Thầy giáo Thành bảo núi thì có rừng. Trên rừng rất nhiều gỗ quí như lim, trai, sếu, táu, vàng tâm, v.v . Có nhiều cây thuốc quí, có nhiều muông thú như hổ, báo, hươu, nai, voi . Trong núi có nhiều khoáng sản như vàng, bạc, châu báu, dưới sông có nhiều cá ngon, nước sông có nhiều phù sa, nên ngǎn nước ấy lại tưới cho đồng ruộng thì màu mỡ tươi tắn. Tổ tiên ta kiên cường, giang sơn ta gấm vóc: thầy giáo Thành dạy chúng tôi như vậy?
16 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu chuyện về Bác - Vàng là ở hai bàn tay lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vậy, ông này vẫn giúp Bác, Bác được bố trí đốt lò.
Thế là từ nǎm giờ sáng đến tám giờ tối Bác phải nặng nhọc đưới hầm lò. Tuy tiền công có được nhiều hơn, nhưng không được học hành, vì đêm về mệt lả làm sao đi học được nữa.
Do đó Bác tìm gặp Vua bếp yêu cầu cho Bác làm một nghề khác. Vua bếp xếp cho Bác làm bánh ga tô, đỡ nặng nhọc hơn và có thêm tiền để học. Thời kỳ này Bác tranh thủ học nhiều ngoại ngữ: Nǎm một ngàn chín trǎm mười ba, một ngàn chín trǎm mười bốn ở Anh, Bác học tiếng Anh do một giáo sư người ý dạy. Thầy giáo này biết tiếng Đức, cho nên Bác học cả tiếng Đức và Y' của giáo sư này. Hàng ngày, Bác ra ngồi ở vườn hoa Hayđơ để học. Lúc này, Bác có quan hệ với các nhà yêu nước ở Â'n Độ như Gǎngđi. Nhà sử học Thụy Điển, trong một cuốn sử viết về Bác, cho biết: nǎm mộ ngàn chín trǎm mười lǎm Bác ở khu vực người da đen Háclem (nước Mỹ) và làm nghề chụp ảnh. Nǎm 1916 sang Đức, trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Bác trở lại Pháp và ở nhà cụ Phan Chu Trinh. ở Pháp, Bác tham gia phong trào của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp. Bác tổ chức nhóm Việt kiều. Bác đã gặp Sác lông ghê (Charles Longuet), chủ bút tờ báo "Dân chúng" là cháu ngoại của Các Mác. Ông này đã giúp đỡ Bác viết báo. Lúc đầu Bác viết nǎm dòng rồi sửa hết, rồi lại viết. Bài báo đầu tiên của Bác là bài báo nǎm dòng đǎng ở tờ "Đời sống thợ thuyền", nǎm 1917. Sau đó Bác viết cho nhiều tờ báo ở Pháp như tờ "Nhân đạo và "Dân chúng"... hồi đó Bác ở nhà số 9 ngõ hẻm Công poǎng (compoint). Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đi Paris làm phim về Bác cung cấp thêm nhiều tư liệu: Nhà số 9 Công poǎng tầng dưới là quán cà phê, tầng trên, Bác thuê ở, Bác làm nghề rửa ảnh. Nhà Bác kê vừa một cái giường, hai cái ghế một cái bàn con. Trên bàn có cái chậu thau, trong thau có một xô nước. Khi viết, Bác phải đút thau và xô xuống gầm giường. Hàng ngày, Bác nấu một nồi cơm (gọi là nồi nhưng thật ra nó là cái hộp bích qui vuông thấp). Khi thổi cơm, Bác hấp vào đó một con cá khô, Bác ǎn một nửa, còn một nửa lấy giấy báo gói mang đi, làm việc xong, Bác mang ra ǎn nốt suất cơm còn lại. Bác làm việc rất khẩn trương để có đủ tiền sống, để có nhiều thời gian vào thư viện đọc sách. Bác còn tranh thủ đi nghe người ta giảng thuyết để học tập. Khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Bác rất vui mừng, phấn khởi. Bác vào đảng xã hội Pháp. Tháng ba nǎm một ngàn chín trǎm mười chín, Quốc tế thứ ba (tức quốc tế Cộng Sản) thành lập, Lênin có đọc bản luận cương về cách mạng thuộc địa. Khi tiếp thu bản luận cương ấy, Bác đã nói:
- Luận cương của Lênin đã làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng, mà tôi nói to, như đang nói trước quần chúng đông đảo. Hỡi đồng bào bị đọa đày đây là cái cần thiết cho chúng ta?Bác tiếp thu điều này rất sâu sắc. Báo Gramma Cuba đã viết: "Nhân loại tiến bộ trên thế giới đời đời mắc nợ nhân dân Việt Nam".
Dư luận nhiều nước trên thế giới nêu rõ: Các Mác đề ra chủ nghĩa xã hội khoa học, Lênin là người tổ chức thực hiện. Lênin là người đề ra cách mạng ở các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh là người tổ chức thực hiện và rút những kinh nghiệm quí báu.
Vâng lời Bác dạy:
Không có việc vì khó,Chỉ sợ lòng không bền.Đào núi và lấp biển,Quyết chí ắt làm nên.
Bác chỉ có hai bàn tay trắng mà Bác xây dựng cả sơn hà. Vàng là ở đôi bàn tay lao động, như thế đấy?
LÒNG YÊU NƯỚC, ÁNH SÁNG VÀ TINH THẦN QUỐC TẾ
Ngày 18 tháng 6 nǎm 1919, hội nghị Véc xây họp. Trước đó Bác có nói với các nhóm "Việt Nam yêu nước" như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Vǎn Trường, Phan Cao Lục v.v... rằng:- Bây giờ hội nghị này họp, ta phải có cái gì đưa đến đây. Chúng ta phải hành động, không thể nào ngồi yên với nó được.
Hồi ấy, Bác ở kế buồng cụ Phan Vǎn Trường. Bác nói ý và cụ Phan Vǎn Trường viết ra yêu sách nổi tiếng "Quyền của các dân tộc" gồm tám điểm, đòi Pháp thừa nhận quyền độc lập Nhóm Việt Nam yêu nước và Bác xem đi xem lại nhiều lần. Bác đồng ý và Bác ký vào bản yêu sách đó. Bác dùng tên Nguyễn A'i Quốc (6-1919). Bản yêu sách này đòi trả tự do cho các tù chính trị ở Đông Dương, bãi bỏ các tòa án đặc biệt, tự do báo chí, hội họp, học tập, đi ra nước ngoài,vv... Sau đó bản yêu sách được chuyển đến hội nghị Véc xây. Từ đó người nổi tiếng với tên Nguyễn A'i Quốc ở diễn đàn quốc tế và bắt đầu làm cho thực dân Pháp lo sợ. Chúng có điều tra về lai lịch Bác, nhưng chúng vẫn bất lực. ở Viện bảo tàng hiện nay có giữ một tài liệu của Tổng đốc Nghệ Tĩnh gởi cho Khâm sứ Trung kỳ như sau:
Thưa cụ lớn,Cụ lớn đã giao cho tôi cai quản vùng An Tĩnh (tức Nghệ An Hà Tĩnh). Khi cụ lớn giao cho đi kiểm tra các huyện, các tổng, các làng, các lý trưởng đều nói rằng danh hiệu Nguyễn A'i Quốc chỉ là tên bịa đặt mà thôi, không có thật.
An Tĩnh 13-9-1919Lơ Tổng đốc Trần Đình Bắc.
Lúc bấy giờ Bác vận động việc phân hóa Đảng xã hội Pháp. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Đệ tam quốc tế. Đồng thời Bác tố cáo những tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương và các thuộc địa. Đấy là một điều rất mới lạ. Vì lúc bấy giờ ở pháp bọn cầm quyền giới thiệu chính sách thuộc địa như là công việc xuất cảng vǎn minh. Chính vì thế khi thành lập Đảng cộng sản Pháp, Bác được cử phụ trách nhóm nghiên cứu các thuộc địa của Pháp. Nǎm 1920, trên cơ sở nhóm này, Bác cùng với những người bạn chiến đấu thành lập Hội liên minh những người thuộc địa, ra báo "Người cùng khổ". Đồng chí Bùi Lâm, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, là một trong những người chuyển tờ báo này về nước. Tờ báo ra đời nǎm 1922. Đến tháng 5 nǎm 1922, nhà cầm quyền Anh lấy áp lực bắt Hãng ảnh Lase đuổi Bác. Bác thất nghiệp. Trong lúc thất nghiệp, mỗi ngày Bác chỉ ǎn một bữa nhưng Bác vẫn hoàn chỉnh tác phẩm nổi tiếng viết xong nǎm 1922. Khi vua Khải Định cùng Phạm Quỳnh "Tây du" để bán thêm đất Việt Nam và bán máu 10 vạn thanh niên Việt Nam cho thực dân Pháp, đem đi làm bia đỡ đạn, Bác viết vở kịch "Con rồng tre" lên án chủ nghĩa bù nhìn ở Việt Nam, bán đất Việt cho thực dân Pháp. Qua hai tác phẩm này, đồng chí Tim Bớc, Chủ tịch Đảng cộng sản Canada, đã phát biểu:
"Đồng chí Hồ Chí Minh là người chống đế quốc triệt để, chống phong kiến triệt để". Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới cũng đều đánh giá rất cao hai tác phẩm này.
