Chương trình tiếng anh tăng cường theo phương thức học kết hợp (Blended learning) nhìn từ góc độ người học - Bảo Khâm

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Rõ ràng là chương trình Livemocha với việc áp dụng phương pháp học kết hợp không chỉ giúp cho họ phát triển kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ mà còn giúp họ tăng cường các kỹ năng tự học và giúp động viên việc học tập chính khoá. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa tác động tích cực của chương trình, nhóm tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: 6.1. Về thiết kế của website Cần có sự đầu tư sâu hơn vào viết thiết kế các nguồn ngữ liệu trực tuyến nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học, đặc biệt là các nguồn ngữ liệu giúp phát triển kỹ năng viết và nói của sinh viên. Bên cạnh đó, cần có các tính năng để gia tăng sự tương tác trực tuyến giữa giáo viên và sinh viên trong quá trinh học nhằm giải đáp kịp thời các thắc mắc của sinh viên cũng như đưa ra các nhận xét cho các phần bài tập mà sinh viên đã thực hiện. 6.2. Về nội dung của website Các nội dung học trên trang mạng phải có sự cuốn hút đối với sinh viên nhằm nâng cao động cơ học tập của họ. Ngoài ra, nội dung học phải bám sát định dạng và nội dung bài thi để sinh viên cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia học. 6.3. Về phía người học Để mô hình học kết hợp có hiệu quả hơn, người học cần có sự nhận thức rõ ràng về vai trò của mình trong quá trình học. Họ phải biết lên kế hoạch, sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hợp lý. Đồng thời, người học nên tham gia vào các hoạt động học nhóm hay tư vấn trực tiếp của giáo viên để có thể cập nhật các thông tin liên quan cũng như chia sẽ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình học và cùng nhau tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn đó một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc học. Bên cạnh đó, việc học nhóm có thể giúp cho người học có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghe nói cùng nhau một cách hiệu quả hơn.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình tiếng anh tăng cường theo phương thức học kết hợp (Blended learning) nhìn từ góc độ người học - Bảo Khâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 110-119 CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI HỌC BẢO KHÂM CÁI NGỌC DUY ANH - NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN HUỲNH THỊ LONG HÀ - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá chương trình tiếng Anh thí điểm theo phương thức học kết hợp dành cho sinh viên năm ngành thuộc các trường thành viên của Đại học Huế thông qua ý kiến phản hồi của họ. Các ý kiến đánh giá của sinh viên được thu thập liên quan đến các khía cạnh như thiết kế trang web, nội dung chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và kết quả đạt được. Kết quả cho thấy chương trình học kết hợp trực tuyến và trực tiếp nhận được các phản hồi tích cực từ sinh viên về 4 khía cạnh như trên, mặc dù còn nhiều hạn chế bất cập có liên quan đến hiệu quả của chương trình. Từ khóa: học kết hợp, đánh giá chương trình 1. MỞ ĐẦU Máy tính kết nối mạng đã và đang làm thay đổi việc dạy học một cách sâu sắc bởi vì nó có thể được sử dụng để cá nhân hóa việc học. Cùng với sự phát triển của mạng internet, quá trình học vi tính hóa dựa trên mạng internet, được biết đến với tên gọi e-learning, đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà giáo dục. E-learning được định nghĩa là việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện mới có nối mạng để nâng cao chất lượng việc học bằng cách hỗ trợ truy cập vào các ngồn ngữ liệu và dịch vụ cũng như việc hợp tác và trao đổi từ xa [1]. Tuy nhiên, thực tiễn ứng dụng