Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh tiểu học

Chú ếch còn lại tiếp tục nhảy hết sức thật mạnh. Một lần nữa, đám ếch đông đảo kia gào to bảo chú đừng cố chi cho đau đớn, chờ chết thôi. Nhưng chú một mực cố gắng nhảy mạnh hơn và cuối cùng thoát được ra khỏi hố. Khi chú ra khỏi hố, đám ếch kia lại hỏi:” Cậu không nghe chúng tớ sao? ” Chú ếch giải thích rằng chú bị điếc. Chú nghĩ rằng họ đang cổ vũ, khuyến khích chú suốt thời gian đó. Câu chuyện này cho ta một ý tưởng để suy gẫm 1. Một lời động viên cho ai đó đang suy sụp có thể khích lệ họ hoàn thành mục tiêu 2. Một lời phá hoại cho ai đó đang suy sụp có tác dụng tiêu cực. Hãy cẩn thận về những gì bạn nói Mark Russell có một câu nói rất hay về ngôn từ “Tuyết có thể rất dịu êm Nhưng đá bên dưới thì rất nhọn” Và điều sau cùng : Lời nói của bạn có khích lệ chăng?

doc59 trang | Chia sẻ: phuongdinh47 | Lượt xem: 3024 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình, với tính cách kể chuyện tiềm ẩn, tiếp tục là hình thức phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà thơ hiện nay, cũng như đã xảy ra với thế hệ đi liền trước họ. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhở rằng thơ trữ tình có thể dung chứa trong nó biết bao bờ cõi mênh mông và phức hợp. Mặc dù hầu hết các bài thơ đều tiến về phía gần với ngôn ngữ trò chuyện hằng ngày hơn là về phía các bài hát, những người làm tuyển tập có khuynh hướng đánh giá cao hơn cho những bài thơ có nhạc tính, giàu biến điệu và sự lập lại của các âm; những điều này  làm tăng thêm sự giàu có sang trọng cho ngôn ngữ nói hằng ngày. Thơ trữ tình là một sự dãi bày tâm trạng, một sự thể hiện cảm xúc. 5. Ngôn ngữ thơ Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” là chất liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Mắc-xim Gorky (nhà văn Nga) đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Ở đây, xin trình bày một cách ngắn gọn về đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Từ đó ta có thể lựa chọn từ ngữ như thế nào để đưa vào bài thơ hay truyện cho đúng lúc, đúng chỗ nhằm chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.        Một bài thơ hay với nhiều tầng liên tưởng không dễ gì ta cảm nhận ngay được, có khi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra cái “ý tại ngôn ngoại” ấy. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, đối chiếu ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng Đức Lương đã rất đề cao nàng thơ: Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon...  Hay như Sóng Hồng (cố Tổng Bí thư Trường Chinh) viết: Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. Vì vậy để viết được bài thơ hay nhà thơ không thể không khổ công đi tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ và ngoài thơ. Ngôn ngữ thơ được gọi là “ngôn ngữ văn học”. Ngôn ngữ văn học có 3 đặc trưng cơ bản là tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người (TS Hữu Đạt).        Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. - Tính chính xác (hay còn gọi là tính tinh luyện, hàm súc): Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa..., người viết cần liệt kê vài từ để chọn. Cũng có khi những từ ngữ trong câu thơ là những hư từ hoặc từ địa phương, từ khẩu ngữ rất bình thường nhưng được đặt đúng vào vị trí câu thơ thì nó vẫn tỏa sáng, diễn tả được đúng ý định của nhà thơ, khắc họa rõ tâm trạng nhân vật trữ tình.  Điều này các nhà thơ sẽ học tập được nhiều ở ca dao - dân ca (Vd: Ca dao Nam Bộ có câu: Gió đưa buồn ngủ lên bờ/ Mùng qua có rộng cho bậu ngủ nhờ một đêm).  Nói tính chính xác của từ ngữ trong thơ ca có khi mang tính tuyệt đối, có khi chỉ là tương đối  - Tính hình tượng : Theo “Từ điển văn học”, thì: Hình tượng: là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình nghệ thuật). Hình tượng văn học: là bức tranh sinh động nhất của cuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ. Hình tượng thơ: là bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có vần điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách cảm nhận của nhà thơ. Từ đó, ta thấy được ngôn ngữ mang tính hình tượng là ngôn ngữ gợi hình cụ thể. Nhà thơ không nói bằng phạm trù của tư duy lô-zic như trong các môn khoa học tự nhiên mà thông qua hình ảnh cụ thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng.  Ví dụ:                            Ước ao có một gian nhà                                 Có trưa đưa võng đón bà lên chơi.    (Em đi – Lê Đình Cánh) Hay ở bài thơ “Mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc”, nhà thơ Đồng Đức Bốn đã có liên tưởng như các cô vẫn còn sống đâu đây giữa cỏ cây, hoa lá:                                     Cầm cỏ thì thấy mồ hôi                              Cầm đất thì thấy dấu môi vẫn hồng                                     Sông La tóc sóng bềnh bồng                               Cầm mây, áo gái chưa chồng còn thơm. Tố Hữu viết về bốn mùa (đông, xuân, hè, thu) ở Việt Bắc bằng ngôn ngữ giàu tính họa (có người gọi đây là bức tranh tứ bình):                                  Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi                           Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng                                  Ngày xuân mơ nở trắng rừng                          Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang                                 Ve kêu rừng phách đổ vàng                          Nhớ cô em gái hái măng một mình                                 Rừng thu trăng rọi hòa bình                          Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Có nhà thơ so sánh mái tóc dài của thiếu nữ khá độc đáo: Tóc em dài như một tiếng chuông ngân.