Bác đã nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của Các Mác rất sâu sắc và Bác đã được Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Pháp cử đi dự Đại hội quốc tế nông dân. Tại Đại hội, Bác đã đọc bản tham luận nổi tiếng "Đời sống của nông dân ở các nước thuộc địa". Trong tác phẩm này, Bác đã vạch ra con đường đi của nông dân ở các nước thuộc địa. Thủ tướng Phạm Vǎn Đồng đã có lần phát biểu "Hai vai của Bác một bên gánh công nhân, một bên gánh nông dân. Dựa trên hai vai công-nông đó, Bác đã đoàn kết dân tộc lại, triệu người như một để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Bản tham luận này của Bác được Đại hội quốc tế nông dân họp tháng 10 nǎm 1923 đánh giá rất cao. Đại hội đã bầu Bác vào Ban Chấp hành quốc tế nông dân. Lúc đó Bác vẫn lấy tên Nguyễn A'i Quốc.
Nǎm 1923, Bác còn tham gia hội những người yêu nghệ thuật, hội hướng dẫn tham quan du lịch.Thời kỳ này, Bác lại được dịp đi khắp thế giới. Các đồng chí Trung ương Đảng cộng sản U'c cho biết Bác đã đến U'c. Các đồng chí nói:- Đồng chí Quảng Châu lúc đó đến châu U'c đã đặt cơ sở với các nhà yêu nước của chúng tôi.
Gần đây, Đảng cộng sản Xrilanka cũng cho biết Bác có đến Xrilanka và ở khách sạn "Thắng lợi" hai ngày, để gặp các lãnh tụ.
Bác vào Hội những người yêu nghệ thuật không phải là trên danh nghĩa mà vào Hội những người yêu nghệ thuật là để hoạt động tích cực. Nhà điện ảnh Hà Lan Giôrít Iven trong dịp sang thǎm nước ta, đến Hà Nội, đã được Bác mời đến để Bác hỏi chuyện.
Hôm ấy vào một đêm hè sau khi chúng tôi xem bộ phim "Vĩ tuyến thứ 17" nổi tiếng của mình, nhà điện ảnh Hà lan Giôrít Iven được Bác tiếp. Đây là một vinh dự lớn và quá bất ngờ đối với ông. Vừa gặp Bác, Bác đã trò chuyện thân mật như người nhà.
- Tôi nhiều tuổi hơn, tất nhiên là anh. Chú ít tuổi hơn, tất nhiên chú là em. Có phải không nhà quay phim Giôrít Iven?Bác và Iven cùng cười vui vẻ. Bác lại hỏi tiếp:- Chú định ở đây trong bao lâu?- Thưa Chủ tịch, tôi ở đây 6 tháng.Như thế ít quá! Phải một nǎm hay là lâu hơn nữa, mang cả "thím" ấy sang đây. Nhân dân Việt Nam chúng tôi và tôi có cơm thì chú ǎn cơm, có cháo thì ǎn cháo, không để chú đói đâu Bây giờ chú mới biết tôi. Nhưng tôi đã biết chú từ nǎm 1922, 1923 rồi.Iven rất cảm động, nhưng cũng rất ngạc nhiên:- Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch cho tôi được nghe câu chuyện cũ gần nửa thế kỷ trước.Bác im lặng một lúc, rồi Bác bắt đầu nhắc cho Iven nhớ lại:Vào những nǎm đó nhà điện ảnh Giôrít Iven vừa hoàn thành xuất sắc tác phẩm "Tư bản và tôn giáo". Cuốn phim ngụ ý vạch mặt bọn phong kiến trước đây lợi dụng tôn giáo để áp bức, bóc lột. Bây giờ tư bản cũng làm như vậy. Bọn chúng dùng tôn giáo để đi chiếm thị trường, cướp đất làm thuộc địa. Vua Hà Lan lúc đó rất bực tức với cuốn phim của Giôrít Iven, ra lệnh trục xuất nhà nghệ sĩ trẻ và có biệt tài ra khỏi đất Hà Lan. Bọn tư bản thì tập trung đả kích đồng chí. Trong khi đó Bác đã viết bài đǎng trên báo Nhân Đạo (I'Humnité) bênh vực cuốn phim ấy và chống lại những luận điệu vu cáo của bọn tư bản. Khi trở về Pháp, Giôrít Iven đã tìm được tờ báo mà Bác đã viết bài nói về bộ phim của mình. Đọc lại những bài báo của Bác viết từ những thập niên 20, Giôrít Iven cảm động nói:- Đồng chí Hồ Chí Minh không những là một nhà quân sự lỗi lạc một nhà chính trị thiên tài mà còn là một nhà nghệ thuật lớn: vì nhừng bài báo đồng chí viết tháng 6 nǎm 1922 chúng tôi đem ra so sánh có nhiều người trên thế giới hiện nay viết về nghệ thuật của tôi chưa đánh giá được như đồng chí Hồ Chí Minh bấy giờ.
Nǎm 1924, Bác đi dự Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5. Bác đi xe lửa và mặc những bộ quần áo sang trọng để tránh bọn mật thám Pháp theo dõi. Bác cải trang rất giỏi. Đồng chí Lông Gô (người Pháp) trong một bài báo nói về Bác đã viết: "Chỉ có anh Nguyễn A'i Quốc là người Việt Nam dám lên tiếng chống thực dân Pháp". ở ngay giữa Paris, thủ đô nước Pháp, Bác vẫn lên tiếng chống thực dân Pháp. Đó thật là một điều rất dũng cảm. Bác đến Lêningrát, đồng chí Mácxen Casanh, người được Đảng cộng sản Pháp cử đi Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5 và có nhiệm vụ tổ chức đón Bác. Hôm đó đồng chí Casanh (Cachin) cho đồng chí Pôn ra ga xe lửa đón Bác. Khi đồng chí Pôn đến hỏi xem Bác có phải là Nguyễn A'i Quốc, nếu đứng các câu hỏi sẽ đưa về Mạc Tư Khoa. Thấy một người châu A' gầy gò, giống như ảnh đem theo, đồng chí Pôn hỏi bằng tiếng Nga:- Đồng chí đi đường nào đến đây?- Tôi đi đường bí mật? - Đồng chí đến đây mất mấy ngày?- Tôi đến đây hai ngày!- Đồng chí biết tiếng Nga từ bao giờ?- Đồng chí đến đây hai ngày mà đã nói được tiếng Nga à?- Vâng, đến đất nước của Lênin phải biết tiếng của Lênin.Đồng chí Pôn rất khâm phục Bác và đưa Bác về Mạc Tư Khoa giới thiệu với Ban tổ chức của Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5.Đồng chí Tim Bớt, Chủ tịch Đảng cộng sản Canada có kể lại:- Lúc đồng chí đến phòng số 8 khách sạn Lux, tôi và Gécmanettô đang ngồi nói chuyện với nhau. Một người trong Ban tổ chức giới thiệu với chúng tôi: Hôm nay có thêm một đồng chí châu A' ở cùng buồng này nữa. Đồng chí châu A' tiến lên giơ mũ chào và tự giới thiệu: "Tôi là Nguyễn A'i Quốc, vừa ở Paris đến, gởi lời chào đến các đồng chí thân mến". Chúng tôi mời đồng chí Nguyễn A'i Quốc ngồi. Đồng chí Gecmanéttô và đồng chí Tôgơliátti vừa đưa thuốc lá ra mời, thì đồng chí Nguyễn A'i Quốc bật diêm cho các đồng chí đó hút thuốc. Do cử chỉ lịch sự ấy, chúng tôi thấy rất mến đồng chí châu A' này, ngay từ dầu. Các đồng chí thay nhau hỏi thǎm tình hình đấu tranh của công nhân ở Hồng Kông như thế nào? Rồi ở Thượng Hải ra làm sao? Đấy là sự tự phát hay do giai cấp vô sản lãnh đạo? Lúc đó chúng tôi tưởng đồng chí Nguyễn A'i Quốc là người Trung Quốc. Nhưng không phải đồng chí đã nói rằng đồng chí là người Việt Nam. Tôi hỏi: Việt Nam ở đâu? đồng chí Nguyễn A'i Quốc cầm ngay một tờ giấy vẽ ngay bản đồ châu A', bản đồ Đông Dương, giới thiệu Campuchia, Lào, Việt Nam, Pháp chiếm 1858. Đồng chí Nguyễn A'i Quốc giới thiệu rất trôi chảy.
