Câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị

CÂU HỎI ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ Câu 1: Theo Mác: Tư bản là tiền, là vật nhưng bản chất không phải là tiền hay vật mà là một quan hệ xã hội, quan hệ bóc lột lao động làm thuê. Anh (Chị) hiểu câu đó như thế nào? (Tr.6) Câu 2: Phân tích vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Theo Anh (Chị), nguyên nhân nào mà các nhà kinh tế cho rằng chủ nghĩa tư bản còn khả năng phát triển trong những thập niên đầu của thế kỷ 21? (Tr.12) Câu 3: Tìm hiểu về chính sách kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay. Những tồn tại và khó khăn trong việc xử lý mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. (Tr.13) Câu 4: Cách mạng khoa học công nghệ và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và phương hướng phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay. (Tr.17) Câu 5: Đối Tượng Nghiên Cứu Của Kinh Tế Học Chính Trị (Tr.19) Câu 6 : Tái Sản Xuất Xã Hội Là Gì ? (Tr.20) Câu 7 : Hàng Hóa Và Thuộc Tính Của Hàng Hóa? Tính Chất Hai Mặt Của Lao Động Sản Xuất Hàng Hóa ?Phân Biệt Lao Động Xã Hội - Lao Động Tư Nhân , Lao Động Giản Đơn - Lao Động Phức Tạp ? (Tr.21) Câu 8: Trình Bày Nội Dung Yêu Cầu Và Tác Dụng Của Quy Luật Giá Trị ? (Tr.22) Câu 9: Sự Chuyển Hóa Thành Tư Bản ? (Tr.23) Câu 10: Sản Xuất Giá Trị Thặng Dư - Quy Luật Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư Bản ? (Tr.23) Câu 11: Tích Lũy Tư Bản ? Quy Luật Tích Lũy Tư Bản ? Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản ? (Tr.26) Câu 12: Lợi Nhuận Bình Quân Và Giá Cả Sản Xuất ? Sự Hình Thành Giá Trị Thị Trường ? Cạnh Tranh Ngành ?Sự Chuyển Hóa Giá Trị Hàng Hóa Thành Giá Trị ? (Tr.27) Câu 13: Tư Bản Cho Vay ,Lợi Tức ? Công Ty Cổ Phần ? Thị Trường Chứng Khoán ? Tư bản cho vay, lợi tức (Z), tỷ suất lợi tức (Z’) ? (Tr.28) Câu 14: Nêu Các Hình Thức Địa Tô ? (Tr.29) Câu 15: Tăng Trưởng Kinh Tế Và Hiệu Quả Kinh Tế ? Tăng trưởng kinh tế ? (Tr.29) Câu 16 : Những Đặc Điểm Kinh Tế Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền ? (Tr.30) Câu 17: Trình Bày Tính Tất Yếu Khách Quan Của Sự Tồn Tại Nhiều Thành Phần Kinh Tế trong Thời Kỳ Quá Độ Lên CNXH Ở Nước Ta ? (Tr.31) Câu 18: Nêu Các Thành Phần Kinh Tế Và Phân Tích Vai Trò Của Mỗi Thành Phần Kinh Tế Trong Nền Kinh Tế Quá Độ Ở Nước Ta Hiện Nay ? (Tr.32) Câu 19: Nguyên Nhân Ra Đời , Bản Chất , Những Biểu Hiện Chủ Yếu Của Chủ Nghĩa Tư Bản Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước ? (Tr.33) Câu 20 : Tại Sao Phải Thực Hiện Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Và Công Nghiệp hoá Hiện Đại Hóa Nhằm Mục Đích Gì ? (Tr.33) Câu 21: Nội Dung Chủ Yếu Của Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa , Vận Dụng Vào Điều Kiện Nước Ta Hiện Nay ? (Tr.34) Câu 22: Phân Tích Những Điều Kiện Để Thực Hiện Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa ? (Tr.35) Câu 23: Phân Tích Tính Tất Yếu Khách Quan Của Việc Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa Theo Định Hướng Xã Chủ Nghĩa ? (Tr.36) Câu 24 : Phân Tích Những Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Hàng Hóa Theo Định Hướng Xã Chủ Nghĩa ? (Tr.37) Câu 25: Điều Kiện Và Phương Hướng Để Phát Triển Kinh Tế Hàng Hóa Ở Nước Ta ? (Tr.39) Câu 26: Phân Tích Lợi Ích Kinh Tế, Hệ Thống Lợi Ích Kinh Tế ? Bản chất và tính đa dạng của hệ thống lợi ích kinh tế ? (Tr.39) Câu 27: Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Nền Kinh Tế Thị Trường ? (Tr.40) Câu 28: Chất Và Lượng Của Giá Trị Hàng Hóa ? (Tr.41) Câu 29: Chức Năng Của Tiền Tệ ? (Tr.42) Câu 30: Công Thưc Chung Của Tư Bản ? (Tr.43) Câu 31: Hàng Hóa Sức Lao Động ? (Tr.44) Câu 32: Hai Phương Pháp Sản Xuất Ra Thặng Dư ? (Tr.45) Câu 33: Mối Quan Hệ Giữa Lợi Nhuận Và Giá Trị Thặng Dư ? (Tr.46) Câu 34: Tỉ Suất Lợi Nhuận Bình Quân ? (Tr.46) Câu 35: Phân tích các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá và những ưu thế của sản xuất hàng hoá so với kinh tế tự nhiên ? (Tr.47) Câu 36: Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá và quan hệ của hai thuộc tính đó với tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? (Tr.48) Câu 37: Phân tích lượng giá trị hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá ? (Tr.49) Câu 38: Phân tích nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ? (Tr.50) Câu 39: Phân tích nội dung (yêu cầu), tác dụng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn. Những biểu hiện của quy luật này trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản? (Tr.51) Câu 40: Thế nào là thị trường? Mối quan hệ giữa phân công lao động XH với thị trường. Phân tích các chức năng của thị trường? (Tr.52) Câu 41: Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? Những tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh? (Tr.53) Câu 42: Cung, cầu là gì? Quan hệ cung - cầu? Tại sao cung - cầu là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá? (Tr.53) Câu 43: Phân tích sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản. Những điều kiện để tiền tệ có thể thành tư bản ? (Tr.54) Câu 44: Phân tích hàng hoá sức lao động ? (Tr.54) Câu 45: Phân tích bản chất và các hình thức tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản ? (Tr.55) Câu 46. Trình bày nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư dưới chủ nghĩa tư bản ? (Tr.55) Câu 47: Phân tích quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ? (Tr.56) Câu 48: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối dưới chủ nghĩa tư bản ? (Tr.56) Câu 49: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dưới chủ nghĩa tư bản ? (Tr.56) Câu 50: Tư bản là gì? Thế nào là tư bản bất biến, tư bản khả biến, tư bản cố định, tư bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của các cách phân chia tư bản trên đây ? (Tr.57) Câu 51: So sánh giá trị thặng dư với lợi nhuận, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận. Tốc độ chu chuyển của tư bản có ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu về tư bản, tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm? (Tr.58) Câu 52: Phân tích thực chất và động cơ tích luỹ tư bản. Phân tích tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ? (Tr.59) Câu 53: Phân tích những ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ? (Tr.59) Câu 54: Trình bày các khái niệm chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Các khái niệm trên đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa như thế nào? (Tr.60) Câu 55: Phân tích sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? (Tr.61) Câu 56: Phân tích sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp ? (Tr.61) Câu 57: Phân tích nguồn gốc và sự hình thành lợi tức và lợi nhuận ngân hàng ? (Tr.62) Câu 58: Thế nào là công ty cổ phần và thị trường chứng khoán? Nguyên nhân hình thành và vai trò của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán? (Tr.63) Câu 59: Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa? (Tr.63) Câu 60: Trình bày sự hình thành địa tô chênh lệch. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ? (Tr.64) Câu 61: Phân tích tính tất yếu khách quan và lợi ích của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ? (Tr.64) Câu 62: Phân tích đặc điểm, vị trí, xu hướng vận động và phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa XH ở nước ta ? (Tr.65) Câu 63: Kinh tế nhà nước là gì? Thế nào là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước? Những giải pháp chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò đó? (Tr.66) Câu 64: Phân tích mục tiêu, các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta? (Tr.67) Câu 65: Phân tích tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ? (Tr.67) Câu 66: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ? (Tr.68) Câu 67: Phân tích những điều kiện cần thiết để công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ? (Tr.70) Câu 68: Phân tích những đặc điểm của kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) ở nước ta hiện nay ?(Tr.71) Câu 69: Trình bày những điều kiện và chính sách phát triển kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) ở nước ta? (Tr.73) Câu 70: Trình bày tính tất yếu khách quan và các nguyên tắc phát triển các các quan hệ kinh tế quốc tế ? (Tr.73) Câu 71: Phân tích các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế ? (Tr.74) Câu 72: Phân tích khả năng và các chính sách phát triển quan hệ kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay ? (Tr.76) Câu 73: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa ,ý nghĩa của kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay? (Tr.77) Câu 74: Thế nào là hàng hoá ?Phân tích 2 thuộc tính của hàng hoá?Vì sao hàng hoá lại có hai thuộc tính? (Tr.77) Câu 75:Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng gì?Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá? (Tr.78) Câu 76: Nội dung ,yêu cầu và tác động của quy luật giá trị?sự vận động của quy luật giá trị được biểu hiện ntn? (Tr.79) Câu 77: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch? (Tr.80) Câu 78: Hai điều kiện và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động? (Tr.81) Câu 79: Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối cuả CNTB? (Tr.81) Câu 80: Địa tô là gì ?Bản chất của địa tô và các hình thức của địa tô?Vì sao địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân còn Z chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân? (Tr.82) Câu 81: Phân tích các đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền.Đặc điểm thứ ba có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta hiện nay? (Tr.82) Câu 82: Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩ tư bản độc quyền nhà nước? (Tr.84) Câu 83: Trình bày tính chất tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH.Đặc điểm và thực chất của thời kì quá độ? (Tr.85) Câu 84: Trình bày sứ mệnh của giai cấp công nhân và phong trào nhân dân sứ mệnh lịch sử của nó? (Tr.86) Câu 85: Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh công nông? (Tr.87) Câu 86: Nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN? (Tr.87) Câu 87: Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền? (Tr.88) Câu 88: So sánh giữa p’ và m’,p ngân hàng và lợi tức? (Tr.89)

doc96 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 10927 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Câu hỏi ôn tập kinh tế chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoá? +Giá trị hàng hoá là lao động của người sx kết tinh trong hàng hoá. +Lượng giá trị hàng hoá là lượng lao động hao phí để tạo ra được hàng hoá. *Thước đo lượng giá trị hàng hoá. +Thời gian lao động cá biệt:Là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá của từng người do điều kiện sx,trình độ tay nghề… khác nhau.Thời gian lao động xã hội cần thiết để sx ra hàng hoá trong điều kiện trung bình của xã hội .Thời gian lao động xã hội cần thiết quýet định tới lượng giá trị hàng hoá. =>Vậy lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết . =>Thông thường thì giá trị hàng hoá được quyết định bởi những người sx ra hàng hoá cung cấp đại đa số hàng hoá trên thị trường. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá. *năng suất lao động :là năng lực của người sx được tính bằng số lượng sản phẩ sx ra trong 1 đơn vị thời gian hay số lượng thời gian để tạo ra 1 đơn vị hàng hoá. Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của 1 đơn vị hàng hoá sẽ giảm và ngược lại.Vậy giá trị của hàng hoá tỉ lệ nghịch với năg suất lao động. *Cường độ lao động :là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong 1 đơn vị thời gian .Nó cho thấy mức độ khẩn trương ,căng thẳng ,nặng nhọc của người lao động. Nếu cường độ lao động tăng lên thì khối lượng hàng hoá sx ra tăng lên và hao phí cũng tăng lên tương ứng .Vậy giá trị của đơn vị hàng hoá vẫn không thay đổi. *Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa .Theo mức độ phức tạp của lao động có thẻ chia lao động thành :Lao động đơn giản và lao động phức tạp. +Lao động giản đơn :là lao động không trải qua đào tạo vẫn có thể thực hiện được +Lao động phức tạp :là lao động đòi hỏi phải được đào tạo,huấn luyện mới tiến hành được. =>Vậy:trong cùng 1 thời gian,lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động đơn giản. CÂU 76: Nội dung ,yêu cầu và tác động của quy luật giá trị?sự vận động của quy luật giá trị được biểu hiện ntn? *Nội dung và yêu cầu của quy luật gí trị: +Quy luật giá trị:là quy luật kinh tế cơ bản của sx hàng hoá .Vì nó quyết định bản chất của sx hàng hoá,là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sx hàng hoá. +Nội dung của quy luật giá trị:Thêo yêu cầu của quy luật giá trị sx và trao đổi hàng hoá pahỉ dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết . Trong sx:q.luật giá trị yêu cầu người sx hàng hoá phải hạ tháp hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để có lãi và đủ để bù đắp chi phí. Trong lưu thông q.luật gí trị yêu cầu tất cả giá trị hàng hoá đem ra trao đổi đều phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. +Sự vận đông của q.luật này thông qua sự vận động của giá cả. - cunggiá cả >giá trị - cung=cầu->giá cả = giá trị - cung > cầu -> giá cả < giá trị *hai tác động của q.luật giá trị: +,Điều tiết sx và lưu thông hàng hoá:trong sx thêo mênh n lệnh của giá cả TLSX và SLĐ được phân phối 1 cách tự phát vào các ngành sx # nhau .trong lưu thông q.luật giá trị có tiêu dùng điều tiết nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. +Kích thích cải tiến kĩ thuật hợp lý hoá sx, tăng Năng suất LĐ ,giảm giá thành sản phẩm,thúc đẩy lực lượng sx xã hội nhanh chóng. +phân hoá những người sx thành ng giàu,ng nghèo ,ng nào có hao phí lao động cá biệt LĐ xã hội cần thiết thì sẽ rơi và tình trạng thua lỗ,nghèo đi ,phá sản ,trở thành ng LĐ làm thuê. Đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sx TBCN,cơ sở ra đời của CNTB.Như vậy q.luật giá trị vừa thúc đẩy sx phát triển vừa phân hoá thanh ng giầu ng nghèo. *Sự vân động của q.luật giá trị được biểu hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả ,nên giá cả phụ thuộc vào giá trị.Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.Trên thị thường ,ngoài giá trị cả còn phụ thuộc vào các nhân tố :cạnh tranh ,cung cầu,sức mua của đồng tiền .Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giá và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của q.luật giá trị .Thông sự vận động của giá cả thị trường mà q.luật giá trị phát huy tác dụng. Câu 77 : Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch Giá trị thặng dư là gì: Là một bộ phận của giá tri mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không *) Hai phương thức sản xuất giá trị thặng dư 1. Giá trị thặng dư tuyệt đối : là giá trị thặng dư được sản xuất bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Giả sử ngày lao động là 8h, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động thặng dư. m’= 4/4 x 100% = 100% Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2h, trong khi thời gian tất yếu vẫn không thay đổi, vẫn là 4h Do đó tỷ xuất giá trị thặng dư là: m’= 6/4 x 100% = 150% Như vậy khi kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ xuất giá trị thặng dư tăng lên. Trước đây là 100% còn bây giườ thì 150% Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân 2. Giá trị thặng dư tương đối: Là giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối . Giá sử ngày lao động 8h và nó được chia ra thành 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động thăng dư Do đó tỷ xuất giá trị thặng dư là: m’= 4/4 x100% = 100% Giả định rằng ngày lao động không thay đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 2h lao động đã tạo ra được một lượng giá trị mới bằng với sức lao động của mình. Do đó tỷ lệ phân chia lao động sẽ thay đổi, 2h lao động tất yếu và 6h lao động thặng dư Do đó bây giờ tỷ xuất giá trị thặng dư là : m’= 5/3 x 100% = 166% +) Muốn rút ngắn thời gian lao động tất yếu phải giảm giá trị sức lao động : Muốn hạ thấp giá trị sức lao động giảm giá trị tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tăng năng xuất lao động trong các ngành sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt thuộc phạm vi tiêu dùng của công nhân hay tăng năng xuất lao động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt đó. -> Khi kỹ thuật phát triển thì sản xuất giá trị thăng dư tương đối là phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư. Nhưng thực tế thì nhà tư bản áp dụng kết hợp cả hai phương pháp nói trên để năng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản 3. Giá trị thặng dư siêu ngạch : Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng xuất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị các biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch KN: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó +) Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi +) Xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên +) Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, làm cho năng xuất lao động xã hội tăng nhanh chóng +) Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối: Vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng xuất lao động Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hoá Câu 78 :Hai điều kiện và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động ? *Sức lao động và điều kiện sức lao động trở thành hành hóa : +Khái niệm sức lao động là: toàn bộ trí lực và thể lực tồn tại bên trong 1 con ,người và được người đó sử dụng vào sản xuất +) Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau: -Người lao động được tự do về thân thể và phải được tự do bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất đinh -Người lao dộng không có tư liệu sản xuất để tự mình sản xuất và không có của gì khác có giá trị . *Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động :Được đo gián tiếp bằng toàn bộ giá trị tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất sức lao động đã hao phí .Đây là 1 phạm trù mang yếu tố lịch sử VHXH ,nó phụ thuộc vào điều kiện phát triển của kinh tế xã hội ở mỗi nướ trong từng thời kỳ . +Giá trị sử dụng của hàng hóa sứ lao động :thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động ,tức là quá trình lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa ,một dịch vụ nào đó . Trong quá trình lao động sức lao động tạ ra một giá trị mới lớn hơn giá tị ban đầu của bản thân nó ,phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư . Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện tiền chuyển hóa thành tư bản ,là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Câu 79 : Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối cuả CNTB -Quy luật kinh tế cơ bản là quy luật phản ánh mục đích và bản chất cuả một phương thức sản xuất.Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật ,kinh tế cơ bản. -Bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất công nhân phải bán sức lao động cho nhà tư bản.Lao động không công cuả người công nhân làm thuê laf nguồn gốc của giá trị thặng dư,nguồn gốc làm giàu của tư bản. -Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa .Vì mục đích đó các nhà TB sản xuẩt bất kì loại hàng hoá nào ,kể cả vũ khí giết người hàng loạt ,miễn là thu được nhiều giá trị thặng dư,phương tiện để đạt được mục đích đó là tăng cường bóc lột người công nhân làm thuê.(Bằng cách phát triển khoa học kĩ thuật ,kéo thời gian ngày lao động ,tăng năng suất lao động) -Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB .Nội dung của quy luật là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các biện pháp kĩ thuật và quản lí để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê. -Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ trong nhiều mặt của đời sống xã hội.Một mặt nó thúc đẩy xã hội và phân công lao động xã hội phát triển,làm cho LLSX trong xã hội TBCN phát triển với tốc độ nhanh và nâng cao năng suất lao động.Mặt khác nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng trở nên gay gắt. Câu 80 : Địa tô là gì ?Bản chất của địa tô và các hình thức của địa tô?Vì sao địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân còn Z chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân? -Khái niệm :Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân Mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. -Bản chất của TBCN chính là hình thức chuyển hóa của m siêu nghạch hay lợi nhuận siêu nghạch. -So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến: +Về chất :Địa tô phong kiến có 2 giai cấp(địa chủ và nông dân). Địa tô TBCN có 3 giai cấp(địa chủ ,nhà TB kinh doanh nông nghiệp và công nhân làm thuê). -Về lượng:Địa tô TBCN<Điạ tô phong kiến. +Các hình thức của địa tô :Địa tô chênh lệch(địa tô chênh lệch 1 và 2) Địa tô tuyệt đối *Địa tô chênh lệch : -Giá cả sản xuất chung của các loại nông sản do giá cả sản xuất cá biệt của sản phảm được sản xuất trên mảnh ruộng đất xấu tốt quy định . -Do đó địa tô chênh lệch :Là địa tô thu được trên mảnh ruộng đất màu mỡ và có vị trí thuận lợi. -Địa tô chênh lệch (Rcl) có hai loại : +Điạ tô chênh lệch 1 (Rcl1):Là địa tô thu được trên mảnh ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt có vị trí thuận lợi . +Địa tô chênh lệch 2 (Rcl2):là địa tô thu được do thâm canh mà có . +Địa tô tuyệt đối :Là địa tô mà nhà tư bản kinh doanh ruộng đất phải nộp cho địa chủ không kể tốt xấu ,xa ,gần. Địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân là: Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần.. Là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm Trong số lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thu được trong kinh doanh nông nghiệp thì nhà tư bản phải trả tiền thuê đất cho địa chủ vì vậy nhà tư bản chỉ được hưởng phần dôi ra, đó chính là lợi tức, lợi tức này nằm trong số lợi nhuận bình quân. Câu 81 :Phân tích các đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền.Đặc điểm thứ ba có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta hiện nay? A.Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền . +Sự tập trung sản xuất dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền đây là đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền -Mục đích :Thu về lợi nhuận độc quyền cao. -Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu đươcj lợi nhuận độc quyền cao. - Các tổ chức độc quyền cơ bản :Cácten,Xanh_đi_ca,Tờ_rớt,Côngxoocxiom, Cônggơlômêrát. +Liên kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một nghành. +Các_ten:Các doanh nghiệp cùng kí thỏa thuận về giá cả ,quy mô sản lượng,thị sản xuất và lưu thông vẫn là công việc độc lập. +Xanh_đi_ca: Có một ban quản trị đảm nhận việc lưu thông mua nguyên liệu với giá rẻ và bán với giá cao để thu lợi nhuận độc quyền cao.Còn sản xuất vẫn là công việc độc lập. +Tờ_rớt:Có một ban quản trị đảm nhận cả việc lưu thông lẫn sản xuất.Còn các thànhviên tham gia là cổ đông.Đó là hình thức công ty cổ phần . +Liên kết dọc :Là liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các nghành khác nhau nhưng liên quan đến nhau về kinh tế ,kĩ thuật gọi là Công_xôc_xiom.Tham gia Công_xôc_xiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các Xanh_đi_ca,Tờ_rớt thâu tóm các hình thức ở bên trên. +Giữa thế kỉ 20 còn xuất liên kết đa nghành ,thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc các nghành công nghiệp khác nhau :vận tải ,thương nghiệp ,ngân hàng…Có tên gọi là Côngơlômêrát. B.Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. -Sự hình thành tư bản tài chính. +Cùng với quá trình tích tụ và tập trung trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung trong ngân hàng.Tuừ đó hình thành lên các tổ chức độc quyền trong ngân hàng .Điều đó đã làm cho vai trò cúa ngân hàng thay đổi :từ chỗ làm trung gian thì nay do nắm phần lớn trong tay tư bản tiền tệ nên nó có vai trò chi phối và khống chế mọi mặt trong đơi sống xã hội. -Giữa các tổ chức độc quyền trong ngân hàng với các tổ chức độc quyền trong công nghiệp co s sự thâm nhập vào nhau hình thành nên một loại tư bản mới đó là tư bản tài chính. -Vậy tư bản tài chính là sự dung hợp thâm nhập giữa tổ chức độc quyền trong ngân hàng với tổ chúc độc quyền trong công nghiệp . +Bọn đầu sỏ tài chính là một nhóm nhỏ độc quyền ,nắm trong tay một lượng tư bản tài chính khổng lồ ,chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội tư bản thông qua chế độ tham dự uỷ nhiệm C.Xuất khẩu tư bản -Khái niệm :Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư Và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản . -Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 xuất khẩu tư bản tở thành tất yếu vì: +Ở các nước phát triển :Do quá trình tập trung sdản xuất dẫn đến 1 lượng tư bản thừa ,thị trường đầu tư trở lên trật hẹp và đang cần mở rộng đầu tư ra nước ngoài . +Ở các nước lạc hậu hơn thì có nguồn lao động rồi dào ,nguyên liệu rẻ tài nguyên sẵn có , đất đai rẻ trong khi đó lại thiếu trình độ khoa khọc kĩ thuật. -Xuất khẩu tư bản được xuất khẩu dưới 2 hình thức chủ yếu : +Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp ) .Là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư. +Xúât khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp ):Là hình thức xuất khẩu tư bản được hiện dưới hình thức cho cổ phần ,hay 1 ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi -Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản,về chủ sở hữu tư bản có thể chia thành : +Xuất khẩu tư bản tư nhân : -Khái niệm :Là hình thức xuất khẩu tư bản thực hiện . -Đặc điểm:nó thường đầu tư vào những nghành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao,dưới hình thức các hoạt động chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia. +Xuất khẩu tư bản nhà nước: -Khái niệm:Là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn ,từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào các nước nhập khẩu tư bản , viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại , để thực hiện những ,mục tiêu về kinh tế ,chính trịh va quân sụe. -Về kinh tế :Xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào nghành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. -Về chính trị:Viện trợ của nhà nước tư sdản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị ở các nước nhập khẩu tư bản,tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào cac nước đế quốc thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới ,tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản . -Về quân sự :Viên trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nướn nhận viên trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình . Vậy việc xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ chủ nghĩa ra nước ngoài ,là công cụ chủ yếu để bành chướng sự thống trị,bóc lột , nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Câu 82 :Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩ tư bản độc quyền nhà nước. *Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. +) Một là :Tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn thì sự tập trung sản xuất ngày càng cao hình thành lên cơ cấu kinh tế lớn đòi hỏi phải có sự điều tiét của xã hội đối với nền kinh tế .Đó cũng là khi LLSX phát triển đòi hỏi một hình thuéc kinh tế mới của quan hệ sản xuất đó chính là “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước”. +) Hai là:Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số nghành mà các tổ chức độc quyền tư bản ,tư nhân không muốn hoặc không thể đầu tư.Sau đó nhà tư bản đứng ra đảm nhận kinh doanh ,tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các nghàng khác. +) Ba là :Sự thống trị của các tổ chức độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữ giai cáp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động.Nhà nước tư sản phải đứng ra đẻ xoa dịu mâu thuẫn đó :trợ cấp thất nghiệp ,điều tiết thu nhập và các trợ cấp xã hội. +) Bốn là:Quốc tế hoá đời sống kinh tế ,sự bành trướng của các liên minh độc quyền trên thế giới diẽn ra sự cạnh tranh ,sự xung đột giữa các tổ chức độc quyền với nhau,mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ trở lên gay gắt .Nhà nước tư sản phải đứng ra điều tiết mối quan hệ đs bằng một số hình thức : Ra luật chống độc quyền để hạn chế sự chi phối hay qui mô của các độc quyền,hạn chế sự lũng loạn nền kinh tế cuả các tổ chức độc quyền. *Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước : -Khái niệm:CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất ,trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB. -Bản chất:Chủ nhĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền .Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn nó với nhau :tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền tăng vai trò can thiệp cuả nhà nước vào nền kinh tế ,kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thốnh nhất và bộ máy nhà nước phải phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền. Như vậy CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế ,chính trị ,xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB. *Vai trò: -Can thiệp vào nền kinh tế bằng thuế và pháp luật . -Tổ chức quản lí các xí nghiệp thuoọc khu vực kinh tế nhà nước ,điêù tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất ,sản xuất ,phân phối và tiêu dùng. -CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động của quan hệ sản xuất TBCN nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB ,làm cho CNTB thích nghi với điều kiện lịch sử mới. Câu 83: Trình bày tính chất tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH.Đặc điểm và thực chất của thời kì quá độ. *Tính chất tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -Sự thay thế xã hội tư bản bằng XHCSCN trong tiến trình lịch sử là một quá trình tất yếu khách quan ,theo quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. -Sự thay thế của cac chế độ trước đây trong lịch sử chỉ là sự thay thế bóc lột người lao động .Thay thế giai cấp thống trị bằng giai cấp thống trị khác. +Về bản chất vẫn là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ,xóa bỏ áp bức bóc lột .Muốn có xã hội như vậy cần phải trải qua thời kỳ quá độ. +) CNXH khác về bản chất và do đó nó có thể ra đời từ trong lòng XHTBCN mà phải trải qua quá trình : Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ,xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật của CNXH .Do vậy tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. -Xã hội mới vừa thoát khỏi xã hội cũ .Do đó nó còn mang dấu ấn của xã hội cũ .Để cải tạo những cái cũ lỗi thời ,từng bước xây dựng những nhân tố mới cần phải trải qua thời kỳ quá độ. -CNXH chỉ được xây dựng xong sau khi đã tạo được những tiền đề về vật chất và tinh thần để rồi tự phát triển trên cở sở của chính nó .Thời kì quá độ dài hay ngắng phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia. *Đặc điểm của thời kỳ quá độ . -Đặc điểm nổi bật :Những nhân tố xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. +Chính trị: Nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập và ngày càng hoàn thiện ,nền dân chủ tư sản được thay bằng nền dân chủ XHCN. +Xã hội : Vẫn tồn tại sự khác biệt sự khác biệt cơ bản giữa thành thị và nông thôn giữa các vùng trong cả nước ,giữa lao động trí óc và lao động chân tay. +Kinh tế : Thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vận ,hành trong sự thống nhất và đấu tranh với nhau. +Văn hóa tư tưởng :Bên cạnh những nhân tố của nền văn hóa mới vẫn còn tồn tại những tàn tích của nền văn hóa cũ ,lối sống và tư tưởng cũ . *Thực chất của thời kỳ quá độ :Là thời kỳ đấu tranh quyết liệt về kinh tế ,chính trị ,xã hội...giữa một bên là giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khá đã dành được chính quyền ,với một bên là giai cấp bóc lột ,các thế lực phản động mới bị đánh đổ chưa hoàn toàn và vẫn luôn nuôi hy vọng tìm lại “thiên đường đã mất “ Câu 84 : Trình bày sứ mệnh của giai cấp công nhân và phong trào nhân dân sứ mệnh lịch sử của nó? *Khái niệm giai cấp công nhân : +) Quan niệm của chủ nghĩa Mac_Leenin về giai cấp công nhân:giai cấp công nhân là giai cấp của những người công nhân làm thuê hiện đại vì mất tư liệu sản xuất của bản thân lên phải bán sức lao động của mình .Qua định nghĩa trên ta thấy được hai đặc trưng của giai cấp công nhân . +) Về phương thức lao động :giai cấp công nhân là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại ,ngày càng có trình độ xã hội hóa cao .Đây là đặc trưng cơ bản thứ nhất để phân biệt người công nhân hiệ đại người thợ thủ công trong thời kỳ trung cổ . +Về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất ,họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản đẻ kiếm sống .Đây là đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân .Căn cứ vào hai đặc điểm trên Mac gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. +) Nghiên cứu sự biến đổi của giai cấp công nhân cùng với những đặc trưng trên ta có định nghĩa tổng quát về giai cấp công nhân như sau : “Giai cấp công nhân là 1 tập đoàn xã hội ổn định ,hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiệ đại ,với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao là LLSX cơ bản ,tiên tiến ,trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ,tái sản xuất ra của cri vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội ,là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH” -Ở các nước tư bản chủ nghĩa:giai cấp công nhân là những người không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư -Ở các nước xã hội chủ nghĩa họ là người dân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong có lợi ích chính đáng của bản thân họ. *Nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân : +Sứ mệnh lịch sử của 1 giai cấp : Trong thời kỳ chuyển từ chế độ xã hội này sang xã hội khác luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm ,đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo ,giai cấp này có nhiệm vụ thủ tiêu chế độ cũ xây dựng chế độ mới phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử toàn bộ những nhiệm cụ và mục tiêu đó được gọi là sứ mệnh lịch sử của một giai cấp. *Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân :Thủ tiêu chế độ TBCN ,xây dựng XH mới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa ,xóa bỏ áp bức bóc lột .Đó là nội dung cơ bản bao trùm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình ,giai cấp công nhân cần phai trải qua 2 giai đoạn : Giai doạn 1:giai cấp sản dành chính quyền và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản ,ở giai đoạn này giai cấp vô sản cần phải :tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân ,tạo ra và chớp lấy thời cơ cách mạng ,giai quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ,phải có một chính dảng đó là đẩng cộng sản . Giai đoạn 2:Sử dụng chính quyền đó để cải tạo ã hội cũ và xây dựng xã hội mới Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc :phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhâm dân thông qua đội tiền phong và đội công sản . Câu 85 :Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh công nông? *Tính tất yếu : -Đối với những nước là những nước công nghiệp lạc hậu đi lên CNXH thì liên minh công nông là quy luật khách quan và cũng là ván đề mang tính chiến lược : -Là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng XHCN là vì:liên minh công nông là nền rtarng vững chắc của nhaafg nước XHCN ,đảm bảo cho vaio trò lãnh đạo của giai cấp công nhân ,là điều kiện quy định thắng lợi của công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH. “Nghuyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy tri khối liên minh giưa giai cấp vô sản và nhân dân để giai cấp vô sản có thể dữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước”Lenin. -Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng triệt để ,toàn diện và sâu sắc nhất trong lịch sử nó đòi hỏi phải có sức mạnh tổng hợp của toàn bộ quần chúng nhân dan lao động .Vì vậy một mình giai cấp công nhân không thể đảm đương được sự việc lớn lao đó , giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức lại không thể tự giải phóng mình được .Do đó họ đã tự nguyện liên minh lại với nhau. Liên minh công _nông _tri thức là động lực thúc đẩy cách mạng,quy định sự thành bại của cuộc cách mạng XHCN. *Cơ sở khách quan của việc xây dựng khối liên minh : -Dưới CNTB giai cấp công nhân ,nhân dân đều là những người bị áp bức bóc lột .Do vậy họ dễ dàng thông cảm và liên minh với nhau để chống lại kẻ thf chung là giai cấp tư sản. -Trong quá trình xây dựng CNXH công nghiejp và nông nghiệp là hai nghành sản xuất chính ,nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa hai giai cấp này thì hai nghành kinh tế này cũng không thể phát triển được . -Về mặt chín trị -xã hội:giai cấp công nhân ,nhân dân và nông dân lao động là lực lượng chính trị to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ cjisnh quyền nhà nước ,xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. *Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh công nông trí thức ở Việt Nam được đề cập ngay từ đại hội II của đảng (2/1951 tại Chiêm Hóa –Tuyên Quang )”Chính quyền của nước việt nam dân chủ cộng hoà chính quyền của nhân dân.....lấy liên minh công nhân ,nông