(chuyển từ quan sát bằng thị giác sang thính giác). Hay Trần Đăng Khoa cảm nhận được âm thanh rất nhẹ của chiếc lá đa rơi trong bài “Đêm ngủ ở Côn Sơn”: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng... (chuyển sự cảm nhận từ thính giác sang thị giác). Tất cả những câu thơ trên đều gợi liên tưởng, tạo hình tượng khá rõ. Nếu không có trí tưởng tượng kỳ diệu thì khó mà viết được những câu thơ như thế. Để có được những từ ngữ “lóe sáng” đó, ngoài vốn từ vựng phong phú, nhà thơ còn phải biết kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng, nói quá, nói giảm...trong cách diễn đạt. - Tính biểu cảm:       Là sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp hay gián tiếp qua mỗi từ ngữ thơ. Đó là các cung bậc: ái, ố, hỉ, nộ của lòng người.  II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học Chất liệu của văn chương là ngôn từ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lao động trên chất liệu đó. Sắp xếp “tiếng lòng” như thế nào cho hay, cho du dương hay có vần điệu để có được “cái thú được nghe lời mình nói” là một việc làm nhọc lòng, nhưng tự nguyện. Thơ là tự giác. Không ai bắt nhà thơ ngồi vào bàn gửi gắm tâm sự của mình. “Tiếng lòng” giống như những sợi tơ lóng lánh sẽ theo ngòi bút chảy xuống trang giấy “bện” thành các con chữ. Chữ viết là hình thức vật chất hóa ý nghĩ, tư tưởng. Ngôn từ thơ “photo” lại “tiếng lòng” của nhà thơ. Thơ vốn được coi là “một ngôn ngữ bí mật”, nhà thơ lao động trên sự bí mật đó. Hội họa dùng màu sắc, đường nét âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ chữ Hán. Thật là kì tài. Con người sống và làm việc để duy trì sự tồn tại và hơn nữa là thúc đẩy lịch sử con ngưởi phát triển. Từ mục đích đó thì ngôn ngữ ra đời để chỉ rõ hiện tượng, sự vật và ý nghĩa biểu tượng cần diễn đạt..., phục vụ cuộc sống và mục đích của con người. Và còn mang một ý nghĩa khác quan trọng không kém trong cuộc sống của con người là phục vụ trong hoạt động tinh thần, về những sáng tạo nghệ thuật như thơ văn....của con người. Trong đó muốn diễn đạt nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa, muốn lưu lại và muốn hữu hình ý của mình... thì hẳn nhiên con người phải tạo ra một phương thức biểu hiện mới dễ dàng và khô đúc hơn- đó là ngôn từ. Ngôn từ khác ngôn ngữ ở chỗ, ngôn từ là một trong hai bộ phận cấu thành ngôn ngữ. Nó mang nét đặc trưng, cá nhân nhưng phổ biến và khoa học. Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua lời nói của một cá nhân, mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác. Ngôn từ có thể là một từ, một nhóm từ, một câu, một đoạn văn... khi nói hoặc khi viết. Và ngôn từ là cái tác động trực tiếp nhất, sớm nhất khi con người tiếp xúc với tác phẩm. Nên nói đến một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” không thể không bàn đến sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung của ngôn từ trong tác phẩm. Nhưng nếu xét trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì ngôn từ chưa có trong hầu hết bộ phận này. Cụ thể như trong kiến trúc hay hội họa... rất ít có ngôn từ, ít lấy ngôn từ làm cách diễn đạt chính trong tác phẩm đó và không mang ý nghĩa quan trọng, chủ chốt trong ngành. Vì nghệ thuật là tư duy của hình tượng, không có hình tượng thì không có nghệ thuật. Mà hình tượng là một phương tiện cố định thu hút những cái được yêu thích thường hay biến đổi; là một cái gì đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với cái được giải thích. Vì tính hình tượng có mục đích làm xích gần ý nghĩa của hiện tượng với cách hiểu của chúng ta. Nhưng xét trong tác phẩm văn chương thì ngược lại. Nó có ý nghĩa sâu sắc, mạnh mẽ và quyết định tới thành công của tác phẩm...Nó là kẻ tạo ra thành công của tác phẩm vì hình tượng được toát ra từ ngôn từ. Ngôn từ vừa mang một nghĩa bên trong nó, tức là tính biểu thị của ngôn từ; vừa gợi ra một vật gì đó ở bên ngoài nó - là tính hàm nghĩa của ngôn từ. Mặt thứ hai này của ngôn từ đưa đến cho con người nét nhìn sâu hơn, xa hơn, phát triển hơn. Giúp chúng ta tư duy nhanh về hình tượng. Nói như nhà văn Nga Leonov: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực nhất là tác phẩm mà ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Như trên ta đã nói ngôn từ có thể là một từ, một câu, một đoạn.... Nó có cấu trúc bên trong và có quy luật, trình tự nhất định của nó. Nhiều khi chúng tạo thành hệ thống, tạo nên mối liên hệ cái này làm nảy sinh cái kia. Có đối lập nhưng lại dựa vào nhau để cùng tồn tại, chi phối nhau, quy định nhau và đòi hỏi nhau. Ngoài ra chúng còn có mối quy luật giữa ngôn từ với những thành tố bên ngoài nó như hoàn cảnh....tác động từ bên ngoài tới sự hình thành của tác phẩm. Vì thế con người làm ra ngôn từ và vô tình làm ra quy luật mới. Sự thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm, ý thức tư tưởng, thế giới quan của mỗi người qua ngôn từ trong tác phẩm chính là “phát minh” hình thức của ngôn từ. Tuy nhiên những quy luật đó đều mang tính cộng đồng, tập thể nên rất hiện thực và gần gũi. Nếu “phát minh” đó quá xa lạ hay quá nghịch lí thì khó chấp nhận mà dễ bị phê phán, chống đối. Nó luôn luôn bị chi phối bởi ý thức và tư tưởng của đọc giả, của người trong