Chuyện triều đình nhà Nguyễn đã bán đất nước Việt Nam cho thực dân Pháp nǎm 1884. Chúng chia đất nước thành ba kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Chia thành chế độ thuộc địa và bảo hộ khác nhau ở ba kỳ ấy. Đồng chí kể rất say sưa về phong trào cách mạng chống Pháp và tố cáo những tội ác dã man của bọn thực dân đàn áp các phong trào và dìm trong biển máu. Đồng chí cũng không quên nói tới triển vọng của các phong trào ấy như thế nào. Nói xong đồng chí Nguyễn A'i Quốc xin lỗi đi ra phố và đến khuya mới về? Khi đồng chí Nguyễn A'i Quốc về, Gécmanéttô đang ngồi viết gì tôi không biết. Còn tôi đang chuẩn bị đi ngủ. Tôi nhìn thấy đồng chí Nguyễn ái Quốc ǎn mặc đơn sơ quá, người cứ rét run lên. Tôi hỏi đồng chí đi đâu về. Đồng chí trả lời: "Đi viếng Lênin". Đồng chí Gécmanéttô người hay châm biếm, cười và nói: "Không sợ mất tai à?" (Hôm ấy Mạc Tư Khoa lạnh dưới 40o âm). Đồng chí Nguyễn A'i Quốc vui vẻ trả lời: "Khi người ta có nghị lực, người ta sẽ vượt qua được tất cả! Lúc đó đồng chí đội mũ bê rê, không có đi giày tuyết, không có khǎn quàng, không có áo choàng. Đồng chí Nguyễn A'i Quốc đi viếng Lênin từ mười giờ sáng đến chín giờ khuya mới về. Câu nói của đồng chí Nguyễn A'i Quốc làm tôi suy nghĩ và nghiên cứu về Việt Nam. Và trước khi sang Việt Nam, tôi tự nhủ mình là người hiểu Việt Nam hơn ai hết?"
ở Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 5, Bác đọc bản tham luận: Cách mạng ở các nước thuộc địa và vấn đề chủng tộc da đen, v.v... Bác cũng đã dự Đại hội quốc tế Nông dân, quốc tế Phụ nữ, quốc tế Thanh niên. Bác đã được quốc tế cộng sản chỉ định vào Ban chấp hành những người cộng sản châu A', phụ trách Đông phương bộ và đặc trách Cục Phương Nam. Tháng 12 nǎm 1924, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Lý Thụy. Bác nghiên cứu một số thanh niên Tâm Tâm xã, xây dựng cơ sở chuẩn bị thành lập Đảng. Bác biên soạn tài liệu "Đường Kách mệnh". Đây là tài liệu Bác soạn để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin cho giai cấp công nhân Việt Nam.
Trên cuốn tài liệu này do nhà xuất bản "Dân tộc bị áp bức liên hiệp tuyên truyền bộ" ấn hành, có đóng dấu mờ "A' châu bị áp bức liên hiệp hội". Dòng chữ đó cho ta thấy khi về Trung Quốc, Bác đã lập ra Hội này và Bác là Tổng thư ký của Hội. Nǎm 1925, khi về qua Quảng Châu, Bác đã thành lập "A' châu bị áp bức liên hiệp hội".
Dưới đầu đề "Tư cách một người Kách mệnh", trong bài đầu cuốn sách Bác dạy cán bộ cách mạng phải:- Cần kiệm mà không ti tiện, cẩn thận mà không nhút nhát, nhẫn nại chí công vô tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất. Giữ bí mật. Đối với từng người phải khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, có lòng bày vẽ cho người, hay xem xét người. Làm việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ lưỡng rồi quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể...
Đấy là tóm tắt ý kiến đầu tiên Bác truyền bá Chủ nghĩa Mác Lênin trong giai cấp công nhân Việt Nam. Trên cơ sở này, Bác thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Lúc đầu có 5 người: Hồ Tùng Mậu, Lê Huy Điểm, Lê Hồng Phong, Lễ Hồng Sơn, Phùng Chí Kiên. Sau một tuần lễ tổ chức thêm 3 người nữa là Vương Thúc Anh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đức Thụ. Trong số 8 người Bác lại tổ chức 5 người là thanh niên cộng sản đoàn: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Quảng Đạt. Dồng chí Lê Quảng Đạt được cử về tổ chức đưa thanh niên trong nước ra để Bác đào tạo. Đoàn đầu tiên ở trong nước đưa ra là đoàn đồng chí Trần Phú đi ngày 14 tháng 7 nǎm 1929. Khi gặp đoàn thanh niên ở trong nước ta, để giữ bí mật Bác nói tiếng Trung Quốc. Bác bảo:
- Các ông ở Việt Nam sang, hôm nay hội nghị người ta sẽ liên hoan đón các ông. Các ông cầm lấy cái này mà đọc. Đến tối liên hoan người ta sẽ hát đấy, mình sẽ hát theo người ta.
Đó là bài ca quốc tế. Nǎm 1967, Viện nghiên cứu Lênin (Liên Xô) có đề nghị Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam xác minh xem ai là người dịch bản quốc tế ca đầu tiên ở Việt Nam. Viện bảo tàng đã đi sưu tầm và được các đồng chí đương thời kể lại cho biết chính Bác là người dịch đầu tiên. Viện bảo tàng cách mạng đã làm hồ sơ khoa học gởi lên trình Bác. Bác đã nhận là Bác dịch. Nhưng Bác còn ghi chú thêm người dịch thành lời để chúng ta hát bây giờ là đồng chí Trần Phú và đồng chí Lê Hồng Phong (dịch cuối nǎm 1929 đầu nǎm 1930 ở trường Đông Phương, Mạc Tư Khoa).
Đấy là bản quốc tế ca do Bác dịch nghĩa lần đầu tiên bằng thể thơ lục bát:
Hỡi ai nô lệ trên dờiHỡi ai cực khổ đồng thời đứng lênBất bình này chịu sao yênPhá cho tan nát một phen cho rồi.Bao nhiêu áp bức trên đờiSạch sành sanh phá cho rồi mới thaCuộc đời nay đã đổi daTa xưa con ở, nay là chủ ôngTrận này là trận cuối cùngÂ`m ầm đoàn lực đùng đùng Đảng cơLanh téc na xi on nan lơÂ'y là nhân đạo ấy là tự do!
Những người "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" đưa đồng chí Lê Huy Điểm về qua Thái Lan và tổ chức một số thiếu niên ở trong nước và con Việt kiều. Trong số này có người Bác đưa về phụ trách Đoàn Thanh niên, có người vào học viện quân sự của Nga hoặc của Trung Quốc. Khi đào tạo xong, Bác thường nói:
- Bây giờ các ông phải về nước. Nước các ông đang bị đế quốc phong kiến thống trị, đồng bào khổ cực như thế, lao động thật cực khổ, khó nhọc như thế. Về nước các ông nên "đi vô sản" (tức là thâm nhập thực tế lao động).
Quan điểm của Lênin là lao động để xây dựng Đảng. Vận dụng quan điểm đó, Bác lấy "vô sản hóa" để xây dựng Đảng. Đồng chí Trần Phú về nhà, thấy ảnh mình địch cho dán khắp nơi để lùng bắt. Biết chuyện đó, Bác lại gọi đồng chí Trần Phú sang và cử đi học trường Đại học Đông phương. Trong thời kỳ ở Quảng Châu, Bác mở 5 lớp đào tạo được 180 đồng chí đưa về nước và ra tờ báo Thanh niên. Nǎm 1928, Bác về Thái Lan và lấy tên là Thầu Chín. Thầu Chín tiếng Lào có nghĩa là ông già, Bác về xây dựng cơ sở đào tạo cán bộ cách mạng ở U Đon, Noong Khai, Sa Con, v.v... U Đon là trung tâm cuộc vận động Việt kiều ở Xiêm. Có ngày Bác đi bộ từ U Đon đến Xa Vang 70 cây số. Cán bộ chúng ta học tập lúc này có nhiều khó khǎn, thiếu thốn về vật chất, sức khỏe yếu, bị ốm đau luôn. Tuy Bác có những tiêu chuẩn quốc tế cộng sản đài thọ, nhưng Bác vẫn làm thuốc, lấy củi, đi cày đi câu để kiếm thêm tiền nuôi anh em. Người dạy Bác nghề bốc thuốc là cụ Đặng Vǎn Cáp, sau cách mạng làm Hội trưởng Hội Đông y Việt Nam.
Một hôm Bác đi cày về, đang dắt bò lững thững trên đường làng, thì em bé con chủ nhà đã đón từ đầu thôn, thét: - Ông Chín Thầu. Tại sao ông về sớm thế? Ông đi ngay đi ông về sớm như thế này, tôi sẽ mách bố tôi đấy. Ông về sớm không được đâu?Nghe tiếng nói của em bé đột ngột như vậy, Bác nhanh trí biết ngay có chuyên chẳng lành. Bác đánh bò quay trở lại buộc dây vào một chiếc cọc rồi chạy. Hồi đó là cuối nǎm 1925, bọn mật thám quốc tế theo dõi Bác rất sát. Nó lùng sục vào nhà này để bắt Bác. Em bé con ông chủ nhà hàng ngày rất quý Bác thường quấn quít bên Bác. Em tìm cách chạy ra đồng báo tin cho Bác sự việc này. Sự nhanh trí của Bác trước thái độ không bình thường của em bé Thái Lan đã giúp Bác thoát khỏi hiểm nguy.
