Biểu tượng cổ mẫu trong văn xuôi Võ Thị Hảo - Nguyễn Thị Phương Lý

Với biến thể nấm mồ, đất là biểu tượng cho số phận con người. Theo Jean Chevalier: “Ngôi mộ khẳng định tính vĩnh cửu của sự sống qua các dạng biến thái của nó ” [2, tr. 596]. Nguyễn Du đã từng miêu tả một nấm mồ cô quạnh của nàng Đạm Tiên, thiếu vắng nhang khói ngay trong Tết Thanh minh: “Sè sè nắm đất bên đường/Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, cuộc đời của ả Tuynh (Dệt cỏ) cũng thấm đẫm nước mắt và khổ đau. Ngôi mộ của ả là “ngôi mộ loang lổ cỏ phủ không kín” nằm ở “chân gò đất trắng phếch cạnh khoảng rộng trũng rìa làng”. Ngôi mộ chính là biểu trưng cho cuộc đời bất hạnh và đầy éo le của người phụ nữ: đói ăn, đói mặc, đói cả tinh thần, chỉ có những ước mơ không bao giờ trở thành sự thật. Rừng, một biến thể nằm trong hệ cổ mẫu đất xuất hiện như một ám ảnh trong văn xuôi Võ Thị Hảo. “Rừng Cười” có lúc hẹp quá, ngột ngạt quá đối với những cô gái Trường Sơn: “Mặt trận đã lùi về gần kho, mà rừng thì cứ lầm lì trải đầy thảm lá rụng”, nhưng có lúc mênh mang, vắng lạnh “Thắm và các đồng đội của em! Cứ yên nghĩ ở Rừng Cười ”; và có lúc thực ảo chập chờn: “Rừng Cười ơi! Đã no nê máu và nước mắt ” (Người sót lại của Rừng Cười). Không gian Rừng Cười trở thành biểu tượng, biểu đạt hiện thực chiến tranh đa chiều, hiện thực đa phức của cõi lòng. Co hẹp, nới giãn, ảo hóa- đó là cách thức nhà văn biến không gian hiện thực, không gian thiên nhiên thành biểu tượng. Lửa, nước và đất là ba biểu tượng tiêu biểu nhất của cổ mẫu. Cả ba đều đã có một hành trình dài ghi dấu ấn cùng với nhân loại. Lựa chọn chúng là một thử thách với Võ Thị Hảo nhưng nữ văn sĩ đã thành công. Không những vậy, nhà văn Võ Thị Hảo còn rất khéo léo trong việc kết hợp các biểu tượng lại với nhau. Nhà văn đã xâu chuỗi biểu tượng, kết hợp với những biểu tượng/cổ mẫu khác như huyền thoại, Người Mẹ để mở rộng các chiều kích không gian, thời gian. Những cỗ mẫu đó không tồn tại biệt lập mà chúng xen kẽ, soi chiếu lẫn nhau tạo thành một thế giới biểu tượng phong phú, đa dạng và thống nhất. 4. KẾT LUẬN Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo, biểu tượng hàm chứa những thông điệp, những tầng ngầm ý nghĩa, đồng cũng là phương thức biểu đạt có hiệu quả những vấn đề thuộc hiện thực đa chiều của đời sống, con người trong đó bao hàm thế giới vô thức, thế giới tâm linh. Biểu tượng xuất hiện dày đặc trong văn xuôi Võ Thị Hảo và làm nên những giá trị riêng biệt. Trở về cội nguồn nhưng không giẫm chân lên các lối mòn đã có sẵn đó chính là quan điểm sáng tạo của những người cầm bút chân chính.

