiên cứu được nhiều người biết đến đó là công cụ mô hình mưa-dòng chảy Arcview SWAT do TS. Jeff Anrnold cùng các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp bang Texas, Mỹ xây dựng. Công cụ này cũng đã được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới. Công cụ này đã được Ủy hội Mekong thống nhất chọn lựa sử dụng trong bộ công cụ ra quyết định DSS cho lưu vực sông Mekong là Arcview SWAT, IQQM, ISIS. Kết quả cuối cùng việc sử dụng Arcview SWAT là dòng 17 Hình 14:Giao diện chính của SWAT Hình 16: Giao diện cơ sở dữ liệu xây dựng mô hình trong SWAT Hình 15: Công cụ xác định ranh giới lưu vực trong SWAT chảy của lưu vực sông tại vị trí nghiên cứu. Dòng chảy của lưu vực sông là đầu vào quan trọng và có ý nghĩa then chốt trong việc đánh giá, phát triển lưu vực sông. Arcview SWAT là công cụ được xây dựng và thực hiện trong môi trường Arcview GIS 3.2. Giao diện của công cụ này được thể hiện như Hình 14. Để sử dụng SWAT các dữ liệu liên quan bao gồm các dữ liệu về khí tượng thủy văn như mưa, nhiệt độ, nắng, gió, độ ẩm; các dữ liệu về đất; loại hình sử dụng đất. Điểm chú ý của chuyên đề này là việc sử dụng SWAT trong đánh giá dòng chảy ở đây có thể cho ta biết được các tác động của thảm phủ lên dòng chảy của vùng. Khi thay đổi được thảm phủ và tính chất của nó thì việc tác động đó ảnh hưởng như thế nào để từ đó có thể có những quyết định cần thiết trong việc đầu tư bảo vệ khu vực cũng như có cơ sở để xác định các chi phí cần thiết cho việc chi trả phí môi trường này. V. KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ Việc xác định ranh giới và tính toán các đặc trưng của lưu vực sông mới chỉ là vạch xuất phát và khâu quan trọng đầu tiên trong tiến trình nghiên cứu lưu vực sông. Kết quả xác định lưu vực sông tại các vị trí khai thác nguồn nước như hồ chứa, công trình cấp nước,... có thể cho ta thấy được phạm vi ảnh hưởng đến nguồn nước tại vị trí đó. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng như thế nào thì cần phải có những nghiên cứu đánh giá chuyên sâu khác. 18 Ứng dụng công nghệ GIS bao gồm phương pháp thực hiện, công cụ máy tính, phầm mềm chuyên dụng và cả cơ sở dữ liệu số liên quan là một trong những hướng nghiên cứu trong quản lý lưu vực sông trong đó có nội dung xác định lưu vực sông bởi tính linh động, đáp ứng nhanh, có độ chính xác cao,... có thể giúp các nhà quản lý có cơ sở vững chắc trước khi đưa ra các quyết định của mình. Việc đánh giá tác động của thảm phủ đến dòng chảy đã được nghiên cứu nhiều và đã có nhiều công cụ được xây dựng cho mục tiêu này. Công cụ có tính năng phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của thảm phủ trên lưu vực sông là Arcview SWAT được xây dựng trên nền Arcview 3.2 và gần đây đã được xây dựng trong môi trường ArcGIS. Tuy nhiên, để có được những quyết định đúng đắn cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Các nội dung cần nghiên cứu sâu nhằm trợ giúp trong việc đánh giá tác động của thảm phủ đối với dòng chảy bao gồm: - Xác định các vị trí và ranh giới của các lưu vực sông có tính chất ảnh hưởng lớn đến dòng chảy trên lưu vực sông Đồng Nai như ví trí các nhà máy thủy điện, nhà máy cấp nước,.... - Thu thập, đánh giá, tổng hợp các dữ liệu liên quan phục vụ cho việc phân tích đánh giá dòng chảy tại các vị trí xác định như tài liệu về khí tượng thủy văn, tài liệu về đất đai, tài liệu về sử dụng đất, rừng, công trình thủy lợi,... Trên cơ sở những tài liệu này nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng yêu cầu đầu vào của mô hình Arcview SWAT ứng với các tiểu lưu vực đã được xác định. - Xây dựng, hiệu chỉnh, và mô phỏng mô hình Arcview SWAT ứng với các tiểu lưu vực. - Đánh giá các kết quả và đề xuất các khuyến nghị đối với vấn đề mức đóng góp từ việc bảo quản rừng, thảm phủ đối với việc duy trì dòng chảy trên từng tiểu lưu vực sông. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [TK 1] Báo cáo quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam 2007. [TK 2] Nguồn tham khảo từ các trang web: [TK 3] Nguyên lý thuỷ văn. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội 2000 [TK 4] Thủy văn công trình. NXB Nông Nghiệp. Hà Nội 1993 [TK 5] Using ArcView to Delineate Basin Boundaries from a DEM (The Basics) tại 0301/basinworkshop.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_luu_vuc_song_5807.pdf