CHIM HỒNG DANG RỘNG CÁNH BAY XA
Vào Hải Sâm Uy (Liên Xô) Bác về trụ sở Quốc tế cộng sản lấy tên Linốp. Bác học trường bổ túc lãnh tụ của Quốc tế cộng sản 9 tháng. Học xong Bác về làm việc ở Viện nghiên cứu lịch sử phương Đông lấy tên là Linơ (nǎm 1935). Trong các cuộc họp ở đây, người ta thường hay hát.
Bác đến thǎm đoàn ta, Bác bảo:Tất cả người ta hát, sao đoàn ta không hát?Nghe lời Bác, đồng chí Lê Hồng Phong đã sáng tác bài hát "Du kích tiến lên" lời Pháp. Trong suốt hội nghị, các đoàn hát bài "Du kích tiến lên" của chúng ta. Cũng trong hội nghị này, Bác giới thiệu đồng chí Lê Hồng Phong với Quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong vào Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Nǎm 1938, Bác về Trung Quốc và lấy tên là Hồ Quang. Từ Liên Xô đi Thượng Hải, rồi đến Thiểm Bắc đi Tây An. Từ Tây An đến Diên An, Bác đóng vai người đấy xe bò, đi bốn ngày đêm ròng rã đến một trạm liên lạc các đồng chí Trung Quốc đưa Bác về Diên An. Bác ở Diên An hai tuần lại đi Tây An. Sau đó đi Quảng Tây. Cùng đi, có đồng chí T.L. (hiện nay chưa biết đồng chí T.L là ai). I't lâu sau, Bác về Quế Lâm rồi đi Hàm Dương. Từ Quế Lâm, Bác lại đi Tĩnh Tây, rồi trở về Vân Nam (cuối nǎm 1939). Chưa bắt được liên lạc với Đảng ta, Bác vào bán sách ở hiệu "Hoa Xuân sinh hoạt". Bán sách ít lâu, Bác vẫn chưa bắt được liên lạc. Bác vào làm quản lý ở một quán ǎn. Đồng chí Bí thư thứ nhất tỉnh ủy Quảng Tây (1963), trước làm chủ quán ǎn này, là đầu mối liên lạc giữa Đảng ta và Đảng cộng sản Trung Quốc, đồng chí cho biết: - Đồng chí Hồ Quang ở đây với tôi vào khoảng 6,7 ngày có gọi tôi vào và nói rằng: đồng chí có biết tại sao khách hàng đến thưa thớt không? Nếu như thế này, thì không bao giờ ai dám đến liên lạc với chúng ta, vì bọn mật thám nó ngồi ngoài kia, ai đến nó ghi hết. Nhưng, nếu khách hàng vào đông, thì bọn này sẽ không ghi nữa đâu?
Tối hôm đó chi bộ họp, tôi mang nhận xét của đồng chí Hồ Quang ra thảo luận. Toàn chi bộ đều nhất trí với nhận xét đó Đồng thời bàn cách sửa chữa nấu ǎn ngon hơn, tiếp khách niềm nở hơn. Và quả thật khách hàng lại tấp nập đến ǎn. Bọn mật thám ghi chán mỏi tay, mà không phát hiện được, nên không cần thiết ghi nữa.
Đồng chí Trịnh Đông Hải tức Vũ Anh, được Đảng cử đi tìm Bác. Đến đây thấy ông Chín Thầu bưng tách cà phê, đã vội ra báo ngay cho đồng chí Hoàng Vǎn Thụ biết là Bác đang ở đây. Đồng chí Hoàng Vǎn Thụ vào ra ám hiệu. Nhận được ám hiệu, Bác ra vườn hoa Thúy Hồ ở Vân Nam gặp các đồng chí Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lãnh, Vũ Anh, Đặng Vǎn Cáp, v.v... Sau đó ít lâu, Bác gặp các đồng chí Phạm Vǎn Đồng, Võ Nguyên Giáp đến tìm Bác bàn việc đón Bác về nước.
Bác đi khắp đó đây để tìm con đường cứu nước cứu dân. Bác là cánh chim hồng dang rộng cánh bay xa nay quay về tổ.
ĐƯỜNG VỀ PẮC BÓ
Hãy về thǎm quê ta Pắc BóNơi Bác về nguồn nước mới sinh (Tố Hữu)
Vượt cầu sông Bằng, đi khỏi thị xã khá xa, ô tô đưa chúng tôi rẽ về cánh đồng Cao Bình mênh mông phủ một màu xanh, điểm thêm những cây hoa rừng bióc - mạ đỏ đẹp như tấm thổ cẩm. Thị trấn Nước Hai sầm uất, vẫn còn dấu vết thành quách gần một trǎm nǎm của thời Mạc Kính Cung đến Mạc Kính Vũ (1592-1688) khi nhà Mạc chạy về Cao Bằng.
Phố Sóc Giang, đồn biên giới ẩn hiện sau từng lượt núi sừng sững, một vị trí xung yếu bao thời, nơi "quan hà bách nhị do thiên thiết" (chỗ xung yếu, hai người có thể chống được trǎm, do trời đặt ra). Đường này là ngã ba Đôn Chương ngược lại là về bản Nà Toàn - quê hương'của đồng chí Hoàng Đình Giong tức Vũ Đức, chỉ huy trưởng khu 9 Nam bộ những ngày đầu kháng chiến ehống Pháp. Kia là lối đi các bản Nà Mạ, Nà Kéo, bản Hoong, bản Hoàng... đền thờ nhà Lê trước mặt ở dốc chùa Đống Lân, chỗ rừng cây cổ thụ ngả bóng mát suốt ngày. Sau đền thờ vua Lê là khu Lam Sơn, Hào Lịch - nơi cơ sở cách mạng vững vàng trong những nǎm 30. Đến gần bản Hoàng là đền thờ cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Chí Cao, anh hùng dân tộc có công đánh quân xâm lược Tống từ đầu thế kỷ thứ II.
Dọc con sông trừng, nước xanh trong, từ Pắc Bó chảy ra, giữa dãy Lục Khu, Mã Lịp, mộ Kim Đồng xây bên sườn vách núi Tẻo Lài, tựa lưng vào những tường đá xanh đen nhấp nhô như đàn trâu rừng phủ phục bên anh. Con suối êm ả ngày đêm chảy qua trước mộ. Một cây cơ thụ ngả mình làm cầu đón khách đến thǎm. Dòng chữ ghi đậm nét trên bia: "Nhớ ơn liệt sĩ Nông Vǎn Dền tức Kim Đồng" nhắc chúng tôi đến với người đội viên thiếu niên cứu quốc dân tộc Tày do Bác Hồ đào tạo đã vì nước quên mình. Chào Kim Đồng, chúng tôi đi tiếp con đường về Pắc Bó, bản Nà Mạ - làng Tiền trạm - mở rộng cửa đón khách thập phương đến thǎm khu di tích cách mạng. Ngày trước, mỗi khi giặc Pháp, giặc Nhật lùng sục qua làng, nhân dân vùng này đưa khǎn mặt treo ngoài sàn làm mật hiệu cho "đài quan sát" trên đỉnh núi Mác biết để báo tin cho "đại bản doanh" Pắc Bó.
Lần trước vào nǎm 1970, mùa xuân chúng tôi ghé thǎm mẹ Kim Đồng. Mẹ già lắm, tuổi mẹ cao bằng tuổi Bác. Hôm đó mẹ mệt. Cơn rét cuối mùa còn quẩn quanh ở vùng núi cao làm mẹ khó ở. Mẹ chào khách và mời ngồi bên giường mẹ . Bà mẹ anh hùng đã hiến dâng Kim Đồng cho Tổ quốc cũng bình thường như mọi bà mẹ Việt Nam khác. Mẹ rất vui mừng khi biết có khách xa về thǎm, nhưng mắt mẹ lại ứa lệ khi nhìn lên bàn thờ gặp chòm râu và mái tóc bạc phơ đôn hậu của Bác Hồ và nghĩ đến Kim Đồng ngọc vàng của mẹ. Biết mẹ mệt, chúng tôi không dám động đến chuyện cũ. Người chị của Kim Đồng pha nước tiếp chúng tôi. Chị kể chuyện cho nghe về bản làng mới, đẹp kể từ khi có cách mạng về. Đồng chí Lê Duẩn, ngày về thǎm Pắc Bó, có đến chào mẹ và tặng mẹ chiếc quạt bàn, vì lúc đó Pắc Bó đã có thủy điện nhỏ. Cả nhà, cả bản gọi chiếc quạt ấy là quạt của Đảng cho.
Ngoài trời mưa, trận mưa núi không to nhưng nghe chừng dữ dội. Nước chảy ào ào dưới suối. Dòng suối quay nhanh những guồng nước đạp chày giã gạo liên hồi phía đầu bản. Bất giác chúng tôi nhớ đến câu thơ của Ngô Thì Sĩ thời Lê Cảnh Hưng đã ghi về vùng này:
Cư dân Thái bản Thổ tham Nùng Mộc lư gái sạn dông tây hướngThủy cửu tùy cơ nhật dạ thung...