e-learning cho thấy khả năng tự tiếp cận nguồn học liệu với sự hỗ trợ của công nghệ giáo dục có kết nối mạng của người học không tốt như nhiều người đã lạc quan lầm tưởng. Means,Yoyama, Murphy, Bakia, và Jones (2010) [3] xuất bản nghiên cứu trên cơ sở khảo sát hơn 1000 nghiên cứu khác nhau về phương thức học trực tuyến và trực tiếp trong giai đoạn 1996 đến 2006 đi đến kết luận là học kết hợp trực tuyến và trực tiếp, chứ không phải phương thức trực tuyến, rất hiệu quả trong việc nâng cao kết quả đầu ra. Phương thức học này giúp cho sinh viên vừa tham gia vào các lớp học trực tiếp vừa có thể sử dụng công nghệ để tối đa hóa việc học của mình. Học kết hợp còn tương đối mới tại Việt Nam nhưng phương thức này đang dần trở thành một xu thế mạnh mẽ, hoà nhập với thời đại số hoá. 2. KHÁI NIỆM HỌC KẾT HỢP VÀ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG HỌC KẾT HỢP XÉT DƯỚI GÓC ĐỘ NGƯỜI HỌC 2.1. Định nghĩa Khái niệm học kết hợp có phạm vi khá rộng. Sharma (2010) [11] cho thấy khái niệm học kết hợp bao phủ ba hình thức khác nhau. Thứ nhất, học kết hợp có nghĩa là sự phối hợp giữa hình thức học trực tuyến và học trực tiếp trên lớp học; thứ hai, học kết hợp CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP... 111 cũng có nghĩa là sự phối kết nhiều hình thức đa phương tiện và công cụ trong môi trường học điện tử; các khoá học này chủ yếu là các khoá trực tuyến hoàn toàn và việc giao tiếp diễn ra thông qua thư điện tử hay điện thoại qua mạng (internet phone); thứ ba, học kết hợp còn có nghĩa là sự phối hợp nhiều phương pháp sư phạm khác nhau, bất kể sử dụng loại kỹ thuật gì; ví dụ, kết hợp đường hướng truyền thụ (transmission) và kiến tạo (constructivist) trong cùng khoá học. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, các tác giả chỉ tập trung vào hình thức học kết hợp theo định nghĩa thứ nhất. Học kết hợp là phương thức phối kết giữa cách dạy và học truyền thống trong đó người dạy và người học mặt đối mặt với việc người học tự học trên máy tính. 2.2. Các xu hướng nghiên cứu về ứng dụng học kết hợp trên bình diện tác động đến người học Các nghiên cứu về ứng dụng học kết hợp đứng trên góc độ người học tập chú trọng vào những chủ đề khác nhau. Chủ đề phổ biến là những ưu thế và thách thức của học kết hợp so với các hình thức học khác. Nghiên cứu của Lim, Morris và Kupiz (2007) [2] so sánh học kết hợp với học trực tuyến, cho thấy người học tham gia các khoá học kết hợp ít cảm thấy quá tải, cảm nhận được nhiều sự hỗ trợ và tiếp nhận hướng dẫn rõ ràng nhiều hơn người học tham gia khoá học hoàn toàn trực tuyến nhờ các yếu tố như sự cộng tác với người học khác và sự hiện diện của giáo viên. Nghiên cứu của Pardo- Gonzalez (2013) [9] cho các kết quả ủng hộ các nghiên cứu của Lim, Moris và Kupiz và cho thấy ưu thế của học kết hợp trên ba khía cạnh khác nữa, đó là (1) tạo cho người học sự linh hoạt trong môi trường học tập, (2) cơ hội có được các nhận xét phản hồi mang tính cá thể hoá cao từ người dạy, và (3) giúp người học thấy được giá trị của tương tác trực tiếp. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2016a) [7] , khi điều tra phong cách học tập của người học Việt Nam tham gia học trực tuyến, chỉ rõ nhiều người học bày tỏ sự không thoải mái khi không có các tương tác trực tiếp vì đã quá quen với hình thức học truyền thống, cũng như không cảm thấy tự tin vào chất lượng của việc học trực tuyến hoàn toàn. Dữ kiện này được củng cố thông qua nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2016b) [8] về mức độ sẵn sàng cho hình thức học ngôn ngữ thông qua thiết bị di động. Hơn nữa, khảo sát này cũng khẳng định khó khăn của người học gây ra do người học đã quá quen với lối học truyền thống và do các vấn đề các trở ngại về kỹ thuật mà người học gặp phải. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Vịnh (2013) [6] cho thấy ưu thế của học kết hợp là tạo ra môi trường học trong đó người học có thể chủ động thời gian, có cơ hội tiếp gắn kết với các bạn cùng khoá học nhiều hơn và vì vậy mà kết quả học tập cũng tốt hơn. Tuy nhiên, khảo sát này cũng lại khẳng định thách thức kỹ thuật mà người học gặp phải và đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của người học xét về năng lực CNTT và mức độ sẵn sàng và mong muốn của người học có ảnh hưởng đến mức độ tham gia và chất lượng học tập của họ. Nhóm các nghiên cứu khác tập trung vào chủ đề tham gia học trực tuyến góp phần phát triển các khả năng ở người học cũng như tự học của người học. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (2013) [4] cho thấy các đặc tính sư phạm của giao tiếp thông qua công nghệ tác động đối với người học Việt Nam. Những tác động đó bao gồm (1) tăng động cơ học 112 BẢO KHÂM và cs. tập của người học, (2) hỗ trợ cho người học phương pháp học tập tích cực trong đó người học chủ động khám phá và xử lý thông tin, (3) khuyến khích kỹ năng suy ngẫm, (4) khích lệ phương thức học nhóm. Nghiên cứu đánh giá về khoá trực tuyến Dyned của Nguyễn Văn Long và Phạm Thị Tố Như (2014) [5] cho thấy lợi ích của việc học theo phần mềm này đối với sinh viên đại học không chuyên ngữ. Những lợi ích này biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau, bao gồm các kỹ năng nghe hiểu, nói, phát âm, cũng như kiến thức ngôn ngữ như ngữ pháp, từ vựng cho đến khả năng ứng dụng kiến thức đã học, thói quen luyện tập và khả năng nhận ra lỗi của bản thân sinh viên. 3. BỐI CẢNH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Dựa vào kế hoạch triển khai dự án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2012, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế được Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 giao nhiệm vụ triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường thông qua cung cấp miễn phí tài khoản trực tuyến cho sinh viên và triển khai chương trình bổ sung kiến thức và kỹ năng. Sinh viên tại ba trường đại học thành viên và một khoa trực thuộc đại học Huế nói chung và sinh viên tại năm ngành Quản Trị Kinh Doanh, Kế Toán Tài Chính (thuộc trường Đại Học Kinh Tế), ngành Quản Trị Kinh Doanh Du Lịch (thuộc khoa Du Lịch), ngành Công Nghệ Thông Tin (thuộc trường Đại Học Khoa Học) và ngành Toán học (thuộc trường Đại Học Sư Phạm) nói riêng được học tiếng Anh theo ba học phần gồm có Anh văn cơ bản 01, Anh văn cơ bản 02, và Anh văn cơ bản 03 với bảy tín chỉ (gồm 105 tiết lên lớp). Chương trình này được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra mà sinh viên phải đạt được khi kết thúc các học phần Tiếng Anh, đó là bậc 3 theo Khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương cấp độ B1 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu). Theo đó, 150 sinh viên của 5 ngành kể trên sẽ tham gia vào một khóa học trực tuyến trên tài khoản Livemocha được cấp miễn phí kết hợp với việc học theo chương trình tại lớp. Mỗi hai tuần, sinh viên sẽ được gặp trực tiếp với giáo viên phụ trách (tutor) và các sinh viên khác trong lớp để học theo nhóm nhằm rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, viết. Khóa học sẽ kéo dài trong 15 tuần. Sau đó sinh viên sẽ tham gia vào kỳ thi đầu ra để xác định cấp độ mà mình đạt được. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dữ liệu thu thập được thực hiện trên cơ sở tham khảo khuôn khổ lý thuyết của Raspopovic, Jankulovic, Runic và Lucic (2014) [10] vì tập trung nhiều vào yếu tố người học hơn các khung lý thuyết khác, chú ý đến những nhân tố khác trong môi trường đại học (xem tài liệu Quality on the line: Benchmarks for success in internet-based dítance education của Institute for Higher Education Policy xuất bản năm 2000). Khung lý thuyết của nhóm tác giả có liên quan đến xác định các nhân tố thành công tác động đến người học, bao gồm 3 nhân tố có liên quan đến hệ thống học trực tuyến, bao gồm: (1) chất lượng hệ thống, (2) chất lượng thông tin, và (3) chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, các nhân tố đó chỉ là những yếu tố bên ngoài người học, ít liên quan trực tiếp đến nhu cầu, nhận thức, và thái độ của người học. Vì vậy, cần phải xác định được có nhân tố trên có CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP... 113 liên quan hay tác động như thế nào đối với người học. Trên cơ sở đó, cần phải xác định thêm 3 nhân tố khác, bao gồm (4) việc sử dụng hệ thống của người học, (5) sự thỏa mãn của người sử dụng, và (6) các lợi ích chung mà người học cảm nhận. Trong khuôn khổ sáu nhân tố trên, nhóm tác giả xác định cần tập trung thu thập dữ liệu từ người học theo 4 nhóm dữ liệu sau: (1) thiết kế và tiện ích, (2) nội dung chương trình, (3) tổ chức thực hiện và tham gia chương trình, và (4) kết quả đạt được sau khi hoàn thành chương trình. Nhóm dữ liệu (1) tập chú vào chất lượng hệ thống và dịch vụ; nhóm dữ liệu (2) tập trung điều tra chất lượng thông tin; nhóm dữ liệu (3) tập chú vào việc người học sử dụng và sự thoả mãn của họ đối với chương trình và dịch vụ; Và nhóm cuối cùng thu thập dữ liệu có liên quan đến lợi ích chung mà người học có được sau khi tham gia chương trình. Công cụ thu thập dữ liệu chủ yếu là phiếu câu hỏi, bao gồm 10 nhóm câu hỏi tập trung vào bốn lĩnh vực đã được xác định. 94 phiếu câu hỏi được thu nhận trên tổng số 150 phiếu phát ra. Ngoài ra, phỏng vấn với 19 sinh viên đại diện cho các ngành cũng được tiến hành để bổ sung dữ liệu nhằm lý giải các thông tin qua phiếu trả lời. Việc phân tích dữ liệu chủ yếu dựa vào việc phân nhóm các câu trả lời dựa vào tỉ lệ phần trăm trả lời từ phiếu câu hỏi. Dữ liệu từ phỏng vấn được phân tích định tính dựa vào phân loại các ý kiến của người được phỏng vấn. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Sau khi khóa học kết thúc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các sinh viên tham gia vào khóa học để đánh giá về khóa học kết hợp thử nghiệm này. Kết quả của cuộc khảo sát được thể hiện như sau: 5.1. Về thiết kế Trang mạng (website) được đánh giá cao về tính tương tác. 90% trong tổng số 94 sinh viên tham gia điều tra cho rằng các bài học được thiết kế mang tính tương tác cao. Nhận xét của các sinh viên được phỏng vấn về website là “rõ ràng, đơn giản, các mục được trình bày một cách có hệ thống và logic”. Phần lớn sinh viên tham gia điều tra không gặp khó khăn về vấn đề truy cập hay sử dụng trang học tiếng Anh trực tuyến này. Chỉ một số ít sinh viên (4%) hoặc cho rằng việc truy cập vào trang học trực tuyến còn khá phức tạp, hoặc gặp sự cố truy cập khi đăng nhập vào website. Kết quả này hoàn toàn khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2016a) [7] khi ông khẳng định người học gặp phải khó khăn do các vấn đề các trở ngại về kỹ thuật. Tuy nhiên, nhiều sinh viên (32%) nhận xét rằng giao diện của Livemocha còn “đơn điệu”, chưa bắt mắt và không có tính năng cho phép người học cá nhân hóa hay chỉnh sửa nội dung trên trang của mình. Một số sinh viên đề xuất ý kiến về việc thiết kế lại giao diện để website hiện đại và đẹp hơn, đồng thời “cung cấp những tiện ích trực tiếp trong website” như từ điển trực tuyến. 114 BẢO KHÂM và cs. Tóm lại, ngược lại với các nghiên cứu trước đây đã khuyến cáo về các trở ngại và khó khăn về mặt kỹ thuật mà người họ mắc phải, kết quả của khảo sát cho thấy vấn đề kỹ thuật không phải là trở ngại đối với người học. Bảng 1. Tiện ích kỹ thuật TIỆN ÍCH KỸ THUẬT Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Sinh viên không gặp trở ngại trong việc truy cập vào website chương trình (Livemocha). 