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu tượng cổ mẫu trong văn xuôi Võ Thị Hảo - Nguyễn Thị Phương Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 52-58 BIỂU TƯỢNG CỔ MẪU TRONG VĂN XUÔI VÕ THỊ HẢO NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Biểu tượng ngày càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ văn hóa, phong tục, lối sống cho đến tôn giáo, nghệ thuật và đặc biệt là văn học. Đối với văn học, biểu tượng đã mở ra khả năng vô tận trong việc khám phá, nhận thức thế giới xung quanh và con người. Trong văn xuôi của Võ Thị Hảo xuất hiện rất nhiều biểu tượng: biểu tượng huyền thoại, biểu tượng thiên tính nữ, biểu tượng cổ mẫuỞ bài viết này chúng tôi lựa chọn lửa, nước và đất – những đứa con yêu của cổ mẫu để thấy được tài năng cũng như nỗi niềm trăn trở về cuộc đời, về con người của “người đàn bà cầm bút” mang tên Võ Thị Hảo. Từ khóa: biểu tượng, cổ mẫu, văn xuôi Võ Thị Hảo 1. MỞ ĐẦU Nhà sử học người Pháp Guy Schoeller cho rằng: “Sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”. Biểu tượng ngày càng khẳng định vai trò trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ văn hóa, phong tục, lối sống cho đến tôn giáo, nghệ thuật và đặc biệt là văn học. Đối với văn học, biểu tượng đã mở ra khả năng vô tận trong việc khám phá, nhận thức thế giới xung quanh và con người đặc biệt là chiều sâu vô thức, bản năng. Vì thế hành trình đến với những chân trời của biểu tượng trong văn học là hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hoá, đồng thời cũng là cuộc hành trình nhận thức của nhân loại. Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sức hấp dẫn của văn xuôi Võ Thị Hảo chính là dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng. Có những biểu tượng bước ra từ cổ mẫu, có những biểu tượng đến từ những câu chuyện huyền thoại, cổ tích lại có những biểu tượng do chính tác giả sáng tạo nên. Biểu tượng nghệ thuật trong văn xuôi Võ Thị Hảo không chỉ là tấm gương phản chiếu số phận nhân vật mà còn là một dạng mã hóa những cảm xúc tư tưởng nghệ thuật về đời sống, nâng tác phẩm lên tầm ý nghĩa triết học. Để thể hiện cuộc sống con người đa chiều kích, nhà văn đã tìm đến với cổ mẫu, tìm những vết hằn đầu tiên trong ký ức nhân loại. Cổ mẫu (archetype), theo Từ điển văn học là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vô thức cá nhân”[7, tr. 972]. Như vậy, cổ mẫu trước hết cũng là biểu tượng nhưng có sức khái quát cao hơn biểu tượng, là những mẫu của các biểu tượng. Nó là những gì lắng đọng trong tâm thức của con người qua hàng ngàn thế hệ để trở thành vô thức tập thể. BIỂU TƯỢNG CỔ MẪU TRONG VĂN XUÔI VÕ THỊ HẢO 53 Giữa vũ trụ ngổn ngang của cổ mẫu, Võ Thị Hảo thấy lửa, bị cuốn hút bởi nước và dừng chân lại với đất. 2. HỆ CỔ MẪU LỬA Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, lửa được giải thích với những ý nghĩa: lửa là bản thể, lửa thần thánh, lửa tẩy uế và tái sinh, lửa hủy diệt, lửa giới tính và lửa là biểu tượng của sự giác ngộ [2]. Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo biểu tượng lửa xuất hiện dày đặc với rất nhiều biến thể, dung chứa nhiều tầng nghĩa. Giàn thiêu là sự xâu chuỗi, liên kết, tung tóe của biểu tượng lửa với rất nhiều những biến thể: lửa thù hận, lửa thực thể, máu, màu đỏ, mùi khét Lửa trở thành biểu tượng trung tâm, kết nối các mạch truyện (lịch sử, dã sử, huyền thoại, hiện thực), các tuyến nhân vật (thiện, ác, thực, ảo). Lửa làm nên hồn linh của tác phẩm. Lửa xuất hiện đầu tiên ở nhan đề của tác phẩm, lửa biến đảo Âm Hồn thành đảo lửa khi thiêu cháy 48 cô cung nữ và cuối cùng lửa lại tiếp tục bùng cháy khi vua Lý Thần Tông băng hà đem theo 27 cung nữ. Ngọn lửa lúc này là ngọn lửa thực thể, có khả năng thiêu đốt. “Lửa lập tức bùng lên. Những lưỡi đỏ khổng lồ thèm khát rần rật liếm giàn thiêu. Sạn đạo cũng bùng cháy như một con dao long khổng lồ quằn quại há cái miệng ngùn ngụt lửa đỏ mà nuốt trọn đảo Âm Hồn” [5, tr. 37]. Lửa thiêu đốt sự thật, những cuốn sách “tà thư” của Lê Thị Đoan biến thành tro bụi. Sự xâu chuỗi biểu tượng lửa/giàn thiêu đã vạch trần tội ác của lịch sử, luật lệ man rợ của chế độ phong kiến. Marius Schneider phân biệt hai dạng lửa: lửa theo trục hỏa-thổ (biểu tượng của dục vọng, sức nóng mặt trời và năng lượng thể chất), và lửa theo trục hỏa-khí (liên hệ với thuyết thần bí, sự thanh tẩy hay sự kiềm chế dục vọng và năng lượng tinh thần). Nghĩa là lửa có tính chất nhị nguyên: hủy diệt và tái sinh. Nét nghĩa mang đậm chất nhân văn của lửa là sự tái sinh. Đó là ngọn lửa ban phát của đấng Thượng hoàng Nhân tông khiến dân chúng cảm động, từ chỗ oán thán chuyển sang ngợi ca công đức của đức minh quân. Ngọn lửa và nồi thuốc đã cứu sống Nhuệ Anh từ chàng Cá Bơn. Đó còn là vẻ đẹp, là thần thái Ngạn La với đôi mắt cháy rực trong bóng tối. Sau khi trầm mình dưới dòng sông Gâm, thác Oán, Nhuệ Anh nghĩ rằng mình đã có thể chấm dứt cuộc đời nhưng ngọn lửa đã sưởi ấm cơ thể đưa cô bước giật lùi từ cõi chết trở về kiếp sống con người. Những cuốn sách của Lê Thị Đoan dù bị đốt cháy cũng không thể diệt được, nó đã nằm trong kí ức của nhân dân (Giàn thiêu). Cùng với cổ mẫu lửa, màu đỏ chính là một sắc lửa xuất hiện với tần số cao trên những trang văn của Võ Thị Hảo. Màu đỏ loang khắp Rừng Cười, loang cả trong đêm, “Năm cô gái sống trong lo âu mà rừng thì cứ lầm lì trải đầy thảm lá rụng. Ánh đỏ của thảm lá hắt lên cả bầu trời ánh ỏi, khiến cho đêm của họ cũng mang màu đỏ”; màu đỏ loang, nhòe trong giấc mơ của Thảo như một ám ảnh (Người sót lại của Rừng cười). Màu đỏ ngợp đầy Vũ điệu địa ngục. Cái chết người con gái ấy đã tạo ra sắc đỏ oan nghiệt ám ảnh cả bầu trời. Màu đỏ còn lặp lại nhiều lần trong truyện ngắn Võ Thị Hảo như một khát vọng: “đừng đỏ như màu máu loãng. Cũng đừng đỏ tím như màu hoa mười giờ. Mà cũng đừng đỏ như màu lửa cháy. Chỉ là màu đỏ. Đơn giản thế mà thôi”. Thỏi son NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY - LÊ THỊ HƯỜNG 54 của người mẹ mắc bệnh cùi mãi mãi nằm trên bàn thờ với một bông hoa bất tử màu nâu (Phiên chợ người cùi). 