(Nhân dân quá nửa là người Thái người Tày, người Nùng. Nhà ở dùng tre, gỗ làm sàn xoay theo hướng đông tây Tùy nước chảy, đặt cối giã gạo, giã suốt đêm ngày).
Ngày nay, vùng châu Hồng Phong (Hà Quảng) không những chỉ có guồng lấy nước và cối giã gạo bằng nước suối mà nước đã quay các tuốc-bin trên nhà máy thủy điện bên đồi. Điện đã đưa về tận Pắc Bó thắp sáng cả vùng đồi núi bao la.
Nhà lưu niệm Pắc Bó trên triền đồi đất đỏ. Ngày 8-2-1970 Vǎn hóa Cao Bằng làm lễ khánh thành rất trọng thể, từ mùa xuân 1941 Bác về Pắc Bó theo bút tích Bác ghi trong hang đá "8-2-1941" thì tới nay vậy là vừa đúng 44 nǎm. Trong cuộc tấn công hèn hạ vừa qua, giặc đã cho nổ mìn phá hoại cửa hang và phá sạch Nhà lưu niệm Bác, đã gây một sự phẫn nộ cho đồng bào cả nước và lương tri của nhân dân thế giới.
Bây giờ, từ thị xã Cao Bằng về thǎm Pắc Bó, ô tô đi thẳng đến cột kilômét 52. Nǎm 1961, tức là "20 nǎm trước ở hang này" từ Đôn Chương vào, chỉ có đường đi bộ. Ngày ấy, Bác trở về Pắc Bó, Bác cũng còn đi một đoạn đường ngựa. Dân bản hôm ấy đổ ra đón Bác, đón đồng chí Tố Hữu, đồng chí Nguyễn Khai và các đồng chí cùng đi. Những màu áo chàm còn thơm mới, những chiếc áo hoa, nhiều màu đỏ và những giọt nước mắt đầy xúc động:- Sin hổ lai lố Bác á! (Bác ơi, Bác vất vả quá!)- Tôi về thǎm nhà, sao bà con lại ra đón?Bác rưng rưng nước mắt. Các cụ, các mẹ cảm động cũng khóc òa. Thanh niên trai gái cả mấy bản gần xa hôm ấy đều về để biểu diễn Pile, múa khèn chào Bác. Bác hỏi thǎm từng người, từng gia đình và công việc làm ǎn trong hợp tác xã, Bác nói:Cao Bằng, ít nhất phải cao, bằng nơi cao nhất. Hay Cao Bằng lại cao không nơi nào bằng.
Theo phong tục địa phương, đồng bào mời Bác trồng ba bụi trúc để làm kỷ niệm. Ba bụi trúc Bác trồng, giờ đây đã sinh sôi nẩy nở thành hàng trǎm bụi trúc lớn nhỏ. Những khóm trúc xanh mượt mọc rậm bên bờ suối Lênin, bên cạnh cây ổi ngày xưa Bác dùng lá đun nước thay chè. Trúc là cây trường thọ, là tượng trưng cho người anh hùng, quân tử bền lòng trước gian nan. Giờ đây nhân dân địa phương nâng niu từng kỷ vật Bác để lại. Những cây cải xoong Bác trồng, nay thành hàng dãy, hàng dãy trải dài khắp hai bên bờ suối. Những khúc củi Bác đun dở trong hang lạnh hình như vẫn còn hơi ấm của người. Phòng bảo tàng Cao Bằng đã sưu tầm được 314 hiện vật. Bác để lại cho Pắc Bó một chiếc vali mây. Tài sản 30 nǎm chu du khắp các nước từ Đông sang Tây. Bác xách về nay vẫn còn đó! Một bộ áo chàm với quyển lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô. Gia tài trong chiếc vali quá nghèo và quá ít, nhưng Bác mang về Pắc Bó, cho cách mạng Việt Nam, cho cả nước một gia tài vô giá, một ngôi sao Bắc đẩu một ngọn lửa thần kỳ hướng dẫn và soi sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc ta. Nhân dân Việt Nam ngàn đời nhớ ơn Bác.
Trong nhà đồng chí Dương để chiếc linh xa(1) của đồng bào Pắc Bó thờ Bác. Tự tay một đồng chí họ Dương viết dòng chữ: "Tâm Bá chỉ khiêu thủ chỉ lộ" (Tim Bác ngừng đập nhưng tay Bác vẫn chỉ đường).
Đại Vinh - Tên Bác đặt, là anh cả của bảy anh chị em con cụ Dương Vǎn Đình. Ngày xưa Bác còn ở hang Cốc Bó, Bác mặc áo Nùng rộng tay, đi đầu trần xuống tận bản, tìm kết nghĩa với gia đình họ Dương, cụ Dương Vǎn Đình lớn hơn Bác mấy tuổi, Bác gọi là anh. Hai cụ ngày xưa cứ ngồi bút đàm (2) với nhau suốt buổi. Bác viết chữ nho giỏi lắm. Bác nói với các cụ già trong bản.- Tôi già, các bác cũng già cả. Tôi làm cách mạng được, các bác có nên làm cách mạng không?- Bác tốt bụng quá đi thôi! Đồng chí Đại Vinh nói tiếng phổ thông chưa nhiều, có đoạn chen tiếng Nùng. Đồng chí Vĩnh Xuân dịch lại cho chúng tôi nghe. Việc gì Bác cũng làm cả. Ai Bác cũng thương, cũng giúp. Bác tắm cho trẻ, chữa ghẻ, chốc cho các cháu. Bác là "ông Ké có thuốc tiên". Bác đến nhà là trẻ con xúm lại đông. Đứa nào Bác cũng cho quà và trò chuyện với các bạn nhỏ. Quà của Bác ngày tết là một phong bao gói một vài xu, ngày thường thì con chim, con gà, con cá Bác lấy lá cây hoặc cỏ rừng tết lại. Có những cháu ngày trước Bác tắm cho giờ đã cầm súng đánh thắng Mỹ và chỉ huy bộ đội đánh bọn xâm lược, Bác kính già yêu trẻ, Bác đã ví: "Trẻ em như búp trên cành..."
Chao ôi! Bác của chúng ta sao có tấm lòng thương yêu trẻ sâu xa đến vậy!Từ giã nhà họ Dương, xuống cầu thang gác nhà sàn chị Vương Kim Liên - mẹ của Chí Thâm - người con gái mang tên làng Sen ở thôn Pắc Bó. Chị trước tên là Hú, Bác đổi lại tên Kim Liên - tên quê Bác cho chị. Những ngày Bác mới về Pắc Bó, chị theo chồng là anh Đại Lâm lên thǎm Bác. Thấy "ông Ké" ở hang lạnh, chị về bàn với bà con may cho "ông Ké" hai bộ áo chàm. Chị nghĩ thương "ông Ké" như cha, "ông Ké" gầy làm việc suốt đêm ngày mà ǎn mặc không có gì.
Hôm chúng tôi đến, các em trong bản lại sà vào lòng nghe kể chuyện về Bác, mặc dầu những chuyện ấy có chuyện các em đã nghe đến lần thứ mấy mươi. Em nào nghe cũng say sưa như nghe chuyện cổ tích của dân tộc Nùng vậy. Chuyện kể về Bác Hồ ở bản Pắc Bó, có thể ghi lại thành một pho sách. Nhiều giai thoại đẹp lắm, thần kỳ lắm! Cuộc đời sôi nổi và phong phú của Bác là những sự thật đẹp hơn những truyền thuyết.
Chuyện về Bác ở thôn Nậm Quang - một bản bên kia mốc l08 - chuyện khi Bác về nước, cho đến những ngày Bác xuống làng hoạt động. Bác dạy học, Bác tǎng gia, Bác giác ngộ quần chúng, những ngày "cháo bẹ rau mǎng" sinh hoạt kham khổ của Bác...
Đến Pắc Bó mà chưa đi Khuổi Nậm là điều đáng tiếc. Khuổi Nậm là nơi họp Trung ương Đảng lần thứ 8. Lần họp ở Khuổi Nậm nằm trong khu rừng vắng phía bên phải dòng suối LêNin, hai bên là núi cao, dòng suối cạn ở chính giữa. Lán cỏ đơn sơ, tương phản với những quyết định thật cực kỳ quan trọng: Thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Bác chủ tọa buổi họp lịch sử này?
Mùa xuân nǎm 1961, Bác về thǎm lại Pắc Bó , tức cảnh, Bác ngâm bốn câu thơ:
Hai mươi nǎm trước ở hang này,Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây.Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu,Non sông gấm vóc có ngày nay.
Bốn câu thơ này giờ đây đã được kẻ to bằng sơn đỏ ở lối vào Khuổi Nậm. ở Khuổi Nậm có hang Xi Điếng, cao trên mười lǎm sải tay, leo lên bằng dây rừng. Hang này không bằng hang Đầu Gỗ và Hoành Bỗ. Không phải hang giấu cọc gỗ Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo để đánh đắm thuyền quân giặc. Mà nơi đây, Bác giấu truyền đơn, những lời hịch chính tay Bác thảo. Những lời kêu gọi cứu nước, đánh Tây đuổi Nhật sắc nhọn như cọc Bạch Đằng và lan rộng khắp đó đây. Những bức thư ký tên Nguyễn A'i Quốc hừng hực lửa đấu tranh kêu gọi đồng bào:
- Hỡi các chiến sĩ cách mạng, giờ giải phóng đã đến! Hãy phất cao cờ độc lập, lãnh đạo toàn dân đánh tan thù chung. Tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đang vang dội bên tai các đồng chí! Máu nóng các bậc anh hùng đang sôi sục trong lòng các đồng chí!...