dân ,lao động trí thức là nền tảng và do giai cấp công nhân lãnh đạo”(Văn kiện đảng toàn tập,trang 437). -Trong cưỡng lĩnh xây dựng đất nước đảng ta đặc biệt coi trọng khối liên minh này và coi đó là nền tảng của nhà nước của dân do dân và vì dân. -Tại đại hội 9 và 10 của đảng tiếp tục khẳng định liên minh là cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc và đó là động lực đẻ phát triển đất nước . Câu 86 : Nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN. -Khái niệm : Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được xây dựng và phát triển dựa ktreen nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ,do đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ,đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa . *Nội dung cơ bản của văn hóa XHVN -Một là :cần phải nâng cao trình độ dân chí , hính thành đội ngũ tri thứ của xã hội mới. Tri thức là một yếu tố quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH .Vì vậy nâng cao dân chí vừa là nhu cầu cấp bách vừa nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng XHCN .Nâng cao dân chí trở thành một điều kiện chủ quan để tiếp nhận và kế thừa những tri thức mà nhân loại đạt được .Nâng cao dân chí gắn liền với sự nghiệp đào tạo .Muốn vậy cần hình thành trong ác thế hệ thanh niên ,sinh viên ,1 hệ thống tri thức hiện đại , một tâm hồn thắm đượm giá trị văn hóa dân tộc . -Hai là : xây dựng con người mới phát triển toàn diện . Khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì việc xây dựng con người mới đáp ứng nhu cầu sự nghiệp xây dựng XHCN trở thành một tất yếu .Do đó xây dựng con người ới phát triển toàn diện là một trong những nọi dung cơ bản của văn hóa vô sản của văn hóa XHCN. - Con người mới XHCN là một con người phát triển toàn diện .Đó là con người có năng lực và ây dựng thành công XHCN ,là mọt người lao động mới , có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng ,là một người có lối sống và có tính cộng đồng cao . - Ba là :xây dựng lối sống mới XHCN: Lối sống là tổng thể các hình thái hoạt động của con người .Nó oharn ánh điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội.Lối sống ới XHCN là một dặc trưng có tính nghuyên tắc của XHCN.Vì vậy xây dựng lói sống mới là một trong những nội dung cơ bản của nền văn hóa XHCN .Lối sống mới XHCN nghĩa được xây dựng dựa trên những điều kiện cơ bản đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong đó có sở hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo ,thực hiện nghuyên tắc phân phối theo lao động ,quyền lực nhà nước thuộc về nhân daan , chủ nghĩa Maclenin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần ,xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng dâ tộc giới tính, thể hiện công bằng và mở rộng dân chủ . -Bốn là : xây dựng gia đình văn hóa xã hội . Gia đình là một hình thứ cộng đồng đặc biệt ,ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. +Văn hóa gia đình luôn tương tác với văn hóa cộng đồng giai caaaaspvaf tương tác khác trong xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định .Gia đình là một giá trị văn hóa của xa hội ,trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại những hình thức gia đình khác nhau .Cáh mạng xã hội chủ nghĩa là một tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình văn hóa mới XHCN. -Gia đình văn hoasXHCN được xây dựng cùng với tiến trình phát triển của cuộc cách mạng XHCN .Trong tiến trình đó thì nền văn hóa XHCN có nhiệm vụ quyếtđịnh đối với việc xâu dựng gia đình văn hóa mới XHCN. -Trong thời kỳ quá độ các yếu tố của gia đình cũ và mới đan xen lẫn nhau Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và cơ cấu giai cấp không thuần nhất cho nên gia đình chịu nhiều yếu tố chi phối khác nhau .Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa XHCN là một tất yếu trong quá trình xây dựng XHXCN. *Thực chất của việc xây dựng gia đình mới XHCN là nhằm xây dựng nền văn hóa mới XHCN.Do đó gia đình văn hóa mới XHCN .Do đó gia đình được xây dựng và tồn tại dưa trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ,xóa bỏ những yếu tố lạc hậu ,những tàn tích của hôn nhân và gia đình phong kiến , đồng thời tiếp thu tiến bộ của nhân loại và gia đình. Câu 87 : Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền? CNTB trải qua hai giai đoạn :giai đoạn 1 CNTB tự do cạnh tranh “ “ 2 “ “ độc quyền Nguyên nhân chuyển biến của CNTB tự cạnh tanh tự do sang độc quyền +) Lực lượng sản xuất phát triển dưới sự tác động cuả khoa học kĩ thuật thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành các xí nghiệp có qui mô lớn. +)Những thành tựu khoa học kĩ thuật làm xuất hiện nhiều nghành mới,nhiều máy móc mới,nhiều phương tiện vận tải mới.Do đó đòi hỏi các xí nghiệp phải có qui mô lớn. +) Dưới sự tác động của qui luật giá trị,qui luật giá trị thặng dư làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung với qui mô lớn.Các hình thức tín dụng phát triển sự cạnh ranh ngày càng khốc liệt ,một số xí nghiệp nhỏ thì bị phá sản,còn số khác thì nhập lại và hình thành lên các xí nghiệp lớn hơn kết quả hình thành lên các công ty cổ phần .Kết quả tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Sự cạnh tranh này càng trở lên khốc liệt đến một mức độ nào đó xuất hiện xu hướng thỏa hiệp từ đó hình thành các công ty độc quyền ở nhiêù mức độ khác nhau Vậy độc quyền là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn nhằm sản xuất và tiêu thụ một số hàng hóa nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Câu 88 : So sánh giữa p’ và m’,p ngân hàng và lợi tức. *So sánh giữa p’ và m’. Lợi nhuận là hình thức chuyển hóacủa giá trị thăng dư,nên tỉ xuất lợi nhuận cũng là sự chuyển hoá cuả tỷ xuất giá trị thặng dư .Vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng p’ va m’ lại có sự khác nhau về cả chất và lượng. -Về mặt chất :m’ là quá trình bóc lột của nhà tư bản đối với người công nhân làm thuê p’ nói lên mức danh lợi của việc đầu tư tư bản -Về mặt luợng :p’<m’ vì :p’=m/(v+c) *100% còn m’=(m/v)*100% Sự khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường. Cũng giống như hàng hóa khác hàng hoá sức lao động cũng có haio thuộc tính:Giá trị và giá trị sử dụng. + Giá trị hàng hóa sức lao động:nó khác với hàng hóa thông thường vì nó bao gồm cả hai yếu tố tinh thần và lịch sử. +Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Quá tình tiêu dùng hay sử dụng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóda thông thường ở chỗ: -Hàng hoá thông thường sau quá trình sử dụng hay tiêu dùng thì giá tri và giá trị sử dụng cuả nó bị tiêu biến theo thời gian. -Trái lại quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động: đó là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó,đó là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. -Phần lớn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt .Như vậy giá trị của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt,nó là nguồn gốc sinh ra giá trị ,tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Note:M là khối lượng giá trị thặng dư . M=m’*V M: khối lưọng m m’:tỷ xuất m V=tổng tư bản khả biến (V=v*số lượng công ). CNTB ngày càng phát triển thì khối lượng m ngày càng tăng,vì trình độ bóc lột sức lao động ngày càng tăng BÀI TẬP : KINH TẾ CHÍNH TRỊ Câu 1 : hãy cho ví dụ chứng minh sự khác nhau giữa Tích Tụ TB và Tập TrungTB Giải khái niệm tích tụ tb: tích tụ tb là việc tăng quy mô tb cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư của 1 xí nghiệp nào đó nó là kết qủ trực tiếp của tích luỹ tb khái niệm tập trung tb: tâp trung tb la viêc tăng quy mô tb cá biệt bằng cách tập trung, hợp nhất các tb cá biệt có sẵn trong xh thành 1 tb cá biệt lớn hơn A, VD tích Tụ cho 1 quy mô sản xuất A : 400C+200V+200m khi chưa tích tụ là : 800 dv qua trinh tích tụ đuợc thực hiện:200m của nhà tb đuợc sdụng 150m chuyển hoá thành tb ứng truớc( TB hoá) C/V = 2/1 vậy sẽ có thêm 100C+50v (vì m’= 100%) Như vậy sau khi tích tụ tb quy mô của tb cá biệt sẽ là 1000 B, VD Tập Trung Giả sử có 2 quy mô sx sau A: 400c+200v+200m B: 600c+200v+200m Vây ta có : + tổng TB cá biệt của quy mô A là 800 + Tổng TB cá biệt của quy mô B là 1000 vậy tông TB cá biệt sau khi hợp nhất là 1800 hay ta có quy mô hợp nhất là: 1000C+400v+400m nhân xét : Tập trung tb làm tăng quy mô tb cá biệt nhưng không làm tăng thêm quy mô tbxh còn Tích tụ tb vừa làm tăng quy mô tb cá biệt vưa làm tăng quy mô của tbxh Câu 2: cho 2 quy mô sx sau A: 400C+200V+200m B: 600C+400V+400m Hãy chỉ rõ cấu tạo hữu cơ của TB, tỉ suất gía trị thặng dư, tỉ suất lọi nhuận và chỉ rõ mối quan hệ giữa m’ và p’ Giải * cấu tạo hữu cơ của 2 nhà tư bản là Nhà TB A : c/v = 2/1 Nhà TB B : c/v = 3/1 * tỉ suất giá trị thặng dư là Nhà TB A: m’= (m/v)100% = 100% Nhà TB B: m’= (m/v)100% = 100% *tỉ suất lợi nhuận là Nhà TB A: p’= m / (C+V)= 33,3% Nhà TB B: p’= m / (C+V)= 25% * mối quan hệ giưa m’ và p’ Trong cùng 1 giá thị thăng dư nếu cấu tạo hữu cơ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận càn giảm và nguợc lại Câu 3 : làm rõ sự khác nhau giữa p’ va m’ Giải * tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ lệ % giữa số luợng giá trị thặng dư với tư bản khả biến CT : m’= (m / v)100% * tỉ suất lợi nhuận p’ là tỉ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tb ứng truớc CT : p’ = m/ (c+v)100% * Vdụ : có 2 quy mô sản xuất sau: A : 400c+200v+200m B : 400c+200v+400m m’A = (m/v)100% = 100% m’B = (m/v)100% = 200% p’A = m / (c+v) *100% = 33,3% p’B = m / (c+v) *100% = 66,6% => ta thấy : - m’ chỉ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tb đối với công nhân. Trong vdu nhà tb B có trình dô bóc lột cao hơn nha TB A -p’ phản ánh mức doanh lợi cua nhà sản xuất TB nó giúp nhà tb tìm đuợc lĩnh vực đầu tư có lợi nhất cho mình Câu 4: Với khối luợng giá trị thặng dư nhất định quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng ? Cho ví dụ để làm rõ điều đó. Giải GTTD là nguồn gốc TLTB Giả sử có 1 quy mô sx: 400c + 200v + 200m Trong 200m : + tiêu dùng 50m + Tluỹ 150m 150m dc phân thành : + C1 = 100m + V1 = 50m (Tỷ lệ c/v=2/1, m’ = 100%) Quy mô sx truoc khi TLTB dc thực hiên là: c + v + m = 800 Quy mô sx sau khi tích luỹ tư bản được thể hiện là (c+c1)+(v+V1)+(m+m1)=1000 Song quy mô tích luỹ tư bản lại phụ thuộc rất lớn giũa tỉ lệ phân chja giũa tích luỹ và tiêudùng. Nhà tư bản: 400c+200v+200m Nhà tư bảnB: 400c_200v+200m Nếu tỉ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng là Tích luỹ 100 Tiêu dùng 100 100m phân thành: C1= 66.7m V1= 33.3m Quy mô sản xuất trước khi tích luỹ: c+v+m=800 Quy mô sản xuất sau khi tích lũy: (c+c1)+(v+v1)+(m+m1) =(400+66.7)+(200+33.3)+(200+33.3)=932(m1=v1) vậy quy mô giảm khi tỉ lê phân chia giưa tích luỹ và tiêu dùng thay đổi cụ thê là tăng ti lệ tiêu dùng và giàm tỉ lệ tích luỹ CHƯƠNG III SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA Bài 1: Trong 6 giờ công nhân sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô la. Hỏi: giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu: a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần b. Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần. Trả lời: Lượng giá trị a. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày không thay đổi; Giá trị của 1 sản phẩm sẽ hạ từ 5 xuống còn 2,5 đô la. b. Giá trị tổng sản phẩm trong ngày là 120 đô la; Giá trị của 1 sản phẩm không đổi. CHƯƠNG IV SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - QUI LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CNTB Bài 2: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là 100.000 đô la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 đô la. Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị của 1 sản phẩm là 1.000000 đô la và trình độ bóc lột là 200%. Trả lời: 200.000 đô la. Bài 3: Có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000 đô la. Giá trị sức lao động 1 tháng của 1 công nhân là 250 đô la, m’ = 300%. Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó. Trả lời: 28 đô la; (20 c + 2v + 6m) Bài 4: Năm 1923, tiền lương trung bình của 1 công nhân công nghiệp chế biến ở Mỹ là 1.238 đô la/năm, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 đô la. Đến năm 1973, những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.520 đô la và 5.138 đô la. Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhân lao động cho mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ ? Trả lời: - Thời gian lao động cần thiết giảm từ 2,94 giờ xuống 1,83 giờ - Thời gian lao động thặng dư tăng từ 5,06 giờ lên 6,17 giờ Bài 5: Tư bản đầu tư 900. 000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000 đô la. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người. Hãy xác định khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Trả lời: 900 đô la. Bài 6: Có 200 công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ 1 giờ lao động, 1 công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 đô la, m’= 300%. Giá trị sức lao động mỗi ngày của 1 công nhân là 10 đô la. Hãy xác định độ dài của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng lên 1/3 thì khối lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt trong 1 ngày tăng lên bao nhiêu? Trả lời: 8 giờ ; M tăng lên 2000 đô la. Bài 7: Tư bản ứng ra 1.000000 đô la, trong đó 700.000 đô la bỏ vào máy móc và thiết bị, 200.000 đô la bỏ vào nguyên liệu, m’= 200%. Hãy xác định: Số lượng người lao động sẽ giảm xuống bao nhiêu % nếu: Khối lượng giá trị thặng dư không đổi, tiền lương công nhân không đổi, m’ tăng lên là 250%. Trả lời: 20% Bài 8: Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày lao động lên 10 giờ. Trình độ bóc lột sức lao động trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu giá trị sức lao động không đổi. Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương pháp nào. Trả lời: m’ tăng đến 400% ; phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Bài 9: Có 400 công nhân làm thuê. Thoạt đầu ngày làm việc là 10 giờ, trong thời gian đó mỗi công nhân đã tạo ra giá trị mới là 30 đô la, m’ = 200%. Khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư ngày thay đổi như thế nào nếu ngày lao động giảm 1 giờ nhưng cường độ lao động tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương pháp nào ? Trả lời: M tăng từ 8.000 đến 12.200 đô la ; m’ = 305% ; Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối. Bài 10: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó, do tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hoá ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần. Trình độ bóc lột lao động thay đổi như thế nào, nếu độ dài ngày lao động không đổi? Dùng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư nào? Trả lời: m’ tăng từ 100% lên 300% ; phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Bài 11: Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho 1 đơn vị hàng hoá trong 1 ngành là 90 đô la, chi phí tư bản khả biến là 10 đô la, m’ = 200%. Một nhà tư bản sản xuất trong 1 năm được 1000 đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất lao động sống trong xí nghiệp của nhà tư bản đó tăng lên 2 lần. Số lượng hàng hoá sản xuất cũng tăng lên tương ứng. Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào trong xí nghiệp của nhà tư bản đó so với tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành. Nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch? Trả lời: m’ tăng lên 500%, tổng m siêu ngạch là 30.000 đô la. Bài 12: Trước kia sức lao động bán theo giá trị. Sau đó tiền lương danh nghĩa tăng lên 2 lần, giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 60%, cò giá trị sức lao động do cường độ lao động tăng và ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, tình thần đã tăng 35%. Hãy tính tiền lương thực tế thật sự thay đổi như thế nào? Trả lời: 92,6% Bài 13: Tư bản ứng trước 600.000 đô la, c :v = 4 :1, m’ - 100%. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, tư bản đó được biến thành giá trị thặng dư tư bản hoá? Trả lời: sau 5 năm Bài 14: Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản kinh doanh ứng trước 50 triệu đô la, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 :1. Hãy tính tỷ suất tích luỹ, nếu biết rằng mỗi năm 2,25 triệu đô la giá trị thặng dư biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%. Trả lời: 15% Bài 15: Tư bản ứng trước là 100.000 đô la, c :v = 4 :1, m’ = 100%, 50% giá trị thặng dư được tư bản hoá. Hãy xác định lượng giá trị thăng dư tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu trình độ bóc lột tăng đến 300%. Trả lời: Tăng 20.000 đô la Bài 16: Tư bản ứng trước là 1.000000 đô la, c : v là 4 :1. Số công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800000 đô la, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là 9 :1. Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi công nhân không thay đổi. Trả lời: giảm 200 người. CHƯƠNG V VẬN ĐỘNG CỦA TƯ BẢN VÀ TÁI SẨN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI Bài 17: Tư bản ứng trước 500.000 đô la. Trong đó bỏ vào nhà xưởng 200.000 đô la, máy móc, thiết bị là 100.000 đô la. Giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần giá trị sức lao động. Hãy xác định tổng số: tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến. Trả lời: Tổng số tư bản cố định là 300.000 đô la ; Tổng số tư bản lưu động là 200.000 đô la Tổng số tư bản bất biến là 450.000 đô la ; Tổng số tư bản khả biến là 50.000 đô la. Bài 18: Toàn bộ tư bản ứng trước là 6 triệu đô la, trong đó giá trị nguyên vật liệu là 1,2 triệu đô la, nhiên liệu, điện là 200.000 đô la, tiền lương 600.000 đô la. Giá trị máy móc và thiết bị sản xuất gấp 3 lần giá trị nhà xưởng và công trình. Thời gian hao mòn hoàn toàn của chúng là 10 và 25 năm. Hãy tính tổng số tiền khấu hao sau 8 năm. Trả lời: 2,72 triệu đô la. Bài 19: Một cỗ máy có giá trị 600.000 đô la, dự tính hao mòn hữu hình trong 15 năm. Nhưng qua 4 năm hoạt động giá trị của các máy mới tương tự đã giảm đi 25 %. Hãy xác định sự tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó. Trả lời: 110.000 đô la. Bài 20: Tư bản ứng trước là 3,5 triệu đô la, trong đó tư bản cố định là 2,5 triệu đô la, tư bản khả biến là 200.000 đô la. Tư bản cố định hao mòn trung bình trong 12,5 năm, nguyên nhiên vật liệu 2 tháng mua 1 lần, tư bản khả biến quay 1 năm 10 lần. Hãy xác định tốc độ chu chuyển của tư bản. Trả lời: 0,5 năm. Bài 21: Giả sử giá trị của nhà xưởng, công trình sản xuất là 300.000 đô la. Công cụ, máy móc, thiết bị là 800.000 đô la, thời hạn sử dụng trung bình của chúng là 15 năm và 10 năm. Chi phí 1 lần về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu là 100.000 đô la, còn về sức lao động là 50.000 đô la. Mỗi tháng mua nguyên nhiên vật liệu 1 lần và trả tiền thuê công nhân 2 lần. Hãy tính : a. Thời gian chu chuyển của tư bản cố định b. Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động. c. Thời gian chu chuyển trung bình của toàn bộ tư bản ứng trước. Trả lời: 11 năm; 22,5 ngày; 6 tháng. Bài 22: Tư bản ứng trước là 500.000 đô la. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là 9 :1. Tư bản bất biến hao mòn dần trong 1 chu kỳ sản xuất là 1 năm, tư bản khả biến quay 1 năm 12 vòng, mỗi vòng tạo ra 100.000 đô la giá trị thặng dư. Hãy xác định khối lượng giá trị thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm. Trả lời: M = 1,2 triệu đô la ; m’ = 2.400% Bài 23: Tư bản ứng trước của khu vực I là 100 tỷ đô la, của khu vực II là 42,5 tỷ đô la. c :v và m’ của cả 2 khu vực như nhau là 4 :1 và 200%. Ở khu vực I, 70% giá trị thặng dư được tư bản hoá. Hãy xác định lượng giá trị thặng dư mà khu vực II cần phải bỏ vào tích luỹ cuối chu kỳ sản xuất. Biết rằng cấu tạo hữu cơ của tư bản trong xã hội không thay đổi. Trả lời: 4,5 tỷ đô la Bài 24: Tư bản ứng trước trong khu vực II là 25 tỷ đô la, theo cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4 :1, cuối năm số giá trị thặng dư tư bản hoá là 2,4 tỷ đô la với c :v = 5 :1. Ở khu vực I, chi phí cho tư bản khả biến là 10 tỷ đô la. Giá trị tổng sản phẩm xã hội là 115 tỷ đô la, trong đó giá trị sản phẩm của khu vực II là 35 tỷ đô la. Tỷ suất giá trị thặng dư ở cả 2 khu vực như nhau là 200%. Xác định tỷ suất tích luỹ ở khu vực I, biết rằng việc biến giá trị thặng dư thành tư bản ở đây xảy ra với c :v = 8 :1 Trả lời: 45 % CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. Bài 25 : Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ của tư bản là 7 :1. Trong giá trị hàng hoá có 8.000 đô la giá trị thặng dư. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn toàn trong 1 chu kỳ sản xuất. Hãy xác định: chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng hoá đó. Trả lời: 32.000 đô la ; 40.000 đô la Bài 26: Có số tư bản là 100.000 đô la, với cấu tạp hữu cơ của tư bản là 4 :1. Qua 1 thời gian, tư bản đã tăng lên 300.000 đô la và cấu tạo hữu cơ tăng lên là 9 :1. Tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận nếu trình độ bóc lột công nhân trong thời kỳ này tăng từ 100% lên 150%. Vì sao tỷ suất lợi nhuận giảm xuống mặc dù trình độ bóc lột tăng lên. Trả lời: Giảm từ 20% xuống 15%; do ảnh hưởng của cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên Bài 27: Tổng số tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 800 đơn vị, với tỷ suất lợi nhuận bình quân là 15%, lợi nhuận thương nghiệp là 108 đơn vị. Các nhà tư bản thương nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá bao nhiêu để họ và các nhà tư bản công nghiệp thu được lợi nhuận bình quân? Trả lời: 828 và 840 đơn vị. Bài 28: Tổng tư bản hoạt động sản xuất là 500 tỷ đô la, trong đó 200 tỷ là vốn đi vay. Hãy xác định tổng số thu nhập của các nhà tư bản công nghiệp và lợi tức của các nhà tư bản cho vay, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân là 12% và tỷ suất lợi tức tiền vay là 3% cả năm. Trả lời: 54 tỷ đô la và 6 tỷ đô la. 1,3,5,7,9,11,13,15,17,19,21,23,25,27,29,31,33,35,37,39,41,43,45,47,49,51,53,55,57,59,61,63,65,67,69,71,73,75,77,79,81,83,85,87,89,91,93,95 4,2,8,6,12,10,16,14,20,18,24,22,28,26,32,30,36,34,40,38,44,42,48,46,52,50,56,54,60,58,64,62,68,66,72,70,76,74,80,78,84,82,88,86,92,90,96,94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72 Cau hoi on tap kinh te chinh tri.doc
  • doc2727873 c432417ng v tr7843 7901i n t7853p mn kinh tamp7871.doc
  • doc81_cau_hoi_va_dap_an_tra_loi_mon_hoc_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_4438.doc