3. NƯỚC VÀ NHỮNG BIẾN THỂ Nếu lửa được xem là đứa con của trời vì nó cháy sáng và bốc lên thì nước thuộc về đất vì nó rơi xuống thành mưa và ở lại với nhân loại. Ngược dòng về quá khứ, chúng ta dễ dàng nhận thấy, nước đã có một chặng đường dài gắn bó với văn học Việt Nam từ thuở hồng hoang. Bắt nguồn từ những huyền thoại Con Rồng cháu Tiên, Đẻ đất đẻ nước, Mị Châu – Trọng Thủy cho đến những hình ảnh sông, ao, mưa, sương xuất hiện trong văn học trung đại và tuôn chảy với hàng loạt những biến thể khác nhau ở văn học hiện đại. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng nghiên cứu Nước (Eau) khó hơn Lửa rất nhiều. Có lẽ vì nước là nguyên tố xuất hiện đầu tiên trong bốn yếu tố chính của vũ trụ (Nước, Lửa, Khí, Đất). Mang tính nữ, tính mẹ, hình tượng nước khơi dậy những mơ mộng vĩnh cửu về sự ấm áp che chở và thuần khiết: “Nước là dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc của sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” [2, tr. 710]. Nước được xem là một thực thể khởi nguyên làm nên nhiên giới và nhân giới. Nước nuôi sống con người, cỏ cây, muông thú. Nước có mặt trong những thần thoại, truyền thuyết. Nước chảy tràn vào văn hóa. Và nước tuôn chảy trên những trang văn của Võ Thị Hảo làm thành biểu tượng. Nó biến hình, tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Dòng sông có thể coi là một trong những cổ mẫu đẹp nhất của văn hoá nhân loại. Là một biến thể của mẫu gốc nước, sông một mặt mang những ý nghĩa biểu trưng chung của nước, một mặt có những hướng nghĩa biểu trưng riêng gắn liền với những đặc điểm bản thể của nó và quan niệm của nhà văn. Với Võ Thị Xuân Hà, sông là tẩy rửa, thanh lọc và tái sinh (Trong nước giá lạnh); trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, sông là phù du và cũng là phù sa (tiểu thuyết Sông). Với Võ Thị Hảo, sông cũng mang tính chất nhị nguyên. Với nữ văn sĩ Võ Thị Hảo, sông là chứng nhân cho tình yêu của đôi trai tài gái sắc Nhuệ Anh và Từ Lộ. Trên chiếc bè trôi theo dòng nước, tình yêu của hai người đã thăng hoa tột đỉnh, họ đã trao cho nhau những gì nồng thắm nhất “một lần và mãi mãi”. Nước mưa từ trên trời ve vuốt cơ thể, nước dưới sông lăn tăn đẩy nhẹ chiếc bè bập bềnh trên sóng nước, dìu dắt đôi tình nhân vào những cảm xúc ngọt ngào, êm ái. Thế nhưng chỉ sau đó, sông đã hóa thành thủy thần cuốn trôi người con gái xinh đẹp Nhuệ Anh đang mang một trái tim tan nát muốn kết liễu đời mình. Sông trở thành kẻ hủy diệt. Rồi lại tái sinh, hai lần con người buộc sông phải trở thành quỷ dữ: Nhuệ Anh trầm mình và chàng Cá Bơn lúc nhỏ bị mẹ kế dìm xuống nước cho chết. Cả hai lần sông đều từ chối đón nhận và thực hiện quyền năng tái sinh của mình. Nhuệ Anh được chàng Cá Bơn cứu sống và trở thành sư bà động Trầm. Cậu bé Cá Bơn được con cá cứu sống và trở thành chàng Cá Bơn. Biển xuất hiện với tần số lớn trong văn xuôi Võ Thị Hảo với nhiều ý nghĩa. Biển trước hết là biểu