Những lời hịch của Bác vang vọng khắp trong Nam ngoài Bắc, trùm lên cả non sông, đến hôm nay vẫn còn giục giã thanh niên lên đường ra biên giới.
Muốn vào hang phải men theo dòng suối LêNin qua những lớp đá và rừng cây xanh um. Nơi Bác ngồi làm việc là một phiến đá không lớn lắm. Hang rộng dài không quá một toa tàu hỏa, từ chân núi trèo lên miệng cao hơn 50 mét. Chỗ Bác nằm bên phải, chỗ các đồng chí bảo vệ Bác bên trái. Tượng Các Mác do Bác khắc bằng những nhũ đá nhấp nhô giống hình người. Bác tô điểm thêm một chú vượn dưới chân Các Mác.
Trước khi chúng tôi đến thǎm hang này, Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên nhi đồng Pắc Bó đã kéo nhau về đây làm lễ mang tên Bác cho đoàn, đội của mình. Đội thiếu niên mời một chiến sĩ cách mạng lão thành châm bó đuốc, tượng trưng cho "nǎm điều Bác dạy". Ngọn đuốc sáng nhất là ngọn đuốc "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Nǎm ngọn đuốc bừng lên nơi Bác Hồ ở và làm việc ngày trước như khí thiêng của sông núi tụ về. Nhiều em gái nhỏ, hôm ấy dậy sớm hơn thường lệ , cùng các bạn về hang Bác ở. Đường vào hang, em đi mấy lần suýt ngã. Em nghĩ thương Bác vô vàn. Nghe các cụ kể: lúc ở nước ngoài về Pắc Bó, chân Bác mang "hài sảo" dây rơm cắt nát bàn chân Bác. Thế mà ngày ngày Bác vẫn "Sáng ra bờ suối, tối vào hang". Bác ơi? Vì thế hệ chúng cháu mà Bác chịu gian nan cả đời. Giờ tổ chức của chúng cháu được mang tên Bác, chúng cháu phải ra sức rèn luyện cho xứng đáng. Nghĩ như vậy, các em lại vui vẻ cùng các bạn đi thắng về hang Pắc Bó một cách khỏe khoắn. Hôm về Pắc Bó, chúng tôi có gặp nhiều đồng chí cách mạng lão thành, tuổi các đồng chí đều "cổ lai hi" nhưng đến Pắc Bó chân thêm cứng, tinh thần thêm vững và càng leo ngươi càng khỏe thêm ra. Phải chǎng đây là sức mạnh vô hình do Bác truyền lại?
Bác về Pắc Bó cách đây ngót 50 nǎm. Ngày ấy Bác bí mật từ nước ngoài về, sau bao nhiêu nǎm ròng với hình ảnh anh Ba làm nghề phụ bếp dưới tàu đã rời bến Sài Gòn, vượt sóng đi khắp nǎm châu và tìm đường về với Tổ quốc. Chỉ hai bàn tay trắng mà xây dựng một sơn hà: Bác làm rạng rỡ lịch sử của cha ông từ thuở Vua Hùng dựng nước đến ngày nay. Giờ đây, chúng ta về Pắc Bó, đường đã mở rộng thênh thang. Đồng chí Lê Duẩn ngày đến Pắc Bó có cǎn dặn cán bộ Cao Bằng: "Đường về Pắc Bó phải là con đường Đỏ". Và kể tử ấy đến nay, trên con đường từ thị xã Cao Bằng về Hà Quảng, nhân dân dã xây dựng bao nhiêu hợp tác xã cao cấp. Hợp tác xã Bản Ngần đã hơn 7 tấn, hợp tác xã Tiên Hoàng dẫn đầu về trồng cây. Đường về có hoa đỏ, và với tinh thần Bác luôn luôn bênh cạnh, những chi bộ, Đảng bộ 4 tất cũng sẽ nảy hở trên khắp dịa phương này. Trong câu cuối bài thơ ghi ở sổ lưu niệm nhà bảo tàng Pắc Bó, đồng chí Đại Long có viết:
Bác còn sống, sống mãiSống trong lòng mọi ngườiBảo tàng nay mở cửaĐón khách bốn phương trời
Đoàn người về Pắc Bó mỗi ngày một đông. Riêng chỉ lấy một ngày chúng tôi có mặt ở đất lịch sử này: 300 thầy cô giáo và học trò các trường cấp III vừa đến. Sau chúng tôi nữa là đoàn cán bộ huyện Trùng Khánh. Trước ngày chúng tôi đến: ngày 18-2, đã có trên 600 đồng bào các dân tộc tấp nập đi về . Các đồng chí phụ trách nhà lưu niệm Pắc Bó không đủ người thuyết minh, phải điện về tỉnh xin chi viện. Khách từ các tỉnh, thành đến. Khách các nước xã hội chủ nghĩa các nước tư bản đến. Bạn từ các nước còn đang hoạt động bí mật, nhiều đại biểu các Đảng anh em đang trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc đến thǎm Pắc Bó để tìm hiểu thêm cuộc đời của Bác, tìm hiểu thêm những bước đường cách mạng của nhân dân ta theo ngọn cờ của Bác. Các đồng chí miền Nam cũng lần lượt về quê hương của cách mạng Việt Nam. Những người "hành hương" về Pắc Bó tất cả đều một lòng kính yêu Bác là con người Việt Nam đẹp đẽ nhất, anh hùng nhất.
Về Pắc Bó để học tập cuộc sống, tinh thần tự do của một chiến sĩ vĩ đại suốt đời đấu tranh không mệt mỏi.
Đường về Pắc Bó tuy xa tít tận biên giới phía bắc, nhưng lòng ta vẫn luôn luôn hướng về đó. Vì đó là con đường Bác về Tổ quốc. Đối với chúng ta, đó là con đường Bác vạch ra cho ta đi đến tương lai.
Tự hào thay chúng ta có Pắc Bó, quê hương của cách mạng Việt Nam, nơi chôn nhau của những người bị áp bức đứng lên làm cách mạng. Nơi đó, Bác đã gieo mầm sống và thắp lên ngọn lửa soi sáng hang tối rộng thênh thang, soi sáng xã hội Việt Nam nô lệ và tối tǎm để dẫn đường cho chúng ta vượt qua muôn ngàn hy sinh gian khổ tiến đến quãng trời độc lập, tự do.
Pắc Bó? Đó là mầm sống của sự sống, là "Nơi bác về nguồn nước mới sinh
CHÂU TỰ DO
Chúng tôi ngược bờ sông Đáy về phố huyện Sơn Dương. Hai bên đường dọc theo nông trường chè Tân Trào, những bụi cây trinh nừ ngại nắng khép kín lại. Những con suối lũ dềnh lên ào ào cuốn những cành cây gãy chảy ra sông. Từ đây còn 12 kilômét nữa là đến Tân Trào - Thủ đô lâm thời của cách mạng Việt Nam thời trước khởi nghĩa, chúng tôi dừng chân nghỉ ở huyện lỵ.
Sơn Dương những ngày tiền khởi nghĩa gọi là châu Tự Do, cái tên gọi ấy có từ rằm tháng ba nǎm 1945. Ôn lại những ngày lịch sử chói lọi và đầy kinh ngạc ấy, người dân Sơn Dương còn nhắc nhở một buổi bình minh sáng tươi, đội Cứu quốc quân 3 hạ đồn Đǎng Châu lần thứ hai, giết tri phủ Đèo Vǎn Phú, bắt tri châu Hoàng Thế Tâm, giải phóng cả vùng cánh cung rộng lớn của thượng huyện. Đồng chí bí thư huyện ủy, người đã từng theo trung tướng Song Hào, kể cho chúng tôi nghe về một buổi sáng tinh mơ hai mươi lǎm nǎm trước, Sơn Dương ngày ấy nổi dậy bằng giáo mác và súng khai hậu cướp châu đường, phá kho thóc, bắt các hào lý nộp ấn, sắc và triện đồng. Từ đấy ủy ban nhân dân cách mạng châu Tự Do ra đời. Chính quyền cách mạng đầu tiên ở nước ta được thiết lập ngay tại một huyện nhỏ.
Lần từng bước đi trên con đường rải đá giữa huyện lỵ, dấu vết của những chiến công một phần tư thế kỷ trước và thành cũ Đǎng Châu, cỏ lan mặt đất vẫn còn đó, Đǎng Châu, cái thành đầy khủng khiếp của chế độ thực dân phong kiến miền núi, án ngữ trên ngã ba đường đi Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên đã kéo cờ trắng đầu hàng cách mạng sau những phút súng nổ quyết liệt của một phân đội Cứu quốc quân từ Khuổi Lịch (Tân Trào) kéo về.