0 4 18 43 29 2 Thiết kế của Website dễ sử dụng. 0 5 21 47 8 3 Các bài học được thiết kế mang tính tương tác cao. 0 0 21 64 9 4 Website của chương trình đảm bảo vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. 0 3 27 36 28 5 Thiết kế của website cho phép người học cá nhân hóa trang của mình. 0 4 28 56 6 6 Website của chương trình hoàn toàn đáng tin cậy. 0 7 23 32 32 7 Thiết kế của website cho phép người học chỉnh sửa nội dung. 0 30 41 17 6 5.2. Về nội dung chương trình Phần lớn phản hồi về nội dung kiến thức trên trang học tiếng Anh trực tuyến Livemocha là tích cực. 80% nhận xét rằng nội dung kiến thức được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. Chủ đề được lựa chọn cho các bài học trên Livemocha tạo được hứng thú đối với phần lớn người học (60%). Bảng 2. Nội dung chương trình NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Các bài học có nội dung đa dạng, phong phú và hiệu quả. 0 10 13 51 14 2 Các nội dung trong chương trình học được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu. 0 5 12 52 19 3 Chủ đề các bài học gần gũi với thực tế, tạo hứng thú cho người học. 0 0 38 41 15 4 Nội dung chương trình bao gồm đủ các điểm ngữ pháp cần thiết cho việc phát triển kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết của sinh viên. 0 5 21 47 21 5 Lượng từ vựng chương trình học cung cấp có ích trong việc phát triển kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết của sinh viên. 0 4 29 48 13 CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP... 115 6 Nội dung chương trình học giúp sinh viên phát triển kỹ năng Nghe (nghe lấy ý chính, nghe lấy thông tin chi tiết...) 0 5 32 45 10 7 Nội dung chương trình học giúp sinh viên phát triển kỹ năng Nói (giới thiệu bản thân, thảo luận về các chủ đề quen thuộc, giải thích và biện minh cho các quan điểm của mình). 0 19 38 37 0 8 Nội dung chương trình học giúp sinh viên phát triển kỹ năng Đọc (đọc lấy ý chính, đọc lấy thông tin chi tiết...) 0 8 23 44 19 9 Nội dung chương trình học giúp phát triển kỹ năng Viết của sinh viên (viết thư cho bạn bè, thư trang trọng, viết các văn bản ngắn về chủ đề quen thuộc...) 0 4 38 43 9 10 Nội dung chương trình bổ trợ có hiệu quả cho giáo trình tiếng Anh sử dụng chính thức (New Cutting Edge – Pre-Intermediate) 0 7 34 49 4 11 Nội dung chương trình học trang bị cho sinh viên đủ kiến thức và kỹ năng để tham dự kỳ thi đầu ra. 0 13 32 47 2 12 Nội dung chương trình học phù hợp với mục tiêu đề ra – giúp người học đạt được cấp độ B1 theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu. 0 8 38 37 11 Trên 60 sinh viên tham gia điều tra đánh giá rằng các điểm ngữ pháp và lượng từ vựng bao gồm trong các bài học trên Livemocha là đầy đủ để sinh viên phát triển kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết của mình. 67% sinh viên tham gia điều tra đồng ý rằng kỹ năng Đọc hiểu của các em được bổ trợ tốt nhờ các bài học trên Livemocha. Đặc biệt, trong số 19 sinh viên được phỏng vấn thì 12 người đánh giá cao về khả năng phát triển kỹ năng Đọc hiểu cho người học của trang mạng. Các bài học để phát triển kỹ năng nghe cũng được sinh viên nhận xét tốt, đặc biệt là các bài nghe có nhiều cấp độ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên ở các cấp độ khác nhau có thêm động lực để luyện kỹ năng này. Tuy nhiên, hai kỹ năng viết và nói lại được nhận xét là còn nhiều hạn chế. Đến 20% số sinh viên tham gia điều tra không nhận thấy kỹ năng Nói của mình cải thiện sau khi học xong khóa tiếng Anh trực tuyến trên Livemocha. 