tượng của sự tái sinh, xoa dịu nỗi đau. Biển đã đón nhận thị- người đàn bà bị hắt hủi ở chốn trần gian và biến thị trở thành Nữ thần trôi dạt (Biển cứu rỗi). Còn sông BIỂU TƯỢNG CỔ MẪU TRONG VĂN XUÔI VÕ THỊ HẢO 55 Gâm, thác Oán trả lại người con gái xinh đẹp Nhuệ Anh cho trần gian. Ở dạng thức nào, qua ý đồ nghệ thuật của nhà văn nữ nhân hậu, Nước/Biển/Sông đã cứu rỗi cho những người phụ nữ đa đoan. Biển khát vọng cũng là biểu tượng được nhiều nhà văn khai thác. Nhân vật Hơ Thuyền trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai cũng khao khát biển đến cháy lòng, và để thấy biển cô gái đã tìm đến cái chết: “Tôi biết nó không chết đâu mà nó bay về biển đó. Tôi nằm ngủ, thấy nó đứng trên một chiếc thuyền đẹp lắm, căng lá buồm rất to ra khơi” (Thuyền trên núi). Từ vô thức nhân loại, Võ Thị Hảo thành công khi sử dụng cổ mẫu đề biểu đạt cơn khát cháy lòng của một cô gái Mông sinh ra và lớn lên ở miền rừng núi. Không gian biển ở đây được đặt trong sự tương quan với không gian chật chội của rừng núi càng làm tăng thêm những khao khát muốn tìm đến biển của Sải. Để rồi khi gieo mình xuống vực sâu thăm thẳm, với Sải biển mãi mãi chỉ là giấc mơ, nó ở xa lắm (Con dại của đá). Một dáng hình khác của nước là mưa. Những giọt mưa đêm trong Tấm ván phóng dao của Mạc Can nhắc lại quá nhiều nỗi buồn trong quá khứ dẫu đã qua nhưng dư vị còn đọng mãi trong kí ức của nhân vật tôi: “Mưa rơi lộp độp trên mái lá nhà lồng chợ vắng tanh, chợ không người, sân khấu không ánh đèn, không khán giả, buồn ai oán, chung quanh mờ mịt gió nước, tiếng ếch nhái ồm ộp, một lúc vang vang, một lúc lặng thinh. Tiếng mưa rơi hoài, não ruột suốt canh thâu, tôi thao thức mòn mỏi cho tới khi thiếp đi, bàn tay lạnh vô tình đưa lên khuôn mặt không thể nào gột sạch dấu phấn trắng, chì đen, son đỏ” [1, tr. 2]. Với Võ Thị Hảo, mưa trở thành biểu tượng của niềm hi vọng, ước mơ, ân huệ ban phát từ trời (Làn môi đồng trinh). Mưa mềm mại, đồng lõa với cuộc ái ân của Từ Lộ và Nhuệ Anh (Giàn thiêu). Mưa còn là biểu tượng của sự sống. Thiếu mưa “Những dòng sông cạn khô vì hạn hán... Cỏ cháy. Rừng cháy” [5, tr. 496]. Vua lập đàn tràng cầu mưa. Khắp nơi nơi vang lên những tiếng cầu mưa. Sư bà động Trầm “lê tấm thân mong manh đi khắp các dòng sông khô cạn, ngửa mặt lên trời và hát gọi mưa” [5, tr. 495]. “Mưa trở về trời/ Nu na nu nời/ Ru trời/ Trời ơi” [5, tr. 264]. Lời hát của Ngạn La (Giàn thiêu) như một phương thuốc kì diệu xoa dịu nỗi đau của vị vua hóa hổ đang vật vã từng giây từng khắc trên long sàng. Thăng trầm của cuộc đời, của thời gian, những đố kị ganh ghét của chốn cung đình, kì lạ thay không lấy được những thanh âm trong trẻo của cô gái bắt cua thủa mười ba. Mưa và khúc đồng dao như những dòng suối mát lành xoa dịu bớt không khí hừng hực của giàn thiêu nhân thế, vơi dịu những nỗi khổ đau, bất hạnh của con người. Mưa/nước/khí/trời những mẫu gốc kết