Theo sách cũ Dư địa chí của Nguyễn Trãi trong ức trai di tập viết nǎm 1435 thì châu này thuộc phủ Đoan Hùng, ǎn vào Tuyên Quang Thừa Tuyên. Tự thuở xưa, Sơn Dương là một hùng trấn. Nơi ấy núi non hiểm trở, của cải dồi dào, thắng tích chẳng ít, dân khí ngang tàng, bao nhiêu lần quân Minh thèm muốn không chinh phục được. Trên 600 nǎm trước, Sơn Dương gọi là Đễ Giang châu, tức là châu sông Đáy. Sông Phó Đáy chảy qua Sơn Dương hàng chục dặm, về gặp sông Lô rồi cùng sông Hồng hội ở ngã ba Hạc.(1)
Trung tuần tháng 5 nǎm 1945, Bác từ Sơn Dương về Tân Trào. Các anh Song Hào cùng một số đồng chí đến đình Hồng Thái đón Bác. Hồng Thái có một mái đình nǎm gian dựng trên một khoảnh đất khá rộng. Một cây đa xum xuê với tám cành lớn ngả bóng mát che rợp mái đình. Hai mươi bốn cây cột lim và hai vế câu đối khắc song song trên đôi cột chính giữa đình:
Đễ Giang tả bão linh nguyên hộiNgọc tĩnh hữu triều thụy khí chung
Đôi câu đối ngợi ca cảnh kỳ vĩ nơi đây: Bên trái sông Đáy bao quanh, nguồn linh thiêng tụ về. Giếng Ngọc chầu bên phải, khí đẹp chung đúc. Sau đình Hồng Thái có bản làng và một cái giếng trong xanh như ngọc ở ngay đầu thôn, nhân dân thường gọi là giếng Ngọc. Hồng Thái là cửa ngõ của Tân Trào, xã Tân Trào mỗi bề dài ngót 8 kilômét, trên 50 kilômét vuông diện tích thì rừng già và núi đã chiếm đến quá ba phần tư. Cǎn cứ địa Tân Trào lấy sông làm hào, lấy núi làm lũy chở che vị trí chiến lược quan trọng này. Muốn về thủ đô khu giải phóng phải qua dòng sông Đáy và bốn con suối sâu. Hôm ấy vào giữa trưa hè , nắng chói, đồng chí Võ Nguyên Giáp dưa Bác về. Bác dừng lại trước đình ngắm cảnh vật. Những ngọn núi Nản Đen, Kẹm Him, Khao Nhì... vách dựng cao hàng trǎm mét, dây leo um tùm. Những dãy rừng lim, rừng phách hoa nở tím viền lấy xã Tân Trào. Xa xa, đỉnh núi Thia và dãy núi Hồng - cơ sở của các đồng chí Cứu quốc quân III từ nǎm 1943 - quay lưng về Bắc Thái làm địa giới tự nhiên giừa hai tỉnh Tuyên Thái. Bác ngắm nhìn dãy lịch - nơi có phong trào chống thuế của nhân dân thôn Khe Thuyền từ tháng 10-1943. Bác ngắm dòng sông khe nước. Những dòng khe xinh đẹp, uyển chuyển: đây khe Bòng, suối Thia, kia ngòi Sung, khe Cả chằng chịt dọc ngang vây quanh các bản đồng bào Tày, đồng bào Trại rồi chảy ra ngòi Thung nhập vào sông Đáy. Những ruộng lúa phì nhiêu, những vườn cây ǎn quả, bãi chuối xanh rậm bên những bờ sông, ven suối. Bác có vẻ hài lòng với cảnh núi non và dân cư ở vị trí xung yếu này. Bác cho nơi này là đất dụng binh được "tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ". ở đây có đường qua đèo De, đường đi Thanh La, đường về Minh Khai, và từ các nơi ấy ta có thể đi Bắc Thái, Cao Bằng, qua Vĩnh Yên, Phú Thọ, hoặc về tận Hà Giang, Yên Bái...
Hôm về Tân Lập (Tân Trào) Bác mặc áo chàm ngắn đã sờn, xẻ hông kiểu áo Nùng, vai vắt chiếc khǎn mặt bông, chân đi giày rơm đã rách có dây quai buộc. Bác đội mũ đen, tay cầm gậy nhỏ. Nǎm ấy râu Bác chưa bạc, nước da sương nắng sạm đen. Bác gầy, hai gò má nổi cao, nhưng đôi mắt vẫn sáng. Đồng bào kết bè đưa Bác sang sông (Lúc bấy giờ chưa có cầu treo trên sông Đáy). Bác về đến bản vừa lúc đồng bào nhen lửa thổi cơm chiều. Lão đồng chí Tiến Sự chỉ cho chúng tôi theo lối Bác bước lên nhà sàn. Hồi ấy, nhà cũ của đồng chí Tiến Sự có cầu thang xoay về phía Đông. Bác bước vào nhà, chào hỏi mọi người thân thiết như người cha đi lâu ngày, nay trở về thǎm con cháu.
Cu Khoát(2) thấy ông cụ hiền lành, phúc hậu, vui vẻ sà vào lòng, Bác xoa đầu âu yếm:- Cháu đã đi học chưa?- Thưa cụ chưa ạ? Đồng chí Tiến Sự trả lời thay.- Cháu đã lớn, đi học được rồi đấy!- Thưa, chưa mua được giấy, chưa xin được trường.Bác nhìn quanh xóm, tỏ vẻ ái ngại về sự thiếu cơm, đói chữ của con em đồng bào các dân tộc. Bác chỉ một đồng chí vô tuyến diện đi theo Bác.- Ngày mai theo chú này, chú cho sách và dạy cho.Thế rồi cu Khoát chạy theo các chú bộ đội xuống sàn xem các chú mắc dây trời của đài vô tuyến điện để bắt liên lạc với các nơi.
Hồi ấy dân bản gọi Bác là "đồng chí già" hoặc "đồng chí cụ cũng có khi gọi là "đồng chí thượng cấp". Bà con trong bản thấy ông cụ đã cao tuổi, không biết từ bản nào về mà chǎm chỉ lạ thường. Đêm đêm cụ ít ngủ, làm việc đến khuya. Việc gì cụ cũng làm, ai ai cụ cũng thương yêu, chǎm sóc. Lúc gà rừng vừa vỗ cánh gáy chào rạng đông, cụ đã dậy, vác ống bương đi lấy nước dưới suối. Ông cụ quét nhà, ông cụ tưới rau, hoặc có khi đắp lại mương nước ở bờ ruộng. Làm xong những việc lặt. vặt ấy, cụ mới ngồi vào chiếu, bên bàn máy chữ đặt trên khúc gỗ để làm việc. Bác thường nghe đồng chí Hoàng Quốc Việt báo cáo tình hình công tác, hoặc đồng chí Vǎn(3) đến xin ý kiến. Tiếng máy chữ tí tách đều đều và có lúc rất khẩn trương. Cũng từ đây những lời hiệu triệu, những bản chỉ thị kêu gọi đồng bào đánh Tây, đánh Nhật, cướp chính quyền giành tự do. Những bức thư ký tên Nguyễn A'i Quốc tung khắp núi rừng, về trung du, xuống tận đồng bằng, truyền đi khắp nước.
Ban ngày bận việc, tối tối, Bác dành ít thì giờ gặp gỡ dân bản. Tiếng lành đồn xa, các gia đình quanh xóm đến thǎm "đồng chí già", nghe đồng chí kể chuyện đánh Tây, Nhật nhất là những lời khuyên bảo của đồng chí về việc tǎng gia, tiết kiệm, về học tập, về tình hình thời sự... Cách giáo dục của Bác bao giờ cũng nhẹ nhàng, nhưng rất sâu sắc. Buổi đầu tiếp xúc có một câu chuyện nhỏ mà dân bản vẫn nhớ mãi đến giờ.