41% không có ý kiến nhận xét về kỹ năng này. Người học đề xuất nên bổ sung nhiều dạng bài luyện nói hơn. Gần một nửa sinh viên tham gia điều tra (44%) không nhận xét tốt về khả năng phát triển kỹ năng viết cho người học của website. Sinh viên đề nghị phần bài tập viết nên có giáo viên sửa bài thì mới tạo động lực cho sinh viên viết. Một số sinh viên mong muốn website đưa thêm phần bài tập viết luận vào nội dung. 116 BẢO KHÂM và cs. Một nửa số sinh viên tham gia điều tra đồng ý rằng chương trình tiếng Anh trực tuyến Livemocha hỗ trợ tốt về nội dung kiến thức và kỹ năng để sinh viên thi đầu ra và phần nào giúp người học đạt được cấp độ B1. Tóm lại, khảo sát trên Livemocha cho thấy các kết quả tương thích với kết quả của nghiên cứu của Nguyễn Văn Long và Phạm Thị Tố Như [5] đối với phần mềm Dyned về phương diện phát triển kỹ năng của người học. 5.3. Về tổ chức thực hiện và tham gia chương trình Điều đáng lưu ý là khi được hỏi về thời gian đầu tư cho việc học trực tuyến thì phần đông sinh viên tham gia điều tra phản ánh tình trạng lơ là và ít đầu tư cho chương trình này. Bảng 3. Tổ chức thực hiện và tham gia chương trình TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Sinh viên nhiệt tình tham gia vào chương trình học. 7 19 33 26 9 2 Sinh viên tích cực và chủ động hơn trong quá trình học tiếng Anh. 0 14 37 36 7 3 Sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho việc học tiếng Anh trực tuyến. 1 12 49 33 0 Các lý do được nêu ra chủ yếu là khách quan như không sắp xếp được thời gian giữa chương trình học ở trường và chương tình học trực tuyến, không thường xuyên truy cập được mạng internet, không có máy cá nhân thuận tiện cho việc học. Một số sinh viên lại không tự giác tham gia học sau khi đã đăng ký do không có giáo viên đốc thúc và cũng không có ràng buộc về điểm số. Các kết quả này khẳng định kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ (2016b) [8] về các trở ngại mà người học gặp phải do quá quen với phong cách học truyền thống vốn có ba đặc trưng là thiếu chủ động, thiếu tự giác và thiếu kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Tuy nhiên khi được phỏng vấn, sinh viên thừa nhận rằng khả năng tự học được nâng cao do phải tận dụng tối đa thời gian rảnh của mình để hoàn thành khóa học. Kết quả này khẳng định kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Vịnh (2013) [6], cho thấy ưu thế của học kết hợp là tạo ra môi trường học trong đó người học có thể chủ động thời gian học của mình nên kết quả đạt được cũng tốt hơn. Kết quả phỏng vấn cho thấy sinh viên dành từ 20 phút đến nhiều nhất là 2 tiếng mỗi lần học, mỗi tuần tối đa là 2 lần và chủ yếu tập trung cho kỹ năng Nghe (50% thời lượng). Một số sinh viên tập trung thời gian cho phần ngữ pháp (từ 20% đến 50% thời lượng). Cũng vì các lý do khách quan về thời gian và chương trình học ở trường mà hầu hết sinh viên được phỏng vấn (18/19 sinh viên) không tổ chức học nhóm. Chỉ có 01 sinh viên tham gia học nhóm vì có thể trao đổi kinh nghiệm và thảo luận. Điều này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (2013) [4] về các đặc tính sư CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP... 117 phạm của giao tiếp thông qua công nghệ tác động đối với người học Việt Nam đối với phương thức học nhóm 5.4. Kết quả đạt được sau khi tham gia chương trình Bảng 4. Kết quả đạt được sau khi tham gia chương trình KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Chương trình giúp sinh viên nâng cao được kỹ năng học tập trực tuyến. 0 11 10 62 11 2 Chương trình giúp sinh viên nâng cao được kỹ năng ngôn ngữ. 0 12 17 61 4 3 Chương trình giúp sinh viên có thêm hứng thú trong việc học tiếng Anh. 0 8 27 56 3 4 Chương trình hỗ trợ tốt cho chương trình học tiếng Anh cơ bản của sinh viên. 2 8 19 42 23 5 Chương trình giúp sinh viên làm quen và hiểu rõ hơn về khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu. 0 5 33 41 15 6 Chương trình mở rộng cơ hội học tiếng Anh cho sinh viên. 0 7 14 53 20 7 Chương trình giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. 