chuỗi trong lời đồng dao, với điệu da diết như tiếng thổn thức của cõi lòng. Cởi bỏ lớp áo bào của đức hoàng đế và cung nhân, Thần Tông và Ngạn La biến thành hai đứa trẻ lanh lảnh cất lên những khúc đồng dao như tiếng ngọc rơi. Không còn quyền thế, không còn phép tắc, không còn dục tính chỉ còn lại khung trời mơ mộng, đáng yêu của tuổi thơ. Nước mắt (trong tư duy biểu tượng của nhà văn) cũng mang chức năng tái sinh, đây là nét nghĩa mang đậm chất nhân văn của cổ mẫu nước. Những giọt nước mắt của sư bà Nhuệ Anh đã làm cho vua Thần Tông thức tỉnh, “Nước mắt của bà tưới lên người đức vua. Vua run rẩy. Và kì lạ, nước mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY - LÊ THỊ HƯỜNG 56 từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân mình của đức vua với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã” [5, tr. 463]. Những giọt nước mắt của Nhuệ Anh là những giọt nước mắt được chắt lọc, nó chứa bao hờn ghen và uất hận lẫn vị tha. 3. KHÚC BIẾN TẤU CỦA ĐẤT Đất trong văn xuôi Võ Thị Hảo tồn tại với nhiều những biến thể và mang những ý nghĩa khác nhau. Xét về mặt trực quan “đất cứng cáp, đục thô, ổn định, rộng rãi, ngập tràn cây cối, nuôi sống muôn loài, đất như người Mẹ có sức sản sinh và tái sinh, bền bỉ trong một nhịp điệu âm thầm và bao dung” [8]. Theo Nguyễn Thị Thanh Xuân, cổ mẫu đất xuất hiện đầu tiên trong văn học Việt Nam ở sử thi Đẻ đất, đẻ nước của người Mường bên cạnh cổ mẫu nước và cổ mẫu cây thủy tổ (cây si). Huyền thoại Con Rồng, cháu Tiên kể cho chúng ta về sự phân li giữa Đất và Nước. Người mẹ Âu Cơ đã “bám đất” nuôi năm mươi người con, sinh sôi nảy nở và tạo ta muôn loài [8]. Trong thơ Hồ Xuân Hương, cổ mẫu đất được gắn với những biểu tượng phồn thực như: hang, động, đèo Võ Thị Hảo cho ta những góc nhìn mới hơn về biểu tượng đất cùng những biến thể của nó. Đất nguyên mẫu là “tấc đất, tấc vàng” với ý nghĩa nuôi sống con người được thể hiện qua lễ tịch điền (Giàn thiêu). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vị vua đầu tiên thân hành xuống ruộng để thực hiện lễ tịch điền trong lịch sử Việt Nam là vua Lê Đại Hành. Tiếp nối truyền thống đó vua Lý Nhân Tông cũng tổ chức lễ hội này. Lễ tịch điền được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh người mẹ đất, khẳng định tầm quan trọng của đất đối với đời sống con người. Cũng chính bởi ý nghĩa này nên khi cậu bé Dương Hoán bỏ qua kiếm, đao thương, rượu chè, phấn son để chạy tới đứng cạnh đức vua cầm hòn đất lên toét miệng cười khiến tất cả mọi người đều tâm phục, khẩu phục trước người kế vị trong tương lai. “Được vàng bạc châu báu, cung kiếm gươm đao thì dễ. Được đất mới là triệu được nước” [5, tr. 260]. Đất là biểu tượng của sự chở che. Nhân vật trong tác phẩm Võ Thị Xuân Hà trong những khoảnh khắc buồn vui, hạnh phúc bất hạnh thường tìm đến đất: “Tôi lăn ra đất, áp tai xuống mặt đất nồng nàn”; “Tôi chỉ là một sinh