Câu hỏi hướng dẫn học tập chương IV và V: Học thuyết giá trị

MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1: Để tái sản xuất sức lao động, cần phải tiêu dùng những vật dụng sau: a. Thức ăn, đồ uống: 7USD/ ngày b. Đồ dung gia đình: 75 USD/ năm c. Quần áo, giày dép: 270 USD/ năm d. Những đồ dùng lâu bền: 5.700 USD/ 10 năm e. Đáp ứng nhu cầu văn hóa: 15 USD/ tháng Hãy xác định giá trị sức lao động trong 1 ngày. Bài tập 2: Tư bản ứng trước là 1.000.000 USD, theo c/v=4/1. Số công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v tăng lên 9/1. Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công của mỗi công nhân không thay đổi?

doc5 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 8041 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi hướng dẫn học tập chương IV và V: Học thuyết giá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG IV: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ Sản xuất hàng hóa là gì? So sánh với sx tụ cấp tự túc Tại sao phải nghiên cứu “ Điều kiện ra đời ra đời của sản xuất hàng hóa” Sản xuất hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển với những điều kiện nào? Phân tích điều kiện “cần” Phân tích điều kiện “đủ” của sản xuất hàng hóa. Tại sao các chủ thể kinh tế tách biệt, độc lập với nhau về kinh tế? Biểu hiện sự tách biệt, độc lập ấy như thế nào? Trình bày những ưu thế của sản xuất hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu các điều kiên ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Hàng hóa là gì? Dựa trên cơ sở nào để xác định khái niệm hàng hóa? Trình bày thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa. (Bao gồm những nội dung gì). Trong các nội dung ấy, nội dung nào tâm đắc nhất? Vì sao. Giá trị hàng hóa là gì? Xuất phát từ đâu để xem xét giá trị hàng hóa. Những kết luận nào cần rút ra và khẳng định khi nghiên cứu giá trị hàng hóa. Trình bày lý luận về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Rút ra những kết luận về mối liên hệ giữa tính 2 mặt ấy với 2 thuộc tính của hàng hóa. Trình bày mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Thước đo lượng giá trị hàng hóa là gì? Tại sao thước đo ấy phải là “ Thời gian lao động xã hội cần thiết” hay là “ Hao phí lao động xã hội cần thiết”. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Trình bày cấu thành lượng giá trị hàng hóa. Giải thích tại sao giá trị hàng hóa lại có những bộ phận ấy. Trình bày nguồn gốc, bản chất và những chức năng của tiền tệ. Trong các chức năng ấy chức năng nào không cần dùng tiền mặt? Trình bày quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát. Nội dung quy luật giá trị và yêu cầu của nó đối với lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông Tác dụng của quy luật giá trị (cả tích cực và tiêu cực). Tại sao quy luật giá trị lại có những tác dụng ấy? Hãy giải thích: Tại sao kết cấu nội dung của chương IV lại là: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa Hàng hóa Tiền tệ Quy luật giá trị MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1. Có 4 nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hóa. Nhóm I hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa là 3 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa. Nhóm II hao phí 5 giờ và làm được 600 đơn vị hàng hóa. Nhóm III hao phí 6 giờ và làm được 200 đơn vị. Nhóm IV hao phí 7 giờ và làm được 100 đơn vị hàng hóa. Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa. Bài tập 2: Trong một ngày lao động (8 giờ) sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD. Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu: Năng suất lao động tăng lên 2 lần. Cường độ lao động tăng 1,5 lần. Bài tập 3: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông là 120 tỷ đồng; Trong đó, tổng giá cả hàng hóa bán chịu là 10 tỷ đồng, tổng số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là 70 tỷ đồng, số tiền khấu trừ lẫn cho nhau lá 20 tỷ đồng. Số lần luân chuyển trung bình trong năm của đơn vị tiền tệ là 20 vòng.Số tiền trong lưu thông là 16000 tỷ đồng. Có thể xóa bỏ hoàn toàn lạm phát được hay không , nếu nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1: 1000 ? Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nxb Chính trị quốc gia, HN-2009,2010..., chương IV (tr 189 – 222) 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia 3. Đại học Quốc gia Hà nội: Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tập II, NXB Lý luận chính trị, Hà nội 2008. Giảng viên Nguyễn Công Hưng CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG V: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Trình bày công thức chung của tư bản và mâu thuẫn trong công thức chung. Tại sao gọi là công thức chung? Ý nghĩa của việc nghiên cứu công thức chung ấy. Phân biệt khái niệm sức lao động và lao động. Xác định vai trò của sức lao động trong nền sản xuất xã hội. Lý luận hàng hóa sức lao động bao gồm những nội dung gì? Nói “hàng hóa sức lao động là hàng hóa do sức lao động làm ra” có được hay không? Tại sao? Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Phân tích sự khác nhau của hàng hoá sức lao động với hàng hóa thông thường (về giá trị và giá trị sử dụng). Theo bạn sự khác nhau nào quan trọng hơn? Vì sao? Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt; là chìa khóa để giải đáp mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản; là điều kiện tiên quyết biến tiền thành tư bản. Bản chất của tiền công. Có mấy hình thúc tiền công. Trình bày xu hướng vận động của tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế. Bản chất của tư bản là gì? (Từ trình bày quan điểm của các nhà kinh tế tư sản và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đi đến kết luận về bản chất của tư bản). Trình bày khái niệm, căn cứ và ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến (ký hiệu c), tư bản khả biến (ký hiệu v); thành tư bản cố định, tư bản lưu động. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản là gì? Tại sao phải nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển của tư bản? Bản chất giá trị thặng dư là gì? Trình bày hai phương pháp sản xuất giá1 trị thặng dư. Hãy chỉ ra sự khác biệt cuả hai phương pháp ấy. Trình bày ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu. (Có thể vận dung hai phương pháp ấy nhằm phát triển kinh tế ở nước ta được không? Vận dụng như thế nào?) Trình bày giá trị thặng dư siêu nghạch. Tại sao nói giá trị thặng dư sieu nghạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư siêu ngạch có thể chuyển hóa thành giá trị thặng dư tương đối được không? Tại sao? Giải thích vì sao quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Trình bày khái niệm tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Nêu ý nghĩa của hai phạm trù ấy. Trình bày thực chất, nguồn gốc, động cơ của tích lũy tư bản. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy. Theo bạn, có thể vận dụng các nhân tố ấy nhằm tăng cường tích lũy cho nền kinh tế nước ta được không? Giải thích tại sao? Bạn suy nghĩ như thế nào về các nhân tố ấy từ phạm vi vĩ mô và từ phạm vi vi mô của nền kinh tế? Phân biệt tích tụ và tập trung tư bản. Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản. Vai trò của tích tụ và tập trung đối với sự phát triển của kinh tế thị trường. Trình bày khái niệm cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v). Phát triển kinh tế và xu hướng vận động của cấu tạo hữu cơ của tư bản. Tại sao nói cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng có nghĩa nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Trình bày sự khác biệt giữa chi phí sản xuất tư bản với chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa; giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận; giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận. Trình bày cơ chế cạnh tranh và sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Mối quan hệ giữa quy luật giá trị với quy luật giá cả sản xuất. Phân tích nguồn gốc, bản chất của tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp. Phân tích đặc điểm của tư bản cho vay và các nhân tố ảnh hưởng dến sự vận động của lợi tức và tỷ suất lợi tức. Phân tích bản chất và các hình thức địa tô TBCN. Hãy trình bày kết cấu và mối liên hệ giữa các nội dung được trình bày trong học thuyết giá trị thặng dư. Tại sao nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư lại bắt đầu từ “ Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản”? MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1: Để tái sản xuất sức lao động, cần phải tiêu dùng những vật dụng sau: Thức ăn, đồ uống: 7USD/ ngày Đồ dung gia đình: 75 USD/ năm Quần áo, giày dép: 270 USD/ năm Những đồ dùng lâu bền: 5.700 USD/ 10 năm Đáp ứng nhu cầu văn hóa: 15 USD/ tháng Hãy xác định giá trị sức lao động trong 1 ngày. Bài tập 2: Tư bản ứng trước là 1.000.000 USD, theo c/v=4/1. Số công nhân làm thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000 USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v tăng lên 9/1. Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu mức tiền công của mỗi công nhân không thay đổi? Bài tập 3: Có một số tư bản là 100.000 USD, với cấu tạo hữu cơ là c/v=4/1. Qua một thời gian, tư bản đã tăng lên thành 300.000 USD, với cấu tạo hữu cơ của tư bản c/v=9/1. Hãy tính sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận, nếu trình độ bóc lột công nhân tăng từ 100% lên 150%. Vì sao tỷ suất lợi nhuận giảm mặc dù trình độ bóc lột tăng? Bài 4: Một cỗ máy có giá trị 600.000 USD, dự kiến hao mòn hữu hình trong 15 năm. Nhưng qua 4 năm hoạt động, giá trị của máy mới tương tự đã giảm đi 25% (do hao mòn vô hình). Hãy xác định tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nxb Chính trị quốc gia, HN-2009,2010..., chương V (tr 223 –312) 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị quốc gia 3. Đại học Quốc gia Hà nội: Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tập II, NXB Lý luận chính trị, Hà nội 2008. Giảng viên Nguyễn Công Hưng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmac_lenin_291.doc