0 7 36 35 16 8 Chương trình tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng tiếng Anh cơ bản và cần thiết. 0 5 24 57 6 9 Chương trình giúp sinh viên đạt được trình độ tiếng Anh nhất định. 0 5 37 52 0 Kết quả cho thấy đa số sinh viên tham gia chương trình học đánh giá tốt về những khía cạnh khác nhau. 73/94 sinh viên đồng ý răng việc tham gia phấn trực tuyến góp phần nâng cao kỹ năng học tập trực tuyến. 65/94 sinh viên nhận thấy kỹ năng ngôn ngữ của họ được nâng cao như là kết quả của việc tham gia học chương trình Livemocha và công nhận chương trình trực tuyến thực sự hỗ trợ chương trình cơ bản mà họ đang theo học. Đặc biệt, có đến 73/94 sinh viên cho rằng việc tham gia chương trình Livemocha tạo cơ hội cho họ luyện tập thêm và trên 50% sinh viên trả lời họ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng tiếng Anh cơ bản và cần thiết. Nhờ vậy, trên 55% sinh viên cho biết chương trình Livemocha đã thực sự giúp họ đạt được trình độ tiếng Anh nhất định. Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù phần lớn sinh viên đánh giá tốt về những điểm tích cực mà chương trình tiếng Anh trực tuyến Livemocha mang lại, một số sinh viên vẫn nhận xét rằng chương trình này không giúp họ nâng cao kỹ năng học trực tuyến (12%) hay kỹ năng ngôn ngữ (13%). 10 sinh viên (chiếm 11%) không đồng ý rằng chương 118 BẢO KHÂM và cs. trình trực tuyến hỗ trợ tốt cho chương trình học tiếng Anh chính thống ở trường của họ. 5% số sinh viên được điều tra không cho rằng chương trình Livemocha tạo cơ hội rèn luyện thêm hay đạt được trình độ tiếng Anh nhất định. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh đối với 8% sinh viên tham gia điều tra không được nâng cao. Điều này hoàn toàn trái ngược với kết quả nghiên cứu đánh giá về khoá trực tuyến Dyned của Nguyễn Văn Long và Phạm Thị Tố Như (2014) [5] về lợi ích của việc học theo phần mềm này đối với sinh viên đại học không chuyên ngữ. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Rõ ràng là chương trình Livemocha với việc áp dụng phương pháp học kết hợp không chỉ giúp cho họ phát triển kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ mà còn giúp họ tăng cường các kỹ năng tự học và giúp động viên việc học tập chính khoá. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa tác động tích cực của chương trình, nhóm tác giả xin đề xuất một số kiến nghị sau đây: 6.1. Về thiết kế của website Cần có sự đầu tư sâu hơn vào viết thiết kế các nguồn ngữ liệu trực tuyến nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học, đặc biệt là các nguồn ngữ liệu giúp phát triển kỹ năng viết và nói của sinh viên. Bên cạnh đó, cần có các tính năng để gia tăng sự tương tác trực tuyến giữa giáo viên và sinh viên trong quá trinh học nhằm giải đáp kịp thời các thắc mắc của sinh viên cũng như đưa ra các nhận xét cho các phần bài tập mà sinh viên đã thực hiện. 6.2. Về nội dung của website Các nội dung học trên trang mạng phải có sự cuốn hút đối với sinh viên nhằm nâng cao động cơ học tập của họ. Ngoài ra, nội dung học phải bám sát định dạng và nội dung bài thi để sinh viên cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia học. 6.3. Về phía người học Để mô hình học kết hợp có hiệu quả hơn, người học cần có sự nhận thức rõ ràng về vai trò của mình trong quá trình học. Họ phải biết lên kế hoạch, sắp xếp và quản lý thời gian của mình một cách hợp lý. Đồng thời, người học nên tham gia vào các hoạt động học nhóm hay tư vấn trực tiếp của giáo viên để có thể cập nhật các thông tin liên quan cũng như chia sẽ những khó khăn họ gặp phải trong quá trình học và cùng nhau tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn đó một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc học. Bên cạnh đó, việc học nhóm có thể giúp cho người học có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghe nói cùng nhau một cách hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cowie, N. & Sakui, K. (2013). It’s never too late: an overview of e-learning. ELT Journal, 67(4), 459-467. [2] Lim, D.H., Morris, M.L. & Kupritz, V.W. (2007). Online vs. Blended Learning: Differences in Instructional Outcomes and Learner Satisfaction. Journal of Asynchronous Learning Networks, 11(2), 27-42. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG THEO PHƯƠNG THỨC HỌC KẾT HỢP... 119 [3] Means, B., Y. Yoyama, R. Murphy, M. Bakia, and K. Jones. (2010). Evaluation of Evidence-based Practices in Online Learning: A Meta-analysis and Review of Online Learning Studies. Washington, DC: US Department of Education. Available at (accessed on 10 March 2015). [4] Nguyễn Văn Long (2013). Đặc tính sư phạm của giao tiếp qua công nghệ. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng 7(68), 37-43. [5] Nguyễn Văn Long, Phan Thị Tố Như (2014). Tác dụng của phần mềm Dyned đối với sinh viên năm 1 và 2 tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hà Nội, 40. [6] Nguyễn Quang Vịnh (2013.) Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm trong dạy học tiếng Anh theo mô hình kết hợp (blended learning) với các lớp bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ trong khuôn khổ Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Bài trình bày tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia về các giải pháp phần mềm dạy tiếng Anh cho các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Quy Nhơn ngày 14 tháng 11 năm 2013. [7] Nguyễn Ngọc Vũ (2016a). An investigation of Vietnamese Students’ Learning Styles in Online Language Learning. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh 1(79), 16-24. [8] Nguyễn Ngọc Vũ (2016b). An investigation of Vietnamese Learners’ readiness for mobile learning in language teaching context of Vietnam. Bài báo chưa xuất bản. Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [9] Pardo-Gonzalez, J. (2013). Incorporating blended learning in an undergraduate English course in Colombia. In: Brian Tomlinson & Claire Whittaker (Eds.), Blended Learning in English Language Teaching: Course Design and Implementation, London: British Council, 51-60. [10] Raspopovic, M., Jankulovic, A., Runic, J. & Lucic, V. (2014) Success factors for e- learning in a developing Country: A Case Study of Serbia. The Internal Review of Research in Open & Distance Learning, 15(3), 5-23. [11] Sharma, P. (2010). Blended learning. ELT Journal, 4(64), 456-458. Title: BLENDED INTENSIVE EFL PROGRAM: VIEWS & EVALUATION FROM THE PERSPECTIVE OF STUDENTS Abstract: The purpose of this paper is to describe students’ evaluation of the pilot blended intensive EFL programs in which students of five different disciplines in Hue University has participated. Their feedback was collected in terms of web design, program content, program implementation and final results. The study results show that students’ feedback was mainly positive despite some limitations of program effectiveness Keywords: blended learning, program evaluation TS. BẢO KHÂM ThS. CÁI NGỌC DUY ANH, ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG DUYÊN ThS. HUỲNH THỊ LONG HÀ, ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (Ngày nhận bài: 02/6/2016; Hoàn thành phản biện: 10/6/2016; Ngày nhận đăng: /6/2016)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf32_502_baokham_caingocduyanh_nguyenthihongduyen_huynhthilongha_nguyenthiphuonglan_15_bao_kham_9674_2.pdf
Tài liệu liên quan