linh bé nhỏ, tồn tại nhờ khí trời khí đất khí sông” (Trong nước giá lạnh). Trong Giàn thiêu, được chàng Cá Bơn cứu sống, Nhuệ Anh biết rằng nàng chưa thể dứt duyên nợ với trần đời. Nàng ra đi: “Bước chân lưu lạc và những tiếng mỏ đều đều ru ngủ cứ văng vẳng trong không trung đã đưa đẩy Nhuệ Anh tới động Trầm” [5, tr. 329]. Xấp xỉ hai mươi tuổi, người con gái xinh đẹp với đôi mắt hút hồn ấy đã xuống tóc nương nhờ cửa Phật. Nàng chôn cuộc đời mình nơi động Trầm, trong những tiếng cầu kinh để mong được bình yên. Thế giới với nàng chỉ có Từ Lộ. Nàng đã bỏ cha mẹ, cuộc sống vinh hiển lặn lội tìm chàng và đã bị chàng cự tuyệt. Nếu động Trầm che chở cho người con gái tội nghiệp thì ở nơi xa kia “một vòm hang trắng bạc, phủ đầy thạch nhũ, ấm áp” [5, tr. 359] che chở cho Từ Lộ. Nơi đó “Thời gian ngưng đọng. Lá cây rụng xuống che phủ. Tổ mối đùn lên lấp dần” [5, tr. 364]. Nơi đó chỉ có Từ với một trái tim nhuộm máu căm thù, với lòng quyết tâm tu thành đạo để trả thù cho cha mẹ. Bỏ lại đằng sau người con gái mình yêu, quên đi lứa tuổi 17, quên tiếng sáo tiêu tương một thời làm mê đắm bao người, trốn mình trong sự chở che, bao BIỂU TƯỢNG CỔ MẪU TRONG VĂN XUÔI VÕ THỊ HẢO 57 bọc của hang và sự chăm sóc của dã nhân Từ Lộ quyết luyện cho bằng được phép lục thông. Đất còn là biểu tượng cho điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Khi chết đi đất đón con người trở về với đất mẹ. Từ Lộ sau này khi trở thành đại sư Đạo Hạnh cũng đã chọn hang làm nơi viên tịch: “Trong hang đá, vững chắc như gắn liền với nền hang làm thành một khối” [5, tr. 453]. Với biến thể nấm mồ, đất là biểu tượng cho số phận con người. Theo Jean Chevalier: “Ngôi mộ khẳng định tính vĩnh cửu của sự sống qua các dạng biến thái của nó” [2, tr. 596]. Nguyễn Du đã từng miêu tả một nấm mồ cô quạnh của nàng Đạm Tiên, thiếu vắng nhang khói ngay trong Tết Thanh minh: “Sè sè nắm đất bên đường/Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo, cuộc đời của ả Tuynh (Dệt cỏ) cũng thấm đẫm nước mắt và khổ đau. Ngôi mộ của ả là “ngôi mộ loang lổ cỏ phủ không kín” nằm ở “chân gò đất trắng phếch cạnh khoảng rộng trũng rìa làng”. Ngôi mộ chính là biểu trưng cho cuộc đời bất hạnh và đầy éo le của người phụ nữ: đói ăn, đói mặc, đói cả tinh thần, chỉ có những ước mơ không bao giờ trở thành sự thật. Rừng, một biến thể nằm trong hệ cổ mẫu đất xuất hiện như một ám ảnh trong văn xuôi Võ Thị Hảo. “Rừng Cười” có lúc hẹp quá, ngột ngạt quá đối với những cô gái Trường Sơn: “Mặt trận đã lùi về gần kho, mà rừng thì cứ lầm lì trải đầy thảm lá rụng”, nhưng có lúc mênh mang, vắng lạnh “Thắm và các đồng đội của em! Cứ yên nghĩ ở Rừng Cười”; và có lúc thực ảo chập chờn: “Rừng Cười ơi! Đã no nê máu và nước mắt” (Người sót lại của Rừng Cười). Không gian Rừng Cười trở thành biểu tượng, biểu đạt hiện thực chiến tranh đa chiều, hiện thực đa phức của cõi lòng. Co hẹp, nới giãn, ảo