Hôm đó là một đêm hè, Bác cùng các mế (mẹ) các cụ, các chị quây quần trò chuyện bên bếp. Chuyện vui Bác hỏi:- Bà con ta có biết trên đời này cái gì quý nhất?Mọi người thấy ông cụ nhanh nhẹn, vui tươi và hiền từ nên rất có cảm tình. Nhiều chị tranh nhau trở lời. Người thì nói "cái nhà quý nhất", kẻ thì cho "chiếc cày quý nhất", "con trâu quý nhất", có chị nói to:- Thưa dồng chí thượng cấp, đồng bạc trắng(4) quý nhất. Tất cả đều đồng ý:- Đồng bạc trắng là quý nhất!Bác cười có vẻ đồng tình, nhưng Bác hỏi thêm:- Đồng bạc quý nhất thì cất giấu ở đâu cho kín?- Thưa "đồng chí già" giắt ở mái nhà ạ!Một vài ý kiến khác:- Chôn dưới đất ạ?- Cài trên đầu cũng kín ạ?Nhiều câu trả lời làm cuộc trò chuyện thêm sôi nổi. Bác thong thả phe phẩy chiếc quạt, và giải thích:- Đồng bạc là quý thật, muốn giữ kín, chôn giấu chỗ nào cũng được, mất có thể tìm, và làm ra được. Nhưng cán bộ, bộ đội Cứu quốc quân về đây hoạt động, họ còn quý hơn tiền bạc. Có họ thì có tất cả. Họ là người cùng ta đánh Tây, đánh Nhật, là tôi tớ của dân. Nước độc lập tự do thì nhà cửa, trâu bò, cày bừa, tiền bạc đều có. Vậy ta phải giữ kín họ.Một bà mẹ thắc mắc: - Làm thế nào giữ kín được, thưa cụ?Bác im lặng một lúc, xem mọi người còn ai hỏi thêm điều gì không, cuối cùng Bác bảo:- Muốn giữ kín họ phải thực hiện "ba không". Có người lạ mặt thì nói "không nghe", "không thấy" hoặc "không biết". Có như vậy mới bảo vệ được cán bộ, bảo vệ được khu cǎn cứ, Tất cả mọi người đều cười vui rung cả sàn nhà, và cứ thế một vài đêm sau cả bản họp lại để nghe "đồng chí già" trò chuyện một vấn đề khác....Các cụ Hương, cụ Vượng ở Khuổi Lịch - nơi đội Cứu quốc quân 3 ra đời tháng 12-1944 - cũng đến nghe Bác nói chuyện. Các cụ rất ái mộ Bác: "Dân mình phúc bằng trời mới có được ông cụ nhiều tuổi, tốt bụng và anh minh như vậy, ông cụ dắt dẫn ta đánh Tây, đánh Nhật nhất định là phải thắng. Việt Nam mình nhất định độc lập!"
Và cũng từ đấy, cán bộ, cơ quan Trung ương, rồi Đại hội, nhà in, máy móc di chuyển đi về nườm nượp suốt đêm nhưng bí mật vẫn được giữ kín tuyệt đối. Lòng dân ở đây đối với Bác, với cách mạng, với A.T.K (an toàn khu) thật vô bến bờ. Đó là tường lũy vững chãi nhất cho thủ đô lâm thời.
Vào một ngày cuối tháng 5 nǎm 1945, giặc Nhật cho 500 quân cùng lừa ngựa chở súng đạn bất ngờ tiến đánh Tân Trào, hòng tiêu diệt đầu não và lực lượng cách mạng non trẻ của ta. Tân Trào lúc bấy giờ như một chiếc gai lưỡi hùm trước mắt chúng. Mặc dầu hôm đó ta chưa kịp bố trí, nhưng nhân dân đã hết lòng chở che, báo cho đồng chí Môn, đồng chí Thâm và đồng chí Long Giang đưa quân ra chặn đánh ở các ngả và ở đèo Chắn. Nhân dân hết lòng ủng hộ bộ đội chiến đấu. Giặc Nhật đành phải bỏ lại dưới chân đèo nhiều xác chết, rồi hoảng sợ rút lui. Và từ đó, chúng không dám bén mảng đến đất Thánh của cách mạng nữa.
ở bản được vài tuần lễ, một hôm Bác gọi đồng chí Tiến Sự đến Bác rỉ tai nói nhỏ:- Chủ nhiệm ngày mai có bận gì không? Chủ nhiệm nhớ mượn cho vài cái rìu, vài con dao nhé!Thế rồi sáng hôm sau, lúc đồng chí Tiến Sự còn ngái ngủ, Bác đã giục:- Chủ nhiệm ơi, dậy đi thôi! Ta vào rừng làm lán.Sau vài ngày, Bác cùng đồng chí Tiến Sự, đồng chí Cát tìm địa thế, chặt cây, cắt tranh làm nhà ở. Rồi một sớm, Bác dời về nhà mới...
Vì sự cảnh giác của Bác "lai vô ảnh, khứ vô hình" nên khi về Hà Nội, Bác cho đốt cả lán cỏ bên suối. Giờ đây trong khu rừng Nà Lừa chỉ còn lại tảng đá, nơi xưa kia Bác dùng làm bàn ǎn. Và ở đây, ngày nay một hồ nước chứa hàng chục vạn khối, cùng một công trìilh thủy điện mọc lên. Nhân dân Tân Trào đời đời ghi nhớ công lao của Bác. Đồng chí Kim Sơn ở bảo tàng Tuyên Quang có nhờ đồng chí Tiến Sự nhớ kỹ lại cǎn nhà Bác ở lúc đó để phục chế lại. Hiện nay nhà chưa làm xong, nhưng ở bảo tàng Hồng Thái đã có mô hình cǎn nhà lá, nửa sàn, có bảy nấc thang tre với hai gian đơn sơ, trống trải... đây là "Phủ Chủ tịch lâm thời" -"dinh" của vị Chủ tịch nước. Và chừng ấy cũng đủ nói lên cuộc sống thanh đạm giản dị của Bác, trong những ngày Bác ở Tân Trào.
Chúng tôi men theo ngòi Khuôn Pén, qua Khao Nhì, về ghé thǎm đình Tân Trào.Đình Tân Trào là một ngôi đình nhỏ không lợp ngói mà lợp bằng cọ. Nhưng chính nơi đây đã xảy ra một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta. 14 giờ 30 phút ngày 16-8-1945 Đại hội đại biểu Quốc dân nhóm họp ở đây. Trên 60 đại biểu khắp các tỉnh ở ba miền Trung, Nam, Bắc, Việt kiều ở Xiêm, Lào kéo về chật cả ngôi đình bé nhỏ, mở hội non sông. Đồng chí Trường Chinh báo cáo trước Quốc dân Đại hội về vấn đề chuẩn bị Tổng khởi nghĩa và thành lập ủy ban giải phóng dân tộc. Đại hội cử Bác làm Chủ tịch ủy ban. Đó là Chính phủ lâm thời và là Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên của ta. Tại nơi đây, cụ Hồ Chí Minh lần đầu ra mắt đại biểu quốc dân. Các chiến sĩ Giải phóng quân bắn ba loạt súng chào mừng, và ngay chiều hôm đó, dưới gốc đa Tân Trào, nắng xiên qua vòm lá, đồng chí Võ Nguyên Giáp đứng trên mô đất cao đọc bản Quân lệnh số 1 của ủy ban khởi nghĩa. Tân Trào từ đấy thật sự trở thành Thủ đô lâm thời và là đại bản doanh của quân cách mạng. Trước cơ hội ngàn nǎm có một, Việt Nam giải phóng quân tiến về chiếm Thái Nguyên. Các đơn vị giải phóng quân từ các chiến khu kéo về các tỉnh cùng nhân dân nhất tề nổi lên giành lấy chính quyền, mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa truyền đi từ Tân Trào ngày 18-5-1945, thì Hà Nội khởi nghĩa ngày 19-8, Huế ngày 23-8 và Sài Gòn ngày 25-8. Chỉ trong vòng một tuần lễ, nhân dân ta đã đứng lên giải phóng toàn bộ đất nước. Sức lay trời chuyển đất của Đại hội Tân Trào là thế. "Dù đốt cháy dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập" lời Bác như chim bằng giang rộng cánh, đó là lời của tổ tiên 4000 nǎm giục ta lên đường xông trận.
Chiều hôm đến Tân Trào, đứng trên chiếc xe bánh xích ủi đất mở đường, chúng tôi ngắm mãi ngôi đình làng cũ, mái lá vừa được lợp lại, nắng thu nhuộm vàng vẳng nghe như từ trong nhang án giữa đình vọng lên lời hiệu triệu của Bác bao nǎm trước.
Cây đa Tân Trào giờ đây vẫn xanh tốt. Chỗ mảnh đất dưới gốc đa Tân Trào, nơi Bác thường nói chuyện với cán bộ học sinh trường quân chính giờ đây nhân dân địa phương dựng lên một nhà trẻ rộng thoáng, còn thơm mùi gỗ mới.
Ngày trước nơi đây Bác luyện quân, chỉnh cán, thì giờ đây thực hiện Di chúc Bác, Đảng bộ Tân Trào đang vun trồng cho thế hệ mai sau. Tân Trào đã có trường cấp hai, có bệnh xá, nhà hộ sinh, có loa truyền thanh... "Có độc lập tự do, thì có tất cả những điều Bác giải thích cho đồng bào Tân Trào ngày xưa, nay thành sự thực.
Để ghi nhớ công ơn sâu nặng của người Cha, nhân dân Tân Trào đang xây nhà lưu niệm về Bác. Bê tông nền nhà vừa đổ xong, những giàn giáo dựng dưới những cành đa để xây tường, dựng cột. Đồng chí Trung Nguyên, chủ nhiệm hợp tác xã Tân Trào cho chúng tôi hay còn bốn vạn hai nghìn viên gạch nữa là xây xong khu nhà lưu niệm về Bác. Nhà lưu niệm rộng 27ó mét vuông, ở đây sẽ trưng bày trên 400 hiện vật về Bác, về Nhà nước dân chủ đầu tiên, về đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, v.v... Trong đó có khẩu súng kíp, trước khi về Hà Nội, Bác trao cho đồng chí Tiến Sự và cǎn dặn đồng chí Sự dùng súng đó để bắn quân thù, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Câu chuyện về Bác.doc