ngành... Còn “sáng tạo nội dung” qua ngôn từ là như thế nào? Ngôn từ rõ ràng không chỉ là hình thức, mà là bắt nguồn từ thực tiễn và ý thức của con người. Hình thức muốn tồn tại được thì phải luôn luôn gắn liền với nội dung, mang dấu ấn của nội dung. Ngôn từ mang nhiều nghĩa khác nhau và gần nhau. Ngôn  từ là đa nghĩa và khi đem nó vào sử dụng. Qua phát minh hình thức thành công của ngôn từ sẽ tạo ra được những đoạn văn chương, những tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Sẽ tạo ra “văn cảnh” cho tác phẩm mà không một tác phẩm nghệ thuật đích thực nào có thể biểu hiện hơn điều đó. Qua văn cảnh đó, ý muốn và dụng ý sáng tạo của tác giả được bộc lộ sâu sắc, vì thế ngôn từ cũng đã làm tròn nhiệm vụ của mình là “phát minh về hình thức và sáng tạo về nội dung”. Trong sáng tạo về nội dung của ngôn từ thể hiện thì không phải người sáng tạo dựa trên quy luật, dựa trên cái đã có để “xếp chữ” tạo ra một hình thức ngôn từ mới là đủ như hiện nay điều này diễn ra rất phổ biến. Vì như vậy tạo ra sự sao chép, học đòi và tính khoe mã không trung thực trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật qua ngôn từ. Vì như vậy người nghệ sĩ sẽ chẳng khác nào một thợ lắp ráp ngôn từ đơn thuần, ai muốn cũng có thể làm được. Mà họ phải làm chủ được tác phẩm của mình, làm chủ ngôn từ trong tác phẩm của mình. Nó bắt nguồn từ cuộc sống và viết nên từ sâu thẳm tim gan người cầm bút, từ những tư tưởng lớn và những suy nghĩ...qua bút pháp riêng. Giúp con người nâng cao tâm hồn, nhận thức, tư tưởng... về cuộc sống, về nhân lọai... đó cũng là điều dễ hiểu vì sao các tác giả lại đa số không tìm cách phát triển năng lực tư duy hay phân tích trong mình mà lại dồn tất cả năng lượng vào sự say mê đối với vật liệu- ngôn từ hơn.         Ngôn từ văn học có thể tồn tại ở nhiêù dạng : lời nói ,câu hát, Đối với văn học viết, ngôn từ là chữ viết.         Các bộ môn khoa học khác cũng được hình thành từ ngôn từ.Nhưng văn bản ngôn từ chỉ là tác phẩm văn học khi văn bản ngôn từ ấy dùng lời văn với mọi phương tiện biểu hiện của lời nói như: Nghĩa ,vần, nhịp, ngữ điệu , các biện pháp tu từ , để tạo ra những hình tượng nghệ thuật. 2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học: Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau: + Tính tổ chức + Tính chính xác + Tính truyền cảm + Tính hình tượng + Tính hàm súc, đa nghĩa + Tính cá thể hoá Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. 2.1. Tính hình tượng: Là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn từ văn học, là khả năng của ngôn từ trong việc tái hiện đời sống, làm cho đời sống con người hiện lên như là sự thật.         Tính hình tượng của ngôn ngữ có thể được thể hịên ở nhiều mặt : “từ hình tượng” ( từ tượng hình, tượng thanh ; từ miêu tả cảm giác, trạng thái , “Phương thức chuyển nghĩa của từ” ( ví von, ẩn dụ , hoán dụ,). Tuy nhiên , không phải chỉ từ hình tượng mới tạo nên tính hình tượng cho ngôn từ. Có khi trong một văn bản, người viết sử dụng rất ít, thậm chí là không sử dụng từ hình tượng nhưng ngôn từ trong văn bản vẫn rất giàu tính hình tượng. Tính hình tượng của ngôn từ thể hiện chủ yếu ở cách tái hiện đời sống của lời văn. 2.2. Tính tổ chức: Ngôn từ văn học mang tính tổ chức cao nhằm tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Tính tổ chức làm cho ngôn từ văn học khác biệt với ngôn từ của các phong cách khác như: ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ đời sống,       + Ngôn từ văn học bao giờ cũng có đầu, có cuối , được sắp xếp , tổ chức theo trình tự lớp lang chặt chẽ.Nếu thay đổi trật tự của nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn nội dung của tác phẩm.         Tính tổ chức của ngôn từ văn học nhằm mục đích cao nhất là tạo ra hiệu quả văn học + Lời văn lời thơ của VBVH được tổ chức bằng phương thức, phương tiện đặc biệt nhằm khắc phục kiểu diễn đạt thông thường của lời nói tự nhiên . Tính tổ chức của ngôn từ văn học có thể theo luật lệ định sẵn (thơ Đường luật ) hoặc dựa vào cá tính sáng tạo của tác giả, miễn là tạo được híệu quả nghệ thuật cao nhất .        + Ngôn từ văn học đem đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ trước vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Lời nói tự nhiên trong giao tiếp hằng ngày không thể đem lại được những điều đó .     ----> Ngôn từ văn học được tổ chức một cách đặc biệt để cho mỗi từ, mỗi câu đều đóng vai trò khêu gợi một cái gì lớn hơn nó, tràn ra ngoài nó, nhằm tạo dựng một ý lớn ở ngoài lời và hình thành một chỉnh thể hình tượng mới có những chuẩn mực riêng, chịu sự quy định của tính hình tượng và tính tổ chức : ● Ngôn ngữ văn học trước hết phải trong sáng và chính xác      + “Trong sáng” : Ngôn từ văn học phải phù hợp với chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân , được đông đảo nhân dân hiểu và chấp nhận .      + “Chính xác” : Tính chính xác của ngôn từ văn học được thể hiện ở : Phải dựng lên đúng cảnh, đúng người, đúng tình, đúng ý, làm cho người đọc không những hiểu được mà còn cảm nhận được điều mà nhà văn muốn diễn tả đôi khi rất tinh tế và mong manh.           Tính chính xác của ngôn từ văn học thể hiện sự phát hiện sâu sắc, im đậm cá tính sáng tạo của nhà văn . ● Ngôn từ văn học phải hàm súc, cô đọng : Nói được nhiều điều nhất bằng số lượng ngôn từ ít nhất. “Ý tại ngôn ngoại” (lời chất ý rộng) ,giàu sức gợi hình, gợi cảm. 2.3. Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của ngôn từ văn học - Chúng ta không thể cảm nhận được hình tượng ngôn từ bằng trực giác mà phải nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng. Hình tượng ngôn  từ có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng và đánh thức dậy ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nó không chỉ làm cho người đọc cảm nhận được những cái cụ thể mà còn giúp cảm nhận những gì mong manh nhất, mơ hồ nhất, thậm chí là vô hình. a. Hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan. Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính phi vật thể. Người ta vẫn thường đối lập văn chương với nghệ thuật. Đây không phải là ngẫu nhiên. Có thể phân chia thế giới nghệ thuật của con người ra làm hai loại: một loại chỉ có một ngành là văn chương, còn loại kia là gồm tất cả các ngành nghệ thuật khác. Căn cứ vào chất liệu xây dựng hình tượng thì cách phân chia này hoàn toàn hợp lí. Các ngành nghệ thuật (ngoài văn chương) hình tượng của nó được xây dựng bằng chất liệu vật chất cụ thể của tự nhiên: gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người v.v Từ những vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng các loại hình nghệ thuật được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính xác thực, tính trực quan. Các hình tượng hữu hình vật thể này có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ. Được xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể. Nghệ thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Đứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Đây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Để khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình tượng văn chương. Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác. b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả. Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác. Độc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực: - Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Những câu thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống: - Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên. - Đùng đùng gió dục mây vần Một xe trong cõi hồng trần như bay. Hình tượng ngôn từ còn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống: - Em ạ! Cu_ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương. Hình tượng văn chương còn đem đến cho con người những cảm giác khác: - Cảm giác về sự đau đớn: Cháu buốt ở trong tim này Nơi tang đeo suốt đêm ngày Bác ơi. Đó là những cảm giác ngoài cảm giác vì nó không do các giác quan đem lại mà do sự thể nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta. Tính hơn hẳn của nghệ thuật ngôn từ không chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm giác của người đọc mà còn ở chỗ tác động tới trí tưởng tượng trí tuệ. Thực sự thì nghệ thuật ngôn từ không lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó lấy việc khắc học những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng và muốn thưởng thức nó bạn đọc không phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến: Bác Dương thôi, đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta c.Tính chủ quan, cá biệt của hình tượng văn chương Hình tượng nghệ thuật văn chương là phi vật thể nó lại lấy việc khắc họa tâm trạng, thể hiện các môn quan hệ, các phản ứng của ý thức con người - là những cái vô hình - làm chủ yếu, chứ không lấy sự liệt kê các chi tiết có thể thụ cảm bằng thị giác làm cứu cánh. Do đó, trong các liên tưởng ở người đọc do hình tượng ngôn từ gợi nên có tính chủ quan cá biệt, thậm chí tùy tiện. Nhưng đây lại là đặc trưng bản chất của văn chương. Không nói những yếu tố vô hình mà ngay những yếu tố hữu hình - ví dụ như ngoại hình nhân vật, phong cảnh thiên nhiên của hình tượng văn chương, biểu tượng của chúng xuất hiện rất khác nhau ở người đọc, khác với biểu tượng xuất hiện của người xem tranh, xem kịch hay xem chiếu bóng. Trong các người đọc khác nhau sẽ xuất hiện những biểu tượng khác nhau về cùng một nhân vật văn chương. 3.Các đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam   Công cụ của giao tiếp là ngôn ngữ. W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói ngôn ngữ là "linh hồn của một dân tộc". Nhìn vào tiếng Việt, có thể nhìn thấy đúng là nó phản ánh rõ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu tượng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, công thức (ước lệ) hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa. Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Ví dụ : “ba bề bốn bên”, “từ khắp bốn phương trời”, “Nó mở to đôi mắt”. Ở những trường hợp, người châu Âu dùng từ "tất cả" thì người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ: ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, yêu nhau tam tứ núi cũng trèo..., trăm dâu đổ một đầu tằm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, muôn dân, muôn vật,... Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt. Theo nguyên lý cấu trúc loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có 2 vế đối ứng: trèo cao/ ngã đau; ăn vóc/học hay; một quả dâu da/ bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe. Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất giàu chất biểu cảm- sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình cảm. Về mặt từ ngữ chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe... Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt (ở các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, đều hầu như không có). Ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó (xem thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...). Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm: à, ư, nhỉ, chăng, chớ, hả, hở, phỏng, sao, chứ... Cấu trúc "iếc hóa" mang sắc thái đánh giá (sách siết, bàn biếc,..) cũng góp phần quan trọng làm tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt. Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đã nói đến ở trên không chỉ là sản phẩm của tính biểu trưng mà rõ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống, không có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng thì cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có đặc điểm thứ ba là tính động, linh hoạt. Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ ngữ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi hỏi tai quái mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu. Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không thể diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào đó: Tôi đi Hà Nội, Tôi sẽ đi Hà Nội, Ngày mai tôi đi Hà Nội, Ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội. Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao, có thể nói một câu không thời, không thể, không ngôi. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ chính là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển thơ ca đã nói đến ở trên. Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ : trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy nhiêu động từ; “Cảm ơn anh đã tới nhà chơi”.Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt rất ít dùng cầu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động: “Lan bị thầy giáo phạt”. Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động ( kiến trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó thì người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (kiến trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ). Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa! rình sáng tạo thi ca vừa là nô lệ, vừa là phù thủy của ngôn từ. Ngôn từ quyến rũ nhà thơ và hoà nhập, lặn sâu vào tiềm thức, làm khuấy đảo tầng sâu vô thức gây nên sự bùng nổ sáng tạo thi ca. Quá trình nhà thơ tìm chữ là hành trình thăm thẳm của sự phân ly, hội tụ giữa bản ngã và ngoại cảnh, giữa vô thức và ý thức, giữa vô ngôn và chuẩn mực ngôn ngữ xã hội Nhà thơ tự nguyện đóng đinh bản ngã trên cây thập tự chữ để dựng lên vũ trụ của ngôn từ và hồi sinh trong thế giới tâm linh của bạn đọc. Nhà thơ sinh ra chữ và chữ cũng sinh ra nhà thơ. Thi ca giống như một ngôi đền và nhà thơ giống kẻ tử đạo bật ra những ngôn từ tươi rói từ tiềm thức nhưng lại không bị sự linh thiêng của những biểu tượng làm mê hoặc, tê liệt tâm linh. Chính vì thế ngôn ngữ thi ca có sức lay động, khơi gợi những vùng sâu thẳm của vô thức mà không ngôn ngữ nào sánh nổi. Ngôn ngữ thi ca gần gũi với sự bí ẩn của ngôn ngữ thần chú và công án thiền. Sự mã hóa của ngôn ngữ thần chú và công án thiền không nằm ở lớp vỏ ngữ nghĩa mà là ở chiều sâu và khoảng lặng của ngôn từ. Chất thơ của ngôn ngữ thi ca không chỉ là nhạc tính như một số nhà thơ đã quan niệm. Ngôn ngữ thi ca ra đời từ sự tương tác giữa chữ và âm thanh, giữa hình ảnh và ý nghĩa. Paul Valéry đã viết: “Thơ là sự giao động miên man giữa âm thanh và ý nghĩa”. Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ. III.Phân tích nghệ thuật ngôn từ của các bài thơ trong Tiếng Việt lớp 5 Sắc màu em yêu Em yêu màu đỏ : Như máu trong tim, Lá cờ Tổ quốc Khăn quàng đội viên. Em yêu màu vàng : Lúa đồng chín rộ, Hoac cúc mùa thu, Nắng vàng rực rỡ. Em yêu màu trắng : Trang giấy tuổi thơ, Đóa hoa hồng bạch, Mái tóc của bà. Em yêu màu đen : Hòn than óng ánh, Đôi mắt bé ngoan, Màn đêm yên tĩnh. Em yêu màu xanh : Đồng bằng, rừng núi, Biển đầy cá tôm, Bầu trời cao vợi. Em yêu màu tím : Hoa cà, hoa sim, Chiếc khăn của chị, Nét mực chữ em. Em yêu màu nâu : Áo mẹ sờn bạc, Đất đai cần cù, Gỗ rừng bát ngát. Trăm nghìn cảnh đẹp Dành cho em ngoan. Em yêu tất cả Sắc màu Việt Nam. PHẠM ĐÌNH ÂN ● Xét về phương diện cú pháp, tác giả sử dụng các từ ngữ biểu trưng đã làm cho bài thơ gây ấn tượng, làm cho người đọc hình dung rõ nét về đặc điểm riêng của từng màu, và sự liên tưởng màu sắc với những sự vật, hiện tượng trong đời thường, qua đó hiểu được nội dung của bài (Đáp án câu 4): + màu đỏ : máu trong tim, lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên. + màu vàng : lúa đồng chín rộ, hoa cúc, nắng trời. + màu trắng : trang giấy, đóa hoa hồng bạch, mái tóc của bà. + màu đen : hòn than, đôi mắt, màn đêm. + màu xanh : đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời. + màu tím : hoa cà, hoa sim, chiếc khăn, nét mực. + màu nâu : áo mẹ sờn bạc, đất đai, gỗ rừng. Câu hỏi : Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào? Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó? Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? Đáp án : Bạn yêu tất cả các sắc màu. Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý. Bạn nhỏ yêu mọi màu sắc trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước. ● Tính hình tượng của ngôn từ trong bài thể hiện chủ yếu ở cách tái hiện đời sống của lời văn. ● Bài thơ còn thành công đặc sắc ở lập luận cấu tứ : tác giả tìm ra cách nói sáng tạo, mới mẻ để viết về Tổ quốc, nhân dân. Ông đã ngắm nhìn, soi xét, mong muốn từ góc độ của sắc màu để cho bài thơ từ từ hiện lên một Tổ quốc gần gũi thân yêu cùng với em bé với những người thân trong gia đình của em là bà, mẹ và chị. ● Ngoài ra, đặc điểm thơ trữ tình (nghệ thuật trùng điệp) cũng được bộc lộ trong bài thơ qua điệp từ “em yêu” để nhấn mạnh thêm, khẳng định thêm tình cảm của em nhỏ đối với quê hương, đất nước. Hành trình của bầy ong Với đôi cánh đẫm nắng trời Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa. Không gian là nẻo đường xa Thời gian vô tận mở ra sắc màu. Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. Tìm nơi quần đảo khơi xa Có loài hoa nở như là không tên Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. (Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm). Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày. NGUYỄN ĐỨC MẬU ● Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh : đôi cánh đẫm nắng trời / không gian là nẻo đường xa (thể hiện sự vô cùng của không gian) ; bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa (vô tận của thời gian). ● Biện pháp đảo : bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban ; nhân hóa : hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa ; so sánh : có loài hoa nở như là không tên (để miêu tả vẻ đẹp của những nơi ong đến). ● Ẩn dụ : không chỉ dừng lại ở chuyện những con ong chăm chỉ, có ích mà qua đó giáo dục học sinh chăm chỉ học tập để mang lại những mùa hoa cho cuộc sống. Câu hỏi : Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? Nơi bầy ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? Qua câu chuyện về công việc của bầy ong, em có liên hệ gì với bản thân mình? Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Trích) Trên sông Đà Một đên trăng chơi vơi Tôi đã nghe tiếng ba-lai-lai-ca Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ Ngón tay đan trên những sợi dây đồng. Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà. Ngày mai Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên. QUANG HUY ● Chi tiết trong bài thơ mang tính gợi tả, gợi cảm : cả công trường say ngủ cạnh dòng sông / những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ / những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ (gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch) ; tiếng đàn ngân nga / dòng trăng lấp loáng (gợi lên hình ảnh đêm trăng sinh động). ● Sử dụng biện pháp nhân hóa : công trường say ngủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ; biển nằm bỡ ngỡ (nói lên sức mạnh kỳ diệu của con người “dời non lấp biển”, tác giả gán cho biển tâm trạng như con người – ngạc nhiên vì sự xuất hiện kỳ lạ của mình giữa vùng đất cao); sông Đà chia ánh sáng. Câu hỏi : Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà? Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của cách sử dụng đó? Đất nước (Trích) Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa. Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Nước chúng ta, Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. NGUYỄN ĐÌNH THI ●Tác giả chọn cấu tứ theo hai trục không gian và thời gian để nói về đất nước tươi đẹp và truyền thống của ông cha (bốn câu thơ khổ thơ thứ hai viết về mùa thu Hà Nội năm xưa – năm những người con của Thủ đô từ biệt Hà Nội – Thăng Long – Đông Đô lên chiến khu đi kháng chiến). ● Về phương diện từ vựng, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa – làm cho trời cũng thay áo, cũng nói cười như con người – để thể hiện niềm vui phơi phới, rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến. ● Sử dụng biện pháp lặp từ ngữ : trời xanh đây ; núi rừng đây ; của chúng ta : có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta. ● Liệt kê những hình ảnh miêu tả : những cánh đồng thơm mát; những ngả đường bát ngát; những dòng sông đỏ nặng phù sa như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do bao la. Câu hỏi : Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất nước trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? Lòng tự hào về đất nước tự do và truyền thống bất khuất của dân tộc thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào ở hai khổ thơ cuối? Bầm ơi Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm? Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền. TỐ HỮU ● Sử dụng từ địa phương : Bầm (tình cảm thân thương, yêu mến, nhớ thương của người con đối với mẹ của mình). ● Sử dụng hình ảnh so sánh để thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng: + Tình cảm của mẹ đối với con : mạ non bầm cấy mấy đon / ruột gan bầm lại thương con mấy lần. + Tình cảm của con đối với mẹ : mưa phùn ướt áo từ thân /mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu. ● Cũng cách nói so sánh để làm yên lòng mẹ của anh chiến sỹ : con đi trăm núi ngàn khe / chưa bằng trăm nỗi tái tê lòng bầm – Con đi đánh giặc mười năm / chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Câu hỏi : Để thể hiện tình cảm thân thương của mình dành cho mẹ, người chiến sỹ đã gọi mẹ mình bằng từ nào? Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng? Anh chiến sỹ đã dùng cách nói như thế nào để làm yêu lòng mẹ? Cửa sông (Trích) Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao cõi đợi chờ. Nơi những con sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Nơi biển tìm về với đất Bằng con sóng nhớ bạc đầu Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu. Nơi cá đối vào đẻ trứng Nơi tôm rảo đến búng càng Cần câu uốn cong lưỡi sóng Thuyền ai lấp lóa đêm trăng. Nơi con tàu chào mặt đất Còi ngân lên khúc giã từ Cửa sông tiễn người ra biển Mây trắng lành như phong thư. Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng nhớ một vùng núi non. QUANG HUY ● Dùng biện pháp độc đáo chơi chữ : tác giả dựa vào cái tên “cửa sông” – Là cửa nhưng không then khóa ; Cũng không khép lại bao giờ (cách nói rất đặc biệt : cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường, không có then, có khóa. Bằng cách đó, tác giả làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông – là nơi sông chảy ra biển, cảm thấy cửa sông rất thân quen). ● Sử dụng hình ảnh nhân hóa : Dù giáp mặt cùng biển rộng / Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / Lá xanh mỗi lần rơi xuống / Bỗng nhớ một vùng nước non : giúp tác giả nói được “tấm lòng của sông không quên cội nguồn”. ● Nghệ thuật sắp xếp trong bài thơ đặc sắc : sự đan xen giữa những câu thơ, khổ thơ tả cảnh cửa sông – nơi ra đi, nơi tiễn đưa, cũng là nơi trở về (khổ 2 : cửa sông là nơi nước ngọt ùa ra biển sau cuộc hành trình xa xôi. Khổ 3 : cửa sông là nơi tìm về với đất bằng con sóng nhớ bạc đầu. Khổ 4 tiếp tục phát triển ý này : cửa sông là nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rảo đến búng càng. Khổ 5 lại quay về với nội dung của khổ 2 nhưng được nâng lên ở bậc cao hơn – cửa sông là nơi tiễn đưa những người ra khơi). Câu hỏi : Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? Để nói về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn, tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì? Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc? Bài ca về trái đất Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay! Cùng bay nào, cho trái đất quay! Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào, cũng quý cũng thơm! Màu hoa nào, cũng quý cũng thơm! Khói hình nấm là tai họa đấy Bom H, bom A không phải bạn ta Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran cho trái đất không già Hành tinh này là của chúng ta! Hành tinh này là của chúng ta! ĐỊNH HẢI Hạt gạo làng ta Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm khẩu sung Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gầu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất. Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta TRẦN ĐĂNG KHOA Về ngôi nhà đang xây Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay : Tạm biệt! Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc. Nắng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang mùi hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa. Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở. Ngôi nhà như trẻ thơ Lớn lên với trời xanh ĐỒNG XUÂN LAN Tiếng vọng Con chim sẻ nhỏ chết rồi Chết trong đêm cơn bão về gần sáng. Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi. Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú Không còn nghe tiếng cánh chim về, Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt. Nó chết trước của nhà tôi lạnh ngắt Một con mèo hàng xóm lại tha đi Nó để lại trong tổ những quả trứng Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời. Đêm đêm tôi vừa chợp mắt Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. NGUYỄN QUANG THIỀU Trước cổng trời (Trích) Giữa hai bên vách đá Mở ra một khoảng trời Có gió thoảng mây trôi Cổng trời trên mặt đất Nhìn ra xa ngút ngàn Bao sắc màu cỏ hoa Con thác réo ngân nga Đàn dê soi đáy suối Giữa ngút ngàn cây trái Dọc vùng rừng nguyên sơ Không biết thực hay mơ Ráng chiều như hơi khói Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung Và tiếng nhạc ngựa rung Suốt triền rừng hoang dã Người Tàu từ khắp ngả Đi gặt lúa, trồng rau Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo choàng thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều Và gió thổi, suối reo Ấm giữa rừng sương giá. NGUYỄN ĐÌNH ẢNH Những cánh buồm (Trích) Hai cha con bước đi trên cát Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh Bóng cha gì lênh khênh Bóng con tròn chắc nịch. Sau trận mưa đêm rả rích Cát càng mịn, biển càng trong Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi : “Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa có nhà, Nhưng nơi đó cha chưa hề đến.” Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai, Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. Con lại trỏ cánh buồm khẽ hỏi : “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng lòng của cha từ một thời xa thẳm ? Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong ước mơ con. HOÀNG TRUNG THÔNG Sang năm con lên bảy (Trích) Sang năm con lên bảy Cha đưa con tới trường Giờ con đang lon ton Khắp sân vườn chạy nhảy Chỉ mình con nghe thấy Tiếng muôn loài với con. Mai rồi con lớn khôn Chim không còn biết nói Gió chỉ còn biết thổi Cây chỉ còn là cây Đại bàng chẳng về đây Đậu trên cành khế nữa Chuyện ngày xưa, ngày xửa Chỉ là chuyện ngày xưa. Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. VŨ ĐÌNH MINH Nếu trái đất thiếu trẻ con (Trích) Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi Gặp các em Và xem tranh vẽ Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ Trẻ nhất là các em. Pô-pốp bảo tôi : “Anh hãy nhìn xem : Có ở đâu đầu tôi to được thế? Anh hãy nhìn xem! Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt Các em tô lên một nửa sao trời!” Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười Nụ cười trẻ nhỏ Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ Những chứ ngựa hồng lại phi trong lửa Qua tấm lòng các em Cả thế giới quàng khăn quàng đỏ Các anh hùng là những-đứa-trẻ-lớn-hơn. Ngộ nghĩnh là các em Sáng suốt là các em Tôi lặng người sau lời Pô-pốp : “Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất Thì bay hay bò Cũng vô nghĩa như nhau”. ĐỖ TRUNG LAI Chú đi tuần Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam Gió hun hút lạnh lùng Trong đêm khuya phố vắng Súng trong tay im lặng, Chú đi tuần đêm nay Hải Phòng yên giấc ngủ say Cây rung theo gió, là bay xuống đường Chú đi qua cổng trường Các cháu miền Nam yêu mến. Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không? Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mềm bông Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé! Trong đêm khuya vắng vẻ, Chú đi tuần đêm nay Nép mình dưới bóng hàng cây Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi! Rét thì mặc rét cháu ơi! Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm. Mai các cháu học hành tiến bộ Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say TRẦN NGỌC Cao Bằng Sau khi qua Đèo Gió Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta tới Cao Bằng Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần bằng bằng xuống Đầu tiên là mận ngọt Đón môi ta dịu dàng. Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo Bà hiền như suối trong. Còn núi non Cao Bằng Đo làm sao cho hết Như lòng yêu đất nước Sâu sắc người Cao Bằng. Đã dâng đến tận cùng Hết tầm cao Tổ quốc Lại lặng thầm trong suốt Như suối khuất rì rào. Bạn ơi có thấy đâu Cao Bằng xa xa ấy Vì ta mà giữ lấy Một dải dài biên cương. TRÚC THÔNG PHẦN III. KẾT LUẬN Cuộc sống vào thơ nhờ sự vận động của cảm xúc. Sự vận động cảm xúc là nhân tố phát triển của hình tượng thơ. Nếu cảm xúc không đổi, đơn điệu thì mọi bài thơ dưới hình thức nào cũng không mới mẻ thêm lên, trái lại nó gây nhàm chán, mòn cũ. Thơ có thể, và nên, làm xúc động chúng ta trong một trạng thái tỉnh thức cao cả và đồng thời nhắc nhở chúng ta về tính cách người mà bất cứ ai cũng đều chia sẻ. Thơ có thể, và nên, mang trong nó sức mạnh của những chữ bình thường đã được biến đổi thành thiêng liêng. Khi nhà văn đã thành công tạo nên một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” thì nghĩa mà tác phẩm mang lại không phải có từ trong quá trình đọc của đọc giả mà nó xuất phát từ ngôn từ của tác giả diễn đạt tròn tác phẩm ấy. Hình tượng, nghĩa của tác phẩm là một hiện thực khách quan đối với người đọc dù ai nghĩ thế nào. Một “tác phẩm nghệ thuật đích thực”, mang trên mình những nghĩa cao lớn và không ai có thể hiểu khác nghĩa của tác phẩm qua sưự “phát minh hình thức, sáng tạo nội dung” mang tính cá thể sâu sắc được. Chưa kể đến những tâm tư tình cảm... của tác giả ẩn chứa trong đó. Tuy nhiên thời gian luôn vận động và nghĩa của tác phẩm ấy thay đổi vì tư tưởng của con người thay đổi thì sẽ dẫn tới cách hiểu tác phẩm cũng thay đổi. Nhưng con người cũng đủ khôn ngoan dựa vào hoàn cảnh lịch sử, quan niệm sáng tác vào thời điểm tác phẩm ra đời để đánh giá đúng giá trị tác phẩm mang lại, và so sánh giữ hai thời đó. Nếu một tác phẩm đã được gọi là “tác phẩm nghệ thuật đích thực” thì em nghĩ trong môi trường nào, trong giai đoạn nào hẳn nhiên những giá trị và đóng góp của nó không dễ bị phủ nhận và mất đi được. Thậm chí có thể sự thay đổi trong nghĩa của tác phẩm ở giai đoạn khác nhau của lịch sử con người lại tạo ra một nét đẹp nữa cho tác phẩm. Vậy nói tới một tác phẩm nghệ thuật đích thực không thể không nói đến tác phẩm được xây dựng nên từ một ngôn từ được “phát minh về hình thức và sáng tạo về nội dung”. Nó sẽ cho ta biết nên đối diện và sáng tạo những đứa con tinh thần của mình như thế nào, sẽ vận dụng cái tôi, cái sáng tạo của ngòi bút cá nhân mình dựa trên quy luật của ngôn từ, của khuyng hướng và thời cuộc văn chương ra sao. Để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Biết tiết kiệm lời văn và biết sáng tạo ngôn từ... cứ mạnh dạn thể hiện với lòng ham mê và trái tim học hỏi thì sẽ làm được. Phụ lục : Sức mạnh của ngôn từ Một nhóm các chú ếch đang đi qua khu rừng, hai chú rơi xuống một hố sâu. Tất cả các chú ếch kia kéo lại quanh miệng hố. Khi thấy hố sâu quá, chúng bảo hai chú ếch kia chết chắc rồi. Hai chú ếch phớt lờ mọi lời bình phẩm và cố gắng bằng tất cả sức lực nhảy ra khỏi hố. Những con ếch kia tiếp tục bảo hai chú đừng cố nữa vì chúng đàng nào cũng sắp chết. Cuối cùng, một chú ếch chú tâm đến những lời mấy ếch kia nói và bỏ cuộc. Chú rớt xuống chết tươi. Chú ếch còn lại tiếp tục nhảy hết sức thật mạnh. Một lần nữa, đám ếch đông đảo kia gào to bảo chú đừng cố chi cho đau đớn, chờ chết thôi. Nhưng chú một mực cố gắng nhảy mạnh hơn và cuối cùng thoát được ra khỏi hố. Khi chú ra khỏi hố, đám ếch kia lại hỏi:” Cậu không nghe chúng tớ sao? ” Chú ếch giải thích rằng chú bị điếc. Chú nghĩ rằng họ đang cổ vũ, khuyến khích chú suốt thời gian đó. Câu chuyện này cho ta một ý tưởng để suy gẫm 1. Một lời động viên cho ai đó đang suy sụp có thể khích lệ họ hoàn thành mục tiêu 2. Một lời phá hoại cho ai đó đang suy sụp có tác dụng tiêu cực. Hãy cẩn thận về những gì bạn nói Mark Russell có một câu nói rất hay về ngôn từ “Tuyết có thể rất dịu êm Nhưng đá bên dưới thì rất nhọn” Và điều  sau cùng : Lời nói của bạn có khích lệ chăng? .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat_trien_nang_luc_tu_doc_cho_hoc_sinh_0141.doc