hóa- đó là cách thức nhà văn biến không gian hiện thực, không gian thiên nhiên thành biểu tượng. Lửa, nước và đất là ba biểu tượng tiêu biểu nhất của cổ mẫu. Cả ba đều đã có một hành trình dài ghi dấu ấn cùng với nhân loại. Lựa chọn chúng là một thử thách với Võ Thị Hảo nhưng nữ văn sĩ đã thành công. Không những vậy, nhà văn Võ Thị Hảo còn rất khéo léo trong việc kết hợp các biểu tượng lại với nhau. Nhà văn đã xâu chuỗi biểu tượng, kết hợp với những biểu tượng/cổ mẫu khác như huyền thoại, Người Mẹ để mở rộng các chiều kích không gian, thời gian. Những cỗ mẫu đó không tồn tại biệt lập mà chúng xen kẽ, soi chiếu lẫn nhau tạo thành một thế giới biểu tượng phong phú, đa dạng và thống nhất. 4. KẾT LUẬN Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo, biểu tượng hàm chứa những thông điệp, những tầng ngầm ý nghĩa, đồng cũng là phương thức biểu đạt có hiệu quả những vấn đề thuộc hiện thực đa chiều của đời sống, con người trong đó bao hàm thế giới vô thức, thế giới tâm linh. Biểu tượng xuất hiện dày đặc trong văn xuôi Võ Thị Hảo và làm nên những giá trị riêng biệt. Trở về cội nguồn nhưng không giẫm chân lên các lối mòn đã có sẵn đó chính là quan điểm sáng tạo của những người cầm bút chân chính. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY - LÊ THỊ HƯỜNG 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mạc Can (2006). Tấm ván phóng dao, NXB Trẻ. [2] Jean Chevalier & Alain Gheerbrant (2002). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư chủ biên dịch, NXB Đà Nẵng. [3] Võ Thị Hảo (2006). Biển cứu rỗi, NXB Phụ nữ, Hà Nội. [4] Võ Thị Hảo (2006). Hồn trinh nữ, NXB Phụ nữ, Hà Nội. [5] Võ Thị Hảo (2005). Giàn thiêu, NXB Phụ nữ, Hà Nội. [6] Đỗ Đức Hiểu (1999). Đổi mới phê bình văn học (Phê bình – Tiểu luận), NXB Khoa học Xã hội và NXB Mũi Cà Mau. [7] Nhiều tác giả (2005). Từ điển văn học, Thế giới, TP Hồ Chí Minh. [8] Nguyễn Thị Thanh Xuân (2009). “Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam”, Title: ARCHETYPE SYMBOLS IN VO THI HAO’S PROSE Abstract: Symbols are increasingly confirming their position in many fields of people’s life from culture, custom, lifestyle to religion, art and especially literature. For literature, symbols has opened endless possibilitiy in discovering, perceiving people and the world. In Vo Thi Hao’s prose, many symbols appear such as legend, woman’s beauty, archetype, etc. In this article, we choose fire, soil and water which are specific factors of archetype so that we can see talent as well as worried feeling about life, people of prose writer - Vo Thi Hao. Keywords: archetype, symbol, Vo Thi Hao’s prose NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng ĐT: 0989 705 428, Email: lyngoc255@gmail.com TS. LÊ THỊ HƯỜNG Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf27_438_nguyenthiphuongly_lethihuong_09_nguyen_thi_phuong_ly_7537_2020366.pdf
Tài liệu liên quan